Hai đời làm "Hoa" - 33
Triều Đại Yến là một triều đại cực kỳ mang tính hý kịch, cũng là thời đại mà đời sau gom góp tư liệu nghiên cứu nhiều nhất.
Trong đó, thời kỳ được hoan nghênh nhất chính là thời Chính Đức đế. Ngoài chính bản thân vị Hoàng đế này ra, ba vị Thám hoa dưới thời Chính Đức càng trở thành đề tài được vô vàn tiểu thuyết, phim điện ảnh, phim truyền hình chen nhau sử dụng, khiến cho đời sau không thèm đoái hoài gì đến các Trạng nguyên.
Mặt hoa da tuyết, Phùng Thám hoa không cần bàn tới, nhan sắc đương nhiên đứng đầu ba vị Thám hoa. Trải qua hai triều vua, chức quan lên tới Tể tướng, thuộc tính u minh băng sơn. Suốt cuộc đời vô vàn câu chuyện vô số lần thăng hoa, chẳng những bầu bạn sinh tử cùng phu nhân, mà còn bầu bạn sinh tử cùng Chính Đức đế.
Cho dù nội dung BG hay BL đều cực kỳ hấp dẫn, quả thực là người thắng cuộc lớn nhất. Bất kể là phương diện nào cũng đều đáng giá lật ra lật lại đánh giá nghiên cứu tới nát luôn.
Vô tiền khoáng hậu, Phó Thám hoa càng là phi thường. Bà ấy là một Thám hoa nương tử chân chính, mệnh danh Khuê các Đại học sĩ, vô vàn trước tác lưu truyền hậu thế, ảnh hưởng rất sâu rộng tới xu hướng thơ văn lẫn tài năng cho những đời sau. Hoàng đế đương triều lẫn rất nhiều vị hoàng đế về sau đều là fan hâm mộ của bà.
Nhưng địa vị, tài hoa học thuật lẫn danh vị người bảo vệ nữ quyền đầu tiên lại không phải nguyên nhân chính khiến người sau ưa thích lôi chuyện đời bà ra sáng tác lấy cảm hứng. Nghe đâu ban đầu bà chỉ là một tỳ nữ nho nhỏ, cuối cùng thi đỗ và kết hôn với Truyền lư cũng chính là công tử của mình! Mặc dù sử sách chỉ để lại vài dòng ngắn ngủi về sự việc 'tranh dắt ngựa ở điện Kim Loan" nọ, nhưng đó cũng là chuyện tình lưu danh sử sách chính thống nha!
Tỳ nữ và công tử, hai nhỏ vô tư, thanh mai trúc mã, cùng nhau phấn đấu. Cuối cùng là Thám hoa nương tử gả cho Truyền lư công tử... Chao ôi là đáng yêu, chao ôi là hạnh phúc!
Cơ mà người được lấy cảm hứng sáng tác nhiều nhất về sau lại chính là Lâm Thám hoa Lâm tri sự lang, người đời kính xưng một tiếng "Mai quân tử"!
Cả đời không kết hôn, Lâm tri sự lang chỉ làm quan tới hơn ba mươi tuổi là từ quan. Xét về lý lịch, xem ra là bình thường nhất trong ba vị Thám hoa.
Nhưng là, di sản để lại cho hậu thế là vô vàn bản nhạc cùng với vô số giai thoại phong lưu không đếm nổi. Rất nhiều vị tài nữ tuyệt diễm chốn thanh lâu đều ái mộ ông, làm thơ vẽ tranh viết chữ về ông, đồng thời còn trân quý giữ lại các bức thư từ qua lại.
Tới nay ở bảo tàng di sản còn lưu trữ được bản gốc mấy bức thư chính tay ông viết, cùng với các bức họa mà những hồng nhan tri kỷ của ông vẽ tặng.
Thế nhưng, vô vàn hồng nhan tri kỷ ấy đều không tiếc lời bảo vệ danh dự cho ông, dường như cho tới khi tạ thế ông vẫn còn thanh bạch.
Tôn Lục Nương, người được đời sau tôn xưng là sáng tạo ra hệ thống phòng trà nghe nhạc, luôn nhắc tới ông với lòng biết ơn sâu sắc. Bà từng hạ bút viết một cuốn "Mai quân tử truyện", về sau trở thành tác phẩm tiêu biểu văn học nước nhà trong chương trình học. Dùng hoa mai để ẩn dụ con người, được đánh giá rất cao về văn chương trên các diễn đàn văn học.
"Mai quân tử truyện" được khen là một tác phẩm trữ tình độc đáo nhất.
Tới tận bây giờ, các bản nhạc do Lâm Thám hoa sáng tác vẫn được lan truyền rộng rãi. Số tác phẩm truyền kỳ lấy ông làm nhân vật chính dưới bối cảnh triều Đại Yến nhiều không kể xiết. Ấy thế nhưng sự thể về đời sống tình cảm của ông vẫn là một bí ẩn không lời đáp.
Có người cho rằng ông và Tôn Lục Nương âm thầm yêu nhau cả đời, cuối cùng do thân phận hai người cách biệt quá lớn, một công tử thế gia và một cô nương thanh lâu, khiến cho hai người không thể không buồn bã chia xa. Bằng chứng: Tôn Lục Nương là người duy nhất từng sánh tên với Lâm Thám hoa trên dòng tác giả phổ nhạc.
Nhưng lại có người cho rằng, người yêu thực sự của ông chính là chuyên gia bình luận âm nhạc Thiết Bán Tàn. Thân phận "bạn thân", "tri kỷ" như Tử Kỳ gặp Bá Nha ấy chỉ để che giấu thực tế. Bởi vì bằng chứng là sau khi Lâm Thám hoa từ quan, Thiết Thanh đổi tên là Thiết Bán Tàn phụng mệnh vua đi theo. Nhưng nguyên do cũng vì thân phận quá cách biệt, Lâm Hoa thân là con em thế gia và Thiết Bán Tàn thân là hoạn quan, không có cách nào công khai sống chung cả.
Nhưng rồi lại có người cho rằng, người mà Lâm Thám hoa thực sự yêu mến nhất chính là anh họ Lâm Mậu của mình. Bằng chứng quan trọng nhất là số thư từ giữa hai người họ được giữ gìn cẩn thận đầy đủ nhất, ngay cả bản gốc cũng vẫn được trân trọng bảo tồn ở Lâm gia. Nhưng mà từ đó tại làm sao mà nhìn ra tình yêu trong đó thì phải hỏi đám hậu thế có trí tưởng tượng quá khủng bố kia.
Còn một đối tượng scandal khác mà mọi người đều nhất trí dù không nói ra, ấy chính là vị Thám hoa nương tử mà Lâm tri sự lang từng cạnh tranh dắt ngựa kia.
Hơn nữa, ông ta được gọi là "cha đẻ đường quốc lộ."
Nửa đời sau của ông ta, bàn chân đã đặt lên mỗi một tấc đất thuộc lãnh thổ Đại Yến, đồng thời quy hoạch ra mạng lưới quốc lộ rộng lớn nhất đương thời. Trong ngự thư phòng ở hoàng cung Đại Yến, từ thời Chính Đức đế trở đi đều treo tấm bản đồ quy hoạch đó, thay không biết bao nhiêu bản để cải tiến bổ sung theo tiến độ thi công, mãi tới thời Văn Chiêu đế mới kết thúc.
Ngay ở thời hiện đại khoa học kỹ thuật phát triển này, vẫn có vô vàn tuyến đường chính được xây dựng dựa trên quy hoạch mạng lưới đường xá của ông ta.
Tài hoa rực rỡ, cao lớn anh tuấn, thêm các tuyến tình cảm mơ hồ không chắc chắn nhưng tuyến nào cũng đủ yếu tố ngược luyến bi thương, bản thân từng tự nhận "Giữ thân thanh bạch trên cõi đời", thuộc hệ phái siêu cấp cấm dục.
Nên là cực kỳ có không gian phát huy trí tưởng tượng sáng tạo mà sáng tác.
Còn may là Lâm Hoa không biết đời sau sẽ nói gì về bản thân.
Mà cho dù có biết, chàng chắc cũng chỉ bất đắc dĩ trợn mắt là cùng.
Cả đời này, quả thực Lâm Hoa chưa từng động lòng.
Cũng chẳng có gì đặc biệt. Bao nhiêu người xuất gia cả đời tuân thủ giới luật cũng vẫn sống được bình thường tử tế đó thôi. Mà quái đản nhất là nếu có người phụ nữ nào sớm tang chồng rồi thủ tiết ở góa cả đời, chưa từng có ai quan tâm xem bà ấy/cô ấy có bị khổ sở khi nhu cầu tính dục không được bảo đảm không. Thế nhưng chỉ cần một người đàn ông không có nhu cầu abcxyz là ai nấy xung quanh đều nhấp nhổm lo lắng thay cho họ.
Thật đúng là méo hiểu nổi.
Vụ scandal tranh nhau dắt ngựa cho Thám hoa nương tử, chàng hoàn toàn vô tội. Dùng đầu gối nghĩ cũng biết đó là trò đùa nhây của tên hoàng đế lưu manh mà? Còn chàng bị thế lực hắc ám đe dọa nên mới không còn cách nào phải tuân theo.
Tất cả là do gã lưu manh kia ăn no rửng mỡ...
Còn thì đám hoa đào nghe đồn chốn thanh lâu, đến chết chàng vẫn không hiểu đâu vào đâu cả. Trong mắt chàng mà nói, Lâm Hoa chỉ đơn giản là được hưởng thụ sự ái mộ của fan như một ngôi sao, một Thiên vương, một thần tượng cho dù ở triều Đại Yến mà thôi. Fan hâm mộ viết thư cho chàng hỏi thăm, nếu rảnh thì chàng sẽ viết thư trả lời thôi. Còn thì thân phận thật của fan đằng sau lá thư là gì... trong thư đâu có nói?
Nhân viên của mình là fan não tàn, nên chàng cũng tương đối bao dung các nàng ấy mà thôi.Còn Thiết Thanh, ấy là bạn thân, là tri kỷ của chàng.
Ban đầu chàng từ quan vì lý tưởng cá nhân. Thiết Thanh không phải bị chàng thuyết phục đi cùng mình, mà là bị hoàng đế lưu manh đóng gói (buộc nơ) ném cho chàng dắt theo!
Ngày xưa Lâm Hoa vốn giúp bác cả gái thành lập và xử lý hệ thống phân phối hàng hóa Bắc Nam đúng không? Về sau tuy chàng không tiếp tục quản lý nhưng lâu lâu cũng sẽ hỏi thăm và nêu ý kiến. Kết quả là chàng phát hiện ra quy hoạch đường xá quan đạo của Đại Yến quả thực là rối như mớ bòng bong.
Ban đầu chàng chỉ sửa sang lại đường xá xung quanh kinh thành, về sau càng lúc càng thấy hứng thú với việc vẽ bản đồ địa hình và quy hoạch giao thông đi lại. Nhưng rõ ràng triều đình không quá coi trọng công việc này, mà muốn quan tâm sửa đổi cũng không biết nên bắt đầu từ đâu.
Theo dõi và suy nghĩ vài năm, Lâm Hoa bàn bạc với Phùng tể tướng rồi quyết định từ quan để tự mình thực hiện. Nếu không chờ quốc gia bắt đầu làm e là quá muộn.
Chàng cũng biết, quy mô công việc này thực sự khổng lồ, chắc chắn không thể hoàn thành trong thời Chính Đức đế, thậm chí cả sau này trong nhiệm kỳ Thái tử làm vua, việc đó quá không thực tế. Cơ mà ít nhất phải lên kế hoạch hoàn chỉnh, có quy hoạch hệ thống rõ ràng.
Hoàng đế lưu manh cực kỳ khen ngợi quyết định đó, nên đóng gói nguyên một đoàn đội đi theo chàng làm việc, trong đó bao gồm Thiết Thanh. Đồng thời chàng cũng được trao quyền lợi điều động toàn bộ thành viên Tước nhi vệ của cả nước... Nghe qua cực kỳ hoành tráng đúng không??
Má nó chứ tên hoàng đế đó méo cho chàng xu nào làm kinh phí hoạt động nha, shit! (đoạn này nguyên văn là chửi tục thật đó mà nói giảm nói tránh rồi đó!)
Thế nên kết quả là chàng phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân để dùng vào việc xây dựng bản đồ địa hình và quy hoạch đường quốc lộ cả nước. Nếu không phải giờ chàng đã đường đường chính chính làm phó tổng đầu lĩnh của Tước nhi vệ, có thể lấy việc công làm việc tư, sai người bảo vệ cơ nghiệp của mình, e là chàng còn lâu mới thèm nhúng tay làm.
Tui kiếm tiền giỏi đâu phải cái cớ để mấy người tận dụng vắt kiệt sức lao động như thế chứ? Gặp lưu manh, cả đời đúng là bị hủy hoại, f*k! Cái danh Quốc công hão ấy để làm cái méo gì kia chứ?
Ban cho làm Quốc công nhưng lại không ban cho phủ Quốc công!
Ta thề không đội trời chung với tên hôn quân mát dại kia!
... Ừ, dùng đầu gối nghĩ cũng biết lời thề méo có tác dụng gì. Lâm Hoa vẫn nổi danh một đời "trung quân ái quốc" trong sử sách!
Thật ra thì nghĩ mà xem, cả cuộc đời ông sống cực kỳ tự do phóng túng, sung sướng tiêu sái. Bàn chân đi khắp mọi miền Đại Yến, thích ăn thì ăn thích uống thì uống thích chơi gì thì chơi. Với thói quen quản lý theo xu hướng ủy quyền cấp dưới của ông, nhân viên hì hục bán mạng làm việc còn chính bản thân ông thì chỉ việc ngồi đếm tiền và hưởng thụ, hoàn toàn không vấn đề.
Mà vui nhất, ấy là Thiết Thanh luôn ở bên ông.
Người mà ông cảm thấy áy náy nhất, cũng là Thiết Thanh. Sức khỏe huynh ấy không tốt lắm, nhưng vẫn không oán hận không hối tiếc mà đi theo ông dầm mưa dãi nắng khắp non sông từ bắc tới nam.
Khi cuối cùng Thiết Thanh nhắm mắt trong vòng tay ông, Lâm Hoa suýt nữa khóc ra máu.
Nhưng cũng không sao, cũng sắp tới lúc ông phải ra đi rồi.
Lâm Mậu và ông, hai mái đầu đều đã bạc màu sương gió. Nhưng điều may mắn nhất là Mậu ca mạnh khỏe hơn ông nhiều lắm, còn có thể ở lại hưởng phúc con cháu thêm nhiều năm.
Lâm Mậu ghì bàn tay ông khóc ròng, các cháu trai gái đứng xung quanh ông cũng nức nở gạt lệ.
Thật ra lúc Lâm Hoa cảm nhận được thời gian của mình không còn dài nữa, cũng từng nghĩ đến việc hay là cứ lặng lẽ rời đi ở nơi xa.
Nhưng mà như thế thì sẽ tàn nhẫn lắm, tàn nhẫn với Mậu ca của ông lắm.
Ông nhất định phải về, phải nói lời cuối với Lâm Mậu.
Khi ý thức bắt đầu mơ hồ, Lâm Hoa mỉm cười nhẹ nhàng với Lâm Mậu. "A huynh, đừng buồn quá nhé!"
Có lẽ, kiếp sau chúng ta sẽ gặp lại nhau.
Lâm Mậu ghé lại bên tai ông, nghẹn ngào nói. "... Em trai, kiếp sau chúng ta sẽ là anh em ruột thịt!"
Được, được đấy.
Ông không có gì phải đau buồn cả. Cuộc đời này của ông đã mãn nguyện lắm rồi. Cuộc đời này của ông đã xuất sắc lắm rồi.
Ông biết, Mậu ca đã viết tên Thiết Thanh vào gia phả, là nghĩa huynh của ông. Như vậy Thiết Thanh có thể được chôn ở phần mộ gia tộc họ Lâm. Mậu ca đã đồng ý với ông sẽ hỏa táng sau khi ông ra đi, rồi đặt hũ tro của cả ông lẫn Thiết Thanh chung một chỗ, chính thức là nằm chung một mộ.
Cám ơn chế độ nghĩa huynh nghĩa đệ của triều Đại Yến vẫn rất nghiêm chỉnh, có thể ghi tên vào gia phả của nhau.
Biết làm sao được, Thiết Thanh xưa nay tính tình phóng khoáng dễ thỏa mãn, ấy nhưng lại buồn bã thương tâm vì không có tên trong gia phả của gia tộc.
Huynh đệ, giờ chúng ta sẽ mãi mãi chung một chỗ.
Trong thời khắc ranh giới giữa sự sống và cái chết, Lâm Hoa vẫn miên man nghĩ ngợi... Khoan đã? Hay là huynh muội nhỉ? Tí thì quên ta là người chuyển giới...
Ông dùng nốt chút sức lực cuối cùng để nhìn Lâm Mậu chăm chú lần cuối, rồi mỉm cười nhắm mắt.
Khi đưa tang Lâm Hoa, Lâm Mậu đau thương rã rời tự tay ôm hũ tro cốt của Lâm Mậu, mặc cho con cháu khuyên nhủ thế nào cũng nhất quyết không buông tay.
Cả thành cùng buồn thương than khóc. Phướn trắng che trời, tiền giấy như mưa, khắp mọi con đường ngõ hẻm người người lập bàn thờ cúng tế không ngớt. Quá nửa kinh thanh vang tiếng nhạc đưa tang, toàn bộ nhân viên dưới quyền Lâm Hoa cùng vang tiếng khóc, cực kỳ bi ai thê thảm.
Lâm Mậu ôm hũ tro cốt, cưỡi một con ngựa trắng, chầm chậm gõ móng đi về phía ngoại ô.Cuối cùng, ông tự tay đặt hũ tro cốt vào huyệt mộ, sát cạnh hũ tro cốt của Thiết Thanh đã nằm sẵn từ lâu.
"... Em trai à sao chú ngốc thế!" Lâm Mậu tuôn lệ như mưa. "Ít nhất cũng phải cho người ta chút danh phận chứ? Chôn chung một chỗ mà không có danh phận rõ ràng thì còn ra thể thống gì?!"
Rồi ông khẽ vỗ nhẹ hũ tro. "Đừng sợ, chú không phải sợ. Thiết Thanh nhà chú giờ ở bên chú rồi... Anh cả chắc là cũng ở đó đúng không? Chờ anh thêm vài năm rồi anh cũng xuống đoàn tụ với mọi người nhé. Ba anh em thế hệ chúng ta rồi cũng vẫn sẽ ở bên nhau thôi."
Đám con cháu xung quanh nghe vậy dựng tóc gáy, vội vàng vừa dỗ dành vừa đỡ tay Lâm Mậu kéo ra khỏi nhà mồ.
Mộ được niêm phong.
Về sau có lời đồn rằng mỗi đêm trăng thanh gió mát, xung quanh mộ Lâm Hoa luôn văng vẳng tiếng cầm tiêu hợp tấu.
Tiếng đàn lanh lảnh cao nhã như tiếng nhạc trời, còn tiếng tiêu, thôi bỏ đi, chỉ toàn phá điệu, nhưng mà không hiểu sao vẫn hòa tấu vô cùng hớn hở.
Biết làm thế nào được, luyện thổi tiêu cả đời mà Thiết Thanh vẫn chỉ biết viết bình luận âm nhạc mà thôi... Nếu không tại sao người đời lại gọi ông ta là Thiết Bán Tàn kia chứ?
Nghe đâu, khúc nhạc thường nghe thấy nhất tên là "Cao sơn lưu thủy".
(hết chính văn - 2016)
*** Còn 1 phiên ngoại mà má Điệp bổ sung 2 năm sau, năm 2018, về Thiết Thanh và Lâm Hoa.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro