Chương 4: Câu chuyện phía sau lớp đất
Màn đêm kéo tới, ta thở càng lúc càng ngắt quãng, khó nhọc hơn, hơi thoát ra như mành chỉ treo chuông. Ta có thể thấy chiếc đồng hồ cát thời gian của mình đang cạn dần những giọt cuối cùng. Rất nhanh thôi. Qua giai đoạn sợ hãi này. Ta sẽ là người tự do.
Cầm bàn tay mình lên, lạnh buốt, không thấy mạch, hơi thở ngắn, đứt quãng. Cuối cùng bản thân ta cũng suy yếu hơn bao giờ hết. Bây giờ chắc có một điều cuối cùng tối quan trọng mà ta cần làm trước khi chết. Xua đi cái cảm giác bị rút dần sinh mạng qua nút thắt cổ chai, cuộc đời cũng vậy.
Mỗi bước đi từ chỗ này qua chỗ khác làm cho ta kiệt sức. Ta đành phải bò, chân không thể đi được nữa, những chiếc xương như đang vỡ vụn ra, yếu ớt như thủy tinh. Ta lê mình đi, cố giấu cảm giác thở dốc đau xiết này. Mồ hôi trên trán vã ra, chảy thành giọt in trên nền đất. Từng giọt, từng giọt một.
Những cử động cuối cùng, cả sự sống suy nhược tiêu tan trong những cố gắng nặng nề không còn gượng được nữa. Mặt kính trước mắt rồi, trước mắt ta là tấm gương, tấm gương in hình bóng quằn quại ác nghiệt với ta, nhưng ta cố nhìn cho rõ, Rosette. Phải rồi, Rosette ơi.
Ta nhăn mặt đau đớn, một trận tê liệt truyền thẳng lên đại não, cóng như lòng băng. Cái nếp nhăn trên trán, trên mặt, quanh miệng là dấu hiệu huyền bí của cái chết. Người ta cảm thấy như có cái vuốt mắt của Tử thần ở đó. Nếu ông ta có ở đây, thì một phút nữa thôi. Gia đình của ta còn chưa tới. Họ đâu rồi?
Ta thấy bóng hình mình sệ xuống, da mặt có cái màu đất như là đất đã được đắp lên mồ rồi. Giai đoạn cuối cùng của sự đau khổ, ở trạng thái mà sự đau thương không trôi đi nữa, nó sẽ ở lại. Nó sẽ sống mãi trong tâm trí những người còn nhớ đến ta. Và cả Rosette nữa.
Ta cất giọng thều thào. "Rosette...ngủ rồi à?" Con bé vẫn yên ắng nằm đó, không cử động thân mình. Kẻ sắp chết lại thành ra quằn quại hơn người đang ngủ. Ta tự nhiên rùng mình, cảm thấy cái lạnh giá đến nơi rồi. Ta chống tay lên mặt kính, thổn thức trong tuyệt vọng, thì ra người sắp chết lại cần nhiều người bên mình tới vậy. Để không cảm thấy cô đơn chăng. Ta kêu thầm trong lòng, mong những tiếng kêu tội nghiệp này Chúa có nghe thấy: "Cho ta ngắm sao lần cuối. Rồi kết thúc ở đây cũng được. Ta không còn nhìn thấy mặt nàng nữa. Nó là một nụ cười thoáng qua trên gương mặt ta lúc này. Nàng đang cười chăng? Ta sắp chìm vào đêm tối, mà không được trông thấy nàng. Đổi lại, một ánh mắt quen thuộc thôi, nhìn ta, Rosette nhìn ta, cho ta nghe tiếng nói của cô, nhìn cô, thiên thần của ta, rồi chết cũng cam. Nói với ta một lời cuối cùng, một chút ấm áp hơn hơi thở này. Làm ơn! Không phải ta chỉ đơn độc một mình. Chúa ơi! Amen!"
Rosette cuối cùng cũng tỉnh rồi, con bé cựa mình, nó lẩm bẩm khi hẵng còn ngái ngủ. "Sao nghe có tiếng đồng hồ tích tắc bên tai nhỉ?"
Ta run lẩy bẩy, mặt ngơ ngác, dễ sợ, nhưng trong mắt ta lúc này lại có ánh sáng. Ta thấy được hơi ấm, hơi ấm của niềm vui phút lâm chung.
- Rosette. Là ta.
Con bé quay ngắt lại, nhảy bổ tới mặt kính, nó lắp bắp gì đó, đôi mắt nó tràn ngập sợ hãi, nhưng con bé không khóc. Trên khuôn mặt nó chỉ còn lại kinh hãi. Nó mím môi lại để giữ cho những tiếng thổn thức khỏi bật ra:
- Inferus, ta ở đây rồi! Ta ở đây, thuộc về ngươi.
Ta mê người vì sung sướng. Đến lúc này ta giống như đôi mắt rực sáng của con thú lẩn mình vào trong bóng tối. Còn Rosette thì là thiên thần hái sao đem tới sáng rực. Một bên u tối mênh mông, một bên bé nhỏ thuần khiết. Ngôi sao này thật rực rỡ.
- Lu, em nghe thấy không? Ta vẫn thế đấy. Xin lỗi em. Em đừng đợi ta nữa. Hãy sống hạnh phúc nhé. Em tha thứ cho ta không?
Rosette nức nở, nó nghẹn ngào mà chẳng đổ lấy một giọt lệ, trông mặt nó có phần giống như Santa Muerte "Trinh nữ Thần Chết" của giới tội phạm. Đồng tử con bé mở to, mặt kì dị hết sức. Nghe tiếng "tha thứ" mà ta nhắc lại lần thứ hai. Tất cả nghẹn lòng trong trái tim con bé trào ra, nó nấc lên:
- Inferus, anh nghe thấy không? Em tha lỗi cho anh. Anh đã cứu sống em, còn hơn nữa, đem em về dù chẳng biết gì về em. Thế mà khi cứu sống em rồi. Anh lại hy sinh...Brakulla...Em là một thứ không thuộc về thế giới này. Em vô ơn, em bội bạc, em lừa dối, em tội lỗi. Inferus ơi! Câu hỏi lớn nhất đời em? Là em có trái tim không? Em là gì? Anh đã trả lời cho em rồi. Hãy vì em mà ở lại đi. Cái lò lửa ấy, chiến tranh. Anh đã vượt qua hết rồi. Vì em. Anh đã cứu em thoát khỏi bao nhiêu cái chết, lấy thân người để đỡ lấy bao nhiêu hiểm nguy cho em. Inferus ơi, anh là một thiên thần đấy.
Ta loáng thoáng nghe mà không hiểu Rosette nói gì. Những thứ đó giờ đã chẳng còn quan trọng nữa rồi. Được nghe cái giọng êm ái ấy, không cần nghe ý nghĩa, ta đang nghĩ là có thiên thần đọc kinh cho mình nghe trước khi chết. Một giọt nước mắt lớn, những hạt châu âm thầm của một đời người, từ từ đọng lại trên mi mắt.
- Lu, anh lạnh quá. Quên đi thôi. Quên tất cả đi.
"Te llevas nuestro corazon. Tomamos el tuyo" Ta có thể nghe thấy tiếng hát. Nó vang lên từ miền xa xăm, vọng lại, ngân vang như mặt nước hồ thả trôi viên đá, "Các ngươi đã lấy đi trái tim của bọn ta, ta sẽ lấy lại của các ngươi." Giọt nước mắt không rơi xuống, nó lặn vào trong đáy mắt ta.
- Inferus ơi đừng chết. Anh phải sống, nhất định phải sống. Sống thay cả phần em nữa. Chúng ta sẽ ra khỏi đây. Nhất định sẽ có cách. Rosette kêu gào như xé ruột.
Dù ta không chết trên chiến trường để về Valhalla. Dù Santa Muerte có đón ta về. Nhưng án tử của cuộc đời ta là vậy. Ta muốn lựa chọn cái chết cho mình. Sẽ không một ai thay đổi quyết định này nữa. Chúa cũng không thay đổi ý Chúa đâu. Ta đi hẳn là phải. Rosette, nó phải sống, phải ra khỏi nhà ngục này. Nó sẽ lớn lên với tuổi thanh xuân, với ánh bình minh, có cầu vồng sau cơn mưa, đời nó phải rực sáng như vì tinh tú không mây nào che mờ. Trong xanh như thảm cỏ dưới ánh mặt trời. Phải lớn lên, phải đi học. Đến trường để học còn gièn dũa con người. Nó là tượng cẩm thạch, càng tạc càng bóng đẹp. Nhân cách cũng như tri thức. Phải không ngừng rèn luyện, mài giũa, ngọc như vậy mới bóng theo thời gian.
Con bé cố hết sức hôn lên trán ta qua làn kính, nó dịu dàng giống thể sẽ làm đau đứa trẻ sơ sinh. Ta mỉm cười, nhắm mắt lại, giữa cái thanh thản như được thấy một cảnh thần tiên. Ngón tay rơi xuống mặt kính.
Tiếng nức nở mỗi lúc một to. Nó như tiếng con ong vỗ cánh vo ve bên tai ta. Nó cố ý nói gì nhưng ta không nghe nổi nữa. Chỉ nghe thấy mấy tiếng quyện với nước miệng, nước mũi chảy vào trong chữ. "Em đánh mất chính mình rồi. Nhưng em vẫn nhớ ra anh."
Hình như ta hiểu vì sao loài rắn lại tự cắn đuôi mình, Ouroboros, cơn hấp hối cũng quanh co như con rắn lượn. Nó đi, nó lại, nó tiến tới cạnh nấm mồ, rồi lại quay về cuộc sống.
Có lẽ ta thấy được Lumine đang chứng kiến cảnh lâm chung này.
Ta cảm thấy có một nguồn điện chạy dọc theo mạch máu đang dần ngả xanh. Khi một người thân sắp chết, người ta nhìn như muốn bám lấy, muốn giữ lấy tất cả. Rosette dùng cả hai bàn tay đập vào cửa kính, im lặng, tuyệt vọng, run sợ.
Từng phút, từng phút ta cảm thấy mình rời xa dần. Đầu ta ngả xuống, bước được đến cuối chân trời âm u, hơi thở đứt quãng, có những tiếng rên xiết xen lẫn; khi thân người ngày càng nặng trĩu, có cái gì đó nhẹ nhàng, như tâm hồn cao quý dâng lên, trực thoát ra. Ánh sáng của cánh cổng triết gia cõi huyền bí mở ra trước mắt ta. Mặt ta xạm đi, môi tái nhợt, người đã không còn chút sinh khí, và có một năng lượng. Chút năng lượng cuối cùng trong hơi thở mỏng manh. Trước màn đêm bao la. Giấy phút cuối cùng cũng đến rồi. Ta thì thào, tiếng nói yếu ớt như cõi xa vọng lại. Có lẽ giữa ta và cô đã không còn lớp kính nào ngăn cách nữa rồi.
- Lu, em là một con người. Em có trái tim và bên trong trái tim ấy là một tâm hồn. Tâm hồn em là tinh túy giọt trời. Nó sáng trong và thanh khiết như ánh mai. Anh yêu em. Em sẽ khóc anh chút ít, phải không? Đừng khóc nhiều. Em cứ như vậy anh thấy thanh thản rồi. Trên mộ anh hãy trồng hoa hồng. Thỉnh thoảng đến viếng là anh vui lòng.
Lumine. Điều cuối cùng ta còn nhớ được. Ta không thể nữa rồi. Hãy để lời chúc này mang hồng phúc đến cho em. Bóng hình yêu quý của em, bàn tay ta cuối cùng cũng đặt lên nó rồi phải không. Nhưng bàn tay cũng im lặng. Cái bình yên của một giấc ngủ nghìn thu chiếu sáng lên con người ấy. Đêm nay chỉ có một vì sao thương tiếc bầu trời mà ở lại. Chắc chắn trong bóng tối, có một thiên thần mênh mông đang giương hai cánh chờ đón linh hồn.
Máu trên khóe miệng Inferus nhỏ xuống một giọt. Đỏ thắm mặt đất. Bóng hình chìm vào bình yên vĩnh viễn. Inferus chỉ còn đợi cái quan tài chứ không phải người con gái anh yêu. Hai khối ánh sáng nhợt nhạt bất động thê thảm: một xác chết, một bóng ma và một pho tượng.
Trong nghĩa địa Lindisfarne, nơi những bia đá không tên, những cây thập tự mục nát, những nấm mồ mới đắp bừa bãi bùn đất. Xa những ngôi mộ đủ vẻ mang các kiểu chết của người đời đến tận chỗ thiên thu vô tuyệt, ở một góc vắng vẻ, nơi sát với bờ biển, dưới một gốc cây tùng lớn đang tỏa cành lá tròn xoe như chiếc quạt che kín đáo của vị thần Chết Santa Muerte, từ những bụi cỏ gồ lên, có một phiến đá.
Phiến đá trần trụi. Người ta xẻ đá vừa đủ cho mộ, dài mà hẹp. Che vừa vặn tầm vóc một con người. Phiến đá không khắc tên ai. Tuy nhiên, cách đây cũng đã lâu, cỏ cây, chim chóc, sóng biển nơi đây cũng được nghe bài hát:
"Dã hạc quy sơn thê,
Thiên thần đón người về,
Người đi đột ngột thế,
Như thu nối tiếp hè.
Người về với mộng mê,
Đợi một đời thành thê."
Thập phương xuân đông đều dịu dàng. Có người gõ nhịp hát vang khúc ly ca. Hát về lời thề ước bên nhau đến trọn đời. Con ve sầu mùa hạ vốn chẳng thể nào hiểu được nỗi buồn của lá phong mùa thu khi phải chia ly. Cuộc đời hai người cứ thế ngày một buồn thêm.
Nỗi đau của người ở lại cũng như đại dương nơi đây. Nó nhấn chìm người, dìm bản thân trong vô cùng khốn khổ. Một giọt rồi lại một giọt mây khóc thương bầu trời, mây khóc thương những người ở lại. Mây khóc cho tất cả mọi người chứ riêng gì ai. Mà người cũng khóc. Người và mưa là hai người bạn đồng hành cô độc. Nhưng dường như Mây hiểu Người. Nên mỗi khi Người khóc một quặn đau đớn thống khổ hơn mây cũng vì vậy mà giật đổ ào xuống dữ dội. Khóc hình thái nào cũng là đau khổ. Con người khóc cho người khác còn nhiều hơn khóc cho bản thân mình. Đau cũng càng đau hơn. Dù có tô màu nào lên cũng đều bị nhấn chìm vào màu đen ảm đạm, càng thêm nét càng đậm rõ.
Đau đớn khóc than khiến sức Rosette đã cạn, tâm trí cũng mờ đi. Chỉ còn lại nỗi đau là con dao rõ ràng, sắc lạnh, bi thương nhất. Đêm đến dần, sức cũng đã cạn. Chỉ còn một mình nó trong hố sâu thăm thẳm của màn đêm. Nó gục xuống, lấy gân, quằn quại. Nó cất tiếng kêu thảm thiết. Chẳng còn người. Nó lại càng gào thét điên dại. Như bị chính cơn điên dại kia xử nhục hình. Vậy Chúa ở đâu? Nó kêu. Ai cứ tôi! Ai cứ tôi với! Nó kêu mãi. Chân trời vắng lặng. Trời cao đơn côi. Nó van xin bóng tối. Tất cả đều câm điếc. Chung quanh nó chỉ toàn bóng tối, cô quạnh, chỉ còn tiếng lòng vô tình gào thét.
Tại sao lại đau đớn như thế? Nó không làm được gì? Một điều cuối thôi. Một lời cuối thôi cũng lặn sâu vào nỗi thất vọng mênh mông. Cái lạnh không bờ làm nó tê dại. Hai bàn tay co quắp nắm chặt lại và chỉ vơ được hư không. Nước mắt lại tuôn rơi, ràn rụa, tiếng nấc cục nức nở, yếu đuối và sợ hãi như một đứa trẻ thơ.
Rosette khóc như vậy bao nhiêu lần? Khóc rồi nó làm gì? Đi đâu? Khóc trong bao lâu? Mỗi lần một vết thương chưa bao giờ lành lại bị bóc xé ra, nỗi đau xưa cũ lại ghé đến, trào lên, dâng ngập người, hít thở không thông thì rồi mai ta vẫn phải sống. Nỗi đau là sóng triều dâng lên. Chúng đến thăm những linh hồn nhạy cảm nhiều hơn một chút. Vì phải chăng ở bên những linh hồn như vậy nỗi buồn của trái đất mới cảm thấy được sẻ chia?
Ngày sau, người ta hay thấy con bé lang thang bên ngoài tòa ngục Lindisfarne, lang thang là cách giải buồn của những người đau khổ. Nó chẳng đi đâu về đâu cả. Nó loanh quanh ở ngôi nhà cũ, đứng trước mưa, nó cũng không để ý nữa rồi. Mưa có lạnh ngắt khiến nó run rẩy thì cũng không lạnh bằng nỗi đau cắt da cắt thịt bên trong nó. Nó vô hồn. Nó thu mình lại, ôm chặt lấy người, gồng lên đau đớn. Nó thét lên mà không thành lời, mắt nhắm chặt trước đau thương trước mắt, nó không muốn tin, không muốn thấy bất cứ gì nữa. Đau đớn quá. Nước mưa hay là nước mắt.
Những đám mây cũng khóc thương cho đôi ta sống lại. Nhưng người ở lại cứ khóc thương mãi. Buồn thương hơn cả mây trời. Buồn thương hơn cả bể đời. Khóc đến khi mờ mắt, tay run, đã không đếm nổi có bao nhiêu lần nghẹn ngào, cùng một nỗi đau, càng cứa càng buốt, lòng mãi chẳng tê tái, mãi cứ rỉ máu. Phải đổi bao nhiêu mới có thể một đời bình an? Phải đổi bao nhiêu mới có một lần gặp gỡ trong đời. Nếu là yêu. Tại sao đau. Nếu là thương. Tại sao rời. Không ai biết. Người ta đau.
Có một tràng dài mấy tiếng tuyệt vọng giữa khoảng biển mưa thăm thẳm. Nhưng chẳng một ai nghe cả. Chung quanh nó bây giờ chỉ có làn nước dữ tợn. Dưới chân, trong tim cũng chỉ thấy cái gì chảy trôi và sụp đổ. Những ngọn gió xé rách bươm, ghê tởm bao vây lấy thân hình nhỏ bé. Những cuộn nước xối xả đập vào mặt, tả tơi vùng vẫy quanh nó. Mưa như một đám người thô bỉ nhổ vào mặt nó. Những đớn đau dồn dập như đang nuốt mất nó nửa người. Trượt dài trong đau khổ tận cùng, trong vực thẳm tối om. Cảm giác như mình cũng hóa thành vực sâu, cũng là bèo bọt, làn nước chuyền nhau dồn dập ghim vào da thịt. Nó hớp lấy đắng cay. Khốn khổ cứ ra sức dìm nó, mênh mông đang đùa với cơn hấp hối của nó. Hình như tất thảy sóng nước là hằn thù!
Từng cơn gió to cắt ngang, tất cả những niềm đau đổ ập xuống người. Ngước lên cũng chỉ thấy mây mù ảm đạm. Thở rên siết như hấp hối. Nó cảm thấy như bị liệm trong cả hai thứ vô biên: cô độc và trời cao. Cô độc là vải liệm và trời cao là nấm mồ. Một đời an nghỉ. Con người sau khi chết đi sẽ sống mãi trong tâm trí những người sống. Vì nếu ngày nào trên thế gian này còn có người nhớ tới, là ngày đó bóng hình người đã khuất vẫn còn tồn tại. Chúng ta sống trong tâm trí nhau như vậy. Mãi ở đó. Bất diệt. Mãi không phai mờ. Một đời một kiếp.
Cũng rất lâu rồi, những gì còn sót lại của Inferus cũng bước xuống nước, dưới chân không phải đất đá nữa mà là đại dương. Nước mắt ngàn giọt cũng hóa thành bãi bể. Thời gian trôi bạc màu mệnh cách. Thời gian chia đôi khoảng cách sinh tử. Người đi. Kẻ ở. Nỗi đau bắc cầu.
Ở một vài nơi trên bờ biển Lindisfarne đôi khi có người bộ hành hoặc người đánh cá, gặp khi triều rút, đi trên bãi cát cách xa bờ, bỗng cảm thấy đã lâu mình bước chân đi hơi khó nhọc, nơi đây tiếng gió cuộn, tiếng sóng trào mình như những thiên thần gọi thầm bên tai. Cát thì không khô hẳn hoi, cứ nhấc chân bước đi là y như dấu chân còn lại trên cát đầy sũng những nước biển mặn chát. Bãi bể mênh mông, phẳng phiu, yên lặng.
Cái sự chôn vùi dài đằng đẵng, chắc chắn, không khoan thứ, không thể trì hoãn. Nó lôi những bí mật, những câu chuyện chưa kể xuống sâu trong bể cát. Nó từ từ rút người ta trở về trong lòng đất. Sa lầy là một hầm mộ biến thành thủy triều, từ trong lòng đất dâng lên vùi người. Mỗi một phút là một người phu huyệt tàn nhẫn. Đất nhận tất cả những người trở về với mẹ thiên nhiên. Đất thấm biển là lòng nó cũng mở ra như biển cả. Vực thẳm thường có những phản bội như vậy. Cái việc thảm đạm chôn sâu những sự thật ở bãi bể.
Đất thấm nước tựa như được gột rửa, gột bằng nung chảy, tất cả những phân tử đều lơ lửng trong một thể lỏng. Cuốn trôi tất cả. Giữa không khí, giữa ánh sáng chan hòa, bình minh lại gõ cửa, có trời biển sáng sủa được vẽ nên bởi vị thần Tạo Hóa. Có tiếng sóng bao la, có những đám mây phiêu diêu chứa hạt mưa vàng ngọc, có những con thuyền xa, có đoàn tàu ray trên biển trong niềm hy vọng hiện ra dưới khung cảnh như tranh vẽ, ở sự cứu vớt mong mỏi đến phút cuối.
Trong ngọn lửa, trong sóng bọt con người ta có thể có một dáng điệu hiên ngang. Một chuyến đi về cõi thiên thu đẹp đẽ.
Ở đâu thì hầm mộ cũng ghê rợn, ở đấy nó lại còn có thêm dị dạng dị hình. Độ sâu của khoảng đất thụt khác nhau, và chiều dài, độ đặc cũng vậy, tùy theo đất nền xấu nhiều hay ít. Bùn đỡ thân người nhiều hay ít phụ thuộc vào độ đặc của nó. Khi dưới hình thái này hay hình thái khác, việc làm của con người là khấy động vào bãi phù sa ấy. Vô khối trở ngại trong lòng đất tức khắc nổi lên. Đó là những vạt đất sét lỏng, những suối nước chảy, những mô đá cứng rồi những đám bùn lầy sâu thẳm, lưỡi xẻng cần cù khoét vào những lớp đá vôi xen lẫn với những dải đất sét mỏng và những lớp phiến nham gồm những lá mỏng khảm vô số vỏ sò của các đại dương thời tiền Adam. Nơi một tâm hồn chìm đắm trong một lời cầu nguyện Thượng Đế. Ở tâm hồn ấy chói lọi một ánh sáng lạ lùng.
Không đợi được tóc mai tuyết trắng vẫn cạnh nhau. Nâng một chén thành kính bên dòng Vị Hà. Chung quy là vấn vương mồ xanh. Người ở lại cũng không đợi nói được câu: "Cửu biệt trân trọng." Lấy vạn người trong vạn hạnh mới có thể tương phùng. Phong cảnh phai tàn cũng năm tháng, chân tình liệu có còn ở lại cùng nhau? Phải đổi biết bao lần gặp gỡ mới có thủy có chung?
Sự thành thật của nước làm cho tâm hồn yên tĩnh. Khi suốt ngày trên mặt đất đã phải chịu đựng cái vẻ trịnh trọng kiêu kỳ của những lý do quốc gia, những cam kết, những viễn kiến chính trị, công bằng xã hội, trung thực nghiệp vụ, công hay tội khỏi luận, những khắc khổ của địa vị, những mặt quan tòa tuyệt đối liêm chính, thì chúng ta thấy nhẹ người khi đi vào lòng đất. Thứ bùn nhơ thích đáng cho những kẻ kể trên.
Người quan sát xã hội phải vào những vùng tối này, đâm sâu vào thứ bùn sình tăm tối để thấy rõ. Triết học là kính hiển vi của tư duy. Nhưng có những điều chung cực. Chỉ khi chết mới tỏ thấu. Người sống không thể hiểu. Ai cũng có một án tử định trước, chỉ hoãn thời gian hiệu lực đến bao giờ mà thôi. Tất cả đều muốn trốn tránh nó, nhưng không gì thoát được. Quanh co là vô ích? Quanh co thì phơi bày khía cạnh nào của con người? Khía cạnh xấu hổ. Con mắt chính trực của triết học theo dõi cái ác và không cho nó lẩn vào hư vô. Nó nhận ra tất, trong cảnh xóa nhòa của những sự hủy diệt, và trong cảnh thu nhỏ dần của những sự vật tan biến. Từ dấu mực viết tay mà nó nhận ra kinh Torah hay kinh Talmud. Sự khác biệt giữa phái Do Thái Judengasse và phái Do Thái Ghetto. Trong những gì tồn lưu, nó tìm ra cái gì đã tồn tại, cái thiện, cái ác, cái giả, cái chân, dấu máu trong bùn đất, những thử thách đau thương, những nếp nhăn của lương tâm khi tụt xuống như tấm áo của những phu khuân vác La Mã bằng gai chẳng gói nổi sinh tử. Dấu thích khuỷu tay rủ rê của Hoàng Hậu Marie Antoinette hay ánh mắt ngước lên khi cằm cúi xuống đầy thôi thúc của Công Nương Diana xứ Whales.
Nghĩa trang là lương tâm của nhà tù. Sống và chết đối diện ở đấy. Trong lớp đất thật thà, không còn bí mật. Người chết có cái ưu điểm là không nói dối, vì họ không nói được nữa rồi, người ta chỉ thấy sợi chỉ nến bị đốt cháy cạn, bên trong lẫn bên ngoài nó được tô bồi một lớp đất trung thực. Cái mũi giả của Pinnochio ở cạnh đó. Tất cả những lương tâm của văn minh khi đã hết tác dụng, đều rơi vào cái hố sâu sáu thước ngay thật đó. Cái mới kết thúc cuộc trượt dốc của xã hội văn minh, những giọt sống bị vắt cạn kiệt dưới lớp cát sỏi. Cảnh hỗn độn ấy, là sự xưng tội. Ở đây không có cái dáng bên ngoài giả dối, không có vỏ bọc thanh cao. Thi thể cởi áo trong, hiện ra hoàn toàn trần trụi, ảo tưởng, ảo hình tan biến, chỉ còn trơ cái thực tại với bộ mặt thảm hại của cảnh kết cục. Cuộc đời thực và sự hủy diệt phơi trần dưới lớp đất. Thứ kẻ ở trên khó thể thấy được.
Những vụ ám sát công cộng nổi tiếng, sát thủ tàn sát chính trị và tôn giáo đi qua cái hố đen của văn minh vũ trụ và đẩy xác chết vào đó. Trước con mắt trầm tư, nghĩ một chút đi, tất cả những tay sát nhân lịch sử đều có mặt ở dây, trong ánh nhờ nhờ ghớm ghiếc, quỷ đang cắt tấm vải liệm, tay đang lau chùi máu nạn nhân của chúng đổ xuống. Có là Louis XI thì cũng ở đây với Tristan, Charles IX nằm lại với mẹ mình, Richelieu với Louis XIII. Bọn họ xóa nhòa dấu vết cho những hành động của họ khi đã nằm dưới ba tấc đất. Dưới cái vòm cuốn của quan tài, người ta nghe thấy tiếng gọi vọng lại từ cõi hư vô của những hồn ma. Người ta hít thở uế khí nặng nề của các bất công xã hội. Người ta nhìn vào dòng nước gợn hồng lấp lánh. Những bàn tay còn sống đẫm máu đã rửa trong nước biển chảy ở đây.
Đó còn là cuộc hành trình từ ác đến thiện, từ bất công đến công bằng, từ giả đến chân, từ sự sống đến với cái chết, từ bóng tối đến ánh sáng, từ dục vọng đến lương tri, từ thối rữa đến sống còn, từ địa ngục đến thiên đường, từ hư không đến Chúa. Khởi điểm là vật chất, đích tới là linh hồn. Chảy hòa vào dòng chảy cuộc đời. Xà tính lúc ban đầu, thiên thần lúc cuối cùng.
Đời người cũng như vì tinh tú, có quyền ẩn bóng, vẫn là tốt, miễn là bình minh trở lại, sự ẩn thực không biến thành đêm tối trường kỳ. Bình minh và hồi sinh đồng nghĩa. Sự hạ giáng của ánh sáng đồng nhất với sự tồn tại của bản ngã. Mà chúng ta hãy gạch bỏ cái tôi đi để nghĩ suy. Chết trên chiến lũy hay chết trong cảnh lưu vong, hay một tử tù đều là những trường hợp hy sinh được thừa nhận. Cái tên thật của hy sinh là chí công vô tư. Kẻ nào bàn luận đến công tội là kẻ trí óc tối tăm, không phải ngu dốt mà là thiếu hiểu biết. Ai bị bỏ rơi thì cam chịu bị bỏ rơi, ai bị đày ải thì cam chịu bị đày ải. Xung quanh vẫn có vật chất, có giờ phút hiện tại, có quyền lợi, có cái bụng. Nhưng không nên chỉ có thứ triết lý của cái bụng rỗng. Món gan ngỗng của người giàu khi xuống mồ cũng không khác món gà nhồi cà chua của người nghèo. Một người đã sống vì lý tưởng, nhưng sau đó ngậm bùn và cho là ngon. Nếu có ai đó nghe được Socrates nói, ông sẽ nói: "Để sợ hãi cái chết, bạn tôi ơi, nó chỉ là vấn đề của sự thông thái của chúng ta thôi, nhưng sự thông thái đó lại đi vắng: Vì chúng ta nên biết là chúng ta chẳng biết gì cả. Cái chết có thể là sự vĩ đại nhất của những lời cầu nguyện." Bởi vì điều này thật đẹp! Ai xả thân đều luôn luôn xả thân vì lý tưởng và cũng chỉ có lý tưởng.
Lý tưởng của ai? Của tất cả mọi người. Lỗi tại ai? Không tại ai hết, và tại tất cả mọi người. Tại thời đại của chúng ta chưa hoàn chỉnh. Nó tiến hóa không ngừng, những giấc mơ ôm chí lớn mà biến thành Cách Mạng, khi sự phản kháng lý thuyết biến thành sự phản kháng vũ trang thì nó phải tự gánh lấy mọi rủi ro. Một ước mơ không tưởng, không kiên trì, hấp tấp bạo động khủng bố thì ai cũng sẽ biết kết quả như thế nào? Thường thường là nhân quả lại đến sớm quá. Lúc người chỉ huy cam chịu tai họa thay cho vinh quang một cách anh hùng. Người ấy phục vụ tất cả mọi người cùng chung bộ máy, phục vụ không phàn nàn, lo lắng nghĩ suy cho tương lai của những đứa con dưới cánh đại bàng. Nó quảng đại ở chỗ cam chịu người ta bỏ rơi, cam chịu người ta phản bội. Nó không chịu khuất một trở lực hay âm mưu nào nhưng lại dịu dàng với những kẻ vô ơn. Nhưng hãy xem có phải là vô ơn hay không? Khi ai cũng sợ hãi cái chết. Người chết nhưng tổ chức phải sống mãi. Tổ chức có sống mãi không? Hay chỉ là lý tưởng. Nhưng đúng là vô ơn, nếu xét trên quan điểm lương tri. Cũng chẳng phải là vô ơn, nếu xét trên quan điểm cá nhân.
Một người chỉ huy đi vào lịch sử nhân loại đối với những người này chẳng qua chỉ là nét mực trên trang giấy, nét vẽ bình diện của một bộ phận vũ trụ. Nơi cái Tất Cả là một, tất cả không thuộc về cái ấy, nhưng tất cả cũng là cái ấy. Cái Tất Cả ở ngoài lịch sử nhân loại. Con người chỉ là một chi tiết trong Tất Cả, ích gì mà lo nghĩ? Người đau khổ ư? Có lẽ. Nhưng khi chòm sao Orion cũng như sao Bắc Đẩu nhưng ở hướng ngược lại phía Nam, nơi chòm Kim Ngưu đương mọc. Nơi ngày mai vẫn sống; tôi biết đâu!
Bỏ ra ngoài những viễn ảnh của tinh tú, cái bí ẩn của vũ trụ, những cái huyền bí chưa được khám phá như vùng tối của Mặt Trăng, thì tất cả những vấn đề các nhà xã hội, chính trị đem ra bàn để giải quyết chỉ thu lại trong hai vấn đề chính. Không phải danh vọng hay tiền bạc. Đó là:
· Vấn đề thứ nhất: Sản xuất ra của cải.
· Vấn đề thứ hai: Phân phối của cải.
Vấn đề thứ nhất là vấn đề vĩ mô: lao động. Vấn đề thứ hai là vấn đề vi mô: tiền lương. Trong vấn đề thứ nhất là chuyện sử dụng sức sản xuất. Trong vấn đề thứ hai là chuyện phân phối sở hữu.
Nói phân phối tốt không có nghĩa là phải chia bình quân như GDP mà là chia công bằng. Nguyên tắc bình đẳng đầu tiên là sự công bằng. Giải quyết cả hai vấn đề, kiềm chế sự ganh ghét giữa giàu và nghèo, cái bất công của kẻ còn đang đi đối với kẻ đến đích, làm cho tiền lương khớp với sức lao động như Toán học. Và Giáo dục ở trường công không mất tiền là một yếu tố trồng người, nuôi trẻ khôn lớn và làm cho khoa học-xã hội trở thành cơ sở của y tế, sức khỏe, bảo hiểm, phát triển tư duy, đồng thời làm cho tay chân có việc làm. Làm thành dân chủ hóa tư hữu bằng cách phân phối của cải cho mọi người. Không phải ăn xén, thủ tiêu, tham nhũng, mà làm sao cho mọi người dân đều có việc làm, biết cách làm ra của cải và phân phối của cải. Đạt được vật chất và cả tinh thần.
Nhưng người sống không vậy. Họ để dành cho các đảng phái vấn đề pháp quyền, còn họ thì là phúc lợi xã hội, là cuộc sống. Phúc lợi của con người, là cái họ muốn rút ra chứ không phải sinh lực, sự sống. Chết rồi thì có khác gì đâu. Những người ở lại vì đề cao vật chất, vấn đề xã hội nổi lên gần mức trọng vọng của tôn giáo. Trong nền văn minh ấy, Chúa không tạo ra chúng ta theo cách đó, mà chính chúng ta, do chính con người, nơi các thứ quyền lợi danh vọng trộn lẫn với nhau, kết dính với nhau xung quanh hạt nhân là lòng tham. Đó là cách nói của các nhà kinh tế học.
Còn cuộc đấu tranh chính nghĩa là hiện trạng tồn tại song song với buổi bình minh của lịch sử. Nếu có thể chấm dứt trận chiến, hòa hợp ý thức dân vận với hiện thực xã hội, làm cho cái đúng, cái phải thấm vào hiện trạng. Hiện trạng trở thành văn hóa, nhân văn, từ đó mà sinh ra phong tục. Con người sống mà không thể không có tín ngưỡng. Nếu ta đặt tên cho thứ tín ngưỡng ấy, ta sẽ gọi nó là Hòa Bình, đó là công việc của những người hiền triết.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro