GDH - câu 4

Câu 4: GD và sự phát triển nhân cách.

1.     Nhân cách.

-         Là toàn bộ các thuộc tính đặc biệt như trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất...mà cá nhân có được trong hệ thống các mối quan hệ XH trên cơ sở các hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh và sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần.

2.     Sự phát triển nhân cách.

Là sự thay đổi về các mặt:

-         Thể chất: sự thay đổi chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể.

-         Tâm lý: sự biến đổi về nhận thức, tình cảm, ý chí; sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới.

-         Phương diện XH: sự biến đổi trong cách ứng xử, tính tích cực trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ XH, vị thế XH.

3.     Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

-         Vai trò của yếu tố di truyền và bẩm sinh

+ Khái niệm:

Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, alf sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen.

Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học có ngay từ khi trẻ mới sinh ra.

+ Vai trò:

Di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người, thể hiện như sau :

Con người như là một bộ phận của tự nhiên, khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinh học nhất định được ghi lại đươi hình thức chương trình di truyền những sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng những tư chất và những năng lực. Chương trình mang tính di truyền này trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại, đồng thời làm phát triển những hệ giúp cơ thể con người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn tại của mình, tạo khả năng cho con người hoạt động có hiệu quả trong một số lĩnh vực nhất định.

Tuy nhiên, những nhân tố bẩm sinh di truyền mặc dù có vai trò quan trọng trong sự PT nhân cách, nhưng những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi, bao quát, chúng không định hướng vào một lĩnh vực hoạt động hay sáng tạo cụ thể nào. Việc định hướng này là do những điều kiện lịch sử- XH cụ thể và do trình độ phát triển của loại hình hoạt động lao động, nghệ thuật, khoa học nhất định quyết định, đặc biệt là do tính tích cực hoạt động của cá nhân.

+ Kết luận SP: quan niệm đúng đắn về vai trò của di truyền – bẩm sinh; hướng dẫn học sinh cách chăm sóc và bảo vệ các tư chất sinh học; tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú nhằm phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

-         Vai trò của yếu tố môi trường

+ Khái niệm:

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và XH xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có các loại môi trường:Môi trường tự nhiênmôi trường XH.

+ Vai trò:

Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường XH có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có XH loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được, cụ thể môi trường có vai trò như sau:

Sự hình thành và PT nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường,quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.

+ Kết luận SP: cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách; xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường XH trong gia đình, nhà trường và cộng đồng làng xóm văn minh, văn hóa; hình thành ở học sinh bản lĩnh, thái độ, kỹ năng sống cần thiết giúp các em thích ứng một cách tích cực với môi trường xung quanh.

-         Vai trò của yếu tố GD

+ Khái niệm:

GD là quá trình truyền đạt và lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó quá trình truyền đạt gọi là quá trình dạy, quá trình lĩnh hội gọi là quá trình học.

+ Vai trò:

GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây:

- GD là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.

- GD có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.

- GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người.

- GD còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của XH. Đó chính là hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ em hư và những người phạm pháp.

- Không giống với những nhân tố khác, GD không chỉ thích ứng mà còn có tính chuẩn đoán và đi trước sự phát triển.

+ Kết luận SP: cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thành và phát triển nhân cách; biến quá trình GD thành quá trình tự GD ở người học; tổ chức quá trình GD một cách khoa học, hợp lý.

- Vai trò của hoạt động cá nhân

+ Khái niệm:

Là hoạt động có ý thức, có mục đích của cá nhân hướng vào xây dựng và hoàn thiện các quan điểm, giá trị, năng lực cho bản thân.

+ Vai trò:

Con người với tư cách là một sinh thể ở bậc thang tiến hóa cao nhất của sự tiến hóa vật chất, lại là một thực thể XH, là chủ thể lao động, nhận thức và giao lưu. Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện thực, kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… Nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

+ Kết luận SP: hình thành ở học sinh nhu cầu về tính tích cực trong hoạt động cá nhân, kỹ năng thiết kế mục tiêu, phương pháp đạt mục tiêu và kế hoạch hoạt động cá nhân; tổ chức các hoạt động và giao lưu phong phú và sáng tạo hấp dẫn học sinh; nắm vững các hoạt động chủ đạo ở từng thời kỳ của học sinh nhằm tổ chức các hoạt động phù hợp, mang lại sự phát triển tích cực cho học sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: