CHƯƠNG 2
Phương Pháp Lý Giải Giấc Mơ
SỰ PHÂN TÍCH MỘT GIẤC MƠ MẪU
Đầu đề của phần này cho thấy truyền thống tôi thích tự kết hợp với với khái niệm về giấc mơ của mình. Tôi đang dự định chỉ ra rằng những giấc mơ có năng lực lý giải; và bất kỳ sự đóng góp nào để giải quyết vấn đề mà đã được thảo luận sẽ nổi lên chỉ có thể như những phần phụ của thành tựu thu được từ công việc đặc biệt của tôi. Dựa trên giả thuyết của sự lý giải rằng giấc mơ dễ bị ảnh hưởng, tôi cùng một lúc thấy tự mình không đồng tình với những tuyên bố hiện tại về những giấc mơ – thực tế là với tất cả những lý thuyết về những giấc mơ, ngoại trừ của Scherner, trong “Giải Thích Một Giấc Mơ”, là chỉ rõ “ý nghĩa” của nó, thay thế nó bởi cái gì đó chiếm vị trí của nó trong sự móc nối các hoạt động tinh thần của chúng ta như một mắt xích rõ ràng là quan trọng và có giá trị. Nhưng, như chúng ta thấy, những lý thuyết khoa học về giấc mơ không có chỗ cho vấn đề lý giải giấc mơ; vì thế, ở vị trí đầu tiên, theo những thuyết này, giấc mơ không phải là một hoạt động tinh thần nào cả, mà là một quá trình thể chất tự nó làm bộ máy tâm thần biết đến qua những biểu tượng. Quan điểm thông thường luôn luôn đối lập với những thuyết này. Quan điểm này khẳng định đặc quyền về hành động phi lý của nó, và mặc dù nó thừa nhận rằng những giấc mơ là khó hiểu và lố bịch, nó không thể tập hợp dũng khí để phủ nhận rằng những giấc mơ có bất kỳ một ý nghĩa quan trọng nào. Được dẫn dắt bởi một trực giác không rõ ràng, dường như để giả sử rằng những giấc có một ý nghĩa, dù bị ẩn đi; và chúng ta chỉ phải tìm ra chính xác những vật thay thế để khám phá ra ý nghĩa được ẩn giấu của những giấc mơ.
Giới phi khoa học, do vậy, luôn nỗ lực “lý giải” những giấc mơ, và bằng cách áp dụng một trong hai phương pháp khác nhau về bản chất. Phương pháp thứ nhất xem xét trực tiếp nội dung giấc mơ như một thể thống nhất, và tìm một nội dung khác để thay vào đó, cái mà dễ hiểu và chắc chắn phải tương tự. Đây là lý giải giấc mơ tượng trưng; và tất nhiên nó đi đến từng chi tiết tại rất gần điểm khởi đầu trong trường hợp những giấc mơ không chỉ khó hiểu mà còn lộn xộn. Sự giải thích mà Joseph trong Kinh Thánh gắn vào giấc mơ của Pharaoh cung cấp một ví dụ cho phương pháp này. Bảy con bò cái béo, theo sau bởi bảy con bò gầy gò mà sau đó đã ăn thịt chúng ngấu nghiến, là một biểu tượng thay thế cho bảy năm đói rách ở Ai Cập, những năm mà theo dự đoán là sẽ sử dụng hết của cải dư thừa từ bảy năm sung túc sản xuất ra. Hầu hết những giấc mơ giả tạo được tạo ra bởi những nhà thơ đã được dùng cho vài lý giải biểu tượng như vậy, để họ tái dựng tư tưởng đã hình thành bởi nhà thơ trong một lớp vỏ không khác gì ngụy trang mà chúng ta quen tìm thấy trong giấc mơ của chúng ta.
Ý tưởng giấc mơ chủ yếu liên quan đến tương lai, với dạng thức là đoán trước – một dấu tích của việc dùng giấc mơ với ý nghĩa tiên tri trước đây – giờ đây trở thành lý do để chuyển tải thành ý nghĩa tương lai của giấc mơ, điều được tìm ra bởi ý nghĩa của lý giải biểu tượng.
Không thể đưa ra một chứng thực nào của phong tục này, thứ đến cùng với lý giải biểu tượng, tất nhiên. Thành công vẫn còn là vấn đề của việc khéo đoán, trực tiếp bằng trực giác, và vì lý do này mà lý giải giấc mơ tự nhiên được nâng lên thành một nghệ thuật dường như phụ thuộc vào những tài năng đặc biệt. Phuơng pháp phổ biến thứ hai về lý giải giấc mơ hoàn toàn chối bỏ những khẳng định kiểu như vậy. Nó có thể được mô tả như “phương pháp mật mã”, vì lẽ nó xem xét giấc mơ như một kiểu mã bí mật mà mọi dấu hiệu được dịch sang một dấu hiệu khác đã biết nghĩa, theo một chìa khóa giải mã đã thiết lập. Ví dụ, tôi mơ thấy một lá thư, và một đám tang hay kiểu thế; tôi tra cứu một “quyển sách của giấc mơ”, và tôi tìm ra rằng “lá thư” được dịch bởi “sự bực mình” và “đám tang” bởi “sự cam kết”. Đến giờ vẫn xác minh có một sự kết nối, cái mà tôi lại giả sử liên quan đến tương lai, bởi những ý nghĩa rời rạc tôi đã giải mã. Một biến thể thú vị của thủ tục mã hóa này, một biến thể mà đặc điểm của nó là chuyển tải hoàn toàn máy móc vào một phạm vi chính xác nhất định, là xuất hiện trong cônh trình lý giải giấc mơ của Artemidoros ở Daldis. Điều này không chỉ cho nội dung giấc mơ, mà cũng cũng cho nhân cách và vị trí xã hội của người mơ bị đưa vào sự suy xét, vì thế cùng nội dung giấc mơ có một ý nghĩa cho người giàu, người đã kết hôn, hay nhà hùng biện khác với cái áp dụng cho người nghèo, người độc than, hay, chúng ta hãy nói, một thương gia. Vì thế điểm cốt lõi của thủ tục này là việc lý giải đó không được áp dụng cho toàn bộ giấc mơ, mà cho từng phần riêng lẻ của nội dung giấc mơ, như thể giấc mơ là tập hợp của từng mảnh tín hiệu riêng lẻ cho sự xử lý đặc biệt. Những giấc mơ rời rạc và lộn xộn nhất định là những cái chịu trách nhiệu cho sự khám phá ra phương pháp mật mã.
Sự vô dụng của cả hai phương pháp lý giải ưa thích này đã không được nói đến. Liên quan đến cái nhìn khoa học về chủ đề này, phương pháp biểu tượng bị giới hạn trong việc áp dụng, và không dễ trình bày, với phương pháp mật mã mọi thứ phụ thuôc vào liệu “chìa khóa”, quyển sách của giấc mơ, có đáng tin hay không, và vì thế thiếu sự bảo đảm. Vậy nên người ta có thể bị xúi giục để gây ra sự tranh cãi giữa những nhà triết học và những nhà tâm thần học, và để bác bỏ vấn đề lý giải giấc mơ là hoàn toàn hão huyền.
Dù sao tôi cũng nghĩ khác. Tội bị buộc phải nhận thức rằng đây, một lần nữa, chúng ta có một trong những cảnh ngộ hiếm khi xảy ra nơi mà niềm tin phổ biến thời cổ được ngoan cố giữ lại dường như đến gần hơn với sự thật của vấn đề so với quan điểm của khoa học hiện đại. Tôi phải nhấn mạnh rằng giấc mơ thật sự không sở hữa một ý nghĩa, và rằng một phương pháp lý giải giấc mơ một cách khoa học là khả thi. Tôi đã tiếp cận những hiểu biết của tôi về phương pháp này theo cách sau đây.
Trong nhiều năm tôi bận rộn với việc giải quyết một số cấu trúc bệnh tâm thần – những ám ảnh kích động sợ hãi (hysteria), những ý tưởng ám ảnh và kiểu thế – với mục đích chữa trị. Tôi quá bận rộn, thực tế, thậm chí khi tôi nghe phát biểu của Joseph Breuer, về sự ảnh hưởng lên những cấu trúc này, như là những triệu chứng bệnh hoạn, giải pháp và cách chữa trị đến cùng nhau. Nơi có thể truy ra một ý tưởng bệnh hoạn đến với những yếu tố trong đời sống tinh thần của bệnh nhân để hiểu nguồn gốc của nó, ý tưởng này sẽ sụp đổ, và bệnh nhân được giải thoát khỏi nó. Theo quan điểm thất bại của một nỗ lực chữa trị khác của chúng tôi, và khi đối mặt với những đặc tính khó hiểu của những tình trạng bệnh hoạn này, nó dường như cuốn hút tôi, mặc kệ tất cả những khó khăn, để đi theo phương pháp được khởi xướng bởi Breuer đến khi thu được một sự sáng tỏ hoàn toàn với chủ đề này. Tôi sẽ có một dịp khác để đưa ra chi tiết về cách thức mà kỹ thuật của thủ tục này cuối cũng đã đảm đương, và kết quả những nỗ lực của tôi. Trong quá trình của những nghiên cứu phân tâm học này, tôi vô tình gặp vế đền về lý giải giấc mơ. Những bệnh nhân của tôi, sau khi tôi hứa để họ nói với tôi tất cả những ý tưởng và suy nghĩ đến với họ kết nối đến một chủ đề nhất định, liên quan đến những giấc mơ của họ, và do đó tôi biết rằng một giấc mơ có thể được nội suy trong móc nối tinh thần, thứ mà có thể lần ngược trở lại từ một ý tưởng bệnh hoạn trong ký ức của bệnh nhân. Bươc tiếp theo là xử lý giấc mơ như chính nó là một triệu chứng, và áp dụng cho nó phương pháp lý giải đã được dùng cho những triệu chứng như vậy. Đối với việc này, một phần chuẩn bị tinh thần nhất định của bênh nhân là cần thiết. Một nỗ lực gấp đôi được tạo ra, để kích thích sự chú tâm của anh ta đối với những cảm nhận tinh thần, và để loại bỏ sự khủng hoảng tinh thần trong cái mà anh ta nói chung có thói quen thể hiện những tư tưởng như vậy khi nó xuất hiện. Cho mục đích tự quan sát với sự tập trung cao, có thuận lợi là bệnh nhân sẽ chấp nhận một vị trí yên ả và nhắm mắt lại; anh ta phải được chỉ dẫn rõ ràng để loại bỏ tất cả khủng hoảng của những hình mẫu tư tưởng mà anh ta có thể nhận biết được. Anh ta cũng phải được bảo rằng thành công của Phân tâm học học phụ thuộc vào sự chú ý và sự truyền đạt của anh ta về mọi thứ xuất hiện trong tâm trí anh, và rằng anh ta không được phép tự bỏ qua ý tưởng bởi vì với anh ta nó dường như không quan trọng hoặc không liên quan đến chủ đề, hay một điều khác, vì nó dường như vô nghĩa. Anh ta phải bảo đảm chắc chắn là vô tư với những ý tưởng của anh ta; nếu anh ta không thành công trong việc tìm ra giải pháp mong muốn từ giấc mơ, ý tưởng ám ảnh hay kiểu thế, đó là vì anh ta tự cho phép mình chỉ trích chúng.
Tôi đã để ý trong quá trình nghiên cứu Phân tâm học của tôi rằng trạng thái tâm lý của một người với thái độ phản bác là hoàn toàn khác với một người có khả năng tự nhận xét những quá trình tinh thần của anh ta. Trong sự phản bác có một vở kịch lớn hơn của hoạt động tinh thần so với sự tự quan sát tập trung nhất; điều này được chỉ ra bởi cả thái độ căng thẳng và nheo mày của người trong trạng thái phản bác, cũng như đối lập với sự tĩnh lặng giả tạo của người tự nhận xét. Trong cả hai trường hợp đều phải được tập trung chú ý, nhưng người phản bác tạo sự hữu dụng với khả năng phê phán của anh ta, với kết quả đó anh ta loại bỏ một vài suy nghĩ hiện ra trong ý thức sau khi anh ta nhận thức được chúng, và đột ngột gián đoạn những suy nghĩ khác, vì thế anh ta không theo những dòng suy nghĩ những cái mà mặt khác sẽ khai phá cho anh ta; tuy nhiên trong khi đó đối với các suy nghĩ khác anh có có thể cư xử như kiểu là chúng không trở thành ý thức chút nào – điều đó nói rằng, chúng bị kìm nén trước khi bị nhận ra. Về người tự nhận xét, mặt khác, anh ta chỉ có một việc – kìm nén sự phê phán; nếu anh ta thành công, một lượng không giới hạn những suy nghĩ thâm nhập vào ý thức của anh ta, những suy nghĩ mà mặt khác đã lẩn tránh khỏi sự hiểu biết của anh. Với sự giúp đỡ của những nguyên liệu thu được theo cách đó – nguyên liệu mới đối với người tự nhận xét – có thể có được sự lý giải cho những ý tưởng bệnh hoạn, và cũng là những sự thành lập nên giấc mơ. Như sẽ được thấy, mục đích là đưa ra một trạng thái tinh thần ở vài mức độ tương tự, cũng như liên quan đến sự phân phối năng lượng tinh thần (sự tập trung lưu động), đến trạng thái của tâm trí trước khi rơi vào giấc ngủ – và tất nhiên cũng đến trạng thái thôi miên. Khi rơi vào giấc ngủ những “ý tưởng không mong muốn” xuất hiện, do sự nới lỏng của một hoạt động tùy hứng (và tất nhiên cả phê phán) nào đó, cái mà được cho phép ảnh hưởng đến xu hướng những ý tưởng của chúng ta; những ý tưởng không mong muốn kết hợp bị thay đổi trong những hình ảnh thị giác và thính giác. Trong điều kiện sử dụng để phân tích giấc mơ và những ý tưởng bệnh hoạn, hoạt động này bị gỡ bỏ thận trọng và có chủ đích, và năng lượng tinh thần vì thế được giữ lại (hay một vài phần của nó) được sử dụng trong việc chú tâm theo dõi những suy nghĩ không mong muốn cái mà giờ đây thoát ra bề mặt – những suy nghĩ mà giữ được sự đồng nhất của chúng như những ý tưởng (trong đó điều kiện khác với trạng thái rơi vào giấc ngủ). “Những ý tưởng không mong muốn” theo cách đó bị biến đổi thành “những ý tưởng khao khát”.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro