05. Chỉ Có Dương Mới Được Xưng Như Thế
Ông Quyết, từ sau hôm đó, chẳng nói chẳng rằng. Mặt mày lúc nào cũng đanh lại như tảng đá dưới đình làng, không ai đoán nổi ông đang nghĩ gì, cũng không ai dám hỏi. Bữa cơm, ông ngồi đầu bàn nhưng chỉ ăn qua loa, đôi đũa gõ nhè nhẹ vào chén như để giết thời gian, chứ không phải để ăn. Thiềm – con hầu vốn lắm lời – nay cũng câm bặt, chỉ dám lấm lét đi qua đi lại, không dám mở miệng trước mặt ông.
Một buổi sáng sớm, khi sương còn mờ giăng kín vườn cau, ông gọi thằng hầu thân tín, thấp giọng
" Chuẩn bị ngựa, tao đi một chuyến."
"Dạ... đi đâu ạ?
"Khảo sát đất vùng giáp ranh. Bên quan tỉnh nhắn bảo sắp mở đường, tao phải xem xét trước."
Nói vậy, nhưng ai ở phủ cũng thừa hiểu: ông đi không phải vì nghĩa vụ, mà vì cái nhục. Người làm quan mấy chục năm, đè đầu cưỡi cổ dân làng bao lâu, chưa từng bị ai vả vào mặt như hôm nọ mà lại là ngay giữa sân, trước mắt bao người. Bà Liễu, người vợ bao năm ông chưa từng coi trọng, lại vì hai đứa con nhà nghèo mà dám cãi lệnh, dám nhận tội thay. Mà dân làng thì nào có ngu, nghe một lần là nhớ cả đời. Bao ánh mắt xì xầm, bao tiếng chào gượng gạo, tất cả khiến ông như phát điên.
Ông đi, không ai tiễn, cũng chẳng ai buồn giữ lại. Bà Liễu đứng từ cửa trong nhìn ra, không nói gì, tay khẽ nắm chiếc khăn gấm đã cũ trong tay áo. Ninh ngồi trong thư phòng, mặt không biểu cảm. Dương bưng chén thuốc cho em, nghe tiếng vó ngựa rời phủ mà lòng nhẹ đi một chút.
Cả phủ sau đó như được dỡ bớt gánh nặng. Bóng ông Quyết vừa khuất, khí trời trong hơn, gió cũng nhẹ hơn.
***
Sau một tuần
Ánh nắng đầu đông dịu nhẹ len qua khung cửa, chiếu lên gương mặt nhợt nhạt của cái Lài. Sau mấy ngày thuốc thang, thân thể nó tuy còn yếu nhưng đã có thể ngồi dậy, húp được bát cháo loãng mà bà Liễu sai người mang vào mỗi sáng. Dương ngồi bên, giọng khẽ khàng
"Em thấy đỡ nhiều chưa?"
Cái Lài gật đầu, ánh mắt trong veo nhìn anh trai, rồi len lén liếc ra ngoài sân phủ - nơi những chiếc lá bàng khô nằm im lìm trên nền gạch. Cả hai đứa mấy hôm nay đều tá túc ở phủ quan, nhưng chẳng đêm nào Dương chợp mắt được yên. Sự đùm bọc chu đáo của bà Liễu khiến lòng cậu vừa biết ơn vừa áy náy đến nghẹn thở.
Chiều hôm ấy, Dương cúi rạp đầu đứng trước mặt bà Liễu
"Con xin phép được đưa em về nhà. Cũng làm phiền bà mấy hôm rồi, bọn con... đâu dám phiền bà mãi thế này."
Bà Liễu thoáng đứng hình, khóe mắt bà rưng rưng. Bà muốn giữ hai đứa trẻ lại bên mình, muốn chúng được chăm nom tử tế, nhưng bà cũng thấu cái bóng của ông Quyết trong phủ này vẫn còn đè nặng lắm.
Bà khẽ thở dài, rồi nắm lấy tay Dương
"Bà biết mày là đứa biết điều mà còn chăm chỉ, hiền lành. Giá như ở đây... không có ông ấy, bà đã giữ hai đứa mày lại đây làm hầu cho bà rồi Ninh nhà bà dạy cho chúng mày ít chữ. Nhưng thôi, bà chẳng muốn chúng mày phải chịu thêm tiếng đời dèm pha."
Dương cúi gằm mặt xuống, mắt đỏ hoe
"Ơn này... con đến kiếp sau cũng chẳng dám quên."
"Cứ sống cho ngay thẳng, sống cho cứng cỏi... là bà mừng rồi."
***
Mùa thu thuế đến. Mặt trời chưa ló hẳn, đã có lính lệ đến đập cửa nhà mẹ con Dương. Gậy gộc đập ầm ầm.
"Thuế năm nay ba quan! Không có tiền thì đánh chết!"
"Ba quan? - Dương lắp bắp - Năm ngoái chỉ có một quan rưỡi mà..."
"Đất gần giếng công, loại đặc biệt! Không hiểu luật à?"
"Không ai nghe tiếng mẹ Dương khóc, không ai đoái hoài đến tiếng Dương gào lên"
Mẹ con tôi không trộm cắp, không gian dối! Tại sao lại ép người đến thế?
"Không nói nhiều! Tao cho mẹ con chúng mày một tuần, không có tiền trả thì liệu hồn!"
Khi bóng lũ người độc ác khuất sau lũy tre, Dương nằm vật ra sân như xác không hồn. Hai bàn tay trầy trụa siết chặt lấy lớp đất bụi khô khốc. Nước mắt không còn chảy được thành dòng mà nghẹn lại ở cổ họng, chỉ bật ra thành từng tiếng nấc thảm thiết, quặn đau.
"Tại sao... tại sao lại là nhà con chứ? Gia đình con có làm gì sai đâu? Gia đình con có làm gì nên tội mà cứ hết lần này tới lần khác bị đạp xuống bùn?"
Lời thì thầm như oán trách, như nức nở, vang vọng trong cái sân rộng thênh thang mà trống trải. Tiếng gió rít qua khe mái càng làm cho tiếng lòng ấy thêm buốt giá. Trước mắt Dương là căn phòng nhỏ nơi em gái cậu đang nằm mê man vì đòn roi, sau lưng cậu là cả một cuộc đời đã bị vùi dập không thương tiếc.
Dương không hiểu. Không hiểu vì sao người nghèo lại không có quyền được sống yên ổn. Mẹ cậu nào có đòi hỏi gì cao sang? Chỉ mong hai đứa con được no bụng, được sống qua ngày, vậy mà vẫn là tội ư? Chỉ vì một chiếc khăn một món quà tấm lòng từ người có ơn, mà em cậu suýt chết, mẹ cậu suýt bị kéo khỏi nhà, còn chính cậu thì bị trói nhìn người thân chịu nhục.
Và tất cả... cũng chỉ vì chữ tiền. Tiền khiến người ta trở nên độc ác. Tiền khiến người tử tế phải cúi đầu. Tiền trói chặt tay chân, bẻ gãy niềm tin và vắt cạn cả nhân phẩm.
Dương rít lên trong họng, ánh mắt hằn tia máu
"Chỉ vì không có tiền mà con phải đứng nhìn em bị đánh tới mức máu me đầy lưng... vì không có tiền mà mẹ con phải quỳ gối, nhịn đói, bán từng mớ rau để đổi lấy vài ngày sống... vì không có tiền mà con, một đứa con trai, lại không bảo vệ nổi gia đình của mình!"
Gió bấc thổi ào qua, cuốn theo từng chiếc lá mục, mang theo cả nỗi tủi hờn không lời. Dương cứ nằm đó, vai run lên từng chặp, cả người đã ướt nhẹp vì trận mưa . Cái lạnh của đất chẳng thấm gì so với cái giá băng trong lòng cậu.
Những hạt mưa đầu mùa trút xuống nặng hạt, ào ạt như thể bầu trời cũng chẳng nén nổi nỗi đau, mà bật khóc cùng người dưới trần. Gió tạt mạnh vào mái hiên phủ, gào lên từng cơn lồng lộn. Nền đất ướt nhẹp. Dương vẫn ngồi thẫn thờ giữa sân, đầu cúi gập, thân người run bần bật vì ướt, vì lạnh, hay vì tủi hờn cũng chẳng rõ nữa.
Tiếng guốc lẹp xẹp trong nước vang lên thất thểu, là mẹ. Bà Lụa không biết đã ra sân từ khi nào. Trông thấy con trai gục đầu dưới mưa, bà như đứt từng khúc ruột. Bà lao đến, hai tay gầy gò ôm choàng lấy tấm lưng đang run rẩy ấy.
"Dương ơi... con trai ơi... con của mẹ sao khổ quá...."
Cậu không nói được lời nào nữa, chỉ ôm lấy mẹ mà bật khóc như một đứa trẻ. Mỗi tiếng nấc như nhát dao cứa vào lòng bà Lụa. Cậu chẳng còn cố tỏ ra mạnh mẽ gì nữa. Bao nhiêu kiên cường, bao nhiêu dồn nén, giờ đều vỡ tan. Mưa quất vào người, nhưng không đau bằng nỗi xót xa trong tim.
Từ hiên nhà, cái Lài gương mặt xanh xao, tóc vẫn còn rối sau cơn mê dài lảo đảo bước ra. Em lặng lẽ quỳ sụp xuống bên cạnh anh và mẹ. Đôi tay bé nhỏ run lên, đặt lên lưng anh, rồi ôm chặt lấy mẹ. Đôi môi khẽ mím lại, rồi bật lên tiếng khóc nức nở, hệt như những gì em đã từng kìm nén.
Cả ba mẹ con, ba tấm thân khắc khổ, gầy gò, ôm chặt lấy nhau dưới trời mưa. Tiếng khóc của họ hòa vào tiếng mưa rơi, vào tiếng gió thổi, thành một khúc bi ca của phận người. Là nỗi đau nghẹn lại, là những uất hận không thể thốt nên lời, là những oan khiên dồn nén suốt bao nhiêu năm tháng.
Không ai nói gì. Không ai cần nói gì. Bởi lặng im lúc này, chính là thứ gào thét dữ dội nhất.
Cậu nhìn bàn tay mẹ, những ngón tay gầy guộc đầy vết chai sần vẫn run run vuốt mặt con.
"Mẹ xin lỗi con... mẹ đã không thể..."
Dương siết chặt nắm đất trong tay. Cát bụi lẫn vào những vết xước đang rỉ máu. Cậu thấy lòng mình như bị xé toạc
"Sao cuộc đời này lại nghiệt ngã thế? Chỉ cần một góc nhỏ để sống, một bữa cơm không phải vay mượn... Nhưng ngay cả giọt nước giếng công cũng phải trả bằng máu."
Gió thu lồng lộng thổi qua bờ rào nát. Dương ngửa mặt lên trời, nước mắt chảy dọc theo vết xước trên má.
"Tiền ư? Thứ ma quỷ gì mà bóp nghẹt cả mạng người? Nghiền nát những tương lai tươi sáng, những ước mơ to lớn của những đứa trẻ thơ"
Ngoài đường, tiếng xe quan đi qua rầm rập. Tiếng cười đùa vô tư của lũ trẻ nhà giàu vang lên từ phía xa. Dương chợt hiểu ra sự thật phũ phàng:
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Những giọt nước đục ngầu cuốn trôi cả giọt máu, cả nước mắt, và cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất của hai mẹ con.
***
Tuần sau, họ trở lại. Nhưng lần này, không nói lời nào, chỉ trói tay Dương và Lài, lôi đi như lũ trâu bò. Mẹ Dương quỵ ngã trước sân, tay níu chân lính lệ
" Làm ơn... thả con tôi... tôi xin các ông, xin các ông!"
Tiếng khóc của bà rền cả xóm. Nhưng những người đứng nhìn chỉ biết cúi mặt. Không ai dám lên tiếng.
Dương - cậu bình thản đến mức lạ lùng, cậu như quá bất lực với hoàn cảnh khổ đau của gia đình mình. Cậu không vùng vẫy cũng không phản kháng, cậu chỉ như một người mất hồn, ai muốn làm gì thì làm, cậu thật sự quá bất lực với chính số phận nghiệt ngã của mình. Đến cả những giọt nước mắt cậu cũng không chảy ra nổi, cứ lặng im.
Thằng Khánh nhà bà Lan nhìn thấy cái Lài bị kéo đi, nó chạy ào đến chỗ cái Lài nhưng bà Lan đã nhanh tay tóm nó rồi kéo ngược lại vào nhà
"Khánh! Con muốn chết à!!!"
"Hức...hức... Nhưng... hức... mà Lài bị người ta bắt đi kìa mẹ... hức.. hức"
"Hức...Bây giờ ai đi chơi với con nữa....hức"
Bà nhìn đứa con mình mà không biết phải nói với nó thế nào để nó hiểu, nó mới chỉ có bảy tuổi đầu, sao nó hiểu hết được cái xã hội tàn nhẫn này cơ chứ
Khánh giãy giụa trong vòng tay mẹ, nước mắt chảy ròng ròng trên gương mặt non nớt. Nó hét lên, giọng the thé đầy uất nghẹn
"Mẹ buông con ra! Con hứa với Lài là sẽ bảo vệ bạn ấy mà! Mẹ xem kìa, Lài sợ lắm rồi!"
Lài quay đầu lại nhìn Khánh, mắt đỏ hoe nhưng không khóc. Cô bé chỉ lắc đầu nhè nhẹ, như thể muốn nói
Bà Lan siết chặt con vào lòng, giọng run run
"Con ngu ngốc... Người ta bắt cả nhà họ, mình can vào là chết chung đó..." Bà liếc nhìn đám lính đang lôi Dương và Lài đi xa dần, bụi đường cuốn theo gót chân họ như một lời tiễn biệt không lời.
Dương vẫn im lặng. Cậu đi như một cái xác không hồn, mắt nhìn xa xăm về phía cuối con đường làng, nơi bóng tối đang nuốt chửng mọi thứ. Có lẽ, trong đầu cậu lúc này chỉ còn một suy nghĩ
"Tại sao?"
Bầu không khí trong làng đặc quánh nỗi sợ. Tiếng khóc của mẹ Dương vẫn còn vang vọng đâu đó, nhưng chẳng ai dám đáp lại. Những bước chân của lính lệ dồn dập, kéo theo Dương và Lài như hai cái xác không hồn.
Đám lính lệ kéo hai đứa trẻ ra khỏi làng, tiến về phía con đường mòn dẫn lên huyện. Bóng chiều đổ dài, in hình những thân phận nhỏ bé bị nghiền nát dưới bánh xe của số phận.
***
Cơn mưa mỏng cuối đông vừa dứt, để lại cái lạnh cắt thịt như kim xuyên qua lớp áo vải mỏng. Dưới sân phủ, cái Lài dựa đầu vào vai Dương, mắt nhắm nghiền. Dương không khóc nữa, cậu đã khô nước mắt từ lâu rồi, nói cách khác là cậu đã chết từ bên trong rồi.
Khi cánh cổng phủ khép lại sau lưng họ, một cảm giác như bị chôn sống len vào lòng. Cậu biết, kể từ khoảnh khắc bước vào đây, đời mình sẽ không còn tự do.
Ông Quyết ngồi trên trường kỷ trong gian giữa, chân gác hờ lên chiếc gác gỗ sơn son. Tay ông phe phẩy quạt, dù trời đang lạnh. Ông cười nhẹ, giọng chậm rãi như rắn bò
"Ở mà không biết đóng thuế?" - Ông lặp lại, giọng vừa như cười, vừa như khinh khỉnh.
"Sống trong đất của quan, hít khí trời của quan, uống nước suối của quan... mà lại tưởng đời là của mình?"
Dương ngẩng lên, đôi mắt đen sâu hoắm như bị móc cạn. Cậu không nói được gì, vì lời nào lúc này cũng vô nghĩa. Ông Quyết không cần nghe cậu nói
Ông vừa đi quanh Dương, vừa nói tiếp, như một con hổ vờn con mồi trước giờ tóm cổ
"Không tiền trả thuế thì phải trả bằng sức. Người không ra gì như tụi mày, cùng lắm cũng chỉ đáng làm chân sai vặt cho phủ thôi."
Dương siết lấy cái Lài đang run lên từng đợt. Ông Quyết dừng lại, cúi xuống sát mặt cậu, khạc nhổ một tiếng rồi bảo:
"Từ giờ, hai đứa bây là người làm của phủ. Trừ dần cái nợ đất nợ ăn, nợ thở. Làm tới lúc nào trả xong thì thôi."
"Chúng mày cứ liệu cái thần hồn của chúng mày. Đừng có nghĩ đến chuyện phản kháng khi bước chân vào cái phủ này. Không làm được việc thì hầu người. Mà hầu không được nữa...
Ông Quyết cười khẩy, giọng rít như gió lùa qua mái tranh
"thì coi như là... món nợ không trả được."
"Và chúng mày nên nhớ, từ lúc bước chân vào đây, cái mạng tụi mày đã không còn là của tụi mày nữa."
Trời lại rơi lất phất mưa. Không phải cơn mưa xối xả, mà là kiểu mưa lạnh đến thấu xương, dai dẳng như định gột trôi chút tàn dư của tự do còn vương lại.
Dương nằm sấp xuống nền sân lạnh, bàn tay cào đất. Cậu không khóc. Cậu câm lặng như một con thú bị dồn đến chân tường. Nhưng trong ánh mắt đó, có lửa.
Một ngọn lửa âm ỉ. Sâu. Và không bao giờ tắt.
Bà Liễu bước ra từ trong gian giữa, áo nhung đen sẫm, tóc vấn gọn, khuôn mặt điềm tĩnh nhưng ánh mắt thì không giấu nổi sự căng thẳng. Bà bước tới, ánh nhìn lướt qua hai đứa trẻ rồi quay sang ông Quyết, người đang ngả người tựa trên ghế trường kỷ, vẻ mãn nguyện như vừa đè bẹp được một con mồi dưới gót giày.
"Ông vừa lòng rồi chứ?" - Bà hỏi, giọng không cao, không thấp, nhưng sắc như dao cứa.
Ông Quyết khẽ nghiêng đầu, như thể câu hỏi đó chẳng xứng để ông đáp lại. Thay vào đó, ông nhấc chén trà, hớp một ngụm rồi chậm rãi đặt xuống, ngón tay gõ nhè nhẹ lên thành bàn.
"Cái loại đàn bà như mày thì có quyền gì để hỏi tao câu đấy?"
Một khoảng lặng nặng nề trôi qua. Rồi bà Liễu hít sâu, mắt không rời ông
"Tôi muốn nhận chúng nó làm hầu riêng cho tôi."
Câu nói ấy khiến gian nhà như trùng xuống. Ông Quyết đặt chén trà xuống bàn "cạch" một tiếng. Cặp mắt ông chậm rãi nhíu lại.
"Mày muốn nhận chúng nó làm hầu riêng? Được thôi. Nhưng từ nay, chúng nó là người của phủ. Vào đây là chịu quy củ của phủ. Trái một ly, là roi, là gông. Mày không can thiệp."
Ánh mắt bà Liễu đanh lại. Bà hiểu ông đang bày trò. Nhưng với tình hình lúc này, nếu bà phản kháng nữa, cả hai đứa kia sẽ không giữ được mạng.
" Nhưng phòng ở, việc làm, người dạy dỗ, để tôi lo."
"Tùy bà. Miễn sao cuối cùng, cái phủ này vẫn là phủ của ta."
Ông quay mặt đi, như thể mọi thứ đã sắp đặt đâu vào đó. Còn bà Liễu, bà siết chặt bàn tay trong tay áo, rồi ra hiệu cho đám hầu mang hai đứa trẻ vào trong.
**
Khi chỉ còn lại bà Liễu và hai đứa nhỏ trong gian phụ phía Tây, không khí mới dịu lại. Bà đưa khăn cho Dương lau mặt cho em, rồi sai người hâm nóng ít cháo loãng. Trong ánh nến chập chờn, giọng bà chậm rãi
"Từ nay, hai đứa là người của phủ. Nhưng chỗ bà, không ai được quyền động đến. Bà sẽ tìm cách cho hai đứa học chữ, học nghề. Nhưng nhớ... phải kiên nhẫn. Trong phủ, lòng người hiểm sâu, chưa chắc ai là bạn ai là thù."
Dương cúi đầu
"Con hiểu rồi, thưa bà. Con không trách gì hết. Con chỉ mong em con được bình yên."
Lúc ấy, Lài đã thiu thiu ngủ, đầu gối lên đùi Dương, tay vẫn nắm chặt vạt áo anh.
Bà Liễu ngồi bên cạnh, lòng bà nặng như đeo đá. Bà biết, giữ hai đứa lại chẳng khác gì thả cá vào vạc dầu. Nhưng nếu để chúng trở lại cái nhà tranh dột nát kia, với sự thù hằn của ông Quyết sau lưng... thì chẳng khác nào giết chúng bằng cách khác.
***
Ở một góc khác trong phủ, con Thiềm vừa thay bộ áo lụa mới, môi đỏ như son. Nó ngồi soi gương, khẽ cười một tiếng
"Vào phủ rồi thì cũng vẫn là chó giữ cửa thôi. Mày cứ chờ đấy, Dương ơi. Cái phủ này không dễ thở đâu..."
***
Tối ấy, trời không mưa. Nhưng lạnh. Lạnh đến mức Dương cứ ngồi thức suốt bên em gái, như sợ chỉ cần chợp mắt một cái là tỉnh dậy thấy em mình biến mất.
Mà có khi... giấc mơ bình yên thực sự chỉ là giấc mơ thôi.
***
Sáng hôm sau, khi mặt trời còn chưa kịp vén màn sương, Dương đã bị gọi dậy. Trong phủ, giờ giấc là sợi dây trói buộc không khoan nhượng. Con Thiềm là người phát lệnh, giọng the thé chọc vào màng tai
"Thằng kia, dậy! Mày tưởng vào phủ là nằm ấm nệm êm chắc? Đi gánh nước! Đủ ba chum trong sân bà Liễu, không thì liệu hồn!"
Dương không nói gì. Cậu lặng lẽ khoác áo, rửa mặt bằng chậu nước lạnh như băng rồi đi ra giếng. Gió sáng xuyên qua vải áo, khiến người cậu run lên từng cơn. Nhưng Dương không run vì lạnh, mà vì ánh mắt của những kẻ trong phủ — kẻ khinh thường, kẻ dò xét, kẻ căm ghét.
Cái Lài được bà Liễu cho nghỉ ngơi thêm vài ngày để dưỡng thương. Bà sai người mang cháo, thuốc đến tận giường, và chính bà còn ngồi bên giường con bé, nhẹ tay sắp lại chăn, thỉnh thoảng chạm tay vào trán nó xem có sốt không. Đối với bà, cái Lài như hóa thân của đứa con gái chưa kịp chào đời, là nỗi xót xa vẫn chưa bao giờ lành miệng.
**
Buổi trưa, khi Dương vừa dọn xong sân, bà Liễu đi ngang qua thấy áo cậu ướt sũng mồ hôi, khuôn mặt thì xanh xao. Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng sai người đưa một bát chè đậu xanh đến chỗ cậu.
Dương thoáng ngạc nhiên. Người hầu trong phủ không được ăn vặt, nhất là thứ như chè. Nhưng khi thấy bà Liễu liếc nhẹ về phía mình rồi quay đi, cậu hiểu.
Tối hôm ấy, Dương đang giặt đồ ở góc sân sau thì Ninh đi ngang. Ánh đèn lồng trong tay hắn hắt lên nửa khuôn mặt: điềm tĩnh, nhưng ánh mắt không giấu nổi sự quan tâm. Ninh khựng lại giây lát rồi khẽ nói:
"Gió lạnh lắm. Giặt xong thì về phòng đi. Đừng để ốm."
Dương cúi đầu, không dám nhìn. Chỉ khẽ đáp
"Dạ. Em biết rồi"
"Đừng xưng em, xưng tên"
Ninh đi rồi. Nhưng lòng Dương lại bỗng dưng ấm lên một đoạn rất lạ. Không phải vì được quan tâm, mà là vì... ánh mắt ấy. Một ánh mắt không giống ánh mắt khinh rẻ, coi thường mà Dương từng nhận ở phủ. Trong ánh mắt ấy, có gì đó dịu dàng, chân thành và... ngang hàng.
**
Vài ngày sau, bà Liễu sắp xếp cho cái Lài học chữ do Ninh dạy. Còn Dương, tuy là người hầu, nhưng được giao phụ trách vườn thuốc của bà. Mỗi sáng, Ninh đều ra vườn cùng bà Liễu, có hôm cũng chỉ có mình hắn. Bây giờ thì Dương đi cùng Ninh để học và biết về các loại dược liệu trong vườn thuốc. Đến tối thì Ninh kèm học.
Ánh nắng xế chiều rọi xiên qua hàng dâm bụt rậm rạp, rải những vệt vàng rực rỡ lên vườn thuốc nhỏ phía sau phủ. Ninh đứng giữa luống cỏ đinh lăng, áo gọn gàng, tay áo xắn cao, gió nhẹ làm mái tóc hắn khẽ động. Dương đang quỳ dưới đất, tay lấm đất, loay hoay phân biệt giữa lá ích mẫu và ngải cứu, mồ hôi bết dính trên cổ.
"Ngải cứu không có răng cưa sâu như thế, lá nó mềm hơn." - Ninh khẽ cúi xuống, giọng dịu dàng, gần như thì thầm.
Dương ngẩng lên, vẻ mặt có chút lúng túng.
"Con nhớ rồi. Hôm trước cậu chủ có nói... mà conquên mất tiêu."
"Không sao. Nhớ được là tốt rồi. Mà bảo xưng tên cơ mà, sao cứ em với chẳng cậu thế"
Dương nhìn Ninh, nụ cười khẽ, thành thật và có chút ngại ngùng.
"Thôi cậu chủ, con phận hầu hạ, sao xưng tên với chủ được ạ"
"Thế ở đâu ra mà người hầu dám cãi cả chủ. Trong phủ người ta cần tôn ti, nhưng Ninh với Dương... thì không cần. Miễn đừng gọi Ninh là cậu chủ. Nghe xa cách lắm, Ninh không thích"
"Nhưng con bé hơn cậu chủ những ba tuổi mà"
"Ừ nhỉ.. Nhưng Ninh không thích xưng cậu chủ đâu. À thế thì Ninh sẽ xưng tên với Dương, còn Dương đừng gọi Ninh là cậu chủ nữa, gọi hẳn là Cậu Ninh đi, còn Dương xưng là em cũng được"
Dương không trả lời, cậu im lặng
Hai cái tên ấy được thốt ra mộc mạc như thể thân thiết từ lâu. Không cần "con", không cần "anh", không cần "cậu chủ" không cần phân vai. Chỉ có "Cậu Ninh" và "em". Ngắn gọn, nhưng là một sự công nhận. Trong mắt Ninh, Dương không phải người hầu, là một người em.
Dương lóng ngóng, vì chưa từng học, nhưng rất chịu khó quan sát và học nhanh. Ninh ngồi xổm xuống, đưa tay cầm lấy một cây thảo dược rồi nhẹ giọng
"Cái này không phải cỏ dại. Cái này trị đau bụng, giữ ấm rất tốt."
"Ủa... thật hả cậu chủ? À... ơ... Cậu Ninh?"
**
Ở góc hiên sau, con Thiềm đang đứng rình. Mắt nó mở to, đôi môi bặm chặt như thể đang nuốt thứ gì rất đắng. Nó nghiến răng ken két. Trong đầu nó là một đống hỗn độn giận, ghen, và thù.
Chiều hôm đó, lúc Ninh vừa bước khỏi vườn để vào nhà, Thiềm giả vờ xách giỏ thuốc đi ngang. Gặp hắn, nó cúi đầu, nhưng không quên cất giọng ngọt như mía lùi:
"Cậu Ninh, ông bà có dặn em mang ít lá trà khô lên nhà trên..."
Ninh dừng lại, mắt thoáng ngạc nhiên vì cách xưng hô.
"Cô vừa gọi tôi là gì?"
Thiềm cười cười, mắt long lanh giả tạo
"Cậu Ninh...em thấy Dương gọi như vậy được, thì em gọi vậy có gì sai?"
Ninh im lặng một khắc. Rồi đột ngột nói, giọng rắn lại
"Chỉ có Dương được phép xưng hô như thế. Côchỉ là hầu, nhớ cho rõ thân phận của mình."
Lời nói lạnh như gió buốt. Không đao to búa lớn, nhưng khiến Thiềm như bị tát thẳng vào mặt. Mặt nó cứng lại, tay run run, nhưng vẫn cố nặn ra nụ cười méo mó
"Em... em không có ý gì đâu...Với cả Dương cũng là hầu mà..."
"Ai cho được phép gọi tên tôi, ai cho phép cô xưng em với tôi. Bằng vai phải lứa à? Em út trong nhà à? Và tốt hơn là đừng có ý gì. Dương không phải hầu. Tôi nói trước là đừng có động chạm gì đến Dương. Không cô mệt với tôi đấy!"
Ninh quay đi, không thèm liếc lại.
**
Tối hôm đó, Thiềm đứng trong bếp, bóp chặt cái muôi múc canh trong tay. Mắt nó ánh lên tia độc:
"Để xem... cái thứ mồ côi cha, nghèo rớt kia được chiều chuộng tới khi nào"
Bắt đầu đường trộn thủy tinh rồi các mom ơi. Chap này nhẹ nhàng nha =))))) Các mom cmt rộn ràng lên các mom, rồi bình chọn cho t có động lực ra chap nha nhaaaaa. Cảm ơn vì các mom đã đọc
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro