Ước mơ màu cam
"Đôi khi, điều khó nhất là chấp nhận rằng ta không thể kiểm soát hết mọi thứ bên trong mình."
— Inside Out 2
Tôi, An Di, đứng giữa sân khấu rộng lớn, ánh đèn rọi thẳng vào mặt khiến mọi thứ xung quanh như mờ dần. Tim tôi đập nhanh, nhưng không phải vì hồi hộp, mà là vì cảm xúc trong tôi đang đua nhau bùng nổ — giận, buồn, thích thú, lo sợ — tất cả hòa trộn thành một hỗn độn khó nói thành lời.
Là đạo diễn của vở kịch tham gia thiện nguyện năm nay, tôi không chỉ điều khiển diễn viên, mà còn phải điều khiển cả... chính bản thân mình.
"An Di, mày chắc không muốn đổi sang chủ đề dễ nuốt hơn à?" – Nhã Uyên vừa ngậm ống hút trà đào vừa cau mày cắt ngang giòng suy nghĩ của tôi. "Kiểu mấy cái chính kịch phim ngắn ấy, nghe trend hơn?"
Tôi vặn cổ tay, rướn người qua bàn, chọc bút bi vào trán nó.
"Không. Tao không làm mấy thứ TikTok. Tao làm thứ có não. Mà là kịch... Với cả Inside out chủ đề quá phù hợp còn gì, đi liền với thế hệ gen Z kiểu gì chả được ban giám khảo để ý"
Châu Giang ngồi cạnh, hỏi tôi một cách nghiêm túc.
"Ủa, vậy giờ mày tính cast vai Raley? Mày phải nghĩ kỹ vào, đúng là nó mang khá nhiều tính thực trạng nhưng vấn đề là diễn về mặt cảm xúc có phải dễ đâu nhất là với bọn học sinh cấp ba. Cái đoạn của "Vui vẻ" ấy, tao còn không đọc còn không xong một câu tử tế."
--------------------------------------------------
Chỉ nghĩ đến đó thôi cũng đủ khiến tôi thấy choáng. Tôi căng thẳng nghĩ ngay đến mẹ – người mà tôi luôn muốn chứng minh rằng tôi không chỉ là đứa con "bất cần" hay "tự làm theo ý mình". Tôi muốn mẹ thấy, tôi là người có khả năng, là người đủ bản lĩnh để làm chủ cả một sân khấu.
Nhưng chuyện không dừng lại ở mẹ.
Tôi còn phải "chiến" với con nhỏ Vũ Hà Mộc Anh – kẻ thù truyền kiếp, đối thủ không đội trời chung. Nó luôn cố cướp spotlight của tôi. Từ hồi lớp 1, chúng tôi đã so kè nhau từng cuộc thi – tranh biện, học sinh giỏi, cờ vua, vẽ mỹ thuật. Có những lần tôi thắng, có những lần nó thắng, nhưng đa phần là ngang tài ngang sức. Mọi thứ sẽ chẳng có gì... nếu như cấp 3 không khiến cán cân nghiêng hẳn về phía nó.
Tại sao ư?
Vì nó là hotgirl lớp Văn.
Vì nó có fan hâm mộ nông cạn và đông không tưởng.
Vì nó thắng hết mấy cuộc thi nhảm nhí như "Đại sứ trường chuyên", "Học sinh thanh lịch", mấy cái trò chỉ cần biết làm màu trên mạng xã hội. Nó lấn át tôi ở mọi phương diện, trừ... lần này.
Lần này, tôi phải thắng. Tôi không thể để sân khấu của mình trở thành sân khấu cho bộ váy lòe loẹt của nó nữa. Tôi không thể để nội dung chữa lành và cảm xúc thật sự bị chôn vùi bởi một đống visual rẻ tiền chỉ để gây hiệu ứng mạng.
Thành thật mà nói, vở kịch lần này có lẽ là thứ "điên rồ" nhất trong những năm thanh xuân của tụi tôi – Di, Giang, Uyên.
Tôi tâm đắc với cả hai phần Inside Out. Như đúng cái tên tiếng Việt "Những mảnh ghép cảm xúc" – câu chuyện về sự trưởng thành, những tổn thương và hành trình chữa lành nội tâm. Trong xã hội này, giới trẻ ngày càng rối rắm trong việc hiểu chính mình – áp lực học hành, kỳ vọng từ gia đình, cạnh tranh giữa bạn bè... nhiều đứa còn không biết tên gọi của cảm xúc chúng đang mang. Vậy nên tôi quyết định đưa nó lên sân khấu. Không cần cao siêu, chỉ cần thật.
Tôi viết kịch bản dựa trên chính những bản ngã trong đầu mình. Lúc đầu mọi thứ suôn sẻ – tôi tập trung hết sức cho phần bài thuyết trình để vượt qua vòng sơ khảo: một buổi trình bày ý tưởng với hội đồng giám khảo. Các tiêu chí gồm tính thực tế, ý nghĩa và thẩm mỹ sân khấu. Slide tôi làm đẹp như sách ảnh, bố cục ổn, lời dẫn xúc tích. Nhưng đúng là, như Giang nói, cái khó nằm ở việc làm sao để những đứa học sinh cấp ba, đầu óc ngập bài kiểm tra và deadline, lại có thể diễn được những vai mang nặng cảm xúc như thế.
Mới đầu tôi chỉ tập trung vào việc chuẩn bị cho bài thuyết trình để dẫn trước các thầy cô trong hội đồng giám khảo. Đây gọi là vòng sơ tuyển. Các đội thi sẽ chuẩn bị các slide trình chiếu, tóm tắt sơ qua ý tưởng tiết mục sẽ trình diễn cho buổi từ thiện. Tiêu chí chấm sẽ bao gồm tính thực tế, ý nghĩa và thẩm mỹ quan sân khấu."
Căn tin sau giờ tan học, đông như cái chợ vỡ. Nhưng tụi tôi lại chọn ngồi một góc khuất sau cột trụ lớn, nơi có cái bàn gỗ cũ kỹ và quạt trần kêu cót két như sắp rơi.
Uyên vẫn ngậm ống hút trà, lười biếng trượt ngón tay trên màn hình iPad:
"Giang, cái slide đầu mày ghi 'từ cảm xúc tới sân khấu' nghe hơi cheesy (sến) đấy. Hay để 'khi cảm xúc lên tiếng'? Nghe deep hơn."
Tôi gật đầu, miệng đang nhai miếng bánh mì kẹp cá ngừ:
"Ừ, đổi đi. Nhưng mà đoạn mô tả về nhân vật 'Sadness' (Buồn) mày viết lại hộ tao nhé. Câu chữ chưa ra được cái sự... ê chề."
Châu Giang kéo laptop sang phía mình, nhăn mặt nhìn dàn outline:
"Tao vẫn đang nghĩ về cảnh climax ấy. Nếu làm đúng đoạn 'Joy' gào khóc vì không thể giữ Riley vui vẻ mãi, liệu khán giả có hiểu được không? Nhất là mấy ông bà giáo già suốt ngày chỉ biết hỏi 'ý tưởng có thực tế không?'"
Tôi chưa kịp đáp, thì một giọng nói chanh chua xen vào:
"Wow, đang chuẩn bị thuyết trình hả? Ghê ghê. Mà... chủ đề Inside Out hả? Tưởng ai cũng làm rồi, mấy năm trước nhóm lớp Văn cũng có định làm nhưng thấy khó hiểu quá nên bỏ ngang đấy."
Tôi ngước lên. Vũ Mộc Anh – váy xếp ly trắng tinh, son đỏ, mái tóc ép thẳng tỉa layer đúng đại trà. Đi sau nó là mấy đứa lớp Văn khác, là 2 đứa "nô tì" sinh đôi của Mộc Anh, Thiên Trang và Thiên Khôi
Tôi cười nhếch:
"Ừ, bọn mình khác. Không bỏ ngang giữa chừng."
Nó bật cười, giả vờ lịch sự như một MC truyền hình, mặt thì như con cáo già:
"Chúc nhóm 11 Anh may mắn nha, cố gắng để khoảng cách giữa 2 nhóm gần nhất nhá. Nhưng mà nhớ chuẩn bị kỹ phần trình bày đấy. Thầy Bình chấm gắt lắm, mà tao thì lại có duyên với mấy cái dạng ban giám khảo khó tính như vậy."
"Ừm," tôi vẫn cười, nhưng ngón tay thì siết nhẹ bút bi. "Mày cũng may mắn nhé. Nhớ giữ mấy cái thời trang quần áo quê múa cho hợp gu phụ huynh đấy nhá"
Giang bật cười thành tiếng, còn Uyên thì "hự" một cái vì bị sặc trà đào.
Mộc Anh có vẻ đang định bật lại tôi thì giọng thầy Hoàng văng văng đi đến
"E..hèm" Tất nhiên là bọn con Mộc Anh sợ, cúi đầu chào thầy rồi té luôn
"Em chào thầy ạ" Ba đứa chúng tôi đồng thanh
Phải nói là một trong những phước phần lớn nhất của tôi là được thầy Hoàng chủ nhiệm lớp Anh 2. Thầy là một giáo viên trẻ - năm nay 30 tuổi nhưng lại chưa vợ con nên nhìn thầy lại càng trẻ trung hơn, lớp tôi hay bị phán xét vì thầy trò mà trông "cá mè một lứa quá". Nhưng sự thật thầy lắm rất vui tính, tâm lý và luôn sẵn sàng làm mọi thứ tốt nhất cho học sinh của mình,vì thế mà lần này thầy cũng rất tâm huyết cho vở kịch của chúng tôi
"Thế nào rồi mấy đứa, bài thuyết trình ổn chứ"
"Dạ vâng, em làm xong hết rồi ạ. Tý chỉ chờ Di lên nữa là tuyệt cú mèo"
"Đúng rồi ạ, em tin chắc là lần này bọn em sẽ làm được ạ!"
"Nào cố lên, lần này 3 đứa chính là bộ mặt của Anh 2 phải tỏa sáng nhá!"
------------------------------------------------
Hội trường hôm ấy không đông, chỉ có khoảng 5 nhóm tham gia thuyết trình trong buổi sơ loại đầu tiên. Mỗi nhóm được chuẩn bị trong vòng 10 phút để lắp đặt slide, thử micro và sắp xếp đội hình.
Tôi đứng giữa sân khấu, tay cầm remote điều khiển slide. Bên dưới là hàng ghế dài nơi các giáo viên đang chăm chú nhìn lên. Thầy Bình chỉnh kính, cô Yến gật gù, cònthầy Hoàng đang lật sổ ghi chú.
Thứ tự đầu tiên là nhóm của Mộc Anh. Vâng phải nói là không có bài ca ru ngủ nào êm dịu hơn bài thuyết trình của chúng nó. Đúng là kẻ hiểu mình nhất vẫn là người ghét mình, đối thủ của nó bao năm làm sao tôi không nhận ra phông cách của nó, quá đại trà quá dập khuôn, nhưng đúng thật chỉ có mấy cái dập khuôn mới nhắm được vào tâm lý của người lớn
"Dự án của chúng em sẽ đến từ việc tạo nên những bộ trang phục mà họa tiết, các hình vẽ sẽ được lấy ý tưởng từ chính các em học sinh tiểu học ở làng trẻ em SOS...Mỗi trang phục sẽ mang một câu chuyện riêng, thể hiện cảm xúc của các em – những cảm xúc nguyên bản nhất, chưa bị nhào nặn bởi xã hội hay khả năng hội họa, sáng tạo dẫu số phận khó khăn của các em. Bọn em muốn tôn vinh sự trong sáng ấy và để chính các em trở thành một phần của buổi diễn, dù các em không có mặt trực tiếp"
. Cũng phải công nhận, nó giỏi thật. Biết chọn mấy từ ngữ vừa sạch bong vừa dễ nuốt, kiểu mà phụ huynh nghe xong chỉ muốn lôi về nhà làm gương cho con cái. Giọng nói thì rành rọt như đọc bản tin thời sự 19h — nhẹ nhàng, chỉn chu, và... ru ngủ vô cùng.
Không lạ khi thầy Hoàng gật gù tán thưởng, còn cô Yến thì đã hí hoáy cầm bút ghi chép như thể vừa nghe xong một bài giảng truyền cảm hứng.
Nhưng tôi đâu phải loại dễ bị dụ dỗ bằng mấy lời có cánh.
Tôi liếc lên màn hình chiếu — nào là cầu vồng, hoa lá, mấy hình người que đang cầm bóng bay. Ừ thì, cũng xinh xắn đấy. Nhưng tôi tự hỏi, có ai trong hội trường này từng thử ngồi xuống cạnh mấy đứa nhỏ đó chưa? Nhìn chúng nó vẽ là một chuyện, nhưng liệu có ai thực sự nghe chúng nó nói không? Hay là chỉ chăm chăm lấy một vài nét bút ngây ngô rồi dán nhãn "nghệ thuật từ trái tim"?
"Chúng em tin rằng, khi mặc trên người những thiết kế mang theo tinh thần ngây thơ, trong sáng ấy, các bạn học sinh sẽ cảm thấy gần gũi hơn với những đứa trẻ kém may mắn, và điều đó sẽ truyền tải được thông điệp yêu thương trong chương trình thiện nguyện lần này."
Ừ. Yêu thương.
Một từ to tát đến sáo rỗng nếu không được đặt đúng chỗ. Tôi từng là bạn thân của Mộc Anh. Tôi từng thấy cái cách nó lật mặt trong vòng chưa đến ba tuần vì một tin đồn, một ánh mắt hay một người con trai. Nếu tình yêu thương được đo bằng số lần đổi phe, chắc nó sẽ là thiên thần đầu tiên bị đá khỏi thiên đường.
Kết thúc bài thuyết trình, Mộc Anh nhận được một câu hỏi từ cô Yến
"Vậy các em sẽ làm thế nào để khắc được những họa tiết này lên trên trang phục"
"Dạ thưa cô, bọn em sẽ có hai khả năng. Để tối ưu hóa nhất bọn em có thể đặt in ấn cho tiện và không tốn thời gian. Nhưng có lẽ để truyền tải được hết những nét đẹp ý nghĩa, nhóm em sẽ có bạn Trọng Khôi là người đảm nhận theo tay ạ!" Mộc Anh cười, rồi hướng tay về phía Trọng Khôi
"Bạn Khôi tuy là con trai nhưng lại rất khéo tay đó ạ!" Ừ, Khôi bê đê mà nên nó mới chơi với một lũ bánh bèo như thế chứ
Tiếng vỗ tay vang lên, vừa đủ lịch sự, vừa đủ hài lòng. Mộc Anh nở nụ cười như mọi khi — dịu dàng, không gượng gạo, và hoàn toàn giả tạo trong mắt tôi. Nhưng trái lại nó bước xuống, lướt ngang qua tôi nhìn bằng một ánh mắt khinh khỉnh có phần ngạo mạn, thấy mà muốn cào vào mặt mấy phát. Tốt thôi. Tôi cũng không định giữ lại chút thiện chí nào.
Nhã Uyên nghiêng người thì thầm:
"Ê, đến lượt tụi mình rồi đó."
Tôi siết nhẹ remote trong tay, hít một hơi thật sâu.
Được rồi, showtime.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro