Chương 1 : Đường vào lửa

> Trích nhật ký – Hoàng Vy
Ngày 2 tháng 3 năm 1973, Hà Nội

> “Tôi viết những dòng nhật kí này trước giờ lên tàu.

Trời Hà Nội mưa bụi, lạnh lẽo mà lại yên ắng lạ thường. Đường phố ướt sũng, những tấm áo mưa mỏng manh như muốn tan vào trong làn sương sớm. Tôi khoác trên vai ba lô, tay cầm chiếc khăn tay do mẹ tôi để lại. Bà mất sớm, chưa từng thấy tôi mặc áo lính.

Tôi đã quyết định chọn đi B – không phải vì muốn mọi người biết đến một cái chết oanh liệt, mà vì tôi muốn cuộc  sống này sẽ có thêm nhiều điều có ý nghĩa hơn.

Tôi không biết đôi mắt của mình sẽ chứng kiến bao nhiêu cái chết, cũng chẳng biết chắc mình sẽ có ngày trở về.

Nhưng tôi lại ngầm chắc chắn một điều: tôi mang theo trái tim này,mang theo sự nhiệt huyết tuổi trẻ muốn đến đây để cứu lấy từng nhịp đập của người khác.

Nếu một ngày nào khi quyển nhật kí phai màu và dừng bất chợt ở trang hoặc dòng nào đó thì tôi ngừng viết… nghĩa là tôi đã để lại một phần máu thịt mình ở chiến trường.

Và nếu có ai vô tình đọc được những dòng này – hãy hiểu rằng, tôi không bao giờ hối hận với quyết định này.”

----------------------------------------------

Ga Hàng Cỏ, một buổi sớm tháng Ba, 1973.

Từng đợt cơn mưa bụi rơi như khói hương lạnh, phủ mờ đi những mặt kính toa tàu. Người ra đi, kẻ ở lại.Những cái nắm tay dằn vặt trong tiếc nuối, những giọt nước mắt bật trào trên từng khuôn mặt. Hình ảnh mẹ già còng lưng tiễn con ra trận bỗng chốc mờ nhòe đi bởi tiếng loa thông báo tàu rời bến. Khung cảnh chia ly đẫm nước mắt giờ như cây lá xa lìa cành.

*"Ngày ấy, chiến tranh ác liệt, để con đi thì tôi dễ mất con, giữ con lại thì mất nước, để cho hắn đi"* Trích lời của mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang

Hoàng Vy – nữ quân y trẻ vừa rời ghế trường y quân đội – lặng lẽ đứng nép bên một cột đèn. Mái tóc dài phần nào cũng đã che đi vành tai đỏ bầm vì lạnh, đôi mắt sáng nhưng cương nghị. Cô mặc áo trấn thủ, khoác ba lô, tay cầm một túi vải nhỏ – trong đó là băng gạc, thuốc men, một cuốn sổ tay, và… một chiếc khăn tay bạc màu, thêu chữ “M.L.” – tên viết tắt của mẹ cô: Mai Lan, nữ y tá đã hy sinh vào năm 1954 ở chiến khu Việt Bắc.

Cô tư Hương dúi vào tay Vy gói cơm nắm muối mè, rồi nói:

“Con đi, nhưng phải trở về. Nếu không trở về hãy sống làm sao cho xứng với người đã hy sinh vì 2 chữ 'Hoà Bình' .”

Khe khẽ gật đầu,Vy không ôm cô tư Hương vì sợ bản thân mình sẽ không kìm được mà khóc. Mà đã là lính ra trận, thì không được khóc.

-----------------------------------

Tàu dừng lại ở Đồng Hới. Từ đây, đoàn quân chia ra từng nhóm nhỏ, cùng nhau băng rừng theo tuyến đường mòn Trường Sơn. Không còn tiếng còi tàu, chỉ còn tiếng dép cao su rẽ lá mục, tiếng muỗi vo ve trong màn đêm buốt lạnh và tiếng đạn pháo vang vọng từ phía xa.

Vy cùng một tổ y tế gồm 3 người được giao nhiệm vụ tiếp quản trạm y tế dã chiến số 7, gần khe Ka Tang – nơi giao nhau giữa đường dây tiếp tế và đơn vị TNXP ( Thanh Niên Xung Phong)

Mỗi ngày ở đó là một cuộc chiến sinh tử. Không có buồng bệnh, không có bàn mổ. Chỉ có lán tre phủ lá rừng, nước đục hứng từ mưa, và nỗi mệt mỏi nằm sâu trong xương tủy.

Có vài đêm, Vy phải mổ tay cho một anh lính bị mảnh pháo găm vào bả vai, giữa ánh đèn dầu mờ và tiếng bom đạn vọng về từng nhịp. Máu bắn vào tay cô, thấm vào cả những dòng chữ trong nhật ký.

Thật ra cô không sợ máu. Nhưng cũng có lúc, cô sợ mình dần  quen với cái chết.

----------------------------------------

Chiều hôm ấy, một tiếng nổ rất lớn làm rung cả khu rừng già. Chợt có tin báo về: đội thanh niên xung phong trúng bom của dịch ở điểm tiếp tế số 4.

Không đợi thêm phút giây nào nữa,Vy vội vàng khoác lấy cái túi, theo hai người lính y tế lao thật nhanh  về hướng đó. Mưa bắt đầu rơi từng hạt– không ào ạt – mà dai dẳng, âm thầm như nước mắt.

Trên bãi đất trống, cây cối đổ rạp đi phân nửa, đất lở nham nhở, máu loang lổ đỏ ướt cả gốc rễ. Người nằm co quắp lại, người gào gọi tên đồng đội. Thậm chí có người còn gào lên 2 tiếng "Mẹ ơi!".

Rồi bỗng dưng Vy thấy một cô gái trẻ nằm nghiêng bên cạnh một con suối cạn, người dính đầy bùn đất, mái tóc đen dài xõa ướt, khuôn mặt tím tái. Cô vẫn nắm chặt trong tay chiếc khăn rằn – biểu tượng của thanh niên xung phong.

Vy quỳ xuống, áp tai lên ngực cô. Nhịp tim yếu. Cô kiểm tra mạch – đập chậm, lẫn lộn. Vết bầm lan ở mạn sườn. Có thể gãy xương, chấn thương kín.

“Nghe tôi không? Cô tên gì?” – Vy lay nhẹ người con gái đó.

Cô gái không đáp lại. Đôi môi khô nứt chỉ mấp máy rất khẽ.

Không thể chờ thêm. Vy cúi xuống, cõng cô gái trên lưng, chạy ngược về trạm giữa cơn mưa lạnh như kim đâm.

“Cố lên. Em chưa được chết đâu.”

---------------------------------------------

Đêm đầu tiên.

Trạm y tế lập tức tiếp nhận. Vy đích thân lau sạch vết thương, rửa bụng, kiểm tra ngực và đầu. Trán cô gái nóng hầm hập, mồ hôi rịn qua từng kẽ tóc. Áo rách, da trầy, nhưng đôi bàn tay vẫn nắm chặt khăn rằn không rời.

Vy ngồi bên cô suốt đêm, tay giữ nhẹ bàn tay kia. Cô chưa từng để tâm đến một bệnh nhân nào nhiều như thế.

Có lẽ vì ánh mắt lúc nửa mê nửa tỉnh của cô gái ấy đã chạm vào một phần nào đó trong lòng Vy – một nơi mà cô tưởng mình đã khóa lại từ lâu.

Gần sáng, cô gái mở từ từ đôi mắt ra. Mắt cô sâu, đục mờ vì sốt, nhưng vẫn ánh vẻ kiên cường bất khuất của người phụ nữ Việt Nam

“Mấy đứa trong tổ của em… có ai còn sống không hở?” – Câu hỏi đầu tiên sau khi tỉnh dậy của cô là đồng đội của mình.

Vy không biết phải trả lời sao. Cô cúi đầu, siết nhẹ tay cô gái:

“Chị không biết. Nhưng em còn sống – và chị đã giữ được điều đó.”

“Tên em là Linh… Nhật Linh.” – Cô thều thào.

Vy khựng lại. Đôi mắt cô dừng nơi gò má đang đỏ ửng của Linh.

“Vy. Chị là Vy. Quân y.”

Giữa ánh sáng yếu ớt của đèn dầu, hai người nhìn nhau. Không nói. Không động. Nhưng trong giây phút ấy, có một điều gì đó – âm thầm – lặng lẽ – bắt đầu nảy mầm.

----------------------------------------

Hôm đó, Vy ghi vào sổ nhật ký một dòng ngắn ngủi:

“Tên của cô ấy là Nhật Linh,là một người trong nhóm thanh niên xung phong
Tay rất ấm áp nữa
Và lần đầu tiên sau bao nhiêu lần tiếp xúc với những người bị thương , mình đã không muốn ai chết thêm nữa.”

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro