ham doi tau san bay My trong ww2

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York

Đặt lườn: 15 tháng 3 năm 1943

Hạ thủy: 20 tháng 8 năm 1944

Đỡ đầu: Millard E. Tydings Hoạt động: 28 tháng 1 năm 1945

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 28 tháng 2 năm 1974

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): năm 1955

Ngừng hoạt động: 8 tháng 5 năm 1963

Xóa đăng bạ: tháng 5 năm 1973

Tặng thưởng: 2 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 3.448 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa USS Antietam (CV/CVA/CVS-36) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất trong hoặc ngay sau Thế Chiến II. Đây là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ mang cái tên này, được đặt theo trận Antietam (Maryland) vào thời Nội chiến Hoa Kỳ. Antietam được đưa vào hoạt động vào tháng 1 năm 1945, quá trễ để có thể tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Viễn Đông, nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1949; nhưng sự bùng nổ của Chiến tranh Triều Tiên buộc phải đưa nó ra hoạt động trở lại, nơi nó đã phục vụ và được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến đấu. Vào đầu những năm 1950, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công với ký hiệu CVA, rồi sau đó thành một tàu sân bay chống tàu ngầm với ký hiệu CVS. Sau khi cuộc xung đột tại Triều Tiên chấm dứt, nó trải qua phần còn lại của cuộc đời phục vụ tại Đại Tây Dương, vùng biển Caribbe và Địa Trung Hải. Từ năm 1957 cho đến khi ngưng hoạt động, nó phục vụ như một tàu sân bay huấn luyện của Hải quân Mỹ ngoài khơi Florida. Antietam được trang bị một cầu tàu nhô ra bên mạn trái vào năm 1952, khiến nó trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên trên thế giới có một sàn đáp chéo góc thực sự. Nhưng nó không được nhận thêm bất kỳ một sự cải tiến hiện đại hóa nào khác, nên trong suốt quãng đời phục vụ nó vẫn giữ lại dáng dấp của một con tàu lớp Essex thời Đệ Nhị thế chiến. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1963, và được bán để tháo dỡ vào năm 1974. [sửa] Thiết kế và chế tạo Antietam là một trong số những chiếc Essex "thân dài" mà một số tác giả tách thành lớp Ticonderoga. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 3 năm 1943 tại Xưởng hải quân Philadelphia New York; được hạ thủy vào ngày 20 tháng 8 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà Millard E. Tydings, phu nhân Thượng nghị sĩ tiểu bang Maryland Millard Tydings; và được đưa vào hoạt động ngày 28 tháng 1 năm 1945, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân James R. Tague. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II và cuộc chiếm đóng Nhật Bản Chiếc tàu sân bay hoàn tất việc trang bị tại Philadelphia vào ngày 2 tháng 3 năm 1945, khi nó lên đường để chạy thử máy. Chiếc tàu đi đến Hampton Roads ngày 5 tháng 3 và thực hiện các hoạt động ngoài khơi Norfolk cho đến ngày 22 tháng 3, khi nó rời vịnh Chesapeake hướng đến Trinidad ở Đông Ấn thuộc Anh. Sau khi kết thúc chuyến đi thử máy, Antietam quay trở về Philadelphia ngày 28 tháng 4 thực hiện các hiệu chỉnh sau thử máy. Nó hoàn tất các công việc sửa chữa vào ngày 19 tháng 5 và rời Philadelphia cùng ngày hôm đó. Sau một chặng dừng ba ngày tại Norfolk, chiếc tàu chiến tiếp tục hành trình đi đến kênh đào Panama cùng với những chiếc Higbee, George W. Ingram và Ira Jeffery. Nó đi đến Cristóbal vào ngày 31 tháng 5, băng qua kênh đào ngày hôm sau, rồi tiếp tục hành trình dọc bờ biển đến San Diego. Nó dừng tại San Diego từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 6 trước khi bắt đầu chặng đầu tiên của chuyến đi vượt Thái Bình Dương. Antietam đi đến Trân Châu Cảng ngày 19 tháng 6, và ở lại vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii tiến hành các hoạt động huấn luyện cho đến ngày 12 tháng 8. Ngày hôm đó, nó lên đường hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương. Ba ngày sau khi rời Oahu, nó nhận được tin tức về việc Nhật Bản đầu hàng và kết thúc các hoạt động chiến sự. Do đó, vào lúc chiếc tàu sân bay đi đến đảo san hô Eniwetok ngày 19 tháng 8, nhiệm vụ giao cho nó được thay đổi sang hỗ trợ cho việc chiếm đóng năm. Ngày 21 tháng 8, "Antietam" rời vũng biển san hô cùng với tàu sân bay hạng nhẹ Cabot và các tàu khu trục hộ tống hướng đến Nhật Bản. Trên đường đi, chiếc tàu sân bay bị hư hỏng nhẹ bên trong, buộc nó phải ghé qua cảng Apra, Guam, để xem xét. Sau khi xác định các hư hỏng nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt động thông thường, Antietam tiếp tục hành trình vào ngày 27 tháng 8; tuy nhiên vào lúc đó, điểm đến của nó đã được thay đổi đến bờ biển Châu Á. Nó ghé qua Okinawa từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, rồi đi đến vùng biển ngoài khơi Trung Quốc gần Thượng Hải ngày hôm sau. Chiếc tàu sân bay tiếp tục ở lại khu vực Viễn Đông trong hơn ba năm. Thoạt tiên nó hoạt động tại khu vực Hoàng Hải trong khi các liên đội không quân của nó hỗ trợ cho việc chiếm đóng của lực lượng Đồng Minh tại khu vực Bắc Trung Quốc, Mãn Châu và Triều Tiên. Sau đó, phi công của chiếc tàu sân bay thực hiện các nhiệm vụ trinh sát tại khu vực xảy ra cuộc nội chiến giữa các lực lượng cộng sản và quốc gia, mà kết quả cuối cùng là lực lượng quốc gia của Tưởng Giới Thạch phải tháo chạy khỏi lục địa sang Đài Loan và sự thành lập nhà nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Trong suốt giai đoạn này, Antietam còn ghé thăm các cảng Nhật Bản, Philippines, Okinawa và quần đảo Marianas. Vào đầu năm 1949, nó kết thúc chuyến phục vụ tại Viễn Đông và quay về Hoa Kỳ để được cho tạm ngưng hoạt động. [sửa] Chiến tranh Triều Tiên Antietam ở lại lực lượ́ng dự bị tại Alameda, California cho đến mùa Hè năm 1950, khi các lực lượng cộng sản bắt đầu xâm chiếm Nam Triều Tiên. Nó bắt đầu được chuẩn bị cho tái hoạt động vào ngày 6 tháng 12 và chính thức hoạt động trở lại vào ngày 17 tháng 1 năm 1951 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân George J. Dufek. Chiếc tàu sân bay bắt đầu tiến hành chạy thử máy, huấn luyện và chuẩn nhận hoạt động trên tàu sân bay cho các liên đội máy bay phối thuộc dọc theo bờ biển California, trước tiên tại khu vực ngoài khơi Alameda, và kể từ ngày 14 tháng 5, ngoài khơi San Diego. Nó thực hiện một chuyến đi đến Trân Châu Cảng rồi quay trở về San Diego vào tháng 7 và tháng 8 năm 1951 trước khi lên đường ngày 8 tháng 9 hướng sang Viễn Đông. Antietam đến nơi vào cuối mùa Thu, và đến cuối tháng 11 bắt đầu đợt bố trí tác chiến duy nhất trong suốt cuộc đời hoạt động của nó. Trong đợt này, chiếc tàu sân bay thực hiện bốn chuyến đi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77 đến khu vực chiến sự ngoài khơi bờ biển Triều Tiên. Giữa các chuyến đi, nó quay về Yokosuka, Nhật Bản. Lực lượng không quân của nó thực hiện nhiều loại phi vụ khác nhau nhằm hỗ trợ cho lực lượng Liên Hiệp Quốc chiến đấu chống lại lực lượng Bắc Triều Tiên. Các phi vụ này bao gồm tuần tra chiến đấu, phá hủy các con đường tiếp liệu, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ, trinh sát, tuần tra chống tàu ngầm và đột kích ban đêm. Từ cuối tháng 11 năm 1951 đến giữa tháng 3 năm 1952, các liên đội không quân của Antietam đã thực hiện gần 6.000 phi vụ các loại. Nó quay về Yokosuka vào ngày 21 tháng 3 năm 1952, kết thúc đợt hoạt động thứ tư cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77, và chuẩn bị cho hành trình quay trở về Hoa Kỳ. [sửa] Những năm sau đó Chiếc tàu sân bay quay trở về nhà vào tháng 4 năm 1952, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương một thời gian ngắn. Nó được cho hoạt động trở lại vào cuối mùa Hè năm đó, và đến tháng 8 Antietam đi băng qua kênh đào Panama gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương. Sang tháng 9, chiếc tàu sân bay vào xưởng hải quân New York để được cải tiến đáng kể; và sang tháng 10, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công với ký hiệu CVA-36. Cuối cùng vào tháng 12 Antietam ra khỏi xưởng tàu với một sàn đáp chéo góc đầu tiên trên thế giới, không tính đến các thử nghiệm ban đầu với những lằn sơn chéo trên một đường băng thẳng. Nó hoạt động ngoài khơi Quonset Point, Rhode Island, cho đến đầu năm 1955. Trong giai đoạn này nó tham gia nhiều cuộc tập trận của toàn hạm đội cũng như riêng lẽ. Sau khi được xếp lại lớp thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (ASW) vào tháng 8 năm 1953, CVS-36 Antietam tập trung vào việc huấn luyện hoàn thiện kỹ năng tìm và diệt tàu ngầm. Vào tháng 1 năm 1955, nó thực hiện một chuyến đi đến khu vực Địa Trung Hải nơi nó phục vụ cùng Đệ Lục hạm đội cho đến tháng 3. Quay trở lại nhiệm vụ chống tàu ngầm cùng với lực lượng hạm đội Đại Tây Dương, nó hoạt động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến mùa Thu năm 1956. Đến tháng 10 năm đó, nó thực hiện chuyến đi đến vùng biển Đông Đại Tây Dương tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm trong khối NATO và viếng thăm hữu nghị các cảng thuộc các nước Đồng Minh. Trong khi chiếc tàu sân bay đang viếng thăm Rotterdam, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez nổ ra tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Antietam buộc phải rút ngắn chuyến viếng thăm Hà Lan và hướng đến khu vực xung đột nhằm tăng cường cho lực lượng của Đệ Lục hạm đội trong nhiệm vụ di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Alexandria, Ai Cập. Sau khi kết thúc sứ mạng này, nó tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện chống tàu ngầm cùng với các sĩ quan hải quân Ý trên tàu, trước khi quay trở về Quonset Point ngày 22 tháng 12 năm 1956. Sau khi tiếp tục các hoạt động thường xuyên ngoài khơi bờ Đông Hoa Kỳ vào đầu năm 1957, Antietam được giao vai trò huấn luyện cùng Căn cứ Huấn luyện Không lực Hải quân ở Pensacola, Florida từ ngày 21 tháng 4 năm 1957. Tuy nhiên, cảng nhà của nó lại được đặt tại Mayport vì những chiếc tàu có mớn nước như nó không thể vào được cảng Pensacola. Trong gần hai năm, chiếc tàu sân bay hoạt động ngoài khơi Mayport huấn luyện các phi công hải quân mới và tiến hành thử nghiệm các thiết bị hàng không mới, đáng kể nhất là hệ thống hạ cánh tự động của hãng Bell vào tháng 8 năm 1958. Nó cũng tham gia các chuyến đi huấn luyện học viên mới của Học viện Hải quân hàng năm mỗi mùa Hè. Đến tháng 1 năm 1959, sau khi hoàn tất việc nạo vét luồng vào Pensacola đủ độ sâu, cảng nhà của Antietam được chuyển từ Mayport đến Pensacola. Trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời hoạt động, chiếc tàu sân bay hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Pensacola như một tàu huấn luyện không lực hải quân. Sàn tàu của chiếc Antietam từng phục vụ như là bệ phóng cho chuyến bay khí cầu lên tầng bình lưu của Trung tá Hải quân Malcolm D. Ross và Thiếu tá Hải quân Victor A. Prather, cả hai đều thuộc Hải quân Hoa Kỳ, vào ngày 4 tháng 5 năm 1961. Chuyến bay này thiết lập một kỷ lục thế giới tuyệt đối chính thức (cho đến nay vẫn chưa bị phá) về độ cao của một khí cầu có người lái lên đến 34.668 m (113.740 ft). Chuyến bay này được diễn ra tại vịnh Mexico. Tuy nhiên trong quá trình thu hồi, Prather bị tụt ra khỏi giá cứu nạn của máy bay trực thăng đến vớt, rơi xuống mặt biển và qua đời do chấn thương bên trên tàu Antietam. Commander Ross vẫn được vớt an toàn.[1] Trong hai dịp, Antietam từng hoạt động cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân của các trận cuồng phong. Lần thứ nhất là vào tháng 9 năm 1961 khi nó tức tốc đi đến bờ biển Texas cung cấp hàng cứu trợ và trợ giúp y tế cho nạn nhân của cơn bão Carla. Lần thứ hai diễn ra chỉ một tháng sau đó khi nó chuyên chở vật dụng y tế, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đến Honduras giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Hattie. Nó trãi qua bốn năm cuối cùng trong cuộc đời phục vụ của mình tiến hành các hoạt động huấn luyện thường xuyên ngoài khơi Pensacola. Ngày 23 tháng 10 năm 1962, Antietam được con tàu chị em với nó Lexington thay thế trong vai trò tàu huấn luyện không lực hải quân tại Pensacola; bản thân nó được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 7 tháng 1 năm 1963. Được giữ lại Philadelphia, Pennsylvania, nó tiếp tục ở trong thành phần dự bị cho đến tháng 5 năm 1973 khi tên của nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. Ngày 28 tháng 2 năm 1974, nó được bán cho hãng Union Minerals & Alloys Corp. để được tháo dỡ. [sửa] Phần thưởng Antietam được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến đấu cho những phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Đặt hàng: 26 tháng 12 năm 1940

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 31 tháng 8 năm 1942

Hạ thủy: 1 tháng 8 năm 1943

Đỡ đầu: George D. Murray Hoạt động: 17 tháng 11 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1961

Ngừng hoạt động: 9 tháng 4 năm 1954

Xóa đăng bạ: 1 tháng 9 năm 1959

Tặng thưởng: 6 Ngôi sao Chiến đấu (Thế Chiến II) 7 Ngôi sao Chiến đấu (Chiến tranh Triều Tiên)

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 59 km/h (32 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 156 sĩ quan và 1.372 thủy thủ Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm (2×4, 9×2) 18 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm (18×1)

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS Bataan (CVL-29/AVT-4) là một tàu sân bay hạng nhẹ tải trọng 11.000 tấn thuộc lớp Independence được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2. Bataan là tên được đặt để kỷ niệm trận đánh cố thủ phần đất cuối cùng trên đảo Luzon trong tay liên quân Mỹ-Phi tại Philippines vào đầu Thế chiến II. Nó là chiếc duy nhất trong lớp được đưa ra hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên Thiết kế và chế tạo Ban đầu được đặt lườn như tàu tuần dương hạng nhẹ USS Buffalo (CL-99), nó được đổi ký hiệu thành CV-29 và đặt lại tên là Bataan vào ngày 2 tháng 6 năm 1942, đổi ký hiệu thành CVL-29 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943; hạ thủy vào ngày 1 tháng 8 năm 1943 tại New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey dưới sự đỡ đầu của Bà George D. Murray, phu nhân Chuẩn Đô đốc Murray; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 11 năm 1943, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân V. H. Schaeffer. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau các cuộc chạy thử máy, Bataan được phối thuộc về Hạm đội Thái Bình Dương. Trong cuộc giáp chiến đầu tiên với lực lượng Nhật Bản, máy bay của nó đã hỗ trợ cho cuộc tấn công lên Hollandia (nay là Jayapura) thuộc New Guinea, từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 4 năm 1944. Sau đó là các đợt không kích vào Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 1944; Saipan thuộc Marianas từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8; Bonins trong các ngày 15 và 16 tháng 6; trận chiến biển Philippine từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 và đợt không kích lần 2 lên Bonins vào ngày 24 tháng 6 năm 1944. Sau đó Bataan quay trở về Hoa Kỳ để sửa chữa. Sau khi công việc sửa chữa hoàn tất, chiếc tàu sân bay gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 và tham gia các cuộc không kích hỗ trợ cho chiến dịch Okinawa từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 30 tháng 5 năm 1945, trong đó máy bay của nó đã hỗ trợ cho việc đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Yamato vào ngày 7 tháng 4 năm 1945 và tàu ngầm I-56 vào ngày 18 tháng 4 năm 1945 tại tọa độ 26°42′N 130°38′E. Rút lui về Philippines, Bataan gia nhập Đệ Tam hạm đội và được phối thuộc vào Đội đặc nhiệm 38.3 do Chuẩn Đô đốc Gerald F. Bogan chỉ huy, được xây dựng chung quanh các tàu sân bay Bataan, Essex, Ticonderoga, Randolph và Monterey. Chúng đã tham gia các chiến dịch không kích các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Bataan quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York ngày 17 tháng 10 năm 1945, rồi sau đó tham gia Chiến dịch "Magic Carpet" đưa cựu chiến binh Mỹ ở nước ngoài quay về Hoa Kỳ. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1946 nó về đến Philadelphia nhằm chuẩn bị cho việc ngưng hoạt động. Bataan được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 11 tháng 2 năm 1947. [sửa] Chiến tranh Triều Tiên Bataan được đưa ra hoạt động trở lại vào ngày 13 tháng 5 năm 1950 tại Philadelphia. Vào tháng 7 năm 1950, nó lên đường đi San Diego, và khi đến nơi nó nhận lên tàu các đơn vị cùng hàng tiếp liệu của lực lượng Không quân Hoa Kỳ, rồi khởi hành ngày 16 tháng 11 hướng đến vịnh Tokyo. Chiếc tàu sân bay đi đến vùng biển ngoài khơi Triều Tiên vào ngày 15 tháng 12, và cho đến tháng 6 năm 1951, máy bay của nó đã thực hiện các phi vụ hỗ trợ cho lực lượng mặt đất. Bataan lên đường ngày 2 tháng 6 năm 1951 hướng về bờ Tây Hoa Kỳ, và sau một chặng dừng ngắn tại San Diego, nó đi đến Bremerton, Washington vào ngày 9 tháng 7 để đại tu. Chiếc tàu sân bay quay về San Diego vào ngày 20 tháng 11, rồi đến ngày 27 tháng 1 năm 1952 lại khởi hành đi Yokosuka, Nhật Bản, rồi sau đó đến vịnh Buckner, Okinawa. Nó tiến hành các đợt thực tập không lực và cơ động huấn luyện tại vùng biển ngoài khơi Okinawa cho đến ngày 29 tháng 4, rồi tiến đến vùng biển ngoài khơi Triều Tiên. Bataan tiếp tục hoạt động giữa Nhật Bản và Triều Tiên suốt mùa Hè năm 1952, chuyên chở nhân lực và hàng tiếp liệu đến khu vực chiến sự, đồng thời không kích vào các mục tiêu của đối phương. Nó rời khu vực chiến trường vào ngày 11 tháng 8 hướng về San Diego. Vào ngày 27 tháng 10 chiếc tàu sân bay một lần nữa di chuyển sang Viễn Đông và hoạt động ngoài khơi Triều Tiên cho đến ngày 10 tháng 5 năm 1953, khi nó lên đường quay về San Diego. Bataan ở lại khu vực San Diego tiến hành đại tu và huấn luyện cho đến ngày 31 tháng 7 năm 1953. Sau đó nó lên đường đi ngang qua Trân Châu Cảng đến Kobe và Yokosuka, Nhật Bản, rồi quay trở về Hoa Kỳ nơi nó nhận được lệnh chuẩn bị ngừng hoạt động vào ngày 26 tháng 8 năm 1953. Chiếc tàu sân bay được chuyển sang lực lượng dự bị vào ngày 9 tháng 4 năm 1954 tại San Francisco, California. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 1 tháng 9 năm 1959, và được bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1961. [sửa] Phần thưởng Bataan được tặng thưởng 6 Ngôi sao Chiến đấu do thành tích trong Thế Chiến II, và thêm 7 Ngôi sao Chiến đấu nữa khi phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 11 tháng 8 năm 1941

Hạ thủy: 6 tháng 12 năm 1942

Đỡ đầu: Thomas Holcomb Hoạt động: 31 tháng 3 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 21 tháng 11 năm 1960

Ngừng hoạt động: 13 tháng 1 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 10 năm 1960

Tặng thưởng: 12 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Tên tàu: Bois Belleau Hoạt động: 23 tháng 12 năm 1953

Tình trạng: Trao trả về Mỹ, tháng 9 năm 1960

Ngừng hoạt động: 12 tháng 12 năm 1960

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS Belleau Wood là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp Independence từng hoạt động trong Thế Chiến II. Tên nó được đặt theo trận Belleau Wood trong Thế Chiến I. Sau khi Thế chiến II kết thúc, nó còn được cho hoạt động tạm thời cùng Hải quân Pháp dưới tên gọi Bois Belleau, và đã từng tham gia chiến tranh Đông Dương[1] cũng như hoạt động tại Algerie trước khi được trả về Mỹ và được cho tháo dỡ vào năm 1960. [sửa] Thiết kế và chế tạo Ban đầu được đặt lườn như một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Cleveland tên gọi New Haven (CL-76), nó được hoàn tất như một tàu sân bay hạng nhẹ. Được đặt lại ký hiệu là CV-24 vào ngày 16 tháng 2 năm 1942 và đặt lại tên là Belleau Wood vào ngày 31 tháng 3 năm 1942, nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 12 năm 1942 bởi hãng New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey; được đỡ đầu bởi bà Thomas Holcomb, phu nhân của Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ; và được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 3 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng A. M. Pride. Trong chiến tranh, nó được đặt lại ký hiệu là CVL-24 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau một chuyến đi thử máy ngắn, Belleau Wood được phân về Hạm đội Thái Bình Dương, và nó đi đến Trân Châu Cảng ngày 26 tháng 7 năm 1943. Sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ cho việc chiếm đóng đảo Baker ngày 1 tháng 9 và không kích lên đảo Tarawa ngày 18 tháng 9 và đảo Wake từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 10, nó gia nhập Lực lượng đặc nhiệm TF 50 nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng quần đảo Gilbert từ ngày 19 đến ngày 4 tháng 12 năm 1943. Belleau Wood hoạt động cùng với Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 trong quá trình chiếm đóng các đảo san hô Kwajalein và Majuro thuộc quần đảo Marshall từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 1944; không kích lên đảo Truk các ngày 16 và 17 tháng 2; không kích các đảo Saipan, Tinian, Rota và Guam các ngày 21 và 22 tháng 2; không kích các đảo Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; không kích các đảo Sawar và Wakde hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Hollandia (ngày nay là Jayapura) tại New Guinea từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 4; không kích các đảo Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5; chiếm đóng Saipan từ ngày 11 đến ngày 24 tháng 6, không kích Bonins lần thứ nhất các ngày 15 và 16 tháng 6, trận chiến biển Philippine trong các ngày 19 và 20 tháng 6; và không kích Bonins lần thứ hai ngày 24 tháng 6. Trong trận chiến biển Philippines, máy bay của Belleau Wood đã đánh chìm được chiếc tàu sân bay Nhật Hiyō. Sau khi được đại tu tại Trân Châu Cảng từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 31 tháng 7 năm 1944, Belleau Wood lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 tham gia giai đoạn cuối cùng của việc chiếm đóng đảo Guam từ ngày 2 đến ngày 10 tháng 8. Sau đó nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm T38 tham gia hỗ trợ cho việc chiếm đóng phần phía Nam Palaus từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10; không kích Philippine từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 9; đổ bộ lên Morotai ngày 15 tháng 9; không kích Okinawa ngày 10 tháng 10; không kích phía Bắc Luzon và Đài Loan từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 10; không kích Luzon các ngày 15 và 17 đến ngày 19 tháng 10; và trận mũi Engaño từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 26 tháng 10. Ngày 30 tháng 10, trong khi Belleau Wood đang tuần tra cùng đội đặc nhiệm ở phía Đông đảo Leyte, nó đã bắn rơi được một máy bay tự sát Nhật Bản, nhưng chiếc này vẫn đâm trúng phía sau sàn đáp, gây một đám cháy và làm nổ kho đạn. Trước khi đám cháy có thể kiểm soát được, đã có 92 người thiệt mạng hay mất tích. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Ulithi từ ngày 2 đến ngày 11 tháng 11, Belleau Wood lên đường quay về xưởng hải quân Hunters Point, California, để được sửa chữa toàn diện và đại tu, và nó đến nơi vào ngày 29 tháng 11. Sau khi hoàn tất, nó rời vịnh San Francisco ngày 20 tháng 1 năm 1945, và gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF58 tại Ulithi ngày 7 tháng 2. Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, nó tham gia các cuộc không kích lên đảo Honshū và Nansei Shoto, cũng như hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Iwo Jima. Nó cũng tham gia không kích xuống chính quốc Nhật Bản trong thành phần của Hạm đội 5 (từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 5), và trong thành phần của Hạm đội 3 (từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 11 tháng 6). Sau khi nhận Liên đội không lực 31 lên tàu tại Leyte từ ngày 13 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, nó lại gia nhập Hạm đội 3 để tung các đợt không kích cuối cùng xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8. Chiếc máy bay Nhật Bản cuối cùng bị bắn rơi trong cuộc chiến là một chiếc máy bay ném bom bổ nhào "Judy" bị bắn rơi bởi Clarence "Bill" A. Moore, một phi công lái F6F thuộc Liên đội VF-31 "The Flying Meat-Axe" thuộc tàu sân bay USS Belleau Wood.[2] Belleau Wood tung các máy bay của nó ra bay biểu dương trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 bên trên bầu trời Tokyo nhân dịp ký kết Văn kiện đầu hàng chính thức. Nó ở lại vùng biển Nhật Bản cho đến ngày 13 tháng 10. Về đến Trân Châu Cảng ngày 28 tháng 10, nó khởi hành ba ngày sau với số hành khách gồm 1.248 cựu chiến binh để quay về San Diego. Nó tiếp tục phục vụ cho chiến dịch "Magic Carpet", hồi hương binh sĩ từ Guam và Saipan về San Diego, cho đến ngày 31 tháng 1 năm 1946. Trong một năm sau đó Belleau Wood neo đậu tại nhiều bến tàu khác nhau trong vùng San Francisco cho đến khi được cho ngừng hoạt động. Nó được đưa về làm lực lượng dự bị tại Căn cứ không lực hải quân Alameda ngày 13 tháng 1 năm 1947. Belleau Wood nhận được danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và 12 Ngôi sao Chiến đấu do những thành tích hoạt động trong Thế Chiến II. [sửa] Bois Belleau (R97) Chiếc tàu sân bay nằm trong lực lượng trừ bị cho đến khi được chuyển cho Pháp trong khuôn khổ Luật Trợ giúp Phòng thủ tương hỗ vào ngày 5 tháng 9 năm 1953[3]. Dưới tên gọi Bois Belleau (dịch ra tiếng Pháp từ "Belleau Wood"), con tàu hoạt động cùng Hải quân Pháp cho đến năm 1960, khi nó được trao trả cho Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này, vào tháng 4 năm 1954, chiếc tàu sân bay rời căn cứ hải quân Toulon hướng đến Đông Dương để thay phiên cho chiếc Arromanches. Nó đi đến vịnh Hạ Long vào khoảng ngày 20 tháng 5; và mặc dù trận Điện Biên Phủ ác liệt đã kết thúc, chiến tranh vẫn chưa thực sự chấm dứt, và quân Pháp đã sử dụng những chiếc máy bay tiêm kích F6F Hellcat và máy bay ném bom SB2C Helldiver trên tàu do Mỹ chế tạo trong các chiến dịch của họ tại Bắc Kỳ từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 7, và tại Huế và Đồng Hới từ ngày 27đến ngày 28 tháng 7. Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 mang lại thỏa thuận hòa bình cùng Việt Minh, Bois Belleau thực hiện nhiều chuyến đi lại giữa vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Cam Ranh và Vũng Tàu, tham gia vận chuyển khoảng 6.000 người tị nạn[4]. Ngày 16 tháng 12 năm 1954, nó lên đường quay trở về Toulon, rồi tiếp tục tham dự vào chiến tranh Algerie. Bois Belleau được hoàn trả về cho Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1960, được xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, rồi sau đó được bán để tháo dỡ. [sửa] Ý nghĩa của tên gọi Tên của con tàu được đặt để tưởng niệm trận Belleau Wood trong Thế chiến I, trong đó Lữ đoàn 4 lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thuộc Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ đã đánh bại các đơn vị Đức sau gần bốn tuần lễ chiến đấu ác liệt. Người ta cho rằng quân Đức đã gọi họ là Teufel Hunden-Devil Dog (chó địa ngục); và cái tên lóng này đã trở thành một phần trong biểu tượng của con tàu, và là một trong những biệt danh của lực lượng Thủy quân Lục chiến (Devil Dog). Đặt hàng: 15 tháng 12 năm 1941

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân New York

Đặt lườn: 15 tháng 12 năm 1942

Hạ thủy: 28 tháng 2 năm 1944

Đỡ đầu: Melvin J. Maas

Hoạt động: 6 tháng 8 năm 1944 13 tháng 11 năm 1952

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1994

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 30 tháng 6 năm 1959

Ngừng hoạt động: 8 tháng 11 năm 1946 15 tháng 1 năm 1970

Xóa đăng bạ: 20 tháng 9 năm 1989

Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h (15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) Máy bay: 90-100 máy bay USS Bennington (CV/CVA/CVS-20) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nằm kỷ niệm trận chiến Bennington tại Vermont trong cuộc Chiến tranh Dành Độc lập Hoa Kỳ. Bennington được đưa vào hoạt động tháng 8 năm 1944, và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch vào giai đoạn sau tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được cho hiện đại hóa và tái hoạt động vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và cuối cùng như một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lượt phục vụ thứ hai này, nó trãi qua hầu hết thời gian hoạt động tại Thái Bình Dương, được tặng thưởng thêm năm Ngôi sao Chiến đấu vì thành tích phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam. Nó còn là tàu thu hồi cho chuyến bay không người lái Apollo 4. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1970, và bán để tháo dỡ vào năm 1994. [sửa] Thiết kế và chế tạo Bennington được đặt lườn vào ngày 15 tháng 12 năm 1942 bởi Xưởng hải quân New York, được hạ thủy vào ngày 28 tháng 2 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà Melvin J. Maas, phu nhân của Nghị sĩ Melvin Maas bang Minnesota. Bennington được đưa vào hoạt động ngày 6 tháng 8 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng J. B. Sykes. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Vào ngày 15 tháng 12 năm 1944, Bennington rời New York, đi ngang qua kênh đào Panama ngày 21 tháng 12. Chiếc tàu sân bay mới đến Trân Châu Cảng ngày 8 tháng 1 năm 1945 rồi tiếp tục lên đường hướng đến đảo san hô Ulithi thuộc quần đảo Caroline, nơi nó gia nhập Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh TF 58 (Đội đặc nhiệm TG 58.1) vào ngày 8 tháng 2. Hoạt động ngoài khơi vùng biển Ulithi, nó tham gia các cuộc không kích lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản trong các ngày 16, 17 và 25 tháng 2), quần đảo Volcano từ ngày 18 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, Okinawa trong ngày 1 tháng 3 và các cuộc không kích hỗ trợ cho chiến dịch Okinawa từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 11 tháng 6. Vào ngày 7 tháng 4, máy bay của Bennington đã tham gia vào cuộc tấn công vào lực lượng hạm đội Nhật Bản đang di chuyển qua biển Đông Trung Quốc hướng về phía Okinawa, mà kết quả là đã giúp đánh chìm thiết giáp hạm Yamato, tàu tuần dương hạng nhẹ Yahagi và bốn tàu khu trục. Vào ngày 5 tháng 6, chiếc tàu sân bay bị hư hại bởi một cơn bão ngoài khơi bờ biển Okinawa và bị buộc phải rút lui về Leyte để sửa chữa, và đến nơi vào ngày 12 tháng 6. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, Bennington rời Leyte ngày 1 tháng 7, và từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 nó tham gia một loạt các cuộc không kích lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Sau khi có tin tức về việc Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, nó tiếp tục các hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương hỗ trợ cho việc chiếm đóng Nhật Bản cho đến ngày 21 tháng 10. Trong ngày 2 tháng 9, máy bay của nó tham gia thao diễn bên trên chiếc thiết giáp hạm Missouri và bên trên bầu trời Tokyo trong khi đang diễn ra buổi lễ ký kết Văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Bennington về đến San Francisco ngày 7 tháng 11 năm 1945, và vào đầu tháng 3 năm 1946 nó đi ngang qua kênh đào Panama để quay về Norfolk, Virginia. Sau khi được đại tu và sửa chữa, nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 11 năm 1946 và được đưa về làm lực lượng dự bị tại Norfolk. [sửa] Tái hoạt động Chiếc tàu sân bay được cho hiện đại hóa tại Xưởng hải quân New York ngày 30 tháng 10 năm 1950 và được cho tái hoạt động dưới ký hiệu mới CVA-20 (tàu sân bay tấn công) vào ngày 13 tháng 11 năm 1952. Trong thời kỳ này, Bennington trải qua đợt cải biến SCB-27A tốn mất 11 triệu giờ công lao động, trong đó sàn đáp được kéo dài thêm 13 m (43 ft) và mở rộng thêm 2,4 m (8 ft) để có khả năng phóng và thu hồi máy bay phản lực. Ngoài ra, các khẩu pháo 127 mm (5 inch) cũng được tháo dỡ khỏi sàn đáp và thay thế bằng cỡ pháo 76 mm (3 inch) nhỏ hơn. Ngày 13 tháng 11 năm 1952, Đại tá Hải quân David. B. Young tiếp nhận quyền chỉ huy chiếc Bennington trong một buổi lễ có trên 1.400 người tham dự, trong số đó có Bộ trưởng hải quân Dan A. Kimball và Chuẩn Đô đốc R.H. Hillenkoeter, người đã tuyên bố "chiếc Bennington là tàu sân bay hiện đại nhất trong hạm đội của chúng ta hôm nay". Liên đội Không lực Thủy quân Lục chiến 14 (MAG-14), dưới quyền chỉ huy của Đại tá Thủy quân Lục chiến W.R. Campbell, được bố trí đến chiếc tàu sân bay vào ngày 13 tháng 2 năm 1953, và Bennington tiến ra vùng biển ngoài khơi Florida thực hiện các đợt bay chuẩn nhận tàu sân bay. Cuộc hạ cánh đầu tiên trên Bennington kể từ khi nó được đưa vào hoạt động trở lại do Trung tá T.W. Furlow thực hiện trên một chiếc AD Skyraider, ông là chỉ huy trưởng Phi đội Cường kích Thủy quân Lục chiến 211 (VMA-211). Chiếc máy bay phản lực đầu tiên hạ cánh trên Bennington vào ngày 18 tháng 2 năm 1953, được thực hiện bởi Thiếu tá Carl E. Schmitt trên một chiếc F9F-5 Cougar. Sau khi hoàn tất các đợt bay chuẩn nhận tàu sân bay, Bennington hướng đến Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo nơi nó thực hiện việc chạy huấn luyện thử máy trong 11 tuần. Việc chạy thử máy kéo dài đến tháng 5 năm 1953, khi nó quay về Norfolk thực hiện các chuẩn bị hạm đội cuối cùng. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1953, một ống dẫn trong phòng nồi hơi số 1 bị sút ra, gây ra một vụ nổ giết chết 11 người và làm bị thương nặng bốn người khác. Từ ngày 14 tháng 5 năm 1953 đến ngày 27 tháng 5 năm 1954, chiếc tàu sân bay hoạt động dọc theo bờ Đông nước Mỹ; thực hiện một chuyến đi huấn luyện học viên mới đến Halifax, Nova Scotia; và một chuyến đi đến Địa Trung Hải. Lúc 8 giờ 11 phút ngày 26 tháng 5 năm 1954, trong khi di chuyển ngoài khơi vịnh Narragansett, dung dịch bên trong một trong số những máy phóng phát nổ, gây ra một loạt các vụ nổ phát sinh khiến 103 người bị thiệt mạng và 201 người khác bị thương. Bennington di chuyển bằng chính động năng của nó về Quonset Point, Rhode Island, để chuyển những người bị thương lên bờ. Quay về Xưởng hải quân New York để sửa chữa, từ ngày 12 tháng 6 năm 1954 đến ngày 19 tháng 3 năm 1955, Bennington đồng thời cũng được cấu trúc lại hoàn toàn. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1955, Bộ trưởng Hải quân đã lên tàu để trao tặng huân chương và bằng tuyên dương cho 178 thành viên thủy thủ đoàn ghi nhận sự anh dũng của họ trong tai nạn ngày 26 tháng 5 năm 1954. Bennington quay lại hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương, bao gồm một chuyến đi thử máy đến GITMO cùng Liên đội Không lực đặc nhiệm 201 (ATG-201) cho đến khi rời Mayport, Florida ngày 8 tháng 9 năm 1955 gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Chiếc tàu sân bay đi vòng qua mũi Horn và đi đến San Diego một tháng sau đó. Sau đó nó phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện hai chuyến đi đến Viễn Đông. Trong những năm 1955-1956 Liên đội Không lực đặc nhiệm 201 phối thuộc cho Bennington bao gồm: Phi đội VF-13 sử dụng F9F-6, Phi đội VA-36 (phi đội cường kích hạng nhẹ phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ) sử dụng F9F-5, Phi đội VA-105 sử dụng AD-6, Phi đội VC-4 (sau này là VFAW-4) sử dụng F2H3, Phi đội VC-33 (sau này là VAAW-33) sử dụng AD-5N cùng các máy bay giả lập mục tiêu và một đơn vị HUP. Sự bố trí này phản ảnh mong muốn đánh giá của hạm đội đối với sự phối hợp sàn đáp chéo góc cùng hệ thống gương điều khiển hạ cánh, vốn đã làm giảm tai nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ đến 75%. Trong những năm 1956-1957, liên đội máy bay phối thuộc bao gồm một phi đội cho mỗi kiểu máy bay sau đây: máy bay tiêm kích FJ3 Fury, F2H Banshee và F9F Cougar, máy bay cường kích AD-6 Skyraider, AD-5N Skyraider và AD-5W, máy bay ném bom AJ2 Savage và máy bay trinh sát hình ảnh F9F-8P.[1] [sửa] Sự kiện "hải tặc" tại Sydney Ngày 7 tháng 5 năm 1957, trong khi neo đậu tại Sydney tham gia các lễ hội kỷ niệm Trận chiến biển Coral, 10 sinh viên của đại học Sydney hóa trang như những cướp biển đã lên chiếc tàu sân bay vào lúc sáng sớm mà không bị phát hiện. Trong khi một số sinh viên dán các bích chương kêu gọi thủy thủ đoàn quyên góp cho hoạt động từ thiện tại địa phương, một số khác đã lên được cầu tàu chỉ huy. Qua hệ thống phóng thanh vẫn đang mở, Paul Lennon, một sinh viên y khoa, đã lên tiếng "Nghe đây! chiếc U.S.S. Bennington đã bị cướp biển Đại học Sydney chiếm giữ !"[2][3] Lệnh báo động nguy cơ bị tấn công nguyên tử và hóa học vang lên, đánh thức toàn bộ thủy thủ đoàn còn đang trên giường phải bật dậy.[4] Lính Thủy quân Lục chiến đã áp giải các sinh viên rời tàu, và đã không có hình phạt nào được đưa ra.[5] [sửa] Hoạt động chống tàu ngầm Bennington được xếp lại lớp thành một tàu sân bay hỗ trợ chống tàu ngầm (ASW) với ký hiệu mới CVS-20 vào ngày 30 tháng 6 năm 1959, và đã được huy động để can thiệp nếu cần thiết trong Sự kiện Lào năm 1960. Nó cũng từng phục vụ ba lượt trong Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968. Để đảm nhiệm vai trò tàu sân bay chống tàu ngầm, liên đội không lực phối thuộc bao gồm hai phi đội S-2F Tracker, một phi đội máy bay trực thăng chống tàu ngầm Sikorsky SH-34 vốn được thay thế vào năm 1964 bằng kiểu SH-3A Sea King trong vai trò đó. Nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không ban đầu do những chiếc EA-1E cải biến đảm trách, đến năm 1965 được nâng cấp lên những chiếc E-1 Tracer vốn được chế tạo trên cùng một khung máy bay của kiểu S-2 Tracker. Trong những năm 1964-1965, một phi đội A-4B Skyhawk cũng được bố trí trên tàu.[1] Ngày 18 tháng 5 năm 1966, trong khi di chuyển ngoài khơi San Diego, California, Bennington đã nhận lên tàu chiếc máy bay thử nghiệm LTV XC-142A khi nó thực hiện 44 lần cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn và sáu lần cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Con tàu đã di chuyển ở những vận tốc và hướng đi khác nhau nhằm tạo ra những tình huống thử nghiệm lưu tốc gió khác nhau bên trên sàn đáp. [6] Bennington là tàu sân bay thu hồi chính cho chuyến bay không người lái Apollo 4. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1967, module chỉ huy của con tàu vũ trụ đã đáp xuống cách chiếc tàu sân bay 16 km (10 dặm) và đã được vớt lên. [sửa] Kết thúc Bennington được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1970, được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 20 tháng 9 năm 1989, và bị bán để tháo dỡ ngày 12 tháng 1 năm 1994. Nó được kéo băng ngang Thái Bình Dương để được tháo dỡ tại Ấn Độ. Tên lóng: "Bonnie Dick" Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York

Đặt lườn: 1 tháng 2 năm 1943

Hạ thủy: 29 tháng 4 năm 1944

Đỡ đầu: John S. McCain Hoạt động: 26 tháng 11 năm 1944

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1992

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): năm 1952

Ngừng hoạt động: 2 tháng 7 năm 1971

Xóa đăng bạ: 20 tháng 9 năm 1989

Tặng thưởng: 1 Ngôi sao Chiến đấu (Thế Chiến II) 5 Ngôi sao Chiến đấu (Chiến tranh Triều Tiên) Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h (15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) Máy bay: 90-100 máy bay

USS Bon Homme Richard (CV/CVA-31) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất trong hoặc ngay sau Thế Chiến II. Đây là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ mang cái tên này, được đặt theo tên chiếc tàu hộ tống nhỏ (frigate) nổi tiếng của John Paul Jones trong cuộc Chiến tranh dành Độc Lập. Bon Homme Richard được đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1944, và đã phục vụ trong các chiến dịch cuối cùng của Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được đưa ra hoạt động trở lại vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA). Trong lượt phục vụ thứ hai này, nó chỉ hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương, đóng một vai trò nổi bật trong Chiến tranh Triều Tiên, nơi nó được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến đấu, và trong Chiến tranh Việt Nam. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1971; và được bán để tháo dỡ vào năm 1992. [sửa] Thiết kế và chế tạo Con tàu được đặt lườn vào ngày 1 tháng 2 năm 1943 tại xưởng hải quân New York, được hạ thủy ngày 29 tháng 4 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà John S. McCain, phu nhân Phó Đô đốc McCain. Bon Homme Richard được đưa vào hoạt động ngày 26 tháng 11 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng, Đại tá hải quân A. O. Rule, Jr.. [sửa] Tên gọi John Paul Jones, người được xem là thuyền trưởng tiên phong của Hải quân Hoa Kỳ, vào năm 1779 đã đặt cái tên Bon Homme Richard[1] cho một chiếc tàu buôn của Pháp được cải biến thành chiến hạm 42 khẩu pháo và được chuyển cho Hoa Kỳ nhằm tham gia cuộc Chiến tranh dành Độc lập Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Jones. Cái tên này được chọn nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, lúc đó đang là Cao ủy Hoa Kỳ tại Paris; và niên lịch (almanac) của ông, Poor Richard's Almanac, được xuất bản tại Pháp dưới tựa đề Les Maximes du Bonhomme Richard. Vì chiếc tàu sân bay Franklin (CV-13) cũng được đặt tên nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, ông trở thành người duy nhất được vinh dự đặt tên cho hai chiếc tàu chiến hoạt động đồng thời trong suốt lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ. [sửa] Lịch sử hoạt động Bon Homme Richard đi đến Mặt trận Thái Bình Dương vào tháng 3 năm 1945, và đến tháng 6 gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh để tham gia các đợt không kích cuối cùng xuống chính quốc Nhật Bản. Sau khi có lệnh ngừng bắn vào giữa tháng 8 do Nhật Bản chấp thuận đầu hàng, Bon Homme Richard tiếp tục hoạt động tuần tra ngoài khơi bờ biển nước này cho đến tháng 9, khi nó quay trở về Hoa Kỳ. Việc bố trí chiếc tàu sân bay trong Chiến dịch Magic Carpet với nhiệm vụ chuyên chở cựu chiến binh hồi hương được tiếp nối cho đến năm 1946. Sau đó nó hầu như không hoạt động cho đến khi được chính thức ngừng hoạt động tại Seattle, Washington vào tháng 1 năm 1947. Việc nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào cuối tháng 6 năm 1950 buộc phải đưa Bon Homme Richard quay trở lại phục vụ. Nó được cho tái hoạt động vào tháng 1 năm 1951 và được bố trí đến khu vực Tây Thái Bình Dương vào tháng 5 năm đó, tung các máy bay của nó ra tấn công các mục tiêu đối phương tại Triều Tiên cho đến khi đợt bố trí kết thúc vào cuối năm. Một đợt bố trí hoạt động thứ hai được tiếp nối từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1952, được đánh dấu bằng sự phối hợp tấn công quy mô lớn để không kích đập Sui-ho và Bình Nhưỡng, vào giai đoạn mà Bon Homme Richard được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công mang ký hiệu CVA-31. Chiếc tàu sân bay được cho tạm ngưng hoạt động vào tháng 5 năm 1953 để được nâng cấp rộng rãi nhằm sử dụng những máy bay phản lức có tính năng cao. Bon Homme Richard ra khỏi ụ tàu với một sàn đáp chéo góc và kiên cố, mũi tàu kín để chống bão, máy phóng hơi nước, một đảo cấu trúc thượng tầng hoàn toàn mới, mạn tàu rộng hơn cùng nhiều cải tiến khác. Đưa trở lại hoạt động vào tháng 9 năm 1955, chiếc tàu sân bay bắt đầu một quá trình phục vụ lâu dài cùng Đệ Thất hạm đội. Ngoài nhiều đợt bố trí hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương từ năm 1957 đến năm 1964, nó còn thực hiện một chuyến đi đến Ấn Độ Dương vào năm 1964. Đô đốc George Stephen Morrison[2] từng chỉ huy con tàu cùng hạm đội tại chỗ vào lúc xảy ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Sự leo thang của Chiến tranh Việt Nam vào đầu năm 1965 đã đưa Bon Homme Richard tham gia vào cuộc đối đầu quân sự thứ ba trong quá trình hoạt động của nó, khi nó được bố trí năm lượt hoạt động trong vòng sáu năm. Máy bay của nó đã nhiều lần giáp chiến cùng những chiếc MiG của Bắc Việt Nam và đã bắn rơi nhiều chiếc, đồng thời cũng tấn công các mục tiêu vận tải và cơ sở hạ tầng đối phương. Trong giai đoạn này nó còn có nhiều dịp viếng thăm các cảng Châu Á giữa các đợt hoạt động tác chiến. Bon Homme Richard được lệnh chuẩn bị ngừng hoạt động sau khi kết thúc đợt bố trí năm 1970. Nó được cho ngừng hoạt động vào tháng 7 năm 1971 và đưa về hạm đội dự bị tại Bremerton, Washington. Sau 20 năm bị bỏ xó, cuối cùng nó được bán để tháo dỡ vào năm 1992 tại xưởng tàu của hãng Southwest Marine tại San Pedro, California. [sửa] Phần thưởng Bon Homme Richard được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến đấu do phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm năm ngôi sao nữa trong Chiến tranh Triều Tiên.

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 13 tháng 9 năm 1943

Hạ thủy: 14 tháng 12 năm 1944

Đỡ đầu: Ruth D. Overton Hoạt động: 16 tháng 4 năm 1945

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ tháng 2 năm 1971 tại Kearny, New Jersey

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 15 tháng 11 năm 1955 Tàu tấn công đổ bộ (LPH): 30 tháng 1 năm 1959

Ngừng hoạt động: 1 tháng 12 năm 1969

Xóa đăng bạ: 1 tháng 12 năm 1969

Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 3.448 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa USS Boxer (CV/CVA/CVS-21, LPH-4) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó là chiếc tàu sân bay thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này để kỷ niệm chiếc tàu chiến Anh Quốc bị Hoa Kỳ chiếm giữ được trong cuộc Chiến tranh năm 1812. Boxer được đưa vào hoạt động tháng 4 năm 1945, quá trễ để có thể phục vụ trong Thế chiến II, nhưng đã hoạt động tích cực trong Chiến tranh Triều Tiên và được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến đấu. Nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công (CVA) vào đầu những năm 1950, sau đó thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS), và cuối cùng là một tàu tấn công đổ bộ (LPH) chuyên chở máy bay trực thăng và lực lượng Thủy quân Lục chiến. Không giống như đa số các tàu sân bay chị em cùng lớp với nó, nó không được hiện đại hóa, nên trong suốt thời gian phục vụ sau này nó vẫn mang dáng dấp của một tàu sân bay lớp Essex thời Đệ Nhị Thế Chiến. Nó hoạt động như một tàu LPH tại vùng biển Đại Tây Dương/Caribbe và tại Thái Bình Dương, đôi khi phục vụ như một tàu vận chuyển máy bay. Nó là tàu thu hồi chính của chuyến bay thử nghiệm ban đầu AS-201 không người lái của Chương trình Apollo; và nó đã được dự định để thu hồi chuyến bay Gemini 8, nếu như con tàu vũ trụ này không bị buộc phải đáp khẩn cấp xuống Thái Bình Dương. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1969, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1971. [sửa] Thiết kế và chế tạo Boxer là một tàu sân bay dạng thân dài trong lớp Essex. Nó được đặt lườn vào ngày 13 tháng 9 năm 1943 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1944; được đỡ đầu bởi Ruth D. Overton (con gái của Nghị sĩ John H. Overton thuộc tiểu bang Louisiana); và được đưa vào hoạt động ngày 16 tháng 4 năm 1945 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng D. F. Smith. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] 1945-1956 Được hoàn tất quá trễ để có thể tham gia vào Thế Chiến II, Boxer gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego vào tháng 8 năm 1945. Từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 23 tháng 8 năm 1946, nó hoạt động ngoài khơi đảo Guam như là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 tại Tây Thái Bình Dương. Trong đợt này, nó từng thăm viếng Nhật bản, Okinawa, Philippines và Trung Quốc. Nó quay về San Francisco ngày 10 tháng 9 năm 1946 và hoạt động ngoài khơi bờ Tây Hoa Kỳ trong các nhiệm vụ thường xuyên trong thời bình. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1948, nó là địa điểm mà một máy bay phản lực hải quân (chiếc FJ-1 Fury) lần đầu tiên hạ cánh trên một tàu sân bay. Nó rời Hoa Kỳ ngày 11 tháng 1 năm 1950 để phục vụ tại Viễn Đông; và sau khi hoàn tất nhiệm vụ cùng Hạm đội 7 tại Viễn Đông trong nửa đầu năm 1950, nó quay về đến San Diego ngày 25 tháng 6. [sửa] Chiến tranh Triều Tiên Với sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nó được vội vã tung vào hoạt động để chuyên chở máy bay đến khu vực chiến sự. Từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 7 năm 1950, nó thực hiện một chuyến đi kỷ lục vượt Thái Bình Dương trong 8½ ngày với 150 máy bay của Không quân và Hải quân cùng một ngàn binh sĩ. Trên chuyến đi trở về (từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8), nó còn rút ngắn kỷ lục xuống còn 7 ngày, 10 giờ và 36 phút. Sau khi được sửa chữa nhanh, nó khởi hành đi Viễn Đông vào ngày 24 tháng 8, lần này gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 để hỗ trợ trên không cho các đơn vị chiến đấu. Máy bay của nó đã yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên Inchon ngày 15 tháng 9 năm 1950 cùng các hoạt động trên bộ khác cho đến tháng 11, khi nó quay về bờ Tây Hoa Kỳ để đại tu. Boxer rời San Diego để thực hiện lượt phục vụ thứ hai tại Triều Tiên vào ngày 2 tháng 3 năm 1951. Nó lại cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 hoạt động hỗ trợ cho các lực lượng trên bộ. Nó quay về đến San Francisco ngày 24 tháng 10 năm 1951. Tiếp tục lên đường ngày 8 tháng 2 năm 1952 cho lượt phục vụ thứ ba tại Triều Tiên, Một lần nữa Boxer lại được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77. Trong các ngày 23 và 24 tháng 6, máy bay của nó tham gia vào cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào đập thủy điện Sui-ho. Vào ngày 5 tháng 8, một đám cháy xảy ra trong sàn chứa máy bay đã khiến chín người chết và hai người bị thương nặng. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Yokosuka, Nhật Bản từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 8, Boxer quay lại hoạt động ngoài khơi Triều Tiên. Nó quay về San Francisco ngày 25 tháng 9 và được sửa chữa cho đến tháng 3 năm 1953. Chiếc tàu sân bay lên đường ngày 30 tháng 3 năm 1953 đi đến khu vực Viễn Đông, và đi đến khu vực chiến sự một tháng sau đó. Nó tham gia vào các hoạt động tác chiến cuối cùng trong cuộc xung đột tại Triều Tiên, và nó ở lại vùng biển châu Á cho đến tận tháng 11. Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Boxer thực hiện việc tuần tra dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ và từng thực hiện ba chuyến đi đến Viễn Đông. Boxer được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công, ký hiệu CVA-21 vào tháng 10 năm 1952. [sửa] 1956-1969 Được cải biến thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS) vào đầu năm 1956, Boxer thực hiện lượt phục vụ cuối cùng tại khu vực Tây Thái Bình Dương dưới vai trò này trong những năm 1956- 1957. Cuối năm 1957, Boxer hoạt động trong một thời gian ngắn như một tàu thử nghiệm chở máy bay trực thăng tấn công phối hợp giữa Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Vào năm 1958, nó là tàu chỉ huy cho Chiến dịch Hardtack, một chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Trung Thái Bình Dương. Cuối năm đó, nó được chuyển sang Hạm đội Đại Tây Dương như một "tàu tấn công đổ bộ tạm thời" và sau đó được chính thức đặt lại ký hiệu là LPH-4 vào ngày 30 tháng 1 năm 1959. Trong một thập niên tiếp theo sau, Boxer cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến và máy bay trực thăng vận tải phối thuộc là một thành phần nòng cốt trong lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh của Hoa Kỳ. Nó hoạt động chủ yếu tại vùng biển Caribbe, từng tham gia vào sự kiện tên lửa Cuba năm 1962 và can thiệp vào Cộng hòa Dominic năm 1965. Nó được bố trí đến vùng biển Châu Âu vào cuối năm 1964 để tham gia chiến dịch Steel Pike. Vào giữa năm 1965, Boxer phục vụ như một tàu chuyên chở máy bay, đã vận chuyển hơn 200 máy bay và máy bay trực thăng đến Việt Nam như một phần của việc triển khai Sư đoàn Kỵ binh bay số 1. Nó là tàu thu hồi chính của chuyến bay thử nghiệm AS-201 của Chương trình Apollo, chuyến bay đầu tiên không người lái nhằm thử nghiệm mô-đun chỉ huy/dịch vụ của con tàu, đã được hạ cánh vào ngày 26 tháng 2 năm 1966. Boxer cũng đã túc trực tại vùng biển phía Tây Đại Tây Dương chuẩn bị cho nhiệm vu thu hồi chuyến bay Gemini 8 vào tháng 3 năm 1966. Tuy nhiên cơ hội này đã bị bỏ lỡ, khi Gemini 8 gặp phải trục trặc kỹ thuật và phải hạ cánh khẩn cấp xuống vùng biển Tây Thái Bình Dương. Sau đó nó thực hiện một chuyến đi thứ hai đến Việt Nam, lần này chở máy bay của lực lượng Thủy quân Lục chiến. Boxer được cho ngừng hoạt động vào tháng 12 năm 1969, và bị bán để tháo dỡ vào tháng 2 năm 1971 Tên lóng: Holiday Express Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Bethlehem Steel Company, Quincy, Massachusetts

Đặt lườn: 15 tháng 9 năm 1941

Hạ thủy: 7 tháng 12 năm 1942

Đỡ đầu: Donald Boynton Hoạt động: 24 tháng 5 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1973

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 8 năm 1953 Tàu vận chuyển máy bay (AVT): tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 11 năm 1966

Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (11 sao) Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine Huy chương Giải phóng Philippine Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h (15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) Máy bay: 90-100 máy bay USS Bunker Hill (CV/CVA/CVS-17, AVT-9) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nằm tôn vinh trận chiến Bunker Hill. Bunker Hill được đưa vào hoạt động tháng 3 năm 1943, và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng 11 Ngôi sao Chiến đấu và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Bunker Hill đôi khi được gọi tên lóng là "Holiday Express" (tàu tốc hành ngày lễ) do tham gia nhiều chiến dịch tấn công trong dịp cuối năm. Nó bị hư hỏng nặng vào tháng 5 năm 1945 do các đợt tấn công cảm tử kamikaze của quân Nhật, với tổn thất nhân mạng trong thủy thủ đoàn lên đến hàng trăm người, trở thành một trong những tàu sân bay bị thiệt hại nhiều nhất trong chiến tranh còn sống sót qua cuộc chiến.[1] Sau đợt tấn công đó, nó quay về lục địa Hoa Kỳ để được sửa chữa, và được cho ngừng hoạt động vào năm 1947. Đang khi trong lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp thảnh một tàu sân bay tấn công (CVA), rồi là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS), và cuối cùng là một tàu vận chuyển máy bay (AVT), nhưng chưa từng được hiện đại hóa và không hề tham gia hoạt động thường trực nào. Bunker Hill và Franklin là những tàu sân bay duy nhất trong lớp Essex không bao giờ hoạt động trở lại sau Thế Chiến II cho dù những hư hỏng trong chiến đấu của chúng đã được sửa chữa triệt để.[1] Được xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1966, trong nhiều năm nó phục vụ như một nền tảng thử nghiệm điện tử tại vịnh San Diego trước khi được bán để tháo dỡ vào năm 1973. [sửa] Thiết kế và chế tạo Bunker Hill được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1941 bởi hãng Bethlehem Steel Company tại Quincy, Massachusetts, và được hạ thủy vào ngày 7 tháng 12 năm 1942, được đỡ đầu bởi Bà Donald Boynton. Nó được đưa vào hoạt động ngày 24 tháng 5 năm 1943 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng J. J. Ballentine. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] 1943-1944 Được bố trí sang Mặt trận Thái Bình Dương vào mùa Thu năm 1943, Bunker Hill tham gia vào nhiều chiến dịch tấn công. Nó tham gia không kích Rabaul ngày 11 tháng 11 năm 1943; tham dự chiến dịch tại quần đảo Gilbert, bao gồm việc hỗ trợ đổ bộ lên đảo san hô Tarawa từ ngày 13 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12; không kích vào Kavieng yểm trợ cho chiến dịch quần đảo Bismarck trong các ngày 25 tháng 12 năm 1943, 1 và 4 tháng 1 năm 1944; chiến dịch quần đảo Marshall từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2; không kích vào Truk trong các ngày 17 và 18 tháng 2, trong đó đánh chìm được được tám tàu Nhật; không kích vào quần đảo Mariana ngày 23 tháng 2; đợt không kích vào các đảo Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; chiến dịch Hollandia (ngày nay là Jayapura) từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 28 tháng 4; không kích vào các đảo Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5; chiến dịch Marianas từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8, kể cả trận chiến biển Philippine. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, trong giai đoạn mở màn của chiến dịch Mariana, Bunker Hill bị hư hại khi một cú tấn công của máy bay đối phương suýt trúng đích đã vun vải mảnh đạn khắp con tàu làm hai người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương. Dù vậy Bunker Hill vẫn tiếp tục chiến đấu khi máy bay của nó góp công cùng hạm đội bắn rơi 476 máy bay Nhật trong suốt trận chiến, và giúp đánh chìm một tàu sân bay. Trong tháng 9, nó tham gia các chiến dịch tại phía Tây quần đảo Caroline, rồi sau đó tung ra các đợt không kích vào Okinawa, đảo Luzon và Đài Loan cho đến tận tháng 11 năm 1944. Vào ngày 6 tháng 11, Bunker Hill rút lui khỏi khu vực chiến trường và hướng về phía Bremerton, Washington trong một giai đoạn bảo trì trong ụ tàu. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, nó rời bờ Tây nước Mỹ ngày 24 tháng 1 năm 1945 để quay lại mặt trận. [sửa] 1945 Trong những tháng còn lại của Thế Chiến II, Bunker Hill tham gia trận Iwo Jima, cùng Đệ Ngũ hạm đội không kích xuống Honshū và Nansei Shoto từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, và cùng Đệ Tam hạm đội không kích hỗ trợ cho trận Okinawa. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, máy bay của Bunker Hill tham gia cuộc tấn công của Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh vào lực lượng hạm đội Nhật Bản tại biển Đông Trung Quốc. Chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato, một tàu tuần dương và bốn tàu khu trục đã bị đánh chìm trong chiến dịch Ten-Go. Sáng ngày 11 tháng 5 năm 1945, trong khi hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Okinawa, Bunker Hill bị hư hỏng nặng sau khi bị hai máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng. Một chiếc A6M Zero ló ra từ một đám mây thấp, bổ nhào về hướng sàn đáp rồi phóng ra một quả bom 250 kg (551 lb) xuyên qua thân con tàu và phát nổ dưới biển. Bản thân chiếc Zero đâm trúng sàn đáp, phá hủy những chiếc máy bay đang chất đầy nhiên liệu khiến gây ra một đám cháy lớn. Phần còn lại của chiếc Zero vòng qua sàn đáp rồi rơi xuống biển. Chỉ trong vòng 30 giây sau đó, một chiếc Zero thứ hai do Thiếu úy Kiyoshi Ogawa điều khiển, lao đến thực hiện một cú bổ nhào tự sát. Chiếc Zero xuyên qua lưới lửa phòng không, phóng ra một quả bom 250 kg (551 lb) và đâm xuống sàn đáp gần tháp chỉ huy, đúng theo những gì các phi công kamikaze được chỉ dẫn phải nhắm vào đảo cấu trúc thượng tầng (như trong trường hợp của chiếc tàu sân bay hộ tống Sangamon). Quả bom xuyên qua sàn đáp của chiếc Bunker Hill rồi phát nổ, làm bộc phát thêm các đám cháy hơi xăng và nhiều vụ nổ khác. Chiếc tàu sân bay chịu đựng tổn thất nặng với 346 người thiệt mạng, 43 mất tích và 264 người bị thương. Cho dù bị hư hỏng nặng, Bunker Hill vẫn tìm cách quay về Bremerton ngang qua Trân Châu Cảng bằng chính động lực của nó. [sửa] Sau chiến tranh Tháng 9 năm 1945, Bunker Hill được lệnh tham gia vào "Chiến dịch Magic Carpet", đưa về nước các cựu chiến binh từ khu vực Thái Bình Dương. Nó hoạt động trong vai trò này như một đơn vị của Đội đặc nhiệm TG 16.12 cho đến tháng 1 năm 1946, khi nó được lệnh quay trở về Bremerton để chuẩn bị ngừng hoạt động. Chiếc tàu sân bay được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 9 tháng 1 năm 1947. Trong khi được bỏ không, Bunker Hill được xếp lại lớp ba lần, trở thành CVA-17 (tàu sân bay tấn công) vào tháng 10 năm 1952, CVS-17 (tàu sân bay chống tàu ngầm) vào tháng 8 năm 1953, và cuối cùng là AVT-9 vào tháng 5 năm 1959, số hiệu sau cùng này cho biết vai trò cuối cùng mà nó có thể đảm trách khi cần đến là một tàu vận chuyển máy bay. Vì tất cả các tàu sân bay trong lớp Essex đều sống sót qua cuộc Thế Chiến, nhu cầu hải quân trong thời bình không cần đến sự phục vụ của Bunker Hill. Cùng với chiếc Franklin, vốn cũng chịu đựng những hư hỏng nghiêm trọng do không kích, chúng là những tàu sân bay duy nhất trong lớp không được đưa ra hoạt động sau khi Thế Chiến II kết thúc, cho dù đã được sửa chữa hoàn chỉnh. Được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào tháng 11 năm 1966, Bunker Hill được sử dụng như một nền tảng thử nghiệm điện tử cố định tại San Diego vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Nó được bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1973. [sửa] Phần thưởng Bunker Hill nhận được danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích hoạt động trong giai đoạn từ ngày 11 tháng 11 năm 1943 đến ngày 11 tháng 5 năm 1945. Thêm vào đó, nó còn nhận được 11 Ngôi sao Chiến đấu cho các hoạt động trong suốt Thế Chiến II. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 16 tháng 3 năm 1942

Hạ thủy: 4 tháng 4 năm 1943

Đỡ đầu: A. C. Read Hoạt động: 24 tháng 7 năm 1943 27 tháng 10 năm 1948

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 2002

Xếp lại lớp: Tàu vận chuyển máy bay AVT-3: 15 tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 12 tháng 2 năm 1947 21 tháng 1 năm 1955

Xóa đăng bạ: 1 tháng 8 năm 1972

Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống 9 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 59 km/h (32 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay Cabot (CVL-28/AVT-3) là một tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Independence của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và là chiếc tàu chiến thứ hai mang cái tên này. Cabot được đưa ra hoạt động vào năm 1943 và phục vụ cho đến năm 1947. Sau một giai đoạn ở lực lượng dự bị, nó được cho tái hoạt động từ năm 1948 đến năm 1955 như một tàu sân bay huấn luyện; và trong giai đoạn 1967 - 1989, nó phục vụ trong Hải quân Tây Ban Nha dưới tên gọi Dédalo. Sau khi các nỗ lực nhằm bảo tồn con tàu bị thất bại, chiếc tàu sân bay bị tháo dỡ vào năm 2002. [sửa] Thiết kế và chế tạo Cabot được đặt lườn bởi hãng New York Shipbuilding Company, Camden, New Jersey như là chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Wilmington (CL-79) vào ngày 16 tháng 3 năm 1942, được cải biến trong khi đang chế tạo và xếp lại lớp thành tàu sân bay ký hiệu CV-28 vào ngày 2 tháng 6 năm 1942, được đổi tên thành Cabot vào ngày 23 tháng 6 năm 1942. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 4 năm 1943, được đỡ đầu bởi Bà A. C. Read. Nó được đổi ký hiệu thành CVL-28 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943 và được đưa vào hoạt động ngày 24 tháng 7 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Malcolm Francis Schoeffel. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Cabot khởi hành từ Quonset Point, Rhode Island cùng với Liên đội Không lực 31 trên tàu vào ngày 8 tháng 11 năm 1943 hướng đến Trân Châu Cảng, và nó đến nơi vào ngày 2 tháng 12. Khởi hành đi Majuro ngày 15 tháng 1 năm 1944, chiếc tàu sân bay gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 để bắt đầu chặng đường chiến đấu trong Thế Chiến II. Từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 năm 1944, nó tung máy bay của nó tấn công Roi, Namur và cứ điểm kiên cố trên đảo Truk, góp phần làm vô hiệu hóa các căn cứ Nhật tại đây như một phần của chiến dịch chiếm đóng quần đảo Marshall. Cabot quay trở về Trân Châu Cảng thực hiện một đợt sửa chữa ngắn, rồi quay trở lại hoạt động tại Majuro để thực hiện các cuộc không kích xuống Palaus, Yap, Ulithi, và Woleai vào cuối tháng 3 năm 1944. Nó tiến hành hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động tại Hollandia (nay là Jayapura) từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 4, rồi bốn ngày sau lại tung lực lượng không quân của nó tấn công Truk, Satawan và Ponape. Chiếc tàu sân bay lại rời Majuro vào ngày 6 tháng 6 để không kích chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên quần đảo Mariana, rồi trong các ngày 19 và 20 tháng 6 đã thực hiện các phi vụ trong trận biển Philippine then chốt, còn được gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas", đánh tan không lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Liên đội Không lực 31 trên chiếc Cabot còn tấn công các căn cứ Nhật bản tại Iwo Jima, Pagan, Rota, Guam, Yap và Ulithi khi chiếc tàu sân bay tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch tại Marianas cho đến ngày 9 tháng 8. Cabot thực hiện các cuộc không kích chuẩn bị cho đổ bộ xuống Palaus trong tháng 9 năm 1944, cùng các đợt tấn công vào Mindanao, Visayas và Luzon dọn đường cho việc quay trở lại Philippine vốn đã được chờ đợi khá lâu. Vào ngày 6 tháng 10, Liên đội Không lực 29 thay phiên cho Liên đội 31, và Cabot khởi hành từ Ulithi không kích lên đảo Okinawa và hỗ trợ trên không cho đội đặc nhiệm của nó đang chịu các cuộc tấn công ác liệt ngoài khơi Đài Loan trong các ngày 12 và 13 tháng 10. Sau đó Cabot gia nhập nhóm các tàu hộ tống cho hai chiếc tàu tuần dương Canberra và Houston vốn bị hư hại bởi ngư lôi ngoài khơi vùng biển Đài Loan đến khu vực an toàn tại quần đảo Carolines, rồi quay lại đội đặc nhiệm của nó tiếp tục các cuộc không kích xuống Visayas và tham gia Trận chiến vịnh Leyte trong các ngày 25 và 26 tháng 10. Cabot tiếp tục tuần tra tại vùng biển ngoài khơi Luzon, thực hiện các cuộc không kích hỗ trợ các hoạt động trên bờ, đồng thời đánh trả các cuộc tấn công kamikaze liều mạng. Vào ngày 25 tháng 11 đặc biệt ác liệt, Cabot phải chống trả nhiều đợt tấn công bằng máy bay kamikaze khi một chiếc, vốn đã bốc cháy vì bị bắn trúng, đâm trúng sàn đáp bên mạn trái, phá hủy một khẩu đội phòng không 20 mm và một khẩu đội 40 mm. Một chiếc khác đâm xuống biển ngay sát con tàu cùng bên mạn trái, tung lên tàu một cơn mưa mảnh đạn. Đã có 62 người chết hoặc bị thương, nhưng do được huấn luyện kỹ, thủy thủ đoàn đã kiểm soát các hư hỏng một cách bình tĩnh và thành thạo. Chiếc tàu sân bay tiếp tục thi hành có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong khi các sửa chữa tạm thời được thực hiện. Sang ngày 28 tháng 11, nó quay về đến Ulithi để được sửa chữa triệt để. Cabot quay trở lại hoạt động vào ngày 11 tháng 11 năm 1944, di chuyển cùng với lực lượng tấn công lên Luzon, Đài Loan, Đông Dương, Hong Kong và Nansei Shoto để hỗ trợ cho các hoạt động tại Luzon. Từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 1945, máy bay của nó ném bom xuống các đảo chính quốc Nhật Bản và quần đảo Bonin để trấn áp sự phản ứng lại cuộc đổ bộ lên Iwo Jima. Sau đó chiếc tàu sân bay tiếp tục không kích xuống Kyūshū và Okinawa trong tháng 3 chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên hòn đảo sau. Sau các chiến dịch căng thẳng và kéo dài này, Cabot quay trở về San Francisco để thực hiện việc đại tu cần thiết, và hoàn tất vào tháng 6. Sau đợt huấn luyện tại Trân Châu Cảng cùng Liên đội Không lực 32, chiếc tàu sân bay đã tung ra đợt không kích lên đảo Wake vào ngày 1 tháng 8 lúc đang trên đường đi đến Eniwetok. Tại đây nó tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện cho đến khi ngừng bắn. Lên đường vào ngày 21 tháng 8, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 38.3 để hỗ trợ cuộc đổ bộ của lực lượng chiếm đóng tại khu vực Hoàng Hải trong tháng 9 và tháng 10. Nhận lên tàu các cựu chiến binh quay trở về nhà tại Guam, Cabot về đến San Diego ngày 9 tháng 11, rồi tiếp tục hành trình đi đến bờ Đông nước Mỹ. Cabot được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia vào ngày 11 tháng 2 năm 1947.[1] [sửa] Sau chiến tranh (1948-1955) Được cho hoạt động trở lại vào ngày 27 tháng 10 năm 1948, Cabot được bố trí về chương trình huấn luyện Không lực Dự bị Hải quân. Nó hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Pensacola, rồi sau đó tại Quonset Point, tiến hành các chuyến đi đến vùng biển Caribbe, và từng thực hiện một lượt phục vụ tại các vùng biển Châu Âu từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 26 tháng 3 năm 1952. Một lần nữa Cabot được cho ngừng hoạt động và chuyển về hạm đội dự bị tại xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 21 tháng 1 năm 1955. Trong giai đoạn này, nó được xếp lại lớp thành một tàu vận chuyển máy bay ký hiệu AVT-3 vào ngày 15 tháng 5 năm 1959.[2] [sửa] Hải quân Tây Ban Nha (1967-1989) Vào năm 1967, sau hơn 12 năm bỏ xó ở lực lượng dự bị, Cabot được chuyển cho Tây Ban Nha mượn và hoạt động dưới tên gọi tàu sân bay Dédalo. Sau đó việc cho mượn được chuyển thành mua bán, nên USS Cabot được rút khỏi Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 8 năm 1972. Cuối cùng, Dedalo được rút khỏi Hải quân Tây Ban Nha sau hơn hai mươi năm phục vụ vào tháng 8 năm 1989, và được trao cho một tổ chức tư nhân ở Mỹ nhằm cải biến thành một tàu bảo tàng. [sửa] Phần thưởng Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống, Cabot còn nhận được chín Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 17 tháng 11 năm 1941

Hạ thủy: 17 tháng 1 năm 1943

Đỡ đầu: M. H. Spruance Hoạt động: 28 tháng 5 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1960

Xếp lại lớp: Tàu chuyên chở máy bay (AVT-1): 15 tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 13 tháng 1 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 11 năm 1959

Tặng thưởng: 12 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Hải quân

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (32 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS Cowpens (CV-25/CVL-25/AVT-1), tên lóng The Mighty Moo, là một tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Independence của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã hoạt động từ năm 1943 đến năm 1947. [sửa] Thiết kế và chế tạo Cowpens ban đầu được đặt lườn vào ngày 17 tháng 11 năm 1941 như tàu tuần dương hạng nhẹ Huntington (CL-77) thuộc lớp Cleveland. Nó được cải biến thành một tàu sân bay đang khi chế tạo với ký hiệu CV-25, được đổi tên thành Cowpens, tên đặt theo trận Cowpens của cuộc Chiến tranh dành Độc lập; được hạ thủy vào ngày 17 tháng 1 năm 1943 bởi hãng New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey, được đỡ đầu bởi M. H. Spruance (con gái Đô đốc William F. Halsey, Jr.) và được đưa vào hoạt động ngày 28 tháng 5 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân R. P. McConnell. Nó được đổi ký hiệu thành CVL-25 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] 1943 Rời Philadelphia ngày 29 tháng 8 năm 1943, Cowpens đến Trân Châu Cảng ngày 19 tháng 9 để bắt đầu chặng đường chiến đấu trong Thế Chiến II. Nó di chuyển cùng Lực lượng Đặc nhiệm 14 để không kích lên đảo Wake trong các ngày 5 và 6 tháng 10, rồi quay về Trân Châu Cảng nhằm chuẩn bị cho đợt không kích chuẩn bị để đổ bộ lên quần đảo Marshall. Chiếc tàu sân bay rời Trân Châu Cảng ngày để tung ra các cuộc không kích lên các đảo san hô Mille và Makin từ ngày đến 19 đến ngày 24 tháng 11, và Kwajalein cùng Wotje vào ngày 4 tháng 12, trước khi quay về căn cứ vào ngày 9 tháng 12. [sửa] 1944 Gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58, Cowpens khởi hành từ Trân Châu Cảng ngày 16 tháng 1 năm 1944 tham gia tấn công quần đảo Marshall. Máy bay của nó đã ném bom Kwajalein và Eniwetok trong ba ngày cuối của tháng 1 chuẩn bị cho cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 31 tháng 1. Sử dụng Majuro làm căn cứ, lực lượng tàu sân bay nhanh tấn công Truk trong các ngày 16 và 17 tháng 2 và quần đảo Mariana trong các ngày 21 và 22 tháng 2 trước khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 3. Quay trở lại Majuro, Lực lượng Đặc nhiệm 58 đặt căn cứ tại đây để xuất phát các cuộc tấn công vào khu vực phía Tây quần đảo Caroline; Cowpens đã hỗ trợ trên không và tuần tra chống tàu ngầm trong các đợt không kích lên Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4. Sau các hoạt động ngoài khơi New Guinea trong quá trình tấn công Hollandia (nay là Jayapura) từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 4, Cowpens tiếp tục tham gia không kích lên Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5, rồi quay về Majuro vào ngày 14 tháng 5 để tiến hành huấn luyện. Từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1944, Cowpens hoạt động trong chiến dịch Mariana. Máy bay của nó đã tấn công Saipan để hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ, và thực hiện các cuộc không kích lên Iwo Jima, đảo Pagan, Rota và Guam. Chúng cũng tham gia vào Trận chiến biển Philippine trong các ngày 19 và 20 tháng 6, góp công bắn rơi một số lớn máy bay đối phương. Sau một đợt đại tu ngắn tại Trân Châu Cảng, Cowpens quay trở lại lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh tại Eniwetok vào ngày 17 tháng 8. Sau đó, vào ngày 29 tháng 8, nó khởi hành để thực hiện đợt không kích chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Palaus, vốn là bước cần thiết trên con đường quay trở lại Philippine. Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 9, nó được tách khỏi lực lượng để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Morotai, rồi sau đó tái gia nhập để tiếp tục vai trò càn quét, tuần tra và không kích Luzon từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 9. Cowpens đã cùng với đội đặc nhiệm của nó đã tung các đợt không kích nhằm vô hiệu hóa các căn cứ Nhật Bản tại Okinawa và Đài Loan từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 10; và khi các tàu tuần dương Canberra và Houston bị trúng phải ngư lôi, Cowpens đã hỗ trợ trên không cho chúng rút lui về khu vực an toàn trước khi quay trở lại đội đặc nhiệm của nó vào ngày 20 tháng 10. Trên đường quay về Ulithi, chiếc tàu sân bay được gọi quay trở lại sau khi Hạm đội Nhật Bản đe dọa cuộc đổ bộ lên Leyte, và trong giai đoạn trận chiến eo biển Surigao của cuộc Hải chiến vịnh Leyte trong các ngày 25 và 26 tháng 10, máy bay của nó đã hỗ trợ trên không cho các tàu chiến truy đuổi tàn quân của hạm đội Nhật. Tiếp tục hỗ trợ cho cuộc tiến quân tại Philippine, Cowpens' liên tục tung ra các cuộc không kích vào Luzon trong suốt tháng 12. Trong thảm họa bão Cobra ngày 18 tháng 12, chiếc tàu sân bay bị mất một người: sĩ quan không lực của con tàu Thiếu tá Robert Price, nhiều máy bay và một số thiết bị. Tuy nhiên nhờ các nỗ lực kiểm soát hư hỏng được thực hiện hiệu quả, con tàu đã tránh được các hư hại nặng, và nó quay về Ulithi an toàn vào ngày 21 tháng 12 để sửa chữa các hư hỏng do cơn bão gây ra. [sửa] 1945 Từ ngày 30 tháng 12 năm 1944 đến ngày 26 tháng 1 năm 1945, Cowpens was at sea for the Lingayen Gulf landings. Máy bay của nó tấn công các mục tiêu tại Đài Loan, Luzon, Đông Dương và khu vực Hong Kong-Quảng Châu cũng như tại Okinawa trong tháng 1. Vào ngày 10 tháng 2, Cowpens rời Ulithi tham gia chiến dịch Iwo Jima, tấn công khu vực Tokyo nhằm hỗ trợ cho cuộc đổ bộ từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 2, và tấn công Okinawa vào ngày 1 tháng 3. Vào ngày 13 tháng 6, sau một đợt đại tu tại San Francisco và huấn luyện tại Trân Châu Cảng, Cowpens khởi hành đi vịnh San Pedro, Leyte. Trên đường đi nó tung ra đợt không kích vào đảo Wake vào ngày 20 tháng 6. Gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58, Cowpens khởi hành từ vịnh San Pedro ngày 1 tháng 7 tham gia các đợt không kích cuối cùng xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Máy bay của nó ném bom xuống Tokyo, Kure và các thành phố khác trên đảo Hokkaidō và Honshū cho đến ngày ngừng bắn 15 tháng 8. Cowpens là chiếc tàu sân bay Mỹ đầu tiên tiến vào cảng Tokyo, và ở lại đó cho đến khi cuộc đổ bộ chiếm đóng bắt đầu được thực hiện vào ngày 30 tháng 8. Cowpens thực hiện các phi vụ trinh sát hình ảnh tuần tra các sân bay và sự di chuyển của các tàu bè, cũng như phát hiện và tiếp tế cho các trại tập trung tù binh. Người của Cowpens là những người Mỹ đầu tiên đặt chân lên chính quốc Nhật Bản, và chịu trách nhiệm phần lớn trong việc khôi phục khẩn cấp sân bay Yokosuka cho Đồng Minh sử dụng cũng như việc giải phóng một trại tập trung tù binh chiến tranh gần Niigata. Từ ngày 8 tháng 11 năm 1945 đến ngày 28 tháng 1 năm 1946, chiếc tàu sân bay thực hiện hai chuyến đi đến Trân Châu Cảng, Guam và Okinawa để hồi hương các cựu chiến binh trong chiến dịch "Magic Carpet". [sửa] Sau chiến tranh Vào ngày 3 tháng 12 năm 1946, Cowpens được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị tại đảo Mare. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1959, nó được xếp lại lớp thành một tàu chuyên chở máy bay với ký hiệu mới AVT-1. Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 11 năm 1959, chiếc tàu sân bay được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân và được bán để tháo dỡ. [sửa] Phần thưởng Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân, Cowpens còn được tặng thưởng 12 Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. [sửa] Kỷ niệm Mỗi năm, thị trấn Cowpens tại South Carolina tổ chức một lễ hội kéo dài bốn ngày nhằm tôn vinh những cựu chiến binh của chiếc USS Cowpens. "The Mighty Moo Festival" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1977, với duy nhất một cựu binh là thủy thủ đoàn của CVL 25 tham dự. Từ đó, lần đông đảo nhất đã có 115 cựu binh tham gia tham gia cùng một lúc. Và cũng kể từ khi chiếc Cowpens hậu duệ (CG-63) được hạ thủy và đi vào hoạt động, lễ hội còn có sự tham gia của thành viên thủy thủ đoàn chiếc tàu khu trục đang hoạt động. Lễ hội được tổ chức từ thứ Tư đến thứ Bảy trước ngày Lễ Người Cha trong tháng 6.Trong những năm 1980, thị trấn Cowpens đã tích cực vận động tại Quốc hội để đặt tên một chiếc tàu chiến khác là Cowpens, việc này có thể đã đóng vai trò chính trong việc chọn cái tên này cho chiếc CG-63. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Yorktown

Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding

Đặt hàng: năm 1933

Đặt lườn: 16 tháng 7 năm 1934

Hạ thủy: 3 tháng 10 năm 1936

Hoạt động: 12 tháng 5 năm 1938

Bị mất: Được tháo dỡ vào năm 1958-1960

Xóa đăng bạ: 17 tháng 2 năm 1947

Phần thưởng 20 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Đơn vị Tuyên dương Hải quân Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (20 sao) Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine Huy chương Giải phóng Philippine (1 sao) Cờ hiệu Hải quân Anh

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: Thiết kế: 19.800 tấn (tiêu chuẩn) 25.500 tấn (chất đầy tải) Từ tháng 10 năm 1943: 21.000 tấn (tiêu chuẩn) 32.060 tấn (chất đầy tải) Chiều dài: Thiết kế: 234,7 m (770 ft) ở mực ngấn nước 251,4 m (824 ft 9 in) chung Từ tháng 7 năm 1942: 252,2 m (827 ft 5 in) chung Mạn thuyền: Thiết kế: 25,4 m (83 ft 3 in) ở mực ngấn nước, từ tháng 10 năm 1943: 29 m (95 ft 5 in) chung: 33,4 m (109 ft 6 in), từ tháng 10 năm 1942: 34,9 m (114 ft 5 in) Tầm nước: 7,90 m (26 ft) Lực đẩy: 9 × nồi hơi Babcock & Wilcox 4 × Turbine Parsons, 4 trục công suất 120.000 mã lực (90 MW) Tốc độ: 32,5 knot (60,2 km/h) Tầm xa: 12.500 hải lý ở tốc độ 15 knot (23.150 km ở tốc độ 27,8 km/h) Quân số: 2.217 sĩ quan và thủy thủ (1941) Vũ khí điện tử: Radar RCA CXAM-1[1]

Vũ khí: Thiết kế: 8 × pháo 38 5 inch 4 × súng máy 75 bốn nòng 1,1 inch 24 × súng máy 0.50 inch Vào tháng 9 năm 1945: 8 x pháo 38 5 inch 11 x Bofors bốn nòng 40mm 5 x Bofors nòng kép 40mm 16 x Oerlikon nòng kép 20mm Vỏ giáp: đai giáp 2,5-4 inch sàn bảo vệ 60 lb vách ngăn 4 inch 4 inch bên cạnh và 2 inch trên nóc tháp chỉ huy vỏ 4 inch bên hông bánh lái Máy bay: Thiết kế:90 máy bay; 3 × thang nâng 2 × máy phóng thủy lực trên sàn đáp 1 × máy phóng thủy lực trên sàn chứa Chiếc USS Enterprise (CV-6), còn có tên lóng là "Big E", là chiếc tàu sân bay thứ sáu của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Mỹ mang tên này. Được hạ thủy vào năm 1936, nó là một tàu chiến thuộc lớp tàu Yorktown, và là một trong số ba tàu sân bay Mỹ được đưa vào hoạt động trước Thế Chiến II sống sót qua cuộc chiến tranh (hai chiếc kia là Saratoga và Ranger). Nó tham dự vào nhiều hoạt động chủ yếu chống lại Nhật hơn bất kỳ tàu chiến Hoa Kỳ nào khác. Các hoạt động này bao gồm trận Midway, trận Eastern Solomons, trận chiến quần đảo Santa Cruz, nhiều cuộc giáp chiến trong chiến dịch Guadalcanal, trận chiến biển Philippine, và trận chiến vịnh Leyte, cũng như là "Cuộc không kích Doolittle" nhắm vào Tokyo. Trong ba sự kiện khác nhau trong suốt cuộc chiến tại Thái Bình Dương, người Nhật đã tuyến bố rằng nó đã bị đánh chìm trong chiến đấu. Enterprise được trao tặng 20 ngôi sao chiến đấu, thành tích cao nhất trong mọi tàu chiến trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu duy nhất không thuộc Hải quân Hoàng gia Anh nhận được phần thưởng cao quý nhất Cờ hiệu Hải quân Anh trong suốt lịch sử 400 năm kể từ khi đặt ra phần thưởng này. Một số tác giả đã đặt cho nó là tàu chiến vinh quang và danh dự nhất trong suốt lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ, có lẽ chỉ cạnh tranh với chiếc chiến thuyền thế kỷ 18 USS Constitution huyền thoại. [sửa] Các hoạt động ban đầu Enterprise được hạ thủy vào ngày 3 tháng 10 năm 1936 tại xưởng Newport News Shipbuilding, được đỡ đầu bởi bà Lulie Swanson, phu nhân của Bộ trưởng Hải quân Claude A. Swanson, và được đưa vào hoạt động ngày 12 tháng 5 năm 1938. Enterprise thực hiện chuyến chạy thử về phía Nam, đi đến Rio de Janeiro. Sau khi quay trở về, nó hoạt động dọc theo bờ biển phía đông và trong vùng Caribbe cho đến tháng 4 năm 1939, khi nó được yêu cầu phục vụ tại Thái Bình Dương. Enterprise là một trong số mười bốn chiếc tàu chiến được trang bị kiểu radar ban đầu RCA CXAM-1.[1] Ban đầu đặt căn cứ tại San Diego, và sau đó tại Pearl Harbor khi Tổng thống Roosevelt yêu cầu hạm đội được 'bố trí ở các căn cứ tiền phương', chiếc tàu sân bay và các phi đội của nó tiến hành huấn luyện tích cực và chuyên chở máy bay đến các căn cứ ở các đảo trên Thái Bình Dương. Enterprise đã hoàn tất một nhiệm vụ như vậy, chuyển giao Phi đội Tiêm kích VMF-211 Thủy quân Lục chiến đến đảo Wake vào ngày 2 tháng 12 năm 1941, và đang trên đường quay về Hawaii khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. [sửa] Thế Chiến II [sửa] Trận Trân Châu Cảng Enterprise đang trên đường quay về đảo Oahu vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển giao máy bay và phi công Thủy quân Lục chiến thuộc phi đội VMF-211 đến đảo Wake. Mười tám chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless thuộc các phi đội VS-6 và VB-6 của chiếc Enterprise về đến Trân Châu Cảng đang khi diễn ra trận tấn công, và cho dù bị bất ngờ, đã ngay lập tức bước vào hành động để phòng thủ căn cứ hải quân. VS-6 bị mất sáu máy bay trong trận tập kích, trong khi VB-6 mất một chiếc. Nhiều chiếc trong số này bị máy bay Nhật bắn rơi, tuy nhiên có ít nhất một chiếc bị mất do hỏa lực phòng không dày đặc, và thêm nhiều chiếc bị hư hại. Vào một lúc trên sóng liên lạc radio đã nghe được: "Đừng bắn tôi, đây là 'six baker three', một máy bay Mỹ" và lát sau cũng viên phi công đó (Chuẩn úy Manuel Gonzales của VB-6) được nghe thấy đã yêu cầu xạ thủ/điện báo viên của anh chuẩn bị đáp trên mặt nước. Trung úy C. E. Dickinson và đồng đội William C. Miller thuộc VS-6 được ghi nhận bắn hạ một máy bay Nhật trước khi bị buộc phải thoát ra sau khi máy bay bị bắt lửa. Dickinson sau đó tìm cách đến được đảo Ford để lái một máy bay khác và tham gia vào việc tìm kiếm hạm đội Nhật. Anh đã được đề nghị tặng thưởng vì "thể hiện lòng can đảm tuyệt vời, sức chịu đựng, trung thành với nghĩa vụ, hành động hợp lý và bình tĩnh trong chiến đấu". Enterprise cũng tung ra sáu chiếc Grumman F4F Wildcat thuộc phi đội VF-6 tiếp theo sau cuộc tấn công; tất cả ngoại trừ hai chiếc bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không khi họ tìm cách hạ cánh trên đảo Ford đêm đó. Trong thời gian đó, chiếc tàu sân bay thu thập những chiếc máy bay còn lại trong một nỗ lực vô vọng nhằm tìm kiếm lực lượng tấn công Nhật Bản; cuộc tìm kiếm hướng về phía Tây và Nam đảo Oahu, trong khi lực lượng Nhật rút lui về hướng Tây Bắc. Enterprise trở vào Trân Châu Cảng trong đêm 8 tháng 12 để tiếp nhiên liệu và tiếp liệu, và khởi hành sáng sớm ngày hôm sau để tuần tra đề phòng các cuộc tấn công khác có thể xảy ra nhắm vào quần đảo Hawaii. Cho dù nhóm không gặp được chiếc tàu nổi nào, máy bay của Enterprise cũng đã đánh chìm chiếc tàu ngầm Nhật I-70 ở tọa độ 23°45′N 155°35′W vào ngày 10 tháng 12 năm 1941. Trong khoảng thời gian hai tuần lễ cuối của tháng 12 năm 1941, Enterprise và nhóm của nó tuần tra phía Tây quần đảo Hawaii để bảo vệ trong khi hai nhóm tàu sân bay kia thực hiện nỗ lực chậm trể nhằm giải cứu đảo Wake. Sau một thời gian nghỉ ngắn tại Trân Châu Cảng, nhóm Enterprise khởi hành ngày 11 tháng 1 năm 1942 nhằm bảo vệ các đoàn tàu vận tải đến tăng cường cho đảo Samoa. Vào ngày 1 tháng 2, nhóm đặc nhiệm không kích vào các đảo Kwajalein, Wotje và Maloelap trong quần đảo Marshall, đánh chìm ba tàu, gây hư hại tám chiếc, và phá hủy nhiều máy bay và các cơ sở trên mặt đất. Enterprise chỉ chịu những thiệt hại nhỏ do sự phản công của Nhật khi nhóm của nó rút về Trân Châu Cảng. Trong tháng tiếp theo, nhóm Enterprise lướt qua vùng Trung Thái Bình Dương, tấn công các cơ sở của đối phương trên đảo Wake và quần đảo Marcus, rồi được sửa chữa và nâng cấp các cải tiến nhỏ tại Trân Châu Cảng. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1942, nó khởi hành đến gặp gỡ chiếc Hornet rồi hướng về phía Tây hộ tống chiếc Hornet trong nhiệm vụ tung ra 16 chiếc máy bay ném bom B-25 Mitchell của Lục quân trong sự kiện "Không kích Doolittle" nhắm vào Tokyo. Trong khi những chiếc máy bay tiêm kích của Enterprise bay tuần tra chiến đấu trên không, những chiếc B-25 được phóng lên vào ngày 18 tháng 4, và đã bay tiếp chặng đường 966 km (600 dặm) đến mục tiêu mà không bị phát hiện. Nhóm đặc nhiệm, mà sự hiện diện của họ bị đối phương phát hiện vì bị các tàu nhỏ nhìn thấy, đã đổi hướng và quay về đến Trân Châu Cảng ngày 25 tháng 4. [sửa] Trận Midway Năm ngày sau, chiếc "Big E" khởi hành hướng về Nam Thái Bình Dương nhằm tăng cường cho các tàu sân bay Mỹ hoạt động tại biển Coral. Tuy nhiên, trận chiến biển Coral đã kết thúc trước khi Enterprise đến nơi. Enterprise quay về Trân Châu Cảng ngày 26 tháng 5, và bắt đầu khẩn trương chuẩn bị nhằm đối đầu cuộc tấn công của Nhật được dự đoán tại đảo Midway. Ngày 28 tháng 5, Enterprise khởi hành như là kỳ hạm của Chuẩn Đô đốc Raymond A. Spruance với mệnh lệnh "phải giữ vững Midway và gây thiệt hại tối đa cho đối phương bằng các chiến thuật tiêu hao sinh lực mạnh mẽ". Cùng với Enterprise trong Lực lượng Đặc nhiệm CTF 16 còn có Hornet, sáu tàu tuần dương và mười tàu khu trục. Vào ngày 30 tháng 5, Lực lượng Đặc nhiệm CTF 17, cùng Chuẩn Đô đốc Frank J. Fletcher trên chiếc Yorktown vốn còn đang sửa chữa, rời Trân Châu Cảng với thêm hai tàu tuần dương và sáu tàu khu trục. Do là sĩ quan cao cấp thâm niên hơn, Chuẩn Đô đốc Fletcher trở thành "Sĩ quan Chỉ huy Chiến thuật" của nhóm, vì người chỉ huy thường xuyên của lực lượng đặc nhiệm Enterprise, Phó Đô đốc Bill hoặc "Bull" Halsey, đang được điều trị trong bệnh viện tại Trân Châu Cảng. Mỗi bên đã tung ra các đợt không kích lẫn nhau trong một trận chiến được xem là có tính quyết định trong lịch sử. Cho dù các lượng lượng đối địch còn tiếp xúc với nhau cho đến tận ngày 7 tháng 6, chỉ đến cuối ngày 4 tháng 6, sự kết cuộc của trận chiến đã được xác định. Trận Midway mở màn sáng ngày 4 tháng 6 năm 1942, khi bốn chiếc tàu sân bay Nhật, vốn không biết đến sự hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ, đã tung ra các trận tấn công vào đảo Midway. Chỉ ba giờ sau khi quả bom đầu tiên nổ trên đảo Midway, các máy bay từ các tàu sân bay Mỹ đã tấn công. Chiếc Yorktown và tàu khu trục Hammann là những tàu Mỹ duy nhất bị chìm, nhưng các lực lượng đặc nhiệm TF 16 và TF 17 trong trận chiến đã bị mất tổng cộng 113 máy bay, trong đó 61 chiếc mất trong chiến đấu. Thiệt hại của phía Nhật Bản lớn hơn rất nhiều: bốn tàu sân bay, một tàu tuần dương và 272 máy bay. Máy bay của chiếc Enterprise đã đánh chìm các tàu sân bay Kaga và Akagi, trong khi các phi đội ném bom hổn hợp từ Enterprise và Yorktown đã phá hủy chiếc Hiryu (máy bay từ chiếc Yorktown cũng đã đánh chìm được chiếc Soryu). Enterprise trải qua trận chiến mà không bị thiệt hại và quay về đến Trân Châu Cảng ngày 13 tháng 6 năm 1942. [sửa] Các chiến dịch tại Nam Thái Bình Dương Sau một tháng nghỉ ngơi và đại tu, chiếc Enterprise khởi hành ngày 15 tháng 7 năm 1942 hướng đến Nam Thái Bình Dương, nơi nó gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm TF 61 nhằm hỗ trợ cuộc đổ bộ xuống quần đảo Solomon vào ngày 8 tháng 8. Trong hai tuần tiếp theo, chiếc tàu sân bay và những máy bay của nó bảo vệ các đường liên lạc hàng hải phía Tây Nam quần đảo Solomons. Vào ngày 24 tháng 8, một lực lượng Nhật mạnh mẽ được phát hiện ra ở khoảng 320 km (200 dặm) phía Bắc đảo Guadalcanal, và Lực lượng Đặc nhiệm TF 61 đã tung các máy bay của nó ra tấn công. Trong trận chiến Đông Solomons tiếp theo sau đó, chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Nhật Bản Ryūjō bị đánh chìm, và lực lượng Nhật dự định tiến đánh Guadalcanal bị đẩy lui. Chiếc Enterprise chịu thiệt hại nhiều nhất trong số các tàu chiến Mỹ; ba trái bom đánh trúng và bốn trái đánh gần trúng đã làm thiệt mạng 77 người và bị thương 91 người khác, đồng thời gây hư hại đáng kể cho chiếc tàu sân bay. Các nhóm cứu nạn đã phản ứng nhanh và làm việc khó nhọc, nên đã sửa chữa được các hư hỏng nên chiếc tàu đã có thể quay trở về Hawaii bằng chính động lực của nó. Sau khi được sửa chữa tại Trân Châu Cảng từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 16 tháng 10 năm 1942, chiếc Enterprise lại một lần nữa khởi hành hướng về Nam Thái Bình Dương, nơi nó cùng chiếc Hornet tạo nên Lực lượng Đặc nhiệm TF 61. Vào ngày 26 tháng 10, các máy bay trinh sát của chiếc Enterprise phát hiện một lực lượng tàu sân bay Nhật và trận chiến quần đảo Santa Cruz đã diễn ra. Máy bay của Enterprise đã tấn công các tàu sân bay và tàu tuần dương đối phương, trong khi bản thân chiếc "Big E" cũng bị tấn công rất căng thẳng. Hai lần bị bom ném trúng đã khiến chiếc Enterprise bị thiệt mạng 44 người cùng 75 người bị thương. Cho dù bị hư hỏng nghiêm trọng, nó vẫn tiếp tục hoạt động và mang lên trên mình một số lượng lớn máy bay từ chiếc Hornet khi chiếc tàu sân bay này bị đánh chìm. Cho dù tổn thất của phía Mỹ với một tàu sân bay và một tàu khu trục bị mất là nặng nề hơn phía Nhật với chỉ một tàu tuần dương hạng nhẹ, trận đánh giành được thời gian cần thiết để tăng cường lực lượng tại Guadalcanal chống lại đợt công kích của Nhật tiếp theo. Chiếc Enterprise giờ đây là chiếc tàu sân bay Mỹ duy nhất trong tình trạng hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương. Trên sàn đáp, thủy thủ đoàn đã trương dòng chữ: "Enterprise chống lại Nhật Bản". Enterprise đến Nouméa, New Caledonia, vào ngày 30 tháng 10 để sửa chữa, nhưng một đợt tấn công mới của Nhật vào quần đảo Solomons yêu cầu sự có mặt của chiếc tàu sân bay và nó đã khởi hành vào ngày 11 tháng 11, trong khi các đội sửa chữa từ chiếc Vestal vẫn còn đang làm việc trên tàu. Vào ngày 13 tháng 11, các phi công của chiếc Enterprise đã giúp đánh đắm chiếc thiết giáp hạm Hiei vốn đã bị hư hại. Khi trận hải chiến Guadalcanal kết thúc vào ngày 15 tháng 11 năm 1942, Enterprise đã chia sẻ thành tích đánh đắm 16 tàu và làm hư hại thêm tám chiếc khác. Chiếc tàu sân bay quay về Nouméa ngày 16 tháng 11 để hoàn tất việc sửa chữa. Lại khởi hành vào ngày 4 tháng 12, chiếc Enterprise tiến hành huấn luyện ngoài khơi Espiritu Santo, New Hebrides cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1943, khi nó khởi hành đi đến khu vực Solomons. Vào ngày 30 tháng 1, các máy bay tiêm kích của nó bay tuần tra chiến đấu trên không hộ tống một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục trong trận chiến đảo Rennell. Cho dù các máy bay của Enterprise đã tiêu diệt được hầu hết các máy bay ném bom Nhật tấn công, chiếc tàu tuần dương Chicago đã bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ máy bay. Tách khỏi nhóm sau trận đánh, chiếc tàu sân bay đi đến Espiritu Santo vào ngày 1 tháng 2, và trong vòng ba tháng tiếp theo nó hoạt động ngoài khơi căn cứ này, hỗ trợ các lực lượng Mỹ trên mặt biển cho đến tận quần đảo Solomons. Enterprise sau đó quay về Trân Châu Cảng, nơi mà vào ngày 27 tháng 5 năm 1943, Đô đốc Chester Nimitz, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, trao cho nó Bằng Tuyên dương Tổng thống đầu tiên được tặng thưởng cho một tàu chiến. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1943, khi những chiếc tàu sân bay thuộc hạng tàu Essex gia nhập hoạt động của hạm đội, nó quay về Xưởng tàu Hải quân Puget Sound để tiến hành đại tu vốn rất cần thiết đã lâu. Trong thực tế hoạt động hạng tàu Yorktown tỏ ra mong manh trước sự tấn công bằng ngư lôi, nên trong đợt sửa chữa vào cuối năm 1942, Enterprise cũng nhận được các sự cải biến rộng rãi, bao gồm một vòng đai giáp chống ngư lôi vốn cải thiện đáng kể sự bảo vệ bên dưới mực nước. [sửa] Quay lại nhiệm vụ

Quay lại phục vụ vào giữa tháng 11 năm 1943, Enterprise cung cấp việc hỗ trợ từ trên không cho Sư đoàn Bộ binh 27 đổ bộ lên đảo san hô Makin từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 năm 1943. Đêm 26 tháng 11, "Big E" thực hiện chuyến bay tiêm kích bay đêm đầu tiên tại Thái Bình Dương khi một tổ ba máy bay từ chiếc tàu sân bay đã phá vỡ một nhóm đông máy bay ném bom đặt căn cứ trên đất liền dự định tấn công Nhóm Đặc nhiệm TG 50.2. Sau khi các máy bay của Lực lượng đặc nhiệm TF 50 không kích dữ dội Kwajalein ngày 4 tháng 12, Enterprise quay về Trân Châu Cảng năm ngày sau đó. Hoạt động tiếp theo sau đó của chiếc tàu sân bay là cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 giải tỏa áp lực tại quần đảo Marshall và hỗ trợ cho việc đổ bộ lên đảo Kwajalein từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 1944. Sau đó chiếc Enterprise tiếp tục cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 tiếp tục tấn công căn cứ Hải quân Nhật tại Truk Lagoon trong quần đảo Caroline vào ngày 17 tháng 2. Một lần nữa, chiếc Enterprise lại viết nên lịch sử của ngành hàng không khi nó tung ra cuộc ném bom ban đêm bằng radar đầu tiên từ một tàu sân bay Mỹ. 12 chiếc máy bay ném ngư lôi trong trận tấn công này đã đạt được kết quả xuất sắc, ghi được thành tích đánh chìm gần một phần ba trong tổng số 200.000 tấn tải trọng tàu thuyền bị máy bay tiêu diệt. Tách khỏi Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, Enterprise thực hiện không kích lên đảo san hô Jaluit vào ngày 20 tháng 2, rồi hướng về Majuro và Espiritu Santo. Tiếp tục hành trình vào ngày 15 tháng 3 cùng Đội đặc nhiệm TG 36.1, nó yểm trợ trên không và hỗ trợ gần mặt đất cho cuộc đổ bộ lên đảo Emirau từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 3. Chiếc tàu sân bay quay lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 vào ngày 26 tháng 3, và trong 12 ngày tiếp theo, tham gia vào một loạt các cuộc tấn công vào các đảo Yap, Ulithi, Woleai, và Palau. Sau một tuần lễ nghỉ ngơi và bổ sung tiếp liệu tại Majuro, Enterprise khởi hành ngày 14 tháng 4 để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên khu vựcHollandia thuộc New Guinea, rồi lại tấn công Truk lần nữa trong các ngày 29 và 30 tháng 4. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, nó cùng Đội đặc nhiệm TG 58.3 tháp tùng rời khỏi Majuro để sáp nhập cùng phần còn lại của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 tham gia tấn công quân đảo Marianas. Thực hiện không kích lên các đảo Saipan, Rota và Guam từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 6, các phi công của Enterprise đã hỗ trợ trực tiếp cho cuộc đổ bộ lên Saipan ngày 15 tháng 6, và hỗ trợ gần mặt đất cho lực lượng trên đảo trong hai ngày tiếp theo. Nhận biết được một kế hoạch lớn của quân Nhật nhằm phá vỡ việc chiếm đóng Saipan, Đô đốc Spruance, giờ đây là tư lệnh của Đệ Ngũ Hạm Đội Hoa Kỳ, đã bố trí lại Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 nhằm đối phó mối đe dọa này. [sửa] Trận chiến biển Philippine Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, trận chiến tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra: Trận chiến biển Philippine. Trong hơn tám giờ, phi công của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Đế quốc Nhật đã giao chiến tại vùng trời bên trên Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 và quần đảo Marianas. Đến cuối ngày, chiến thắng của phía Mỹ đã trở nên rõ ràng, và sau khi kết thúc cuộc không kích nhắm vào hạm đội Nhật Bản ngày 20 tháng 6, chiến cuộc đã ngã ngủ. Sáu tàu chiến Mỹ bị hư hại, và có 130 máy bay cùng 76 phi công và thành viên đội bay bị mất. Với sự trợ giúp đáng kể từ các tàu ngầm Mỹ, ba tàu sân bay Nhật (Hiyō, Shōkaku và Taihō) bị đánh chìm cùng với 426 máy bay trên tàu sân bay bị bắn rơi. Không lực Hải quân Nhật Bản không thể nào hồi phục được sau thất bại này. Enterprise đã tham gia cả trong việc phòng thủ hạm đội và sau đó tấn công lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản vào buổi chiều tối. Trong quá trình thu hồi các máy bay tham gia không kích vào ban đêm đầy hoảng loạn, một chiếc máy bay tiêm kích và một chiếc máy bay ném bom đã hạ cánh cùng một lúc, nhưng điều kỳ diệu đã khiến cho không có tai nạn xảy ra. Kế hoạch tấn công hạm đội Nhật lúc nữa đêm dự định được thực hiện bởi các phi công chuyên bay đêm của chiếc Enterprise phải bị hủy bỏ do cần thực hiện hoạt động thu hồi và cứu hộ các máy bay không kích buổi chiều tối. Sau trận đánh, Enterprise và các tàu phối thuộc tiếp tục yểm trợ cho chiến dịch Saipan đến tận ngày 5 tháng 7. Sau đó nó quay về Trân Châu Cảng để có một tháng nghỉ ngơi và sửa chữa. Trở lại hoạt động vào ngày 24 tháng 8, chiếc tàu sân bay cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 không kích vào Volcano và quần đảo Bonin từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, rồi nhắm vào các đảo Yap, Ulithi, và Palaus từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9. [sửa] Trận chiến vịnh Leyte Sau các hoạt động ở phía Tây quần đảo Palau, chiếc Enterprise gia nhập cùng các đơn vị khác của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 vào ngày 7 tháng 10 và hướng lên phía Bắc. Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 10, máy bay của nó đã hoạt động bên trên vùng trời Okinawa, Đài Loan và Philippines, tấn công các sân bay đối phương, các cơ sở trên bờ và tàu thuyền để chuẩn bị cho trận tấn công lên Leyte. Sau khi hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte ngày 20 tháng 10, Enterprise hướng về Ulithi để được tiếp tế, nhưng sự xuất hiện của hạm đội Nhật Bản vào ngày 23 tháng 10 buộc phải gọi nó quay trở lại hoạt động. Trong Trận chiến vịnh Leyte từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10, máy bay của Enterprise đã tấn công cả ba nhóm của lực lượng đối phương, bắn phá các thiết giáp hạm và tàu khu trục cho đến khi chiến sự kết thúc. Chiếc tàu sân bay ở lại tuần tra ngoài khơi phía đông Samar và Leyte cho đến tận cuối tháng 10, rồi nó rút về Ulithi để được tiếp tế. Trong tháng 11, máy bay của nó tấn công các mục tiêu trong khu vực Manila và đảo Yap. Nó quay về Trân Châu Cảng ngày 6 tháng 12 năm 1944. [sửa] Iwo Jima, Okinawa, và kamikaze Khởi hành ngày 24 tháng 12 về hướng Philippines, Enterprise mang theo một phi đội được huấn luyện đặc biệt để hoạt động ban đêm trên tàu sân bay. Nó gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 38.5 và lướt qua các vùng biển phía Bắc Luzon và biển Trung Hoa trong tháng 1 năm 1945, tấn công các mục tiêu trên bờ và các tàu thuyền từ Đài Loan đến Đông Dương. Sau khi ghé lại Ulithi một thời gian ngắn, Enterprise gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 58.5 vào ngày 10 tháng 2 và thực hiện việc tuần tra chiến đấu trên không cả ngày và đêm cho Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 khi chúng tấn công Tokyo vào các ngày 16 và 17 tháng 2. Sau đó nó hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trong trận Iwo Jima từ ngày đổ bộ, 19 tháng 2, cho đến tận ngày 9 tháng 3 khi nó quay về Ulithi. Vào một giai đoạn trong thời kỳ này, máy bay của Enterprise đã bay liên tục bên trên bầu trời Iwo Jima trong 174 giờ. Rời Ulithi ngày 15 tháng 3, chiếc tàu sân bay tiếp tục các hoạt động ban đêm không kích vào Kyūshū, Honshū và các tàu thuyền trong vùng biển nội địa Nhật Bản. Bị hư hại nhẹ bởi một trái bom đối phương vào ngày 18 tháng 3, Enterprise quay về Ulithi trong sáu ngày để được sửa chữa. Trở lại hoạt động ngày 5 tháng 4, nó yểm trợ cho chiến dịch Okinawa cho đến khi bị hư hại vào ngày 11 tháng 4, lần này bởi một máy bay cảm tử, và bị buộc phải quay về Ulithi. Hoạt động ngoài khơi Okinawa một lần nữa từ ngày 6 tháng 5, Enterprise thực hiện các chuyến bay tuần tra liên tục suốt ngày đêm vì các hoạt động tấn công cảm tử kamikaze ngày càng gia tăng. Ngày 14 tháng 5 năm 1945, nó chịu đựng thiệt hại cuối cùng của Thế Chiến II khi một máy bay cảm tử phá hủy thang nâng máy bay phía trước, giết chết 14 người và làm bị thương 34 người khác. Chiếc tàu sân bay bị buộc phải quay về Xưởng Hải quân Puget Sound để sửa chữa, đến nơi vào ngày 7 tháng 6, và vẫn còn ở lại đó khi chiến tranh kết thúc ngày 15 tháng 8 năm 1945. [sửa] Các hoạt động sau chiến tranh [sửa] Chiến dịch Magic Carpet Được phục hồi về tình trạng tốt nhất, Enterprise khởi hành đi Trân Châu Cảng rồi quay về Mỹ với khoảng 1.100 quân nhân hết hạn phục vụ, rồi tiếp tục hành trình đến New York, và đến nơi vào ngày 17 tháng 10 năm 1945. Hai tuần sau, nó đi đến Boston để được lắp đặt các phương tiện nghỉ ngơi bổ sung, rồi nó bắt đầu một loạt chuyến đi đến Châu Âu trong Chiến dịch Magic Carpet (Chiếc Thảm Thần), đưa về nước gần 10.000 cựu chiến binh trong hoạt động phục vụ cuối cùng cho đất nước của nó. Trong một chuyến đi đến Châu Âu, nó được Sir Albert Alexander, Bộ trưởng Hải quân, thăm viếng và trao tặng cho chiếc Enterprise phần thưởng Cờ hiệu Hải quân Anh, phần thưởng cao nhất của Hải quân Hoàng gia. Enterprise là chiếc tàu duy nhất không thuộc Hải quân Hoàng gia được nhận phần thưởng này trong suốt lịch sử hơn 400 năm kể từ khi đặt ra nó. [sửa] Kết thúc hoạt động "Big E" Enterprise vào Xưởng Hải quân New York ngày 18 tháng 1 năm 1946 để được vô hiệu hóa, và được rút khỏi phục vụ ngày 17 tháng 2 năm 1947. Trong năm 1946, nó được dự định chuyển cho tiểu bang New York như một đài lưu niệm thường trực, nhưng kế hoạch này bị ngưng lại vào năm 1949.[2] Các dự định được thực hiện tiếp theo sau nhằm bảo tồn con tàu như là một viện bảo tàng hay một nhà lưu niệm, nhưng các nỗ lực gây quỹ bị thất bại không thể quyên góp đủ tiền để mua lại con tàu từ Hải quân, nên "Big E" bị bán vào ngày 1 tháng 7 năm 1958 cho hãng Lipsett Corporation thuộc thành phố New York để được tháo dỡ tại Kearny, New Jersey. Người ta hứa sẽ giữ lại cột anten ba chân đặc trưng cho sân vận động mới của Học viện Hải quân, nhưng việc này không bao giờ được thực hiện; thay vào đó, một tấm biển lưu niệm được đặt dưới chân nơi vẫn được gọi là "Tháp Enterprise". Công việc tháo dỡ được hoàn tất vào tháng 5 năm 1960. Đến năm 1984, một gian "Triển lãm Enterprise" thường trực được dành riêng tại Bảo tàng Không lực Hải quân tại Căn cứ Không lực Hải quân Pensacola, Florida để lưu giữ các hiện vật, hình ảnh và các vật dụng lịch sử khác. Các hiện vật còn lại của Enterprise bao gồm chiếc chuông của con tàu, được đặt tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, vốn theo truyền thống chỉ được rung lên mỗi khi học viên hải quân chiến thắng học viên của West Point; và tấm biển tên ở phía đuôi tàu rộng 5 m (16 ft) và nặng một tấn được đặt tại công viên Little League ở River Vale, New Jersey;[3] Tấm biển hoạt động và một trong những chiếc neo của nó được trưng bày tại Xưởng hải quân Washington tại Washington, D.C.. Nhiều hiện vật và vật lưu niệm khác (bao gồm một trong những ô cửa sổ của nó) được giữ trên chiếc tàu sân bay nguyên tử tiếp nối tên của nó. Đặt hàng: 3 tháng 7 năm 1940

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding

Đặt lườn: 28 tháng 4 năm 1941

Hạ thủy: 31 tháng 7 năm 1942

Đỡ đầu: Bà Artemus L. Gates Hoạt động: 31 tháng 12 năm 1942 15 tháng 1 năm 1951

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 3 năm 1960

Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947 30 tháng 6 năm 1969

Bị mất: Bị tháo dỡ Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1973

Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Đơn vị Tuyên dương Hải quân Đơn vị Khen thưởng Hải quân 17 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 33.800 tấn (tiêu chuẩn) 36.380 42.000 tấn (đầy tải) Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 8 × nồi hơi áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 × turbine hơi nước Westinghouse 4 × trục 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h(33 knots) Tầm xa: 37.000 km (20.000 hải lý) ở tốc độ 28 km/h (15 knot) Quân số: 2.600 Vũ khí: 4 × pháo 127 mm (5 inch) 38 caliber nòng đôi 4 × 127 mm (5 inch) 38 caliber nòng đơn 8 × pháo 40 mm 56 caliber bốn nòng 46 × pháo 20 mm 78 caliber nòng đơn Vỏ giáp: đai giáp 60 - 100 mm (2,5 - 4 in) 40 mm (1,5 inch) sàn chứa máy bay và bảo vệ 100 mm (4 inch) vách ngăn 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 1 × thang nâng bên cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa sàn đáp USS Essex (CV/CVA/CVS-9) là một tàu sân bay, chiếc dẫn đầu của lớp tàu sân bay Essex bao gồm tổng cộng 24 chiếc được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Được đưa vào hoạt động vào tháng 12 năm 1942, Essex tham gia vào nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và 13 ngôi sao chiến đấu. Được rút khỏi hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được vào hoạt động trở lại vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và sau đó như là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong giai đoạn hoạt động thứ hai nó phục vụ chủ yếu tại Châu Âu, từng tham gia vào Sự kiện tên lửa Cuba. Nó cũng tham gia hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên, được tặng thưởng bốn ngôi sao chiến đấu và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân. Nó là chiếc tàu sân bay chính phục vụ cho việc thu hồi chuyến bay vũ trụ Apollo 7. Nó được rút khỏi hoạt động lần cuối cùng vào năm 1969 và được bán để tháo dỡ vào năm 1975. [sửa] Cấu trúc và chế tạo Essex được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1941 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại xưởng đóng tàu Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 7 năm 1942 dưới sự đỡ đầu của Bà Artemus L. Gates, phu nhân Trợ lý Không lực của Bộ Hải quân. Chiếc Essex được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 12 năm 1942 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Donald B. Duncan. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau chuyến đi thử máy, Essex khởi hành đi Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 1943 bắt đầu một loạt các hoạt động chiến đấu. Rời Trân Châu Cảng, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 trong hoạt động tấn công lên đảo Marcus ngày 31 tháng 8 năm 1943; trở thành soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm TF 14 và tấn công đảo Wake từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 10; cùng với các tàu sân bay USS Bunker Hill và USS Princeton tham gia các hoạt động không kích xuống Rabaul ngày 11 tháng 11 năm 1943; cùng với Đội Đặc nhiệm TG 50.3 tung ra cuộc tấn công vào quần đảo Gilbert nơi nó cũng tham gia một cuộc tấn công đổ bộ lần đầu tiên lên đảo san hô Tarawa từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 23 tháng 11 năm 1943. Được tiếp nhiên liệu ngoài biển, nó trở thành soái hạm của Đội Đặc nhiệm TG 50.3 để tấn công Kwajalein ngày 4 tháng 12 năm 1943. Cuộc tấn công đổ bộ thứ hai của nó được thực hiện cùng với Đội Đặc nhiệm TG 58.2 lên quần đảo Marshall từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 1944. Essex trong Đội Đặc nhiệm TG 58.2 giờ đây được sáp nhập cùng các Đội Đặc nhiệm TG 58.1 và TG 58.3, để tạo nên một lực lượng tàu sân bay lớn nhất tính đến lúc đó, để tấn công vào Truk (17 - 18 tháng 2 năm 1944) trong đó tám tàu Nhật bị đánh chìm. Trên đường đến quần đảo Marianas để cắt đứt các con đường tiếp tế của Nhật Bản, lực lượng tàu sân bay đã bị phát hiện và phải chịu đựng các cuộc không kích kéo dài mà họ đã đánh lui một cách bài bản. Sau đó chúng tiếp tục cuộc tấn công đã dự định lên các đảo Saipan, Tinian và Guam vào ngày 23 tháng 2 năm 1944. Sau chiến dịch này, Essex hướng về San Francisco nơi nó được đại tu lần duy nhất trong chiến tranh. Sau khi đại tu, Essex trở thành chiếc tàu sân bay của Đội tàu sân bay 15, dưới sự chỉ huy của David McCampbell, phi công Ách có thành tích cao nhất của Hải quân Mỹ. Sau đó nó gia nhập cùng các tàu sân bay Wasp (CV-18) và San Jacinto (CVL-30) của Đội Đặc nhiệm TG 12.1 nhằm tấn công đảo Marcus từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 5 và đảo Wake vào ngày 23 tháng 5. Nó được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 để hỗ trợ cho việc chiếm đóng quần đảo Marianas từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8; cùng Đội Đặc nhiệm TG 38.3 tấn công lên quân đảo Palau từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9, và vào đảo Mindanao từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 9 chủ yếu nhắm vào tàu bè của đối phương, và ở lại khu vực này để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên Peleliu. Vào ngày 2 tháng 10 nó chịu đựng một cơn siêu bão, và bốn ngày sau nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 đi về hướng Ryukyus. Trong thời gian còn lại của năm 1944 nó tiếp tục hoạt động trên tuyến đầu, tham gia các cuộc không kích vào Okinawa ngày 10 tháng 10 và Đài Loan từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10, hỗ trợ cuộc đổ bộ lên đảo Leyte, tham gia Trận chiến vịnh Leyte từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 10, và tiếp tục truy tìm hạm đội đối phương cho đến tận ngày 30 tháng 10 khi nó quay về Ulithi, Caroline Islands, để được tiếp tế. Nó quay lại hoạt động và tung ra các đợt không kích vào Manila và phía Bắc quần đảo Philippine trong tháng 11. Vào ngày 25 tháng 11, lần đầu tiên kể từ khi hoạt động, Essex bị đánh hỏng. Một máy bay cảm tử kamikaze đâm vào cánh trái của sàn đáp, trúng vào những chiếc máy bay đa được tiếp đầy xăng để cất cánh, gây ra một vụ nổ dữ dội là thiệt mạng 15 người và gây thương tích cho 44 người khác. Sau các sửa chữa nhanh, con tàu sân bay hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm ngoài khơi đảo Leyte hỗ trợ việc chiếm đóng Mindoro từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 12. Nó thoát ra khỏi một trận cuồng phong vào ngày 18 tháng 12 rồi sau đó tiến hành các cuộc tìm kiếm những người sống sót. Cùng với Đội Đặc nhiệm TG 38.3, nó tham gia các chiến dịch Lingayen Gulf, tung ra các đợt không kích nhắm vào Đài Loan, Sakishima, Okinawa và Luzon. Tiến vào vùng biển Nam Trung Hoa nhằm tìm kiếm lực lượng trên biển của đối phương, lực lượng đặc nhiệm công kích các tàu thuyền và thực hiện các cuộc không kích vào Đài Loan, bờ biển Trung Quốc, Hải Nam và Hong Kong. Từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 1 năm 1945, Essex chịu đựng một cơn cuồng phong dữ dội thứ ba trong vòng bốn tháng, trước khi tấn công trở lại vào Đài Loan, Miyako-jima và Okinawa từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 1. Trong thời gian còn lại của cuộc chiến, nó hoạt động cùng với Lực lượng đặc nhiệm TF 58, thực hiện các cuộc tấn công vào khu vực Tokyo vào từ ngày 16 đến ngày 17 và vào ngày 25 tháng 2, cả hai đợt đều nhằm vô hiệu hóa lực lượng không quân đối phương trước các cuộc đổ bộ lên Iwo Jima, và nhằm phá hỏng công nghiệp sản xuất máy bay Nhật Bản. Nó được gửi đến để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên Iwo Jima và các hòn đảo lân cận, nhưng từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5, nó được huy động chủ yếu vào việc hỗ trợ cuộc chiếm đóng đảo Okinawa. Vào những ngày cuối cùng của chiến cuộc, Essex tham gia vào các cuộc không kích mạnh mẻ nhắm vào các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, nó tiếp tục thực hiện các chuyến bay tuần tra phòng thủ cho đến tận ngày 3 tháng 9, khi nó được yêu cầu quay về Bremerton, Washington để được rút khỏi hoạt động. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1947, nó được rút khỏi hoạt và được đưa về làm lực lượng dự bị. [sửa] Chiến tranh Triều Tiên Được đưa vào hoạt động thường trực trở lại vào ngày 16 tháng 1 năm 1951, Essex được hiện đại hóa với một sàn đáp mới và một đảo cấu trúc thượng tầng suôn thẳng hơn. Thuyền trưởng A. W. Wheelock trở thành người chỉ huy con tàu. Sau một chuyến đi ngắn tại vùng biển Hawaii, nó bắt đầu thực hiện một trong tổng số ba chuyến đi đến Viễn Đông trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nó trở thành soái hạm của Đội Tàu sân bay 1 và của Lực lượng Đặc nhiệm TF 77. Nó là chiếc tàu sân bay lần đầu tiên phóng lên một chiếc máy bay tiêm kích phản lực hai động cơ F2H Banshee trong các phi vụ chiến đấu. Vào ngày 16 tháng 9 năm 1951, một trong số những chiếc máy bay này, vốn bị hư hại trong chiến đấu, đã bị va chạm vào những chiếc máy bay đang đậu trên sàn đáp phía trước, gây ra một vụ nổ làm thiệt mạng bảy người. Sau khi được sửa chữa tại Yokosuka, nó quay trở lại hoạt động trên tuyến đầu vào ngày 3 tháng 10, tung ra các đợt không kích cho đến tận sông Áp Lục, và hỗ trợ trên không cho lực lượng quân đội Liên Hợp Quốc. Hai đợt khác được bố trí đến hoạt động trong chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ tháng 8 năm 1951 đến tháng 3 năm 1952 và từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 1 năm 1953. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1953 nó khởi hành chuyến đi cuối cùng trong chiến tranh, tuần tra hòa bình trên khu vực biển Trung Quốc. Từ tháng 11 năm 1954 đến tháng 6 năm 1955, nó tham gia các cuộc tập trận, hoạt động trong ba tháng cùng Đệ Thất hạm đội, hỗ trợ cho việc rút lui khỏi đảo Tachen, và tham gia vào các hoạt động không lực và cơ động hạm đội ngoài khơi Okinawa. [sửa] Hạm đội Thái Bình Dương Vào tháng 7 năm 1955, Essex trở vào Xưởng Hải quân Puget Sound để sửa chữa và thực hiện các thay đổi rộng rãi, bao gồm việc trang bị một sàn đáp chéo góc. Sau khi việc hiện đại hóa được hoàn tất, nó gia nhập trở lại Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 3 năm 1956. Trong vòng 14 tháng tiếp theo sau, chiếc tàu sân bay hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, ngoại trừ một giai đoạn sáu tháng du hành cùng Đệ Thất hạm đội tại Viễn Đông. Nhận được lệnh gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của nó, chiếc tàu sân bay khởi hành từ San Diego vào ngày 21 tháng 6 năm 1957, đi vòng qua mũi Horn, và đến Mayport, Florida vào ngày 1 tháng 8. [sửa] Đại Tây Dương và Địa Trung Hải Vào mùa Thu năm 1957, Essex tham gia như là một tàu sân bay chống tàu ngầm trong cuộc tập trận Strikeback của khối NATO; và từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1958 được bố trí cùng Đệ Lục hạm đội khi nó được chuyển đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải. Được báo động do tình hình khủng hoảng tại Trung Đông vào ngày 14 tháng 7 năm 1958, nó được gửi đến để hỗ trợ Lực lượng Gìn giữ Hoà bình Mỹ đổ bộ lên Beirut, Lebanon, thực hiện các chuyến bay trinh sát và tuần tra cho đến tận ngày 20 tháng 8. Sau đó một lần nữa nó được điều sang các vùng biển châu Á, đi ngang qua kênh đào Suez để đến khu vực hoạt động ngoài khơi Đài Loan, nơi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 nhằm thực hiện các hoạt động bay, trước khi đi vòng qua mũi Horn và quay về Mayport. Essex gia nhập Đệ Nhị hạm đội, tham dự những cuộc tập trận cùng các tàu chiến Anh Quốc trong vùng biển Đại Tây Dương cũng như cùng với lực lượng của NATO ở phía Đông Địa Trung Hải trong mùa Thu năm 1959. Đến tháng 12 nó thực hiện cứu trợ cho những nạn nhân của trận lụt thảm họa ở Frejus, Pháp. Vào mùa Xuân năm 1960, nó được cải biến thành tàu sân bay chống tàu ngầm và chuyển về cảng nhà mới ở Quonset Point, Rhode Island. Từ lúc đó, nó trở thành soái hạm của Đội Tàu sân bay 18 và Nhóm Tàu sân bay Chống tàu ngầm 3. Nó thực hiện việc tìm kiếm và giải cứu một khí cầu bị rơi xuống biển ngoài khơi bờ biển New Jersey; rồi được bố trí tham dự các cuộc tập trận của khối NATO và khối CENTO vốn đưa nó đi ngang qua kênh đào Suez vào Ấn Đô Dương. Nó đã ghé qua các cảng Karachi và Aden thuộc địa Anh. Vào tháng 11 nó tham gia cùng lực lượng của Hải quân Pháp trong chiến dịch "Jet Stream". [sửa] Vịnh Con Heo và Khủng hoảng Tên lửa Cuba Vào tháng 4 năm 1961, Essex rời khỏi cảng Jacksonville, Florida để tiến hành một chuyến đi "huấn luyện thường xuyên" kéo dài hai tuần, trên danh nghĩa là để hỗ trợ cho việc chuẩn nhận hoạt động trên tàu sân bay của một phi đội Hải quân. Mười hai chiếc máy bay cường kích phản lực A4D được xếp lên tàu. Các phi công thuộc về Phi đội VA-34 "Blue Blasters". Sau nhiều tuần ở ngoài biển, những chiếc A-4 được sơn lại một màu xám bạc, che dấu mọi huy hiệu và số hiệu đuôi, và được trang bị pháo 20 mm. chúng bắt đầu thựchiện các chuyến bay bí hiểm cả ngày và đêm, và ít nhất có một chiếc đã quay về mang theo các hư hỏng trong chiến đấu. Không được biết đến đối với hầu hết thủy thủ đoàn của Essex, chúng đang được giao các nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho cuộc tấn công Vịnh Con Heo bất hạnh. Phần hoạt động hỗ trợ của không lực hải quân đã bị Tổng thống Kennedy hủy bỏ vào giờ chót, và thủy thủ đoàn của chiếc Essex đã bị buộc phải giữ bí mật.[1] Cuối năm 1961, chiếc Essex hoàn thành một chuyến đi "People to People" đến Bắc Âu qua các cảng Rotterdam, Hamburg, và Greenock, Scotland. Khi ghé lại Hamburg, trên một triệu người đã lên thăm con tàu Essex. Khi nhổ neo chiếc Essex hầu như bị mắc cạn trên dòng sông Elbe nông cạn. Trên đường quay trở về nó gặp phải một cơn bão lớn trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương vào tháng 1 năm 1962 và chịu đựng những hư hỏng về cấu trúc nghiêm trọng. Vào đầu năm 1962 nó vào ụ tàu ở Xưởng Hải quân Brooklyn để được đại tu. Chiếc Essex vừa kết thúc một đợt đại tu kéo dài sáu tháng và đang chạy thử tại Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo khi Tổng thống John F. Kennedy áp đặt một lệnh "cách ly" (quarantine)[2] hải quân cho Cuba vào tháng 10 năm 1962, để phản ứng lại việc phát hiện ra sự hiện diện của tên lửa Xô Viết trên hòn đảo này (xem Sự kiện Tên lửa Cuba). [3] Chiếc Essex trãi qua trên một tháng trong vùng biển Caribbe trong lực lượng các tàu chiến Hải quân Mỹ thực thi lệnh "cách ly" này, và chỉ quay trở về cảng nhà ngay trước lễ Tạ Ơn. [sửa] Các chuyến bay vũ trụ Apollo Essex được lên kế hoạch sẽ là tàu sân bay thu hồi chính cho chuyến bay vũ trụ bất hạnh Apollo 1. Nó được dự tính sẽ vớt các nhà du hành vũ trụ của chuyến bay Apollo 1 tại vùng biển phía Bắc Puerto Rico vào ngày 7 tháng 3 năm 1967 sau chuyến bay vũ trụ dự tính kéo dài 14 ngày. Tuy nhiên, chuyến bay này đã không được thực hiện vì đội bay của chiếc Apollo 1 đã tử nạn vào ngày 27 tháng 1 năm 1967 do một đám cháy xảy ra bên trong chiếc tàu vũ trụ của họ ở Căn cứ Không quân mũi Canaveral, Florida. Essex là chiếc tàu sân bay chính phục vụ cho việc thu hồi chuyến bay vũ trụ Apollo 7. Nó đã vớt được đội bay chiếc Apollo 7 vào ngày 2 tháng 10 năm 1968 sau khi chiếc tàu vũ trụ hạ xuống phía Bắc Puerto Rico. Essex cũng là chiếc tàu sân bay mà nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong của chuyến bay vũ trụ lịch sử Apollo 11 lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng từng phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. [sửa] Rút khỏi hoạt động và loại bỏ Essex được rút khỏi hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1969. Nó được loại khỏi Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1973, và được bán để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 6 năm 1975. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 7 tháng 12 1942

Hạ thủy: 14 tháng 10 năm 1943

Đỡ đầu: Mildred H. McAfee

Hoạt động: 31 tháng 1 năm 1944

Bị mất: Bán để tháo dỡ vào năm 1966

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 8 năm 1953 Tàu chuyên chở máy bay (AVT): 15 tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 17 tháng 2 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 10 năm 1964

Tặng thưởng: 4 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước; 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 2.600 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa Chiếc USS Franklin (CV/CVA/CVS-13, AVT-8), tên lóng là "Big Ben", là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó được đặt tên theo Benjamin Franklin, và là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 1944, nó phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương và được tặng thưởng bốn ngôi sao chiến đấu. Nó bị hư hại nghiêm trọng do cuộc không kích của quân Nhật vào tháng 3 năm 1945 với thiệt hại về nhân mạng lên đến hàng trăm người, trở thành chiếc tàu sân bay bị thiệt hại nặng nề nhất sống sót qua cuộc chiến.[1] Các đoạn phim thực về các cuộc tấn công lên con tàu đã xuất hiện trong bộ phim Task Force năm 1949 cùng với diễn viên Gary Cooper thủ vai chính. Sau đợt tấn công này, nó quay về lục địa Mỹ để được sửa chữa, và được cho ngừng hoạt động vào năm 1947. Trong khi đang ở lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp trở thành một tàu sân bay tấn công (CVA), tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS) và cuối cùng là một tàu chuyên chở máy bay (AVT); nhưng chưa bao giờ được hiện đại hóa và không tham gia hoạt động. Franklin và chiếc tàu sân bay bị hư hại tương tự Bunker Hill là những tàu sân bay thuộc lớp Essex không tiếp tục phục vụ sau Thế Chiến II.[2] Nó được bán để tháo dỡ vào năm 1966. [sửa] Thiết kế và chế tạo Franklin được đặt lườn vào ngày 7 tháng 12 năm 1942 tại xưởng đóng tàu Newport News, Virginia, và được hạ thủy vào ngày 14 tháng 10 năm 1943, được đỡ đầu bởi Trung tá Hải quân Dự bị Mildred H. McAfee, Giám đốc WAVES. Con tàu được đặt tên nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, chứ không phải là trận Franklin của cuộc nội chiến Hoa Kỳ, như một số nguồn thường nêu lên (tham khảo Naval Historical Center). Nó được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 1 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng James M. Shoemaker. Trong số các thành viên thủy thủ đoàn ban đầu có cả một dàn nhạc gồm các nhạc công chuyên nghiệp vào thời đó được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự hay tình nguyện, kể cả Saxie Dowell và Deane Kincaide, được bố trí đến cùng Shoemaker hoàn toàn do tình cờ. [sửa] Lịch sử hoạt động Franklin khởi hành đi Trinidad để chạy thử máy, và không lâu sau nó khởi hành cùng Đội đặc nhiệm TG 27.7 hướng đến San Diego để tiến hành huấn luyện tập trận một cách khẩn trương trước khi tham gia tác chiến. Vào tháng 6 nó đi ngang qua Trân Châu Cảng trên đường hướng đến Eniwetok, nơi nó gia nhập Đội đặc nhiệm TG 58.2. [sửa] Hoạt động tại Bonin và quần đảo Mariana Trong ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1944, nó lên đường để thực hiện các nhiệm vụ không kích vào quân đảo Bonin nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công vào quần đảo Mariana và Palau sau đó. Máy bay của nó đã tiêu diệt được nhiều máy bay đối phương trên không và dưới mặt đất, cũng như các vị trí pháo binh, sân bay và tàu bè đối phương. Vào ngày 4 tháng 7, nó tung ra đợt không kích nhắm vào các mục tiêu ở Iwo Jima, Chichi Jima và Ha Ha Jima, đánh chìm một tàu chở hàng lớn trong cảng và bắn cháy ba tàu nhỏ hơn. Ngày 6 tháng 7, nó bắt đầu tấn công vào Guam và Rota để vô hiệu hóa sự phòng thủ chuẩn bị cho lực lượng đổ bộ, và tiếp tục công việc đó cho đến ngày 21 tháng 7, khi nó trực tiếp hỗ trợ cho các đợt đổ bộ đầu tiên diễn ra an toàn. Hai ngày nghỉ ngơi tiếp liệu tại Saipan cho phép nó tiếp tục di chuyển cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 thực hiện các phi vụ trinh sát hình ảnh và không kích xuống các đảo thuộc nhóm Palau. Máy bay của có thực hiện nhiệm vụ trong các ngày 25 và 26 tháng 7, gây thiệt hại lớn cho máy bay, tàu bè và căn cứ trên mặt đất của đối phương. Nó rời đi ngày 28 tháng 7 quay về Saipan và vào ngày hôm sau được chuyển sang Độ đặc nhiệm TG 58.1. Cho dù biển động mạnh không cho phép tiếp nhận bom và rocket cần thiết, Franklin vẫn lên đường thực hiện một cuộc không kích vào Bonins. Vào ngày 4 tháng 8, máy bay tiêm kích của nó bắn phá Chichi Jima trong khi các máy bay ném bom bổ nhào và máy bay ném ngư lôi của nó nhắm vào một đoàn tàu vận tải ở phía Bắc Ototo Jima, nơi mà nó cũng tấn công rất hiệu quả vào các trạm radio, căn cứ thủy phi cơ, sân bay và tàu bè đối phương. Một khoảng thời gian bảo trì và nghỉ ngơi diễn ra từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 8 tại Eniwetok trước khi nó khởi hành cùng chiếc tàu sân bay hạm đội kỳ cựu Enterprise (CV-6) và các tàu sân bay hạng nhẹ Belleau Wood (CVL-24) và San Jacinto (CVL-30) để vô hiệu hóa và phân tán các cuộc tấn công vào quần đảo Bonins. Từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, các đợt tấn công dũng cảm và hiệu quả của chiếc Franklin đã gây nhiều thiệt hại cho đối phương, đánh chìm hai tàu hàng, tiêu diệt nhiều máy bay và hoàn thành các nhiệm vụ trinh sát hình ảnh. [sửa] Hỗ trợ các chiến dịch Peleliu Vào ngày 4 tháng 9, nó được tiếp tế tại Saipan rồi đi cùng Đội đặc nhiệm TG 38.1 thực hiện một đợt tấn công vào Yap từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 9, kể cả yểm trợ trực tiếp trên không cho trận Peleliu vào ngày 15 tháng 9, th. Đội đặc nhiệm được tiếp liệu tại đảo Manus từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 9. Trở thành kỳ hạm của Đội đặc nhiệm TG 38.4, Franklin quay về khu vực Palau nơi nó tung ra các phi vụ tuần tra ban ngày và tiêm kích bay đêm. Vào ngày 9 tháng 10 nó gặp gỡ các đội tàu sân bay khác cùng phối hợp hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng sắp tới lên đảo Leyte. Lúc tờ mờ sáng ngày 13 tháng 10, đội đặc nhiệm bị bốn máy bay ném bom tấn công, và Franklin suýt trúng phải hai quả ngư lôi. Một máy bay đối phương, báo hiệu cho cả một chiếc dịch kamikaze sắp đến, đâm xuống sàn đáp của chiếc Franklin ngay phía sau đảo cấu trúc thượng tầng, rồi trượt dọc theo sàn đáp trước khi bổ nhào xuống biển bên mạn phải con tàu. [sửa] Hỗ trợ các chiến dịch Leyte Sáng sớm ngày 14 tháng 10 nó tung ra cuộc bắn phá bằng máy bay tiêm kích nhắm vào Aparri, Luzon; rồi sau đó nó di chuyển về phía Đông Luzon để vô hiệu hóa các cứ điểm đề kháng của đối phương chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Vào ngày 16 tháng 10 nó bị ba máy bay đối phương tấn công, một chiếc đã ném một quả bom trúng góc ngoài của thang nâng bên cạnh sàn đáp, giết chết 3 người và làm bị thương 22 người khác. Chiếc tàu sân bay ngoan cường tiếp tục các hoạt động thường ngày, đánh mạnh vào vịnh Manila Bay trong ngày 19 tháng 10 khi máy bay của nó đánh chìmn một số tàu bè, gây thiệt hại cho nhiều chiếc khác, phá hủy một ụ tàu nổi và phá hủy 11 máy bay. Trong các cuộc đổ bộ đầu tiên lên đảo Leyte ngày 20 tháng 10, máy bay của nó tấn công các sân bay lân cận và thực hiện các chuyến bay tuần tra thám sát nhằm ngăn ngừa một lực lượng hạm đội tấn công đối phương đang đến gần. Sáng ngày 24 tháng 10, trong trận đánh biển Sibuyan, máy bay của nó tham gia các đợt tấn công nhắm vào lực lượng tấn công chủ yếu của Phó Đô đốc Takeo Kurita, góp phần giúp đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Musashi phía Nam Luzon, gây hư hại cho các thiết giáp hạm Fusō và Yamashiro, và đánh chìm chiếc tàu khu trục Wakaba. Dường như mối đe dọa của đối phương đến từ một hướng khác, nên Franklin cùng các đội đặc nhiệm TG 38.4, TG 38.3 và TG 38.2 thoát đi để đánh chặn một lực lượng tàu sân bay đang tiến đến gần và tung ra đợt tấn công lúc bình minh. Tuy nhiên lực lượng tàu sân bay đối phương chỉ là một vật hy sinh để nghi binh, vì vào lúc đó quân Nhật hầu như không còn đủ máy bay hoạt động, và quan trọng hơn là họ rất thiếu hụt các phi công được huấn luyện đầy đủ. Nhưng vị Đô đốc chịu trách nhiệm là William Halsey đã dính phải mồi nên ra sức đuổi theo mà không thông báo dự định của ông một cách rõ ràng, đưa đến các hậu quả nghiêm trọng sau đó. Trong trận chiến mũi Engaño diễn ra ngày 25 tháng 10, máy bay của Franklin kết hợp cùng các tàu sân bay khác đã gây hư hỏng chiếc tàu sân bay Chiyoda (nó bị đánh chìm sau đó bởi pháo từ các tàu tuần dương Mỹ) và đánh chìm chiếc tàu sân bay nhỏ Zuihō. Sau khi cùng đội đặc nhiệm rút lui để được tiếp nhiên liệu, Franklin quay lại hoạt động tại khu vực Leyte vào ngày 27 tháng 10, khi máy bay của nó tập trung tấn công một tàu tuần dương hạng nặng và hai khu trục hạm ở phía Nam Mindoro. Nó đang trên đường ở khoảng cách 1.600 km (1.000 dặm) ngoài khơi đảo Samar vào ngày 30 tháng 10 khi các máy bay đối phương xuất hiện trong một phi vụ tấn công cảm tử. Ba chiếc đã gan lì đuổi theo Franklin, chiếc thứ nhất lao xuống mạn phải, chiếc thứ hai đâm trúng sàn đáp và đâm thủng xuống sàn chứa máy bay, gây nhiều hư hỏng, giết chết 56 người và làm bị thương 60 người khác; chiếc thứ ba phóng ra một quả bom suýt trúng vào Franklin trước khi bổ nhào vào sàn đáp của chiếc Belleau Wood. Cả hai chiếc tàu sân bay rút lui về Ulithi để được sửa chữa tạm thời, và Franklin tiếp tục lên đường quay về Xưởng hải quân Puget Sound, đến nơi ngày 28 tháng 11 năm 1944 để được sửa chữa triệt để các hư hỏng trong chiến đấu. Trong giai đoạn đó, vào ngày 7 tháng 11, Thuyền trưởng Leslie H. Gehres được cử thay thế Shoemaker chỉ huy con tàu. Nó rời Bremerton ngày 2 tháng 2 năm 1945, và sau các cuộc thực tập huấn luyện cho phi công mới, nó gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 58.2 để tham gia tấn công các hòn đảo chính quốc Nhật Bản hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Okinawa. Vào ngày 15 tháng 3 nó gặp gỡ các đơn vị của Lực lượng đặc nhiệm TF 58, và ba ngày sau nó tung ra các đợt tấn công và càn quét nhắm vào Kagoshima và Izumi ở phía Nam đảo Kyūshū. [sửa] Cuộc tấn công ngày 19 tháng 3 năm 1945 Trước lúc bình minh ngày 19 tháng 3 năm 1945, Franklin đang di chuyển trong phạm vi cách bờ biển chính quốc Nhật Bản 80 km (50 dặm), gần hơn bất kỳ tàu sân bay Mỹ nào khác từng đến suốt chiến tranh, để tung ra các đợt bắn phá càn quét xuống Honshū và các tàu bè trong cảng Kobe. Bất ngờ, một máy bay duy nhất, có thể là một máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y "Judy" (các nguồn khác cho rằng đó là một chiếc Aichi D3A ("Val"), cũng là một kiểu máy bay ném bom bổ nhào), ló ra từ đám mây bên trên và thực hiện một cú bay thấp để ném hai quả bom bán xuyên thép. Việc phân tích các hư hỏng sau này cho biết các quả bom này là loại 250 kg (550 lb), cho dù cả hai loại máy bay "Val" và "Judy" và tất cả các loại máy bay ném bom-ngư lôi một động cơ Nhật khác đều không có các đế gắn để có thể mang hai vũ khí loại này. Tuy nhiên, chỉ có kiểu máy bay Aichi B7A "Grace" là có được khả năng này. Các nguồn dẫn cũng khác nhau về việc chiếc máy bay đã bay thoát đi hay đã bị bắn hạ. Bằng cách nào đi nữa, một quả bom đã đánh trúng ngay giữa sàn đáp, xuyên xuống sàn chứa máy bay, phá hủy và gây ra các đám cháy ở các hầm thứ hai và thứ ba, hủy hoại trung tâm thông tin hành quân. Quả bom thứ hai đánh trúng phía sau tàu, xuyên qua hai tầng và gây ra đám cháy cùng các quả đạn bom và rocket. Vào lúc bị đánh trúng, Franklin đang có 31 máy bay được vũ trang và tiếp đầy nhiên liệu đang được khởi động máy trên sàn đáp. Sàn chứa đang có thêm 22 máy bay khác, trong đó 16 chiếc đã được tiếp nhiên liệu và 5 chiếc được vũ trang. Hệ thống tiếp nhiên liệu phía trước đã được khóa kín, nhưng hệ thống phía sau vẫn còn đang hoạt động. Vụ nổ trên sàn chứa máy bay đã kích nổ các thùng nhiên liệu trên những chiếc máy bay, và hơi xăng phát nổ đã tàn phá sàn đáp. Chỉ có hai thành viên thoát khỏi đám cháy trong sàn chứa. Vụ nổ cũng làm dồn ép những chiếc máy bay đang đậu trên sàn đáp, gây thêm các vụ nổ và đám cháy khác, kể cả các tên lửa đối đất "Tiny Tim". Một lớp vỏ giáp dày 16 mm (0,75 inch) đã được gắn thêm vào sàn chứa máy bay sau các hư hỏng vào ngày 30 tháng 10 năm 1944; và nó đã giúp chịu đựng được vụ nổ, ngăn ngừa được sự lan rộng đám cháy không bị lan ra xa hơn.[3] Franklin bất động tại chỗ và bị nghiêng 13° về phía mạn phải, mất toàn bộ liên lạc vô tuyến, và các đám cháy dữ dội bộc phát. Nhiều người bị các vụ nổ ném tung, bị các đám cháy dồn ép, nhiều người chết và bị thương. Nhưng hàng trăm sĩ quan và thủy thủ bằng sự dũng cảm và kiên trì đã tự nguyện ở lại để cứu con tàu. Tổn thất tổng cộng lên đến 724 người chết và 265 bị thương, và con số này có thể còn vượt cao hơn nữa nếu không có những hành động anh hùng của những người sống sót. Trong số đó có những người được tặng thưởng Huân chương Danh Dự: Thiếu tá Joseph T. O'Callahan, một linh mục Dòng Tên và là tuyên úy của con tàu, người đã thực hiện các bí tích sau cùng cho người hấp hối, tổ chức và chỉ đạo các toán chữa cháy và cứu hộ, cũng như hướng dẫn những người bên dưới làm ướt các kho đạn để tránh nguy cơ bị nổ; và Trung úy Donald A. Gary, người đã phát hiện ra 300 người còn bị kẹt lại trong một khoang tối mịt, và sau khi tìm ra lối thoát, đã liên tục nhiều lần quay trở lại để hướng dẫn nhóm người này thoát ra an toàn. Sau đó Gary còn tổ chức và dẫn đầu các toán chữa cháy đi dập lửa trong sàn chứa máy bay, và đi vào buồng đốt số ba để vận hành nồi hơi cung cấp động lực cho con tàu, bất chấp những hoàn cảnh cực kỳ hiểm nghèo khi làm như vậy. Chiếc tàu tuần dương Santa Fe (CL-60) cũng đã thực hiện sự trợ giúp cần thiết khi cứu vớt người lâm nạn trên mặt biển và tiến đến gần chiếc Franklin để đưa những người bị thương và những người không cần thiết ra khỏi con tàu. Cũng như nhiều con tàu khác trong thời chiến, USS Franklin được cải biến với nhiều vũ khí bổ sung, đòi hỏi một thủy thủ đoàn đông hơn và dự trữ đạn cũng phải tăng lên tương ứng. Máy bay cũng nhiều và nặng hơn so với kế hoạch ban đầu, nên sàn đáp phải được gia cố thêm cho chắc chắn. Kết quả là con tàu sân bay có lượng rẽ nước lớn hơn so với bản vẽ, mớn nước sâu hơn và đặc tính cân bằng cũng bị thay đổi. Lượng nước khổng lồ được phun lên để dập tắt các đám cháy cũng làm nó nặng thêm và mất cân bằng trầm trọng thêm do nghiêng về phía mạn phải, khiến khả năng sống sót của nó lâm vào thế hiểm nghèo. Franklin đã chịu đựng thiệt hại trầm trọng nhất mà một tàu sân bay Mỹ sống sót qua Thế Chiến II từng mắc phải.[4] [sửa] Quay về Hoa Kỳ để sửa chữa Franklin được tàu tuần dương Pittsburgh (CA-72) kéo đi với tốc độ 26 km/h (14 knot) hướng về phía Ulithi rồi sau đó đến Trân Châu Cảng, nơi nó được sửa chữa để có thể tự di chuyển bằng động năng của chính nó ngang qua kênh đào Panama về xưởng hải quân Brooklyn, và nó đến nơi vào ngày 28 tháng 4. Cho dù bị hư hại đáng kể, nó được phục hồi thành công về tình trạng sẵn sàng. Câu chuyện về thảm họa và việc giải cứu con tàu được ghi lại trong phim tài liệu thời chiến Saga of the Franklin. Khi con tàu đi đến nơi, một cuộc tranh cãi sôi nổi về hành động của thủy thủ đoàn trong quá trình vật lộn sống chết của con tàu cuối cùng đã lên đến cực điểm; Thuyền trưởng Gehres lên án nhiều người đã đào ngũ khỏi con tàu vào ngày 19 tháng 3, ngay cả với những người bị buộc phải nhảy xuống nước để tránh cái chết hiển nhiên do các đám cháy, hay những người nhầm lẫn rằng lệnh "bỏ tàu" đã được đưa ra. Trên đường đi từ Ulithi, Gehres đã chỉ ra 704 người trong số thủy thủ đoàn thuộc về "Câu lạc bộ Big Ben 704" vì đã ở lại con tàu đang lâm nạn, nhưng những nhà điều tra tại New York khám phá ra rằng chỉ có khoảng 400 người mới thực sự ở lại liên tục trên chiếc Franklin, trong khi số còn lại đã quay trở lại tàu trước và trong khi con tàu dừng tại Ulithi. Mọi sự trừng phạt được lặng lẽ kết thúc. [sửa] Tình trạng sau chiến tranh Sau khi chiến tranh kết thúc, Franklin được mở cho công chúng tham quan nhân dịp kỷ niệm Ngày Hải quân. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1947, nó được cho ngừng hoạt động tại Bayonne, New Jersey. Trong khi Franklin vẫn còn đang neo đậu tại Bayonne, nó được thay đổi ký hiệu thành một tàu sân bay tấn công CVA-13 vào ngày 1 tháng 10 năm 1952, thành một tàu sân bay chống tàu ngầm CVS-13 vào ngày 8 tháng 8 năm 1953, và cuối cùng là một tàu chở máy bay AVT-8 vào ngày 15 tháng 5 năm 1959. Nó chưa từng trở ra biển khơi lần nào nữa, và được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1964. Franklin và chiếc tàu sân bay chị em USS Bunker Hill, vốn cũng chịu đựng những hư hỏng trầm trọng do không kích trong chiến tranh, là những chiếc duy nhất trong lớp Essex không hoạt động sau chiến tranh cho dù những hư hỏng thời chiến của chúng đã được sửa chữa thành công. Ban đầu Hải quân dự định bán con tàu cho hãng Peck Iron & Metal tại Portsmouth, Virginia, tuy nhiên họ đã giữ lại con tàu theo một yêu cầu khẩn cấp của Văn phòng tàu chiến thuộc Hải quân Hoa Kỳ để sử dụng lại bốn máy turbine hơi nước của nó. Cuối cùng, nó cũng được bán cho hãng Portsmouth Salvage tại Chesapeake, Virginia để tháo dỡ vào ngày 27 tháng 7 năm 1966. Franklin được tặng thưởng bốn Ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Bethlehem Steel Co tại Quincy, Massachusetts

Đặt lườn: 26 tháng 1 năm 1943

Hạ thủy: 24 tháng 1 năm 1944

Đỡ đầu: Theodore Douglas Robinson Hoạt động: 15 tháng 4 năm 1944 15 tháng 2 năm 1954 15 tháng 11 năm 1956

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 1 tháng 9 năm 1976

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay (CV): 30 tháng 6 năm 1975

Ngừng hoạt động: 9 tháng 5 năm 1947 13 tháng 4 năm 1956 30 tháng 1 năm 1976

Xóa đăng bạ: 31 tháng 1 năm 1976

Tặng thưởng: 4 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Hải quân Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 3.448 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa USS Hancock (CV/CVA-19) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nằm tôn vinh John Hancock, Chủ tịch của Quốc hội Đại lục thứ hai và là Thống đốc đầu tiên của tiểu bang Massachusetts. Hancock được đưa vào hoạt động từ tháng 4 năm 1944 và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được cho hiện đại hóa và tái hoạt động vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA). Trong lượt hoạt động thứ hai này, nó phục vụ thuần túy tại Thái Bình Dương, đóng một vai trò nổi bật trong Chiến tranh Việt Nam trong đó nó được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân. Hancock là tàu sân bay Mỹ đầu tiên được trang bị máy phóng hơi nước. Nó được cho ngừng hoạt động vào đầu năm 1976, và được bán để tháo dỡ vào cuối năm đó. [sửa] Thiết kế và chế tạo Con tàu được đặt lườn dưới tên gọi Ticonderoga vào ngày 26 tháng 1 năm 1943 bởi hãng Bethlehem Steel Co tại Quincy, Massachusetts. Nó được đặt tên lại là Hancock vào ngày 1 tháng 5 năm 1943 để cám ơn sự hỗ trợ của Công ty bảo hiểm nhân thọ John Hancock đã phát hành một đợt trái phiếu đặc biệt huy động vốn cho con tàu mang tên nó (xưởng tàu được đặt tại tiểu bang nhà của công ty). Trái phiếu do công ty phát hành huy động được đủ tiền không những cho việc chế tạo con tàu mà còn trang trãi chi phí hoạt động của nó trong năm đầu tiên.[1] Hancock được hạ thủy vào ngày 24 tháng 1 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà Theodore Douglas Robinson, và được đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 4 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Fred C. Dickey. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau khi được trang bị tại Xưởng hải quân Boston và chạy thử máy tại vùng biển ngoài khơi Trinidad và Venezuela, Hancock quay về Boston ngày 9 tháng 7 năm 1944 để thực hiện các sửa đổi. Nó rời Boston ngày 31 tháng 7 lên đường đi Trân Châu Cảng nganh qua kênh đào Panama và San Diego, và từ đây khởi hành ngày 24 tháng 9 gia nhập lực lượng Đệ Tam Hạm đội của Đô đốc W. F. Halsey tại Ulithi vào ngày 5 tháng 10. Nó được bố trí vào Đội đặc nhiệm tàu sân bay 38.2 của Chuẩn đô đốc Gerald Bogan. Hancock lên đường chiều hôm sau đi đến một điểm hẹn cách 600 km (375 dặm) về phía Tây quần đảo Mariana, nơi các đơn vị thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 38 của Phó Đô đốc Marc Mitscher được tập trung nhằm chuẩn bị cho đợt không kích các căn cứ không quân và hải quân Nhật trên quần đảo Ryūkyū, Đài Loan và Philippine. Nhờ vậy, sức mạnh không lực đối phương đã bị tê liệt trong cuộc tấn công của Tướng MacArthur lên đảo Leyte. Tại quần đảo Ryukyu vào ngày 10 tháng 10 năm 1944, các phi công của Hancock đã cất cánh để tiêu diệt các sân bay và tàu bè tại Okinawa. Họ đã tiêu diệt bảy máy bay đối phương trên mặt đất và giúp đỡ vào việc đánh chìm một tàu tiếp liệu tàu ngầm, 12 tàu phóng ngư lôi, 2 tàu ngầm bỏ túi, 4 tàu chở hàng và một số xuồng nhỏ. Mục tiêu tiếp theo là các sân bay tại Đài Loan, nơi mà vào ngày 12 tháng 10, các phi công của Hancock đã bắn rơi sáu máy bay đối phương và tiêu diệt thêm chín chiếc khác trên mặt đất. Họ còn khẳng định đã chắc chắn đánh chìm một tàu hàng, có thể đã đánh chìm ba chiếc cùng gây hư hại cho nhiều chiếc khác. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Newport News

Đặt lườn: 3 tháng 8 năm 1942

Hạ thủy: 30 tháng 8 năm 1943

Đỡ đầu: Hoạt động: 29 tháng 11 năm 1943 20 tháng 3 năm 1951 11 tháng 9 năm 1953

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): năm 1958

Ngừng hoạt động: 15 tháng 1 năm 1947 12 tháng 5 năm 1951 26 tháng 6 năm 1970

Tình trạng: Tàu bảo tàng tại Alameda, California

Xóa đăng bạ: 25 tháng 7 năm 1989

Tặng thưởng: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-27A: 28.200 tấn (tiêu chuẩn); 40.600 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-125: 30.800 tấn (tiêu chuẩn); 41.200 tấn (đầy tải) Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước; 266 m (872 feet) chung Sau cải biến SCB-27A: 250 m (819 ft 1 in) mực nước; 274 m chung (898 ft 1 in) Sau cải biến SCB-125: 251 m (824 ft 6 in) mực nước; 270 m (890 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Sau cải biến SCB-27A: 30,9 m (101 ft 5 in) mực nước; 46,3 m (151 ft 11 in) chung Sau cải biến SCB-125: 31 m (101 ft) mực nước; 60 m (196 ft) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Sau cải biến SCB-27A: 9,0 m (29 ft 8 in) Sau cải biến SCB-125: 9,2 m (30 ft 1 in) Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 2.600 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Sau cải biến SCB-27A: 8 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 14 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Sau cải biến SCB-125: 7 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Sau cải biến SCB-27A: Đai giáp được thay thế bằng vỏ bọc với 27 kg (60 lb) thép tôi Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa Sau cải biến SCB-27A: 50 máy bay (CVS) / 70 máy bay (CVA) 2 × máy phóng thủy lực H8 được bổ sung USS Hornet (CV/CVA/CVS-12) là một trong số 24 tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp Essex. Được chế tạo vào tháng 8 năm 1942; ban đầu nó được đặt tên là USS Kearsarge, nhưng sau đó nó được đổi tên nhằm tôn vinh chiếc USS Hornet (CV-8) đã bị mất vào tháng 10 năm 1942. Do đó nó trở thành chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Hornet được đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 1943, và sau ba tháng huấn luyện đã gia nhập lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Nó đóng một vai trò quan trọng trong các chiến dịch của Thế Chiến II, và cũng tham gia chiến dịch Magic Carpet (chiếc thảm thần) đưa quân đội quay về Mỹ. Trong những năm sau đó, nó từng phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, và cũng tham gia vào chương trình Apollo, vớt các nhà phi hành vũ trụ khi họ quay trở về sau khi đặt chân lên mặt trăng. Hornet cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào năm 1970. Nó sau đó được công nhận là một Di tích Lịch sử Quốc gia, và vào năm 1998 nó được mở ra cho công chúng như một bảo tàng nổi tại Căn cứ Không lực Hải quân Alameda trước đây ở Alameda, California. [sửa] Thiết kế và chế tạo Hợp đồng chế tạo chiếc Kearsarge được trao cho Xưởng đóng tàu Newport News vào ngày 9 tháng 9 năm 1940, và lườn của nó bắt đầu được đặt vào ngày 3 tháng 8 năm 1942. Chiếc tàu sân bay Hornet bị đánh c hìm trong trận Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, nên thân của chiếc CV-12 được đặt lại tên là Hornet (cái tên Kearsarge vẫn còn đóng trên biển của thân tàu). Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 8 năm 1943, được đỡ đầu bởi bà Annie Knox (phu nhân của Bộ trưởng Hải quân Frank Knox) và được đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 11 năm 1943. Vị chỉ huy đầu tiên của con tàu là Thuyền trưởng (sau này là Phó Đô Đốc) Miles R. Browning. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II: 1944 - 1947 Chiếc Hornet tiến hành chạy thử máy huấn luyện ngoài khơi Bermuda trước khi rời Norfolk ngày 14 tháng 2 năm 1944 để tham gia Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh vào ngày 20 tháng 3 tại đảo san hô Majuro trong quần đảo Marshall. Sau khi cung ứng việc hỗ trợ trên không bảo vệ cho cuộc chiếm đóng các bãi biển ở New Guinea, nó thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào các căn cứ của quân Nhật trên quần đảo Caroline và chuẩn bị hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ nhằm chiếm đóng quần đảo Marianas. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1944, Hornet tung ra các cuộc không kích nhắm vào Tinian và Saipan. Trong ngày hôm sau nó tiến hành các cuộc ném bom lớn trên các đảo Guam và Rota. Trong các ngày 15 và 16 tháng 6, nó tấn công các sân bay đối phương trên các đảo Iwo Jima và Chichi Jima nhằm ngăn ngừa các cuộc không kích vào lực lượng Đồng Minh đang chiếm đóng Saipan trong quần đảo Marianas. Trưa ngày 18 tháng 6 năm 1944, Hornet hợp cùng Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh để đánh chặn Hạm đội Cơ động Nhật Bản đang di chuyển qua biển Philippine để hướng đến Saipan. Trận chiến biển Philippine mở đầu vào ngày 19 tháng 6 năm 1944 khi Hornet tung ra các đợt không kích nhằm tiêu diệt càng nhiều càng tốt các máy bay đặt căn cứ trên mặt đất trước khi các máy bay trên tàu sân bay đến được chiến trường. Lực lượng đối phương tiếp cận các tàu sân bay Mỹ với bốn đợt tấn công lớn, đầy các phi công trẻ tuổi nhưng hoàn toàn thiếu kinh nghiệm. Các máy bay tiêm kích từ Hornet và các tàu sân bay khác, vốn gồm các phi công cựu binh đã hoàn thiện kỹ năng của họ đến mức hoàn hảo, đã phá vỡ và đập tan mọi cuộc tấn công trước khi máy bay Nhật có thể đến được Lực lượng Đặc nhiệm. Hầu như mọi chiếc máy bay Nhật Bản đều bị bắn rơi trong các cuộc không chiến vĩ đại diễn ra trong ngày 19 tháng 6 năm 1944, đã trở nên nổi tiếng dưới tên gọi "The Marianas Turkey Shoot" (Cuộc săn vịt trời Marianas hay Trận bắn gà Marianas). Khi Hạm đội Cơ động Nhật Bản rút lui vào ngày 20 tháng 6, các tàu sân bay Mỹ đã tung ra cuộc không kích tầm xa đánh chìm được tàu sân bay Hiyō và làm hư hỏng nặng hai tàu chở dầu đến mức phải bỏ tàu và đánh đắm. Báo cáo của Đô đốc Ozawa trong ngày 20 tháng 6 năm 1944 cho thấy lực lượng không quân của ông còn lại chỉ có 35 máy bay có khả năng hoạt động trong tổng số 430 chiếc ông có được lúc bắt đầu trận chiến biển Philippine. Hornet đặt căn cứ tại Eniwetok trong quần đảo Marshall đã tấn công các cứ điểm đối phương trãi dài từ Guam đến quần đảo Bonin, sau đó tập trung vào Palaus, trong suốt khu vực biển Philippine, và đếncác căn cứ đối phương tại Okinawa và Đài Loan. Máy bay của nó đã hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng đổ bộ lên đảo Leyte ngày 20 tháng 10 năm 1944. Trong quá trình Hải chiến vịnh Leyte, nó tung ra các cuộc tấn công và gây thiệt hại cho lực lượng chính của Hạm đội Nhật Bản trong trận Samar, truy kích hạm đội đối phương đang rút lui qua biển Sibuyan về hướng Borneo. Trong những tháng sau đó, Hornet tấn công các tàu bè và sân bay đối phương trong suốt Philippines, kể cả một đợt không kích tiêu diệt trọn một đoàn tàu vận tải Nhật trong vịnh Ormoc. Vào ngày 30 tháng 12 năm 1944 nó rời Ulithi trong khu vực quần đảo Caroline để tấn công vào Đài Loan, Đông Dương và quần đảo Pescadore. Trên đường quay về Ulithi, máy bay của Hornet đã tiến hành trinh sát bằng hình ảnh Okinawa trong ngày 22 tháng 1 năm 1945 nhằm giúp cho việc vạch kế hoạch tấn công lên "hòn đảo cuối cùng bước đến Nhật Bản". Hornet lại rời khỏi Ulithi ngày 10 tháng 2 để tung ra một cuộc không kích toàn diện vào Tokyo, sau đó nó hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ lên Iwo Jima trong các ngày 19 và 20 tháng 2 năm 1945. Các cuộc không kích được tiếp tục thực hiện lặp lại tại các tổ hợp công nghiệp Tokyo, và Okinawa cũng bị ném bom dữ dội. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1945, máy bay của Hornet trực tiếp hỗ trợ cho các cuộc tấn công đổ bộ lên Okinawa. Vào ngày 6 tháng 4, máy bay của nó đã tấn công và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm khổng lồ Nhật Bản Yamato và lực lượng đặc nhiệm của nó khi chúng đến gần Okinawa. Trong hai tháng tiếp theo sau, Hornet chuyển đổi giữa nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất tại Okinawa và các cuộc không kích nhằm phá hủy khả năng công nghiệp của Nhật Bản. Nó gặp phải một cơn bão to vào ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 1945 làm bong đi khoảng 8 m (25 ft) sàn đáp phía trước. Trong 16 tháng liên tục, nó đã hoạ̀t động tại tuyến đầu của Mặt trận Thái Bình Dương, đôi khi chỉ cách các hòn đảo chính quốc Nhật Bản không quá (40 dặm). Bị tấn công từ trên không 59 lần, nó không hề bị đánh trúng lần nào. Máy bay của nó đã phá hủy được 1.410 máy bay Nhật; chỉ có chiếc tàu sân bay Essex vượt qua được thành tích kỷ lục này. Mười phi công của nó đã đạt được danh hiệu "Ách trong vòng một ngày"; và 30 trong số 42 phi công của Phi đội VF-2 Hellcat là "Ách". Trong vòng một ngày, máy bay của nó đã bắn rơi được 72 máy bay đối phương; và trong vòng một tháng đã bắn rơi 255 máy bay. Hornet đã hỗ trợ gần như tất cả các cuộc đổ bộ tại Mặt trận Thái Bình Dương sau tháng 3 năm 1944. Máy bay của nó cũng đã phá hủy hoặc làm hư hại 1.269.710 tấn tàu bè đối phương, và đã đánh trúng những phát chí mạng đầu tiên giúp đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Yamato. Hornet được tặng thưởng bảy ngôi sao chiến đấu vì thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và là một trong chín tàu sân bay được trao tặng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Sau cơn bão, Hornet quay về Philippines rồi tiếp tục đi về San Francisco, đến nơi ngày 7 tháng 7 năm 1945. Việc đại tu hoàn tất vào ngày 13 tháng 9 năm 1945 khi nó lên đường tham gia vào chiến dịch Magic Carpet đưa quân nhân Hoa Kỳ trú đóng tại Marianas và quần đảo Hawaii quay về nhà. Nó về đến San Francisco ngày 9 tháng 2 năm 1946; tại đây nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1947, gia nhập Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. [sửa] Căng thẳng thời bình: 1951 - 1959 Hornet được cho tái hoạt động vào ngày 20 tháng 3 năm 1951, khi nó rời San Francisco lên đường đến Xưởng Hải quân New York vào ngày 12 tháng 5 năm 1951 để thực hiện các cải biến thành một tàu sân bay tấn công. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1953, nó đi vào hoạt động như tàu sân bay tấn công mang số hiệu CVA-12. Con tàu tiến hành huấn luyện trong vùng biển Caribbe trước khi khởi hành từ Norfolk ngày 11 tháng 5 năm 1954 thực hiện chuyến đi quanh trái đất kéo dài 8 tháng. Sau các hoạt động tại Địa Trung Hải và Ấn Đô Dương, Hornet gia nhập lực lượng cơ động của Hạm đội 7 tại khu vực biển Nam Trung Quốc để tìm kiếm những người còn sống sót trên một máy bay hành khách của hãng Cathay Pacific bị máy bay Cộng sản Trung Quốc bắn rơi gần đảo Hải Nam. Ngày 25 tháng 7, máy bay của Hornet yểm trợ cho máy bay từ tàu sân bay Philippine Sea khi họ bắn rơi hai chiếc máy bay tiêm kích Trung Quốc đang tìm cách tấn công. Khi các căng thẳng đã dịu bớt, nó quay về San Francisco ngày 12 tháng 12 năm 1954, tiến hành huấn luyện ngoài khơi San Diego, rồi lại khởi hành ngày 4 tháng 5 năm 1955 để gia nhập lực lượng của Hạm đội 7 tại Viễn Đông. Hornet giúp yểm trợ cho cuộc di cư của người Việt từ miền Bắc do phía Cộng sản kiểm soát vào Nam Việt Nam, sau đó tiến hành các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trãi dài từ Nhật Bản đến Okinawa, Đài Loan và Philippines cùng Đệ Thất Hạm Đội. Nó quay về San Diego ngày 10 tháng 12 năm 1955 và vào Xưởng hải quân Puget Sound một tháng sau đó để được bảo trì và thực hiện các cải biến bao gồm một mũi tàu chống bão và một sàn đáp chéo góc, cho phép đồng thời phóng và thu hồi máy bay. Sau khi được đại tu và cải biến, Hornet hoạt động dọc theo bờ biển ngoài khơi California. Nó rời San Diego ngày 21 tháng 1 năm 1957 để tăng cường sức mạnh cho Đệ Thất Hạm Đội cho đến khi nó rời vùng Viễn Đông đầy sôi động vào ngày 25 tháng 7 năm 1957. Tiếp theo một hành trình tương tự kéo dài từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 2 tháng 7 năm 1958, chiếc tàu sân bay được đổi số hiệu thành CVS-12, một tàu sân bay chống tàu ngầm. Vào tháng tháng 8, nó lại vào Xưởng hải quân Puget Sound để được cải biến các thiết bị cho vai trò mới. Ngày 3 tháng 4 năm 1959, nó khởi hành từ Long Beach để gia nhập Đệ Thất Hạm Đội trong thực hành chiến thuật chống tàu ngầm, hoạt động trong vùng biển Nhật Bản, Okinawa và Philippines. Nó quay trở về nhà vào tháng 10 để thực hành huấn luyện dọc theo bờ biển phía Tây nước Mỹ. [sửa] Chiến tranh Việt Nam và các chuyến bay vũ trụ: 1960 - 1970 Trong những năm sau đó, Hornet thường được bố trí đến Đệ Thất Hạm Đội để hoạt động ngoài khơi bờ biển Nam Việt Nam kéo dài đến Nhật Bản, Philippines và Okinawa; và nó cũng góp phần quan trọng trong Chương trình Apollo, như là tàu sân bay thu hồi cho các chuyến bay có và không có người lái. Ngày 25 tháng 8 năm 1966, nó là tàu thu hồi cho chuyến bay AS-202, chuyến bay không người lái thứ hai thử nghiệm module Chỉ huy và Dịch vụ Apollo. Con tàu vũ trụ được phóng đi ba-phần-tư quỹ đạo vòng quanh trái đất trong 93 phút trước khi đáp xuống gần đảo Wake. Module chỉ huy này hiện nay đang được trưng bày trên tàu bảo tàng Hornet.[1][2][3] Hornet quay về Long Beach ngày 8 tháng 9 năm 1966, nhưng sau đó quay trở lại vùng Viễn Đông ngày 27 tháng 3 năm 1967. Nó đến Nhật Bản đúng một tháng sau đó, và rời Sasebo ngày 19 tháng 5 để đi đến khu vực chiến sự. Nó hoạt động ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam suốt phần còn lại của mùa Xuân và gần hết mùa Hè năm 1967. Hornet đóng góp phần đáng kể nhất của nó Chương trình Apollo khi nó tham gia vớt các nhà du hành vũ trụ sau chuyến đặt chân đầu tiên lên mặt trăng, chuyến bay Apollo 11, vào ngày 24 tháng 7 năm 1969.[4] Tổng thống Richard Nixon đã có mặt trên chiếc tàu sân bay để chào mừng các phi hành gia quay trở về mặt đất, nơi họ sống cách ly trên chiếc Hornet trước khi được chuyển về Phòng thí nghiệm Tiếp nhận Mặt trăng tại Houston.[5] Những bước chân đầu tiên trên mặt đất của những người đã đặt chân lên mặt trăng Neil Armstrong và Buzz Aldrin, cùng phi công module chỉ huy Michael Collins, được đánh dấu trên sàn của sàn chứa máy bay, như là một phần của triển lãm chương trình Apollo trên tàu bảo tàng Hornet. Hornet một lần nữa phục vụ cho chương trình thám hiểm vũ trụ khi tham gia thu hồi tàu Apollo 12 vào ngày 24 tháng 11 năm 1969. Những phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng Charles Conrad, Jr. và Alan L. Bean cùng phi công module chỉ huy Richard F. Gordon, Jr. được vớt lên từ địa điểm hạ cánh gần đảo Samoa.[6] [sửa] Nghỉ hưu - từ 1970 đến nay Hornet được cho ngừng hoạt động lần cuối cùng vào ngày 26 tháng 6 năm 1970, và được rút khỏt danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 7 năm 1989. Đến năm 1991, nó được công nhận là một Di tích Lịch sử Quốc gia.[7][8][9] Vào ngày 17 tháng 10 năm 1998, nó được mở ra cho công chúng tham quan như một bảo tàng tại Căn cứ Không lực Hải quân Alameda trước đây ở Alameda, California. Nó được công nhận là Di tích Lịch sử bang California vào năm 1999. Hornet trở thành địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quốc gia, trong đó có việc chính thức khai trương website "Military.com" vào năm 1999. Cũng trong năm 1999 nó trở thành đề tài chính của loạt phim truyền hình JAG,với nhiều cảnh được quay trực tiếp trên tàu; và đến năm 2004 nó được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều đoạn trong bộ phim xXx: State of the Union có diễn viên Ice Cube tham gia đóng.[ Đặt hàng: 30 tháng 3 năm 1939

Lớp tàu: lớp tàu sân bay Yorktown

Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding Company

Đặt lườn: 25 tháng 9 năm 1939

Hạ thủy: 14 tháng 12 năm 1940

Đỡ đầu: Annie Reid Knox

Hoạt động: 20 tháng 10 năm 1941

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 27 tháng 10 năm 1942 trong Trận chiến quần đảo Santa Cruz

Xóa đăng bạ: 13 tháng 1 năm 1943

Tặng thưởng: Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Châu Âu-Bắc Phi-Trung Đông (1 sao) Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (1 sao) Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 26.507 tấn (thiết kế tiêu chuẩn); 29.114 tấn (đầy tải) Chiều dài: Thiết kế: 235 m (770 ft) (mực nước) 251 m (824 ft 9 in) (chung) Từ tháng 2 năm 1942: 252 m (827 ft 5 in) (chung) Mạn thuyền: 25,4 m (83 ft 3 in) (mực nước) 34,7 m (114 ft) (chung) Tầm nước: 7,6 m (24 ft 4 in) (thiết kế) 8,5 m (28 ft) (đầy tải) Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Parsons 9 nồi hơi Babcock & Wilcox , 4 trục, 120.000 mã lực (90 MW) Tốc độ: 60 km/h (32,5 knot) (thiết kế); 62,7 km/h (33,84 knot) (thử nghiệm) Tầm xa: 23.150 km ở tốc độ 28 km/h (12.500 nm ở tốc độ 15 knot) Quân số: 2.919 sĩ quan và thủy thủ (thời chiến) Vũ khí: 8 × pháo 127 mm (5 inch) cỡ nòng .38 5 pháo tự động bốn nòng 28 mm (1.1 in) cỡ nòng .75 32 × pháo phòng không 20mm Oerlikons (tháng 7 năm 1942). Vỏ giáp: đai giáp 2,5-4 inch sàn bảo vệ 60 lb vách ngăn 4 inch 4 inch bên cạnh và 2 inch trên nóc tháp chỉ huy vỏ 4 inch bên hông bánh lái Vũ khí điện tử: radar RCA CXAM-1[1]

Máy bay: Thiết kế: 90 máy bay 3 × thang nâng 2 × máy phóng thủy lực trên sàn đáp 1 × máy phóng thủy lực trên sàn chứa USS Hornet (CV-8) là chiếc tàu chiến thứ bảy trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ mang tên USS Hornet và là một tàu sân bay thuộc lớp Yorktown hoạt động trong Thế Chiến II. Nó đã tham gia trận không kích Doolittle nổi tiếng, tham gia vào trận Midway và các hoạt động tại vùng biển Solomons trước khi bị hư hại nặng và chìm trong trận chiến quần đảo Santa Cruz. [sửa] Lịch sử hoạt động Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1940 bởi Newport News Shipbuilding tại Newport News, Virginia, được đỡ đầu bởi Annie Reid Knox, phu nhân của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Frank M. Knox, và được đưa vào hoạt động tại Norfolk vào ngày 20 tháng 10 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Marc A. Mitscher. Trong giai đoạn không dễ dàng trước trận tấn công Trân Châu Cảng, Hornet được huấn luyện ngoài khơi Norfolk. Vũ khí phòng thủ của nó được nâng cấp trong đợt bảo trì trong xưởng vào tháng 1 năm 1942, thay thế mọi súng máy cỡ nòng .50 bằng 30 khẩu pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Một gợi ý của nhiệm vụ trong tương lai xảy ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1942 khi chiếc Hornet rời khỏi Norfolk cùng hai chiếc máy bay ném bom tầm trung B-25 Mitchell của Không lực Mỹ trên sàn đáp. Khi ở ngoài khơi, những chiếc máy bay ném bom đã cất cánh trong sự bất ngờ và ngạc nhiên của thủy thủ đoàn chiếc Hornet. Họ đã không biết gì về ý nghĩa của thử nghiệm này, khi chiếc Hornet quay về Norfolk và chuẩn bị để xuất phát đi chiến đấu, và vào ngày 4 tháng 3 nó khởi hành đi sang Bờ Tây ngang qua kênh đào Panama. [sửa] Trận không kích Doolittle Hornet đến Alameda, California ngày 20 tháng 3 năm 1942. Với những máy bay của chính nó trong sàn chứa, nó xếp 16 máy bay ném bom B-25 của Không lực Mỹ lên sàn đáp. Dưới sự chỉ huy của Đại tá Jimmy Doolittle, 70 sĩ quan và 64 thành viên đội bay trình diện trên tàu. Cùng với các tàu hộ tống, Hornet rời Alameda ngày 2 tháng 4 bằng một mệnh lệnh tuyệt đối bí mật. Trưa hôm đó, thuyền trưởng Marc Mitscher thông báo cho thủy thủ đoàn của ông mục đích của chuyến đi: một cuộc ném bom xuống chính quốc Nhật Bản. Mười một ngày sau đó, Hornet gặp gỡ chiếc Enterprise ngoài khơi Midway, và Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 hướng về phía Nhật Bản. Trong khi chiếc Enterprise bố trí việc tuần tra chiến đấu trên không, Hornet có nhiệm vụ tiến sâu vào vùng biển của đối phương. Theo phương án được vạch ra ban đầu, lực lượng đặc nhiệm dự định tiến đến phạm vi cách bờ biển nước Nhật 724 km (450 dặm); tuy nhiên, vào buổi sáng ngày 18 tháng 4 một tàu tuần tiểu Nhật, chiếc Nitto Maru số 23, nhìn thấy lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Chiếc tàu tuần dương Nashville đã đánh chìm chiếc tàu tuần tiểu Nhật. Giữa các mối lo ngại rằng quân Nhật đã biết đến sự hiện diện của họ, Doolittle và các đội bay của ông bị buộc phải cất cánh sớm từ khoảng cách 966 km (600 dặm) thay vì 724 km (450 dặm) như theo kế hoạch. Do quyết định này, không có chiếc nào trong tổng số 16 máy bay đến được các sân bay hạ cánh tại Trung Quốc. Sau chiến tranh, người ta mới biết được rằng chiếc tàu tuần tiểu Nhật đã bị đánh chìm trước khi liên lạc được với chính quốc Nhật Bản. Khi chiếc Hornet chuyển hướng và chuẩn bị phóng những chiếc máy bay ném bom vốn đã sẵn sàng để cất cánh từ ngày hôm trước, một cơn gió mạnh có vận tốc trên 70 km/h (46 mph, 40 knot) đánh tung mặt biển thành những ngọn sóng cao 9 m (30 ft); biển động rất mạnh làm chiếc tàu sân bay bị nhồi lắc mạnh mẻ, nước biển đánh tràn lên cả boong tàu và làm ướt sũng các thành viên trên sàn đáp. Chiếc máy bay dẫn đầu, được chỉ huy bởi Đại tá Doolittle, chỉ có khoảng đường băng dài 142 m (467 ft) để cất cánh, trong khi chiếc B-25 cuối cùng để ló phần đuôi kép của nó ra phía sau đuôi tàu. Doolittle, canh thời gian theo sự nhấp nhô của con tàu theo đợt sóng, đã cho chiếc máy bay chậm chạp chạy dọc theo đường băng, lượn vòng quanh Hornet sau khi cất cánh, và hướng về phía chính quốc Nhật Bản. Đến 09 giờ 20 phút, tất cả 16 máy bay đều cất cánh, khởi đầu trận không kích đầu tiên của Hoa Kỳ nhắm vào Nhật Bản. Hornet mang các máy bay của chính nó lên sàn đáp trong khi Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 di chuyển hết vận tốc hướng về Trân Châu Cảng. Các tin tức truyền thanh thu được, cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, được xác nhận lúc 14 giờ 46 phút về sự thành công của cuộc không kích. Đúng một tuần sau khi phóng những chiếc B-25, Hornet về đến Trân Châu Cảng. Nhiệm vụ của chiếc Hornet đã được giữ bí mật trong vòng một năm; khi Tổng thống Roosevelt chỉ liên hệ điểm xuất phát của những chiếc máy bay ném bom như là "Shangri-La"[2]. Nhiều năm sau, Hải quân Mỹ đã đặt cái tên này cho một chiếc tàu sân bay. Hornet rời Trân Châu Cảng ngày 30 tháng 4 để hỗ trợ Yorktown và Lexington trong trận chiến biển Coral, nhưng trận chiến đã kết thúc trước khi chiếc tàu sân bay đến được chiến trận. Nó quay về Hawaii ngày 26 tháng 5, và lại khởi hành hai ngày sau đó nhằm đẩy lui một đòn tấn công được dự đoán của Nhật nhắm vào Midway. [sửa] Trận Midway, tháng 6 năm 1942 Các máy bay Nhật cất cánh từ tàu sân bay đã hướng về phía đảo Midway vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 năm 1942. Hornet, Yorktown và Enterprise đã tung ra những máy bay của nó trong khi các tàu sân bay Nhật đưa những máy bay của chúng xuống sàn chứa chuẩn bị cho một cuộc tấn công thứ hai nhắm vào đảo Midway. Những chiếc máy bay ném bom bổ nhào của chiếc Hornet đã không thể tìm ra các mục tiêu của chúng, nhưng 15 máy bay phóng ngư lôi thuộc Phi đội Phóng ngư lôi 8 (VT-8) đã tìm ra đối phương và tung ra cuộc tấn công. Chúng bị đối đầu bởi lực lượng máy bay tiêm kích đối phương áp đảo ở khoảng cách 13 km (8 dặm) và bị bắn hạ từng chiếc một. Thiếu úy Hải quân George H. Gay là người duy nhất sống sót trong số 30 thành viên đội bay. Trong số 41 chiếc máy bay phóng ngư lôi được tung ra bởi ba tàu sân bay Mỹ, chỉ có sáu chiếc quay trở về. Nhưng sự hy sinh của chúng đã lôi kéo máy bay tiêm kích đối phương tách xa những chiếc máy bay ném bom bổ nhào của Enterprise và Yorktown; những chiếc này đã đánh chìm ba tàu sân bay Nhật Bản với sự giúp đỡ gián tiếp nhưng mang tính quyết định của chiếc tàu ngầm Nautilus. Chiếc tàu sân bay thứ tư của Nhật, Hiryū, bị đánh trúng vào cuối buổi chiều ngày 4 tháng 6 và bị chìm vào những giờ đầu tiên sáng ngày hôm sau. Yorktown bị mất do sự phối hợp tấn công từ trên không và bởi tàu ngầm. Những chiếc máy bay của Hornet (lần này được sự giúp sức của chiếc tàu ngầm Tambor) đã tấn công hạm đội Nhật Bản đang bỏ chạy vào ngày 6 tháng 6 năm 1942, và giúp đánh chìm chiếc tàu tuần dương Mikuma, làm hư hại một tàu khu trục, và để lại chiếc tàu tuần dương Mogami bốc cháy và hư hỏng nặng; cũng như đánh trúng các tàu chiến khác. Cuộc tấn công của Hornet nhắm vào Mogami đã kết thúc một trong những trận chiến mang tính quyết định trong lịch sử. Midway được bảo vệ như là một căn cứ quan trọng cho các chiến dịch nhắm vào Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng lớn nhất là đã phá hỏng lực lượng tàu sân bay của Hải quân Nhật, một đòn chí mạng mà họ không bao giờ có thể hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, bốn chiếc tàu sân bay hạm đội đã mang xuống đáy biển cùng với chúng khoảng 250 máy bay và các phi công được huấn luyện tốt nhất và nhiều kinh nghiệm nhất trên các tàu sân bay. Chiến thắng Midway được công nhận rộng rãi là bước ngoặc trong chiến cuộc tại Thái Bình Dương. [sửa] Chiến dịch Solomons, tháng 8 - tháng 10, 1942 Sau trận Midway, Hornet được trang bị một bộ radar CXAM mới gắn trên đỉnh cột anten ba chân, và bộ radar SC được chuyển sang cột anten chính, một cụm pháo phòng không bốn nòng 28 mm (1,1 inch) được thêm phía mũi tàu, số súng 20 mm được bổ sung từ 30 lên 32 khẩu, máy phóng trên sàn chứa của nó được tháo bỏ, và nó tiến hành huấn luyện ngoài khơi Trân Châu Cảng. Nó khởi hành ngày 17 tháng 8 năm 1942 để bảo vệ các vùng biển dẫn đến Guadalcanal tại quần đảo Solomons đang bị giành giật quyết liệt. Sự kiện chiếc Enterprise bị hư hại bởi bom ngày 24 tháng 8, chiếc Saratoga bị hư hại bởi ngư lôi ngày 31 tháng 8 và việc mất chiếc Wasp ngày 15 tháng 9 khiến lực lượng tàu sân bay Mỹ tại Nam Thái Bình Dương chỉ còn một chiếc duy nhất: Hornet. Nó đảm trách gánh nặng hỗ trợ trên không tại khu vực Solomons cho đến tận ngày 24 tháng 10 năm 1942 khi nó sáp nhập cùng chiếc Enterprise ở phía Tây Bắc đảo New Hebrides để cùng đánh chặn một lực lượng tàu sân bay và tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Guadalcanal. Trận chiến quần đảo Santa Cruz diễn ra ngày 26 tháng 10 năm 1942 mà không có sự tiếp chiến trực tiếp giữa các tàu nổi của các lực lượng đối địch. Sáng hôm đó, máy bay của chiếc Enterprise đã ném bom chiếc tàu sân bay Zuihō, trong khi máy bay của chiếc Hornet đã gây hư hỏng nặng cho tàu sân bay Shōkaku và tàu tuần dương Chikuma. Hai tàu tuần dương Nhật khác cũng bị máy bay của chiếc Hornet tấn công. Trong khi đó, Hornet bị tấn công phối hợp bởi máy bay ném bom bổ nhào và máy bay ném ngư lôi. Trong vòng 15 phút, Hornet hứng chịu ba quả bom từ những chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val", hai quả ngư lôi từ những chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N "Kate", và thêm một chiếc "Val" khác rơi xuống trúng sàn đáp. Chuẩn Đô đốc Murray ra lệnh cho chiếc tàu tuần dương Northampton kéo chiếc Hornet bị hỏng. Vì quân Nhật đang bận bịu với việc tấn công chiếc Enterrprise, chúng để mặc cho chiếc Northampton kéo đi với vận tốc khoảng 9 km/h (5 knot). Tuy nhiên vào cuối ngày chiếc Hornet, trong khi được kéo đi, lại bị tấn công lần nữa bằng một đợt máy bay ném ngư lôi. Một chiếc Kate đã đánh trúng thêm một quả ngư lôi nữa, và lệnh bỏ tàu được đưa ra. Thuyền trưởng Charles P. Mason là người cuối cùng ở lại trên tàu đã leo qua mạn tàu xuống biển, và những người còn sống sót nhanh chóng được các tàu khu trục vớt lên. Lực lượng Mỹ sau đó cố gắng đánh chìm chiếc Hornet bị bỏ lại, vốn ngoan cường chịu đựng chín trái thủy lôi và hơn 400 phát đạn 127 mm (5 in) từ các tàu khu trục Mustin và Anderson. Mustin và Anderson rời khỏi địa điểm khi lực lượng hải quân Nhật xuất hiện trong khu vực đó. Các tàu khu trục Nhật đã kết liễu chiếc Hornet bằng bốn quả ngư lôi 610 mm (24 in). Lúc 01 giờ 35 phút ngày 27 tháng 10, chiếc tàu sân bay dũng cảm cuối cùng chìm xuống đáy biển. Nó được đưa ra khỏi đăng bạ Hải quân ngày 13 tháng 1 năm 1943, nhưng tên của nó được tiếp tục đặt cho một tàu sân bay mới. Hornet nhận được bốn ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Phi đội Phóng ngư lôi 8 (VT-8) của nó được tặng thưởng Đơn vị Tuyên dương Tổng thống "vì những hoạt động anh hùng phi thường và phục vụ nổi bật vượt quá nghĩa vụ đòi hỏi" trong trận Midway. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 1 tháng 5 năm 1941

Hạ thủy: 22 tháng 8 năm 1942

Đỡ đầu: Rawleigh Warner

Hoạt động: 14 tháng 1 năm 1943

Bị mất: Bị đánh chìm sau khi thử nghiệm bom nguyên tử năm 1951

Ngừng hoạt động: 28 tháng 8 năm 1946

Xóa đăng bạ: Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 30 máy bay; 9 máy bay ném bom 9 máy bay ném ngư lôi 12 máy bay tiêm kích

USS Independence (CV-22/CVL-22) là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ, là tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này, và là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó. Được đưa vào hoạt động năm 1943, nó tham gia nhiều chiến dịch tại mặt trận Thái Bình Dương, bao gồm trận Hải chiến vịnh Leyte, được tặng thưởng 8 Ngôi sao Chiến đấu. Sau chiến tranh, nó được sử dụng làm mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini, và sau đó bị đánh chìm do đã bị nhiễm phóng xạ nặng vào năm 1951. [sửa] Thiết kế và chế tạo Được đặt lườn bởi hãng New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey, vào ngày 1 tháng 5 năm 1941 như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Amsterdam (CL-59), thuộc lớp Cleveland, nó được cải biến trong quá trình chế tạo và được đổi tên thành Independence, được hạ thủy dưới số hiệu CV-22 vào ngày 22 tháng 8 năm 1942; được đỡ đầu bởi Bà Rawleigh Warner, và được đưa vào hoạt động ngày 14 January 1943, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng G. R. Fairlamb, Jr.. [sửa] Lịch sử hoạt động Là chiếc dẫn đầu trong lớp tàu sân bay mới được cải tạo từ thân những chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ, Independence tiến hành chạy thử và huấn luyện tại vùng biển Caribbe. Sau đó nó đi ngang qua kênh đào Panama để gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương, đi đến San Francisco ngày 3 tháng 7 năm 1943. Independence lên đường đi đến Trân Châu Cảng ngày 14 tháng 7, và sau khi được đổi số hiệu thành CVL-22 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943, nó trải qua hai tuần thực hành huấn luyện rồi đi cùng các tàu sân bay hạng nặng Essex (CV-9) và Yorktown (CV-10) trong đợt không kích đảo Marcus[1][2]. Máy bay từ các tàu sân bay đã phá hủy được hơn 70% các cơ sở quân sự trên đảo trong ngày 1 tháng 9, và trong chiến dịch tiếp theo sau nó tiến hành đợt không kích tương tự lên đảo Wake trong các ngày 5 và 6 tháng 10[1][2]. [sửa] Không kích Rabaul và quần đảo Gilbert Independence rời Trân Châu Cảng ngày 21 tháng 10 đi Espiritu Santo, và trong trận không kích tiếp theo sau nhắm vào Rabaul ngày 11 tháng 11[2], các xạ thủ trên tàu đã ghi được những chiến công đầu tiên khi sáu máy bay Nhật bị bắn rơi. Sau chiến dịch này chiếc tàu sân bay được tiếp tế nhiên liệu tại Espiritu Santo rồi hướng đến quần đảo Gilbert tung ra các đợt không kích chuẩn bị cho việc đổ bộ lên đảo Tarawa từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 1943. Trong một đợt phản công của Nhật vào ngày 20 tháng 11, Independence bị một nhóm máy bay tấn công sát mặt nước. Sáu chiếc bị bắn rơi, nhưng chúng cũng xoay sở thả được ít nhất năm quả ngư lôi, trong đó một quả đã đánh trúng mạn phải con tàu. Chiếc tàu sân bay bị hư hỏng nghiêm trọng và phải rút lui về Funafuti ngày 23 tháng 11 để sửa chữa. Trong khi chiếc dịch Gilbert, chặng đầu tiên trên con đường chinh phục đến Nhật Bản tại Trung Thái Bình Dương đang tiếp diễn, Independence bị buộc phải quay về San Francisco vào ngày 2 tháng 1 năm 1944 để được sửa chữa triệt để. [sửa] Tái trang bị và huấn luyện hoạt động ban đêm Chiếc tàu sân bay giờ đây trở thành kỳ cựu quay trở về Trân Châu Cảng ngày 3 tháng 7 năm 1944. Trong thời gian sửa chữa, con tàu được trang bị thêm một máy phóng, và sau khi đi đến vùng biển Hawaii, Independence bắt đầu huấn luyện để hoạt động ban đêm. Nó tiếp tục công việc tiền phong này từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 8 ngoài khơi Eniwetok. Chiệc tàu cùng đội đặc nhiệm của nó khởi hành vào ngày 29 tháng 8 tham gia chiến dịch Palau và Trận Peleliu, nhằm mục đích củng cố các căn cứ vững chắc trước khi tiến hành đợt tấn công Philippines vào tháng 10. Independence thực hiện vai trò trinh sát và tuần tra chiến đấu trên không vào ban đêm để bảo vệ Lực lượng Đặc nhiệm 38 trong chiến dịch này. [sửa] Philippines Vào tháng 9 năm 1944, Lực lượng Đặc nhiệm 38 thường xuyên thực hiện các cuộc không kích vào Philippines chuẩn bị cho việc chiếm đóng quần đảo này. Khi Nhật Bản không có hành động phản công nào đáng kể trong giai đoạn này, Independence chuyển sang các hoạt động thường xuyên ban ngày, tấn công vào các mục tiêu trên đảo Luzon. Sau khi được tiếp tế tại Ulithi vào đầu tháng 10, Lực lượng Đặc nhiệm 38 lên đường ngày 6 tháng 10 hướng đến Okinawa. Trong những ngày tiếp theo sau, các con tàu sân bay không kích Okinawa, Đài Loan và Philippines thể hiện khả năng di chuyển và cân bằng của hạm đội. Các đợt phản không trên không của Nhật bị đẩy lui, khi Independence còn hỗ trợ bảo vệ cho đội đặc nhiệm vào ban ngày ngoài việc thực hiện tuần tra chiến đấu và trinh sát vào ban đêm. Khi các đội đặc nhiệm tàu sân bay di chuyển đến phía Đông Philippines vào ngày 23 tháng 10, nó trở nên rõ ràng, như Đô đốc Robert Carney sau này nhớ lại, rằng "có cái gì đó với quy mô lớn sắp xảy ra". Đó chính là hạm đội Nhật Bản đang tiến đến gần với ba gọng kìm nhằm phản công lại cuộc đổ bộ của Mỹ tại vịnh Leyte. Trong quá trình Trận chiến biển Sibuyan diễn ra sau đó, máy bay xuất phát từ Đội đặc nhiệm 38.2 của Independence dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Bogan đã phát hiện lực lượng tấn công của Phó Đô đốc Takeo Kurita trong biển Sibuyan vào ngày 24 tháng 10. Máy bay của Independence và các tàu sân bay khác đã tung ra nhiều đợt tấn công liên tục, đánh chìm thiết giáp hạm khổng lồ Musashi và đánh hỏng một tàu tuần dương. Chiều tối hôm đó Đô đốc William Halsey ra một quyết định tai hại cho Lực lượng Đặc nhiệm 38 quay mũi hướng lên phía Bắc truy đuổi đội tàu sân bay của Đô đốc Jisaburo Ozawa. Những chiếc máy bay trinh sát bay đêm của Independence bắt gặp và tiếp tục theo dõi các tàu chiến Nhật Bản cho đến bình minh ngày 26 tháng 10, khi các tàu sân bay tung ra một đợt tấn công lớn. Trong phần thứ hai của Trận chiến vịnh Leyte vĩ đại này, cả bốn chiếc tàu sân bay Nhật Bản đều bị đánh chìm, trong khi các tàu chiến Mỹ có được một chiến thắng lớn tại Trận chiến eo biển Surigao và các tàu sân bay hộ tống Mỹ tí hon đã cầm cự được trước các tàu chiến hùng mạnh của Đô đốc Kurita trong Trận chiến ngoài khơi Samar. Sau trận đánh lớn này, vốn đặt một dấu chấm hết lớn cho mối đe dọa chính của Hải quân Nhật Bản, Independence tiếp tục tung máy bay trinh sát và tiêm kích tuần tra ban đêm để bảo vệ cho Lực lượng Đặc nhiệm38 tại Philippine. Trong các hoạt động này, chiếc tàu sân bay đã đóng góp phần đáng kể trong việc phát triển học thuyết về chiến thuật của đội đặc nhiệm tàu sân bay. Independence quay trở về Ulithi cho một đợt nghỉ ngơi và tiếp liệu đã bị trì hoãn khá lâu từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11, nhưng không lâu sau lại phải lên đường hoạt động ngoài khơi Philippine trong các nhiệm vụ tấn công ban đêm và phòng vệ. Công việc này được tiếp tục cho đến ngày 30 tháng 12 năm 1944, khi lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh lại rời Ulithi hướng lên phía Bắc một lần nữa. Từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 1 năm 1945, những chiếc tàu sân bay hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Lingayen thuộc đảo Luzon, rồi sau đó Đô đốc Halsey táo bạo đưa hạm đội của ông đột kích vào biển Nam Trung Quốc. Trong những ngày sau đó, máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm tấn công các sân bay trên đảo Đài Loan và dọc theo bờ biển Đông Dương và Trung Quốc. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ cho chiến dịch Philippine, nhưng cũng kết thúc một giai đoạn hoạt động ban đêm của con tàu sân bay, và Independence lên đường ngày 30 tháng 1 năm 1945 quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa. [sửa] Okinawa Independence quay trở về Ulithi ngày 13 tháng 3 năm 1945 rồi lại khởi hành ngay ngày hôm sau để tiến hành chiến dịch không kích Okinawa, mục tiêu cuối cùng tại Thái Bình Dương trước khi đến lượt bản thân Nhật Bản. Chiếc tàu sân bay thực hiện đợt không kích chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 3, và sau khi cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 1 tháng 4, nó tuần tra ngoài khơi hòn đảo tung máy bay tuần tra chiến đấu trên không và không kích hỗ trợ mặt đất. Máy bay của nó đã bắn rơi nhiều máy bay đối phương trong những nỗ lực vô vọng của Nhật Bản nhằm phản công vào lực lượng đổ bộ. ở lại ngoài khơi Okinawa cho đến ngày 10 tháng 6 khi nó lên đường quay về Leyte. Trong tháng 7 và tháng 8, Independence tham gia các đợt tấn công bằng tàu sân bay cuối cùng xuống chính quốc Nhật Bản, đánh thẳng vào tinh thần chiến đấu của binh lính đối phương. Sau khi chiến tranh kết thúc vào ngày 15 tháng 8, máy bay của Independence tiếp tục các phi vụ trinh sát bên trên chính quốc Nhật Bản nhằm phát hiện các trại tập trung tù binh cũng như hỗ trợ cho việc độ bộ lực lượng chiếm đóng Đồng Minh. Chiếc tàu sân bay rời Tokyo ngày 22 tháng 9 năm 1945, đi ngang qua Saipan và Guam trước khi về đến San Francisco ngày 31 tháng 10 năm 1945. [sửa] Thử nghiệm bom nguyên tử trên đảo san hô Bikini Independence tham gia vào Chiến dịch Magic Carpet chuyên chở các cựu chiến binh quay trở về Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 năm 1945 cho đến khi nó quay về San Francisco ngày 28 tháng 1 năm 1946. Được chỉ định làm một tàu mục tiêu cho cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại Bikini ngày 1 tháng 7, nó được đặt cách tâm điểm vụ nổ 2,4 km (1,5 dặm). Tuy nhiên, chiếc tàu chiến kỳ cựu đã không bị chìm, cho dù ống khói và đảo cấu trúc thượng tầng bị sụp đổ do vụ nổ; và sau khi tham gia vào một vụ nổ thử nghiệm thứ hai vào ngày 25 tháng 7 mà vẫn sống sót, nó được kéo về Kwajalein và được cho ngừng hoạt động vào ngày 28 tháng 8 năm 1946. Thân tàu bị nhiễm phóng xạ nặng sau đó được đưa về Trân Châu Cảng và San Francisco để tiếp tục khảo sát, và cuối cùng nó bị đánh đắm ngoài khơi vùng biển San Francisco, California vào ngày 29 tháng 1 năm 1951. Những cuộc tranh cãi sau đó đã nổ ra về việc đánh chìm Independence, xoay quanh việc dư luận cho rằng nó đã được chất lên các thùng chứa chất thải phóng xạ vào lúc nó được đánh chìm, và các chất thải này đã gây hại cho môi trường sinh sống hoang dã và ảnh hưởng đến công nghiệp đánh cá của quần đảo Farallon.[3] [sửa] Phần thưởng Independence được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Newport News

Đặt lườn: 1 tháng 12 năm 1941

Hạ thủy: 26 tháng 4 năm 1943

Đỡ đầu: Lou Henry Hoover

Hoạt động: 16 tháng 8 năm 1943 9 tháng 2 năm 1952

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 31 tháng 3 năm 1962

Ngừng hoạt động: 22 tháng 3 năm 1947 15 tháng 3 năm 1974

Hiện trạng: Tàu bảo tàng ở New York.

Xóa đăng bạ: 23 tháng 2 năm năm 1982

Tặng thưởng: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-27A: 28.200 tấn (tiêu chuẩn); 40.600 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-125: 30.800 tấn (tiêu chuẩn); 41.200 tấn (đầy tải) Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước; 266 m (872 feet) chung Sau cải biến SCB-27A: 250 m (819 ft 1 in) mực nước; 274 m chung (898 ft 1 in) Sau cải biến SCB-125: 251 m (824 ft 6 in) mực nước; 270 m (890 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Sau cải biến SCB-27A: 30,9 m (101 ft 5 in) mực nước; 46,3 m (151 ft 11 in) chung Sau cải biến SCB-125: 31 m (101 ft) mực nước; 60 m (196 ft) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Sau cải biến SCB-27A: 9,0 m (29 ft 8 in) Sau cải biến SCB-125: 9,2 m (30 ft 1 in) Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 2.600 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Sau cải biến SCB-27A: 8 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 14 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Sau cải biến SCB-125: 7 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Sau cải biến SCB-27A: Đai giáp được thay thế bằng vỏ bọc với 27 kg (60 lb) thép tôi Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa Sau cải biến SCB-27A: 50 máy bay (CVS) / 70 máy bay (CVA) 2 × máy phóng thủy lực H8 được bổ sung USS Intrepid (CV/CVA/CVS-11) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Được đưa vào sử dụng từ tháng 8 năm 1943, Intrepid tham gia nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, đáng kể nhất là Trận chiến vịnh Leyte. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được tái hoạt động và được hiện đại hóa vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và rồi sau đó như là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lần hoạt động thứ hai, nó phục vụ chủ yếu tại Đại Tây Dương, nhưng cũng từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Các hoạt động đáng chú ý nhất của nó là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ phóng máy bay bằng một máy phóng hơi nước, và là chiếc tàu sân bay thu hồi chính cho một chuyến bay vũ trụ Mercury và một chuyến bay Gemini. Do vai trò nổi bật của nó trong chiến đấu, nó được đặt cho tên lóng là "the Fighting I", trong khi vận rủi thường gặp và thời gian dài trải qua trong ụ tàu để sửa chữa khiến cho nó còn được gọi là "the Evil I", "the Dry I" hay "the USS Decrepid". Được cho ngừng phục vụ vào năm 1974, đến năm 1982 Intrepid trở thành nền tảng cho Bảo tàng Hải quân-Không quân-Không gian Intrepid tại thành phố New York. [sửa] Thiết kế và chế tạo Chiếc USS Intrepid được hạ thủy vào ngày 26 tháng 4 năm 1943 bởi xưởng đóng tàu Newport News, Newport News, Virginia, và là chiếc thứ năm của lớp tàu sân bay Essex được hạ thủy. Nó được đỡ đầu bởi Bà Lou Henry Hoover, phu nhân của Phó Đô đốc John H. Hoover. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1943, nó được đưa vào hoạt động với vị chỉ huy đầu tiên là Thuyền trưởng Thomas L. Sprague; và nó khởi hành chuyến đi đầu tiên hướng đến vùng biển Caribbe để thử máy và huấn luyện. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Intrepid là một trong những tàu chiến hải quân Mỹ có thành tích phục vụ xuất sắc nhất, hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương bao gồm các trận quần đảo Marshall, Truk, vịnh Leyte và Okinawa. Vào cuối chiến tranh, Intrepid đang ở Enewetak và sau đó cung cấp việc hỗ trợ trên không cho lực lượng chiếm đóng cũng như cung ứng tiếp liệu cho đến khi quay trở về California. [sửa] Quần đảo Marshalls, 1944 Ngày 3 tháng 12 năm 1943, Intrepid bắt đầu khởi hành từ Căn cứ Hải quân Norfolk hướng đến San Francisco, rồi sau đó tiếp tục hướng đến Hawaii. Nó đi đến Trân Châu Cảng ngày 10 tháng 1 và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công lên quần đảo Marshall, mục tiêu tiếp theo của chiến dịch "nhảy cóc" của Hải quân tại Thái Bình Dương. Ngày 16 tháng 1, nó rời Trân Châu Cảng cùng các tàu sân bay Cabot và Essex. Từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 1944, nó không kích vào các hòn đảo phía góc Đông Bắc của đảo san hô Kwajalein cho đến khi mọi sự kháng cự bị dập tắt. Cho đến ngày 31 tháng 1, nó đã tiêu diệt được tất cả 83 máy bay Nhật đặt căn cứ tại Roi-Namur. Các cuộc đổ bộ đầu tiên được thực hiện trên các đảo nhỏ lân cận. Sáng hôm đó, máy bay của Intrepid đã bắn phá đảo Ennuebing cho đến tận 10 trước khi lực lượng Thủy quân Lục chiến đầu tiên đổ bộ lên các bãi biển. Nữa giờ sau, phe Đồng Minh kiểm soát được hòn đảo này, vốn có vị trí chiến lược bảo vệ sườn Tây Nam của đảo Roi và kiểm soát lối vào phía Bắc của vũng biển Kwajalein, cho phép Thủy quân Lục chiến thiết lập trận địa pháo binh nhằm yểm trợ cho cuộc tấn công lên Roi. Đến ngày 2 tháng 2 năm 1944, nhiệm vụ chiếm đóng quần đảo Marshall của nó được hoàn tất, và Intrepid lên đường hướng đến Truk, một căn cứ vững chắc của quân Nhật ở phía trung tâm của quần đảo Micronesia. Đến lúc rạng đông ngày 17 tháng 2, ba đội tàu sân bay đã đến được mục tiêu mà không bị phát hiện. Trong các ngày 17 và 18 tháng 2, dưới các đợt tấn công liên tục, ba đội tàu sân bay đã đánh chìm được hai tàu khu trục cùng 200.000 tấn tàu bè trong chiến dịch Hailstone. Trận tấn công của các tàu sân bay đã chứng tỏ sự mong manh của Truk, và do đó làm suy giảm đáng kể sự hữu ích của nó như là một căn cứ cho lực lượng Nhật Bản. Đêm 17 tháng 2 năm 1944, một ngư lôi phóng từ máy bay đã đánh trúng mạn phải chiếc Intrepid 4,5 m (15 ft) bên dưới mực nước, làm ngập nhiều ngăn và ảnh hưởng đến bánh lái. Bằng cách cho các động cơ bên mạn trái hoạt động hết công suất và cho ngưng hoặc chỉ chạy một phần ba công suất các động cơ bên mạn phải, Thuyền trưởng Sprague giữ được con tàu đi đúng hướng. Thủy thủ đoàn cho di chuyển máy bay trên các sàn ra phía trước nhằm giúp kiểm soát được con tàu.[1] Vào ngày 9 tháng 2, các cơn gió mạnh đã đẩy con tàu trệch khỏi hướng đi đã vạch khiến mũi tàu hướng về phía Tokyo. Thuyền trưởng Sprague sau đó thú nhận: "Vào lúc đó tôi hoàn toàn không có chút hứng thú nào phải đi về hướng đó." Khi ấy, thủy thủ đoàn đã làm một tấm vải buồm từ các vật liệu gỗ, lưới và vải bạt để giúp hỗ trợ lực đẩy cho con tàu, cho phép chiếc Intrepid duy trì đúng hướng của hành trình. Đến ngày 24 tháng 2 năm 1944, Intrepid về đến Trân Châu Cảng; và sau khi được sửa chữa tạm thời, ngày 6 tháng 3, Intrepid lên đường hướng về phía Bờ Tây Hoa Kỳ, và đến ngày 22 tháng 3 nó đến Hunter's Point, California. [sửa] Palaus và Philippines Vào tháng 6 năm 1944, sau khi được sửa chữa, nó lên đường quay trở lại chiến trường, và trong vòng hai tháng tiếp theo nó hoạt động ngoài khơi Trân Châu Cảng trước khi khởi hành hướng đến quần đảo Marshall. Trong các ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1944, máy bay của Intrepid tấn công các vị trí của quân Nhật trên quần đảo Palau, tập trung vào các sân bay và các trận địa pháo binh ở Peleliu. Vào ngày 8 tháng 9, lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh của nó di chuyển theo hướng Tây đi đến phía Nam Philippines. Trong các ngày 9 và 10 tháng 9, nó tấn công các sân bay trên đảo Mindanao. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9, nó không kích các căn cứ trong khu vực biển Visayan. Nó quay về Palaus ngày 17 tháng 9 để hỗ trợ lực lượng Thủy quân Lục chiến vượt qua các sự kháng cự của quân Nhật cố thủ trong các hang động trên sườn đồi và trong đầm lầy ngập nước trên đảo Peleliu. Sau khi sự đề kháng của quân Nhật tại đây được dập tắt hoàn toàn, Intrepid quay trở lại Philippine nhằm dọn đường cho việc giải phóng hòn đảo này. Nó thực hiện việc không kích trên suốt quần đảo Philippines, và cũng tung ra các cuộc tấn công lên Okinawa và Đài Loan nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa của không lực Nhật Bản xuống đảo Leyte. Ngày 20 tháng 10 năm 1944, máy bay của Intrepid bắt đầu thực hiện các phi vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Trong khi đó, Hải quân Nhật với nỗ lực liều lĩnh nhằm cố giữ Philippines, đã quy tụ lực lượng đến vịnh Leyte từ ba hướng khác nhau. Trong quá trình của Hải chiến vịnh Leyte diễn ra tiếp theo đó, sáng ngày 24 tháng 10, một máy bay của Intrepid phát hiện ra kỳ hạm của Đô đốc Takeo Kurita, chiếc thiết giáp hạm Yamato. Hai giờ sau đó, máy bay từ Intrepid và Cabot dũng cảm vượt qua lưới lửa phòng không dày đặc để tấn công lực lượng chính của hạm đội Nhật Bản. Trong trận đánh kéo dài suốt ngày đến tận chiều tối, hết đợt này đến đợt khác, máy bay từ các tàu sân bay Mỹ đã liên tục tấn công, đánh chìm chiếc thiết giáp hạm vĩ đại Musashi cùng các khẩu pháo 460 mm (18,1 inch) của nó; gây hư hại cho chiếc thiết giáp hạm chị em với nó Yamato cùng những thiết giáp hạm Musashi Nagato và Haruna, cũng như chiếc tàu tuần dương hạng nặng Myōkō, buộc chiếc Myōkō phải rút lui. Đêm đó, Đệ Tam hạm đội của Đô đốc William Halsey chuyển hướng lên phía Bắc truy đuổi lực lượng phía Bắc của Hạm đội Nhật được phát hiện thấy ở mũi Đông Bắc của đảo Luzon. Lúc rạng sáng, máy bay được cho cất cánh để tấn công các con tàu Nhật lúc này ngoài khơi mũi Engaño. Một trong những máy bay của Intrepid đã ném trúng một quả bom lên chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Zuihō. Sau đó các máy bay ném bom Mỹ đã đánh chìm chiếc tàu sân bay chị em với nó Chitose, và một máy bay xuất phát từ Intrepid hoặc San Jacinto đã đánh trúng một ngư lôi vào chiếc tàu sân bay Zuikaku làm nó bị mất hệ thống liên lạc và bánh lái bị kẹt. Tàu khu trục Ayitsuki bị đánh chìm và ít nhất chín trong tổng số mười lăm máy bay của Đô đốc Ozawa bị bắn rơi. Cuộc tấn công diễn ra suốt ngày hôm đó, và sau năm đợt tấn công khác, phía Nhật đã mất bốn tàu sân bay và một tàu khu trục. Trong lúc đó, lực lượng chính của Hạm đội Nhật Bản vốn vẫn còn khá mạnh mẽ, sau khi vượt qua eo biển San Bernardino, hướng về phía Nam dọc theo bờ biển đảo Samar, nơi bãi đổ bộ trong vịnh được bảo vệ bởi một lực lượng nhỏ gồm sáu tàu sân bay hộ tống, ba tàu khu trục và bốn tàu khu trục hộ tống. Trận chiến đã nổ ra cho đến khi các lực lượng tăng viện đến nơi buộc Hạm đội Nhật Bản phải rút lui. Trong khi máy bay của Intrepid tấn công vào Clark Field trong ngày 30 tháng 10, một chiếc máy bay kamikaze cháy bùng đã đâm trúng một trong các khẩu đội pháo bên mạn trái làm thiệt mạng 10 người và bị thương 6 người. Công việc kiểm soát hư hỏng được thực hiện khéo léo đã giúp cho con tàu có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động không quân. Sau đó, máy bay của Intrepid vẫn tiếp tục đánh phá các sân bay và tàu bè tại Philippines. Ngày 25 tháng 11 lúc ngay sau giữa trưa, một lực lượng máy bay Nhật đông đảo đã tiến hành phản công vào các tàu sân bay. Trong vòng năm phút, hai chiếc máy bay kamikaze đâm trúng chiếc tàu sân bay, giết chết 6 sĩ quan và 5 thủy thủ. Tuy nhiên một báo cáo khác của Liên đội Không quân 18 cho biết: có 60 người chết, 15 người mất tích và khoảng 100 người bị thương. Intrepid không bị mất động lực và không bị tách khỏi đội hình của Đội đặc nhiệm tàu sân bay; trong vòng không đầy hai giờ, các đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.[2] Ngày 26 tháng 11, Intrepid khởi hành hướng về San Francisco, và nó đến nơi ngày 20 tháng 12 để được sửa chữa các hư hỏng trong chiến đấu. [sửa] Okinawa và chính quốc Nhật Bản Sau khi được sửa chữa, vào tháng 2 năm 1945 nó lên đường quay lại chiến trường. Đến Ulithi ngày 13 tháng 3, nó tiếp tục hành trình vào ngày 14 tháng 3 năm 1945 hướng về phía Đông. Vào ngày 18 tháng 3, nó tung ra các cuộc không kích dữ dội vào các sân bay trên đảo Kyūshū. Buổi sáng hôm đó, một chiếc máy bay G4M "Betty" hai động cơ Nhật Bản xuyên qua được màn hỏa lực phòng thủ hướng về phía chiếc Intrepid và nổ tung khi chỉ còn cách con tàu 15 m (50 ft). Một đám mưa xăng cháy và mãnh vở máy bay gây ra các đám cháy trên sàn chứa máy bay, nhưng các đội kiểm soát hư hỏng đã nhanh chóng dập tắt. Máy bay của Intrepid tham gia vào cuộc tấn công bộ phận còn sót lại của hạm đội Nhật Bản đang thả neo tại Kure, gây hư hỏng cho 18 tàu chiến đối phương kể cả chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato và tàu sân bay Amagi. Sau đó các chiếc tàu sân bay hướng về phía Okinawa khi mà ngày được ấn định cho cuộc đổ bộ mang nhiều tham vọng nhất tại Thái Bình Dương sắp đến gần. Trong các ngày 26 và 27 tháng 3, máy bay của nó tấn công Ryūkyū nhằm vô hiệu hóa các công trình phòng thủ của đối phương. Ngày 1 tháng 4 năm 1945, cuộc tấn công lên Okinawa bắt đầu, và máy bay của nó đã thực hiện các cuộc tấn công lên các mục tiêu trên đảo này cũng như vô hiệu hóa các sân bay trong phạm vi hòn đảo. Ngày 16 tháng 4, trong quá trình một đợt không kích, một máy bay Nhật Bản đã bổ nhào tự sát lên sàn đáp của chiếc Intrepid, làm hỏng động cơ và một phần thân tàu, làm thiệt mạng tám người và bị thương 21 người khác. Trong vòng chưa đầy một giờ, đám cháy xăng được dập tắt, và chỉ ba giờ sau con tàu sân bay đã có thể tiếp nối các hoạt động không lực khi máy bay đã tiếp tục hạ cánh trên tàu sân bay. Ngày 17 tháng 4, Intrepid khởi hành quay trở về lục địa Hoa Kỳ, đi ngang qua Ulithi và Trân Châu Cảng. Ngày 19 tháng 5, nó về đến San Francisco để sửa chữa. Sau khi công việc sửa chữa hoàn tất, con tàu sân bay rời San Francisco ngày 29 tháng 6. Trên đường ra chiến trường, nó đi ngang đảo Wake ngày 6 tháng 8 và tung ra đợt không kích nhắm vào lực lượng Nhật Bản cố thủ tại đây. Ngày 7 tháng 8, Intrepid đi đến Eniwetok. Trong khi đang ở lại hòn đảo san hô này, ngày 15 tháng 8 nó nhận được lệnh "ngừng mọi hoạt động tấn công" do Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng. Đến ngày 21 tháng 8, chiếc tàu sân bay kỳ cựu tham gia hỗ trợ việc chiếm đóng Nhật Bản. Đến ngày 2 tháng 12 nó rời Yokosuka, và đến ngày 15 tháng 12 năm 1945 nó về đến San Pedro, California. [sửa] Tạm ngừng hoạt động sau Thế Chiến II Ngày 4 tháng 2 năm 1946, Intrepid được chuyển đến vịnh San Francisco, đến ngày 15 tháng 8 nó được chuyển sang tình trạng "hoạt động trong lực lượng dự bị". Ngày 22 tháng 3 năm 1947, con tàu sân bay được cho ngừng hoạt động và gia nhập Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Đến ngày 9 tháng 2 năm 1952, tàu sân bay Intrepid được đưa trở lại hoạt động tại San Francisco. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1952, nó khởi hành đi Norfolk, và đến ngày 9 tháng 4, nó được đưa vào xưởng hải quân Norfolk để được cải tiến thành một tàu sân bay tấn công hiện đại. Ngày 1 tháng 10 năm 1952, nó được xếp lại lớp thành tàu sân bay tấn công số hiệu CVA-11. Đến ngày 18 tháng 6 năm 1954, nó được đưa ra hoạt động trở lại. Vào ngày 13 tháng 10 năm 1954, Intrepid trở thành tàu sân bay Mỹ đầu tiên phóng máy bay bằng máy phóng hơi nước. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1954, nó được đưa ra hoạt động thường trực như một đơn vị của Hạm đội Hoa Kỳ tại Đại Tây Dương. [sửa] 1955 - 1961 Đầu năm 1955, nó được cho chạy thử máy ngoài khơi vịnh Guantánamo. Ngày 28 tháng 5 năm 1955, Intrepid rời Mayport, Florida để được bố trí đến hoạt động tại Địa Trung Hải đợt thứ nhất trong số hai đợt, như một đơn vị của Đệ Lục hạm đội Hoa Kỳ. Vào ngày 5 tháng 9 năm 1956, nó quay về Norfolk sau chuyến đi thứ hai, và đến ngày 29 tháng 9, nó bắt đầu một giai đoạn cải tạo hiện đại hóa kéo dài bảy tháng tại xưởng hải quân New York, được tiếp nối bằng một đợt huấn luyện ôn tập ngoài khơi vịnh Guantánamo. Vào tháng 9 năm 1957, với một sàn đáp chéo góc được gia cố và hệ thống hạ cánh gương, Intrepid rời Hoa Kỳ tham gia chiến dịch Strikeback, cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử vào thời bình tính cho đến thời điểm đó. Tháng 12 năm 1957, nó hoạt động ngoài khơi Norfolk trong chiến dịch Crosswind, một cuộc thử nghiệm ảnh hưởng của gió trong hoạt động của tàu sân bay. Intrepid đã chứng minh được rằng tàu sân bay có thể thực hiện các hoạt động hàng không mà không cần xoay ra hướng gió, thậm chí có thể phóng máy bay khi đang có gió xuôi. Trong những năm 1958 - 1961, Intrepid luân phiên hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải cùng cáchoạt động dọc bờ biển Đại Tây Dương phía Đông Hoa Kỳ cùng các cuộc tập trận tại vùng biển Caribbe. [sửa] 1962 - 1965 Ngày 8 tháng 12 năm 1961, Intrepid được xếp lớp lại thành một tàu sân bay chống tàu ngầm mang số hiệu CVS-11. Vì vậy, ngày 10 tháng 3 năm 1962, nó vào xưởng Hải quân Norfolk để được đại tu và tái trang bị cho vai trò tác chiến chống tàu ngầm mới. Đến ngày 2 tháng 4 năm 1962, nó rời xưởng mang theo máy bay của Liên đội Chống tàu ngầm 56. Sau các đợt huấn luyện, Intrepid được chọn làm tàu chính trong chiến dịch thu hồi phi hành gia Scott Carpenter và tàu vũ trụ của chương trình Mercury. Trưa ngày 24 tháng 5 năm 1962, Carpenter trong tàu vụ trụ Aurora 7 đáp xuống biển cách Intrepid nhiều trăm dặm. Sau đó ông ta được phát hiện bởi máy bay trinh sát đặt căn cứ từ đất liền, và hai máy bay lên thẳng của Intrepid mang theo các quan chức NASA, chuyên gia y tế, người nhái Hải quân và các nhiếp ảnh gia đã xuất phát để cứu hộ. Hơn một giờ sau đó, một máy bay lên thẳng đã vớt nhà du hành vũ trụ để quay về tàu sân bay và đưa ông về Hoa Kỳ an toàn. Mùa Hè năm 1962, nó tiến hành huấn luyện học viên mới; và sang mùa Thu nó được đại tu tại Norfolk. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1963, chiếc tàu sân bay rời Hampton Roads để tập trận tại vùng biển Caribbe; nhưng đến cuối tháng 2 năm 1963, nó ngừng các hoạt động thường lệ để tham gia vào cuộc truy đuổi chiếc tàu buôn Venezuela Anzoátegui, khi mà phó thuyền trưởng thứ hai đã dẫn đầu một nhóm khủng bố ủng hộ Castro nổi loạn chiếm giữ con tàu. Những tên cướp biển cộng sản đã đầu hàng tại Rio de Janeiro. Đến ngày 23 tháng 3 năm 1963, chiếc tàu sân bay quay trở về Norfolk. Trong một năm tiếp theo sau đó, Intrepid hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương trãi dài từ Nova Scotia đến vùng biển Caribbe để hoàn thiện các kỹ năng chống tàu ngầm. Ngày 11 tháng 6 năm 1964, nó rời Norfolk mang theo các họ viên mới đi đến Địa Trung Hải để huấn luyện ngoài biển các chiến thuật tìm và diệt tàu ngầm cùng Đệ Lục Hạm Đội. Trong thời gian hoạt động tại vùng Địa Trung Hải, Intrepid tham gia việc giám sát một lực lượng đặc nhiệm Xô Viết. Trên đường quay về nhà, thủy thủ đoàn nhận được tin báo họ được tặng thưởng Battle Efficiency "E" do các hoạt động chống tàu ngầm của năm trước. Vào mùa Thu năm 1964, Intrepid hoạt động dọc Bờ Đông Hoa Kỳ. Đến đầu tháng 9 năm 1964, nó tiếp đón người đứng đầu 22 nước thuộc khối NATO trong chuyến thăm viếng các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Trong các ngày 18 và 19 tháng 10 năm 1964, nó ở tại Yorktown tham gia lễ hội đánh dấu việc Charles Cornwallis đầu hàng 183 năm trước đó. Đại sứ Pháp tham dự buổi lễ đã trao tặng 12 khẩu pháo đúc từ Bastille, bản sao của những khẩu đã được Lafayette mang sang Mỹ. Để trao đổi, phiá Mỹ đã tặng cho nước Pháp 12 chiếc máy bay tiêm kích mới F-8 Crusader. Trong đêm 21 tháng 11 năm 1964, trong một đợt hoạt động ngắn ngoài khơi North Carolina, công tác cứu hộ nhanh chóng và hiệu quả đã cứu sống một thành viên bị rơi xuống nước trong khi đang lái một xe kéo máy bay. Đầu năm 1965, Intrepid bắt đầu chuẩn bị cho một nhiệm vụ quan trọng trong chuyến bay Gemini có người lái đầu tiên của NASA, chuyến bay Gemini 3. Ngày 23 tháng 3 năm 1965, Trung tá John Young và Thiếu tá Gus Grissom trên tàu vũ trụ Molly Brown đã đáp xuống cách Intrepid 90 km (50 hải lý) sau ba vòng quay quanh trái đất và lần đầu tiên trong lịch sử quay về trái đất bằng phương thức điều khiển. Một máy bay trực thăng hải quân đã vớt các phi hành gia từ tàu vũ trụ đưa về Intrepid để được kiểm tra sức khỏe và phỏng vấn. Sau đó Intrepid cũng vớt Molly Brown và đưa tàu vũ trụ cùng các nhà du hành về mũi Kennedy. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, Intrepid đi đến Xưởng hải quân Brooklyn vào tháng 4 năm 1965 để thực hiện đợt đại tu lớn nhằm đưa nó về tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất. Xưởng tàu này đã được cho đóng cửa và số công nhân ở đây được chuyển sang làm việc tại Xưởng hải quân Philadelphia. Công bằng mà nói, vì những lý do chính trị, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã gây ảnh hưởng đến việc gửi chiếc Intrepid đến Brooklyn để đại tu thay vì đến cảng nhà tại Norfolk. Điều này đã gây ra những vấn đề chuyển chỗ trầm trọng cho gia đình của thủy thủ đoàn sau những chuyến đi biển kéo dài. Dù sao công nhân của xưởng tàu được hưởng lợi do được trả lương phụ trội do làm việc cách xa Philadelphia và phải sống tại Brooklyn. Đây là công việc Phục hồi và Hiện đại hóa Hạm đội (FRAM) cuối cùng được Xưởng hải quân New York ở Brooklyn, New York thực hiện trước khi đóng cửa sau hơn một thế kỷ rưỡi phục vụ cho đất nước. Vào tháng 9 năm 1965, khi công việc được hoàn tất khoảng 75%, Intrepid đi dọc theo East River đến thả neo tại Bayonne, New Jersey, để hoàn tất công việc đại tu trị giá nhiều triệu Đô-la. Sau khi chạy thử và hoàn tất việc trang bị, nó rời Norfolk lên đường đến Guantánamo trong chuyến đi chạy thử máy. [sửa] 1966 - 1974 Giữa năm 1966, Intrepid hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương ngoài khơi Việt Nam. Trong một chiến dịch, chín chiếc A-4 Skyhawk và sáu chiếc A-1 Skyraider chất đầy bom và rocket đã được phóng trong vòng 7 phút, chỉ với khoảng cách 28 giây giữa hai lần phóng. Vài ngày sau, những chiếc máy bay của nó được phóng với khoảng cách rút xuống còn 26 giây. Sau 7 tháng phục vụ cùng Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Việt Nam, Intrepid quay về Norfolk. Sĩ quan chỉ huy của nó, Thuyền trưởng John W. Fair, được tặng thưởng huân chương Legion of Merit do các hoạt động chiến đấu tại Đông Nam Á. Trong thời gian hoạt động tại Việt nam, vào ngày 9 tháng 10 năm 1966, Trung úy William T. Patton thuộc phi đội VA-176 của tàu Intrepid đã lái một chiếc máy bay động cơ cánh quạt A-1 Skyraider bắn rơi được một chiếc MiG-17. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trong suốt lịch sử của chiến tranh Việt Nam, một máy bay phản lực của đối phương đã bị bắn rơi bởi một chiếc máy bay cánh quạt. Vì thành tích trên, Trung úy Patton đã được tặng thưởng Ngôi sao bạc vào ngày 8 tháng 6 năm 1967. Vào tháng 6 năm 1967, Intrepid quay trở lại vùng biển Tây Thái Bình Dương ngang qua kênh đào Suez chỉ ngay trước khi nó bị đóng lại do Trận chiến sáu ngày giữa Ai Cập và Israel nổ ra. Nó tiếp tục một đợt phục vụ cùng Đê Thất Hạm Đội. Năm 1968 nó nhận được phần thưởng Marjorie Sterrett Battleship Fund Award do thành tích phục vụ tại Hạm đội Đại Tây Dương. Năm 1969, Intrepid chuyển cảng nhà về Quonset Point, Rhode Island, thay thế cho chiếc tàu sân bay Yorktown trong vai trò Kỳ hạm của Tư lệnh Đội Tàu sân bay 16. Mùa Thu năm 1969, Thuyền trưởng Horus E. Moore để cho con tàu bị mắc cạn, nhưng nó thoát được hai giờ sau đó. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1971, Intrepid tham gia các cuộc tập trận của khối NATO, và đã ghé thăm các cảng trong vùng Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải bao gồm: Lisbon, Plymouth, Kiel, Naples, Cannes, Barcelona, Hamburg, Copenhagen, Greenock, Rosyth, Portsmouth và Bergen. Trong chuyến du hành này, các hoạt động dò tìm tàu ngầm đã được tiến hành trong vùng biển Baltic và tại rìa biển Barents bên trên Vòng Cực, dưới sự quan sát cẩn thận của các lực lượng không quân và hải quân Xô Viết. Sau đó nó quay về cảng nhà để được tái trang bị rồi thực hiện chuyến hải hành cuối cùng đến khu vực Địa Trung Hải, ghé qua các cảng Barcelona và Malaga ở Tây Ban Nha; Lisbon thuộc Bồ Đào Nha; Nice thuộc Pháp; Naples thuộc Ý; Palma ở Majorca và Piraeus thuộc Hy Lạp. Ngày 15 tháng 3 năm 1974, Intrepid được cho ngừng hoạt động lần cuối cùng. [sửa] Tàu bảo tàng Trong năm 1976, Intrepid buông neo tại Penn's Landing ở Philadelphia và là địa điểm tổ chức các cuộc triển lãm mừng Hai trăm năm Hoa Kỳ. Các kế hoạch ban đầu dự định sẽ tháo dỡ chiếc Intrepid sau khi ngừng hoạt động, nhưng một chiến dịch vận động do sáng kiến của nhà đầu tư địa ốc Zachary Fisher để lập ra quỹ Intrepid Museum Foundation nhằm giữ lại con tàu và sử dụng nó như một tàu bảo tàng. Vào tháng 8 năm 1982, con tàu được mở ra tại thành phố New York cho công chúng tham quan như Bảo tàng Hải quân-Không quân-Không gian Intrepid. Bốn năm sau Intrepid được chính thức công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia.[3][4] Qua nhiều năm, Intrepid là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt. Nó từng tham gia vào hoạt động tuần lễ hạm đội do thành phố New York tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh sự phục vụ của các lực lượng hải quân trên thế giới. Ngoài vai trò là một tàu bảo tàng, Intrepid còn phục vụ như một trung tâm điều hành khẩn cấp cho giới lãnh đạo thành phố và liên bang khi tình hình đòi hỏi. Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) đã sử dụng nó như một trung tâm điều hành sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.[5] [sửa] Tân trang 2006-2008 Trong những năm gần đây, bảo tàng Intrepid đã hoạt động gây quỹ để trùng tu, và đã nhận được trên 60 triệu Đô la Mỹ để tân trang chiếc Intrepid, cải tiến các phần trưng bày cho khách tham quan, và cải tiến Bến tàu 86. Vào đầu tháng 7 năm 2006, Intrepid được thông báo sẽ trải qua một giai đoạn sửa chữa và tân trang cùng với bản thân Bến tàu 86. Nó được cho đóng cửa vào ngày 1 tháng 10 năm 2006 nhằm chuẩn bị để được kéo đến Bayonne, New Jersey để sửa chữa, và sau đó đến đảo Staten, New York để tân trang và cặp bến tạm thời.[6][7] Vào ngày 6 tháng 11 năm 2006, một cố gắng di chuyển con tàu sân bay ra khỏi bến để tân trang tạm thời bị Phòng vệ Duyên Hải cho tạm dừng. Cho dù đã sử dụng nhiều tàu kéo với tổng công suất lên đến 30.000 mã lực, các quan chức cho biết con tàu đã bị mắc kẹt sau 24 năm tích tụ bùn nên không thể di chuyển được. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2006, Hải quân Hoa Kỳ thông báo sẽ chi ra 3 triệu Đô la để nạo vét bùn bên dưới chiếc Intrepid. Những nỗ lực này được Thanh tra Cứu hộ và Lặn Hải quân thực hiện với sự giúp đỡ của Quân đoàn Công binh Lục quân, Phòng vệ Duyên Hải và các nhà thầu. Các nhóm đã tiến hành việc nạo vét bùn trong ba tuần. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2006, sau khi di dời hơn 30.000 m3 bùn bên dưới con tàu và chung quanh bốn chân vịt khổng lồ, Intrepid đã có thể di chuyển được khỏi bến tàu và được kéo đến Bayonne.[8] Chiếc Intrepid được dự định sẽ quay về Bến tàu 86 vào tháng 9 năm 2008. Ngày 6 tháng 6 năm 2007, Intrepid được kéo đến đảo Staten sau khi được sửa chữa bởi Bayonne Dry Dock & Repair Corp. Trong thời gian ở lại đảo Staten, Intrepid được cho tân trang giai đoạn hai với chi phí 8 triệu Đô la tân trang nội thất. Các khu vực trước đây chưa từng đến, bao gồm "forecastle" (thường được biết như là phòng dây neo), chỗ ngủ và xưởng máy sẽ được mở ra cho tham quan công cộng. Sàn chứa máy bay sẽ có một diện mạo mới và thiết kế sẽ bao gồm những trưng bày mang tính tương tác với khách tham quan. Tổng cộng chi phí cho công việc tân trang lên đến 120 triệu Đô la, gồm 55 triệu cho con tàu và 65 triệu cho Bến tàu 86.[9] Chiếc tàu sân bay được kéo về chỗ cũ trên sông Hudson vào ngày 2 tháng 10 năm 2008 và mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 8 tháng 11. Thêm nhiều máy bay được trưng bày trên sàn đáp và sàn chứa, một chiếc Concorde được di chuyển từ một sà lan vào một chỗ trưng bày trên bến tàu.[9] Growler được đóng cửa để tân trang cho đến mùa Xuân năm 2009. Intrepid là trụ sở của nhiều tổ chức 'con' phi lợi nhuận: Intrepid Fallen Heros Fund, Fisher Center for Alzheimer's Research Foundation, và Michael Stern Parkinson's Research Foundation. Bảo tàng Intrepid cũng ở gần địa điểm rơi xuống của chuyến bay US Airways 1549, đã bị rơi xuống sông Hudson. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 11 tháng 4 năm 1942

Hạ thủy: 22 tháng 5 năm 1943

Đỡ đầu: Hoạt động: 31 tháng 8 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1964

Ngừng hoạt động: 11 tháng 2 năm 1947

Xóa đăng bạ: Tặng thưởng: 9 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS Langley (CVL-27) là một tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Independence từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1943 đến năm 1947, và trong Hải quân Pháp dưới cái tên La Fayette từ năm 1951 đến năm 1963. [sửa] Thiết kế và chế tạo Langley được chế tạo tại Camden, New Jersey. Nguyên nó được đặt hàng như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ USS Fargo (CL-85), nhưng vào lúc được đặt lườn vào tháng 4 năm 1942, nó được thiết kế lại thành một tàu sân bay, sử dụng động cơ và thân tàu nguyên thủy của chiếc tàu tuần dương. Tên được đặt theo Samuel Pierpont Langley, nhà khoa học và là một người tiên phong trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ, CVL-27 tiếp nối cái tên và truyền thống của Langley (CV-1), chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ, đã bị đánh chìm vào ngày 27 tháng 2 năm 1942 tại Đông Ấn thuộc Hà Lan. Langley được đưa ra hoạt động vào tháng 8 năm 1943. [sửa] Lịch sử hoạt động Langley được đưa đến Mặt trận Thái Bình Dương vào cuối năm 1943 và bắt đầu tham gia Thế chiến II trong chiến dịch quần đảo Marshall trong tháng 1 và tháng 2 năm 1944. Trong bốn tháng tiếp theo sau, máy bay của nó tấn công các căn cứ Nhật Bản tại khu vực Trung Thái Bình Dương và phía Tây New Guinea. Vào tháng 6 năm 1944, chiếc tàu sân bay tham gia các đợt tấn công tại Mariana và trong Trận chiến biển Philippine. Langley tiếp tục vai trò trong chiến tranh của nó suốt phần còn lại của năm 1944, tham gia chiến dịch Palaus, thực hiện các cuộc không kích lên Philippine, Đài Loan và quần đảo Ryukyu, và tham gia trận chiến vịnh Leyte. Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1945, chiếc tàu sân bay là một thành phần của Đệ Tam hạm đội xâm nhập vào biển Nam Trung Quốc, tham gia cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản và tấn công lên đảo Iwo Jima. Nhiều hoạt động tác chiến khác được tiếp nối trong tháng 3 và tháng 4 năm 1945, khi máy bay của nó tấn công các mục tiêu tại Nhật Bản và hỗ trợ các hoạt động tại Okinawa. Được cho đại tu tại Mỹ trong tháng 6 và tháng 7 năm 1945, chiếc tàu sân bay vẫn còn đang trên đường quay trở lại chiến trường Thái Bình Dươing khi chiến tranh kết thúc vào tháng 8. Sau các đợt vận chuyển cựu chiến binh tại Thái Bình Dương về nước, Langley chuyển sang Đại Tây Dương, nơi nó thực hiện những nhiệm vụ tương tự từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946. Bị bỏ không tại Philadelphia, Pennsylvania suốt thời gian còn lại của năm 1946, chiếc tàu sân bay được cho ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 1947. Langley được đưa ra khỏi lực lượng dự bị vào đầu năm 1951, được tân trang rồi được chuyển cho Pháp trong chương trình Trợ giúp Phòng thủ Tương hỗ. Sau hơn một thập niên phục vụ cho Hải quân Pháp dưới tên gọi La Fayette, nó được hoàn trả cho Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1963 và được bán để tháo dỡ một năm sau đó.[1] Langley được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Bethlehem Steel Co tại Quincy, Massachusette

Đặt lườn: 15 tháng 7 năm 141

Hạ thủy: 23 tháng 9 năm 1942

Đỡ đầu: Theodore Douglas Robinson Hoạt động: 17 tháng 2 năm 1943

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 1 tháng 10 năm 1962 Tàu sân bay huấn luyện (CVT): 1 tháng 1 năm 1969

Ngừng hoạt động: 8 tháng 11 năm 1991

Xóa đăng bạ: Tình trạng: Tàu bảo tàng tại Corpus Christi, Texas

Tặng thưởng: 11 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h (15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) Máy bay: 110 máy bay USS Lexington (CV/CVA/CVS/CVT/AVT-16), tên lóng "The Blue Ghost", là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II. Nó là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này nhằm tôn vinh trận chiến Lexington trong cuộc chiến tranh Dành Độc lập. Ban đầu được đặt tên là Cabot, nó được đổi tên trong khi được chế tạo để tưởng niệm chiếc Lexington (CV-2), bị mất trong trận chiến biển Coral Sea vào tháng 5 năm 1942. [1] Lexington được đưa vào hoạt động từ tháng 2 năm 1943 và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và 11 Ngôi sao Chiến đấu. Giống như nhiều chiếc tàu chị em, Lexington được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng được cho hiện đại hóa và tái hoạt động vào đầu những năm 1950, được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công (CVA), rồi thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lượt hoạt động thứ hai này, nó hoạt động trên cả khu vực Đại Tây Dương/Địa Trung Hải lẫn Thái Bình Dương, nhưng trãi qua hầu hết thời gian gần 30 năm tại bờ Đông Hoa Kỳ trong nhiệm vụ huấn luyện như một tàu sân bay huấn luyện (CVT). Lexington được cho ngừng hoạt động vào năm 1991, là chiếc tàu ở lại phục vụ lâu hơn mọi con tàu khác trong lớp Essex, và được trao tặng như một tàu bảo tàng tại Corpus Christi, Texas. Lexington được công nhận là một Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2003.

[sửa] Thiết kế và chế tạo Con tàu được đặt lườn dưới tên gọi Cabot vào ngày 15 tháng 7 năm 1941 bởi hãng Bethlehem Steel Co tại Quincy, Massachusetts, được đổi tên thành Lexington vào ngày 16 tháng 6 năm 1942, và được hạ thủy vào ngày 23 tháng 9 năm 1942, được đỡ đầu bởi bà Theodore Douglas Robinson. Lexington được đưa vào hoạt động ngày 17 tháng 2 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Felix Stump. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau khi chạy thử máy tại vùng biển Caribbe và hiệu chỉnh trong xưởng tàu ở Boston, Lexington khởi hành đi sang Thái Bình Dương ngang qua kênh đào Panama, và đến Trân Châu Cảng vào ngày 9 tháng 8 năm 1943. Nó tung ra các cuộc không kích nhắm vào Tarawa vào cuối tháng 9 và đảo Wake vào tháng 10, rồi quay về Trân Châu Cảng nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch quần đảo Gilbert. Từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 11 nó thực hiện các phi vụ trinh sát và chiến đấu tại Marshalls, hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Gilbert. Phi công của nó đã bắn rơi 29 máy bay đối phương từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 11 năm 1943. Lexington lên đường thực hiện cuộc không kích lên đảo Kwajalein vào ngày 4 tháng 12 năm 1943. Đợt không kích buổi sáng đã đánh chìm một tàu hàng, gây hư hại hai tàu tuần dương đồng thời bắn rơi được 30 máy bay đối phương. Các xạ thủ trên tàu cũng bắn rơi hai máy bay ném ngư lôi đối phương đến tấn công vào giữa ngày. Tuy nhiên họ nhận được chỉ thị không được nổ súng vào ban đêm, vì vị Đô đốc chỉ huy lúc đó cho rằng việc nổ súng sẽ làm lộ vị trí của họ (ông bị cách chức sau đó). Lúc 19 giờ 20 phút đêm hôm đó, một cuộc không kích lớn diễn ra trong khi lực lượng đặc nhiệm đang trên đường đi ngoài khơi Kwajalein. Lúc 23 giờ 22 phút, pháo sáng thả dù từ máy bay Nhật soi rõ chiếc tàu sân bay, và 10 phút sau nó bị một ngư lôi đánh trúng bên mạn phải, phá hỏng bánh lái và làm chín người thiệt mạng. Bị ngập 1,5 m (5 ft) về phía đuôi, chiếc tàu sân bay bắt đầu xoay vòng bên mạn trái giữa đám khói tuôn ra đen kịt từ các bồn chứa phía sau đuôi bị vỡ. Để giữ được độ kín nước, các toán kiểm soát hư hỏng được lệnh khóa chặt các ngăn bị bị hư hại bằng cách hàn các tấm thép lớn và dày ở những nơi cần thiết. Một bộ bánh lái tạm thời hoạt động bằng tay được nhanh chóng đặt ra, và Lexington phải rút lui về Trân Châu Cảng ngày 9 tháng 12 để được sửa chữa khẩn cấp. Nó quay về Bremerton, Washington vào ngày 22 tháng 12 để được sửa chữa toàn diện. Sai lầm trong việc nhận định về nổ súng vào ban đêm không bao giờ bị lặp lại, khi các xạ thủ được chỉ thị phải nổ súng đánh trả khi bị tấn công vào bất kỳ lúc nào. Các khẩu pháo phòng không 40 mm "Quads" (bốn nòng) từ lúc đó trở nên rất hiệu quả; trong khi "Blue Ghost" (bóng ma xanh), tên lóng của Lexington,[2] được phát thanh viên Bông Hồng Tokyo của Nhật Bản, cho là đã bị đánh chìm dưới làn nước xanh đại dương, điều mà cô ta sẽ còn lặp đi lặp lại nhiều lần sau đó. [sửa] 1944 Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 20 tháng 2 năm 1944, và Lexington lên đường, đi ngang qua Alameda, California, và Trân Châu Cảng để đến Majuro, nơi Chuẩn Đô đốc Marc Mitscher, tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 58 chọn chiếc tàu sân bay làm soái hạm vào ngày 8 tháng 3 năm 1944. Sau một đợt tấn công tập dợt xuống Mille, Lực lượng Đặc nhiệm 58 tập trung tấn công các trung tâm đề kháng chủ yếu ở ngoại vi Đế quốc Nhật Bản, hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Lục quân lên Hollandia (hiện nay là Jayapura) vào ngày 13 tháng 4, và đột kích vào căn cứ Truk vốn được xem là bất khả xâm phạm vào ngày 28 tháng 4. Cho dù bị phản công ác liệt, Lexington vẫn an toàn vô sự trong khi máy bay của nó đã bắn rơi được 17 máy bay đối phương; nhưng bộ máy tuyên truyền của Nhật Bản lần thứ hai tuyên bố nó đã bị đánh chìm. Một đợt tấn công bất ngờ xuống Saipan vào ngày 11 tháng 6 đã hầu như vô hiệu hóa toàn bộ sức kháng cự về không quân trên hòn đảo này, vốn được tiếp tục trong 5 ngày tiếp theo sau. Vào ngày 16 tháng 6, Lexington đánh trả một đợt tấn công ác liệt bởi máy bay ném ngư lôi Nhật Bản đặt căn cứ tại Guam, một lần nữa thoát ra mà không bị hư hại, nhưng bị "đánh chìm" lần thứ ba theo thông báo tuyên truyền của Nhật Bản. Trong cuộc phản công của Nhật Bản nhắm vào Chiến dịch Marianas sinh ra Trận chiến biển Philippine trong các ngày 19 và 20 tháng 6, Lexington đóng một vai trò chủ yếu trong chiến thắng to lớn của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 trong "cuộc bắn gà ở Marianas". Với hơn 300 máy bay đối phương bị phá hủy trong ngày thứ nhất, rồi một tàu sân bay, một tàu chở dầu và một tàu khu trục bị đánh chìm trong ngày thứ hai, các phi công Hải quân Mỹ trong thực tế đã loại bỏ không lực của Hải quân Nhật ra khỏi cuộc chiến; vì mất theo những máy bay này là những phi công ưu tú được huấn luyện kỹ và có kinh nghiệm mà Nhật Bản không thể nào bù đắp được. Sử dụng Eniwetok làm căn cứ, Lexington thực hiện các cuộc không kích đến Guam, Palaus và Bonins trong tháng 8. Nó đi đến Carolinas ngày 7 tháng 9 thực hiện đợt không kích kéo dài ba ngày xuống Yap và Ulithi, rồi tiếp tục tấn công vào Mindanao, Visayas, khu vực Manila và những tàu bè dọc theo bờ biển phía Tây đảo Luzon nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte. Sau đó Lực lượng Đặc nhiệm tấn công vào Okinawa ngày 10 tháng 10 rồi nhắm vào Đài Loan hai ngày sau đó để phá hủy các căn cứ mà từ đó có thể tung ra sự phản công lại chiến dịch đổ bộ lên Philippines. Một lần nữa nó lại bình an sau khi trải qua các cuộc đối đầu không chiến tại Đài Loan sau các đợt không kích. Giờ đây hỗ trợ cho việc đổ bộ lên đảo Leyte, máy bay của Lexington ghi được những chiến công quan trọng trong trận chiến vịnh Leyte, một chiến thắng đỉnh cao của Hoa Kỳ trước Đế quốc Nhật Bản. Trong khi chiếc tàu sân bay chịu đựng sự tấn công liên tục của đối phương trong trận chiến mà chiếc tàu sân bay Princeton bị đánh chìm, máy bay của nó góp công vào việc đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Musashi và đánh trúng ba tàu tuần dương trong ngày 24 tháng 10. Ngày hôm sau, họ đã đánh chìm tàu sân bay Zuikaku, và hợp cùng với máy bay của tàu sân bay Essex đánh chìm chiếc Chitose, rồi sau đó họ còn giúp vào việc đánh chìm chiếc Zuihō. Khi truy đuổi tàn quân Nhật đang rút lui, máy bay của nó còn đánh chìm tàu tuần dương Nachi bằng bốn quả ngư lôi vào ngày 5 tháng 11 ngoài khơi Luzon. Cuối ngày hôm đó, Lexington nếm mùi tấn công cảm tử kamikaze khi một máy bay Nhật đang bốc cháy đâm xuống sàn tàu gần đảo cấu trúc thượng tầng, phá hủy gần hết tháp chỉ huy và khiến các đám cháy bộc phát khắp nơi. Trong vòng 20 phút, các đám cháy chính đã có thể kiểm soát được, và nó lại có thể tiếp tục các hoạt động không quân, trong khi các xạ thủ trên tàu bắn rơi được một máy bay có thể là kamikaze đang nhào đến chiếc tàu sân bay Ticonderoga. Vào ngày 9 tháng 11, Lexington về đến Ulithi để được sửa chữa các hư hỏng trong chiến đấu, trong khi một lần nữa Tokyo lại loan tin nó đã bị đánh chìm dưới đại dương xanh thẳm. Các thiệt hại được đánh giá là nhẹ cho dù có những hư hỏng đối với đảo cấu trúc thượng tầng. [sửa] 1945 Được chọn là soái hạm của Đội đặc nhiệm 58.2 vào ngày 11 tháng 12, Lexington không kích các sân bay tại Luzon và Đài Loan trong 9 ngày đầu tiên của tháng 1 năm 1945, không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào của đối phương. Sau đó lực lượng đặc nhiệm tiến vào biển Nam Trung Quốc để tấn công tàu bè đối phương và các căn cứ không quân. Các cuộc tấn công được tung ra nhắm vào Saipan, vịnh Cam Ranh thuộc Đông Dương, Hong Kong, quần đảo Pescadore và Đài Loan. Máy bay của lực lượng đặc nhiệm đã đánh chìm bốn tàu buôn và bốn tàu hộ tống thuộc một đoàn tàu vận tải, và ít nhất 12 tàu thuộc một đoàn tàu khác tại vịnh Cam Ranh vào ngày 12 tháng 1. Rời biểm Nam Trung Quốc vào giữa tháng 1, Lexington di chuyển lên phía Bắc để tiếp tục không kích Đài Loan một lần nữa vào ngày 21 tháng 1 và Okinawa vào ngày 22 tháng 1. Sau khi được tiếp liệu tại Ulithi, Đội đặc nhiệm 58.2 khởi hành vào ngày 10 tháng 2 để tấn công các sân bay quanh khu vực Tokyo vào ngày 16 tháng 2 [3], và vào ngày 17 tháng 2 để vô hiệu hóa sự kháng cự trong cuộc đổ bộ lên Iwo Jima vào ngày 19 tháng 2. Lexington thực hiện các phi vụ hỗ trợ gần mặt đất cho lực lượng tấn công từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 2, sau đó lên đường thực hiện các cuộc không kích khác lên các đảo chính quốc Nhật Bản và xuống Nansei Shoto trước khi quay về để đại tu tại xưởng hải quân Puget Sound. Lexington trở lại khu vực chiến trường vào ngày 22 tháng 5, đi ngang qua Alameda và Trân Châu Cảng để đi đến vịnh San Pedro, Leyte, nơi nó gia nhập lực lượng đặc nhiệm của Chuẩn Đô đốc Thomas L. Sprague thực hiện lượt không kích cuối cùng xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ tháng 7 đến ngày 15 tháng 8. Trong giai đoạn này, máy bay của nó tung ra các cuộc không kích vào các sân bay tại Honshū và Hokkaidō, các căn cứ hải quân Yokosuka và Kure để tiêu diệt những gì còn sót lại của hạm đội Nhật bản. Nó cũng thực hiện các phi vụ ném bom xuống các mục tiêu công nghiệp tại khu vực Tokyo. Phi vụ không kích cuối cùng của nó đã được lệnh cắt bỏ bom và quay trở về Lexington sau khi nghe được tin Nhật Bản chấp nhận đầu hàng. Sau khi các hoạt động thù địch kết thúc, Lexington tiếp tục thực hiện các phi vụ tuần tra cảnh giác bên trên Nhật Bản, và thả đồ tiếp liệu cho các trại tập trung tù binh chiến tranh trên đảo Honshū. Nó hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Nhật Bản, cho đến khi rời vịnh Tokyo vào ngày 3 tháng 12 cùng với các cựu quân nhân hồi hương trên tàu, vận chuyển họ về San Francisco, và đến nơi vào ngày 16 tháng 12. [sửa] Sau chiến tranh Sau các hoạt động thường xuyên dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, Lexington được cho ngừng hoạt động tại Bremerton, Washington vào ngày 23 tháng 4 năm 1947 và gia nhập Hạm đội Dự bị tại đây. Được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công ký hiệu CVA-16 vào ngày 1 tháng 10 năm 1952, nó bắt đầu được cải biến và hiện đại hóa trong xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 1 tháng 9 năm 1953, được trang bị sàn đáp chéo góc kiểu mới. Lexington được cho tái hoạt động vào ngày 15 tháng 8 năm 1955 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân A. S. Heyward, Jr.. Được bố trí cảng nhà là San Diego, nó bắt đầu hoạt động tại vùng biển ngoài khơi California cho đến tháng 5 năm 1956, rồi được bố trí một lượt phục vụ kéo dài sáu tháng cùng Hạm đội 7. Chiếc tàu sân bay đặt căn cứ tại Yokosuka để hoạt động huấn luyện, tập trận , tiến hành các nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, và thăm viếng các cảng chính tại Viễn Đông trước khi quay về San Diego vào ngày 20 tháng 12. Sau đó nó tiến hành huấn luyện cùng Liên đội Không lực 12, vốn được bố trí hoạt động cùng với nó trong lượt phục vụ tiếp theo tại Hạm đội 7. Đi đến cảng Yokosuka vào ngày 1 tháng 6 năm 1957, Lexington đón lên tàu Chuẩn Đô đốc H. D. Riley, Tư lệnh Hải đội Tàu sân bay 1, và trở thành soái hạm của đơn vị này cho đến khi quay trở về San Diego ngày 17 tháng 10. Sau một đợt đại tu tại Bremerton, công việc huấn luyện ôn tập của nó bị ngắt quãng khi xảy ra vụ khủng hoảng Lebanon. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1958, nó nhận lên tàu Liên đội Không lực 21 tại San Francisco rồi lên đường tăng cường cho Hạm đội 7 ngoài khơi Đài Loan, đi đến vị trí tác chiến vào ngày 7 tháng 8. Sau khi hoàn tất một lượt hoặt động gìn giữ hoà bình của Hải quân Hoa Kỳ thành công, Lexington quay về San Diego ngày 19 tháng 12. Trở thành tàu sân bay đầu tiên mà máy bay được trang bị tên lửa không-đối-đất kiểu mới AGM-12 Bullpup điều khiển từ xa, Lexington rời San Francisco ngày 26 tháng 4 năm 1959 cho một lượt phục vụ nữa cùng Hạm đội 7. Nó được đặt trong tình trạng báo động khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Lào vào cuối tháng 8 và tháng 9, sau đó tiến hành tập trận cùng lực lượng Anh Quốc trước khi rời Yokosuka ngày 16 tháng 11 quay về San Diego, đến nơi ngày 2 tháng 12 năm 1959. Trong những tháng đầu năm 1960 nó được đại tu tại xưởng hải quân Puget Sound. Đợt bố trí tiếp theo của Lexington tại Viễn Đông bắt đầu vào cuối năm 1960 và kéo dài sang năm 1961 do sự căng thẳng gia tăng tại Lào. Quay lại các hoạt động thường xuyên dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, chiếc tàu sân bay nhận được lệnh vào tháng 1 năm 1962 chuẩn bị thay thế cho chiếc tàu sân bay Antietam trong vai trò tàu sân bay huấn luyện tại vịnh Mexico, và nó được xếp lại lớp với ký hiệu mới CVS-16 vào ngày 1 tháng 10 năm 1962. Tuy nhiên, do vụ Khủng hoảng tên lửa Cuba, Lexington quay lại vai trò một tàu sân bay tấn công, và mãi đến ngày 29 tháng 12 năm 1962 nó mới thay phiên cho chiếc Antietam tại Pensacola, Florida. Cho đến năm 1969, Lexington hoạt động tại khu vực ngoài khơi cảng nhà mới của nó là Pensacola, cũng như tại Corpus Christi và New Orleans, chuẩn nhận các học viên phi công và duy trì trình độ huấn luyện cao cho cả lực lượng thường trực chiến đấu lẫn lực lượng phi công dự bị. Công việc của nó càng trở nên có ý nghĩa khi nó chuẩn bị nhân sự cần thiết cho hoạt động của Hải quân và Thủy quân Lục chiến tại Việt Nam, nơi không lực hải quân đóng một vai trò chủ lực. Lexington đánh dấu lần hạ cánh thứ 200.000 trên tàu vào ngày 17 tháng 10 năm 1967, và được xếp lại lớp là một tàu sân bay huấn luyện ký hiệu CVT-16 vào ngày 1 tháng 1 năm 1969. Nó tiếp tục hoạt động như một tàu sân bay huấn luyện trong 22 năm tiếp theo sau, cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 11 năm 1991. Nó là chiếc tàu sân bay cuối cùng trong lớp Essex hoạt động và là chiếc tàu sân bay với sàn đáp bằng gỗ cuối cùng phục vụ cho Hải quân Mỹ. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1992, con tàu được trao tặng như một bảo tàng và hiện nay đang hoạt động như là Bảo tàng USS Lexington Museum tại tọa độ Tọa độ: 27°48′54″N 97°23′17″W, địa chỉ 2914 North Shoreline Blvd, Corpus Christi, Texas. Một rạp chiếu bóng MEGAtheater (tương tự như IMAX) được bổ sung thêm tại vị trí thang nâng phía trước. Lexington được công nhận là một Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào năm 2003. Con tàu được duy trì bảo quản trong tình trạng tốt, và các khu vực bị giới hạn trước đây được dần dần mở ra cho công chúng tham quan trong những năm gần đây. Khu vực được mở gần đây nhất là phòng máy phóng. Các khẩu pháo thời Đệ Nhị thế chiến cũng được phục hồi một phần, sử dụng các khẩu pháo tháo ra từ những con tàu cũ bị tháo dỡ. Đáng kể trong số chúng là hai tháp pháo nòng đôi 127 mm (5 inch)/38 DP được giữ lại trong quá trình tháo dỡ chiếc tàu tuần dương hạng nặng USS Newport News. Chúng được bố trí lại tại các vị trí lân cận nơi mà các tháp pháo như vậy từng hiện hữu, như một phần của chương trình phục hồi con tàu về trạng thái nguyên thủy hồi Thế Chiến II. Lớp tàu: lớp tàu sân bay Lexington

Đặt hàng: 1916 (như một tàu chiến-tuần dương) 1922 (như một tàu sân bay)

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Fore River

Đặt lườn: 8 tháng 1 năm 1921

Hạ thủy: 3 tháng 10 năm 1925

Hoạt động: 14 tháng 12 năm 1927

Phân lại hạng: 1 tháng 7 năm 1922 (tàu chiến-tuần dương thành tàu sân bay) Bị mất: Bị máy bay Nhật đánh trúng trong trận chiến biển Coral ngày 8 tháng 5 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.

Xóa đăng bạ: 24 tháng 6 năm 1942

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 38.746 tấn (thiết kế) 50.000 tấn (sau khi tái cấu trúc) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 32 m (106 ft) Tầm nước: 7,4 m (24 ft 3 in) Lực đẩy: Turbine hơi nước, 16 nồi hơi với áp lực 300 psi, 4 trục, công suất thiết kế 180.000 mã lực công suất thực tế 209.710 mã lực Tốc độ: 33,25 knot (61,6 km/h) (thiết kế) 34,82 knot (64,5 km/h) (thực tế) Tầm xa: 19.000 km ở tốc độ 19 km/h (10.000 hải lý ở tốc độ 10 knot) Quân số: 2.122 Vũ khí điện tử: Radar CXAM-1[1]

Vũ khí: 4 × pháo 55 nòng kép 8 inch (200 mm); 12 × pháo nòng đơn 5 inch (130 mm) Vỏ giáp: Đai vỏ giáp 130-180 mm (5-7 inch) Vỏ giáp sàn tàu thứ ba 51 mm (2 inch) Vỏ giáp sàn đáp từ 76 mm (3 inch) đến 110 mm (4,5 inch) trên bánh lái Máy bay: 91 (sau khi tái cấu trúc) Chiếc USS Lexington (CV-2), có tên lóng là "Gray Lady" hoặc "Lady Lex", là một trong những tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Tên nó được dùng để đặt cho lớp tàu sân bay Lexington, cho dù chiếc tàu em của nó là chiếc USS Saratoga (CV-3) được đưa vào hoạt động sớm hơn nó một tháng. Lexington là một trong những tàu sân bay chủ lực của Mỹ trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II tại Mặt trận Thái Bình Dương, và đã bị máy bay Nhật đánh chìm trong Trận chiến biển Coral. [sửa] Cấu trúc Chiếc Lexington là chiếc tàu chiến thứ tư trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ được mang tên USS Lexington, tên đặt theo trận Lexington diễn ra tại Lexington, Massachusetts trong cuộc chiến dành độc lập Mỹ năm 1775. Nó và chiếc tàu em của nó Saratoga, ban đầu được đặt hàng vào năm 1916 như là các tàu chiến-tuần dương, có trọng lượng rẽ nước 35.300 tấn với bảy nồi hơi và ống khói bố trí trên hai sàn. Sau Thế Chiến I, và với những bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến này, đã có những cải tổ lớn được đưa ra vào năm 1919. Được đặt tên là CC-1 và CC-3, chúng được đặt lườn như những chiếc tàu chiến-tuần dương vào ngày 8 tháng 1 năm 1921 bởi xưởng đóng tàu Fore River tại Quincy, Massachusetts. Tiếp theo sau Hiệp ước Hải quân Washington, cả hai được đặt lại tên và cải tạo để hoàn tất như là tàu sân bay vào ngày 1 tháng 7 năm 1922. Để được như vậy, trọng lượng rẽ nước phải giảm bớt 8.500 tấn, chủ yếu đạt được nhờ việc loại bỏ tám khẩu pháo 405 mm (16 in) trên bốn tháp súng đôi (bao gồm cả bệ súng, vỏ giáp...). Đai giáp chính được giữ lại, và vỏ giáp sàn tàu được tăng cường. Những đường nét chung của thân tàu được giữ lại, và hệ thống bảo vệ đặc biệt phần dưới nước cũng được gắn liền. Sàn đáp dài 244m (880 ft) và rộng 25,9-27,4 m (85-90 ft), cao 18,3 m (60 ft) so với mực nước. Tầm nước chính là 7,4 m (24 ft 2 in). Chiếc Lexington và Saratoga được trang bị động cơ turbine điện với 16 nồi hơi Yarrow cung cấp động lực cho bốn turbine General Electric quay các máy phát điện để vận hành bốn động cơ chính chậm hơn. Động cơ của chiếc Lexington đã từng cung cấp điện cho thành phố Tacoma, Washington trong 30 ngày khi bị thiếu điện vào mùa Đông năm 1929/1930. Thủy thủ đoàn của chiếc tàu gồm 169 sĩ quan và 1730 thủy thủ bao gầm các đội bay. Nó được trang bị tám pháo 55 203 mm (8 in), 12 pháo phòng không 25 127 mm (5 in),[2] và bốn khẩu 57 mm (2.24 in). Hai chiếc này là những chiếc tàu cuối cùng được trang bị máy phóng nằm ngang như là thiết kế ngay từ ban đầu. Máy phóng có hành trình di chuyển dài 47,2 m (155 ft) và đủ mạnh để phóng kiểu máy bay nặng nhất của hải quân vào thời đó trong quãng đường 18,3 m (60 ft). Vào lúc chế tạo, cả hai chiếc tàu đều có những cần trục để phóng và thu hồi những chiếc thủy phi cơ, một tính năng bị tháo bỏ trong chiến tranh và được thay bằng các khẩu pháo phòng không bổ sung. Chiếc tàu được thiết kế để chở được tối đa 120 máy bay các loại bao gồm máy bay tiêm kích, tuần tiểu và ném bom. Mỗi chiếc tàu trị giá 45 triệu Đôla Mỹ kể cả máy bay. Chiếc Lexington được hạ thủy ngày 3 tháng 10 năm 1925, được đỡ đầu bởi Bà Theodore Douglas Robinson (phu nhân của Trợ lý Bộ trưởng Hải Quân), và được đưa vào hoạt động ngày 14 tháng 12 năm 1927 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Albert W. Marshall. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] 1928-1941 Sau khi được trang bị và chạy thử, Lexington gia nhập Hạm đội Tàu chiến tại San Pedro, California vào ngày 7 tháng 4 năm 1928. Đặt căn cứ tại đây, nó hoạt động tại vùng bờ tây trong các nhiệm vụ huấn luyện bay, diễn tập chiến thuật và các cuộc tập trận. Hằng năm nó tham gia vào các cuộc tập trận cơ động hạm đội ở Hawaii, trong vùng biển Caribe, ngoài khơi Vùng kênh đào Panama, và tại Đông Thái Bình Dương. Trong các chuyến đi thử, chiếc Lexington đạt được vận tốc trung bình 30,7 knot (hải lý mỗi giờ), và duy trì được vận tốc 34,5 knot trong một giờ. Thuyền trưởng của chiếc tàu trong những năm 1930 và 1931 là Ernest King, người mà sau đó sẽ là Trưởng phòng Hành quân Hải quân trong Thế chiến II. Năm 1931, Robert A. Heinlein, sau này là nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng, làm việc cho hệ thống radio liên lạc, lúc đó còn trong thời kỳ mới mẻ, với các máy bay của tàu.[3] Lexington là một trong số 14 tàu chiến đầu tiên được trang bị radar kiểu sơ khai RCA CXAM-1.[1] [sửa] Thế Chiến II [sửa] 1941 Vào mùa Thu năm 1941 nó di chuyển cùng lực lượng tàu phối hợp đến vùng biển Hawaii để thực tập chiến thuật. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, chiếc Lexington đang ở ngoài khơi cùng Lực lượng đặc nhiệm TF 12 vận chuyển các máy bay của Thủy quân Lục chiến từ Trân Châu Cảng đến tăng cường cho Midway, khi nhận được những tin tức về việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Nó lập tức tung ra các máy bay trinh sát để truy tìm hạm đội Nhật, và sau đó hướng về phía Nam để gặp gỡ lực lượng đặc nhiệm của tàu tuần dương Indianapolis và tàu sân bay Enterprise để tiến hành những cuộc tìm kiếm ở hướng Tây Nam đảo Oahu cho đến khi quay lại Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 12. Lexington khởi hành ngày hôm sau để không kích lực lượng Nhật Bản tại Jaluit nhằm giải tỏa áp lực cho đảo Wake; nhưng các mệnh lệnh này bị hủy bỏ vào ngày 20 tháng 12, và nó chuyển hướng đến hỗ trợ cho lực lượng tàu Saratoga trong việc tăng cường cho đảo Wake. Khi đảo Wake thất thủ ngày 23 tháng 12, lực lượng của cả hai tàu sân bay được gọi quay trở về Trân Châu Cảng, và đến nơi ngày 27 tháng 12. [sửa] 1942 Lexington tiến hành những cuộc tuần tra nhằm ngăn chặn các cuộc đột kích của đối phương trong vùng tam giác Oahu - Johnston - Palmyra cho đến ngày 11 tháng 1 năm 1942, khi nó rời khỏi Trân Châu Cảng như là kỳ hạm của Phó Đô đốc Wilson Brown chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm TF 11. Vào ngày 16 tháng 2, lực lượng này hướng đến để tấn công vào Rabaul, New Britain, được hoạch định vào ngày 21 tháng 2; và trong khi tiếp cận vào ngày hôm trước, Lexington bị tấn công bởi hai đợt máy bay đối phương, mỗi đợt gồm chín chiếc. Lực lượng tuần tra chiến đấu trên không và pháo phòng không của bản thân chiếc tàu sân bay đã bắn rơi 17 chiếc. Trong chiến dịch này, Trung úy Edward O'Hare đã được tặng thưởng Huân chương Danh dự vì đã bắn rơi năm máy bay địch trong một phi vụ duy nhất. Việc tuần tra tấn công tại vùng biển Coral (biển San hô) được tiếp tục cho đến ngày 6 tháng 3, khi nó gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 của tàu sân bay Yorktown và tung ra một cuộc tấn công bất ngờ đầy thành công ngang qua dãy núi Owen Stanley ở New Guinea để gây tổn thất nặng nề cho các tàu bè và căn cứ tại Salamaua và Lae vào ngày 10 tháng 3. Sau đó nó quay về Trân Châu Cảng, và đến nơi ngày 26 tháng 3. Lực lượng đặc nhiệm của chiếc Lexington rời khỏi Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 4. Nó đã trải qua một cuộc sửa chữa ngắn, trong đó các tháp pháo 8 inch được tháo bỏ và thay bằng các khẩu pháo phòng không 1,1 inch bốn nòng. Nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 vào ngày 1 tháng 5. Do việc khám phá ra hạm đội Nhật đang được tập trung đe dọa vùng biển Coral, chiếc Lexington và chiếc Yorktown đã di chuyển về hướng này để tìm lực lượng đối phương đang hỗ trợ cho một kế hoạch đổ quân. Việc bành trướng về phía Nam của quân Nhật phải được ngăn chặn, nếu không việc liên lạc bằng đường biển với Australia và New Zealand sẽ bị cắt đứt, và các lãnh thổ này sẽ bị mối đe dọa chiếm đóng. Trận chiến biển Coral là kết quả của các hoạt động trên của cả hai bên. [sửa] Trận chiến biển Coral Ngày 7 tháng 5 năm 1942, các máy bay trinh sát báo các đã trông thấy lực lượng tàu sân bay đặc nhiệm của đối phương. Các phi đội của chiếc Lexington đã đánh chìm chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shōhō của Nhật. Cùng ngày hôm ấy sau đó, 12 máy bay ném bom và 15 máy bay phóng ngư lôi từ các tàu sân bay hạng nặng Shōkaku và Zuikaku, vốn còn chưa phát hiện được, đã bị đánh chặn bởi các máy bay tiêm kích phòng thủ của những chiếc Lexington và Yorktown, và đã bắn rơi chín máy bay đối phương. Sáng ngày 8 tháng 5, một máy bay của Lexington đã tìm thấy đội tàu Shōkaku; một cuộc tấn công được các tàu sân bay Mỹ tung ra ngay lập tức, và chiếc tàu sân bay Nhật bị hư hại nặng. Tuy nhiên, lúc 11 giờ, các máy bay đối phương đã thâm nhập qua được hàng máy bay tiêm kích phòng thủ, và 20 phút sau chiếc Lexington trúng phải một ngư lôi bên mạn trái. Vài giây sau, một ngư lôi thứ hai đánh trúng mạn trái ngay phía trước cầu tàu. Cùng lúc đó, nó trúng phải ba trái bom từ các máy bay ném bom bổ nhào đối phương, khiến nó bị nghiêng 7 độ về mạn trái và phát sinh nhiều đám cháy. Đến 13 giờ, các nhóm cứu nạn đã kiểm soát được các đám cháy và giữ được chiếc tàu thăng bằng, và nó có thể di chuyển được với vận tốc 25 knot (46,3 km/h; 28,8 mph) và đã sẵn sàng để thu hồi các phi đội của nó. Bổng bất ngờ chiếc Lexington bị rung chuyển bởi một vụ nổ lớn gây ra bởi cháy hơi xăng bên dưới, và các đám cháy lại không thể kiểm soát được. Đến 15 giờ 58, thuyền trưởng Frederick Carl Sherman, do lo ngại cho sự an toàn của thủy thủ đoàn làm việc bên dưới, đã ra lệnh chấm dứt mọi hoạt động cứu nạn và mọi người phải tập trung lên sàn đáp. Lúc 17 giờ 01 phút, ông ra lệnh "bỏ tàu" và việc di tản được tuần tự tiến hành. Thủy thủ đoàn di chuyển ra hai bên nhảy vào nước biển ấm được các tàu tuần dương và tàu khu trục kế bên vớt gần như ngay lập tức. Đô đốc Aubrey Wray Fitch và bộ tham mưu của ông chuyển sang chiếc tàu tuần dương Minneapolis; Thuyền trưởng Sherman và sĩ quan cao cấp của ông, Trung tá Morton T. Seligman, sau khi kiểm tra là mọi người đều được an toàn, là những người cuối cùng rời tàu. Chiếc Lexington bị bùng cháy, ngọn lửa bốc cao hàng trăm mét. Để tránh bị đối phương bắt được, chiếc tàu khu trục Phelps tiến đến gần ở khoảng cách 1.370 m (1.500 yd) và bắn hai trái ngư lôi vào sườn của nó; với một tiếng nổ lớn cuối cùng, chiếc Lexington bị chìm lúc 19 giờ 56 phút tại tọa độ 15°20′S 155°30′E. [sửa] Danh dự - Phần thưởng Lexington đã nhận được hai Ngôi sao chiến đấu vì các thành tích phục vụ trong Thế chiến II. Vào tháng 6 năm 1942, năm ngày sau khi có thông cáo chính thức của Hải quân Mỹ về việc chiếc Lexington bị đánh chìm, các công nhân làm việc tại xưởng đóng tàu Quincy, nơi mà chiếc tàu được đóng hai mươi mốt năm trước đó, đã gửi điện lên Bộ trưởng Hải quân Mỹ Frank Knox để đề nghị đổi tên một trong những chiếc tàu sân bay đang được đóng ở đó (chiếc USS Cabot) thành USS Lexington.[4] Knox đã đồng ý với đề nghị đó, và vào ngày 23 tháng 9 năm 1942 chiếc USS Lexington thứ năm trong lịch sử Hải quân Mỹ được hạ thủy. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 29 tháng 12 năm 1941

Hạ thủy: 28 tháng 2 năm 1943

Đỡ đầu: P.N.L. Bellinger Hoạt động: 17 tháng 6 năm 1943 15 tháng 9 năm 1950

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ tháng 5 năm 1971

Xếp lại lớp: AVT-2 (tàu vận chuyển máy bay): 15 tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 11 tháng 2 năm 1947 16 tháng 1 năm 1956

Xóa đăng bạ: Tặng thưởng: 11 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm 20 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay

USS Monterey (CVL-26) là một tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Independence của Hải quân Hoa Kỳ được đưa ra hoạt động trong Thế Chiến II. Sang giai đoạn Chiến tranh Triều Tiên, nó được sử dụng để huấn luyện trong nhiều năm trước khi được cho ngưng hoạt động vào năm 1956 và bị tháo dỡ vào năm 1971. [sửa] Thiết kế và chế tạo Nguyên được đặt lườn như tàu tuần dương hạng nhẹ Dayton (CL-78) vào ngày 29 tháng 12 năm 1941 bởi hãng New York Shipbuilding tại Camden, New Jersey, con tàu được cải biến thành tàu sân bay với ký hiệu CV-26 vào ngày 27 tháng 3 năm 1942 và được đổi tên thành Monterey bốn ngày sau đó; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 2 năm 1943 dưới sự đỡ đầu của Bà P.N.L. Bellinger; và đưa vào hoạt động ngày 17 tháng 6 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Đại tá hải quân Lestor T. Hundt. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Monterey được xếp lại lớp với ký hiệu CVL-26 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943, không lâu sau khi được đưa vào hoạt động, và sau chuyến đi chạy thử máy, đã rời Philadelphia hướng sang Thái Bình Dương. Nó đi đến quần đảo Gilbert vào ngày 19 tháng 11 năm 1943, vừa kịp lúc để giúp cũng cố đảo Makin. Chiếc tàu sân bay, trong thành phần của Đội đặc nhiệm 37.2, tham gia đợt không kích lên Kavieng, New Ireland vào ngày 25 tháng 12 và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Kwajalein và Eniwetok cho đến ngày 8 tháng 2 năm 1944. Sau đó Monterey hoạt động cùng lực lượng tàu sân bay nhanh của Lực lượng Đặc nhiệm 58 trong các cuộc không kích lên quần đảo Caroline, quần đảo Mariana, bắc New Guinea và quần đảo Bonin từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1944. Trong thời gian này chiếc t̀au sân bay đã tham gia Trận chiến biển Philippine vào các ngày 29 và 30 tháng 4 năm 1944. Sau đó Monterey quay về Trân Châu Cảng để đại tu, rồi lại khởi hành vào ngày 29 tháng 8 năm 1944. Nó tung ra các cuộc không kích lên đảo Wake vào ngày 3 tháng 9, rồi gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 38 để tham gia các cuộc tấn công lên phần phía Nam của Philippine và quần đảo Ryukyus. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1944, nó ở lại Philippine, thoạt tiên hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte, rồi sau đó là Mindoro. Cho dù máy bay đối phương không thể gây hư hại gì cho Monterey, nó cũng bị hư hỏng sau đúng một năm phục vụ. Vào tháng 12 năm 1944, nó bị lọt ngay vào đường đi của cơn bão Cobra, với sức gió lên đến trên 180 km/h (100 knot). Vào lúc cao điểm của trận bão, vốn kéo dài đến hai ngày, nhiều máy bay bị giật đứt các dây neo cột và đâm vào nhau gây ra nhiều đám cháy trong sàn chứa máy bay. Trong trận bão, Tổng thống tương lai Gerald Ford, lúc đó là một Trung úy đang phục vụ trên con tàu, suýt bị cuốn rơi xuống biển. Sau đó, tình nguyện dẫn đầu một nhóm chữa cháy dưới hầm tàu, Ford và nhóm của ông đã chiến đấu dập lửa suốt đêm chống lại các đám cháy đang đe dọa con tàu.[1] Monterey quay về Bremerton, Washington để đại tu vào tháng 1 năm 1945. Sau đó nó lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 và hỗ trợ cho các hoạt động tại Okinawa khi tung ra các đợt không kích xuống Nansei Shoto và Kyūshū từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 1945. Sau đó chiếc tàu sân bay được phân về Lực lượng Đặc nhiệm 38 tham gia các đợt không kích cuối cùng xuống Honshū và Hokkaidō từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945. [sửa] Sau chiến tranh Sau khi chiến tranh kết thúc, Monterey rời vùng biển Nhật Bản vào ngày 7 tháng 9, nhận lên tàu các quân nhân hồi hương tại Tokyo và quay về nhà, về đến New York ngày 17 tháng 10 năm 1945. Monterey để lại sau lưng một chiến tích lẫy lừng, với năm tàu đối phương bị đánh chìm và gây hư hại cho nhiều tàu bè khác, phá hủy nhiều ngàn tấn tải trọng tàu Nhật, hàng trăm máy bay cùng các trung tâm công nghiệp sống còn của Nhật. Sau đó, nó tham gia Chiến dịch "Magic Carpet", những chuyến đi hồi hương các quân nhân Hoa Kỳ chiến đấu tại Châu Âu giữa Naples và Norfolk. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 11 tháng 2 năm 1947, và được phân về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương thuộc nhóm Philadelphia. [sửa] Chiến tranh Triều Tiên và sau đó Với việc bùng nổ chiến sự khai mào cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Monterey được đưa ra hoạt động trở lại vào ngày 15 tháng 9 năm 1950. Chiếc tàu sân bay rời Norfolk ngày 3 tháng 1 năm 1951 đi đến Pensacola, Florida, nơi nó hoạt động trong bốn năm tiếp theo sau đó. Trực thuộc Bộ chỉ huy Huấn luyện hải quân, Monterey tham gia huấn luyện cho hàng ngàn thành viên đội bay và phi công cho cả máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Từ ngày 1 đến ngày 11 tháng 10 năm 1954, nó tham gia một chiến dịch cứu nạn lũ lụt tại Honduras. Chiếc tàu sân bay rời Pensacola ngày 9 tháng 6 năm 1955 để quay về hạm đội dự bị. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 16 tháng 1 năm 1956. Trong khi đang ở lực lượng dự bị tại Philadelphia, nó được xếp lại lớp thành một tàu vận chuyển máy bay AVT-2 vào ngày 15 tháng 5 năm 1959, và cuối cùng được bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1971. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 2 tháng 6 năm 1941

Hạ thủy: 18 tháng 10 năm 1942

Đỡ đầu: Margaret Dodds Hoạt động: 25 tháng 2 năm 1943

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 24 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte

Xóa đăng bạ: Tặng thưởng: 9 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 22 × pháo phòng không Bofors 40 mm 16 × pháo Oerlikon 20 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS Princeton (CVL-23) là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp Independence được đưa ra hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này, và đã bị mất trong trận chiến vịnh Leyte năm 1944. [sửa] Thiết kế và chế tạo Chiếc tàu sân bay ban đầu được đặt lườn như tàu tuần dương hạng nhẹ Tallahassee (CL-61) thuộc lớp Cleveland bởi hãng New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey vào ngày 2 tháng 6 năm 1941. Đang khi chế tạo, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay (CV-23) thuộc lớp Independence vào ngày 16 tháng 2 năm 1942, được đổi tên thành Princeton vào ngày 31 tháng 3 năm 1942, được hạ thủy vào ngày 18 tháng 10 năm 1942, được đỡ đầu bởi bà Margaret Dodds, phu nhân Chủ tịch Đại học Princeton Harold Dodds, và được đưa vào hoạt động tại Philadelphia ngày 25 tháng 2 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Đại tá George R. Henderson. [sửa] Lịch sử hoạt động Sau chuyến đi chạy thử máy tại vùng biển Caribbe, và được xếp lại lớp thành tàu sân bay hạng nhẹ ký hiệu CVL-23 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943, Princeton, cùng với Liên đội Không quân 23 được phối thuộc, lên đường tham gia Mặt trận Thái Bình Dương. Đi đến Trân Châu Cảng ngày 9 tháng 8, nó khởi hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 vào ngày 25 tháng 8 hướng đến đảo Baker. Tại đây nó phục vụ như là soái hạm của Đội đặc nhiệm 11.2 và hỗ trợ trên không từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 9 cho cuộc chiếm đóng hòn đảo này cũng như việc xây dựng một sân bay tại đây. Trong thời gian này, máy bay của nó đã bắn rơi được một chiếc thủy phi cơ trinh sát Kawanishi H8K Emily , nhưng quan trọng hơn là họ đã cung cấp cho hạm đội những hình ảnh về kiểu máy bay này. Hoàn thành nhiệm vụ nói trên, Princeton gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 15, thực hiện các cuộc không kích vào căn cứ đối phương trên các đảo Makin và Tarawa, rồi quay về Trân Châu Cảng. Vào giữa tháng 10, nó di chuyển về phía Espiritu Santo nơi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 38 (tàu sân bay nhanh) vào ngày 20 tháng 10. Cùng với lực lượng này, nó tung máy bay của nó ra tấn công các sân bay tại đảo Buka và Bonis trên đảo Bougainville trong các ngày 1 và 2 tháng 11 để giảm thiểu sự kháng cự bằng không quân Nhật Bản trong cuộc đổ bộ lên vịnh Hoàng đế Augusta. Vào các ngày 5 và 11 tháng 11, máy bay của nó đã không kích vào Rabaul, và vào ngày 19 tháng 11, cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 50, nó đã giúp vô hiệu hóa sân bay tại Nauru. Sau đó Princeton di chuyển về hướng Đông Bắc, hỗ trợ cho lực lượng trên đường đến Makin và Tarawa, rồi sau khi trao đổi các máy bay còn hoạt động được cho những chiếc bị hư hại từ các tàu sân bay khác, nó quay về Trân Châu Cảng và bờ Tây Hoa Kỳ. Sau khi được tái trang bị tại Bremerton, Washington, ngày 3 tháng 1 năm 1944, Princeton lên đường hướng về phía Tây. Tại Trân Châu Cảng, nó lại gia nhập lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh 50, giờ đây được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm 58. Vào ngày 19 tháng 1, nó khởi hành cùng Đội đặc nhiệm 58.4 tấn công vào Wotje và Taroa từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 1 để hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ lên Kwajalein và Majuro. Ngày 2 tháng 2, máy bay của nó tiến hành trinh sát chụp ảnh mục tiêu tấn công tiếp theo là Eniwetok, rồi vào ngày 3 tháng 2 quay lại đó với một nhiệm vụ phá phách hơn: vô hiệu hóa sân bay tại Engebi. Trong ba ngày, đảo san hô bị ném bom và bắn phá. Vào ngày 7 tháng 2, Princeton rút lui về Kwajalein để rồi từ ngày 10 đến ngày 13 và từ ngày 16 đến ngày 28 tháng 2, quay trở lại Eniwetok và tung máy bay của nó ra tấn công hệ thống phòng ngự dọn đường cho lực lượng đổ bộ, rồi hỗ trợ trên không cho cuộc tấn công và cuộc chiến diễn ra sau đó. Từ Eniwetok, Princeton rút lui về Majuro, rồi quay về Espiritu Santo để được tiếp liệu. Vào ngày 23 tháng 3, nó lên đường tấn công các căn cứ và tàu bè đối phương tại quần đảo Caroline. Sau các đợt không kích nhắm vào Palau, Woleai và Yap, lực lượng được tiếp liệu tại Majuro và lại khởi hành vào ngày 13 tháng 4 hướng về phía New Guinea. Những chiếc tàu sân bay đã hỗ trợ trên không cho Chiến dịch Hollandia từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 4, rồi quay về tấn công Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4 và Ponape vào ngày 1 tháng 5. Ngày 11 tháng 5, Princeton quay về Trân Châu Cảng để rồi lại khởi hành vào ngày 29 tháng 5 hướng đến Majuro. Tại đây nó lại gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh để hướng đến quần đảo Mariana hỗ trợ cuộc tấn công lên đảo Saipan. Từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 6, nó tung máy bay ra tấn công mục tiêu trên các đảo Guam, Rota, Tinian, Pagan và Saipan, rồi di chuyển về hướng Tây đánh chặn Hạm đội Nhật được báo cáo làđang trên đường từ Philippine đến Mariana. Trong Trận chiến biển Philippine diễn ra sau đó, máy bay của Princeton tiêu diệt được 30 máy bay đối phương, trong khi các xạ thủ trên tàu ghi thêm được 3 chiến công và 1 hỗ trợ, góp phần đánh bại không lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Quay trở về quần đảo Mariana, Princeton một lần nữa tung ra không kích nhắm vào Pagan, Rota và Guam. Sau khi được nghỉ ngơi và tiếp liệu tại Eniwetok, vào ngày 14 tháng 7, nó lại lên đường khi các tàu sân bay nhanh quay độ hình đến quần đảo Mariana hỗ trợ trên không cho cuộc tấn công chiếm đóng Guam và Tinian. Vào ngày 2 tháng 8, lực lượng quay trở về Eniwetok, được tiếp liệu, rồi sau đó khởi hành đi Philippine. Trên đường đi, máy bay của nó không kích Palaus, sau đó trong các ngày 9 và 10 tháng 9, tấn công các sân bay phía Bắc đảo Mindanao. Sang ngày 11 tháng 9, chúng tấn công Visayas. Đến giữa tháng, lực lượng quay trở lại khu vực Trung Thái Bình Dương hỗ trợ cho cuộc tấn công Palau, sau đó quay trở về Philippine không kích vào đảo Luzon, chủ yếu tập trung vào các sân bay Clark và Nichols. Sau đó lực lượng rút lui về Ulithi, và vào đầu tháng 10, ném bom và bắn phá sân bay, căn cứ và tàu bè đối phương tại khu vực Nansei Shoto và Đài Loan nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Philippine. [sửa] Bị mất Vào ngày 20 tháng 10 năm 1944, các cuộc đổ bộ được thực hiện tại Dulag và vịnh San Pedro thuộc đảo Leyte. Princeton, trong thành phần của Đội đặc nhiệm 38.3, tuần tra ngoài khơi bờ biển Luzon và tung máy bay của nó ra tấn công các sân bay Nhật trên đảo nhằm ngăn chặn chúng có thể gây hại cho tàu bè Đồng Minh đang tập trung tại vịnh Leyte. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 10, đội đặc nhiệm bị máy bay đối phương tại các căn cứ Clark và Nichols phát hiện. Ngay trước 10 giờ 00, Princeton bị một máy bay ném bom bổ nhào lẻ loi của đối phương tấn công. Chiếc máy bay phóng ra một quả bom duy nhất, đánh trúng chiếc tàu sân bay giữa hai thang nâng, đâm xuyên qua sàn đáp và sàn chứa máy bay trước khi phát nổ. Một đám cháy phát ra do vụ nổ của quả bom rồi nhanh chóng tràn lan và gây thêm các vụ nổ khác. Những chiếc tàu chiến khác tiến đến gần để giúp đỡ. Tàu khu trục Irwin tiến đến gần cố gắng dập lửa phần phía trước của sàn chứa máy bay; chiếc tàu tuần dương Birmingham cũng giúp đỡ vào việc chữa cháy. Lúc 15 giờ 24 phút, một vụ nổ thứ hai lớn hơn gây chấn động cho cả chiến Princeton, có thể do phát nổ một hoặc nhiều quả bom trong hầm đạn. Chiếc Birmingham bị hư hại nặng do vụ nổ này và chịu nhiều tổn thất nhân mạng. Irwin cũng bị hư hại nhưng tiế̃p tục áp sát và thả các bè cứu sinh để cứu vớt những người sống sót trên mặt biển. Irwin đã vớt được 646 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc Princeton; chiếc tàu sau đó nhận được danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân do các hoạt động trợ giúp quên mình bất chấp nguy cơ bi nổ. Các nỗ lực nhằm cứu con tàu vẫn được tiếp tục, nhưng đến 16 giờ 00 các đám cháy hoàn toàn không thể kiểm soát được. Những người còn lại được cho di tản, và đến 17 giờ 06 phút, Irwin được lệnh phóng hai quả ngư lôi vào thân con tàu đang bừng cháy. Tuy nhiên, Irwin phải từ bỏ nỗ lực này do ống phóng ngư lôi của nó bị hỏng, và nhiệm vụ trên được giao lại cho tàu tuần dương Reno lúc 17 giờ 46 phút. Ba phút sau, một tiếng nổ còn lớn hơn nữa xảy ra trên chiếc Princeton, phá hủy toàn bộ phần phía trước của con tàu, bắn tung các cột lửa và mảnh vụn lên cao 300 - 600 m (1000-2000 ft); phần đuôi tàu chìm xuống biển lúc 17 giờ 50 phút ở tọa độ 15°21′N 123°31′E 108 thành viên thủy thủ đoàn Princeton thiệt mạng trong trận tấn công này, bao gồm 10 sĩ quan và 98 thủy thủ; 1.361 người còn lại được cứu thoát. Ngoài ra, các con tàu trợ giúp cũng bị hư hỏng và tổn thất: • Tàu tuần dương Birmingham: 85 người thiệt mạng, 300 người bị thương, bị hỏng nặng cấu trúc thượng tầng, và thiệt hại 2 pháo 127 mm (5 inch), 2 pháo 40 mm và 2 pháo 20 mm. • Tàu khu trục Morrison: hỏng cột buồm trước, hư hại hông mạn trái. • Tàu khu trục Irwin: hỏng pháo 127 mm (5 inch) phía trước, hư hại hông mạn phải. • Tàu tuần dương Reno: hỏng một khẩu đội pháo 40mm. Đại tá John M. Hoskins vốn đang tạm quyền chỉ huy con tàu CVL-23 cũng được giải cứu, nhưng bị mất chân bên phải. Sau này ông trở thành Thuyền trưởng đầu tiên của chiếc Princeton thứ năm (CV-37), được hạ thủy để thay thế vào năm 1945. Chiến sĩ Công binh R. Gallatin mười chín tuổi sau này nhớ lại: "Nhiều người đã bị chìm xuống đáy biển theo chiếc USS Princeton, đã không ai biết đến chuyện đó. Dù sao, thật là một điều kỳ diệu là nhiều người đã được cứu thoát như tôi đây. Con tàu quả là một địa ngục rực lửa!" Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 10 tháng 5 năm 1943

Hạ thủy: 28 tháng 6 năm 1944

Đỡ đầu: Rose Gillette Hoạt động: 9 tháng 10 năm 1944 1 tháng 7 năm 1953

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 31 tháng 3 năm 1959

Ngừng hoạt động: 25 tháng 2 năm 1948 13 tháng 2 năm 1969

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1973

Tình trạng: Bị bán để tháo dỡ vào năm 1975

Tặng thưởng: 3 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 3.448 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa

USS Randolph (CV/CVA/CVS-15) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này, vốn được đặt theo tên của Peyton Randolph, Chủ tịch của Quốc hội Lục địa thứ nhất, Randolph được đưa vào hoạt động tháng 10 năm 1944, và đã hoạt động trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, vào đầu những năm 1950, nó được cho hiện đại hóa và đưa vào hoạt động trở lại như một tàu sân bay tấn công (CVA), và sau cùng là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lượt hoạt động thứ hai này, nó hoạt động chủ yếu tại Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và vùng biển Caribbe. Vào đầu những năm 1960, nó đã phục vụ như tàu thu hồi cho hai chuyến bay vào vũ trụ của Chương trình Mercury, kể cả chuyến bay vào quỹ đạo trái đất đầu tiên của nhà du hành John Glenn. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1969 và được bán để tháo dỡ vào năm 1975. [sửa] Thiết kế và chế tạo Randolph là một tàu sân bay dạng thân dài trong lớp Essex. Nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 5 năm 1943, tại xưởng tàu Newport News Shipbuilding ở Newport News, Virginia; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 6 năm 1944, được đỡ đầu bởi bà Rose Gillette, phu nhân của Nghị sĩ bang Iowa Guy M. Gillette. Randolph được đưa vào hoạt động ngày 9 tháng 10 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Felix Locke Baker. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II Sau chuyến đi chạy thử máy ngoài khơi vùng biển Trinidad, Randolph lên đường hướng về kênh đào Panama rồi đi sang Thái Bình Dương. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1944, nó đi đến San Francisco nơi Liên đội Không quân 87 được tách ra, thay thế bởi Liên đội Không quân 12 được nhận lên tàu để hoạt động trong bốn tháng. Ngày 20 tháng 1 năm 1945, Randolph rời San Francisco hướng đến Ulithi, nơi nó lại khởi hành ngày 10 tháng 2 cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58. Nó tung ra các cuộc không kích vào các ngày 16 và 17 tháng 2 vào các sân bay tại Tokyo và nhà máy chế tạo động cơ Tachikawa. Ngày hôm sau, nó thực hiện cuộc không kích vào đảo Chichi Jima. Ngày 20 tháng 2, chiếc tàu sân bay thực hiện ba đợt càn quét hỗ trợ cho lực lượng mặt đất đang tấn công Iwo Jima và hai đợt khác nhắm vào Haha Jima. Trong bốn ngày tiếp theo sau, có thêm các đợt không kích khác nhắm vào Iwo Jima trong khi các phi vụ tuần tra chiến đấu trên không được thực hiện hầu như liên tục. Randolph còn thực hiện ba đợt tấn công các sân bay tại khu vực Tokyo và một đợt nhắm vào Hachijo Jima trong ngày 25 tháng 2 trước khi quay về Ulithi. Nhổ neo rời Ulithi ngày 11 tháng 3, trong khi tham gia Chiến dịch Tan 2, một máy bay tấn công cảm tử kamikaze Yokosuka P1Y1 "Frances" đã đâm trúng Randolph bên mạn phải con tàu ngay phía sau bên dưới sàn đáp, làm thiệt mạng 27 người (kể cả bốn người mất tích và năm người được chuyển sang tàu bệnh viện Relief nhưng qua đời sau đó) và làm bị thương 105 người khác. Sau khi được sửa chữa tại Ulithi, Randolph lại gia nhập lực lượng hoạt động tại Okinawa vào ngày 7 tháng 4. Các phi vụ tuần tra chiến đấu trên không được thực hiện liên tục cho đến ngày 14 tháng 4, khi các đợt tấn công được tung ra nhắm vào Okinawa, Ie Shima và đảo Kakeroma. Ngày hôm sau, một nhiệm vụ hỗ trợ bao gồm máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và máy bay ném ngư lôi được tung ra nhắm vào Okinawa đồng thời với các cuộc càn quét vào một sân bay ở phía Nam đảo Kyūshū. Chịu đựng các đợt không kích liên tục từ ngày 17 tháng 4, Randolph phải liên tục thực hiện các phi vụ tuần tra chiến đấu trên không và hỗ trợ mặt đất cho đến hết tháng đó.

Trong tháng 5, máy bay xuất phát từ các tàu sân bay đã tấn công dồn dập vào miền Nam Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, căn cứ hải quân và sân bay trên đảo Kikai-Amami và các sân bay ở Kyūshū. Trở thành soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 58 vào ngày 15 tháng 5, Randolph tiếp tục hỗ trợ cuộc tấn công chiếm đóng Okinawa cho đến ngày 29 tháng 5, khi nó rời chiến trường quay về Guam để đi đến Philippines. Trong hoạt động tiếp theo sau như là một thành phần của Đệ Tam hạm đội nổi tiếng dưới quyền chỉ huy của Đô đốc William Halsey, Randolph thực hiện một loạt các cuộc không kích dọc theo các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Cùng với Liên đội Không quân 16 thay thế cho Liên đội Không quân 12, vào ngày 10 tháng 7, chiếc tàu chiến tung ra tám cuộc không kích vào các sân bay trong khu vực Tokyo, chủ yếu ở bán đảo phía Đông vịnh Tokyo. Vào ngày 14 tháng 7, máy bay của nó tấn công các sân bay và tàu bè quanh khu vực eo biển Tsugaru. Trong cuộc tấn công này, hai trong số các phà trung chuyển tàu hỏa quan trọng giữa hai đảo Honshū và Hokkaidō bị đánh chìm và ba chiếc khác bị hư hại. Các cuộc tấn công lên các hòn đảo chính quốc Nhật được tiếp tục trong vài ngày sau đó, và đến ngày 18 tháng 7, chiếc thiết giáp hạm Nhật Nagato đang ngụy trang neo đậu dọc theo bến tàu trong Căn cứ Hải quân Yokosuka bị ném bom. Di chuyển về hướng Tây Nam, Randolph cùng các tàu sân bay khác ở ngoài khơi bờ biển Shikoku trong ngày 24 tháng 7 để tung ra một đợt càn quét các tàu bè trong vùnh biển nộ̣i địa Nhật Bản, trong đó chiếc tàu sân bay lai thiết giáp hạm Hyūga bị đánh hư hỏng nặng, cũng như các sân bay và các cơ sở công nghiệp ở Kyūshū, Honshū và Shikoku bị đánh phá nặng nề. Phi công của Randolph đã ước lượng trong thời gian từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 7 là họ đã tiêu diệt được từ 25 đến 30 tàu bè đối phương với tải trọng cho đến 5.400 tấn và làm hư hỏng khoảng 35 đến 40 chiếc khác. Các đợt tấn công của Randolph được tiếp tục cho đến khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào buổi sáng ngày 15 tháng 8, lúc máy bay của nó đang tấn công sân bay Kisarazu cùng các cơ sở lân cận. [sửa] Sau chiến tranh Sau khi chiến tranh kết thúc, Randolph quay trở về nhà. Băng ngang qua kênh đào Panama vào cuối tháng 9, nó về đến Norfolk vào ngày 15 tháng 10, nơi chiếc tàu được trang bị để thực hiện các hoạt động "Magic Carpet" (Chiếc Thảm Thần). Cho đến cuối năm, chiếc tàu sân bay thực hiện hai chuyến đi đến khu vực Địa Trung Hải để đưa các cựu quân nhân Mỹ quay trở về nhà. Sau đó, vào năm 1946, nó trở thành tàu huấn luyện cho quân nhân dự bị và học viên mới rồi thực hiện một chuyến đi đến Địa Trung Hải vào cuối năm đó. Sau một chuyến đi khác đến vùng biển Caribbe, nó nhận lên tàu các học viên mới vào đầu mùa Hè năm 1947 rồi thực hiện chuyến đi đến vùng biển Bắc Âu. Randolph được cho ngừng hoạt động để chuyển về lực lượng dự bị vào ngày 25 tháng 2 năm 1948, và neo đậu tại Philadelphia. Vào tháng 6 năm 1951, Randolph được cải biến theo chương trình hiện đại hóa SCB-27A tại Newport News. Để mang được các kiểu máy bay thế hệ mới, cấu trúc sàn đáp được gia cố. Nó được trang bị thang nâng chắc chắn hơn, máy phóng thủy lực mạnh hơn và một cơ cấu móc hãm hoàn toàn mới. Đảo cấu trúc thường tầng được chế tạo lại, các tháp súng phòng không được tháo bỏ, và các tấm thép được ghép thêm vào thân tàu. Được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công (CVA-15) vào ngày 1 tháng 10 năm 1952, Randolph được đưa ra hoạt động trở lại vào ngày 1 tháng 7 năm 1953. Sau chuyến đi thử máy ngoài khơi vịnh Guantanamo cùng Liên đội Không quân 10, nó nhận lên tàu Liên đội Không quân 14, rồi rời Norfolk lên đường sang Địa Trung Hải gia nhập Đệ Lục hạm đội vào ngày 3 tháng 2 năm 1954. Chiếc tàu sân bay hoạt động tại khu vực này trong 6 tháng, tham gia các cuộc tập trận cùng hạm đội và cùng với lực lượng Khối NATO trong giai đoạn 1954- 1955. Randolph quay trở về xưởng hải quân Norfolk ngày 18 tháng 6 năm 1955 để được trang bị một sàn đáp chéo góc cùng các cải tiến khác trong chương trình hiện đại hóa SCB-125. Rời xưởng tàu trong tháng 1 năm 1956, Randolph thực hiện các hoạt động thường xuyên ngoài khơi bờ Đông nước Mỹ trong sáu tháng tiếp theo, và là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hạmm đội Đại Tây Dương phóng một tên lửa điều khiển Regulus từ sàn đáp. Ngày 14 tháng 7 năm 1956, một lần nữa Randolph thực hiện chuyến đi đến phía Đông bắt đầu một đợt phục vụ kéo dài bảy tháng cùng Đệ Lục hạm đội. Khi Israel, Anh và Pháp tấn công Cộng hòa Ả-rập Thống nhất trong tháng 10 năm đó, Randolph đã ở trong tư thế sẵn sàng. Hoạt động gần khu vực kênh đào Suez, máy bay của nó tuần tra trên không và trinh sát hỗ trợ cho việc di tản công dân Mỹ khỏi Alexandria. Nó quay về Mỹ ngày 19 tháng 2 năm 1957. Sau một vài tháng hoạt động ngoài khơi bờ Đông nước Mỹ, Randolph lại được bố trí đến Địa Trung Hải vào ngày 1 tháng 7 năm 1957. Giữa tháng 8 và tháng 12 năm đó, khi mà sự xáo trộn chính trị tại Syria đe dọa đến tình hình tại Trung Đông vốn đang đầy mâu thuẩn, chiệc tàu sân bay thực hiện việc tuần tra trong khu vực Đông Địa Trung Hải. Quay trở về Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2 năm 1958, chiếc tàu chiến lại thực hiện đợt hoạt động thứ 5 ở Địa Trung Hải từ ngày 2 tháng 9 năm 1958 đến ngày 12 tháng 3 năm 1959. [sửa] Chiến tranh chống tàu ngầm Randolph được xếp lại lớp CVS-15 vào ngày 31 tháng 3 năm 1959, và thực hiện các hoạt động chống tàu ngầm ngoài khơi bờ Đông nước Mỹ trong suốt hai năm tiếp theo sau. Từ tháng 10 năm 1960 đến tháng 3 năm 1961, Randolph trải qua đợt nâng cấp SCB-144 như một phần của chương trình Phục hồi và Hiện đại hóa Hạm đội. Nó được trang bị kiểu sonar mới SQS-23 trước mũi cùng các màn hình cải tiến được trang bị cho Trung tâm Thông tin Hành quân. Vào tháng 4 năm 1961, Randolph hoạt động tại vùng biển Caribbe và phục vụ như là tàu thu hồi cho chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Virgil Grissom, một chuyến bay có người lái thứ hai của Hoa Kỳ dưới quỹ đạo. Sang tháng 2 năm 1962, Randolph lại trở thành tàu thu hồi chủ yếu cho chuyến bay đầu tiên của Hoa Kỳ vào quỹ đạo vòng quanh trái đất cùng với nhà du hành John Glenn. Sau chuyến bay lịch sử ba vòng quanh trái đất, ông đã hạ cánh an toàn gần tàu khu trục Noa, rồi sau đó được chuyển bằng máy bay lên thẳng đến Randolph. Vào mùa Hè năm 1962, Randolph một lần nữa được bố trí đến khu vực Địa Trung Hải. Được điều quay trở về khu vực Tây Đại Tây Dương sau khi cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba nổ ra, nó hoạt động tại vùng biển Caribbe từ cuối tháng 10 đến tháng 11 năm đó. Ngày 27 tháng 10, Randolph cùng một nhóm mười một tàu khu trục Hải quân Mỹ đã bao vây tàu ngầm Xô Viết B-59 thuộc lớp Foxtrot có trang bị vũ khí hạt nhân gần Cuba và bắt đầu thả mìn sâu loại thực tập, với chủ định buộc chiếc tàu ngầm phải nổi lên mặt nước để nhận diện. Thuyền trưởng chiếc tàu ngầm, Valentin Grigorievitch Savitsky, tin là chiến tranh đã bắt đầu, đã ra lệnh chuẩn bị phóng trả đũa một ngư lôi trang bị đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên thuyền phó Vasili Alexandrovich Arkhipov đã thuyết phục thuyền trưởng cho nổi con tàu lên mặt nước để chờ đợi chỉ thị của Moscow. Sau một đợt đại tu tại Norfolk, Randolph tiếp tục các hoạt động tại Đại Tây Dương. Trong vòng năm năm tiếp theo sau, nó thực hiện thêm hai chuyến đi đến Địa Trunbg Hải và một chuyến đến Bắc Âu, trong khi trải qua phần lớn thời gian hoạt động ngoài khơi bờ Đông và vùng biển Caribbe. [sửa] Kết thúc Vào ngày 7 tháng 8 năm 1968, Bộ Quốc phòng thông báo sẽ cho ngừng hoạt động Randolph cùng 49 tàu chiến khác nhằm cắt giảm chi tiêu ngân sách của năm tài chính 1969. Chiếc tàu sân bay ngừng hoạt động vào ngày 13 tháng 2 năm 1969 tại xưởng hải quân Boston và được đưa về hạm đội dự bị tại xưởng hải quân Philadelphia. Randolph được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 1 tháng 6 năm 1973. Đến tháng 5 năm 1975, nó được bán cho Union Minerals & Alloys để tháo dỡ với giá 1.560.000 Đô la Mỹ. Randolph được kéo đến Kearny, New Jersey, và được tháo dỡ tại đây. Lớp tàu: lớp tàu sân bay Ranger

Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding

Đặt hàng: 1 tháng 11 năm 1930

Đặt lườn: 26 tháng 9 năm 1931

Hạ thủy: 25 tháng 2 năm 1933

Hoạt động: 4 tháng 6 năm 1934

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 28 tháng 1 năm 1947

Xóa đăng bạ: 29 tháng 10 năm 1946

Phần thưởng: Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Châu Âu-Bắc Phi- Trung Đông (2 sao) Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 14.576 tấn (tiêu chuẩn) 17.577 tấn (chất đầy tải) Chiều dài: 222,5 m (730 ft) (mực ngấn nước) 234,4 m (769 ft) (chung) Mạn thuyền: 24,4 m (80 ft) (mực ngấn nước) 33,4 m (109 ft 5 in) (chung) Tầm nước: 6,8 m (22 ft 5 in) Lực đẩy: 6 × nồi hơi, turbine hơi nước 2 × trục, công suất 53.500 mã lực Tốc độ: 54,2 km/h 29.25 knots Tầm xa: 10.000 hải lý (18.520 km) ở tốc độ 15 knot (27,8 km/h) Quân số: 2.148 sĩ quan và thủy thủ (1941) Vũ khí điện tử: radar RCA CXAM-1 [1]

Vũ khí: 8 × pháo 25 5 inch 40 × súng máy 0,50 inch Vỏ giáp: 2 inch bên hông và vách ngăn 1 inch bên trên bánh lái Máy bay: 86 máy bay; 3 × thang nâng Chiếc USS Ranger (CV-4) là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được thiết kế và chế tạo ngay từ ban đầu như là một tàu sân bay. Ranger là một tàu tương đối nhỏ, có kích thước và trọng lượng rẽ nước gần bằng chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ là chiếc USS Langley (CV-1), hơn là những chiếc sau này. Một đảo kiến trúc thượng tầng không có trong thiết kế nguyên thủy, nhưng được thêm vào sau khi hoàn tất. Ranger là một trong số ba chiếc tàu sân bay trước chiến tranh còn sống sót qua Thế Chiến II, cho dù không giống như những chiếc kia, nó trãi qua phần lớn thời gian chiến tranh trong các vai trò không chiến đấu trực tiếp. Mô tả Chiếc Ranger được đặt lườn vào ngày 26 tháng 9 năm 1931 bởi Newport News Shipbuilding tại Newport News, Virginia, được hạ thủy ngày 25 tháng 2 năm 1933, được đỡ đầu bởi bà Lou Henry Hoover (phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ), và được đưa vào hoạt động tại Xưởng Hải quân Norfolk ngày 4 tháng 6 năm 1934 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur L. Bristol. [sửa] Các hoạt động trước chiến tranh Ranger thực hiện chuyến hải hành đầu tiên ngoài khơi mũi Henry vào ngày 6 tháng 8 năm 1934 và rời khỏi Norfolk vào ngày 17 tháng 8 trong một chuyến chạy thử huấn luyện đưa nó đến Rio de Janeiro, Buenos Aires và Montevideo. Nó quay trở về Norfolk ngày 4 tháng 10 cho các hoạt động ngoài khơi Virginia Capes cho đến ngày 28 tháng 3 năm 1935, rồi nó hướng sang Thái Bình Dương. Đi qua kênh đào Panama ngày 7 tháng 4, nó đến San Diego vào ngày 15 tháng 4. Trong gần bốn năm nó tham gia các cuộc tập trận hạm đội đến tận Hawaii, các hoạt động dọc theo bờ biển phía Tây, về phía Nam đến tận Callao, Peru, và về phía Bắc đến Seattle, Washington. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1939, nó rời San Diego để tham gia các hoạt động mùa Đông của hạm đội trong vùng Caribbe đặt căn cứ tại Guantánamo Bay, Cuba. Sau đó nó hướng lên phía Bắc về phía Norfolk, và đến nơi vào ngày 18 tháng 4. Ranger di chuyển dọc theo vùng biển phía Đông ngoài khơi Norfolk và vào vùng biển Caribbe. Vào mùa Thu năm 1939, nó thực hiện các chiến dịch Tuần tra Trung lập, hoạt động ngoài khơi Bermuda dọc theo các tuyến đường hàng hải khu vực giữa Đại tây Dương và dọc bờ Đông lên phía Bắc đến tận căn cứ Argentia, Newfoundland. [sửa] Thế Chiến II [sửa] 1942 Vào tháng 12 năm 1941, nó đang trên đường quay về Norfolk sau chuyến tuần tra ngoài khơi kéo dài đến Port of Spain, Trinidad and Tobago, khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Đến Norfolk ngày 8 tháng 12, nó khởi hành ngày 21 tháng 12 để tuần tra Nam Đại tây Dương. Sau đó nó vào xưởng tàu Hải quân Norfolk vào ngày 22 tháng 3 năm 1942. Ranger là một trong số mười bốn tàu chiến được trang bị radar RCA CXAM-1.[1] Ranger trở thành kỳ hạm của Chuẩn Đô đốc A. B. Cook, Chỉ huy lực lượng tàu sân bay, Hạm đội Đại tây Dương Hoa Kỳ, cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1942, khi ông được thay thế bởi Chuẩn Đô đốc Ernest D. McWhorter, người cũng đặt cờ hiệu của mình trên chiếc Ranger. Hướng đến căn cứ Quonset Point, Rhode Island, Ranger xếp lên tàu 68 chiếc máy bay tiêm kích Curtiss P-40 cùng nhân sự của Phi đội Cường kích 33 Lục quân, ra khơi ngày 22 tháng 4, và đưa phi đội này đến Accra, Gold Coast ở Châu Phi (Ghana) vào ngày 10 tháng 5. Nó quay trở về Quonset Point ngày 28 tháng 5, thực hiện một chuyến tuần tra đến Argentina, rồi lại khởi hành từ Newport ngày 1 tháng 7 với thêm 72 chiếc P-40 của Lục quân để đổ xuống Accra vào ngày 19 tháng 7. Cả hai nhóm phi đội này P-40 đều đang trên đường đến tăng cường cho Đội Phi Hổ tại Trung Quốc. Sau khi được gọi đến Trinidad, nó quay về Norfolk để tập trận tại chỗ cho đến ngày 1 tháng 10, rồi tiến hành huấn luyện tại Bermuda cùng bốn tàu sân bay hộ tống mới thuộc lớp Sangamon, những chiếc được cải biến từ tàu chở dầu để tăng cường sức mạnh không lực Hoa Kỳ tại Đại Tây Dương. Vì là chiếc tàu sân bay lớn nhất của Hạm đội Đại Tây Dương, Ranger dẫn đầu Lực lượng Đặc nhiệm bao gồm nó và bốn tàu sân bay hộ tống. Chúng được giao nhiệm vụ dành ưu thế trên không trong Chiến dịch Torch tấn công Morocco đang dưới sự kiểm soát của Vichy, bắt đầu vào ngày 8 tháng 11 năm 1942. Trời vẫn còn tối vào lúc 06 giờ 15 phút ngày hôm đó khi chiếc Ranger, đang ở vị trí cách Casablanca 48 km (30 dặm) về phía Tây Bắc, bắt đầu tung ra những chiếc máy bay hỗ trợ việc đổ bộ thực hiện tại ba điểm trên bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Phi (Chiến dịch Torch). Chín chiếc máy bay tiêm kích F4F Wildcat tấn công các sân bay Rabat và Rabat-Sale, các sở chỉ huy của không lực Pháp tại Morocco. Chúng đã tiêu diệt được bảy máy bay tại một sân bay và 14 máy bay ném bom tại sân bay còn lại mà không bị thiệt hại nào. Một phi vụ khác tiêu diệt bảy máy bay tại sân bay Port Lyautey. Một số máy bay của chiếc Ranger đã bắn phá bốn tàu khu trục tại cảng Casablanca, trong khi những chiếc khác bắn phá và ném bom các khẩu đội bờ biển lân cận. Chiếc tàu sân bay đã thực hiện 496 phi vụ chiến đấu trong chiến dịch kéo dài ba ngày này. Những máy bay của nó đã ném trúng đích hai quả bom lên chiếc tàu khu trục Albatros, đánh hỏng hoàn toàn phần trước của chiếc tàu và gây ra 300 thương vong. Họ cũng tấn công chiếc tàu tuần dương Pháp Primauguet khi nó rời khỏi cảng Casablanca và thả mìn sâu đến hai tàu ngầm trong khoảng cách nguy hiểm. Họ đã tiêu diệt hệ thống phòng thủ duyên hải và các khẩu đội pháo phòng không, phá hủy hơn 70 máy bay đối phương trên mặt đất, và bắn rơi 15 máy bay trong không chiến. Tuy nhiên, 16 máy bay của chiếc Ranger đã bị mất hay hư hỏng nặng không thể sửa chữa. Người ta cũng ước lượng có khoảng 21 xe tăng hạng nhẹ của đối phương cùng khoảng 86 xe vận tải quân sự (hầu hết là xe tải chở quân) bị phá hủy. Casablanca đầu hàng các lực lượng Mỹ vào ngày 11 tháng 11 năm 1942. Ranger rời bờ biển Morocco ngày 12 tháng 11, và quay trở về đến Norfolk, Virginia, vào ngày 23 tháng 11. [sửa] 1943 Sau khi tiến hành huấn luyện tại vịnh Chesapeake, chiếc Ranger được đại tu tại xưởng hải quân Norfolk từ ngày 16 tháng 12 năm 1942 đến ngày 7 tháng 2 năm 1943. Sau đó nó vận chuyển 75 máy bay tiêm kích P-40L của Lục quân đến Châu Phi, đến Casablanca ngày 23 tháng 2. Sau đó nó tuần tra và huấn luyện các phi công dọc theo bờ biển New England về phía Bắc đến tận Halifax, Nova Scotia. Rời Halifax ngày 11 tháng 8, nó gia nhập Hạm đội Nhà Anh Quốc ở Scapa Flow, Scotland ngày 19 tháng 8, cùng nó tuần tra các ngã đường đến quần đảo Anh Quốc. Chiếc Ranger rời khỏi Scapa Flow cùng Hạm đội Nhà ngày 2 tháng 10 để tấn công các tàu bè Đức trong vùng biển Na Uy (chiến dịch Leader). Mục tiêu của lực lượng này là cảng Bodø của Na Uy. Lực lượng đặc nhiệm đến được vị trí xuất phát ngoài khơi Vestfjord trước bình minh ngày 4 tháng 10 mà hoàn toàn không bị phát hiện. Lúc 06 giờ 18 phút, chiếc Ranger tung ra 20 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless được hộ tống bởi tám máy bay tiêm kích Wildcat. Một nhóm máy bay ném bom tấn công chiếc tàu chở hàng 8.000 tấn La Plata, trong khi nhóm còn lại hướng lên phía Bắc tấn công một đoàn tàu vận tải Đức. Các máy bay ném bom đã làm hư hại nặng một tàu chở dầu tải trọng 10.000 tấn và một tàu vận chuyển nhỏ. Họ cũng đánh chìm hai trong số bốn tàu buôn nhỏ của Đức trong vịnh Bodö. Một nhóm tấn công thứ hai từ chiếc Ranger bao gồm mười chiếc máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger và sáu chiếc Wildcat đã phá hủy một tàu chở hàng Đức và một tàu tuần duyên hải nhỏ, cũng như ném bom một tàu đổ bộ. Ba máy bay đã bị mất do hỏa lực phòng không. Chiều ngày 4 tháng 10, chiếc Ranger bị ba máy bay Đức phát hiện, nhưng lực lượng tuần tra chiến đấu trên không đã bắn rơi hai máy bay đối phương và đánh đuổi chiếc thứ ba. Chiếc Ranger quay về Scapa Flow vào ngày 6 tháng 10 năm 1943. Nó tuần tra cùng với Hải đội Tác chiến Anh Quốc 2 tại các vùng biển kéo dài đến tận Đông Bắc Iceland, sau đó nó rời Hvalfjord ngày 26 tháng 11, và đến Boston ngày 4 tháng 12 năm 1943. [sửa] 1944-45 Vào ngày 3 tháng 1 năm 1944, Ranger trở thành một tàu sân bay huấn luyện ngoài khơi Quonset Point, Rhode Island. Nhiệm vụ này bị ngắt quãng vào ngày 20 tháng 4 khi nó đi đến đảo Staten để vận chuyển 76 máy bay tiêm kích P-38 Lightning cùng nhân sự của Lục quân, Không quân Mỹ và Hải quân Pháp đến Casablanca. Khởi hành ngày 24 tháng 4, nó đến Casablanca ngày 4 tháng 5. Những chiếc máy bay mới được dùng để thay thế những chiếc máy bay bị hư hại đã được đánh dấu sẽ được sửa chữa tại Hoa Kỳ, trong khi các hành khách quân sự lên tàu để được vận chuyển quay về New York. Trước chuyến đi quay về Hoa Kỳ của nó, Trưởng phòng Hành quân Hải quân là Đô đốc Admiral Ernest J. King đã có kế hoạch đại tu chiếc tàu sân bay bằng cách kéo dài thân tàu và lắp đặt các động cơ mới. Chiếc Ranger được thiết kế vào cuối những năm 1920, nên nhỏ hơn, chậm hơn, vỏ giáp yếu hơn và chở được ít máy bay và đạn dược hơn so với những tàu sân bay còn lại của hạm đội Mỹ. Đô đốc King mong muốn tiến hành việc nâng cấp, nhưng các sĩ quan tham mưu của ông đã chỉ ra rằng nguồn lực cần thiết để hoàn thành việc cải tạo này sẽ ảnh hưởng đến việc chế tạo và sửa chữa những tàu sân bay mới lớn hơn và có khả năng hơn. Dựa trên các thông tin này, toàn bộ kế hoạch bị hủy bỏ. Sau khi quay về cảng New York ngày 16 tháng 5, chiếc Ranger vào xưởng hải quân Norfolk để gia cường sàn đáp, lắp đặt máy phóng máy bay mới, cũng như hệ thống radar được nâng cấp. Điều này cung cấp cho nó khả năng huấn luyện tiêm kích đánh chặn bay đêm. Vào ngày 11 tháng 7 năm 1944, nó rời Norfolk hướng đến Panama. Nó đi qua kênh đào Panama năm ngày sau đó, đổ bộ lên bờ hàng trăm hành khách Lục quân Mỹ xuống Balboa, Panama, rồi tiếp tục đi đến San Diego, California, và đến nơi ngày 25 tháng 7. Sau khi đổ lên bờ nhân sự và máy bay của Phi đội Tiêm kích Bay đêm 102 và gần một ngàn Thủy quân Lục chiến, chiếc Ranger khởi hành đi đến vùng biển Hawaii ngày 28 tháng 7. Đến Trân Châu Cảng ngày 3 tháng 8. Trong ba tháng tiếp theo, chiếc Ranger tiến hành huấn luyện tiêm kích bay đêm trên tàu sân bay ngoài khơi Trân Châu Cảng. Chiếc Ranger khởi hành từ Trân Châu Cảng ngày 18 tháng 10 năm 1944 để huấn luyện phi công hải quân mới trong nhiệm vụ chiến đấu. Hoạt động ngoài khơi San Diego dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Không lực Hạm đội tại Alameda, California, chiếc Ranger tiếp tục huấn luyện các đội bay dọc theo bờ biển California cho đến hết cuộc chiến. Ranger là tàu sân bay Mỹ duy nhất tồn tại từ trước khi bắt đầu chiến tranh chưa bao giờ giáp chiến cùng quân Nhật trong chiến đấu. [sửa] Các hoạt động cuối cùng Khởi hành từ San Diego ngày 30 tháng 9 năm 1945, nó đổ lên bờ các hành khách dân sự và quân sự tại Balboa rồi tiếp tục hành trình đi New Orleans, Louisiana, đến nơi ngày 18 tháng 10. Sau ngày lễ Ngày Hải quân được tổ chức tại đây, nó khởi hành ngày 30 tháng 10 cho các hoạt động ngắn tại Pensacola, Florida. Sau khi quay về Norfolk, nó vào Xưởng hải quân Philadelphia ngày 18 tháng 11 để được đại tu. Nó ở lại hoạt động dọc bờ biển phía Đông cho đến khi được rút khỏi hoạt động tại Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 18 tháng 10 năm 1946. Được rút khỏi Danh sách đăng bạ tàu Hải quân ngày 29 tháng năm 1946, nó được bán để tháo dỡ tại Sun Shipbuilding and Drydock Company, Chester, Pennsylvania ngày 28 tháng 1 năm 1947. Chiếc Ranger đã nhận được hai ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ của nó trong Thế Chiến II. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Independence

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Co.

Đặt lườn: 26 tháng 10 năm 1942

Hạ thủy: 26 tháng 9 năm 1943

Đỡ đầu: Mary Gibbs Jones

Hoạt động: 15 tháng 11 năm 1943

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 15 tháng 12 năm 1971

Xếp lại lớp: Tàu vận chuyển máy bay phụ trợ (AVT-5): 15 tháng 5 năm 1959

Ngừng hoạt động: 1 tháng 3 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1970

Tặng thưởng: 5 Ngôi sao Chiến đấu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.662 tấn (tiêu chuẩn); 14.751 tấn (đầy tải) Chiều dài: 183 m (600 ft) mực nước; 190 m (622 ft 6 in) tối đa Mạn thuyền: 21,8 m (71 ft 6 in) mực nước; 33,3 m (109 ft 2 in) tối đa Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: General Electric 4 nồi hơi, 4 trục công suất 100.000 mã lực (80 MW) Tốc độ: 57,5 km/h (31 knot) Tầm xa: 24.000 km ở tốc độ 28 km/h (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.569 Vũ khí: 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm 40 × pháo Oerlikon 20 mm

Vỏ giáp: đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch) sàn đáp chính 76 mm (3 inch) cầu tàu 10 mm (0,38 inch) Máy bay: cho đến 45 máy bay USS San Jacinto (CVL-30) là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp Independence, và là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, nó tham gia nhiều chiến dịch quan trọng, kể cả trận chiến biển Philippine và Hải chiến vịnh Leyte. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1947, và được bán để tháo dỡ vào năm 1971. [sửa] Thiết kế và chế tạo Ban đầu được đặt lườn vào ngày 26 tháng 10 năm 1942 bởi hãng New York Shipbuilding Co. tại Camden, New Jersey như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Newark (CL-100); nó được đổi số hiệu thành CV-30 và đổi tên thành Reprisal vào ngày 2 tháng 6 năm 1942; được đổi tên thành San Jacinto vào ngày 30 tháng 1 năm 1943. Nó được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ trong khi đang được chế tạo, và được xếp lại lớp thành số hiệu CVL-30. San Jacinto được hạ thủy vào ngày 26 tháng 9 năm 1943, được đỡ đầu bởi Mary Gibbs Jones, và được đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 11 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Harold M. Martin. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Chạy thử máy và các hoạt động ban đầu Sau các hoạt động thử máy tại vùng biển Caribbe, San Jacinto lên đường đi đến khu vực chiến sự Thái Bình Dương ngang qua kênh đào Panama Canal, San Diego và Trân Châu Cảng. Khi đến Majuro thuộc quần đảo Marshall, nó trở thành soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm TF58/TF38 đang ngày càng lớn mạnh của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher, một lực lượng tàu sân bay nhanh tấn công của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây, San Jacinto nhận lên tàu Liên đội Không lực 51, đơn vị mà những chiếc máy bay tiêm kích và máy bay ném ngư lôi trở thành những vũ khí chủ yếu của con tàu trong chiến đấu. [sửa] Chiến dịch Marianas Sau khi đảm trách vai trò trinh sát và tuần tra bảo vệ các tàu sân bay khác tấn công lên đảo Wake và quần đảo Marcus, ngày 5 tháng 6 năm 1944, San Jacinto sẵn sàng tham gia vào hoạt động hạm đội lớn nhất kể từ Trận Midway, diễn ra đúng hai năm trước đó. Ngày hôm đó, Lực lượng Đặc nhiệm 58 rời Majuro hướng đến quần đảo Mariana thực hiện các cuộc không kích chuẩn bị cho việc Mỹ đổ bộ chiếm đóng Saipan và cũng để bảo vệ lực lượng đổ bộ khỏi các cuộc tấn công của không lực và hạm đội đối phương. Đòn tấn công của Mỹ đã dấy nên một phản ứng mạnh mẻ của quân Nhật. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản tung ra hơn 400 máy bay chống lại lực lượng đổ bộ và lực lượng tàu sân bay theo hộ tống. Trong trận không chiến diễn ra sau đó, vốn được phi công Mỹ đặt tên là "Cuộc bắn gà Marianas", hơn 300 máy bay đối phương đã bị bắn hạ. Trong khi máy bay của San Jacinto ghi được những chiến tích mang tính một chiều, các xạ thủ của nó cũng giúp vào việc bắn hạ một số ít những kẻ tấn công tìm cách đến được gần các tàu chiến Mỹ. Sau đó, vào xế chiều, Đô đốc Mitscher tung ra đợt không kích vào hạm đội đối phương đang tháo lui. Việc thu hồi những chiếc máy bay quay trở về vào ban đêm được hoàn thành cho dù có một số việc lộn xộn. Báo cáo cho biết một máy bay Nhật xuất phát từ tàu sân bay đã tìm cách hạ cánh trên chiếc San Jacinto, và chỉ bị sĩ quan Mỹ phụ trách tín hiệu hạ cánh đuổi đi do chưa hạ móc hãm. Sau đó San Jacinto tham gia các cuộc không kích vào các đảo Rota và Guam cũng như hoạt động tuần tra chiến đấu trên không (CAP) và tuần tra chống tàu ngầm (ASP) cho đội đặc nhiệm của nó. Trong đợt không kích này, một phi công tiêm kích của chiếc San Jacinto bị bắn rơi bên trên bầu trời Guam và đã trải qua 17 ngày trên bè cứu sinh và 16 đêm ẩn náu trên đảo. Sau chặng dừng chân tiếp liệu tại đảo san hô Eniwetok, vào ngày 15 tháng 7 năm 1944, San Jacinto tham gia các cuộc hông kích nhắm vào Palau. Đến ngày 5 tháng 8, mục tiêu của nó là các đảo Chichi Jima, Haha Jima và Iwo Jima. Chiếc tàu sân bay dừng một chặng ngắn tại Eniwetok trước khi thực hiện tuần tra chiến đấu trên không và tuần tra chống tàu ngầm từ sáng sớm đến chiều tối trong khi các tàu sân bay khác tấn công Yap, Ulithi, Anguar và Babelthuap, ghìm chân lực lượng không quân Nhật trong khi Palau bị tấn công vào ngày 15 tháng 9. Ngày 2 tháng 9, một trong những chiếc TBF Grumman Avenger của con tàu bị bắn rơi trong không phận của đối phương, và phi công của nó chính là Tổng thống tương lai George H.W.Bush, bị buộc phải nhảy dù xuống biển và được một tàu ngầm Mỹ cứu thoát.[1] Cả hai đồng đội của ông đều thiệt mạng, nhưng do đã xoay sở cắt thả bom trước khi thoát ra khỏi máy bay, ông đã được tặng thưởng Huân chương Chữ thập bay Dũng cảm [2]. Sau một đợt nghỉ ngơi tiếp liệu tại Manus thuộc quần đảo Admiralty, San Jacinto tham gia không kích xuống Okinawa đồng thời thực hiện trinh sát hình ảnh nhằm thu thập thôngtin chuẩn bị cho kế hoạch xâm chiếm nơi này trong tương lai. Sau khi được tiếp nhiên liệu ngoài biển, một lần nữa chiếc tàu sân bay thực hiện việc bảo vệ trên không suốt ngày trong khi các tàu sân bay khác không kích Đài Loan, phía Bắc đảo Luzon và khu vực vịnh Manila từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 10. Sau một phi vụ thực hiện vào ngày 17 tháng 10, một chiếc máy bay tiêm kích quay trở về tàu đã hạ cánh quá mạnh và tình cờ khai hỏa các khẩu súng máy của nó vào đảo cấu trúc thượng tầng của con tàu, làm thiệt mạng hai người và bị thương 24, trong đó có chỉ huy con tàu, cũng như gây hư hỏng đáng kể cho hệ thống radar. Dù vậy, San Jacinto vẫn còn đủ khả năng chiến đấu. [sửa] Philippines Khi lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên Leyte thuộc miền Trung Philippines vào ngày 20 tháng 10 năm 1944, San Jacinto thực hiện việc hỗ trợ trên không gần mặt đất. Vào ngày 24 tháng 10, nhiệm vụ này bị cắt ngang do tin tức về ba mũi gọng kìm của Hải quân Nhật Bản đang tiến đến gần để phản công, trở thành trận chiến vịnh Leyte, trận hải chiến lớn nhất của Đệ nhị thế chiến. San Jacinto đã tung máy bay của nó tấn công vào "Lực lượng Trung Tâm" Nhật Bản trong Trận chiến biển Sibuyan, rồi sau đó vội vã hướng lên phía Bắc truy đuổi "Lực lượng phía Bắc", gây thiệt hại nặng cho các tàu sân bay cùng lực lượng tàu nổi Nhật Bản trong Trận chiến mũi Engano. Vào ngày 30 tháng 10, máy bay của nó hỗ trợ trên không cho lực lượng tại Leyte trong khi hỏa lực phòng không bắn rơi hai máy bay mưu toan tấn công tự sát nhắm vào chiếc tàu sân bay. Sau một chặng nghỉ tại Ulithi, San Jacinto tham gia không kích tại khu vực vịnh Manila; rồi thực hiện chuyến đi đến Guam để thay phiên lực lượng không quân phối thuộc, nhận lên tàu Liên đội Không lực 45. Nó bị hư hỏng nhẹ sau khi chịu đựng một cơn bão vào tháng 12 năm 1944. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa tại Ulithi, San Jacinto đi cùng lực lượng tàu sân bay nhanh tiến vào biển Nam Trung Quốc và tung ra các đợt không kích nặng nề nhắm vào các sân bay tại Đài Loan và tàu bè tại vịnh Cam Ranh thuộc Đông Dương và Hong Kong. Sau khi được tiếp liệu ngoài khơi, Lực lượng Đặc nhiệm 38 đã có thể tiếp tục gây áp lực mạnh lên đối phương đồng thời hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Luzon bằng các đợt không kích nhắm vào quần đảo Ryukyu. [sửa] Tấn công Nhật Bản Kế tiếp, San Jacinto tham gia cuộc tấn công đầu tiên bởi các tàu sân bay vào các đảo chính quốc Nhật Bản. Trong đợt không kích vào các ngày 16 và 17 tháng 2 năm 1945, máy bay xuất phát từ các tàu sân bay đã bắn rơi nhiều máy bay đối phương trong các cuộc không chiến ác liệt bên trên các sân bay tại khu vực Tokyo. Các chiến dịch này được thực hiện để hỗ trợ cho cuộc tấn công chiếm đóng Iwo Jima sắp đến; rồi đến lượt trực tiếp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến, rồi được tiếp nối bằng đợt không kích lên Tokyo và Okinawa trước khi San Jacinto quay trở về Ulithi. Trong khi thực hiện các chiến dịch ngoài khơi Kyūshū, Nhật Bản, San Jacinto tận mắt chứng kiến tai họa của chiếc tàu sân bay Franklin (CV-13); và vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, bản thân nó thoát khỏi bị phá hủy chỉ trong gang tấc khi bị một máy bay kamikaze suýt đâm trúng. Các đợt tấn công hàng loạt của đối phương trong Chiến dịch "Núi Băng" (Iceberg) diễn ra khi lực lượng tàu sân bay hỗ trợ cho cuộc tấn công Okinawa. Ngày 5 tháng 4, hơn 500 máy bay đối phương mà chủ yếu là kamikaze đã tham gia tấn công; hỏa lực phòng không và máy bay tiêm kích tuần tra chiếnđấu trên không đã bắn rơi khoảng 300 chiếc, nhưng nhiều chiếc đã lọt qua được. Xạ thủ trên chiếc San Jacinto đã bắn rụng cánh của một máy bay có ý định tự sát làm lệch hướng bổ nhào, và bắn rơi một chiếc khác chỉ cách mạn trái mũi tàu 15 m (50 ft). Nhiệm vụ của nó hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ vào Okinawa bao gồm các hoạt động không quân hết sức nặng nề, buộc phải hầu như luôn luôn trong tình trạng tác chiến để hỗ trợ lực lượng trên bộ và đánh trả các máy bay tấn công tự sát diễn ra thường xuyên. Ngày 7 tháng 4, máy bay của San Jacinto đã phóng ngư lôi vào chiếc tàu khu trục Nhật Hamakaze, một thành phần của hạm đội Nhật tham gia Chiến dịch Ten-Go mang tính chất tấn công tự sát, mà trong đó thiết giáp hạm khổng lồ Yamato đã bị đánh chìm. Sau đó, San Jacinto quay trở về công việc đầy nguy hiểm bảo vệ chống lại các cuộc không kích tự sát, tấn công các sân bay kamikaze trên đảo Kyūshū, và hỗ trợ hỏa lực gần mặt đất cho lực lượng trên bộ đang chiến đấu tại Okinawa. Vào ngày 5 tháng 6, nó thoát ra khỏi một trận bão mà không bị thiệt hại, và sau một đợt nghỉ ngơi tiếp liệu tại Leyte, chiếc tàu sân bay lên đường tiếp tục hoạt động trong thành phần của Lực lượng Đặc nhiệm 58. Máy bay của nó bắt đầu tấn công vào các đảo Hokkaidō và Honshū từ ngày 9 tháng 7 và tiếp tục hoạt động này cho đến khi chiến sự ngừng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Các phi vụ thực hiện trên không phận Nhật Bản giờ đây là những chuyến bay hạnh phúc bên trên các trại tập trung tù binh chiến tranh Đồng Minh, thả thuốc men và lương thực cho đến khi họ được giải thoát. Sau khi hoàn tất vai trò trong chiến tranh, San Jacinto quay trở về nhà và neo đậu tại Căn cứ không lực hải quân Alameda, California, vào ngày 14 tháng 9 năm 1945. [sửa] Kết thúc San Jacinto được cho ngừng hoạt động vào ngày 1 tháng 3 năm 1947 và gia nhập Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương tại San Diego. Được xếp lại lớp thành một tàu vận chuyển máy bay (AVT-5) vào ngày 15 tháng 5 năm 1959; nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 1 tháng 6 năm 1970, và được bán để tháo dỡ vào ngày 15 tháng 12 năm 1971 cho hãng National Metal and Steel Corporation, Terminal Island, Los Angeles, California. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 1 tháng 2 năm 1943

Hạ thủy: 7 tháng 2 năm 1944

Đỡ đầu: Stephanie Sarah Pell Hoạt động: 8 tháng 5 năm 1944 1 tháng 10 năm 1954

Bị mất: Bán để tháo dỡ vào ngày 15 tháng 8 năm 1974

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 21 tháng 10 năm 1969

Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947 1 tháng 9 năm 1973

Xóa đăng bạ: 16 tháng 11 năm 1973

Tặng thưởng: 17 Ngôi sao Chiến đấu ba lần Đơn vị Tuyên dương Hải quân Đơn vị Tuyên dương Công trạng.

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 271 m (888 ft) Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 3.448 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa USS Ticonderoga (CV/CVA/CVS-14) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này, được đặt theo tên của đồn Ticonderoga vốn đóng một vai trò trong Chiến tranh dành độc lập Hoa Kỳ. Ticonderoga được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm 1944, và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng năm ngôi sao chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được đưa trở lại hoạt động vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và sau đó như một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Nó được đưa trở lại hoạt động quá trễ để có thể tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên, nhưng đã hoạt động rất tích cực trong Chiến tranh Việt Nam, được tặng thưởng thêm mười hai ngôi sao chiến đấu, ba lần danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân và một danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Công trạng. Ticonderoga khác biệt hơn năm chiếc tàu sân bay cùng thuộc lớp Essex trước nó với số hiệu nhỏ hơn, vì nó có thân tàu được kéo dài thêm 4,9 m (16 ft) để chứa các khẩu súng phòng không ở mũi tàu. Đa số các tàu sân bay thuộc cùng lớp Essex sau này được hoàn tất theo cấu hình thiết kế "thân dài" này, nên một số tác giả đã xếp chúng riêng ra thành một lớp tàu mới gọi là lớp Ticonderoga. Ticonderoga được cho ngừng hoạt động vào năm 1973 và được bán để tháo dỡ vào năm 1975. [sửa] Thiết kế và chế tạo Con tàu được đặt lườn dưới tên gọi Hancock vào ngày 1 tháng 2 năm 1943 tại Newport News, Virginia bởi hãng Newport News Shipbuilding. Nó được đặt lại tên thành Ticonderoga vào ngày 1 tháng 5 năm 1943 và được hạ thủy ngày 7 tháng 2 năm 1944 dưới sự đỡ đầu bởi Cô Stephanie Sarah Pell. Nó được đưa vào hoạt động tại xưởng hải quân Norfolk vào ngày 8 tháng 5 năm 1944 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Dixie Kiefer. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Chạy thử và huấn luyện Ticonderoga ở lại Norfolk gần hai tháng để được trang bị và phối thuộc Liên đội Không lực 80. Vào ngày 26 tháng 6, chiếc tàu sân bay thực hiện chuyến đi đến quần đảo British West Indies. Nó thực hiện các hoạt động huấn luyện và không quaân trên đường đi, và đến Port of Spain, Trinidad vào ngày 30 tháng 6. Trong vòng 15 ngày tiếp theo sau, Ticonderoga tiến hành huấn luyện một cách khẩn trương nhằm đưa thủy thủ đoàn và lực lượng không quân của nó trở thành một đội hình hiệu quả trong thời chiến. Nó rời West Indies ngày 16 tháng 7 quay trở về Norfolk, và đến nơi ngày 22 tháng 7 nơi nó thực hiện các sửa chữa sau khi chạy thử cùng các thay đổi khác. Vào ngày 30 tháng 8, chiếc tàu sân bay lên đường hướng về Panama. Nó vượt qua kênh đào Panama ngày 4 tháng 9 năm và vào ngày hôm sau di chuyển dọc theo bờ biển để hướng đến San Diego. Vào ngày 13 tháng 9 nó thả neo tại San Diego, nơi nó được cung cấp tiếp liệu, nhiên liệu, xăng máy bay cùng 77 máy bay bổ sung, cũng như là các đơn vị và máy bay Thủy quân Lục chiến cùng đi với nó. Vào ngày 19 tháng 9 nó khởi hành hướng về phía Hawaii và đến nơi năm ngày sau. Ticonderoga ở lại Trân Châu Cảng gần một tháng. Chiếc tàu sân bay cùng với chiếc Carina (AK-74) tiến hành các thử nghiệm đang được thực hiện nhằm chuyển bom máy bay từ tàu chở hàng sang tàu sân bay. Sau các thử nghiệm này, nó tiến hành các phi vụ bay hạ cánh ngày và đêm, thực hành tác xạ súng phòng không, cho đến ngày 18 tháng 10, khi nó rời Trân Châu Cảng hướng về phía Tây Thái Bình Dương. Sau một chặng dừng ngắn ngũi tại Eniwetok, Ticonderoga đến đảo san hô Ulithi về phía tây quân đảo Caroline vào ngày 29 tháng 10. Tại đây nó gia nhập Đội Tàu sân bay 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Arthur W. Radford và được phối thuộc vào Lực lượng Đặc nhiệm 38 như một đơn vị của đội Đặc nhiệm 38.3 của Chuẩn Đô đốc Frederick C. Sherman. [sửa] Chiến dịch Philippine Chiếc tàu sân bay rời Ulithi cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 vào ngày 2 tháng 11 năm 1944. Nó gia nhập cùng các tàu sân bay khác khi chúng tiếp nối các cuộc hỗ trợ trên không cho lực lượng trên bộ chiếm đóng Leyte. Nó tung ra cuộc không kích đầu tiên vào buổi sáng ngày 5 tháng 11, và trong hai ngày sau đó máy bay của nó đã bắn phá các tàu bè gần Luzon và các căn cứ không quân trên đảo. Máy bay của nó đã ném bom và bắn phá các sân bay ở Zablan, Mandaluyong và Pasig. Nó cũng tham gia cùng các tàu sân bay khác trong việc đánh đắm chiếc tàu tuần dương hạng nặng Nachi. Thêm vào đó, phi công của chiếc Ticonderoga còn bắn rơi được sáu máy bay Nhật và phá hủy một chiếc trên mặt đất, cũng như làm hư hại 23 chiếc khác. Vào khoảng 16 giờ 00 ngày 5 tháng 11, đối phương trả đủa bằng cách tung ra một tốp đông máy bay cảm tử kamikaze. Hai chiếc máy bay tự sát đã vượt qua được vòng đai tuần tra chiến đấu trên không của máy bay tiêm kích Mỹ và hỏa lực pháo phòng không để đâm vào chiếc Lexington (CV-16). Ticonderoga thoát ra khỏi đợt tấn công này mà không bị thiệt hại gì mà còn bắn rơi được hai máy bay đối phương. Sang ngày 6 tháng 11, chiếc tàu sân bay tung ra hai đợt máy bay tiêm kích càn quét và hai đợt ném bom vào các sân bay tại Luzon cùng tàu bè ở khu vực lân cận. Phi công của nó đã phá hủy được 35 máy bay Nhật và tấn công sáu tàu đối phương trong vịnh Manila. Sau khi thu hồi máy bay, con tàu sân bay rút lui về hướng đông để được tiếp nhiên liệu. Trong ngày 7 tháng 11, nó được tiếp nhiên liệu và nhận được số máy bay thay thế cho số bị mất trong chiến đấu, rồi quay trở lại tấn công các lực lượng đối phương tại Philippines. Sáng sớm ngày 11 tháng 11, máy bay của nó kết hợp cùng số máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 tấn công một đoàn tàu vận tải tăng cường Nhật Bản khi chúng chuẩn bị vào vịnh Ormoc từ biển Camotes. Các máy bay đã cùng nhau tiêu diệt được toàn bộ số tàu hàng và bốn trong số bảy chiếc tàu khu trục hộ tống. Trong các ngày 12 và 13 tháng 11 , Ticonderoga cùng các tàu sân bay chị em với nó tung ra các đợt không kích vào các sân bay tại Luzon và các tàu bè và bến tàu chung quanh Manila. Kết quả mang lại rất đáng kể: tàu tuần dương hạng nhẹ Kiso, bốn tàu khu trục và bảy tàu buôn. Sau khi kết thúc đợt không kích, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 rút lui về phía Đông cho một đợt nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, Ticonderoga và phần còn lại của Đội đặc nhiệm TG 38.3 tiếp tục di chuyển theo hướng Đông, đi đến Ulithi ngày 17 tháng 11 nơi chúng được tiếp liệu và tái trang bị vũ khí. Vào ngày 22 tháng 11, chiếc tàu sân bay rời Ulithi hướng về Philippines một lần nữa. Ba ngày sau, nó tung ra các đợt không kích vào miền trung Luzon và các vùng biển lân cận. Phi công của nó đã kết liễu chiếc tàu tuần dương hạng nặng Kumano, vốn đã bị hư hại trong trận Samar. Sau đó, họ tấn công một đoàn tàu vận tải cách vị trí chiếc Kumano bị đánh đắm khoảng 24 km (15 dặm) về phía Tây Nam vịnh Dasol. Trong đoàn tàu vận tải này, tàu tuần dương Yasoshima, một tàu buôn và ba tàu đổ bộ bị đánh chìm. Máy bay của Ticonderoga kết thúc một ngày chiến đấu bằng một đợt tấn công bắn rơi được 15 máy bay Nhật cùng 11 chiếc khác bị phá hủy trên mặt đất. Trong khi máy bay của nó bận bịu với các mục tiêu Nhật bản trên bờ, sự hiện diện của Ticonderoga cùng các tàu sân bay khác đã bị đối phương chú ý. Ngay sau giữa trưa, một quả ngư lôi phóng ra bởi máy bay đối phương rẽ sóng hướng đến chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Langley (CVL-27), báo hiệu cho một đợt không kích đang đến gần. Xạ thủ trên chiếc Ticonderoga nhào đến các vị trí chiến đấu khi máy bay đối phương tung ra các đợt tấn công cả vừa cảm tử lẫn theo cách thông thường. Tàu sân bay chị em Essex (CV-9) ngập trong lửa khi một trong các máy bay tấn công cảm tử kamikaze đâm trúng nó. Khi một máy bay tự sát thứ hai tìm cách kết liễu con tàu sân bay, xạ thủ trên Ticonderoga cùng các tàu khác đã cắt đường đường bay của nó. Chiều hôm đó, trong khi các đội cứu hộ còn đang ra sức khắc phục các hư hỏng của chiếc Essex, Ticonderoga tiếp đón các máy bay của con tàu sân bay bị hỏng cũng như của chiếc tàu sân bay Intrepid (CV-11) vốn lâm vào hoàn cảnh tương tự. Ngày hôm sau, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 rút lui về hướng Đông. Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 rời Ulithi ngày 11 tháng 12 hướng về phía Philippines. Ticonderoga đi đến điểm xuất phát tấn công vào đầu buổi chiều ngày 13 và tung máy bay của nó ra tấn công các sân bay trên đảo Luzon trong khi máy bay của Lục quân đảm trách phần việc này tại miền Trung Philippines. Trong ba ngày, phi công của Ticonderoga đã tàn phá các sân bay đối phương. Nó rút lui vào ngày 16 cùng với Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 để được tiếp nhiên liệu. Trong khi đang tìm một vùng biển lặng để thực hiện tiếp liệu, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 đi ngay vào một cơn bão dữ dội mà không được báo trước. Điều này đã khiến cho lực lượng của Đô đốc Halsey bị mất ba tàu khu trục cùng hơn 800 nhân mạng và 146 máy bay,[1] tuy nhiên Ticonderoga và các tàu sân bay khác đã thoát ra được với thiệt hại tối thiểu. Sau đó, Ticonderoga quay về Ulithi vào dịp lễ Giáng sinh. Việc sửa chữa các hư hỏng gây ra bởi cơn bão đã giữ chân Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 phải buông neo đến tận cuối tháng. Những con tàu sân bay chỉ trở ra biển vào ngày 30 tháng 12 năm 1944 hướng về phía Bắc đến Đài Loan, và đến Luzon nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên hòn đảo tại vịnh Lingayen. Thời tiết xấu đã giới hạn các cuộc tấn công lên Đài Loan trong những ngày 3 và 4 tháng 1 năm 1945. Các tàu chiến được tiếp nhiên liệu vào ngày 5 tháng 1; và cho dù thời tiết không thuận lợi trong ngày 6 tháng 1, việc tấn công các sân bay trên đảo Luzon vẫn được thực hiện. Trong ngày hôm đó, phi công của Ticonderoga cùng các lực lượng khác đã nâng chiến công của họ thêm 32 máy bay đối phương. Ngày 7 tháng 1 được tiếp nối bởi nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở trên đảo Luzon. Sau một cuộc hẹn để tiếp nhiên liệu vào ngày 8 ,Ticonderoga di chuyển lên hướng Bắc vào ban đêm đến một vị trí chi phối các sân bay Nhật trên đảo Ryūkyū trong quá trình cuộc tấn công Lingayen sáng hôm sau. Tuy nhiên do thời tiết xấu, vận rủi của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 trong suốt mùa Đông 1944 và 1945, đã buộc Đội đặc nhiệm TG 38.3 phải từ bỏ cuộc tấn công lên các sân bay Ryūkyū để hợp cùng Đội đặc nhiệm TG 38.2 gây áp lực lên Đài Loan. [sửa] Biển Nam Trung Quốc Trong đêm 9 rạng sáng ngày 10 tháng 1, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 di chuyển ngang qua eo biển Luzon rồi hướng về phía Tây Nam, đi chéo qua biển Nam Trung Quốc. Ticonderoga thực hiện việc tuần tra chiến đấu trên không trong ngày 11 và đã giúp bắn rơi bốn máy bay đối phương dự định xâm nhập vào đội hình. Các tàu sân bay cùng các tàu hộ tống đã đi đến một địa điểm cách bờ biển Đông Dương khoảng 250 đến 350 km (150 đến 200 dặm). Tại đây, trong ngày 12, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 tung ra khoảng 850 máy bay để thực hiện một loạt các cuộc tấn công vào tàu bè đối phương, trong đó họ đã đánh chìm được 44 tàu với tổng tải trọng trên 130.000 tấn. Sau khi thu hồi máy bay vào cuối buổi chiều, các con tàu sân bay di chuyển về hướng Đông Bắc. Thời tiết xấu đã gây trở ngại cho việc tiếp liệu trong các ngày 13 và 14 tháng 1, trong khi việc trinh sát đã không tìm thấy một mục tiêu giá trị. Vào ngày 15 tháng 1, máy bay tiêm kích đã càn quét các sân bay Nhật dọc theo bờ biển Trung Quốc trong khi các tàu sân bay hướng đến một vị trí để tấn công Hong Kong. Sáng hôm sau, chúng tung ra các phi vụ ném bom xuống các tàu bè và càn quét các sân bay bằng máy bay tiêm kích. Điều kiện thời tiết không cho phép hoạt động không quân trong ngày 17 tháng 1 và làm cho công việc tiếp nhiên liệu trở nên khó khăn. Nó càng trở nên tệ hại hơn trong ngày hôm sau khiến mọi việc tiếp liệu bị đình trệ và không thể hoàn tất cho đến hết ngày 19. Sau đó Lực lượng Đặc nhiệm di chuyển về hướng Bắc và vượt qua eo Luzon thông qua Balintang. [sửa] Các hòn đảo Nam Nhật Bản Ba đội tàu của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 hoàn tất việc tiếp liệu trong đêm 20 và 21 tháng 1 năm 1945. Sáng hôm sau, máy bay của chúng tấn công các sân bay tại Đài Loan, quần đảo Pescadores và Sakishima Gunto. Thời tiết tốt mang lại cả điều lành và tin dữ. Trong khi nó cho phép các phi công Mỹ tiến hành các đợt không kích suốt ngày, nó cũng cho phép quân Nhật thực hiện các phi vụ cảm tử kamikaze. Ngay sau giữa trưa, một máy bay Nhật một động cơ đã đánh trúng chiếc Langley bằng một cú ném bom bổ nhào. Vài giây sau, một máy bay kamikaze ló ra khỏi mây và bổ nhào đến chiếc Ticonderoga. Nó đâm xuyên qua sàn đáp ngang với khẩu đội pháo 127 mm (5 inch) số 2, và quả bom của nó phát nổ ngay trên sàn chứa máy bay. Nhiều chiếc máy bay đang đậu gần đó bốc cháy. Sự chết chóc và phá hủy phát sinh khắp nơi, nhưng thủy thủ đoàn đã chiến đấu một cách dũng cảm để cứu con tàu đang lâm nguy, trong khi Thuyền trưởng Kiefer đã cơ động con tàu một cách rất thông minh. Trước tiên, ông thay đổi hướng đi của con tàu để hướng gió không làm lan thêm các đám cháy. Sau đó, ông ra lệnh cho làm ngập các hầm đạn và các ngăn khác bên dưới để ngăn ngừa các vụ nổ phát sinh thêm và để điều chỉnh lại độ nghiêng 10o qua mạn phải. Cuối cùng, ông ra lệnh cho các toán cứu hộ tiếp tục làm ngập thêm các ngăn bên mạn trái chiếc Ticonderoga. Hành động này đã khiến con tàu nghiêng 10o về mạn trái giúp dịu bớt đám cháy trên sàn đáp. Các toán cứu hỏa cùng kỹ thuật đã hoàn tất công việc khi dập các ngọn lửa và vứt bỏ các máy bay cháy bị hỏng nặng. Con thú bị thương thường thu hút các kẻ săn mồi, và Ticonderoga cũng không phải là ngoại lệ. Những chiếc máy bay kamikaze khác bổ nhào đến nó như một bầy cá mập nhận ra mùi máu. Các xạ thủ pháo phòng không đã liều mình chống trả một cách bài bản và quyết liệt, bắn hạ được ba trong số những kẻ tấn công. Nhưng một chiếc máy bay thứ tư cũng vượt qua được hàng rào phòng thủ và đâm xuống mạn phải chiếc tàu sân bay gần đảo cấu trúc thường tầng. Quả bom của nó phát nổ khiến thêm nhiều máy bay bốc cháy, gây thủng sàn đáp, và giết chết hay làm bị thương thêm khoảng 100 người nữa, Thuyền trưởng Kiefer là một trong số những người bị thương. Nhưng thủy thủ đoàn của chiếc Ticonderoga không dễ dàng chịu buông xuôi; và sau khi tránh được các đợt tấn công khác, họ dập tắt hoàn toàn các đám cháy chỉ sau 14 giờ 00 không lâu; và con tàu sân bay bị thương được cho rút lui. [sửa] Sửa chữa và tái hoạt động Con tàu hư hỏng về đến Ulithi ngày 24 tháng 1 năm 1945, nhưng chỉ dừng lại đủ lâu để chuyển những người bị thương lên tàu bệnh viện Samaritan (AH-10), chuyển liên đội máy bay của nó sang chiếc Hancock (CV-19), và nhận lên tàu các hành khách cần quay về nhà. Ticonderoga rời vũng biển san hô ngày 28 tháng 1 hướng về phía Hoa Kỳ. Nó dừng lại Trân Châu Cảng một thời gian ngắn rồi thẳng hướng đến Xưởng hải quân Puget Sound nơi nó đến nơi vào ngày 15 tháng 2. Việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 20 tháng 4 năm 1945, và nó rời Puget Sound ngày hôm sau hướng đến Căn cứ Hải quân Alameda. Sau khi nhận lên tàu máy bay và hành khách đi đến Hawaii, chiếc tàu sân bay hướng đến Trân Châu Cảng, nơi nó cập bến vào ngày 1 tháng 5. Ngày hôm sau, Liên đội máy bay 87 lên tàu, và trong tuần lễ tiếp theo sau họ tiến hành huấn luyện chuẩn bị cho con tàu quay trở lại chiến đấu. Ticonderoga rời Trân Châu Cảng, và đang khi trên đường đến Ulithi, nó tung máy bay của nó ra cho một đợt không kích mang tính thực hành lên đảo Taroa tại quần đảo Marshall lúc này còn do quân Nhật chiếm giữ. Vào ngày 22 tháng 5, chiếc tàu sân bay đi đến Ulithi và gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh như một thành phần của Đội Đặc nhiệm TG 58.4 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Radford. [sửa] Chuẩn bị cho chiến dịch Nhật Bản Hai ngày sau khi đến Ulithi, Ticonderoga rời đảo san hô cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 hướng lên phía Bắc, trải qua những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến tranh tại vùng biển nội địa Nhật Bản. Ba ngày sau, Đô đốc Halsey thay thế Đô đốc Raymond Spruance và Đệ Ngũ hạm đội quay trở lại thành Đệ Tam hạm đội, trong khi Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 đổi tên thành TF 38. Trong các ngày 2 và 3 tháng 6 năm 1945, máy bay của Ticonderoga tấn công các sân bay trên đảo Kyūshū trong một nỗ lực vô hiệu hóa phần còn lại của lực lượng không quân Nhật Bản, đặc biệt là các không đoản cảm tử Kamikaze, và để giảm bớt áp lực cho lực lượng Mỹ tại Okinawa. Trong hai ngày tiếp theo sau, Ticonderoga vượt qua được một cơn bão thứ hai mà nó gặp phải trong vòng sáu tháng mà hầu như không bị thiệt hại. Nó giúp hỗ trợ tuần tra chiến đấu trên không trong khi được tiếp nhiên liệu vào ngày 6 tháng 6, và bốn máy bay tiêm kích của nó đã đánh chặn và tiêu diệt ba chiếc máy bay Kamikaze xuất phát từ Okinawa. Chiều tối hôm đó, nó di chuyển tốc độ cao cùng Đội đặc nhiệm TG 38.4 để càn quét các sân bay phía Nam đảo Kyūshū trong ngày 8 tháng 6. Sau đó máy bay của Ticonderoga cùng tham gia ném bom xuống Minami Daito và Kita Daito trước khi chiếc tàu sân bay quay về Leyte, và nó về đến nơi vào ngày 13 tháng 6. Trong hai tuần nghỉ ngơi và tiếp liệu mà nó được hưởng tại Leyte, Ticonderoga được thay đổi đơn vị từ Đội đặc nhiệm TG 38.4 sang Đội đặc nhiệm TG 38.3 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Gerald F. Bogan. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1945, nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 rời Leyte hướng lên phía Bắc tiếp tục nhiệm vụ không kích Nhật Bản. Hai ngày sau, một bộ hộp số giảm tốc bị hỏng buộc nó phải ghé về cảng Apra tại Guam để sửa chữa. Nó ở lại đó cho đến tận ngày 19 tháng 7, khi nó lên đường gia nhập lại Lực lượng Đặc nhiệm TF 38. Vào ngày 24 tháng 7, máy bay của nó hợp cùng các tàu sân bay nhanh khác tấn công các tàu bè trong vùng biển nội địa Nhật Bản cùng các sân bay tại Nagoya, Osaka và Miko. Trong các cuộc không kích này, máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 đã tìm thấy những gì còn sót lại của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản một thời lừng lẩy và đã tiêu diệt các thiết giáp hạm Ise, Hyūga và Haruna cũng như tàu sân bay hộ tống Kaiyo cùng hai tàu tuần dương hạng nặng. Vào ngày 28 tháng 7, máy bay của nó chuyển hướng các nỗ lực sang căn cứ hải quân Kure, nơi họ đánh hỏng một tàu sân bay, ba tàu tuần dương, một tàu khu trục và một tàu ngầm. Nó lại chuyển hướng tấn công vào khu vực công nghiệp tại trung tâm đảo Honshū vào ngày 30 tháng 7, sau đó nhắm vào phía Bắc đảo Honshū và đảo Hokkaidō trong các ngày 9 và 10 tháng 8. Cuộc tấn công sau tàn phá khu vực dành cho kế hoạch không kích tự sát vào căn cứ của lực lượng B-29 đặt trên quần đảo Marianas. Trong các ngày 13 và 14 tháng 8, máy bay của nó quay trở lại khu vực Tokyo thực hiện một đợt tấn công phá hủy những cơ sở vật chất còn lại. Sáng ngày 16 tháng 8, Ticonderoga tung ra một đợt không kích khác nhắm vào Tokyo. Trong quá trình trận đánh hoặc ngay sau đó, tin tức đến được Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 là Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng. Cú sốc hòa bình, cho dù không quá bất ngờ như khi chiến tranh bắt đầu bốn năm trước đó, cũng khiến một số người mất một thời gian để làm quen. Ticonderoga cùng các tàu chị em với nó vẫn duy trì chế độ thường trực chiến đấu, tiếp tục thực hiện các chuyến bay tuần tra bên trên lãnh thổ Nhật Bản và tung ra các chuyến bay trinh sát để tìm các trại tập trung tù binh chiến tranh Đồng Minh nhằm cấp tốc thả dù tiếp liệu cho họ. Ngày 6 tháng 9, bốn ngày sau khi diễn ra lễ ký kết chính thức Văn bản Đầu hàng không điều kiện trên chiếc Missouri (BB-63), Ticonderoga tiến vào vịnh Tokyo. [sửa] Các hoạt động sau chiến tranh Viếc đi đến Tokyo kết thúc một giai đoạn phục vụ và mở ra một giai đoạn mới. Ticonderoga nhận lên tàu những hành khách quay trở về nhà và ra khơi trở lại vào ngày 20 tháng 9 năm 1945. Sau một chặng dừng tại Trân Châu Cảng, chiếc tàu sân bay đến Alameda, California ngày 5 tháng 10. Nó đưa khỏi tàu hàng khách và hàng hóa trước khi ra khơi trở lại vào ngày 9 tháng 10 để đón một nhóm cựu chiến binh khác. Ticonderoga đã đưa hơn một ngàn binh sĩ và thủy thủ về Tacoma, Washington, và ở lại đó cho đến ngày 28 tháng 10 để kỷ niệm Ngày Hải quân. Ngày 29 tháng 10, chiếc tàu sân bay rời Tacoma quay trở lại Alameda. Trên đường đi, tất cả máy bay của Phi đoàn 87 được chuyển lên bờ để chiếc tàu chiến có thể cải biến cho có thêm chỗ trống chuyên chở hành khách trong những chuyến đi Chiến dịch Magic Carpet sắp đến. Sau khi hoàn tất các cải biến tại xưởng hải quân Trân Châu Cảng vào tháng 11, ciếc tàu chiến hướng đến Philippines và đi đến Samar ngày 20 tháng 11. Nó quay về Alameda ngày 6 tháng 12 cùng với gần 4.000 cựu chiến binh quay trở về nhà. Chiếc tàu sân bay còn tiếp tục thực hiện những chuyến đi Magic Carpet tương tự trong tháng 12 năm 194 và tháng 1 năm 1946 trước khi vào xưởng hải quân Puget Sound thực hiện các chuẩn bị để ngưng hoạt động. Gần một năm sau, vào ngày 9 tháng 1 năm 1947, Ticonderoga được cho ngưng hoạt động và được cho neo đậu cùng hải đội Bremerton thuộc Hạm đội Trừ bị Thái Bình Dương. [sửa] Tái bố trí tại Đại Tây Dương Ngày 31 tháng 1 năm 1952, Ticonderoga được rút ra khỏi lực lượng trừ bị và được chuyển từ Bremerton sang New York. Nó rời Puget Sound ngày 27 tháng 2 và đi đến New York vào ngày 1 tháng 4. Ba ngày sau, nó vào xưởng hải quân New York bắt đầu thực hiện đợt cải biến sâu rộng SBC-27C. Trong 29 tháng tiếp theo sau đó, chiếc tàu sân bay được cải biến nhiều điểm: máy phóng hơi nước để có thể phóng máy bay phản lực, lưới ngăn bằng nylon mới, một thang nâng bên cạnh sàn đáp cùng những thiết bị điện tử và kiểm soát hỏa lực mới nhất, cho phép nó trở thành một tành phần thiết yếu trong hạm đội. Ngày 11 tháng 9 năm 1954, Ticonderoga được cho tái hoạt động trở lại tại New York dưới quyền chỉ huy của Đại tá William A. Schoech. Đến tháng 1 năm 1955, chiếc tàu sân bay chuyển về cảng nhà mới là Norfolk, Virginia, và nó đến nơi vào ngày 6 tháng 1. Trong tháng tiếp theo sau, nó thực hiện chuẩn nhận hoạt động tàu sân bay cho Phi đoàn 6 tại khu vực hoạt động Virginia Capes. Vào ngày 3 tháng 2, nó rời Hampton Roads thực hiện chuyến đi thử máy đến gần Cuba, rồi sau đó quay trở về New York ngang qua Norfolk để thực hiện các thay đổi bổ sung. Trong suốt mùa Hè tiếp theo sau, chiếc tàu chiến tiếp tục thực hiện chuẩn nhận hoạt động tàu sân bay tại khu vực Virginia Capes. Sau một lượt viếng thăm Philadelphia vào đầu tháng 9, Ticonderoga tham gia các cuộc thử nghiệm ba kiểu máy bay mới A4D-1 Skyhawk, F4D-1 Skyray và F3H-2N Demon. Sau đó chiếc tàu sân bay quay trở lại các công việc thường xuyên dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến ngày 4 tháng 11 khi nó rời Mayport, Florida hướng đến Châu Âu. Nó thay phiên cho chiếc Intrepid tại Gibraltar 10 ngày sau đó, và tiến hành tuần tra dọc theo suốt chiều dài Địa Trung Hải trong tám tháng tiếp theo sau. Ngày 2 tháng 8 năm 1956, Ticonderoga quay trở về Norfolk và vào xưởng tàu để được cải biến sàn đáp thành kiểu chéo góc và một mũi tàu kín chống bão như một phần của chương trình nâng cấp SBC-125. [sửa] Hoạt động tại Thái Bình Dương Các công việc cải biến được hoàn tất vào đầu năm 1957, và đến tháng 4 năm đó, Ticonderoga di chuyển đến cảng nhà mới ở Alameda, California. Nó đến nơi ngày 30 tháng 5, trải qua một đợt sửa chữa, rồi tiến hành các hoạt động thường xuyên ngoài khơi bờ biển California trong cả mùa Hè. Vào ngày 16 tháng 9, chiếc tàu sân bay rời vịnh San Francisco lên đường sang Viễn Đông. Trên đường đi, nó ghé Trân Châu Cảng trước khi tiếp tục hành trình đến Yokosuka Nhật Bản, và nó đến nơi vào ngày 15 tháng 10. Trong sáu tháng, chiếc tàu chiến tuần tra trong các vùng biển Viễn Đông từ Nhật Bản phía Bắc đến tận Philippines ở phía Nam. Nó quay về Alameda ngày 25 tháng 4 năm 1958, kết thúc lượt phục vụ đầu tiên tại Tây Thái Bình Dương kể từ khi tái hoạt động. Từ năm 1958 đến năm 1963, Ticonderoga còn thực hiện thêm bốn lượt phục vụ tại khu vực Tây Thái Bình Dương; và trong các dịp đó nó thực hiện các chiến dịch huấn luyện cùng các đơn vị khác của Đệ Thất hạm đội cũng như thực hiện các chuyến viếng thăm hữu nghị đến các cảng suốt khu vực Đông Á. Đầu năm 1964, nó thực hiện những công việc chuẩn bị cần thiết cho lượt phục vụ thứ sáu đến Tây Thái Bình Dương; và sau khi hoàn tất các buổi thao dợt ngoài khơi Bờ Tây và tại vùng biển Hawaii, chiếc tàu sân bay rời Trân Châu Cảng ngày 4 tháng 5 năm 1964 cho một lượt phục vụ an bình khác tại Viễn Đông. Ba tháng đầu tiên của chuyến đi này diễn ra bình thường với những buổi thực hành và viếng thăm các cảng như thường lệ. [sửa] Các hoạt động ban đầu tại Việt Nam Nhịp sống êm ả của nó bị cắt đứt vào ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trong khi hoạt động trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, tàu khu trục Maddox (DD-731) báo cáo bị các đơn vị Hải quân Bắc Việt Nam tấn công. Trong vòng vài phút sau khi nhận được tin tức, Ticonderoga gửi đến hiện trường bốn máy bay F8E Crusader trang bị rocket để hỗ trợ cho chiếc tàu khu trục. Khi đến nơi, những chiếc Crusader đã phóng rocket Zuni và càn quét những con tàu Bắc Việt Nam bằng các khẩu pháo 20 mm. Phi công của Ticonderoga phối hợp cùng các xạ thủ trên chiếc Maddox đã đánh lui cuộc tấn công, để lại một tàu phóng lôi chết đứng giữa biển và làm hư hại hai chiếc khác. Hai ngày sau, lúc chiều tối ngày 4 tháng 8, Ticonderoga nhận được những yêu cầu hỗ trợ trên không khẩn cấp từ tàu khu trục Turner Joy (DD-951), lúc đó đang tuần tra cùng với chiếc Maddox, nhằm kháng cự lại cái mà họ gọi là một cuộc đột kích bằng tàu phóng lôi khác. Chiếc tàu sân bay lại tung ra những máy bay đến hỗ trợ cho con tàu khu trục, và Turner Joy đã hướng dẫn cho chúng nhắm đến mục tiêu. Lực lượng phối hợp với nhau trong cuộc đụng độ, và tin là đã đánh chìm hai tàu đối phương và làm hư hại hai chiếc khác. Tổng thống Lyndon Johnson đã phản ứng lại cái mà vào lúc đó ông cho là hai cuộc tấn công không bị khiêu khích trước vào lực lượng hải quân Mỹ, và đã ra lệnh tiến hành các cuộc không kích trả đũa vào các căn cứ tàu phóng lôi Bắc Việt Nam. Vào ngày 5 tháng 8, Ticonderoga cùng tàu sân bay Constellation (CV-64) tung ra 60 phi vụ nhắm vào bốn căn cứ quân sự và các kho dầu. Kết quả các phi vụ tấn công được báo cáo là đã phá hủy 25 tàu phóng lôi, gây hư hại đáng kể các căn cứ và hầu như vô hiệu hóa kho dự trữ dầu. Vì đã phản ứng nhanh chóng và hoạt động tác chiến hiệu quả trong cả ba sự kiện nêu trên, Ticonderoga được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân. [sửa] Rút lui Sau một chuyến đi quay trở lại viếng thăm Nhật Bản trong tháng 9, Ticonderoga quay trở lại các hoạt động thường xuyên tại biển Nam Trung Quốc cho đến khi kết thúc lượt phục vụ vào cuối năm. Chiếc tàu sân bay quay trở về căn cứ tại North Island, California, vào ngày 15 tháng 12 năm 1964. Sau khi nghỉ ngơi sau lượt phục vụ và dịp lễ cuối năm, Ticonderoga đi đến xưởng hải quân Hunter's Point vào ngày 27 tháng 1 năm 1965 bắt đầu một đợt đại tu kéo dài năm tháng. Nó hoàn tất các việc sửa chữa vào tháng 6 và trải qua mùa Hè hoạt động dọc theo bờ biển Nam California. Đến ngày 28 tháng 9, chiếc tàu sân bay hướng ra khơi cho một đợt phục vụ mới tại khu vực Viễn Đông. Nó trải qua một thời gian tại quần đảo Hawaii thực tập sẵn sàng chiến đấu, rồi tiếp tục hướng sang Viễn Đông, đi đến "Dixie Station" vào ngày 5 tháng 11 và ngay lập tức bắt đầu các hoạt động tác chiến. [sửa] Broken Arrow Ticonderoga từng bị vướng vào một tai nạn hạt nhân mang mật danh Broken Arrow (Mũi tên gảy) khi một máy bay cường kích A-4 Skyhawk thuộc Phi đội VA-56 mang theo một quả bom nguyên tử B43 bị mất tích ngoài khơi bờ biển Nhật Bản vào ngày 5 tháng 12 năm 1965. Cả máy bay, phi công lẫn quả bom đều không được tìm thấy. [2] [sửa] Đợt bố trí 1965-1966 Lượt hoạt động của Ticonderoga vào mùa Đông 1965 và 1966 là đợt đầu tiên trong tổng số bốn lượt phục vụ của nó trong quá trình Hoa Kỳ can dự vào Chiến tranh Việt Nam. Trong sáu tháng tại Viễn Đông, chiếc tàu sân bay đã trải qua tổng cộng 116 ngày hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam, phân chia đều thời gian đó giữa hai trạm "Dixie" và "Yankee Station", tương ứng với hoạt động tại khu vực ngoài khơi Nam và Bắc Việt Nam. Không lực của nó đã ném trên 8.000 tấn vũ khí trong hơn 10.000 phi vụ chiến đấu, với thiệt hại 16 máy bay và 5 phi công. Máy bay của nó đã tấn công các vị trí tại Bắc Việt Nam và ngăn chặn con đường tiếp tế vào Nam Việt Nam; đặc biệt, họ báo cáo đã phá hủy 35 cầu, nhiều kho tàng, doanh trại, xe tải, thuyền và toa xe hỏa; gây hư hại đáng kể cho nhà máy nhiệt điện quan trọng của Bắc Việt Nam tại Uông Bí, phía Bắc Hải Phòng. Sau một chặng dừng tại Sasebo, Nhật Bản, từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 1966, chiếc tàu sân bay lại ra khơi quay trở về Hoa Kỳ. Vào ngày 13 tháng 5, nó tiến vào cảng San Diego kết thúc lượt phục vụ. [sửa] Đợt bố trí 1966-1967 Sau khi thực hiện các sửa chữa cần thiết, Ticonderoga rời San Diego ngày 9 tháng 7 thực hiện các hoạt động huấn luyện thường trực ngoài khơi Bờ Tây Hoa Kỳ, và tiếp tục công việc này cho đến ngày 15 tháng 10, khi chiếc tàu sân bay rời San Diego hướng đến khu vực Tây Thái Bình Dương ngang qua Hawaii. Nó đi đến Yokosuka vào ngày 30 tháng 10 rồi ở lại đó cho đến ngày 5 tháng 11 khi nó hướng về phía Nam và nghỉ qua đêm tại căn cứ vịnh Subic thuộc Philippines vào ngày 10 và 11 tháng 11. Ticonderoga đi đến vịnh Bắc Bộ vào ngày 13 tháng 11 bắt đầu thực hiện lượt hoạt động thứ nhất trong tổng số ba lượt được thực hiện trong giai đoạn 1966 - 1969. Nó đã thực hiện 11.650 phi vụ chiến đấu, tất cả đều nhắm vào các mục tiêu tại Bắc Việt Nam. Một lần nữa, mục tiêu chủ yếu của nó là hệ thống hậu cần, thông tin liên lạc và vận tải. Do tất cả các nỗ lực được thực hiện cả ngày lẫn đêm để tấn công các mục tiêu đối phương, Ticonderoga và liên đội không quân phối thuộc được tặng thưởng Đơn vị Tuyên dương Hải quân thứ hai. Nó hoàn tất lượt phục vụ vào ngày 27 tháng 4 năm 1967 và quay về Yokosuka, nơi nó lại khởi hành vào ngày 19 tháng 5 để quay về Hoa Kỳ. Mười ngày sau, chiếc tàu sân bay vào cảng San Diego và bắt đầu một kỳ nghỉ kéo dài một tháng. Vào đầu tháng 7, nó đi đến Bremerton, Washington để vào xưởng hải quân Puget Sound thực hiện đợt sửa chữa kéo dài hai tháng. Sau khi hoàn tất, nó rời Bremerton ngày 6 tháng 9 di chuyển về phía Nam để hoạt động huấn luyện ngoài khơi bờ biển Nam California. [sửa] Đợt bố trí 1968 Vào ngày 28 tháng 12 năm 1967, Ticonderoga lên đường thực hiện lượt hoạt động tác chiến thứ ba tại vùng biển ngoài khơi Đông Dương. Chiếc tàu sân bay đến Yokosuka ngày 17 tháng 1 năm 1968, và sau hai ngày tu bổ, nó tiếp tục hành trình đến vịnh Bắc Bộ, nơi nó đến vị trí tác chiến và bắt đầu hoạt động từ ngày 26 tháng 1. Từ tháng 1 đến tháng 7, Ticonderoga hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam năm lần với tổng cộng 120 ngày hoạt động tác chiến. Trong thời gian này, liên đội không quân của nó thực hiện trên 13.000 phi vụ chống lại lực lượng Bắc Việt Nam và Việt Cộng tại Nam Việt Nam, hầu hết là ngăn cản sự vận chuyển tiếp liệu quân sự của đối phương. Vào giữa tháng 4, sau một đợt hoạt động, chiếc tàu sân bay thăm viếng cảng Singapore, và sau một đợt đợt tu bổ và tiếp liệu tại căn cứ vịnh Subic Bay, nó quay trở lại hoạt động ngoài khơi Việt Nam. Vào ngày 9 tháng 7, Thiếu tá Hải quân J. B. Nichols ghi được chiến công bắn hạ máy bay MiG đầu tiên của Ticonderoga. Chiếc tàu sân bay quay trở về vịnh Subic để bảo trì vào ngày 25 tháng 7. Vào ngày 27 tháng 7, nó di chuyển về phía Bắc hướng đến Yokosuka và trải qua một tuần lễ tu bổ và nhận chỉ thị trước khi quay về Hoa Kỳ ngày 7 tháng 8. Ticonderoga về đến San Diego vào ngày 17 tháng 8 và đưa liên đội không lực của nó lên bờ. Vào ngày 22 tháng 8, nó vào xưởng hải quân Long Beach để đại tu. Chiếc tàu sân bay hoàn tất công việc sửa chữa vào ngày 21 tháng 10, tiến hành chạy thử máy trong các ngày 28 và 29 tháng 10, và bắt đầu các hoạt động thường xuyên ngoài khơi San Diego từ đầu tháng 11. Trong thời gian còn lại của năm 1968, nó tiến hành huấn luyện ôn tập và chuẩn nhận tàu sân bay cho liên đội không quân phối thuộc dọc theo bờ biển Nam California. [sửa] Đợt bố trí cuối cùng 1969 Trong tháng đầu tiên của năm 1969, Ticonderoga chuẩn bị cho lượt bố trí tác chiến thứ tư liên tục tại khu vực Đông Nam Á. Vào ngày 1 tháng 2, nó rời San Diego hướng sang Viễn Đông. Sau một chặng dừng ngắn tại Trân Châu Cảng một tuần sau đó, nó tiếp tục hành trình đến Yokosuka và đến nơi vào ngày 20 tháng 2. Chiếc tàu sân bay rời Yokosuka ngày 28 tháng 2 hướng về phía bờ biển Việt Nam, và nó đi đến nơi ngày 4 tháng 3. Trong bốn tháng tiếp theo sau, Ticonderoga hoạt động ngoài khơi Việt Nam, tấn công các con đường tiếp liệu và các mục tiêu khác của đối phương. Lượt hoạt động của chiếc tàu sân bay tại Việt Nam bị ngắt quãng vào ngày 16 tháng 4 khi nó nhận được lệnh đi lên phía Bắc hướng về phía biển Nhật Bản. Máy bay của Bắc Triều Tiên đã bắn rơi một máy bay trinh sát hải quân Mỹ trong khu vực này, và Ticonderoga được gọi để tăng cường cho lực lượng ứng chiến tại đây. Tuy nhiên, sự căng thẳng trôi qua, và Ticonderoga quay về vịnh Subic ngày 27 tháng 4 để tu bổ. Đến ngày 8 tháng 5, nó rời Philippines quay lại "Yankee Station" tiếp tục các hoạt động tác chiến tại Việt Nam. Trong thời gian hoạt động này, chiếc tàu sân bay từng thăm viếng các cảng Sasebo và Hong Kong. Chiếc tàu chiến lại hoạt động ngoài khơi Việt Nam từ ngày 26 tháng 6, và trong 37 ngày tiếp theo sau đã thực hiện thành công các phi vụ tấn công mục tiêu đối phương. Sau đó nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 71 trong vùng biển Nhật Bản trong suốt thời gian còn lại của lượt phục vụ. Ticonderoga kết thúc lượt bố trí hoạt động rất thành công của nó khi được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân lần thứ ba do thành tích đạt được trong lượt này khi nó rời vịnh Subic ngày 4 tháng 9 quay trở về Hoa Kỳ. [sửa] Các hoạt động sau cùng Ticonderoga về đến San Diego vào ngày 18 tháng 9 năm 1969. Sau gần một tháng nghỉ ngơi, nó di chuyển đến xưởng hải quân Long Beach vào giữa tháng 10 để bắt đầu thực hiện việc cải biến thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (ASW). Công việc đại tu và cải biến được bắt đầu vào ngày 20 tháng 10, và Ticonderoga được xếp lại lớp với ký hiệu CVS-14 vào ngày 21 tháng 10. Nó hoàn tất việc đại tu và cải biến vào ngày 28 tháng 5 năm 1970 và bắt đầu tiến hành chạy thử máy ngoài khơi Long Beach đến gần hết tháng 6. Vào ngày 26 tháng 6, chiếc tàu sân bay đi đến cảng nhà mới là San Diego. Trong tháng 7 và tháng 8, Ticonderoga thực hiện huấn luyện ôn tập và chuẩn nhận tàu sân bay cho liên đội không lực mới. Nó hoạt động ngoài khơi bờ biển California suốt thời gian còn lại của năm, và tham gia hai cuộc tập trận HUKASWEX 4-70 vào cuối tháng 10 và COMPUTEX 23-70 từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12. Trong quãng đời phục vụ còn lại của nó, Ticonderoga được bố trí thêm hai lượt phục vụ tại Viễn Đông. Do nhiệm vụ được phân cho nó đã thay đổi, nó không còn tham gia tác chiến tại Việt Nam. Chúng bao gồm việc thực tập huấn luyện tại biển Nhật Bản cùng các tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Lượt bố trí thứ nhất còn bao gồm chuyến đi đến Ấn Độ Dương cùng các đơn vị của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và chuyến đi ngang qua eo biển Sunda tham gia lễ hội kỷ niệm việc mất hai chiếc tàu chiến Houston (CA-30) và HMAS Perth vào năm 1942. Giữa hai lượt bố trí, Ticonderoga hoạt động tại khu vực Đông Thái Bình Dương và tham gia vào việc thu hồi tàu vũ trụ chinh phục mặt trăng Apollo 16 gần đảo Samoa do Mỹ quản lý vào tháng 4 năm 1972. Lượt bố trí thứ hai diễn ra vào mùa Hè năm 1972, và ngoài các hoạt động thực tập huấn luyện tại biển Nhật Bản, Ticonderoga còn tham gia các hoạt động huấn luyện chống tàu ngầm tại biển Nam Trung Quốc. Mùa Hè năm đó, nó quay về khu vực Đông Thái Bình Dương, và vào tháng 12, tham gia thu hồi chuyến bay Apollo 17 hạ cánh xuống khu vực Samoa. Sau đó chiếc tàu sân bay hướng về San Diego, và nó đến nơi ngày 28 tháng 12. Ngày 22 tháng 6 năm 1973, Ticonderoga còn tham gia thu hồi chuyến bay Skylab 2 hạ cánh gần San Diego. Ticonderoga tiếp tục hoạt động thêm chín tháng, trước tiên là những hoạt động thường xuyên ngoài khơi San Diego, và sau đó chuẩn bị để được ngừng hoạt động. Ngày 1 tháng 9 năm 1973, chiếc tàu sân bay được cho ngừng hạt động sau khi một đoàn điều tra và khảo sát cho rằng con tàu không còn phù hợp cho việc phục vụ trong hải quân. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 16 tháng 11 năm 1973, và nó được bán để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 9 năm 1975. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Wasp Đặt hàng: 19 tháng 9 năm 1935

Đặt lườn: 1 tháng 4 năm 1936

Hạ thủy: 4 tháng 4 năm 1939

Đỡ đầu: Carolyn Edison

Hoạt động: 25 tháng 4 năm 1940

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 15 tháng 9 năm 1942

Tặng thưởng: Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Châu Âu-Bắc Phi-Trung Đông (1 sao) Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (1 sao) Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 14.700 tấn (thiết kế); 19.116 tấn (đầy tải) Chiều dài: 209,7 m (688 ft) (ở mực nước) 225,9 m (741 ft 3 in) (chung) Mạn thuyền: 24,6 m (80 ft 9 in) (ở mực nước) 33,2 m (109 ft) (chung) Tầm nước: 6,1 m (20 ft) Lực đẩy: Turbine hơi nước, 6 nồi hơi ở áp suất 565 psi 2 trục, công suất 75.000 mã lực Tốc độ: 54,6 km/h (29,5 knot) Tầm xa: 22.200 km ở tốc độ 28 km/h (12.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 1.800 sĩ quan và thủy thủ (thời bình) Vũ khí: 8 × pháo nòng đơn 5 inch cỡ nòng 38 4 × pháo 4 nòng 1,1 inch cỡ nòng 75 24 × súng máy cỡ nòng .50 Vỏ giáp: tháp chỉ huy bọc thép 60 lb 3,5 inch bên cạnh thép 50 lb trên sàn tàu phía trên bánh lái Vũ khí điện tử: radar RCA CXAM-1[1]

Máy bay: 74 máy bay 3 × thang nâng (1 ở cạnh sàn đáp) 2 × máy phóng thủy lực trên sàn đáp 2 × máy phóng thủy lực trên sàn chứa máy bay Chiếc tàu thứ tám mang tên USS Wasp là một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ. Nó là chiếc duy nhất trong lớp tàu của nó. Được chế tạo để sử dụng hết hạn ngạch tải trọng còn lại dành cho tàu sân bay của Hoa Kỳ theo các hiệp ước có hiệu lực vào thời đó, nó được cấu trúc thu nhỏ lại dựa trên khung sườn của lớp Yorktown. [sửa] Thiết kế Wasp là một "thứ phẩm" của Hiệp ước Hải quân Washington. Cùng với việc đóng hai chiếc tàu sân bay Yorktown và Enterprise, Hoa Kỳ còn lại hạn ngạch 15.000 tấn để tăng cường hạm đội tàu sân bay. Hải quân đã cố gắng dồn nén một lực lượng không quân lớn lên một chiếc tàu có lượng rẽ nước nhỏ hơn 25% so với lớp tàu Yorktown. Nhằm tiết kiệm chỗ và trọng lượng, Wasp được cấu trúc với động cơ công suất thấp 75.000 mã lực (so với chiếc Yorktown 120.000 mã lực, lớp tàu Essex 150.000 mã lực và lớp tàu Independence hạng nhẹ 100.000 mã lực). Thêm nữa, Wasp được hạ thủy mà hầu như không có vỏ giáp, mặc dù nó có thể được nâng cấp sau khi hoàn tất. Đáng kể nhất là Wasp hầu như không có được sự bảo vệ chống lại ngư lôi. Kết quả là chiếc tàu được ra đời với những khiếm khuyết cố hữu nghiêm trọng. Những điểm yếu này, cùng với kinh nghiệm tương đối kém trong việc cứu nạn trong những ngày đầu chiến tranh, đã trở thành những nguy hiểm chết người. Chiếc tàu được đặt lườn vào ngày 1 tháng 4 năm 1936 tại xưởng tàu Fore River ở Quincy, Massachusetts; được hạ thủy vào ngày 4 tháng 4 năm 1939, được đỡ đầu bởi bà Carolyn Edison (phu nhân của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân Charles Edison), và được đưa vào hoạt động vào ngày 25 tháng 4 năm 1940 tại South Boston, Massachusetts dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng John W. Reeves, Jr.. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Các hoạt động ban đầu Wasp ở lại Boston cho đến hết tháng 5 để được tiếp tục trang bị, cho đến khi nó ra khơi vào ngày 5 tháng 6 năm 1940 để hiệu chỉnh thiết bị định vị radio. Sau khi được tiếp tục trang bị trong khi thả neo tại cảng Boston, chiếc tàu sân bay mới di chuyển một cách độc lập đến Hampton Roads, Virginia; và thả neo tại đó vào ngày 24 tháng 6. Bốn ngày sau, nó khởi hành đi Caribbean cùng chiếc tàu khu trục Morris. Trên đường đi, nó tiến hành các thử nghiệm chuẩn nhận hoạt động trên tàu sân bay. Trong số những phi công được chuẩn nhận sớm nhất có cả Trung úy David McCampbell, người mà sau này trở thành phi công "Ách" có nhiều chiến công nhất của Hải quân trong Thế Chiến II. Wasp đi đến vịnh Guantánamo kịp lúc để "trang trí" chiếc tàu nhân kỷ niệm Ngày Độc Lập. Một bi kịch xảy ra làm hỏng chuyến đi chạy thử của chiếc tàu sân bay. Vào ngày 9 tháng 7, một trong những chiếc Vought SB2U-2 Vindicator của nó đã bị rơi cách tàu khoảng hai dặm (3 km). Wasp nhanh chóng chuyển hướng tiến đến hiện trường, cũng như là tàu khu trục canh phòng máy bay Morris. Những chiếc xuồng từ tàu khu trục đã vớt được các vật dụng trong khoang chứa của chiếc máy bay, nhưng bản thân chiếc máy bay đã chìm xuống biển cùng hai thành viên đội bay. Wasp rời vịnh Guantánamo Bay ngày 11 tháng 7 và quay về đến Hampton Roads bốn ngày sau đó. Tại đây, nó nhận lên tàu những máy bay của Liên đội Không lực Thủy quân Lục chiến 1 và ra khơi để thực hiện thử nghiệm chuẩn nhận. Hoạt động ngoài khơi khu vực thực tập phía nam, con tàu và những chiếc máy bay hoàn thiện những kỷ năng của chúng trong một tuần lễ trước khi lực lượng Thủy quân Lục chiến rời tàu ở Norfolk, sau đó chiếc tàu sân bay di chuyển lên phía Bắc đến Boston để thực hiện các sửa chữa sau khi chạy thử. Trong khi ở tại Boston, nó đã bắn 21 phát súng chào nhân dịp Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, trên chiếc tàu buồm của ông, chiếc Potomac, ghé thăm Boston Navy Yard vào ngày 10 tháng 8. Wasp rời Boston ngày 21 tháng 8 để thực hành lái tàu và thử máy hết công suất. Sáng ngày hôm sau nó hướng đến Norfolk, Virginia. Trong vài ngày tiếp theo sau đó, trong khi chiếc tàu khu trục Ellis hoạt động như là tàu hộ tống bảo vệ không quân, Wasp phóng và thu hồi các máy bay của nó: máy bay tiêm kích thuộc Phi đội Tiêm kích 7 (VF 7) và máy bay ném bom-tuần tiểu thuộc Phi đội Tuần tiểu 72 (VS 72). Chiếc tàu sân bay quay về Xưởng Hải quân Norfolk vào ngày 28 tháng 8 để thực hiện các sửa chữa thay đổi các turbine của nó. Công việc này khiến nó phải ở lại xưởng suốt tháng tiếp theo. Được đưa vào ụ tàu từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 9, Wasp đi chuyến chạy thử cuối cùng ở Hampton Roads vào ngày 26 tháng 9 năm 1940. [sửa] Cùng với Hạm đội Sẵn sàng để gia nhập hạm đội và được phân về Đội tàu sân bay 3, Lực lượng Tuần tra, Wasp chuyển đến Căn cứ Hải quân Norfolk (NOB Norfolk) vào ngày 11 tháng 10 năm 1940. Tại đây nó nhận lên tàu 24 chiếc P-40 thuộc Phi đội Tiêm kích 8 Quân đoàn Không lực Lục quân Hoa Kỳ và chín chiếc O-47A thuộc Phi đội Quan sát 2, cũng như các máy bay dự trữ và đa dụng Grumman J2F của riêng nó vào ngày 12 tháng 10. Hướng ra biển để có khoảng trống vận động, Wasp cho cất cánh những chiếc máy Lục quân trong một thử nghiệm nhằm so sánh khoảng đường băng cất cánh của máy bay tiêu chuẩn Hải quân và máy bay Lục quân. Thử nghiệm này, lần đầu tiên máy bay Lục quân cất cánh từ một tàu sân bay Hải quân, báo trước việc sử dụng con tàu trong vai trò vận chuyển mà nó thực hiện xuất sắc trong Thế Chiến II. Sau đó Wasp hướng về Cuba cùng với các tàu khu trục Plunkett và Niblack. Trong bốn ngày tiếp theo sau, máy bay của nó thực hiện các chuyến bay huấn luyện thường xuyên, bao gồm thực hành ném bom bổ nhào và thực hành bắn súng máy. Khi đến Guantánamo, Wasp bắn chào một loạt 13 phát chào mừng Chuẩn Đô đốc Hayne Ellis, Chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương, lên chiếc thiết giáp hạm Texas vào ngày 19 tháng 10. Trong những ngày còn lại của tháng 10 và trong tháng 11, Wasp tiến hành huấn luyện trong khu vực Vịnh Guantánamo. Máy bay của nó thực hành thử nghiệm chuẩn nhận và bay huấn luyện và bay huấn luyện ôn tập, trong khi các xạ thủ của nó rèn luyện kỷ năng tác xạ mục tiêu tầm ngắn với mục tiêu giả được kéo bởi chiếc tàu kéo hạm đội mới Seminole. Sau khi hoàn tất các nhiệm vụ tại vùng biển Caribbe, Wasp khởi hành đi Norfolk và đến nơi vào trưa ngày 26 tháng 11. Nó ở lại Xưởng Hải quân Norfolk cho đến tận Lễ Giáng Sinh năm 1940. Sau khi thực hiện các thử nghiệm giải từ lần đầu tiên cùng với chiếc Hannibal, nó khởi hành đi một cách độc lập đến Cuba. Đến vịnh Guantánamo ngày 27 tháng 1 năm 1941, Wasp tiến hành các hoạt động huấn luyện bay thường xuyên cho đến tháng 2. Cùng với chiếc tàu khu trục Walke hoạt động như là tàu cảnh giới máy bay, Wasp hoạt động ngoài khơi Guantánamo và Culebra, tiến hành thao diễn với một loạt các tàu chiến: thiết giáp hạm Texas, tàu sân bay Ranger, các tàu tuần dương Tuscaloosa và Wichita cùng các khu trục hạm. Wasp thực hành tác xạ và tác chiến, cũng như huấn luyện bay thường xuyên cho đến tháng 3. Trên đường đến Hampton Roads ngày 4 tháng 3, chiếc tàu sân bay đã tiến hành thực tập chiến đấu ban đêm cho đến tận rạng sáng ngày 5 tháng 3. Trên đường đi đến Norfolk, thời tiết trở nên rất xấu vào chiều tối ngày 7 tháng 3. Wasp di chuyển với vận tốc chuẩn 31 km/h (19 mph, 17 knot). Ngoài khơi mũi Hatteras, một quan sát viên trên tàu nhìn thấy một pháo hiệu đỏ lúc 22 giờ 45 phút, rồi một loạt pháo hiệu thứ hai lúc 22 giờ 59 phút. Đến 23 giờ 29 phút, dưới sự trợ giúp của các đền pha tìm kiếm, Wasp tìm thấy các kẻ đang bị lâm nạn. Đó là chiếc tàu buồm chở gỗ George E. Klinck đang trên đường đi từ Jacksonville, Florida đến Southwest Harbor, Maine. Lúc đó thời tiết càng lúc càng trở nên phức tạp, từ sóng biển cấp 5 tăng lên cấp 7. Wasp tiến đến gần và chạy cặp song song lúc 00 giờ 07 phút ngày 8 tháng 3. Trong khi đó, bốn người trên chiếc tàu buồm trèo qua một thang dây Jacob lắc lư và bị gió mạnh vùi dập. Sau đó, mặc cho cơn giông tố tiếp tục hoành hành mảnh liệt, Wasp cho hạ xuống một chiếc xuồng vào lúc 00 giờ 16 phút, đem được bốn người còn lại trên chiếc tàu buồm đang đắm ở độ sâu 46 m (152 ft). Cuối ngày hôm đó, Wasp đưa lên bờ các thủy thủ bị giải cứu, và lập tức vào ụ tàu của Xưởng Hải quân Norfolk. Con tàu được tiến hành các sửa chữa cần thiết cho các turbine. Các lổ cửa sổ trên thành tàu ở hầm thứ ba được hàn lại nhằm tăng độ kín nước, và bổ sung thêm các mảnh thép bảo vệ quanh các khẩu đội pháo 5 inch và 1,1 inch. Wasp là chiếc tàu thứ mười bốn được trang bị kiểu radar thế hệ đầu tiên RCA CXAM-1.[1] Sau khi các công việc sửa chữa và thay đổi trên hoàn tất, Wasp khởi hành hướng đến Quần đảo Virgin vào ngày 22 tháng 3, đến St. Thomas ba ngày sau. Không lâu sau nó chuyển đến vịnh Guantánamo và chất lên các hàng tiếp liệu hàng hải để vận chuyển đến Norfolk. Quay về Norfolk ngày 30 tháng 3, Wasp tiến hành các hoạt động huấn luyện bay thường xuyên ngoài khơi Hampton Roads trong những ngày tiếp theo sau cho đến tận tháng 4. Cùng với chiếc tàu khu trục Sampson, chiếc tàu sân bay tiến hành một cuộc tìm kiếm vô vọng một chiếc máy bay trinh sát bị rơi gần vị trí của nó vào ngày 8 tháng 4. Trong những ngày còn lại của tháng 4, Wasp hoạt động ngoài khơi phía Đông giữa Newport, Rhode Island và Norfolk, thực hiện huấn luyện bay và tuần tra cùng các phi đội máy bay trên tàu. Nó chuyển đến Bermuda vào giữa tháng 5, thả neo tại vịnh Grassy vào ngày 12 tháng 5. Tám ngày sau, con tàu lên đường cùng chiếc tàu tuần dương Quincy và các tàu khu trục Livermore và Kearny để tập trận ngoài biển trước khi quay trở về vịnh Grassy vào ngày 3 tháng 6. Wasp khởi hành đi Norfolk ba ngày sau đó cùng với tàu khu trục Edison như là tàu hộ tống bảo vệ chống tàu ngầm. Sau một thời gian ngắn ở lại khu vực Tidewater, Wasp hướng về Bermuda vào ngày 20 tháng 6. Wasp và các tàu hộ tống tuần tra trên vùng biển Đại Tây Dương trãi dài giữa Bermuda và Hampton Roads cho đến tận ngày 5 tháng 7, như là những chuyến tuần tra trung lập của Hạm đội Đại Tây Dương Hoa Kỳ. Đến vịnh Grassy ngày đó, nó ở lại cảng trong vòng một tuần trước khi quay về Norfolk, khởi hành ngày 12 tháng 7 cùng với các tàu chiến Tuscaloosa, Grayson, Anderson và Rowan. [sửa] Chuẩn bị cho chiến tranh Sau khi quay về Norfolk vào ngày 13 tháng 7 năm 1941, Wasp cùng các phi đội máy bay trên tàu tiến hành huấn luyện ôn luyện ngoài khơi Virginia Capes. Trong thời gian đó, tình hình tại vùng biển Đại Tây Dương trở nên phức tạp, khi khả năng phía Mỹ tham dự Trận chiến Đại Tây Dương chỉ còn là vấn đề thời gian, khi Hoa Kỳ tiến thêm bước nữa trong việc can dự vào chiến tranh về phía Anh Quốc. Nhằm đảm bảo an ninh cho phía Mỹ cũng như giúp lực lượng Anh rãnh tay cho những chiến trường cần thiết khác, Hoa Kỳ đã vạch kế hoạch chiếm đóng Iceland. Wasp đã đóng một vai trò quan trọng trong bước đi này. Chiều ngày 23 tháng 7, khi con tàu sân bay đang thả neo tại Căn cứ Norfolk, 32 phi công thuộc Không lực Mỹ (AAF) đến trình diện để thực hiện một "nhiệm vụ tạm thời". Lúc 06 giờ 30 phút ngày hôm sau, thủy thủ đoàn chiếc Wasp quan sát một chuyến hàng thú vị được chuyển lên boong tàu bởi cần cẩu của chính nó: 30 chiếc Curtiss P-40C và ba chiếc máy bay huấn luyện PT-17 thuộc Phi đội Tiêm kích 33, Liên đội 8, đặt căn cứ tại Mitchell Field, New York. Ba ngày sau, ba phóng viên lên tàu, kể cả nhà báo nổi tiếng Fletcher Pratt. Chiếc tàu sân bay đảm nhận nhiệm vụ chuyên chở các máy bay cần thiết của Lục quân nói trên đến Iceland, vì người Anh không có máy bay để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Mỹ. Những chiếc P-40 Hoa Kỳ sẽ cung cấp việc phòng thủ trên không cần thiết cho các lực lượng lục quân chiếm đóng trong giai đoạn đầu. Wasp khởi hành ra biển vào ngày 28 tháng 7, với các tàu khu trục O'Brien và Walke hộ tống bảo vệ máy bay. Tàu tuần dương Vincennes sau đó gia nhập đội hình ngoài biển. Trong vòng vài ngày, nhóm của Wasp gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 16, bao gồm thiết giáp hạm Mississippi, các tàu tuần dương Quincy và Wichita, năm tàu khu trục, Semmes, American Legion, Mizar và Almaack. Những chiếc tàu này cùng hướg về phía Iceland nơi các đội quân chiếm đóng đầu tiên đổ bộ lên. Vào buổi sáng ngày 6 tháng 8 năm 1941, Wasp, Vincennes, Walke và O'Brien tách khỏi đội hình chính của Lực lượng Đặc nhiệm 16. Không lâu sau đó, chiếc tàu sân bay quay ra hướng gió và phóng lên những chiếc máy bay của Phi đội Tiêm kích 33. Khi những chiếc P-40 và ba chiếc máy bay huấn luyện bay đến Iceland, Wasp quay về Norfolk cùng ba chiếc tàu theo tháp tùng hộ tống. Sau một tuần lễ nữa ở ngoài biển, nhóm về đến Norfolk vào ngày 14 tháng 8. Ra khơi trở lại ngày 22 tháng 8, Wasp tiếp tục bay chuẩn nhận và ôn luyện hạ cánh ngoài khơi bờ biển Virginia. Hai ngày sau, Chuẩn Đô đốc H. Kent Hewitt, Tư lệnh Tuần dương Hạm đội Đại Tây Dương, chuyển cờ hiệu của ông từ chiếc tàu tuần dương Savannah sang chiếc Wasp trong khi nó đang buông neo tại Hampton Roads. Tiếp tục di chuyển vào ngày 25 tháng 8, cùng với chiếc Savannah, Monssen và Kearny, chiếc tàu sân bay thực hiện bay huấn luyện trong những ngày tiếp theo sau. Những lời đồn đại của các thành viên trên tàu rằng con tàu sân bay ra khơi để truy tìm chiếc tàu tuần dương hạng nặng Admiral Hipper của Hải quân Đức, được cho là đang rong ruỗi ở vùng biển phía Tây Đại Tây Dương nhằm săn mồi. Sự suy đoán được xác nhận vào ngày 30 tháng 8 khi nhìn thấy chiếc thiết giáp hạm Anh Rodney ở khoảng cách 32 km (20 dặm), đi cùng hướng với lực lượng Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thật sự nhóm đang truy lùng con tàu Đức, họ đã không tìm thấy nó. Wasp và các tàu hộ tống cho nó đã thả neo tại vịnh Paria, Trinidad, vào ngày 2 tháng 9, khi Đô đốc Hewitt chuyển cờ hiệu của mình trở lại chiếc Savannah. Chiếc tàu sân bay ở lại cảng cho đến tận ngày 6 tháng 9, khi nó lại ra khơi tuần tra nhằm "duy trì tình trạng trung lập của Hoa Kỳ ở Đại Tây Dương". Đang khi ngoài biển, nó nhận được tin cuộc tấn công không thành công của một tàu ngầm U-boat Đức nhắm vào chiếc tàu khu trục Greer. Hoa Kỳ đã ngày càng can thiệp sâu vào trong cuộc chiến; tàu chiến Mỹ giờ đây hộ tống các đoàn tàu vận tải Anh nữa chặng đường vượt Đại Tây Dương cho đến "điểm gặp gỡ giữa đại dương" (MOMP: mid-ocean meeting point). Thủy thủ đoàn trên chiếc Wasp mong mỏi được quay trở về Bermuda vào ngày 18 tháng 9, nhưng hoàn cảnh mới trên Đại Tây Dương buộc phải thay đổi kế hoạch. Chuyển sang vùng biển lạnh hơn ở Newfoundland, chiếc tàu sân bay đến vịnh Placentia vào ngày 22 tháng 9 và được tiếp thêm nhiên liệu từ chiếc Salinas vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi tại cảng thật ngắn ngủi, khi con tàu lại tiếp tục khởi hành vào cuối ngày 23 tháng 9 để hướng đến Iceland. Cùng với chiếc Wichita, bốn tàu khu trục và chiếc tàu sửa chữa Vulcan, Wasp đi đến Hvalfjörður, Iceland, vào ngày 28 tháng 9. Hai ngày trước đó, Đô đốc Harold R. Stark, Trưởng phòng Tác chiến Hải quân, đã yêu cầu các tàu chiến Mỹ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt mọi tàu chiến Đức hay Ý gặp phải. Với các hoạt động ngày càng leo thang theo sau việc thực hiện hộ tống các đoàn tàu vận tải của Hải quân Mỹ, Wasp trở ra biển vào ngày 6 tháng 10 cùng với chiếc Vincennes và bốn tàu khu trục. Những chiếc tàu chiến này tuần tra tại vùng biển sương mù giá lạnh Bắc Đại Tây Dương cho đến khi quay về vịnh Little Placentia, Newfoundland vào ngày 11 tháng 10, thả neo tại đây trong khi một cơn cuồng phong thổi tạt qua vịnh với gió mạnh và mưa to. Vào ngày 17 tháng 10, Wasp khởi hành đi Norfolk, tuần tra trên đường đi, và về đến cảng nhà vào ngày 20 tháng 10. Không lâu sau, chiếc tàu sân bay lại khởi hành đi Bermuda, thực hiện bay chuẩn nhận và huấn luyện bay ôn tập trên đường đi. Thả neo tại vịnh Grassy ngày 1 tháng 11, Wasp hoạt động tuần tra ở vùng biển ngoài khơi Bermuda cho đến hết tháng đó. Tháng 10 năm 1941 chứng kiến nhiều sự kiện đối đầu giữa lực lượng Mỹ và Đức ngoài biển khơi. Kearny bị bắn ngư lôi vào ngày 17 tháng 10, Salinas vào ngày 28, và sự kiện bi thảm nhất của mùa Thu năm đó là chiếc tàu khu trục Reuben James bị trúng ngư lôi và chìm với tổn thất nhân mạng rất lớn vào ngày 30 tháng 10 năm 1941. Trong khi đó, tại Thái Bình Dương, sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản gia tăng theo theo từng ngày trôi qua. Wasp rời khỏi vịnh Grassy trở ra biển vào ngày 3 tháng 12 và gặp gỡ chiếc tàu khu trục Wilson. Trong khi chiếc tàu khu trục hoạt động bảo vệ máy bay, lực lượng không quân của chiếc Wasp thực hiện các chuyến bay huấn luyện ngày và đêm. Thêm vào đó, hai chiếc tàu chiến còn tiến hành huấn luyện tác xạ pháo trước khi quay về vịnh Grassy hai ngày sau đó. Nó thả neo tại đây vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 khi Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng. [sửa] Chiến tranh tại Đại Tây Dương Trong thời gian đó, các quan chức Hải quân cảm thấy lo ngại rằng các tàu chiến Pháp trong vùng biển Caribbe và West Indies đang chuẩn bị để tìm cách thoát đi nhằm quay trở về Pháp. Do đó, Wasp, tàu tuần dương Brooklyn và hai tàu khu trục Sterett và Wilson khởi hành rời vịnh Grassy hướng về phía Martinique. Các tin tức tình báo sai lầm đã khiến cho các quan chức tại Washington tin rằng chiếc tàu buôn vũ trang-tuần dương Barfleur của chính phủ Vichy Pháp had gotten underway for sea. Vì vậy người pháp đã được cảnh báo rằng con tàu tuần dương phụ trợ sẽ bị đánh chìm hoặc chiếm giữ, trừ phi nó phải quay về cảng và ở lại đó. Mọi việc sau này cho thấy rằng chiếc Barfleur đã không hề khởi hành, nhưng vẫn ở lại cảng. Tình trạng căng thẳng ở Martinique cuối cùng cũng dịu đi, và cơn khủng hoảng cũng giảm bớt. Với tình hình tại vùng biển West Indies tương đối lắng dịu, Wasp rời vịnh Grassy để hướng đến Hampton Roads ba ngày trước lễ giáng sinh, đi cùng với chiếc Long Island, và được hộ tống bởi các tàu khu trục Stack và Sterett. Hai ngày sau, con tàu sân bay bỏ neo tại Xưởng Hải quân Norfolk để thực hiện việc đại tu kéo dài cho đến tận năm 1942. Sau khi rời Norfolk vào ngày 14 tháng 1 năm 1942, Wasp hướng lên phía Bắc và đi đến Căn cứ Hải quân Argentia, Newfoundland, và Casco Bay, Maine. Vào ngày 16 tháng 3, như là một phần của Đội Đặc nhiệm 22.6, nó quay trở về Norfolk. Trong buổi sáng sớm của ngày hôm sau, tầm nhìn bị giảm xuống đáng kể; và vào lúc 06 giờ 50 phút, mũi chiếc Wasp đã đâm vào mạn phải của chiếc Stack, đâm thủng một lổ và làm ngập hoàn toàn khoang lò đốt số 1. Tàu khu trục Stack được cho tách ra và hướng về Xưởng Hải quân Philadelphia, nơi nó được sửa chữa các hư hỏng. Trong khi đó, Wasp quay về đến Norfolk vào ngày 21 tháng 3 an toàn. Quay trở lại Casco Bay ba ngày sau đó, nó ra khơi hướng đến British Isles vào ngày 26 tháng 3 năm cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 39 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc John W. Wilcox, Jr. trên chiếc thiết giáp hạm Washington. Lực lượng này được đang đến tăng cường cho Hạm đội Nhà của Hải quân Anh. Đang khi trên đường đi, Chuẩn Đô đốc Wilcox bị cuốn qua boong chiếc thiết giáp hạm và bị rơi xuống biển. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn rất kém, những chiếc máy bay của chiếc Wasp vẫn tham gia vào việc tìm kiếm. Thi thể của Wilcox được tìm thấy một giờ sau đó, mặt úp xuống biển đang động mạnh, nhưng đã không được vớt lên. Chuẩn Đô đốc Robert C. Giffen tiếp nhận việc chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm TF 39 và đặt cờ hiệu của mình trên chiếc Wichita. Các tàu chiến Mỹ gặp gỡ một lực lượng được xây dựng quanh chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Edinburgh vào ngày 3 tháng 4. Những con tàu này hộ tống chúng đến Scapa Flow thuộc quần đảo Orkney. Đang khi ở đây, một chiếc Gloster Gladiator do Đại úy Hải quân Hoàng gia Henry Fancourt điều khiển đã hạ cánh trên chiếc Wasp, đánh dấu lần đầu tiên một chiếc máy bay Anh hạ cánh trên một tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh. Trong khi phần lớn tàu chiến của Lực lượng Đặc nhiệm TF 39 gia nhập Hạm đội Nhà Anh Quốc, và trong quá trình đó được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm TF 99, để hộ tống các đoàn vận tải đi sang phía Bắc nước Nga, Wasp rời Scapa Flow vào ngày 9 tháng 4, hướng đến cửa sông Clyde và Greenock, Scotland. Ngày hôm sau, con tàu sân bay đi ngược dòng sông Clyde, ngang qua các cơ sở đóng tàu John Brown Clydebank. Tại đây, công nhân đóng tàu đã ngưng công việc để chào mừng nó một cách niềm nở huyên náo khi nó đi ngang. Nhiệm vụ sắp tới của chiếc Wasp là một việc quan trọng, trong đó số phận của hòn đảo pháo đài Malta đang bị treo lơ lững. Hòn đảo trọng yếu này đang bị máy bay Đức và Ý đánh phá quyết liệt hằng ngày. Người Anh, đối mặt với nguy cơ bị mất ưu thế trên không bên trên hòn đảo, đã yêu cầu sử dụng một tàu sân bay để vận chuyển số máy bay cần thiết để giành lại ưu thế trên không từ tay phe Trục. Wasp đảm nhận vai trò vận chuyển một lần nữa. Đưa lên bờ số máy bay ném ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào của nó, Wasp chất lên tàu 47 máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire Mk. V thuộc Phi đội 603 Không quân Hoàng gia tại Glasgow vào ngày 13 tháng 4, rồi khởi hành vào ngày 14. Lực lượng hộ tống bảo vệ cho nó bao gồm Lực lượng "W" của Hạm đội Nhà; một nhóm tàu chiến bao gồm chiếc tàu chiến-tuần dương HMS Renown và các tàu tuần dương phòng không HMS Cairo và HMS Charybdis. Các tàu khu trục Hoa Kỳ Madison và Lang cũng cùng theo hộ tống chiếc Wasp. Wasp và những tàu đi theo vượt qua Eo biển Gibraltar dưới sự che chở của bóng đen trước lúc bình minh ngày 19 tháng 4, để tránh khả năng bị tình báo Tây Ban Nha hay khối Trục phát hiện. Lúc 04 giờ sáng ngày 20 tháng 4, Wasp cho phóng lên 11 chiếc máy bay tiêm kích Grumman F4F Wildcat nhằm tạo ra một vòng đai tuần tra chiến đấu trên không (CAP) bên trên Lực lượng "W". Trong khi đó, những chiếc Spitfire được cho khởi động máy bay dưới sàn chứa máy bay. Trong khi những chiếc Wildcat tuần tra bên trên, lần lượt những chiếc Spitfire được thang nâng đưa lên rồi được cho lệnh sẵn sàng để cất cánh. Từng chiếc một cất lên khỏi sàn đáp rồi hướng về phía Malta. Khi việc phóng máy bay hoàn tất, Wasp rút lui về hướng Anh quốc, và những chiếc máy bay được giao đến nơi an toàn. Tuy nhiên, những chiếc Spitfire này vốn được chuyển đến để bổ sung cho số lượng máy bay tiêm kích Gladiator và Hurricane đang bị hao mòn, đã bị mạng lưới tình báo khá hiệu quả của phe Trục theo dõi, và sự có mặt của chúng đã bị phát hiện. Những chiếc Spitfire bị tiêu hao trên mặt đất do những cuộc ném bom nặng nề của Đức. Kết quả là tình trạng nguy cấp như vậy đòi hỏi phải có một chuyến vận chuyển thứ hai đến Malta. Vì vậy, Thủ tướng Anh Winston Churchill, lo ngại rằng Malta có thể "bị đập nát từng mảnh", đã yêu cầu Tổng thống Roosevelt cho phép chiếc Wasp thực hiện một "cú đột kích" nữa. Roosevelt đã đáp ứng một cách tích cực. Thực hiện nghĩa vụ của mình, Wasp lại chất lên tàu một nhóm Spitfire V và khởi hành đi Địa Trung Hải vào ngày 3 tháng 5. Một lần nữa, Wasp đã hành động mà không bị quấy rầy. Lần này, chiếc tàu sân bay Anh Quốc HMS Eagle cùng tháp tùng theo chiếc Wasp, bản thân nó cũng chở theo một nhóm máy bay Spitfire hướng về phía đảo Malta. Hai chiếc tàu sân bay Đồng Minh đến được điểm xuất phát vào sáng sớm ngày thứ bảy 9 tháng 5, với chiếc Wasp đi trước chiếc Eagle với khoảng cách 900 m (1.000 yd). Lúc 06 giờ 30 phút, Wasp tung ra 11 máy bay tiêm kích F4F-4 thuộc Phi đội VF-71 nhằm phục vụ cho vai trò tuần tra chiến đấu trên không (CAP) bên trên lực lượng đặc nhiệm. Chiếc Spitfire đầu tiên, do Trung sĩ Herrington điều khiển, mở hết tốc độ cánh quạt chạy dọc theo đường băng của sàn đáp lúc 06 giờ 43 phút, nhưng nó bị chết máy ngay sau khi cất cánh và bị rơi xuống biển, tổn thất cả máy bay và phi công. Không bị sợ hãi bởi trường hợp tổn thất của Trung sĩ Herrington, những chiếc máy bay khác đã cất cánh một cách an toàn, tạo thành đội hình và bay đến Malta. Tuy nhiên, vận rủi một lần nữa lại xảy ra khi một phi công bất cẩn thả rơi thùng nhiên liệu phụ khi anh ta lên đến độ cao 600 m (2.000 ft). Không có nó, anh không thể nào bay đến được Malta; và chỉ có thể lựa chọn quay lại hạ cánh trên chiếc Wasp hoặc đáp xuống biển. Trung sĩ Smith đã chọn giải pháp thứ nhất. Chiếc Wasp bẻ lái với tốc độ tối đa và thu hồi được chiếc máy bay lúc 07 giờ 43 phút. Chiếc Spitfire dừng lại khi chỉ cách mép trước của sàn đáp 4,5 m (15 ft), một cú hạ cánh mà theo như quan sát của thủy thủ trên chiếc Wasp là như chỉ với "một dây hãm". Với mục đích chính yếu của chuyến đi đã hoàn tất, chiếc tàu sân bay quay trở về quần đảo Anh Quốc, trong khi một đài phát thanh Đức lại đưa tin chiếc tàu sân bay Mỹ đã bị đánh chìm. Tuy nhiên, đa số những người trong các trại tù binh quân Đồng Minh biết rõ hơn; và vào ngày 11 tháng 5, Thủ tướng Anh Churchill đã gửi một bức điện dí dỏm đến thuyền trưởng và thủy thủ đoàn chiếc Wasp: "Cám ơn tất cả các bạn rất nhiều vì sự giúp đỡ kịp thời. Ai có thể bảo Wasp không thể "đốt" hai lần ? " [sửa] Chiến tranh tại Thái Bình Dương Đầu tháng 5 năm 1942, gần như cùng lúc với chuyến đi thứ hai cuả Wasp đến Malta (Chiến dịch Bowery) - đã diễn ra Trận chiến biển Coral, rồi đến Trận Midway một tháng sau đó. Các trận chiến này đã khiến cho phía Mỹ chỉ còn lại hai tàu sân bay tại Thái Bình Dương, và đã đến lúc phải khẩn cấp chuyển Wasp đến đó. Wasp vội vã quay trở về Hoa Kỳ nhằm thực hiện các sửa chữa và thay đổi tại xưởng Hải quân Norfolk. Trong thời gian chiếc tàu sân bay ở lại vùng Tidewater, Thuyền trưởng Reeves được thăng chức lên hàng Đô đốc nên được thay thế bởi Thuyền trưởng Forrest P. Sherman vào ngày 31 tháng 5. Rời Norfolk ngày 6 tháng 6, Wasp di chuyển cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 37, vốn được hình thành chung quanh con tàu sân bay và chiếc thiết giáp hạm mới North Carolina, và được hộ tống bởi hai tàu tuần dương Quincy và San Juan cùng nữa tá tàu khu trục. Nhóm đi ngang kênh đào Panama vào ngày 10 tháng 6, lúc mà Lực lượng Đặc nhiệm này được đổi tên thành TF 18. Con tàu sân bay mang cờ hiệu hai sao của Chuẩn Đô đốc Leigh Noyes. Đến San Diego ngày 19 tháng 6, Wasp chất lên tàu phần còn lại của lực lượng không quân phối thuộc cho nó gồm những chiếc Grumman TBF-1 và Douglas SBD-3, những chiếc sau này dùng để thay thế cho những chiếc Vindicator cũ kỷ. Vào ngày 1 tháng 7, nó khởi hành đi quần đảo Tonga như là một phần của lực lượng hộ tống cho đoàn vận tải gồm năm chiếc vận chuyển trung đoàn Thủy quân Lục chiến 2. Trong khi đó, công việc chuẩn bị nhằm tấn công lên quần đảo Solomon cũng được tiến hành. Cho đến lúc đó, quân Nhật đang ở thế tấn công, họ đang thiết lập một vành đai phòng vệ bên ngoài chu vi của khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á của họ. Vào ngày 4 tháng 7, trong khi Wasp đang trên đường đến Nam Thái Bình Dương, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal. Các nhà chiến lược Đồng Minh đã nhận thức được rằng nếu quân Nhật sử dụng máy bay đặt căn cứ trên hòn đảo quan trọng này, nó sẽ lập tức đe dọa quyền kiểm soát của Đồng Minh trên khu vực New Hebrides và New Caledonia. Thay vì đợi cho đến khi quân Nhật có thể trụ vững chắc chắn trên đảo, họ đề nghị phải đánh đuổi đối phương trước khi chúng có thể bám trụ. Phó Đô đốc Robert L. Ghormley, người đã có được thành tích tốt đẹp ở London khi làm Tùy viên Đặc biệt Hải quân, được giao phó nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch. Ông đặt sở chỉ huy chiến dịch của mình ở Auckland, New Zealand. Vì quân Nhật đã đặt được chân lên Guadalcanal, lợi thế về thời gian thuộc về phía họ; và những công việc chuẩn bị cho cuộc tấn công được tiến hành nhanh chóng dưới sự bí mật tối đa. Wasp cùng với các tàu sân bay Saratoga và Enterprise được bố trí đến Lực lượng Hỗ trợ dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Frank Jack Fletcher. Dưới quyền chỉ huy chiến thuật của Chuẩn Đô đốc Noyes đang đặt cờ hiệu trên chiếc Wasp, những chiếc tàu sân bay được giao vai trò hỗ trợ trên không cho cuộc chiếm đóng khởi đầu cho chiến dịch Guadalcanal. Wasp và thành viên đội bay của nó tích cực thao dợt ngày và đêm nhằm hoàn thiện kỹ năng của họ đến một trình độ cao, và cho đến khi sự chuẩn bị cho chiến dịch tấn công vào Guadalcanal đạt đến cao trào, Thuyền trưởng Sherman tin tưởng rằng phi công của ông có thể hoàn thành được trách nhiệm của họ. Ngày D ban đầu được hoạch định là vào 1 tháng 8, nhưng sự chậm trễ trong việc đưa đến các tàu vận tải dùng để chuyển lính Thủy quân Lục chiến khiến cho thời hạn trên phải được dời đến ngày 7 tháng 8. Chiếc Wasp được bảo vệ bởi các tàu tuần dương San Francisco và Salt Lake City cùng bốn tàu khhu trục, đã di chuyển theo hướng Tây về phía Guadalcanal vào buổi chiều tối ngày 6 tháng 8 cho đến tận nữa đêm. Sau đó, nó đổi hướng về phía Đông để đến điểm xuất phát cách Tulagi 135 km (84 dặm) một giờ trước lúc bình minh. Lúc 05 giờ 30 phút, những chiếc máy bay đầu tiên được đưa lên sàn đáp chiếc Wasp, và đến 05 giờ 57 phút, nhóm máy bay tiêm kích tuần tra chiến đấu trên không bắt đầu cất cánh. Những chuyến bay đầu tiên của những chiếc F4F và SBD được giao phó các mục tiêu: Tulagi, Gavutu, Tanambogo, Halavo, Port Purvis, Haleta, Bungana, và trạm phát thanh có tên gọi lóng là "Asses' Ears." Những chiếc F4F của Đại úy Shands và Trung sĩ S. W. Forrer ngoặt xuống bờ biển phía Bắc hướng đến Gavatu, trong khi hai chiếc khác hướng đến các căn cứ thủy phi cơ ở Tanambogo. Quân Nhật dường như bị bất ngờ, và những chiếc máy bay tiêm kích Grumman đến mục tiêu gần như đồng thời lúc bình minh, đã bắn hạ tất cả những chiếc máy bay tuần tra và thủy phi cơ trong khu vực. Mười lăm chiếc thủy phi cơ Kawanishi và bảy chiếc thủy phi cơ tiêm kích Nakajima, một phiên bản thủy phi cơ của kiểu máy bay Mitsubishi "Zero", bị các máy bay tiêm kích của Shands bay gần sát mặt đất tiêu diệt. Bản thân Shands tiêu diệt được ít nhất bốn chiếc thủy phi cơ tiêm kích một động cơ Nakajima và một thủy phi cơ bốn động cơ. Đồng đội của ông là Forrer tiêu diệt được ba thủy phi cơ và một máy bay tuần tra. Đại úy Wright và Trung sĩ Kenton tiêu diệt ba máy bay tuần tra và một ca nô đang dự tính kéo thủy phi cơ; các Trung sĩ Reeves và Conklin mỗi người tiêu diệt được hai chiếc và cùng chia sẽ chiến công chiếc máy bay tuần tra thứ năm. Thêm vào đó, các máy bay F4F còn phá hủy một xe tải chở xăng máy bay và một chiếc khác chở linh kiện phụ tùng. Những chiếc SBD cũng thực hiện những cuộc tấn công ném bom rất hiệu quả. Sự đánh giá sau khi tấn công đã ước lượng rằng các vị trí pháo phòng không và khẩu đội pháo bờ biển được tình báo chỉ điểm đã bị máy bay ném bom bổ nhào tiêu diệt ngay trong đợt tấn công đầu tiên. Lực lượng Nhật Bản đã hoàn toàn không có sự chuẩn bị nào nên không có chiếc máy bay nào của Wasp bị bắn rơi. Chỉ có một chiếc trong tổng số 16 chiếc Grumman không quay về tàu, nhưng trong trường hợp ấy Trung sĩ Reeves đã hạ cánh trên chiếc Enterprise sau khi bị hết nhiên liệu. Lúc 07 giờ 04 phút, 12 chiếc Grumman TBF-1 do Đại úy H. A. Romberg chỉ huy cất cánh, chất đầy bom để tấn công các mục tiêu trên đất liền. Gặp phải sự kháng cự đáng kể, lực lượng đổ bộ ban đầu đã yêu cầu được giúp đỡ. Một tá chiếc Avenger của Romberg đã nả xuống quân Nhật đang tập trung tại phía Đông đầu khu đất được gọi là đồi 281 trong khu vực Makambo-Sasapi và nhà tù trên đảo Tulagi. Báo cáo chính thức sau đó cho biết "Mọi sự kháng cự của đối phương đều bị triệt tiêu bởi phi vụ này". Ngày đầu tiên của chiến dịch Guadalcanal tỏ ra thành công. Khoảng 10.000 quân đã đổ bộ được lên hòn đảo và chỉ gặp phải những sự kháng cự nhẹ nhàng. Tuy nhiên tại Tulagi, quân Nhật đối đầu khá kịch liệt, giữ được khoảng một phần năm đảo khi trời sụp tối. Các tàu sân bay Wasp, Saratoga và Enterprise cùng lực lượng hộ tống của chúng rút lui về phía Nam khi đêm xuống. Wasp quay lại chiến trường sáng hôm sau, ngày 8 tháng 8, để duy trì tuần tra chiến đấu trên không liên tục bên trên khu vực đổ bộ cho đến tận trưa. Những chiếc máy bay tiêm kích này được chỉ huy bởi Đại úy C. S. Moffett. Cùng lúc đó, chiếc tàu sân bay cũng tung ra một lực lượng tuần tra trinh sát gồm 12 chiếc SBD-3 do Thiếu tá E. M. Snowden chỉ huy. Những chiếc Dauntless tìm kiếm trong một khu vực đường kính lên đến 350 km (220 dặm), bao gồm cả đảo Santa Isabel và nhóm đảo New Georgia. Các phi công trên những chiếc Dauntless không thấy gì trong buổi sáng đó và không gặp phải lực lượng Nhật Bản trong suốt hai giờ ở trên không. Nhưng tình hình nhanh chóng thay đổi đối với chỉ huy phi đội. Lúc 08 giờ 15 phút, Snowden nhìn thấy một chiếc "Rufe" cách vịnh Rekata khoảng 64 km (40 dặm) và bắt đầu rượt đuổi. Phi công Nhật bay lên cao và tìm cách lợi dụng các đám mây để lẫn tránh. Snowden cuối cùng cũng tiến đến gần đối thủ và sử dụng cặp súng máy cỡ nòng .50 bắn một loạt ngắn trúng đích, khiến cho chiếc "Rufe" xoáy tròn và rơi xuống biển Solomon. Trong khi đó, một nhóm lớn máy bay Nhật đang đến gần từ hướng Bougainville, chắc chắn rằng sẽ tấn công các tàu vận chuyển ngoài khơi Lunga Point. Sau khi biết được lực lượng đối phương đang đến gần, Chuẩn Đô đốc Richmond K. Turner ra lệnh cho mọi lực lượng đổ bộ thực hiện cơ động và di chuyển thay đổi vị trí. Các tàu sân bay cũng dọn sạch sàn đáp để chuẩn bị hành động. Máy bay của Wasp cũng tham gia vào trận chiến hỗm độn sau đó mà một số chiếc tham gia do tình cờ. Thiếu tá Eldridge một lần nữa dẫn đầu một đội hình những chiếc SDB-3 thuộc Phi đội VS-71 hướng đến đảo Mbangi ngoài khơi Tulagi, nơi mà sự kháng cự của quân Nhật khá kịch liệt. Xạ thủ súng máy trên máy bay của Eldridge là L. A. Powers bất ngờ phát hiện một đội hình máy bay đang đến gần từ hướng Đông Bắc, nhưng vì cho rằng đó là những máy bay hỗ trợ, Eldridge tiếp tục đường bay của mình. Tuy vậy họ đã hơi chần chừ, và phát hiện ra những chiếc máy bay trên thật ra là máy bay Nhật. Vào lúc đó, sáu chiếc "Zero" xuất hiện và tấn công vào tốp bay đầu. Tuy nhiên họ tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong tấn công, khi đã bắn đến 12 loạt đạn mà không thể bắn rơi nổi một chiếc Dauntless nào. Trong khi đó, người dẫn đầu tốp còn lại của Phi đội VS-71 là Trung úy Robert L. Howard phát hiện một nhóm máy bay ném bom hai động cơ G4M1 "Betty" đang hướng đến các tàu vận tải Mỹ. Howard bổ nhào xuống để tấn công, nhưng đang khi trong cơn phấn khích, anh ta quên bật cần gạt vũ khí sang vị trí "mở". Sau hai vòng lượn mà không thể bắn được, anh nghỉ rằng khẩu súng cần phải nạp lại đạn, và phát hiện ra sai lầm của mình; nhưng đã quá trễ để cọ́ thể làm được gì trên những chiếc máy bay ném bom Mitsubishi. Cũng vào lúc đó, bốn chiếc "Zero" đi theo hộ tống những chiếc máy bay ném bom bắt đầu tấn công chiếc SBD đơn độc. Xạ thủ súng máy phía sau trên máy bay của Howard là binh nhì Lawrence P. Lupo đã giữ được những chiếc máy bay tiêm kích Nhật ở trong tầm súng, và cũng bắn trúng được nhiều phát. Sau khoảng tám vòng lượn, một chiếc "Zero" tiếp cận và đối mặt cùng Howard. Anh khai hỏa các khẩu súng máy cỡ nòng .50 cố định phía trước khiến chiếc "Zero" bắt lửa và lướt qua sát mép cánh trái của chiếc Dauntless trước khi rơi xuống cạnh các tàu đổ bộ Mỹ bên dưới. Trong khi Howard bắn hạ chiếc "Zero" phía trước, Lupo cũng nhắm vào một chiếc "Zero" khác đang tấn công từ phía đuôi. Lupo đã giữ được chiếc máy bay Nhật ở phía xa, nhưng anh chỉ làm được bằng cách nhắm bắn xuyên qua cánh đuôi thăng bằng của máy bay mình. Những chiếc máy bay tiêm kích Nhật Bản tỏ ra mệt mỏi trong việc săn đuổi chiếc SBD và rút lui để cho Howard và các đồng đội của anh thuộc Phi đội VS-71 quay rrở về tàu sân bay an toàn. Lúc 18 giờ 07 ngày 8 tháng 8, Phó Đô đốc Frank Jack Fletcher báo cáo lên Ghormley lúc này đang ở Nouméa đề nghị cho rút lui lực lượng không quân hỗ trợ. Fletcher vốn lo ngại về số lượng lớn máy bay Nhật tham gia công kích trong ngày 8, đã báo cáo rằng ông ta chỉ còn lại 78 máy bay tiêm kích trong tổng số 99 chiếc lúc bắt đầu, và nhiên liệu của các tàu sân bay sắp cạn. Ghormley chấp thuận lời đề nghị, nên Wasp hợp cùng Enterprise và Saratoga rút lui khỏi Guadalcanal. Đến nữa đêm ngày 8 tháng 8, công việc đổ bộ đã thành công, đạt được những mục tiêu đổ bộ trước mắt đã đề ra. Mọi sự kháng cự của quân Nhật tại Gavutu và Tanombogo đã bị áp chế ngoại trừ một vài tay súng bắn tỉa. Tuy nhiên, vào sáng sớm ngày 9 tháng 8, một lực lượng tàu chiến Nhật Bản đã giao chiến cùng lực lượng Mỹ trong Trận chiến đảo Savo rồi sau đó rút lui với rất ít thiệt hại. Lực lượng Đồng Minh chịu tổn thất lớn khi bị mất bốn tàu tuần dương hạng nặng ngoài khơi đảo Savo, kể cả hai chiếc tàu kỳ cựu từng phục vụ cùng với Wasp ở Đại tây Dương: Vincennes và Quincy. Việc rút lui lực lượng hỗ trợ sớm và bất ngờ, bao gồm chiếc Wasp, khi kết hợp cùng các thiệt hại cho lực lượng Đồng Minh trong trận chiến đảo Savo, đã làm lu mờ chiến thắng của chiến dịch trên quần đảo Solomons. Sau các hoạt động trong những ngày đầu của chiến dịch Solomons, chiếc tàu sân bay trãi qua suốt tháng tiếp theo tuần tra và hộ tống các chiến dịch tiếp tế cho lực lượng đang hoạt động tại Guadalcanal. Quân Nhật thoạt đầu phản ứng một cách yếu ớt với các đòn tấn công ban đầu tại Guadalcanal, nhanh chóng đổ dồn lực lượng tăng cường nhằm tranh chấp cùng lực lượng Đồng Minh. Wasp được Phó Đô đốc Fletcher ra lệnh rút lui về phía Nam để được tiếp nhiên liệu và đã không thể tham dự Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942. Cuộc đụng độ đó khiến lực lượng Mỹ không thể sử dụng được chiếc tàu sân bay có giá trị Enterprise. Saratoga lại bị trúng ngư lôi một tuần sau đó và cũng phải rời khỏi khu vực chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương để sửa chữa. Điều này khiến cho chỉ còn lại hai chiếc tàu sân bay ở khu vực này: Hornet, vốn chỉ mới được đưa vào hoạt động được một năm, và Wasp. [sửa] Mất mát Ngày thứ Ba, 15 tháng 9 năm 1942, hai chiếc tàu sân bay cùng với thiết giáp hạm North Carolina và mười tàu chiến khác hộ tống cho việc vận chuyển Trung đoàn Thủy quân Lục chiến 7 đến tăng cường cho Guadalcanal. Wasp đảm nhiệm vai trò tàu sân bay thường trực và đang hoạt động ở vào khoảng 150 dặm Anh (240 km) về phía Tây Nam đảo San Cristobal. Hệ thống bơm xăng của nó đang được sử dụng, vì máy bay của nó đang được tiếp nhiên liệu và vũ khí cho các nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Wasp ở trong tình trạng thường trực tác chiến từ một giờ trước khi mặt trời mọc cho đến khi nhóm máy bay tuần tra buổi sáng quay trở về tàu lúc 10 giờ 00; sau đó, con tàu quay về tình trạng cấp 2. Họ đã không tiếp xúc được với lực lượng đối phương nào trong ngày hôm đó, ngoại trừ một chiếc thủy phi cơ bốn động cơ Nhật Bản bị một chiếc Wildcat từ Wasp bắn hạ lúc 12 giờ 15 phút. Khoảng 14 giờ 20 phút, chiếc tàu sân bay xoay ra hướng gió và phóng lên tám máy bay tiêm kích cùng 18 chiếc SBD-3, và để thu hồi tám chiếc F4F-3 cùng ba chiếc SBD đã bay từ trước giữa trưa. Con tàu nhanh chóng hoàn tất việc thu hồi 11 chiếc máy bay, rồi đổi hướng nhẹ nhàng sang mạn phải. Lực lượng kỹ thuật trên tàu bình thản di chuyển máy bay và tiếp thêm nhiên liệu chuẩn bị cho các phi vụ buổi chiều. Bất ngờ vào lúc 14 giờ 44 phút, một quan sát viên hô lớn: "Ba ngư lôi... ba điểm phía trước bên mạn phải!" Một loạt sáu quả ngư lôi Kiểu 95, được tàu ngầm Nhật I-19 thuộc lớp B1 bắn ra lúc 14 giờ 44 phút, tung bọt tiến đến gần không cản được. Wasp bẻ lái gấp sang mạn phải, nhưng đã quá trễ. Ba quả ngư lôi nối tiếp nhau đâm trúng con tàu vào khoảng 14 giờ 45 phút. Trong một tình huống hiếm thấy, một quả ngư lôi nảy tung lên khỏi mặt biển và đâm trúng chiếc tàu bên trên mực nước biển. Tất cả đều trúng gần vị trí các bồn xăng và kho đạn. Hai quả trong loạt ngư lôi trượt qua trước mũi chiếc Wasp và được trông thấy trượt qua đàng sau chiếc tàu tuần dương Helena trước khi một quả trúng phải chiếc tàu khu trục O'Brien lúc 14 giờ 51 phút trong khi đang cơ động để lẫn tránh một quả khác. Quả ngư lôi thứ sáu trượt qua phía sau hoặc bên dưới chiếc Wasp, suýt trúng chiếc tàu khu trục Lansdowne trên màn hình radar của chiếc Wasp lúc 14 giờ 48 phút, được chiếc tàu khu trục Mustin trông thấy, xuất hiện trên mànhình radar của thiết giáp hạm North Carolina lúc 14 giờ 50 phút, và trúng phải chiếc North Carolina vào khoảng 14 giờ 52 phút.[2] Các vụ nổ bốc cháy bắt đầu quét qua phần trước của con tàu một cách nhanh chóng. Máy bay trên sàn đáp và trong các sàn chứa bị ném tung vào nhau và bị rơi xuống các sàn dưới với một lực mạnh đến mức các càng đáp hạ cánh của máy bay bị bẻ gãy. Các đám cháy bùng lên hầu như cùng lúc trong sàn chứa máy bay và các hầm tàu bên dưới. Không lâu sau, sức nóng của các đám cháy xăng dữ dội đã làm bắt nổ các quả đạn tại các khẩu đội pháo phòng không phía trước, mảnh vụn bắn tung tóe khắp phần trước của con tàu. Khẩu đội pháo 1.1 inch số hai bị nổ tung, và xác của người chỉ huy khẩu đội bị ném tung lên cầu tàu ngay cạnh chân Thuyền trưởng Sherman. Các đường dẫn nước chữa cháy tỏ ra vô dụng vì các ống dẫn nước bị vỡ do áp lực mạnh của các vụ nổ. Không có nước để dập lửa phần phía trước con tàu, và đám cháy nhanh chóng lan sang các kho chứa đạn, bom và kho xăng. Khi con tàu bị nghiêng sang mạn phải giữa 10 và 15 độ, dầu và xăng rỉ ra từ các thùng chứa do vụ nổ của các ngư lôi bắt đầu bắt lửa trên mặt biển. Sherman giảm tốc độ con tàu xuống còn 10 knot (18 km/h), xoay bánh lái sang trái nhằm tìm cách hứng gió phần mạn phải của mũi tàu; sau đó ông đi lùi con tàu với bánh lái bên phải cho đến khi gió ở mạn phải nhằm mục đích cô lập đám cháy ở phần phía trước. Lúc đó, một số đám cháy khiến cho không giữ được trạm trung tâm, và mọi đường dây liên lạc đều bị cắt đứt. Không lâu sau, một đám cháy xăng nghiêm trọng bột phát ở phần phía trước của sàn chứa máy bay, và trong vòng 24 phút kể từ khi đợt tấn công ban đầu, ba vụ nổ xăng nghiêm trọng đã xảy ra. Mười phút sau, Thuyền trưởng Sherman tham khảo sĩ quan cao cấp của mình là Trung tá Fred C. Dickey. Hai ông không thấy có các nào khác ngoại trừ việc phải rời bỏ con tàu, vì mọi nỗ lực chữa cháy đều không mang lại hiệu quả. Những người còn sống sót cần được cho rời tàu nhanh chóng để tránh tránh tổn thất nhân mạng không cần thiết. Một cách miễn cưỡng, và sau khi tham khảo cùng Chuẩn Đô đốc Noyes, Thuyền trưởng Sherman ra lệnh bỏ tàu lúc 15 giờ 20 phút. Những người bị thương được cho hạ xuống các bè hay thuyền cao su. Nhiều người không bị thương buộc phải bỏ tàu ở phía sau tàu vì những đám cháy ở phía trước rất dữ dội. Việc rời tàu, theo sự quan sát của Thuyền trưởng Sherman, là "có trật tự" và không hề có sự hoảng loạn. Những sự chậm trễ là do một số người do dự miễn cưỡng rời tàu cho đến khi mọi người bị thương được cứu vớt. Việc rời bỏ tàu mất khoảng 40 phút; và đến 16 giờ 00, sau khi biết chắc là không còn ai bị bỏ lại, Thuyền trưởng Sherman đu người qua đuôi tàu và trượt xuống biển. Cho dù mối đe dọa từ các tàu ngầm khiến các tàu khu trục hộ tống phải tản ra xa hoặc thay đổi vị trí, họ vẫn kiên trì tiến hành các nỗ lực cứu hộ một cách bền bỉ và quyết tâm cho đến khi những chiếc Laffey, Lansdowne, Helena và Salt Lake City vớt lên được 1.946 người. Con tàu bị bỏ lại trôi nổi với những xác người chết trên nó. Các đám cháy lan tràn đến tận phần đuôi tàu, và có thêm bốn vụ nổ rung động khi bóng đêm bắt đầu phủ xuống. Lansdowne thi hành nhiệm vụ phá hủy con tàu, và được yêu cầu phải ở lại cạnh con tàu cho đến khi nó chìm hẵn. Những quả ngư lôi Mark 15 của Lansdowne cũng có những khiếm khuyết không được nhận biết như của kiểu ngư lôi Mark 14. Quả ngư lôi đầu tiên được phóng ở khoảng cách 900 m (1000 yard) và được đặt ở độ sâu 4,5 m (15 foot) bên dưới lườn tàu chiếc Wasp nhằm gây ra tổn hại cao nhất với ngòi nổ cảm ứng từ tính. Khi không nhận thấy hiệu quả nào sau một vụ nổ xem có vẻ hoàn hảo, một quả ngư lôi thứ hai được phóng ở độ sâu lườn tàu từ khoảng cách 720 m (800 yard). Một lần nữa, một phát trúng hoàn hảo cũng không mang lại kết quả mong muốn; và Lansdowne chỉ còn lại ba quả ngư lôi. Sĩ quan điều khiển ngư lôi của Lansdowne vô hiệu hóa ngòi nổ cảm ứng từ tính và đặt độ sâu còn 3 m (10 ft). Cả ba quả ngư lôi đều phát nổ, nhưng Wasp tiếp tục nổi trong ánh lửa đỏ cam của một bể xăng và dầu. Lansdowne nôn nóng chạy tới chạy lui trong ánh lửa cho đến khi Wasp chìm với mũi tàu xuống trước lúc 21 giờ 00.[3] Wasp nhận được hai ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Fore River Xưởng đóng tàu Kure Newport News, Virginia

Đặt lườn: 18 tháng 3 năm 1942

Hạ thủy: 17 tháng 8 năm 1943

Đỡ đầu: Julia M. Walsh Hoạt động: 24 tháng 11 năm 1943 28 tháng 9 năm 1951

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1973

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 1 tháng 11 năm 1956

Ngừng hoạt động: 17 tháng 2 năm 1947 1 tháng 7 năm 1972

Xóa đăng bạ: 1 tháng 7 năm 1972

Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Chiều dài: 266 m (872 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h (15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) Máy bay: 90-100 máy bay USS Wasp (CV/CVA/CVS-18) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II, và là chiếc tàu chiến thứ chín của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Wasp được đưa vào hoạt động tháng 11 năm 1943, và đã hoạt động trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến đấu. Giống như nhiều chiếc tàu chị em với nó, Wasp được cho ngưng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng được cho hiện đại hóa và tái hoạt động vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và cuối cùngnhư một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lượt phục vụ thứ hai này, nó hoạt động chủ yếu tại Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và vùng biển Caribbe. Nó đóng một vai trò nổi bật trong chương trình thám hiểm vũ trụ có người lái khi phục vụ như tàu thu hồi chính cho các chuyến bay Gemini VI, VII và IX. Nó được cho nghỉ hưu vào năm 1972 và được bán để tháo dỡ vào năm 1973. [sửa] Thiết kế và chế tạo Con tàu được đặt lườn vào ngày 18 tháng 3 năm 1942 tại Quincy, Massachusetts bởi hãng Bethlehem Steel Company. Ban đầu nó được đặt tên là Oriskany, nhưng sau khi chiếc tàu sân bay Wasp (CV-7) bị đánh chìm ngày 15 tháng 9 năm 1942 tại Nam Thái Bình Dương, nó được đặt lại tên là Wasp vào ngày 13 tháng 11 năm 1942 trong khi đang được chế tạo nhằm vinh danh chiếc tàu sân bay tiền nhiệm. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 8 năm 1943, được đ̣ỡ đầu bởi Julia M. Walsh, em gái của Nghị sĩ tiểu bang Massachusetts David I. Walsh, và được đưa vào hoạt động ngày 24 tháng 11 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Clifton A. F. Sprague. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế Chiến II [sửa] 1943-1944 Sau những chuyến đi chạy thử máy kéo dài đến tận cuối năm 1943, Wasp quay về xưởng tàu tại Boston một thời gian ngắn để chỉnh sửa các sai sót nhận thấy khi thử máy. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1944, chiếc tàu sân bay mới rời Boston đi đến Hampton Roads, Virginia, và ở lại đó cho đến cuối tháng khi nó khởi hành đi Trinidad, căn cứ mà nó hoạt động cho đến ngày 22 tháng 2. Nó quay về Boston năm ngày sau và chuẩn bị cho việc phục vụ tại Thái Bình Dương. Đầu tháng 5, chiếc tàu chiến hướng về phía Nam, đi ngang qua kênh đào Panama và đến San Diego, California ngày 21 tháng 3; rồi đi đến Trân Châu Cảng ngày 4 tháng 4 Sau các cuộc thực tập huấn luyện ngoài khơi vùng biển Hawaii, Wasp lên đường hướng về quần đảo Marshall; và tại Majuro nó gia nhập Đội đặc nhiệm TG 58.6 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Alfred E. Montgomery, là một thành phần của Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh TF 58 của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher. Vào ngày 14 tháng 5, nó cùng các tàu sân bay khác của Đội đặc nhiệm TG 58.6 là Essex và San Jacinto lên đường thực hiện cuộc không kích lên đảo Marcus và đảo Wake nhằm giúp cho đội đặc nhiệm mới có thêm kinh nghiệm chiến đấu, và cũng để thử nghiệm một phương thức phân công chiến đấu vừa mới được áp dụng: mỗi phi công được giao một mục tiêu cụ thể trước khi cất cánh, và cũng để vô hiệu hóa các hòn đảo trên chuẩn bị cho chiến dịch Marianas sắp đến. Khi tiến đến gần đảo Marcus, lực lượng được tách ra, gửi chiếc San Jacinto lên phía Bắc truy tìm những chiếc tàu cảnh giới Nhật Bản trong khi Wasp và Essex tung ra các đợt không kích trong các ngày 19 và 20 tháng 5 nhắm vào các cơ sở quân sự trên đảo. Máy bay Mỹ bị chống trả bởi một hỏa lực phòng không dày đặc, nhưng cũng gây được thiệt hại đang kể cho đối phương, ngăn không cho quân Nhật can thiệp vào cuộc đổ bộ sắp thực hiện lên đảo Saipan. Khi điều kiện thời tiết ngăn trở việc tung ra các phi vụ trong ngày 21 tháng 5, hai chiếc tàu sân bay hợp cùng chiếc tàu sân bay San Jacinto hướng đến Wake. Máy bay của cả ba con tàu không kích nặng nề hòn đảo vào ngày 24 tháng 5, đủ làm vô hiệu hóa căn cứ này. Tuy nhiên, hệ thống chọn lựa sẵn mục tiêu cho mỗi máy bay không đáp ứng được sự kỳ vọng của Hải quân, và do đó các vị chỉ huy không quân chiến thuật quay lại chịu trách nhiệm chỉ đạo cuộc tấn công các máy bay dưới quyền. Sau cuộc tấn công lên đảo Wake, Đội đặc nhiệm 58.6 quay trở về Majuro chuẩn bị cho chiến dịch Mariana. Ngày 6 tháng 6, Wasp giờ đây được bố trí lại vào đội đặc nhiệm 58.2 cùng dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Montgomery, khởi hành chuyến đi tấn công Saipan. Chiều ngày 11 tháng 6, máy bay được tung ra nhắm vào các sân bay trên đảo Saipan và Tinian. Chúng bị thách thức bởi khoảng 30 máy bay tiêm kích đặt căn cứ trên đất liền, và một số đã bị bắn hạ. Hỏa lực pháo phòng không khá dày đặc, nhưng máy bay Mỹ đã dũng cảm vượt qua và tiếp tục phá hủy một số máy bay Nhật còn đậu trên mặt đất. Trong ba ngày tiếp theo sau, máy bay tiêm kích Mỹ giờ đây hợp cùng những chiếc máy bay ném bom đột kích vào các căn cứ Nhật Bản trên đảo Saipan phá hủy hệ thống phòng thủ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ được dự định diễn ra vào ngày 15 tháng 6. Cho đến ngày 17 tháng 6, máy bay từ các đội đặc nhiệm 58.2 và 58.3 đã hỗ trợ gần mặt đất cho lực lượng Thủy quân Lục chiến đang chiến đấu trên các bãi độ bộ Saipan. Sau khi bàn giao lại cho các tàu sân bay hộ tống trách nhiệm hỗ trợ lực lượng trên bộ, các đội đặc nhiệm tàu sân bay nhanh tổ chức tiếp nhiên liệu rồi lên đường hội quân cùng các đội đặc nhiệm 58.1 và 58.4, vốn vừa mới quay về sau các đợt không kích lên các đảo Chichi Jima và Iwo Jima để ngăn ngừa lực lượng Nhật Bản trên các căn cứ tại đó phản công vào lực lượng Mỹ gần Saipan. Cùng lúc đó, , với ý định phòng thủ Saipan bằng mọi giá, Hải quân Nhật Bản đã tung lực lượng Hạm đội Liên hợp mạnh mẽ của Đô đốc Jisaburō Ozawa từ hướng quần đảo Sulu đến quần đảo Mariana để tìm cách đánh chìm các tàu chiến thuộc Đệ Ngũ hạm đội của Đô đốc Raymond A. Spruance và ngăn cản cuộc đổ bộ của quân Mỹ tạii Saipan. Tuy nhiên, không lâu sau khi lực lượng Nhật Bản rời Tawi Tawi sáng ngày 13 tháng 6, tàu ngầm Mỹ Redfin đã trông thấy và báo cáo. Các tàu ngầm khác cũng tiếp xúc được các tàu chiến của Ozawa giúp cho Spruance theo dõi được đường đi của đối thủ khi họ len lỏi qua quần đảo Philippine, vượt qua eo biển San Bernardino và đi vào biển Philippine. Trong suốt ngày 18 tháng 6, cả hai phía đều tung máy bay trinh sát ra để truy tìm vị trí của đối phương. Nhờ có được tầm bay xa hơn, máy bay Nhật đã có được một số tin tức về những tàu chiến của Spruance, trong khi máy bay trinh sát Mỹ không thể tìm thấy lực lượng của Ozawa. Sáng sớm ngày hôm sau, 19 tháng 6, máy bay từ các tàu sân bay của Mitscher hướng đến Guam để vô hiệu hóa sự phòng thủ của hòn đảo này cho trận chiến sắp đến, và trong một loạt các cuộc không chiến đã tiêu diệt được nhiều máy bay Nhật đặt căn cứ trên mặt đất. Trong buổi sáng, các tàu sân bay thuộc hạm đội của Ozawa trung ra bốn đợt không kích mạnh mẻ vào các đối thủ Mỹ của họ, nhưng hầu như bị đánh chặn toàn bộ. Hầu hết máy bay chiến đấu bị các máy bay tiêm kích và hỏa lực phòng không trên các con tàu bắn rơi mà không thể đánh chìm được chiếc tàu chiến Mỹ nào. Dù vậy, chúng cũng xoay sở đánh trúng được một quả bom vào South Dakota, nhưng chiến công lẻ loi này không đủ để loại chiếc thiết giáp hạm khỏi vòng chiến. Ngày hôm đó, máy bay của Mitscher vẫn chưa tìm thấy hạm đội của Ozawa, nhưng các tàu ngầm Mỹ đã thành công trong việc đánh chìm hai tàu sân bay Nhật Taihō và Shōkaku. Cuối buổi chiều, ba trong số bốn đội đặc nhiệm tàu sân bay nhanh của Mitscher hướng về phía Tây truy tìm hạm đội của Ozawa đang rút lui, chỉ để lại Đội đặc nhiệm 58.4 cùng các thiết giáp hạm cũ quanh khu vực Marianas hỗ trợ lực lượng trên bộ tại Saipan. Máy bay từ các tàu sân bay Mỹ vẫn không thể tìm thấy hạm đội Nhật cho đến giữa buổi chiều ngày 20 tháng 6 khi một phi công lái Avenger báo cáo phát hiện lực lượng của Ozawa ở vị trí cách các tàu sân bay Mỹ gần 480 km (300 dặm). Mitscher táo bạo tung ra cuộc tấn công toàn diện cho dù ông biết rõ đêm sẽ xuống trước khi những chiếc máy bay quay trở về. Hơn hai giờ sau, các phi công Mỹ bắt kịp các con mồi. Họ đã gây hư hại nặng cho hai tàu chở dầu đến mức chúng phải bị tự đánh đắm; đánh chìm chiếc tàu sân bay Hiyō, đồng thời gây hư hại cho các tàu sân bay Ryuho, Junyō và Zuikaku cùng nhiều tàu chiến khác. Tuy nhiên, sau trận đánh vào lúc trời gần tối, một số máy bay Mỹ đã sử dụng quá nữa số nhiên liệu mang theo, gây ra sự lo ngại và căng thẳng trong chuyến bay quay trở về. Khi nhừng chiếc tàu sân bay nhìn thấy chiếc máy bay đầu tiên quay trở về lúc 20 giờ 30 phút đêm hôm đó, Chuẩn Đô đốc J. J. Clark dũng cảm bất chấp mối đe dọa của các tàu ngầm Nhật khi ra lệnh mở hết tất cả các đèn trên các tàu để hướng dẫn cho các phi công đã mỏi mệt có thể hạ cánh. Sau khi một máy bay của Hornet đáp xuống chiếc Lexington, Mitscher cho phép các phi công có thể hạ cánh trên bất kỳ tàu sân bay nào sẵn có. Tuy nhiên, cho dù có những nỗ lực bất thường như thế nhằm giúp đỡ các phi công, nhiều máy bay đã bị hết xăng trước khi về đến các tàu sân bay và bị rơi xuống biển. Khi thời gian đã trôi đi và các tính toán cho thấy không còn chiếc máy bay nào còn nhiên liệu để bay trên không, Mitscher ra lệnh cho các tàu sân bay quay lại truy đuổi những chiếc tàu của Ozawa còn sống sót; đặt niềm hy vọng nhiều vào việc tìm thấy các đội bay bị rơi xuống nước và cứu vớt họ, hơn là tham vọng bắt kịp Hạm đội Cơ động 1 Nhật Bản trước khi chúng quay về được khu vực chính quốc Nhật bản, nơi được che chở bởi những máy bay đặt căn cứ trên đất liền. Trong cuộc truy kích, tàu của Mitcher đã vớt được 36 phi công và 26 thành viên đội bay khác. Sáng ngày 21 tháng 6, Đô đốc Spruance cho tách Wasp cùng tàu sân bay Bunker Hill khỏi các đội đặc nhiệm để hợp cùng các thiết giáp hạm của Đô đốc Lee tiếp tục truy đuổi theo Ozawa hầu phát hiện và tiêu diệt những con tàu bị hỏng rơi rớt lại. Cuộc săn đuổi kéo dài hai ngày mà không mang lại kết quả, nên lực lượng ứng biến này hướng về Eniwetok để được tiếp liệu và nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi không kéo dài được lâu, khi vào ngày 30 tháng 6, Wasp khởi hành cùng với Đội đặc nhiệm 58.2 phối hợp với 58.1 thực hiện đợt không kích Iwo Jima và Chichi Jima. Máy bay từ các tàu sân bay không kích nặng nề những hòn đảo này trong các ngày3 và 4 tháng 7, trong đó đã tiêu diệt được 75 máy bay đối phương, hầu hết là do không chiến. Cuối cùng là một màn kết thúc vĩ đại khi các tàu tuần dương trong lực lượng hộ tống đã dội pháo xuống Iwo Jima trong hai giờ rưỡi. Ngày hôm sau, 5 tháng 7, hai đội đặc nhiệm quay trở về quần đảo Mariana tấn công Guam và Rota bắt đầu một nỗ lực kéo dài trên hai tuần lễ nhằm đánh phá hệ thống phòng ngự của Nhật Bản tại đây chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Guam. Máy bay cất cánh từ Wasp cùng các tàu chị em của nó cung cấp sự hỗ trợ gần mặt đất cho lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên hòn đảo trong ngày 21 tháng 7. Ngày hôm sau, Đội đặc nhiệm 58.2 cùng hai đội tàu sân bay khác của Mitscher khởi hành đi về hướng Tây Nam đến khu vực Tây Caroline, và tung ra các đợt không kích nhắm vào Palau trong ngày 25 tháng 7. Sau đó lực lượng này được tách ra, và các đội đặc nhiệm 58.1 và 58.3 quay lên hướng Bắc tiếp tục các cuộc không kích nhằm vô hiệu hóa sự kháng cự tại Bonin và quần đảo Volcano trong khi Wasp cùng Đội đặc nhiệm 58.2 rút lui về hướng quần đảo Marshall để tiếp liệu, và đội quay về đến Eniwetok ngày 2 tháng 8. Trong thời gian Wasp ở lại căn cứ, Đô ̣đốc Willliam Halsey thay thế cho Đô đốc Spruance vào ngày 26 tháng 8 và Đệ Ngũ hạm đội được đổi tên thành Đệ Tam hạm đội. Hai ngày sau, lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh, giờ đây là Lực lượng Đặc nhiệm 38 khởi hành hướng về Palaus. Ngày 6 tháng 9, Wasp giờ đây được điều về đội đặc nhiệm 38.1 của Phó Đô đốc John McCain, bắt đầu một đợt không kích kéo dài ba ngày lên quần đảo Palaus. Vào ngày 9 tháng 9, nó hướng đến phía Nam Philippine để vô hiệu hóa lực lượng không quân đối phương tại đây trong khi lực lượng trên bộ chinh phục Morotai, Peleliu và Ulithi, ba hòn đảo sẽ hoạt động như những căn cứ tiền phương cần thiết cho chiến dịch giải phóng Philippine sắp tới. Máy bay từ các tàu sân bay không gặp phải sự kháng cự nào đáng kể khi tấn công các sân bay trên đảo Mindanao vào ngày hôm đó cũng như trong ngày 10 tháng 9. Đợt không kích lên quần đảo Visayan vào các ngày 12 và 13 tháng 8 được thực hiện mà không chịu tổn thất nào và cũng đạt được thành công tương tự. Do biết được việc không có một hệ thống phòng không hoàn chỉnh của Nhật Bản tại phía Nam Philippine, các nhà chiến lược Đồng Minh đã cho ngưng một cuộc đổ bộ lên Mindanao vốn được hoạch định vào ngày 16 tháng 11. Thay vào đó, lực lượng Đồng Minh đi thẳng đến đảo Leyte tiến hành việc tái chiếm Philippine trong vòng một tháng. Vào ngày D ở Palaus, 15 tháng 9, Wasp cùng Đội đặc nhiệm 38.1 ở cách Morotai 80 km (50 dặm) và tung ra các đợt không kích. Sau đó chúng quay về Philippine để "thăm viếng" Mindanao và Visaya lần nữa trước khi rút lui về Admiralty ngày 29 tháng 9 để được tiếp liệu tại đảo Manus chuẩn bị cho việc giải phóng Philippine. Sẵn sàng để hoạt động tác chiến trở lại, chiếc tàu sân bay lên đường vào ngày 4 tháng 10 hướng về phía biển Philippine nơi Lực lượng Đặc nhiệm 38 được tập họp vào lúc chiều tối ngày 7 tháng 10 ở địa điểm 604 km (375 dặm) phía Tây quần đảo Mariana. Nhiệm vụ của nó là vô hiệu hóa các sân bay trong tầm hoạt động đến quần đảo Philippine để ngăn chặn máy bay Nhật có thể can thiệp vào cuộc đổ bộ của lực lượng Mỹ lên đảo Leyte được dự định bắt đầu vào ngày 20 tháng 10. Những chiếc tàu sân bay di chuyển lên phía Bắc để gặp gỡ một nhóm chín tàu chở dầu và thực hiện việc tiếp nhiên liệu suốt ngày hôm sau, 8 tháng 10. Sau đó chúng di chuyển theo hướng Tây Bắc về hướng quần đảo Ryūkyū cho đến ngày 10 tháng 10 khi máy bay của chúng tấn công Okinawa, Amami và Miyaki. Trong ngày hôm đó, máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 chỉ tiêu diệt được một tàu tiếp liệu tàu ngầm Nhật, 12 thuyền buồm nhỏ và khoảng hơn 100 máy bay. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi Trung tá Doolittle thực hiện cuộc không kích Tokyo từ tàu sân bay Hornet vào ngày 18 tháng 4 năm 1942, một lực lượng tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ tiến đến sát và tấn công vào các đảo chính quốc Nhật Bản. Bắt đầu từ ngày 12 tháng 10, Đài Loan bị đặt trong tầm ngắm của máy bay từ Lực lượng Đặc nhiệm 38. Để đáp trả, Hải quân Nhật tung ra toàn bộ lực lượng không quân có được để bảo vệ hòn đảo chiến lược, cho dù làm như vậy có nghĩa là lấy đi hầu hết số máy bay trên các tàu sân bay. Dù vậy, những nỗ lực nhằm đánh lui Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đều bị thất bại. Vào lúc kết thúc các cuộc không chiến kéo dài ba ngày, phía Nhật Bản bị tổn thất hơn 500 máy bay và trên 20 tàu vận tải. Nhiều tàu hàng khác cũng bị hư hại, cũng như là các nhà chứa máy bay, trại lính, kho chứa, nhà máy công nghiệp và kho đạn. Tuy nhiên, chiến thắng mà Hải quân Mỹ đạt được cũng phải trả bằng một cái giá đáng kể, khi Lực lượng Đặc nhiệm 38 mất 79 máy bay cùng 64 phi công và thành viên đội bay, trong khi các tàu tuần dương Canberra và Houston cùng tàu sân bay Franklin bị hư hại do trúng bom. Rời Đài Loan, Lực lượng Đặc nhiệm 38 chuyển trọng tâm sang Philippine. Sau khi di chuyển đến vùng biển phía Đông đảo Luzon, Đội đặc nhiệm 58.1 bắt đầu tung ra các cuộc không kích xuống hòn đảo này trong ngày 18 tháng 10 và tiếp tục cho đến hết ngày hôm sau, ném bom xuống Manila lần đầu tiên kể từ khi nó bị quân Nhật chiếm đóng vào đầu cuộc chiến. Vào ngày 20 tháng 10, trong khi những đơn vị Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên Leyte, Wasp di chuyển về vị trí tác chiến ở phía Nam hòn đảo nơi nó cùng các tàu sân bay chị em tung máy bay ra hỗ trợ gần mặt đất hỗ trợ cho những binh sĩ của tướng MacArthur, đồng thời tung những máy bay khác ra phá hủy các sân bay tại Mindanao, Cebu, Negros, Panay và Leyte. Đội đặc nhiệm 38.1 được tiếp nhiên liệu vào ngày hôm sau, và vào ngày 22 tháng 10, được cho rút về Ulithi để nhận thêm vũ khí và tiếp liệu. Trong khi các tàu sân bay của McCain rời xa Philippine, các sự kiện lớn đã diễn ra tại vùng biển chung quanh quần đảo này. Đô đốc Soemu Toyoda, Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, ra lệnh thực hiện kế hoạch Sho-Go-1, một cuộc phản công mang tính quyết định của hải quân ngoài khơi Leyte, tức Trận chiến vịnh Leyte. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 1 tháng 12 năm 1941

Hạ thủy: 21 tháng 1 năm 1943

Đỡ đầu: Eleanor Roosevelt

Hoạt động: 15 tháng 4 năm 1943 2 tháng 1 năm 1953

Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952 Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 1 tháng 9 năm 1957

Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947 27 tháng 6 năm 1970.

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1973

Tình trạng: Tàu bảo tàng tại Patriot's Point Charleston, South Carolina

Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống 16 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-27A: 28,200 tấn (tiêu chuẩn); 40,600 tấn (đầy tải) Sau cải biến SCB-125: 30,800 tấn (tiêu chuẩn); 41,200 tấn (đầy tải) Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước; 266 m (872 feet) chung Sau cải biến SCB-27A: 250 m (819 ft 1 in) mực nước; 274 m chung (898 ft 1 in) Sau cải biến SCB-125: 251 m (824 ft 6 in) mực nước; 270 m (890 ft) chung Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung Sau cải biến SCB-27A: 30,9 m (101 ft 5 in) mực nước; 46,3 m (151 ft 11 in) chung Sau cải biến SCB-125: 31 m (101 ft) mực nước; 60 m (196 ft) chung Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải Sau cải biến SCB-27A: 9,0 m (29 ft 8 in) Sau cải biến SCB-125: 9,2 m (30 ft 1 in) Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse 8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F) 4 trục công suất 150.000 mã lực (110 MW) Tốc độ: 61 km/h (33 knot) Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h (20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot) Quân số: 2.600 Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38 8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56 46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78 Sau cải biến SCB-27A: 8 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 14 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Sau cải biến SCB-125: 7 × pháo nòng đơn 130 mm (5 in) cỡ nòng 38 4 × pháo nòng kép 76 mm (3 in) cỡ nòng 50 Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch) sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 100 mm (4 inch) 40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy 60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái Sau cải biến SCB-27A: Đai giáp được thay thế bằng vỏ bọc với 27 kg (60 lb) thép tôi Máy bay: 90-100 máy bay 1 × thang nâng cạnh sàn đáp 2 × thang nâng giữa Sau cải biến SCB-27A: 50 máy bay (CVS) / 70 máy bay (CVA) 2 × máy phóng thủy lực H8 được bổ sung

USS Yorktown trong trận không kích đảo Marcus ngày 31 tháng 8 năm 1943: Trung tá "Jimmy" Flatley chỉ huy Phi đội 5 trên chiếc F6F Hellcat của ông trước khi cất cánh. USS Yorktown (CV/CVA/CVS-10) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó được đặt tên theo trận Yorktown xảy ra năm 1781 trong Chiến tranh dành độc lập Hoa Kỳ, và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Ban đầu được đặt tên là Bon Homme Richard, nó được đổi tên thành Yorktown trong khi đang được chế tạo để tưởng niệm chiếc USS Yorktown (CV-5), bị mất trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942. Yorktown được đưa vào hoạt động vào tháng 4 năm 1943, tham gia vào nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và 11 ngôi sao chiến đấu. Được rút khỏi hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được vào hoạt động trở lại vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và sau đó như là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Nó được đưa ra hoạt động trở lại quá trễ để có thể tham gia Chiến tranh Triều Tiên, nhưng nó đã phục vụ nhiều năm tại Thái Bình Dương, kể cả các hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam, trong đó nó được tặng thưởng thêm năm ngôi sao chiến đấu nữa. Sau đó nó còn được sử dụng để quay các cảnh trong bộ phim Tora! Tora! Tora! tái hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản, và như là tàu sân bay thu hồi của chuyến bay vũ trụ Apollo 8. Yorktown được rút khỏi phục vụ lần cuối cùng vào năm 1970 và vào năm 1975 trở thành một chiếc tàu bảo tàng tại Patriot's Point, Mount Pleasant, South Carolina. Nó được công nhận là một Di tích Lịch sử Quốc gia. [sửa] Cấu trúc và chế tạo Yorktown được đặt lườn vào ngày 1 tháng 12 năm 1941 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại xưởng đóng tàu Newport News, Virginia. Ban đầu được đặt tên là Bon Homme Richard, nó được đổi tên thành Yorktown vào ngày 26 tháng 9 năm 1942, và được hạ thủy vào ngày21 tháng 1 năm 1943, dưới sự đỡ đầu của bà Eleanor Roosevelt (phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ). Chiếc Yorktown được đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 4 năm 1943 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Joseph J. Clark. [sửa] Lịch sử hoạt động trong Thế Chiến II [sửa] Năm 1943 Yorktown ở lại khu vực Căn cứ Hải quân Norfolk cho đến ngày 21 tháng 5 năm 1943, khi nó tiến hành huấn luyện chạy thử trong khu vực Trinidad. Nó quay về Norfolk vào ngày 17 tháng 6 để tiến hành hiệu chỉnh sau khi chạy thử. Nó hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 1 tháng 7 Và bắt đầu các hoạt động không quân ngoài khơi Norfolk cho đến tận ngày 6 tháng 7, khi nó rời vịnh Chesapeake lên đường đi Thái Bình Dương. Nó đi ngang kênh đào Panama vào ngày 11 tháng 7 và rời khỏi Balboa, Panama ngày 12 tháng 7. Chiếc tàu chiến đến được Trân Châu Cảng vào ngày 24 tháng 7 và khởi sự một tháng huấn luyện tại quần đảo Hawaii. Vào ngày 22 tháng 8, nó rời Trân Châu Cảng, khởi sự chuyến đi tác chiến đầu tiên. Lực lượng Đặc nhiệm TF 15 của nó đến được điểm xuất phát cách đảo Marcus 206 km (128 dặm) vào sáng sớm ngày 31 tháng 8. Nó dành trọn ngày hôm đó tung ra các đợt máy bay tiêm kích và máy bay ném bom tấn công đảo Marcus trước khi quay về Hawaii chiều tối hôm đó. Chiếc tàu sân bay trở về Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 9 và ở lại đó hai ngày. Vào ngày 9 tháng 9, nó lại ra khơi hướng về phía bờ Tây Hoa Kỳ. Nó đến San Francisco vào ngày 13 tháng 9, chất đầy máy bay và tiếp liệu, rồi lại ra khơi vào ngày 15 tháng 9. Bốn ngày sau, chiếc tàu sân bay trở lại Trân Châu Cảng. Chiếc Yorktown trở ra biển vào ngày 29 tháng 9 để tiến hành huấn luyện chiến thuật. Vào sáng sớm ngày 5 tháng 10, nó bắt đầu thực hiện đợt không kích kéo dài hai ngày nhắm vào các vị trí của quân Nhật trên đảo Wake. Sau khi rút lui vể phía Đông qua ban đêm, nó lại tiếp tục không kích vào sáng sớm ngày 6 tháng 10 và kéo dài gần suốt cả ngày. Chiều tối hôm đó, nhóm đặc nhiệm rút về đảo Hawaii. Yorktown về đến Oahu vào ngày 11 tháng 10, và trong vòng một tháng tiếp theo sau, nó tiến hành huấn luyện không lực ngoài khơi Trân Châu Cảng. Vào ngày 10 tháng 11, Yorktown rời Trân Châu Cảng cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 50, lực lượng tàu sân bay nhanh của Hạm đội Thái Bình Dương, để tham gia chiến dịch quan trọng đầu tiên của nó trong chiến tranh, chiến dịch chiếm đóng quần đảo Gilbert. Vào ngày 19 tháng 11, nó đến điểm xuất phát gần Jaluit và Mili, và vào lúc sáng sớm ngày hôm đó, tung ra đợt đầu tiên của một loạt không kích nhằm trấn áp hoả lực đối phương trong suốt cuộc đổ bộ lên các đảo Tarawa, Abemama, và Makin. Ngày hôm sau, các đợt không kích được nhắm vào sân bay tại Jaluit; một số máy bay của nó còn hỗ trợ lực lượng trên bộ giành lại Makin từ tay quân Nhật. Vào ngày 22 tháng 11, lực lượng không quân của nó một lần nữa tập trung đanh phá các căn cứ và máy bay tại Mili. Trước khi quay về Trân Châu Cảng, chiếc tàu sân bay không kích vào các căn cứ đối phương khi đi ngang qua các đảo san hô Wotje và Kwajalein vào ngày 4 tháng 12. Nó về đến Trân Châu Cảng vào ngày 9 tháng 12 và bắt đầu một tháng tiến hành huấn luyện bay trong khu vực quần đảo Hawaii. [sửa] 1944 Vào ngày 16 tháng 1 năm 1944, chiếc tàu sân bay rời Trân Châu Cảng một lần nữa để hỗ trợ cho một chiến dịch đổ bộ, chiến dịch Flintlock nhắm vào quần đảo Marshall. Nhóm Đặc nhiệm 58.1 của nó đến điểm xuất phát vào sáng sớm ngày 29 tháng 1, và các tàu sân bay của nhóm: Yorktown, Lexington và Cowpens bắt đầu tung ra các đợt không kích vào khoảng 05 giờ 20 phút nhắm vào sân bay Taroa trên đảo san hô Maloelap. Trong suốt ngày hôm đó, máy bay của nó tấn công Maloelap nhằm chẩn bị trong các cuộc tấn công lên Majuro và Kwajalein được dự định vào ngày 31 tháng 1. Vào ngày 30 tháng 1, Yorktown và các tàu sân bay chuyển mục tiêu sang Kwajalein nhằm vô hiệu hóa các mục tiêu. Khi các lực lượng bắt đầu đổ bộ lên đảo vào ngày 31 tháng 1, máy bay của chiếc Yorktown tiếp tục không kích lên Kwajalein nhằm hỗ trợ cho lực lượng tấn công lên đảo san hô này. Nhiệm vụ tương tự choáng mất thời gian của lực lượng không quân trên chiếc Yorktown suốt ba ngày đầu của tháng 2 năm 1944. Tuy nhiên, đến ngày 4 tháng 2, Nhóm Đặc nhiệm rút lui về vị trí bỏ neo an toàn ở đảo san hô Majuro. Trong bốn tháng tiếp theo sau đó, Yorktown tham gia một loạt các trận không kích trãi dài từ Mariana ở phía Bắc đến tận New Guinea ở phía Nam. Sau tám ngày ở lại Majuro, nó lên đường cùng với Đội Đặc nhiệm của nó vào ngày 12 tháng 2 để thực hiện không kích vào lực lượng chính đối phương đang thả neo tại đảo san hô Truk. Các cuộc không kích rất thành công này được thực hiện trong các ngày 16 và 17 tháng 2. Sang ngày 18 tháng 2, chiếc tàu sân bay lên đường đi đến quân đảo Marianas, và đến ngày 22 tháng 2 thực hiện không kích lên các sân bay và căn cứ của quân Nhật trên đảo Saipan. Cùng ngày hôm đó, nó càn quét các mục tiêu đối phương khi đang trên đường quay trở về Majuro. Con tàu sân bay về đến vũng biển Majuro vào ngày 26 tháng 2 và ở lại đó cho đến ngày 8 tháng 3, khi nó lại khởi hành, gặp gỡ phần còn lại của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, rồi hướng đến Espiritu Santo trong quần đảo New Hebrides. Nó đi đến mục tiêu vào ngày 13 tháng 3 và ở lại đó 10 ngày trước khi lên đường tiếp tục một loạt các cuộc không kích vào tuyến phòng thủ phía giữa của quân Nhật. Vào các ngày 30 và 31 tháng 3, nó tung ra các đợt không kích vào các căn cứ Nhật Bản trên quần đảo Palau; và vào ngày 1 tháng 4, máy bay của nó tập trung vào đảo Woleai. Năm ngày sau, nó quay về căn cứ của nó ở Majuro và ở lại đó một tuần lễ để nghỉ ngơi và tiếp liệu. Vào ngày 13 tháng 4, Yorktown lại trở ra biển. Tuy nhiên trong dịp này, nó thực hiện một hành trình dọc bờ biển phía Bắc của New Guinea. Vào ngày 21 tháng 4, nó bắt đầu tung ra các cuộc không kích để hỗ trợ cho cuộc tấn công của Tướng Douglas MacArthur lên khu vực Hollandia (hiện nay là Jayapura). Trong ngày hôm đó, phi công của nó đã tấn công các căn cứ trong khu vực Wakde-Sarmi phía Bắc New Guinea. Trong các ngày 22 và 23 tháng 4, họ chuyển hướng sang các khu vực đổ bộ tại chính Hollandia và bắt đầu trực tiếp hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ. Sau các cuộc tấn công đó, nó rút lui khỏi bờ biển New Guinea để tiến hành một đợt không kích khác lên Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4. Chiếc tàu sân bay quay về đến Majuro vào ngày 4 tháng 5; và hai ngày sau đó nó lại lên đường hướng về Oahu. Nó về đến Trân Châu Cảng ngày 11 tháng 5, và trong 18 ngày sau đó, nó tiến hành các hoạt động huấn luyện tại khu vực quần đảo Hawaii. Đến ngày 29 tháng 5, nó lên đường hướng đến khu vực Trung Thái Bình Dương. Yorktown một lần nữa vào vũng biển Majuro vào ngày 3 tháng 6 và bắt đầu chuẩn bị cho đợt đổ bộ chính yếu sắp đến, đợt tấn công lên quần đảo Marianas. Vào ngày 6 tháng 6, Yorktown rời Majuro cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 bắt đầu hành trình đi đến quần đảo Mariana. Sau năm ngày di chuyển, chiếc tàu sân bay đến được điểm xuất phát và bắt đầu tung ra các đợt máy bay tấn công nhằm vô hiệu hóa sự đề kháng của các mục tiêu, chuẩn bị cho việc chiếm đóng Saipan. Các đội bay của chiếc Yorktown tập trung chủ yếu vào các sân bay tại Guam. Những cuộc không kích kéo dài đến tận ngày 13 tháng 6, khi Yorktown cùng hai tàu khác thuộc Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 di chuyển lên phía Bắc để tấn công các mục tiêu trên quần đảo Bonin. Kết quả của chuyến đi này là một cuộc không kích kéo dài suốt ngày 16 tháng 6 trước khi hai đội đặc nhiệm lên đường quay trở lại Mariana để tham gia trận chiến biển Philippine. Lực lượng Đặc nhiệm 58 tập họp trở lại vào ngày 18 tháng 6 và bắt đầu chờ đợi một thời gian ngắn khi lực lượng của hạm đội Nhật Bản cùng máy bay của nó đang đến gần. Sáng ngày 19 tháng 6, máy bay của Yorktown bắt đầu tấn công các căn cứ không lực của Nhật Bản trên đảo Guam nhằm cố gắng tiêu diệt số máy bay đặt căn cứ tại đây. Cuộc đối đầu với các máy bay đặt căn cứ tại Guam tiếp tục cho đến giữa buổi sáng. Tuy nhiên vào khoảng 10 giờ 17 phút, nó nhận được các tín hiệu đầu tiên của đợt tấn công xuất phát từ tàu sân bay, khi một bóng máy bay lớn xuất hiện trên màn hình radar của nó. Vào lúc này, nó bắt đầu gởi một phần lực lượng đến tấn công vào Guam trong khi một lực lượng khác được tung ra để đánh chặn cuộc tấn công đang đến gần từ phía Tây. Trong suốt trận đánh, máy bay của Yorktown tiếp tục cuộc bắn phá các sân bay tại Guam và đánh chặn các đợt tấn công của máy bay đối phương. Trong ngày đầu tiên của trận chiến biển Philippine, máy bay của Yorktown đã phá hủy được 37 máy bay đối phương và ném 21 tấn bom xuống các sân bay trên đảo Guam. Sáng ngày 20 tháng 6, Yorktown cùng với Lực lượng đặc nhiệm TF 58 di chuyển về hướng Tây trong khi các máy bay trinh sát dò tìm hạm đội đối phương đang bỏ chạy. Tin tức về đối thủ có được vào khoảng 15 giờ 40 phút khi một phi công của chiếc Hornet phát hiện ra các đơn vị của Hạm đội Liên Hợp đang rút lui. Yorktown tung ra một lực lượng tấn công gồm 40 máy bay từ 16 giờ 23 đến 16 giờ 43 phút. Máy bay của nó tìm thấy lực lượng của Đô đốc Ozawa vào khoảng 18 giờ 40 và bắt đầu một đợt tấn công kéo dài 20 phút, trong đó họ đã truy đuổi chiếc tàu sân bay Zuikaku và gây được một số thiệt hại; nhưng đã không thể đánh chìm được nó. Họ cũng tấn công nhiều tàu chiến khác của lực lượng Nhật, cho dù không xác nhận được đã đánh đắm chiếc tàu nào hay không. Vào ngày 21 tháng 6, chiếc tàu sân bay tham gia vào cuộc đuổi bắt đối phương vô vọng được thực hiện bởi Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, nhưng buộc phải bỏ cuộc vào lúc chiều tối khi máy bay trinh sát không tìm thấy lực lượng Nhật Bản. Yorktown quay trở lại khu vực Marianas và tiếp tục không kích lên đảo Pagan vào các ngày 22 và 23 tháng 6. Sang ngày 24 tháng 6, nó lại tung ra một đợt không kích vào Iwo Jima. Đến ngày 25 tháng 6, nó khởi hành đi Eniwetok và đến nơi hai ngày sau đó. Vào ngày 30 tháng 6 chiếc tàu sân bay quay trở về Mariana và Bonin. Nó tiếp tục các hoạt động tác chiến vào ngày 3 và 4 tháng 7 với một loạt các đợt không kích xuống Iwo Jima và Chichi Jima. Vào ngày 6 tháng 7, chiếc tàu chiến túng ra các đợt không kích tại Marianas tiếp tục trong vòng 17 ngày tiếp theo sau. Đến ngày 23 tháng 7, nó di chuyển hướng về phía Tây để lại tung ra một loạt các đợt không kích vào Yap, Ulithi và Palau. Nó thực hiện các hoạt động này cho đến ngày 25 tháng 7, rồi sau đó quay trở về Marianas ngày 29 tháng 7. Vào ngày 31 tháng 7, nó rời quần đảo Mariana để đi ngang Eniwetok và Trân Châu Cảng để quay về lục địa Hoa Kỳ. Yorktown về đến xưởng Hải quân Puget Sound vào ngày 17 tháng 8 và bắt đầu đợt đại tu kéo dài hai tháng. Nó hoàn tất các công việc sửa chữa vào ngày 6 tháng 10 và rời Puget Sound vào ngày 9 tháng 10. Nó dừng tại Căn cứ Không lực Hải quân Alameda từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 để chất lên máy bay và tiếp liệu rồi khởi hành quay trở lại khu vực Tây Thái Bình Dương. Sau khi dừng lại Trân Châu Cảng từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 10, Yorktown tiếp tục đi đến Eniwetok vào ngày 31 tháng 10. Nó rời vũng biển san hô ngày 1 tháng 11 và đi đến Ulithi ngày 3 tháng 11. Tại đây, nó được phối thuộc vào Đội Đặc nhiệm TG 38.4. Đội Đặc nhiệm rời Ulithi vào ngày Lực lượng Đặc nhiệm ngày 6 tháng 11. Vào ngày 7 tháng 11, chiếc tàu sân bay được chuyển sang Đội Đặc nhiệm TG 38.1, và trong vòng hai tuần tiếp theo sau nó tung ra các đợt không kích lên các mục tiêu ở Philippines nhằm hỗ trợ cho việc chiếm đóng Leyte. Tách khỏi Lực lượng đặc nhiệm vào ngày 23 tháng 11, Yorktown quay về Ulithi ngày 24 tháng 11 và ở lại đó cho đến tận ngày 10 tháng 12, khi nó lại ra khơi và tái gia nhập Lực lượng đặc nhiệm TF 38. Nó hợp cùng các tàu sân bay khác vào ngày 13 tháng 12 và bắt đầu tung ra các đợt không kích lên các mục tiêu trên đảo Luzon nhằm chuẩn bị cho đợt đổ bộ lchiếm đóng được dự kiến vào tuần thứ hai của tháng 1 năm 1945. Vào ngày 17 tháng 12, Lực lượng Đặc nhiệm bắt đầu một đợt nghỉ ngơi khỏi các đợt tấn công lên Luzon. Trong đợt nghỉ ngơi này, Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 lại di chuyển ngay vào tâm một cơn cuồng phong vào tháng 12 năm 1944. Cơn bão này đã nhấn chìm ba chiếc tàu khu trục Spence, Hull và Monaghan. Yorktown đã tham gia vào một số công việc tìm kiếm cứu nạn những người còn sống sót trên ba chiếc tàu chiến này. Chiếc tàu sân bay quay về Ulithi ngày 24 tháng 12. [sửa] 1945 Yorktown được tiếp nhiên liệu và tiếp liệu tại Ulithi cho đến ngày 30 tháng 12 năm 1944, khi nó lại trở ra biển và gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 để tấn công các mục tiêu trên đảo Đài Loan và tại Philippines chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Lingayen. Những chiếc tàu sân bay bắt đầu với việc tấn công các sân bay trên đảo Đài Loan vào ngày 3 tháng 1 năm 1945 và tiếp tục với nhiều mục tiêu khác nhau trong tuần lễ tiếp theo sau. Vào ngày 10 tháng 1, Yorktown cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 tiến vào biển Nam Trung Hoa ngang qua eo biển Bashi để bắt đầu một loạt các đợt không kích lên vành đai phòng thủ bên trong của Nhật Bản. Vào ngày 12 tháng 1, máy bay của nó đã bay đến Sài Gòn và Đà Nẵng thuộc Đông Dương với hy vọng tìm thấy các đơn vị chủ yếu của hạm đội Nhật Bản. Cho dù không tìm thấy mục tiêu chính, máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 cũng đánh trúng được 44 tàu bè đối phương, trong đó có 15 tàu chiến. Vào ngày 15 tháng 1, các cuộc không kích được thực hiện xuống Đài Loan và Quảng Đông thuộc Trung Quốc. Ngày hôm sau, máy bay của nó lại tấn công một lần nữa vào Quảng Đông và Hong Kong. Vào ngày 20 tháng 1, nó rời biển Nam Trung Hoa cùng với Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 ngang qua eo biển Balintang. Nó tham gia một đợt không kích lên Đài Loan vào ngày 21 tháng 1 và một đợt khác lên Okinawa vào ngày 22 tháng 1 trước khi rời khu vực quay trở về Ulithi. Sáng ngày 26 tháng 1, nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 về đến vũng biển Ulithi. Yorktown ở lại Ulithi để được cung cấp tiếp liệu và vũ khí cũng như thực hiện các bảo trì cần thiết cho đến tận ngày 10 tháng 2. Khi đó, nó khởi hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, khi Đệ Tam hạm đội trở thành Đệ Ngũ hạm đội khi Đô đốc Spruance thay thế Đô đốc Halsey làm tự lệnh, và thực hiện một loạt các cuộc không kích xuống Nhật Bản và sau đó hỗ trợ cuộc tấn công chiếm đóng đảo Iwo Jima. Sáng ngày 16 tháng 2, chiếc tàu sân bay bắt đầu tung ra các cuộc không kích xuống khu vựcTokyo trên đảo Honshū. Vào ngày 17 tháng 2, nó lại tiếp tục các đợt không kích trước khi lên đường hướng đến Bonins. Máy bay của nó ném bom và bắn phá các căn cứ trên đảo Chichi Jima vào ngày 18 tháng 2. Cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima diễn tiến vào ngày 19 tháng 2, và máy bay của Yorktown bắt đầu hỗ trợ các hoạt động tác chiến trên hòn đảo vào ngày 20 tháng 2. Các hoạt động này được tiếp nối cho đến ngày 23 tháng 2 khi Yorktown rời khu vực Bonins để tiếp nối các cuộc không kích lên chính quốc Nhật Bản. Nó đến được điểm xuất phát vào ngày 25 tháng 2 và tung ra hai cuộc không kích ném bom và bắn phá các sân bay ở ngoại vi Tokyo. Vào ngày 26 tháng 2, máy bay của Yorktown thực hiện một đợt càn quét qua các căn cứ trên đảo Kyūshū trước khi Đội Đặc nhiệm TG 58.4 bắt đầu rút lui về Ulithi. Yorktown buông neo tại Ulithi vào ngày 1 tháng 3. Chiếc tàu sân bay ở lại đảo san hô trong vòng hai tuần. Đến ngày 14 tháng 3, chiếc tàu sân bay khởi hành quay trở lại chiến trường để tiếp tục các cuộc không kích vào Nhật Bản và bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho chiến dịch Okinawa được dự định bắt đầu vào ngày 1 tháng 4. Vào ngày 18 tháng 3, nó đi đến khu vực hoạt động ngoài khơi Nhật Bản và bắt đầu tung ra các đợt tấn công vào các sân bay trên các đảo Kyūshū, Honshū và Shikoku. Đội đặc nhiệm hứng chịu một đợt tấn công cảm tử Kamikaze hầu như ngay khi cuộc không kích bắt đầu. Vào khoảng 08 giờ 00, một máy bay ném bom hai động cơ, có thể là một chiếc P1Y Frances, tấn công từ bên mạn trái. Chiếc tàu sân bay khai hỏa gần như lập tức và bắn cháy mục tiêu, nhưng chiếc máy bay bốc cháy ngùn ngụt vẫn tiếp tục lao vượt qua mũi chiếc Yorktown và cắm xuống nước bên mạn phải. Chỉ bảy phút sau đó, một chiếc Frances khác nỗ lực tấn công nhưng cũng bị bắn hạ và rơi xuống nước do hỏa lực kết hợp của đội hình các tàu hộ tống. Không có đợt tấn công nào khác cho đến trưa hôm đó, và trong thời gian đó Yorktown tiếp tục các hoạt động không kích. Vào lúc xế trưa, ba chiếc máy bay ném bom bổ nhào D4Y Judy tấn công chiếc tàu sân bay, trong đó hai chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi. Tuy nhiên chiếc máy bay thứ ba đã thành công trong việc phóng một quả bom xuống cầu tàu, quả bom xuyên qua sàn đáp và phát nổ gần mũi tàu, làm thủng hai lổ lớn và giết chết năm người cùng làm bị thương thêm 26 người khác. Tuy vậy, Yorktown vẫn tiếp tục duy trì được hoạt động, và các khẩu pháp phòng không đã bắn hạ được kẻ tấn công. Nó vẫn tiếp tục các hoạt động không quân tại ba hòn đảo cực nam của quần đảo Nhật Bản, và sau đó nó rút lui để được tiếp nhiên liệu vào ngày 20 tháng 3. Ngày 21 tháng 3, nó hướng đến Okinawa, nơi nó bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công áp chế vào ngày 23 tháng 3. Các cuộc tấn công này được tiếp nối cho đến ngày 28 tháng 3 khi nó khởi sự quay lại vùng biển ngoài khơi vùng biển Nhật Bản để tấn công tiếp nối vào các đảo chính quốc Nhật. Vào ngày 29 tháng 3, nó tiến hành hai đợt tấn công và một phi vụ trinh sát hình ảnh bên trên Kyūshū. Trưa hôm đó vào lúc 14 giờ 10 phút, một chiếc Judy thực hiện một cú bổ nhào tự sát vào chiếc Yorktown. Các khẩu pháo phòng không đã bắn trúng được nhiều phát, làm cho chiếc máy bay bay trượt qua con tàu và rơi xuống biển ở khoảng 20 m (60 ft) bên mạn trái tàu. Vào ngày 30 tháng 3, Yorktown cùng các tàu sân bay khác trong Đội Đặc nhiệm bắt đầu chỉ tập trung vào Okinawa và các đảo nhỏ chung quanh. Trong hai ngày, chúng tấn công áp chế hòn đảo. Vào ngày 1 tháng 4, lực lượng tấn công bắt đầu các hoạt động xâm chiếm hòn đảo, và trong vòng gần sáu tuần tàu sân bay Yorktown tung máy bay của nó đến hỗ trợ trên không trực tiếp cho lực lượng tác chiến trên đảo. Mỗi ba ngày một lần, nó rút lui về phía Đông để được tiếp nhiên liệu và tái trang bị vũ khí và tiếp liệu. Lần ngoại lệ duy nhất là vào ngày 7 tháng 4 khi nó phát hiện một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Bản được xây dựng chung quanh chiếc thiết giáp hạm Yamato thường lẫn trốn đang đi về phía Nam trong chuyến hải hành tấn công liều lĩnh cuối cùng. Yorktown và các tàu sân bay khác nhanh chóng tung ra các đợt tấn công nhắm vào mục tiêu đáng giá này. Máy bay của Liên đội Không quân 9 đánh trúng được nhiều quả ngư lôi vào chiếc Yamato trước khi nó bị nổ tung và chìm. Có ít nhất ba quả bom 250 kg (500 lb) đã đánh trúng chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Yahagi khiến nó cũng bị đánh chìm. Phi công của nó cũng bắn phá các tàu khu trục hộ tống và ít nhất đã bắn cháy một chiếc. Sau khi kết thúc các hoạt động trên, Yorktown và máy bay của nó quay lại tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho lực lượng tại Okinawa. Vào ngày 11 tháng 4, nó chịu đựng một đợt tấn công từ trên không khi một máy bay một động cơ đã lao vào nó. Các pháo thủ phòng không của chiếc Yorktown đã bắn hạ được đối thủ. Các cuộc tấn công rời rạc tiếp tục cho đến tận ngày 11 tháng 5 khi nó rời khỏi khu vực Ryūkyūs, nhưng Yorktown không phải chịu đựng thiệt hại nào khác trong khi ghi thêm được một chiến công bắn hạ thêm một máy bay đối phương nữa bằng pháo phòng không. Vào ngày 11 tháng 5, Đội Đặc nhiệm TG 58.4 được cho tách ra hướng về phía Ulithi để được bảo trì, tiếp liệu và nghỉ ngơi. Yorktown đi vào vũng biển san hô ở Ulithi ngày 14 tháng 5 năm và ở lại đó cho đến ngày 24 tháng 5 khi nó khởi hành cùng Đội đặc nhiệm TG 58.4 đi đến gia nhập các lực lượng ngoài khơi Okinawa. Vào ngày 28 tháng 5 năm, Đội đặc nhiệm TG 58.4 trở thành TG 38.4 khi Đô đốc Halsey thay thế cho Đô đốc Spruance và Đệ Ngũ Hạm đội lại trở thành Đệ Tam Hạm đội. Cùng ngày hôm đó, chiếc tàu sân bay tiếp tục các hoạt động hỗ trợ trên không tại Okinawa kéo dài cho đến tận đầu tháng 6 khi nó tách ra cùng Lực lượng đặc nhiệm TF 38 để tiếp tục không kích lên các đảo chính quốc Nhật Bản. Ngày 3 tháng 6, máy bay của nó thực hiện bốn đợt càn quét các sân bay. Ngày hôm sau, nó quay về Okinawa yểm trợ trên không trong suốt một ngày trước khi rời đi để tránh một cơn bão. Trong các ngày 6 và 7 tháng 6, nó tiếp tục không kích Okinawa. Nó lại tung máy bay đến các sân bay trên đảo Kyūshū, và từ ngày 9 tháng 6 thực hiện một cuộc không kích kéo dài hai ngày vào Minami Daito Shima. Sau đó Yorktown cùng Đội Đặc nhiệm TG 38.4 rút lui về phía Leyte. Nó đến vịnh San Pedro tại Leyte vào ngày 13 tháng 6 để được bảo trì, tiếp liệu và nghỉ ngơi. Chiếc tàu chiến ở lại Leyte cho đến ngày 1 tháng 7 khi nó cùng Đội Đặc nhiệm TG 38.4 lên đường gia nhập cùng các tàu sân bay khác trong chiến dịch không kích cuối cùng nhắm vào các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Đến ngày 10 tháng 7, nó ở ngoài khơi vùng biển nội địa Nhật Bản và tung các trận không kích vào khu vực Tokyo trên đảo Honshū. Sau khi được tiếp nhiên liệu trong các ngày 11 và 12 tháng 6, nó tiếp nối các cuộc không kích xuống Nhật Bản, lần này là nhằm vào phần cực Nam của hòn đảo Hokkaidō phía Bắc Nhật Bản. Các cuộc không kích này kéo dài từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6. Một đợt tiếp nhiên liệu, cùng với thời tiết không thích hợp, khiến nó ngừng các hoạt động tấn công đến ngày 18 tháng 6, và nó quay lại tấn công vào khu vực Tokyo. Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 6, nó rút lui để được tiếp liệu và nghỉ ngơi; rồi đến ngày 24 tháng 6 lại tiếp tục các hoạt động không kích vào Nhật Bản. Trong hai ngày, máy bay của nó đã tàn phá các cơ sở chung quanh căn cứ hải quân Kure. Một đợt nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu diễn ra trong ngày 26 tháng 6, rồi trong các ngày 27 và 28 tháng 6 năm, máy bay của nó lại hoạt động trên vùng trời Kure. Trong các ngày 29 và 30 tháng 6, nó chuyển mục tiêu sang khu vực Tokyo trước khi được nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu. Một trận bão khác khiến nó phải tạm ngưng mọi hoạt động cho đến tuần lễ đầu tiên của tháng 8. Vào các ngày 8 và 9 tháng 8, chiếc tàu sân bay tung máy bay của nó ra tấn công vào phía Bắc đảo Honshū và phía Nam đảo Hokkaido. Ngày 10 tháng 8, nó tấn công vào Tokyo. Trong các ngày 11 và 12 tháng 8, nó rút lui để tiếp nhiên liệu và tránh một cơn bão; ngày 13 tháng 8, máy bay của nó tấn công Tokyo lần cuối cùng. Ngày 14 tháng 8, nó lại nghỉ ngơi để các tàu khu trục hộ tống được tiếp nhiên liệu; và vào ngày 15 tháng 8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng nên mọi kế hoạch không kích trong ngày được hủy bỏ. Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 8, Yorktown cùng các tàu sân bay khác của Lực lượng đặc nhiệm TF 58 di chuyển quanh các vùng biển phía Đông Nhật Bản chờ chỉ thị mới trong khi việc thương lượng hòa bình đang được tiếp tục. Sau đó nó được lệnh hướng đến vùng biển phía Đông đảo Honshū nơi máy bay của nó sẽ yểm trợ trên không cho lực lượng chiến đóng nước Nhật. Nó bắt đầu thực hiện việc yểm trợ trên không từ ngày 25 tháng 8 kéo dài đến tận giữa tháng 9. Sau khi văn kiện đầu hàng được chính thức ký kết trên thiết giáp hạm Missouri ngày 2 tháng 9, chiếc tàu sân bay làm nhiệm vụ thả dù tiếp liệu xuống cho tù binh chiến tranh Đồng Minh vẫn còn đang sống trong các trại tù binh. Vào ngày 16 tháng 9, Yorktown tiến vào vịnh Tokyo cùng Đội Đặc nhiệm TG 38.1. Nó ở lại đó để bảo trì và cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi đến cuối tháng. Ngày 1 tháng 10, chiếc tàu sân bay rời vịnh Tokyo đi đến Okinawa. Nó đến vịnh Buckner ngày 4 tháng 10, nhận hành khách lên tàu rồi lên đường vào ngày 6 tháng 10 quay trở về Hoa Kỳ. [sửa] Hoạt động sau Thế Chiến II [sửa] 1945 - 1952 Sau chuyến đi không dừng nghỉ, Yorktown về đến vịnh San Francisco vào ngày 20 tháng 10, neo đậu tại Căn cứ Không lực Hải quân Alameda và bắt đầu tiễn hành khách lên bờ. Nó ở lại đó đến ngày 31 tháng 10 trước khi chuyển đến Xưởng hải quân Hunters Point để thực hiện các sửa chữa nhỏ. Ngày 2 tháng 11, trong khi còn đang trong xưởng, nó nhận được lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia chiến dịch Magic Carpet đưa quân nhân Hoa Kỳ quay về nước. Cùng ngày hôm đó, nó rời vịnh San Francisco hướng đến Guam trong một nhiệm vụ như thế. Nó đến cảng Apra vào ngày 15 tháng 11 để khởi hành hai ngày sau đó cùng một lượt các hành khách; để về đến San Francisco vào ngày 30 tháng 11. Đến ngày 8 tháng 12 con tàu sân bay lại hướng đến Viễn Đông. Lộ trình ban đầu dự định đến Samar tại Philippines, nhưng nó chuyển hướng dọc đường để đi đến Manila vào ngày 26 tháng 12 và rời nơi này ngày 29 tháng 12. Nó về đến San Francisco ngày 13 tháng 1 năm 1946. Cuối tháng đó, nó di chuyển lên hướng Bắc đến Bremerton, Washington, nơi nó được đưa về làm lực lượng dự bị vào ngày 21 tháng 6. Nó được duy trì trong tình trạng như vậy cho đến cuối năm. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1947, Yorktown được cho ngừng hoạt động và được cho neo đậu cùng Đội Bremerton của Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. [sửa] 1953 - 1955 Yorktown ở lại trong lực lượng dự bị được gần năm năm. Vào tháng 6 năm 1952, nó nhận được lệnh cho tái hoạt động, và công việc chuẩn bị được tiến hành tại Puget Sound. Vào ngày 15 tháng 12 năm 1952, nó được đưa ra hoạt động trong lực lượng dự bị tại Bremerton. Công việc cải tạo được tiến hành kéo dài đến đầu năm 1953 và nó tiến hành việc chạy thử máy sau cải tạo vào tháng 1 năm đó. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1953, Yorktown được đưa ra hoạt động thường trực như một tàu sân bay tấn công (CVA) dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng William M. Nation. Chiếc tàu sân bay tiến hành các hoạt động thường xuyên dọc bờ Tây Hoa Kỳ trong gần suốt mùa Hè năm 1953. Vào ngày 3 tháng 8, nó rời San Francisco hướng đến Viễn Đông. Nó đến Trân Châu Cảng và ở lại đó đến ngày 27 tháng 8, khi nó lại lên đường tiếp tục hành trình về phía Tây. Vào ngày 5 tháng 9, chiếc tàu sân bay đi đến Yokosuka, Nhật Bản. Nó lại ra khơi vào ngày 11 tháng 8 để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 đang hoạt động trong biển Nhật Bản. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc hai tháng trước đó, nên chiếc tàu sân bay chỉ tiến hành các hoạt động huấn luyện thay vì chiến đấu. Nó hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 cho đến ngày 18 tháng 2 năm 1954, khi nó rời Yokosuka lên đường trở về nhà. Trên đường về nó ghé qua Trân Châu Cảng rồi thả neo tại Alameda một lần nữa vào ngày 3 tháng 3. Sau một đợt sửa chữa ngắn tại Xưởng Hải quân Hunters Point, Yorktown được cho ra khơi làm bối cảnh để quay bộ phim tài liệu ngắn Jet Carrier, một phim từng được đề cử Giải thưởng Điện ảnh Viện hàn lâm Hoa Kỳ (giải Oscar). Nó lại tiến hành các hoạt động thường xuyên dọc bờ Tây cho đến ngày 1 tháng 7, khi nó nhận được lệnh chuyển đến hoạt động tại khu vực Viễn Đông. Nó dừng lại Trân Châu Cảng từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 7 trước khi tiếp tục hành trình đến Manila, và nó đến nơi ngày 4 tháng 8. Yorktown hoạt động tại khu vực ngoài khơi căn cứ vịnh Subic gần Manila, tiến hành các cuộc tập trận của Hạm đội 7 trong suốt thời gian được bố trí đến đây. Thỉnh thoảng, nó cũng phá vỡ lịch trình trên trong các chuyến ghé thăm cảng Yokosuka; và vào các ngày nghỉ trong dịp lễ Giáng Sinh, nó ghé qua Hong Kong. Vào tháng 1 năm 1955, nó được lệnh đến giúp đỡ cho cuộc triệt thoái của lực lượng Trung Hoa Dân Quốc khỏi quần đảo Tachen gần lục địa do phía cộng sản kiểm soát. Yorktown vào cảng Yokosuka vào ngày 16 tháng 2 năm 1955, rồi lại khởi hành vào ngày 18 tháng 2 để quay về nhà. Sau khi ghé qua đêm tại Trân Châu Cảng đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 2, nó tiếp tục cuộc hành trình về hướng Đông và về đến Alameda vào ngày 28 tháng 2. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1955, nó được tạm thời cho ngưng hoạt động và đưa về Xưởng Hải quân Puget Sound nơi nó được cải tiến và hiện đại hóa, đáng kể nhất là một sàn đáp chéo góc để tăng cường khả năng phóng máy bay phản lực. Nó hoàn tất các công việc cải tạo vào mùa Thu năm đó, và vào ngày 14 tháng 10, được đưa trở lại hoạt động thường trực. [sửa] 1955 - 1957 Chiếc tàu sân bay quay trở lại các hoạt động thường xuyên dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ sau khi được đưa vào hoạt động trở lại cho đoến giữa tháng 3 năm 1956. Vào ngày 19 tháng 3, nó rời vịnh San Francisco thực hiện chuyến bố trí thứ ba đến Hạm đội 7 kể từ khi hoạt động trở lại năm 1953. Yorktown dừng lại Trân Châu Cảng từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 9 tháng 4 rồi tiếp tục chuyến hành trình. Nó đi đến cảng Yokosuka vào ngày 18 tháng 4 và khởi hành ngày 29 tháng 4. Con tàu chiến hoạt động cùng Hạm đội 7 trong 5 tháng tiếp theon sau đó. Trong thời gian đó, nó hoạt động trong vùng Biển Nhật Bản, biển Đông Trung Quốc, và biển Nam Trung Quốc. Nó đã ghé qua các cảng Sasebo, Manila, vịnh Subic và vịnh Buckner ở Okinawa. Vào ngày 7 tháng 9, chiếc tàu sân bay rời cảng Yokosuka hướng mũi về phía Đông. Sau một chuyến hải hành không dừng nghỉ, nó về đến Alameda vào ngày 13 tháng 9. Nó tiếp tục các hoạt đông dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ trong khoảng hai tháng. Đến ngày 13 tháng 11, nó thực hiện một chuyến đi vòng đến Trân Châu Cảng rồi quay về Alameda vào ngày 11 tháng 12. Yorktown tiếp tục các hoạt động thường xuyên ngoài khơi Alameda cho đến tháng 3 năm 1957. Vào ngày 9 tháng 3, nó rời Alameda thực hiện một đợt nghĩa vụ hoạt động khác tại vùnh Viễn Đông. Nó dừng lại Oahu và Guam trên đường đi, và đến cảng Yokosuka ngày 19 tháng 4. Nó ra khơi tham gia các hoạt động của Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 vào ngày 25 tháng 4 và nó phục vụ cùng đơn vị này trong ba tháng tiếp theo sau đó. Vào ngày 13 tháng 8, con tàu rời cảng Yokosuka, dừng một chặng ngắn tại Trân Châu Cảng và về đến Alameda ngày 25 tháng 8. [sửa] 1957 - 1960 Vào ngày 1 tháng 9 năm 1957, cảng nhà của nó được thay đổi từ Alameda về Long Beach, California, và nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (ASW) với số hiệu mới CVS-10. Vào ngày 23 tháng 9, nó rời Alameda để bốn ngày sau vào Xưởng Hải quân Puget Sound để đạ̣i tu và cải biến cho phù hợp với vai trò chống tàu ngầm. Công việc đó kéo dài cho đến tận đầu tháng 2 năm 1958. Nó rời kho đạn hải quân ở Bangor, Washington ngày 7 tháng 2 và về đến Long Beach năm ngày sau. Trong vòng tám tháng tiếp theo sau, Yorktown tiến hành các hoạt động thường xuyên dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ. Vào ngày 1 tháng 11, nó rời San Diego quay lại hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Sau một chặng dừng tại Trân Châu Cảng từ ngày 8 đến ngày 17 tháng 11, Yorktown tiếp tục hành trình tiến về phía Tây, và đi đến cảng Yokosuka ngày 25 tháng 11. Trong đợt hoạt động này, chiếc tàu sân bay đã ba lần được tưởng thưởng do các hoạt động xuất sắc. Lần thứ nhất là vào các ngày 31 tháng 12 năm 1958 và 1 tháng 1 năm 1959, khi nó tham gia một đợt phô diễn sức mạnh quân sự Hoa Kỳ nhằm đáp trả việc những người Cộng sản Trung Quốc nả đạn pháo xuống các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ do lực lượng Trung Hoa Dân Quốc trấn giữ. Trong tháng 1 năm 1959, nó còn tham gia lực lượng phản ứng ngoài khơi Việt Nam trong thời gian biến loạn do các lực lượng du kích cộng sản gây ra tại miền Nam nước này. Trong tháng đó nó được tặng thưởng do các hoạt động tại eo biển Đài Loan. Thời gian còn lại của đợt bố trí này bao gồm một lần đến vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào cuối tháng 3 và một vòng huấn luyện thường xuyên và viếng thăm các cảng. Nó kết thúc đợt hoạt động tại San Diego ngày 21 tháng 5. Sau đó chiếc tàu sân bay quay lại các hoạt động thường lệ dọc Bờ Tây Hoa Kỳ cho đến hết năm 1959. Vào tháng 1 năm 1960, Yorktown quay lại khu vực Viễn Đông thông qua Trân Châu Cảng. Trong đợt bố trí này, nó được tặng thưởng thêm các ngôi sao chiến đấu do nhiều lần hoạt động tại vùng biển Việt Nam từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1960. Nó quay về Bờ Tây Hoa Kỳ vào cuối mùa Hè, và đến cuối tháng 9 bắt đầu một đợt đại tu kéo dài bốn tháng tại Xưởng hải quân Puget Sound. [sửa] 1961 - 1964 Yorktown rời xưởng tàu vào tháng 1 năm 1961 và về đến Long Beach ngày 27 tháng 1. Nó tiến hành một đợt huấn luyện rồi sau đó hoạt động thường trực dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ cho đến tháng 7. Ngày 29 tháng 7, chiếc tàu sân bay rời Long Beach hướng đến Viễn Đông một lần nữa. Nó dừng lại khá lâu tại quần đảo Hawaii trong tháng 8 và chỉ đi đến Yokosuka vào ngày 4 tháng 9. Đợt hoạt động này tại Viễn Đông bao gồm các cuộc thực tập phòng không và chống tàu ngầm cùng viếng thăm các cảng. Nó kết thúc đợt hoạt động tại Long Beach vào ngày 2 tháng 3 năm 1962. Các hoạt động thường xuyên được thực hiện dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ chiếm trọn mùa Hè và kéo dài sang mùa Thu năm 1962. Vào ngày 26 tháng 10, nó rời Long Beach hướng sang Viễn Đông. Trong đợt hoạt động này, nó là soái hạm của Đội tàu sân bay 19. Nó tham gia nhiều cuộc thực tập phòng không và chống tàu ngầm, kể cả cuộc tập trận chống tàu ngầm Chiến dịch Sea Serpent của khối SEATO. Đợt bố trí này kết thúc vào ngày 6 tháng 6 năm 1963, khi chiếc tàu sân bay khởi hành quay về Long Beach. Yorktown quay trở lại cảng nhà vào ngày 18 tháng 6 và tiến hành các hoạt động thường lệ suốt phần còn lại của năm cũng như gần trọn năm 1964. Tuy nhiên, vào ngày 22 tháng 10, nó lại hướng mũi về phía Tây cho một đợt bố trí cùng Hạm đội 7. Một số hoạt động tại vùng biển quần đảo Hawaii đã trì hoãn thời gian đến Nhật Bản cho đến tận ngày 3 tháng 12 năm 1964. [sửa] 1965 - 1968 Trong những năm 1964 và 1965, sự bố trí hoạt động đã khiến Yorktown can dự trực tiếp lần đầu tiên vào cuộc chiến tại Việt Nam. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1965, nó thực hiện một loạt các nhiệm vụ đặc biệt trong vùng biển Nam Trung Quốc gần Việt Nam, chủ yếu là phục vụ chống tàu ngầm cho lực lượng tàu sân bay nhanh đang thực hiện các phi vụ không kích các mục tiêu tại Việt Nam, yểm trợ cho sự can dự ngày càng sâu hơn của Mỹ vào cuộc chiến tranh tại đất nước này. Nó kết thúc đợt phục vụ tại Viễn Đông vào ngày 7 tháng 5, khi nó rời Yokosuka quay trở về Hoa Kỳ. Nó về đến Long Beach ngày 17 tháng 5 năm 1965. Trong phần còn lại của cuộc đời phục vụ, người ta nhận ra sự can dự của Yorktown trong các hoạt động tác chiến tại Việt Nam. Sau bảy tháng hoạt động thường xuyên ngoài khơi Long Beach, nó lên đường đi đến khu vực Tây Thái Bình Dương một lần nữa vào ngày 5 tháng 1 năm 1966. Nó đi đến Yokosuka ngày 17 tháng 2 và gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 tại Trạm Yankee cuối tháng đó. Trong năm tháng tiếp theo sau, chiếc tàu sân bay đã thực hiện ba đợt phục vụ kéo dài tại Trạm Yankee hỗ trợ các hoạt động chống tàu ngầm cùng tìm kiếm và giải cứu cho những tàu sân bay khác của Lực lượng đặc nhiệm TF 77. Nó cũng tham gia nhiều cuộc thực tập chống tàu ngầm, kể cả cuộc tập trận chủ yếu của khối SEATO mang tên Chiến dịch Sea Imp. Chiếc tàu chiến thực hiện đợt phục vụ cuối cùng tại Trạm Yankee vào đầu tháng 7, và sau một chặng dừng tại Yokosuka, nó quay về nhà vào ngày 15 tháng 7. Nó đưa lên bờ tại San Diego liên đội không quân phối thuộc vào ngày 27 tháng 7 và quay trở về Long Beach cùng ngày hôm đó. Nó tiếp tục các công việc hoạt động thường xuyên bao gồm thực tập chuẩn nhận tàu sân bay và chống tàu ngầm trong suốt thời gian còn lại của năm và trong hai tháng đầu năm 1967. Ngày 24 tháng 2 năm 1967, Yorktown đi vào xưởng hải quân Long Beach cho một đợt đại tu kéo dài 7 tháng. Nó hoàn tất các công việc sửa chữa vào đầu tháng 10, và sau một đợt huấn luyện ôn tập, nó tiếp tục các hạt động thường xuyên ngoài khơi bờ Tây nước Mỹ trong gần suốt thời gian còn lại của năm 1967. Vào ngày 28 tháng 12, nó rời Long Beach lên đường thực hiện lượt bố trí nghĩa vụ cuối cùng tại khu vực tây Thái Bình Dương. Sau một chặng dừng tại Trân Châu Cảng, nó đi đến Viễn Đông cuối tháng 1 năm 1968; nhưng thay vì ghé vào một cảng Nhật Bản, Yorktown hướng trực tiếp đến vùng biển Nhật Bản để hỗ trợ chống tầu ngầm và tìm kiếm giải cứu cho lực lượng khẩn cấp được tập trung sau sự kiện Bắc Triều Tiên bắt giữ chiếc tàu Mỹ Pueblo (AGER-2). Nó thực hiện nhiệm vụ được giao trong vòng 30 ngày cho đến khi được miễn nhiệm vào ngày 1 tháng 3 và hướng đến vịnh Subic tại Philippines. Trong thời gian còn lại của đợt bố trí này, chiếc tàu sân bay phục vụ ba lượt cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 tại Trạm Yankee, trong đó nó thực hiện vai trò chống tàu ngầm và hỗ trợ tìm kiến giải cứu cho các phi vụ không kích vào các mục tiêu tại Việt Nam. Nó kết thúc lượt phục vụ cuối cùng tại Việt Nam vào ngày 16 tháng 6 và hướng đến Sasebo, nơi nó dừng chân từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 trước khi quay trở về Hoa Kỳ. [sửa] 1968 - 1975 Yorktown trở về Long Beach ngày 5 tháng 7 năm 1968 và vào Xưởng hải quân Long Beach để thực hiện đợt sửa chữa kéo dài gần ba tháng. Nó hoàn tất công việc sửa chữa vào ngày 30 tháng 9 và quay lại các hoạt động thường xuyên. Vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1968, nó phục vụ làm bối cảnh cho việc quay cuốn phim Tora! Tora! Tora! tái dựng lại sự kiện Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Vào tháng 12 năm 1968, nó là một trong các tàu thu hồi chính cho chuyến bay Apollo 8. Hai nhiệm vụ trên được thực hiện tại vùng biển ngoài khơi Trân Châu Cảng. Nó rời Trân Châu Cảng ngày 2 tháng 1 năm 1969, và sau một chặng dừng hai tuần tại Long Beach, tiếp tục chuyến đi để gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương. Đi vòng quanh Nam Mỹ, chiếc tàu sân bay đi đến cảng nhà mới của mình là Norfolk, Virginia vào ngày 28 tháng 2. Nó thực hiện các hoạt động thường xuyên ngoài khơi bờ Đông Hoa Kỳ và tại West Indies cho đến cuối mùa Hè. Ngày 2 tháng 9, Yorktown rời Norfolk thực hiện chuyến đi đến Châu Âu và tham gia vào cuộc tập trận hạm đội lớn Chiến dịch Peacekeeper. Trong cuộc tập trận này, nó hỗ trợ hoạt động chống tàu ngầm (ASW) và tìm kiếm giải cứu (SAR) cho lực lượng đặc nhiệm. Cuộc tập trận kết thúc vào ngày 23 tháng 9, và Yorktown bắt đầu thực hiện một loạt các chuyến viếng thăm các cảng tại Bắc Âu. Sau khi ghé qua Brest, Pháp và Rotterdam tại Hà Lan, Yorktown ra khơi thực hiện các cuộc thực hành tìm và diệt tàu ngầm từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 11 tháng 11. Sau đó tó tiếp tục chương trình viếng thăm các cảng vào ngày 11 tháng 11 khi ghé thăm Kiel, Đức. Sau đó, nó còn dừng tại Copenhagen, Đan Mạch và Portsmouth, Anh Quốc trước khi lên đường quay trở về nhà vào ngày 1 tháng 12. Nó về đến Norfolk ngày 11 tháng 12 để bước vào kỳ nghỉ lễ. Trong nữa đầu năm 1970, Yorktown hoạt động ngoài khơi Norfolk và bắt đầu chuẩn bị để ngừng hoạt động. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1970, Yorktown chính thức ngừng hoạt động tại Philadelphia, Pennsylvania, và được cho thả neo cùng Đội Philadelphia của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Nó ở lại đó gần ba năm trước khi tên nó được loại bỏ khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1973. Đến năm 1974, Hải quân đồng ý trao tặng chiếc Yorktown cho Patriot's Point Development Authority, Charleston, South Carolina. Nó được kéo từ Bayonne, New Jersey đến Charleston trong tháng 6 năm 1975. Nó chính thức được chỉ định thành một đài kỷ niệm nhân dịp 200 năm thành lập Hải quân Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 10 năm 1975. Yorktown (CV-10) nhận được 11 ngôi sao chiến đấu và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống trong Thế Chiến II; và thêm năm ngôi sao chiến đấu nữa khi phục vụ tại Việt Nam. Hạng tàu: Hạng tàu sân bay Yorktown

Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding

Đặt hàng: 3 tháng 8 năm 1933

Đặt lườn: 21 tháng 5 năm 1934

Hạ thủy: 4 tháng 4 năm 1936

Hoạt động: 30 tháng 9 năm 1937

Bị mất: Bị máy bay Nhật đánh hỏng trong trận Midway, chìm ngày 7 tháng 6 năm 1942 sau khi bị tàu ngầm Nhật đánh trúng. Xóa đăng bạ: 2 tháng 10 năm 1942

Phần thưởng: Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ / Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (3 sao) / Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 19.800 tấn (tiêu chuẩn) 25.500 tấn (chất đầy tải) Chiều dài: 234,7 m (770 ft) (mực ngấn nước) 251,4 m (824 ft 9 in) (chung) Mạn thuyền: 25,4 m (83 ft 3 in) (mực ngấn nước) 33,4 m (109 ft 6 in) (chung) Tầm nước: 7,9 m (26 ft) Lực đẩy: 9 × nồi hơi Babcock & Wilcox 4 × turbine hơi nước Parsons, 4 trục công suất 120.000 mã lực (89 MW) Tốc độ: 32,5 knot (60,2 km/h) Tầm xa: 12500 hải lý ở tốc độ 15 knot (23.150 km ở tốc độ 27,8 km/h) Quân số: 2.217 sĩ quan và thủy thủ (1941) Vũ khí điện tử: radar RCA CXAM[1]

Vũ khí: 8 × pháo 38 5 inch 4 × súng máy 75 bốn nòng 1,1 inch 24 × súng máy 0.50 inch 24 x pháo Oerlikon 20 mm (được bổ sung vào đầu năm 1942). Vỏ giáp: đai giáp 2,5-4 inch sàn bảo vệ 60 lb vách ngăn 4 inch 4 inch bên cạnh và 2 inch trên nóc tháp chỉ huy vỏ 4 inch bên hông bánh lái Máy bay: 90 máy bay, 3 × thang nâng 2 × máy phóng thủy lực trên sàn đáp 1 × máy phóng thủy lực trên sàn chứa Chiếc USS Yorktown (CV-5), là một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ. Tên nó được dùng để đặt cho Hạng tàu sân bay Yorktown, và là một trong những tàu sân bay chủ lực của Mỹ trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II tại Mặt trận Thái Bình Dương, và đã bị máy bay Nhật đánh chìm ngày 7 tháng 6 năm 1942 trong trận Midway. [sửa] Mô tả Yorktown được đặt lườn vào ngày 21 tháng 5 năm 1934 tại xưởng đóng tàu Northrop Grumman ở Newport News, Virginia; được hạ thủy vào ngày 4 tháng 4 năm 1936; được đỡ đầu bởi Eleanor Roosevelt; và được đưa vào hoạt động tại căn cứ hải quân Norfolk, Virginia vào ngày 30 tháng 9 năm 1937 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Ernest D. McWhorter. Sau khi được trang bị, chiếc tàu sân bay tiến hành huấn luyện tại Hampton Roads, Virginia và tại các khu vực thực hành ngoài khơi Virginia cho đến tháng 1 năm 1938, thực hiện đạt chuẩn tàu sân bay cho các phi đội mới được bố trí. [sửa] Các vai trò ban đầu Yorktown khởi hành hướng về biển Caribbe vào ngày 8 tháng 1 năm 1938 và đến Culebra, Puerto Rico, vào ngày 13 tháng 1. Trong tháng tiếp theo, chiếc tàu sân bay tiến hành chạy thử ngang qua Charlotte Amalie, St Thomas, Virgin Islands; Gonaïves, Haiti; vịnh Guantanamo, Cuba, và Cristóbal, Panama Canal Zone. Rời Colon Bay, Cristobal ngày 1 tháng 3, Yorktown hướng về Hampton Roads, đến nơi ngày 6 tháng 3, và chuyển về xưởng hải quân Norfolk ngày hôm sau để được hiệu chỉnh sau chạy thử. Sau khi được sửa chữa suốt đầu mùa Thu năm 1938, Yorktown được chuyển đến Norfolk vào ngày 17 tháng 10, và không lâu sau hướng đến các khu vực thực hành để tiến hành huấn luyện. Cho đến năm 1939 Yorktown hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Tây, trãi dài từ vịnh Chesapeake đến vịnh Guantanamo. Là kỳ hạm của Đội tàu sân bay 2, nó tham gia cuộc tập trận giả đầu tiên của nó - Vấn đề Hạm đội XX - cùng với chiếc tàu sân bay chị em Enterprise vào tháng 2 năm 1939. Kịch bản của cuộc tập trận yêu cầu hạm đội kiểm soát các tuyến đường hàng hải trong vùng biển Caribbe chống lại sự xâm lấn của một thế lực từ Châu Âu trong khi vẫn duy trì sức mạnh hải quân cần thiết để bảo vệ các quyền lợi sống còn của Mỹ ở Thái Bình Dương. Cuộc cơ động được chứng kiến một phần bởi Tổng thống Franklin Delano Roosevelt có mặt trên chiếc tàu tuần dương hạng nặng Houston. Việc đánh giá các hoạt động cho thấy hoạt động của các tàu sân bay - một phần của kịch bản cho các cuộc tập trận hằng năm kể từ khi đưa chiếc tàu sân bay Langley tham gia các cuộc tập trận giả vào năm 1925 - đạt đến một đỉnh cao hiệu quả mới. Cho dù những chiếc Yorktown và Enterprise, những "lính mới" của hạm đội, còn kém kinh nghiệm, cả hai chiếc tàu sân bay đã góp phần đáng kể vào thành công của cuộc tập trận. Các nhà kế hoạch đã nghiên cứu việc sử dụng các tàu sân bay và các phi đội phối thuộc vào các nhiệm vụ hộ tống tàu vận tải, phòng thủ chống tàu ngầm và nhiều biện pháp khác nhau tấn công các tàu nổi và các cơ sở trên bờ. Tóm lại, họ đã làm việc để phát triển chiến thuật sẽ được sử dụng một khi chiến tranh thực sự diễn ra. [sửa] Hạm đội Thái Bình Dương Sau cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XX, Yorktown quay lại Hampton Roads một thời gian ngắn trước khi khởi hành hướng sang Thái Bình Dương vào ngày 20 tháng 4 năm 1939. Đi ngang kênh đào Panama một tuần sau đó, Yorktown tham gia các hoạt động thường xuyên cùng Hạm đội Thái Bình Dương. Hoạt động ngoài khơi San Diego, California cho đến năm 1940, chiếc tàu sân bay tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI vào tháng 4 năm đó. Yorktown là một trong sáu tàu chiến đầu tiên được trang bị loại radar RCA CXAM trong năm 1940.[1] Vấn đề Hạm đội XXI, một cuộc tập trận chia làm hai phần, bao gồm một số hoạt động tiêu biểu cho một cuộc chiến tranh trong tương lai tại Thái Bình Dương. Phần thứ nhất của cuộc tập trận dành cho việc huấn luyện lập kế hoạch và ước lượng; việc che chắn bảo vệ và trinh sát; việc phối hợp cùng các đơn vị chiến đấu; và trong việc sử dụng hạm đội và bố trí chuẩn. Phần thứ hai bao gồm việc huấn luyện bảo vệ đoàn tàu vận tải, việc chiếm giữ các căn cứ tiền phương, và cuối cùng là trận giao chiến quyết định giữa hai hạm đội đối địch. Là cuộc tập trận cuối cùng thuộc loại này trước chiến tranh, Vấn đề Hạm đội XXI cũng bao gồm hai cuộc thực hành (tương đối nhỏ vào thời đó) nơi mà các hoạt động không lực đóng một vai trò then chốt. Bài tập Hạm đội liên hợp Không lực 114A đã đoán trước được nhu cầu cần phối hợp các kế hoạch phòng thủ của Lục quân và Hải quân để bảo vệ quần đảo Hawaii; và Bài tập Hạm đội 114 chứng minh rằng có thể sử dụng những chiếc máy bay để theo dõi từ độ cao các lực lượng trên mặt biển, một vai trò đáng kể dành cho máy bay sẽ được vận dụng tối đa trong cuộc chiến tranh sắp tới. Với việc giữ lại Hạm đội tại vùng biển Hawaii sau khi kết thúc cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI, Yorktown hoạt động trên vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi bờ tây nước Mỹ và tại vùng biển Hawaii cho đến mùa Xuân năm sau, khi lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức thành công trong việc săn đuổi các tàu bè Anh Quốc tại Đại Tây Dương đòi hỏi phải dịch chuyển một phần lực lượng hải quân Hoa Kỳ. Do đó, để củng cố Hạm đội Đại Tây Dương Hoa Kỳ, Hải quân đã chuyển một lực lượng đáng kể từ Thái Bình Dương bao gồm chiếc Yorktown, Hạm đội Thiết giáp hạm 3 (gồm những chiếc thiết giáp hạm hạng New Mexico), ba tàu tuần dương hạng nhẹ, và 12 tàu khu trục phối thuộc. [sửa] Tuần tra Trung lập Yorktown rời Trân Châu Cảng ngày 20 tháng 4 năm 1941 cùng với các tàu khu trục Warrington, Somers và Jouett; hướng về phía Đông Nam, đi qua kênh đào Panama trong đêm 6- 7 tháng 5, và đến Bermuda vào ngày 12 tháng 5. Từ lúc đó cho đến khi Hoa Kỳ tham gia chiến tranh, Yorktown thực hiện bốn chuyến tuần tra tại Đại Tây Dương, kéo dài từ Newfoundland đến Bermuda dài tổng cộng 28.392 km (17.642 dặm) để thực thi vai trò trung lập của Hoa Kỳ. Cho dù Adolf Hitler đã ngăn cấm các tàu ngầm của ông tấn công tàu bè của Mỹ, những người chỉ huy trên các tàu chiến Mỹ đã không biết được chính sách này và đã hoạt động như thể đang trong thời chiến tại Đại Tây Dương. Ngày 28 tháng 10, trong khi Yorktown, thiết giáp hạm New Mexico và các tàu chiến Hoa Kỳ khác đang bảo vệ một đoàn tàu vận tải, một tàu khu trục đã bắt được tín hiệu của một tàu ngầm và đã thả mìn sâu để tấn công, trong khi bản thân đoàn tàu vận tải phải chuyển hướng khẩn cấp về mạn phải, lần đầu tiên trong số ba lần thay đổi hành trình khẩn cấp trong chuyến đi. Chiều hôm đó, việc sửa chữa động cơ trên một trong những chiếc tàu vận tải trong đoàn, chiếc Empire Pintail, đã làm giảm tốc độ của đoàn tàu chỉ còn 11 knot (20 km/h). Trong đêm, các tàu chiến Mỹ bắt được tín hiệu radio Đức khá mạnh, chứng tỏ có sự hoạt động của tàu ngầm ở khu vực lân cận. Chuẩn Đô đốc H. Kent Hewitt, chỉ huy lực lượng hộ tống, đã gửi một tàu khu trục đi càn quét phía sau đoàn tàu vận tải để tiêu diệt chiếc U-boat hay ít nhất cũng xua đuổi được nó. Ngày hôm sau, trong khi những chiếc máy bay trinh sát thực hiện tuần tra bên trên, Yorktown và tàu tuần dương Savannah tiến hành tiếp nhiên liệu cho các tàu khu trục theo hộ tống, và công việc chỉ kết thúc khi trời sụp tối. Vào ngày 30 tháng 10, Yorktown chuẩn bị tiếp nhiên liệu cho ba tàu khu trục khi những tàu hộ tống khác bắt được tín hiệu âm thanh. Đoàn tàu vận tải sau đó phải thực hiện các cú chuyển hướng khẩn cấp trong khi các tàu khu trục Morris và Anderson thả các mìn sâu, còn chiếc Hughes hỗ trợ việc truy tìm đối phương. Anderson sau đó còn thực hiện hai đợt tấn công bằng mìn sâu, ghi nhận "có các lượng dầu loang đáng kể nhưng không thấy xác tàu." Từng ngày trôi qua và khả năng chiến tranh ngày càng trở nên hiện thực. Tại một nơi khác cũng trong ngày 30 tháng 10, hơn một tháng trước khi máy bay Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, chiếc U-562 đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu khu trục Reuben James và gây thiệt hại nhân lực nặng nề - là tổn thất tàu chiến Mỹ đầu tiên trong Thế Chiến II. Sau một chuyến Tuần tra Trung lập khác vào tháng 11, Yorktown trở về Norfolk vào ngày 2 tháng 12 và nó ở đấy khi năm ngày sau khi Mỹ bị lôi kéo vào Thế Chiến II. [sửa] Thế Chiến II Những tin tức ban đầu từ Thái Bình Dương thật ảm đạm, Hạm đội Thái Bình Dương phải chịu tổn thất đáng kể. Vì những chiếc thiết giáp hạm bị phá hỏng, tầm quan trọng của những chiếc tàu sân bay Hoa Kỳ không bị hư hỏng trở nên lớn lao. Tính đến ngày 7 tháng 12, chỉ có ba chiếc trên vùng biển Thái Bình Dương: Enterprise, Lexington và Saratoga. Trong khi những chiếc Ranger, Wasp và chiếc Hornet vừa mới đưa vào sử dụng được giữ lại chiến trường Đại tây Dương, Yorktown được điều động rời khỏi Norfolk ngày 16 tháng 12 năm 1941 để tăng cường cho chiến trường Thái Bình Dương. Hàng hỏa lực pháo thứ cấp được bổ sung các khẩu pháo Oerlikon 20 mm. Nó đến San Diego ngày 30 tháng 12 năm 1941 và không lâu sau trở thành kỳ hạm của Chuẩn đô đốc Frank Jack Fletcher, tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 mới được thành lập. Nhiệm vụ đầu tiên của chiếc tàu sân bay trên chiến trường này là hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyên chở các lực lượng Thủy quân Lục chiến đến tăng cường cho đảo Samoa. Rời San Diego ngày 6 tháng 1 năm 1942, Yorktown cùng các tàu phối thuộc bảo vệ cho cuộc chuyển quân của Thủy quân Lục chiến đến Tutuila và Pago Pago bổ sung cho các lực lượng hiện có tại đây. Sau khi bảo vệ an toàn cuộc chuyển quân, Yorktown phối hợp cùng tàu sân bay chị em Enterprise rời khỏi vùng biển Samoa ngày 25 tháng 1. Sáu ngày sau, Lực lượng Đặc nhiệm TF 8 (xây dựng chung quanh chiếc Enterprise) tách khỏi Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 (quanh chiếc Yorktown); TF 8 hướng đến quần đảo Marshall trong khi TF 17 tiến về quần đảo Gilbert để cùng tham gia vào một trong những chiến dịch tấn công đầu tiên của lực lượng Mỹ trong cuộc chiến, các trận không kích Marshall-Gilbert. Lúc 05 giờ 17 phút, chiếc Yorktown - được bảo vệ bởi tàu tuần dương Louisville và tàu tuần dương hạng nhẹ St. Louis cùng bốn khu trục hạm - đã tung ra 11 chiếc máy bay ném ngư lôi Douglas TBD-1 Devastator và 17 máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD-3 Dauntless dưới sự chỉ huy của Trung tá Curtis W. Smiley. Những máy bay này đã tấn công các cơ sở và tàu bè Nhật mà họ thấy được tại Jaluit, nhưng các cơn giông nặng nề đã cản trở việc thực hiện phi vụ, và đã có bảy máy bay bị mất. Các máy bay khác của chiếc Yorktown đã tấn công các cơ sở và tàu bè Nhật tại các đảo san hô Makin và Mili. Cuộc tấn công trên quần đảo Gilberts thực hiện bởi Lực lượng đặc nhiệm TF17 rõ ràng là một bất ngờ hoàn toàn vì lực lượng Mỹ không gặp phải bất kỳ chiếc tàu đối phương nào. Một chiếc thủy phi cơ tuần tra Kawanishi H6K "Mavis" bốn động cơ dự định tấn công các tàu khu trục Mỹ đang được bố trí phía sau trong hy vọng vớt được đội bay những chiếc bị rơi lại trong phi vụ tấn công Jaluit. Hỏa lực phòng không từ nhừng tàu khu trục đã đánh đuổi kẻ xâm nhập trước khi nó có thể gây ra được thiệt hại gì. Sau đó, một chiếc "Mavis" khác hoặc có thể là chính nó, ló ra khỏi các đám mây thấp ở khoảng cách 13.700 m (15.000 yd) từ chiếc Yorktown. Chiếc tàu sân bay đã giữ lại không sử dụng hỏa lực pháo phòng không để không nhiễu loạn với những chiếc máy bay tiêm kích tuần tra chiến đấu trên không (CAP). Trong khi đó chiếc "Mavis", bị săn đuổi bởi hai chiếc F4F Wildcat, đã biến mất trong một đám mây. Trong vòng năm phút, chiếc máy bay tuần tra đối phương ló ra khỏi mây và rơi xuống nước. Mặc dù Lực lượng Đặc nhiệm TF17 được cử ra thực hiện một cuộc tấn công thứ hai vào Jaluit, kế hoạch bị hủy bỏ do mưa giông nặng và trời đã tối. Do đó, lực lượng Yorktown rút lui khỏi khu vực này. Đô đốc Chester Nimitz sau này đã cho rằng cuộc không kích Marshalls-Gilberts "có ý tưởng tốt, vạch kế hoạch tốt, và thực hiện một cách xuất sắc." Kết quả đạt được bởi các lực lượng đặc nhiệm TF 8 và TF 17 là đáng kể, Nimitz tiếp tục nêu lên trong báo cáo của ông sau đó, vì các lực lượng đặc nhiệm bị buộc phải thực hiện các cuộc tấn công một cách dò dẫm do thiếu các thông tin tình báo trên các hòn đảo bị Nhật Bản chiếm đóng. Yorktown sau đó quay về Trân Châu Cảng để được tiếp liệu trước khi trở ra khơi vào ngày 14 tháng 2, hướng về phía biển Coral. Vào ngày 6 tháng 3, nó gặp gỡ Lực lượng đặc nhiệm TF 11 - được hình thành chung quanh chiếc Lexington và dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Wilson Brown - và hướng về phía Rabaul và Gasmata để tấn công các tàu Nhật ở đây trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của Nhật cũng như yểm trợ việc đổ bộ quân Đồng Minh xuống Nouméa, Tân Caledonia. Tuy nhiên, khi hai chiếc tàu sân bay - được bao bọc bởi một lực lượng hùng hậu gồm tám tàu tuần dương hạng nặng kể cả chiếc tàu Australia HMAS Australia và 14 tàu khu trục - di chuyển về hướng New Guinea, quân Nhật tiếp tục hướng về phía Australia bằng một cuộc đổ bộ vào ngày 7 tháng 3 tại vịnh Huon, trong khu vực Salamaua-Lae tận cùng phía Đông New Guinea. Tin tức về chiến dịch của quân Nhật đã buộc Đô đốc Brown phải thay đổi mục tiêu của Lực lượng Đặc nhiệm TF 11 từ Rabaul sang khu vực Salamaua-Lae. Sáng ngày 10 tháng 3 năm 1942, các tàu sân bay Mỹ đã tung những chiếc máy bay của nó từ vịnh Papua. Các phi đội của chiếc Lexington cất cánh lúc 07 giờ 49 phút, và 21 phút sau đó Yorktown nối tiếp theo sau. Trong khi việc lựa chọn vịnh này làm điểm xuất phát cuộc tấn công có nghĩa là những chiếc máy bay phải bay một quãng đường 200 km (125 mi) vượt qua dãy núi Owen Stanley - một tầm bay vượt quá các điều kiện bay tốt nhất, cách tiếp cận này đem đến sự an toàn cho lực lượng đặc nhiệm và đảm bảo sự bất ngờ. Trong cuộc tấn công sau đó, những chiếc SBD của Lexington thuộc Phi đội Tuần tiểu 2 (VS-2) thực hiện ném bom bổ nhào các tàu Nhật tại Lae lúc 09 giờ 22 phút. Các phi đội máy bay phóng ngư lôi và máy bay ném bom (VT-2 và VB-2) tấn công các tàu bè tại Salamaua vào lúc 09 giờ 38 phúy. Các máy bay tiêm kích của nó (VF-2) chia làm hai tốp tấn công bốn máy bay: một nhóm bắn phá Lae còn nhóm kia nhắm vào Salamaua. Những chiếc máy bay của Yorktown tiếp nối theo sau những chiếc thuộc "Lady Lex" (tên lóng của Lexington). Các phi đội VB-5 và VT-5 tấn công các tàu Nhật trong khu vực Salamaua vào lúc 09 giờ 50 phút, trong khi phi đội VS-5 nhắm vào các lực lượng phối thuộc thả neo gần bờ ở Lae. Những chiếc máy bay tiêm kích của phi đội VF-42 bay tuần tra chiến đấu trên không bên trên Salamaua cho đến khi họ xác định không có lực lượng đối đầu trên không, rồi bắn phá các mục tiêu trên mặt đất và các thuyền nhỏ trong cảng. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ, các máy bay Mỹ quay trở lại tàu sân bay, và 103 máy bay trong tổng số 104 chiếc được tung ra đã quay về an toàn vào trưa hôm đó. Một chiếc SBD-2 bị bắn rơi bởi hỏa lực pháo phòng không Nhật Bản. Cuộc không kích vào Salamaua và Lae là cuộc tấn công đầu tiên của nhiều phi công trên cả hai chiếc tàu sân bay; và trong khi kết quả về độ chính xác của những trái ngư lôi và bom còn thấp so với mức đạt được trong các hoạt động sau này, chiến dịch này cung cấp cho các phi công các kinh nghiệm vô giá, cho phép họ hoạt động rất tốt trong các trận biển Coral và Midway sau này. Lực lượng Đặc Nhiệm TF 11 rút lui với vận tốc 20 knot (23 mph, 37km/h) hướng về phía Đông Nam cho đến khi trời tối, khi các chiếc tàu chuyển hướng sang phía Đông với vận tốc 15 knot (17 mph, 28 km/h) và gặp gỡ Nhóm Đặc nhiệm TG 11.7, bốn tàu tuần dương hạng nặng và bốn tàu trục dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Australia John Crace, nhằm hộ tống các tàu sân bay trên đường đến New Guinea. Yorktown tiếp tục tuần tra trên khu vực biển Coral, ở ngoài khơi cho đến tận tháng 4, bên ngoài tầm của những chiếc máy bay Nhật đặt căn cứ trên đất liền và sẵn sàng thực hiện các hoạt động tấn công mỗi khi có cơ hội. Sau trận không kích Lae-Salamaua, tình hình tại khu vực Nam Thái Bình Dương xem ra tạm thời ổn định, và Yorktown cùng những tàu phối thuộc của Lực lượng Đặc Nhiệm TF17 quay về cảng Tongatapu trong quần đảo Tonga vốn còn đang xây dựng để thực hiện các bảo trì cần thiết, vì nó đã ở ngoài khơi liên tục sau khi rời khỏi Trân Châu Cảng vào ngày 14 tháng 2. Tuy nhiên, đối phương không lâu sau lại bắt đầu hành động. Theo Đô đốc Nimitz, dường như đã có "những dấu hiệu rõ ràng cho thấy quân Nhật dự định tấn công bằng đường biển vào cảng Moresby trong tuần lễ thứ nhất của tháng 5". Do vậy Yorktown được lệnh rời khỏi Tongatapu vào ngày 27 tháng 4 năm 1942, một lần nữa hướng về biển Coral. Lực lượng Đặc nhiệm TF 11, giờ đây dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aubrey W. Fitch, người thay thế Brown trên chiếc Lexington, rời Trân Châu Cảng để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 17 của Đô đốc Fletcher và tiến đến gần vị trí của nhóm Yorktown, phía Tây Nam quần đảo New Hebrides vào ngày 1 tháng 5. [sửa] Trận chiến biển Coral Lúc 15 giờ 17 phút ngày hôm sau, hai chiếc Dauntless thuộc phi đội VS-5 nhìn thấy một tàu ngầm Nhật chạy trên mặt nước. Ba chiếc Devastator cất cánh từ Yorktown nhanh chóng bay đến nơi và thực hiện cuộc tấn công chỉ đuổi được chiếc tàu ngậm lặn sâu xuống. Sáng ngày 3 tháng 5, các lực lượng đặc nhiệm TF 11 và TF 17 ở cách nhau 160 km (100 dặm) thực hiện việc tiếp nhiên liệu. Lúc nữa đêm, Đô đốc Fletcher nhận được tin từ các máy bay đặt căn cứ tại Australia rằng các tàu vận tải Nhật đã đổ quân và thiết bị lên Tulagi thuộc quần đảo Solomon. Đến nơi không lâu sau khi người Australia rút lui khỏi nơi này, quân Nhật khởi sự xây dựng một căn cứ thủy phi cơ để hỗ trợ các đòn tấn công về phía Nam. Yorktown tiến lên phía Bắc với vận tốc 27 knot (31 mph, 50 km/h). Vào lúc bình minh ngày 4 tháng 5, nó đến tầm tấn công các căn cứ đầu cầu của Nhật vừa mới được xây dựng và tung ra đợt không kích đầu tiên vào lúc 07 giờ 01 phút, gồm 18 chiếc F4F-3 thuộc Phi đội VF-42, 12 chiếc TBD thuộc VT-5 và 28 chiếc SBD của VS và BY-5. Lực lượng không quân của chiếc Yorktown đã thực hiện ba cuộc tấn công liên tiếp lên các tàu bè đối phương và các cơ sở trên bờ tại Tulagi và Gavutu trên bờ biển phía Nam của đảo Florida trong quân đảo Solomons. Với 22 quả ngư lôi và 76 quả bom 454 kg (1.000 lb) trong ba đợt tấn công, các máy bay của Yorktown đã đánh chìm tàu khu trục Nhật Kikuzuki, ba tàu quét mìn và bốn xà lan. Thêm vào đó, Liên đội 5 còn bắn rơi năm thủy phi cơ đối phương, với thiệt hại là hai chiếc F4F (các phi công được cứu thoát) và một chiếc TBD (đội bay bị tổn thất). Cùng ngày hôm đó, Lực lượng Đặc nhiệm TF 44, một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Anh Crace, gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF11 của chiếc Lexington, hoàn tất việc sáp nhập một lực lượng Đồng Minh hỗn hợp trước Trận chiến biển Coral quyết định. Ở một nơi nào đó về phía Bắc, mười một tàu vận tải đổ bộ được hộ tống bởi các tàu khu trục và được yểm trở bởi chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shōhō, bốn tàu tuần dương hạng nặng và một tàu khu trục, đang hướng tới cảng Moresby. Thêm vào đó, một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản khác - xây dựng chung quang hai cựu binh của trận Trân Châu Cảng là các tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku, và được hộ tống bởi hai tàu tuần dương hạng nặng và sáu tàu khu trục cung cấp sự hỗ trợ từ trên không. Sáng ngày 6 tháng 5, Đô đốc Fletcher tập hợp mọi lực lượng Đồng Minh dưới quyền chỉ huy chiến thuật của ông thành Lực lượng Đặc nhiệm TF17. Sáng sớm ngày 7, ông tách Đô đốc Crace cùng các tàu tuần dương và tàu khu trục dưới quyền hướng đến quần đảo Louisiade để đánh chặn mọi lực lượng đối phương dự định hướng đến cảng Moresby. Trong khi Fletcher di chuyển lực lượng của ông với hai tàu sân bay lên phía Bắc và tung lực lượng tìm kiếm đối phương, các máy bay trinh sát Nhật đã phát hiện chiếc tàu chở dầu Neosho và chiếc tàu khu trục theo hộ tống Sims, và nhận nhầm chiếc đầu là một tàu sân bay. Hai đợt máy bay Nhật, trước tiên là những chiếc máy bay ném bom bay cao rồi đến các máy bay ném bom bổ nhào, đã tấn công hai chiếc tàu này. Chiếc Sims, do hệ thống pháo phòng không bị hỏng, bị đánh trúng ba quả và chìm nhanh chóng với tổn thất nhân mạng nặng nề. Chiếc Neosho may mắn hơn, cho dù bị đánh trúng trực tiếp bảy quả cùng tám quả gần trúng đích, vẫn còn nổi được đến tận ngày 11, khi những người còn sống sót được tàu khu trục Henley cứu thoát và xác tàu được chiếc tàu khu trục cho đánh chìm. Neosho và Sims đã thực hiện một nghĩa vụ đáng giá là thu hút các máy bay có thể đã đánh trúng các tàu sân bay của Fletcher. Trong khi đó, máy bay của Yorktown và Lexington đã tìm thấy Shōhō và đánh chìm nó. Một phi công của Lexington đã báo cáo chiến thắng này bằng một thông điệp radio nỗi tiếng "Xóa sổ một tàu sân bay" (Scratch one flattop). Chiều hôm đó, Shōkaku và Zuikaku, vốn chưa được lực lượng của Đô đốc Fletcher tìm thấy, đã tung ra 27 chiếc máy bay ném bom và máy bay phóng ngư lôi để tìm kiếm các tàu Mỹ. Những chuyến bay này tỏ ra êm ả cho đến khi chúng chạm trán cùng các máy bay tiêm kích của Yorktown và Lexington, và bị bắn rơi chín chiếc trong cuộc không chiến diễn ra sau đó. Lúc trời chập tối, ba chiếc máy bay Nhật nhận nhầm chiếc Yorktown là tàu sân bay của mình và dự định hạ cánh. Các khẩu súng trên tàu đã đuổi chúng đi; và các máy bay đối phương đã bay lướt qua mũi chiếc Yorktown trước khi chuyển hướng mất dạng. Hai mươi phút sau, khi có thêm ba máy bay đối phương lại tìm cách hạ cánh trên chiếc Yorktown, các xạ thủ súng lần này đã bắn trúng một trong ba chiếc. Tuy nhiên, trận chiến còn lâu mới kết thúc. Sáng hôm sau 8 tháng 5, một máy bay trinh sát của chiếc Lexington tìm thấy lực lượng tàu sân bay tấn công của đô đốc Takagi bao gồm chiếc Zuikaku và chiếc Shōkaku. Máy bay của Yorktown ném trúng hai quả bom trên chiếc Shōkaku, làm hỏng sàn đáp khiến nó không thể phóng hay thu hồi máy bay; thêm vào đó, các quả bom đã gây ra các vụ nổ các thùng chứa xăng và phá hủy một xưởng sửa chữa động cơ. Những chiếc Dauntless của Lexington đánh trúng thêm một phát nữa. Các đòn tấn công của hai tàu sân bay Mỹ đã khiến 108 thủy thủ Nhật thiệt mạng và làm bị thương 40 người khác. Trong khi các máy bay Mỹ đang bậm bịu với các tàu sân bay Nhật, Yorktown và Lexington được báo động do một tin điện bắt được cho thấy vị trí của họ đã bị quân Nhật biết rõ, bắt đầu chuẩn bị để chống lại một cuộc tấn công trả đủa, vốn diễn ra không lâu sau lúc 11 giờ. Những chiếc máy bay Wildcat Mỹ tuần tra chiến đấu trên không đã bắn rơi 17 máy bay, nhưng một số đã tìm cách vượt qua được hàng phòng thủ. Những chiếc "Kate" phóng ra những quả ngư lôi cả hai bên sườn chiếc Lexington, trong đó hai quả đã đánh trúng mạn trái của "Lady Lex"; những chiếc máy bay ném bom bổ nhào "Val" bồi thêm những hư hỏng với ba quả bom ném trúng đích. Lexington bắt đầu bị nghiêng với ba ngăn hầm máy bị ngập một phần, nhiều đám cháy phát sinh ở các sàn bên dưới và các thang nâng máy bay không hoạt động. Trong lúc đó Yorktown cũng gặp phải những vấn đề của chính nó. Thuyền trưởng Elliott đã điều khiển cơ động chiếc tàu sân bay lẫn tránh được tám ngư lôi. Bị tấn công sau đó bởi những chiếc "Vals", chiếc tàu đã tìm cách né tránh được tất cả ngoại trừ một quả bom. Quả bom duy nhất này lại xuyên thủng sàn đáp và phát nổ ở các sàn bên dưới, làm thiệt mạng hay bị thương nặng 66 người. Các đội cứu hộ trên chiếc Lexington đã kiểm soát được các đám cháy, và chiếc tàu có thể tiếp tục các hoạt động không lực cho dù bị hư hại. Bản thân trận chiến trên không kết thúc vào giữa trưa ngày 5; trong vòng một giờ, chiếc tàu sân bay đã lấy lại được thăng bằng, cho dù hơi bị thấp về phía mũi. Tuy nhiên, một vụ nổ gây ra do hơi xăng đã làm phát sinh thêm một đám cháy và phá hỏng mọi thứ bên trong tàu. Lexington bị bỏ lại lúc 17 giờ 07 phút, và sau đó bị đánh chìm bởi chiếc tàu khu trục Phelps. Quân Nhật đã giành được một thắng lợi về phương diện chiến thuật, gây ra những thiệt hại tương đối lớn cho lực lượng Đồng Minh, nhưng với việc chặn đứng được đà xâm chiếm của quân Nhật ở khu vực Nam và Tây Nam Thái Bình Dương, phe Đồng Minh đã có được một chiến thắng về mặt chiến lược. Yorktown phải gánh chịu những hư hỏng đáng kể khiến các chuyên gia ước tính rằng phải mất ít nhất là ba tháng trong ụ tàu để có thể đưa nó trở lại tình trạng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không có đủ thời gian để sửa chữa nó, bởi vì tình báo Đồng Minh - chủ yếu là đơn vị giải mã tại Trân Châu Cảng - đã thu thập đủ thông tin từ các bức điện giải mã được của Hải quân Nhật để dự đoán rằng Nhật đang tích cực chuẩn bị cho một chiến dịch quan trọng nhắm vào đỉnh cực Tây Bắc của chuỗi quần đảo Hawaii - hai hòn đảo nhỏ trong một vũng biển san hô được biết đến dưới tên gọi là Midway. [sửa] Trận Midway Với các thông tin tình báo có được, Đô đốc Nimitz bắt đầu vạch kế hoạch phòng thủ Midway một cách có hệ thống, tăng cường mọi lực lượng có thể có được bao gồm nhân lực, máy bay và pháo đến Midway. Thêm vào đó, ông cũng tập trung lực lượng hải quân dưới quyền để đối đầu cùng đối phương trên biển. Trong sự chuẩn bị đó, ông triệu hồi Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 bao gồm Enterprise và Hornet (CV-8) quay về Trân Châu Cảng để được bổ sung tiếp liệu gấp. Yorktown cũng nhận được lệnh quay về Hawaii; và nó về đến Trân Châu Cảng ngày 27 tháng 5. Thực hiện một công việc gần như là kỳ diệu, công nhân của xưởng tàu đã làm việc suốt ngày đêm để thực hiện các sửa chữa đủ cho phép chiếc tàu có thể tiếp tục ra khơi. Lực lượng không quân của nó, đa số là có kinh nghiệm nhưng đã bị kiệt sức, được bổ sung bằng máy bay và phi công của chiếc Saratoga (CV-3) lúc đó còn đang hướng về vùng biển Hawaii sau khi được hiện đại hóa ở vùng bờ Tây. Sẵn sàng để tham chiến, chiếc Yorktown khởi hành như là hạt nhân của Lực lượng đặc nhiệm TF 17 vào ngày 30 tháng 5. Về phía Đông Bắc Midway, Yorktown, treo cờ hiệu của Chuẩn Đô đốc Fletcher, gặp gỡ Lực lượng đặc nhiệm TF16 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Raymond A. Spruance và duy trì một khoảng cách 16 km (10 dặm) về phía Bắc. Các chuyến bay tuần tra xuất phát từ cả Midway lẫn các tàu sân bay được thực hiện đều đặn trong những ngày đầu tháng 6. Sáng sớm ngày 4 tháng 6 khi hừng đông vừa ló dạng, Yorktown tung ra một nhóm mười chiếc Dauntless thuộc phi đội VB-5 tìm kiếm trong một vùng bán kính 160 km (100 dặm) về phía Bắc nhưng không tìm thấy được gì. Trong khi đó, những chiếc PBY cất cánh từ Midway đã nhìn thấy lực lượng Nhật Bản đang tiến đến gần và chuyển tiếp lệnh báo động đến các lực lượng Hoa Kỳ đang phòng thủ hòn đảo san hô chiến lược. Đô đốc Fletcher, người nắm quyền chỉ huy chiến thuật, ra lệnh cho Lực lượng Đặc nhiệm TF16 của Đô đốc Spruance truy tìm lực lượng tàu sân bay đối phương và tấn công chúng ngay khi tìm thấy. Nhóm trinh sát của chiếc Yorktown quay trở về vào lúc 8 giờ 30 phút, hạ cánh không lâu sau khi một nhóm sáu (CAP) vừa cất cánh. Khi chiếc Dauntless cuối cùng được thu hồi, sàn đáp được gấp rút tái bố trí để chuẩn bị tung ra nhóm tấn công: 17 chiếc Dauntless thuộc Phi đội VB-3; 12 chiếc Devastator thuộc Phi đội VT-3, và sáu chiếc Wildcat thuộc Phi đội VF-3. Trong khi đó, Enterprise và Hornet cũng tung ra các nhóm tấn công của họ. Những chiếc máy bay ném ngư lôi từ ba chiếc tàu sân bay Mỹ đã tìm thấy lực lượng tấn công Nhật Bản, nhưng chúng gặp phải tai họa. Trong số 41 máy bay thuộc các phi đội VT-8, VT-6, và VT-3, chỉ có sáu chiếc quay trở về Enterprise và Yorktown, trong khi không có chiếc nào quay trở về Hornet. Tuy nhiên, việc mất mát những chiếc máy bay ném ngư lôi cũng mang lại một kết quả. Những chiếc máy bay tiêm kích tuần tra trên không Nhật Bản đã rời bỏ vị trí bảo vệ các tàu sân bay trên tầm cao và tập trung vào những chiếc Devastator đang bay sát mặt biển. Bầu trời trên cao bị bỏ ngõ cho những chiếc Dauntless đến từ những chiếc Yorktown và Enterprise. Hầu như không bị ngăn trở, các máy bay ném bom bổ nhào của chiếc Yorktown nhắm vào Sōryū, đánh trúng ba phát chí mạng bằng bom 450 kg (1.000 lb), biến nó thành một địa ngục. [2] Trong lúc đó, máy bay của Enterprise đã đánh trúng Akagi và Kaga, biến chúng thành những xác tàu trong phút chốc. Bom ném ra từ những chiếc Dauntless trúng vào các tàu sân bay Nhật khi chúng đang trong quá trình tiếp nhiên liệu và tiếp đạn cho máy bay, và sự kết hợp của nổ bom và xăng là một thảm họa cho phía Nhật Bản. Ba tàu sân bay Nhật đã bị mất. Tuy vậy, một chiếc thứ tư là Hiryū vẫn còn đang tự do. Tách biệt khỏi những chiếc tàu sân bay kia, nó tung ra một lực lượng tấn công bao gồm 18 chiếc "Vals" và nhanh chóng tìm thấy Yorktown. Ngay khi những kẻ tấn công được nhận diện trên màn hình radar của chiếc Yorktown vào khoảng 13 giờ 29 phút, nó ngưng việc tiếp nhiên liệu cho những chiếc máy bay tiêm kích tuần tra trên không trên sàn đáp và nhanh chóng chuẩn bị hành động. Những chiếc máy bay ném bom bổ nhào quay trở về được lệnh tránh xa tạo khoảng trống cho hỏa lực phòng không. Những chiếc Dauntless được lệnh bay trên tầm cao nhằm tạo ra một hàng rào tuần tra trên không. Một thùng xăng phụ trữ lượng 800 gallon cũng được đẩy bỏ qua đuôi tàu nhằm hạn chế nguy cơ cháy. Thủy thủ đoàn tháo rỗng các ống dẫn nhiên liệu, đóng chặt và cố định tất cả các ngăn. Tất cả những chiếc máy bay tiêm kích của Yorktown đều được tung ra để đánh chặn những chiếc máy bay Nhật Bản đang tiến đến gần, và đã chạm trán với nhau ở khoảng cách 24 đến 32 km (15 - 20 dặm). Những chiếc Wildcat đã tấn công một cách quyết liệt, phá vỡ một cuộc tấn công xem ra được tổ chức khá chặt chẻ với khoảng 18 chiếc máy bay ném bom bổ nhào "Val" và 18 chiếc máy bay tiêm kích "Zero". "Máy bay bay tán loạn ở khắp mọi hướng", thuyền trưởng Buckmaster sau này ghi lại "và nhiều chiếc bị bốc cháy". Người chỉ huy của tốp "Val", Trung úy Joichi Tomonaga, có thể đã bị bắn rơi bởi chỉ huy phi đội VF-3, Đại úy John S. Thach.[1]. Cho dù đã có một hàng phòng thủ ngăn chặn mạnh mẽ và sự cơ động lẫn tránh, vẫn có ba chiếc "Val" ném bom trúng đích. Hai chiếc trong số đó bị bắn rơi không lâu sau khi cắt bom; còn chiếc thứ ba bị mất điều khiển ngay sau khi quả bom rời khỏi đế. Nó bay loạng choạng và đâm trúng ngay phía sau thang nâng số hai, nổ tung khi chạm tạo ra một lổ hổng khoảng ba mét vuông trên sàn đáp. Các mảnh bom nổ tung đã giết hại hai khẩu đội pháo 1,1 inch phía sau đảo cấu trúc thượng tầng và trên sàn đáp bên dưới. Các mảnh bom xuyên thủng sàn đáp trúng phải ba chiếc máy bay đang đậu trong sàn chứa, gây ra các đám cháy. Một trong những chiếc máy bay này, một chiếc Dauntless, đã nạp đầy xăng và mang một quả bom 450 kg (1.000 lb). Các phản ứng tức thời của Trung úy A. C. Emerson, sĩ quan chỉ huy sàn chứa, đã ngăn chặn được một đám cháy nghiêm trọng có thể xảy ra bằng cách kích hoạt hệ thống vòi phun chửa cháy và nhanh chóng dập tắt đám cháy. Quả bom thứ hai ném trúng chiếc tàu từ mạn trái, xuyên thủng sàn đáp, và nổ tung ở phần bên dưới các ống khói. Nó phá vỡ ống lấy hơi của ba nồi hơi, làm ngưng hoạt động hai nồi hơi, và làm dập lửa năm nồi hơi. Khói và hơi gas bắt đầu tràn ngập các lò đốt của sáu nồi hơi. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn của nồi hơi số một vẫn tiếp tục ở lại vị trí của họ bất chấp sự nguy hiểm và sự khó chịu để tiếp tục đốt lò, giữ cho có đủ áp lực hơi nước để vận hành hệ thống hơi nước phụ trợ. Quả bom thứ ba ném trúng chiếc tàu từ mạn phải, xuyên thủng cạnh của thang nâng thứ nhất và nổ tung ở hầm thứ tư, gây ra một đám cháy dai dẳng trong hầm chứa ngay sát cạnh kho chứa xăng và đạn phía trước. Hành động cảnh giác trước đây tháo rỗng hệ thống xăng bằng khí carbonic không nghi ngờ gì đã giúp cho xăng không bị bắt cháy. Trong khi con tàu đang phục hồi các hư hỏng gây ra bởi đợt tấn công của máy bay ném bom bổ nhào, vận tốc của nó giảm còn sáu knot; và đến 14 giờ 40 phút, khoảng 20 phút sau khi quả bom ném trúng làm tắt hầu hết các nồi hơi, Yorktown đứng chết một chỗ trên mặt nước. Khoảng 15 giờ 40 phút, Yorktown chuẩn bị để tiếp tục di chuyển; và đến 15 giờ 50 phút, phòng máy báo cáo rằng họ sẵn sàng để có thể đạt được tốc độ 36 km/h (20 knot) hoặc nhanh hơn. Chiếc tàu chưa hẵn đã bị loại khỏi vòng chiến. Đồng thời lúc đó, việc chữa cháy đã có hiệu quả đủ đảm bảo cho việc tiếp nhiên liệu trở nên an toàn, Yorktown bắt đầu tiếp nhiên liệu cho những chiếc máy bay tiêm kích đang trên sàn đáp; thì màn hình radar của con tàu lại bắt được tín hiệu của một tốp máy bay đang tiến đến gần ở khoảng cách 53 km (33 dặm). Trong khi con tàu lại chuẩn bị chiến đấu, tháo rỗng các hệ thống xăng và ngừng việc tiếp nhiên liệu cho những chiếc máy bay trên sàn đáp, nó phóng đi bốn trong số sáu chiếc máy bay tiêm kích tuần tra trên không (CAP) để đánh chặn các kẻ tấn công. Trong số mười chiếc máy bay tiêm kích trên tàu, tám chiếc chỉ có được khoảng 23 gallon nhiên liệu trong thùng chứa. Chúng được tung ra trong khi cặp máy bay tiêm kích CAP còn lại hướng ra đánh chặn những chiếc máy bay Nhật. Lúc 16 giờ, Yorktown di chuyển với tốc độ 36 km/h (20 knot), trong lúc những chiếc máy bay tiêm kích được tung ra để đánh chặn đã bắt đầu tiếp xúc với đối phương. Yorktown nhận được báo cáo những kẻ tấn công lần này là những chiếc máy bay ném ngư lôi "Kate". Những chiếc Wildcat đã bắn hạ được ít nhất ba chiếc, nhưng số còn lại tiếp tục tiến đến gần trong khi con tàu sân bay và các tàu hộ tống dựng lên một màn hỏa lực phòng không dày đặc. Yorktown cơ động để lẫn tránh, né được ít nhất hai quả ngư lôi cho đến khi hai quả khác đâm trúng mạn trái tàu cách nhau ít phút, quả đầu tiên vào lúc 16 giờ 20. Chiếc tàu sân bay giờ đây bị tổn thương chí mạng; nó bị mất điện và đứng chết trên biển, bánh lái bị kẹt và nghiêng dần sang mạn trái. Khi độ nghiêng tăng dần, Trung tá C. E. Aldrich, sĩ quan kiểm soát hư hỏng, báo cáo từ trạm trung tâm rằng, vì không có điện, không thể thực hiện việc kiểm soát nước ngập. Sĩ quan phòng máy, Thiếu tá J. F. Delaney, sau đó báo cáo rằng lửa đã được dập, nhưng mọi nguồn điện đều mất và không thể khắc phục độ nghiêng. Buckmaster đã ra lệnh cho Aldrich, Delaney, và người của họ đóng chặt các khoang, tập trung lên boong tàu và mặc áo phao. Trong khi đó, con tàu tiếp tục nghiêng. Khi nó đạt đến 26o, Buckmaster và Aldrich nhất trí rằng khả năng lật úp có thể sắp xảy ra. "Để có thể cứu được thủy thủ đoàn càng nhiều càng tốt", thuyền trưởng sau đó đã viết lại, ông "đã ra lệnh bỏ tàu". Trong vòng vài phút tiếp theo sau, thủy thủ đoàn đã hạ những người bị thương xuống các bè cứu sinh rồi hướng về các tàu tuần dương và tàu khu trục chung quanh để được vớt lên, rời bỏ con tàu một cách trật tự. Sau khi cho di tản tất cả những người bị thương, Trung tá I. D. Wiltsie, sĩ quan cao cấp, rời tàu bằng một sợi dây bên mạn phải. Trong khi đó, Buckmaster rảo quanh con tàu một lần cuối xem có còn ai. Sau khi thấy không còn ai sống sót ở lại, ông hạ xuống biển qua một sợi dây ở phía đuôi tàu, lúc này nước đã mấp mé cửa sàn chứa máy bay bên mạn trái. Sau khi được chiếc tàu khu trục Hammann vớt lên, Buckmaster chuyển sang chiếc tàu tuần dương Astoria và báo cáo với Chuẩn Đô đốc Fletcher, vốn đã chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc tàu tuần dương hạng nặng ngay sau đợt tấn công thứ nhất của các máy bay ném bom bổ nhào. Hai ông đồng ý thành lập một đội cứu hộ để tìm cách giải cứu con tàu, vì nó vẫn ngoan cường tiếp tục nổi cho dù bị nghiêng nặng và nguy cơ lật úp vẫn tồn tại. Trong khi các nỗ lực nhằm giải cứu Yorktown được tiến hành từng bước, máy bay của nó vẫn tiếp tục hoạt động, hợp cùng những máy bay của tàu sân bay Enterprise tấncông chiếc tàu sân bay cuối cùng của Nhật, chiếc Hiryū, vào cuối buổi chiều hôm đó. Bị đánh trúng bốn phát trực tiếp, con tàu sân bay Nhật đã trở nên vô vọng. Nó bị thủy thủ đoàn bỏ rơi và trôi đi không kiểm soát được. Yorktown, như sau này cho thấy, tiếp tục nổi suốt đêm. Hai thủy thủ vẫn còn sống sót ở lại trên tàu; một người đã cố gắng lôi kéo sự chú ý bằng cách bắn súng máy, và đã được chiếc tàu khu trục duy nhất ở gần đó Hughes nghe thấy. Chiếc tàu hộ tống đã vớt được họ, nhưng một trong hai người sau đó đã chết. Trong khi đó, Buckmaster đã chọn 29 sĩ quan và 141 thủy thủ quay trở lại con tàu trong một cố gắng cứu lấy nó. Năm chiếc tàu khu trục tạo thành một màn chắn tàu ngầm trong khi toán cứu hộ leo lên con tàu vẫn còn đang bị nghiêng, đám cháy trong kho chứa vẫn còn âm ỉ vào buổi sáng ngày 6 tháng 6. Chiếc Vireo, được trưng dụng từ Pearl and Hermes Reef, tiến đến gần vào lai kéo con tàu. Tuy vậy, công việc được tiến hành khá chậm chạp. Nhóm sửa chữa chiếc Yorktown lên tàu với một kế hoạch được sắp đặt cẩn thận trước tiến hành bởi người của các bộ phận - kiểm soát hư hỏng, kỹ thuật súng ống, hoa tiêu, liên lạc, tiếp liệu và y tế. Để giúp đỡ tiến hành công việc, Trung tá Arnold E. True đã đưa chiếc tàu khu trục Hammann của ông chạy cặp bên mạn phải về phía sau, cung ứng bơm và năng lượng điện. Đến giữa buổi chiều, xem ra canh bạc giải cứu con tàu đã có phần thắng. Công việc làm giảm bớt trọng lượng phần trên con tàu được tiến hành khả quan, một khẩu pháo 127 mm (5 inch) đã được thả xuống biển qua mạn tàu trong khi một khẩu thứ hai đang được tháo dỡ; máy bay được đẩy qua mạn tàu, các bơm nước hoạt động nhờ nguồn điện cung cấp bởi chiếc Hammann đã bơm ra được rất nhiều nước khỏi các khoang máy. Các nỗ lực của đội cứu hộ đã làm giảm bớt độ nghiêng của con tàu được khoảng hai độ. Hoàn toàn không bị Yorktown và sáu chiếc tàu khu trục gần đó nhận biết, tàu ngầm Nhật Bản I-168 tiến đến một vị trí khai hỏa thuận lợi. Một điều đáng lưu ý là không có tàu khu trục nào nhìn thấy chiếc tàu ngầm đang đến gần, nhưng điều này có lẽ hiểu được do mặt nước biển chung quanh đầy dẫy mảnh vỡ và xác máy bay. Đến 15 giờ 36 phút, một trinh sát viên phát hiện được một loạt bốn quả ngư lôi đang hướng đến con tàu từ mạn phải. Hammann tiến ra phía giữa, một khẩu đội súng máy 20 mm lập tức khai hỏa để tìm cách bắn nổ quả ngư lôi trên mặt nước. Một quả ngư lôi đánh trúng chiếc Hammann - chân vịt của nó đánh nước tung tóe dưới đuôi khi nó cố gắng né tránh. Chiếc tàu khu trục bị gẩy làm đôi và nhanh chóng chìm xuống nước. Hai quả ngư lôi đánh trúng chiếc Yorktown ngay bên dưới chổ uốn của đáy tàu phía sau đảo cấu trúc thượng tầng. Quả ngư lôi thứ tư trượt qua ngay phía sau đuôi tàu. Khoảng một phút sau khi chiếc Hammann bị chìm, một vụ nổ dữ dội xảy ra từ dưới nước, có thể là do những quả mìn sâu của con tàu khu trục bị rơi ra. Vụ nổ giết hại nhiều thành viên thủy thủ đoàn của chiếc Hammann và một số từ trên chiếc Yorktown bị ném xuống nước. Sự chấn động tiếp tục gây hao mòn cho thân chiếc tàu sân bay vốn đã bị hư hỏng, gây ra nhiều cú chấn động dữ dội làm rơi máy phát điện phụ trợ của chiếc Yorktown, nhiều vật dụng treo trên sàn chứa máy bay phía trên bị rơi xuống tầng hầm bên dưới, nhánh bên phải của cột buồm bị cắt đứt, và ném tung thủy thủ đoàn ra nhiều hướng khác nhau, gây nhiều trường hợp gảy xương và nhiều vết thương nhỏ. Các tàu khu trục ngay lập tức truy lùng tàu ngầm đối phương (vốn đã chạy thoát) và tiến hành cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc Hammann và Yorktown. Thuyền trưởng Buckmaster quyết định cho ngưng lại mọi hoạt động cứu hộ cho đến ngày hôm sau. Vireo cắt dây kéo và quay trở lại chiếc Yorktown để vớt những người sống sót, cứu chữa những người bị thương. Con tàu nhỏ bé chịu đ̣ựng một tải trọng quá sức của nó nhưng vẫn kiên cường ở bên cạnh con tàu sân bay để thực hiện nghĩa vụ cứu hộ của nó. Sau đó, trên con tàu kéo, Buckmaster tiến hành mai táng trên biển cho hai sĩ quan và một thủy thủ của chiếc Hammann. Nỗ lực thứ hai nhằm cứu con tàu không bao giờ thực hiện được. Suốt đêm 6 và rạng ngày 7 tháng 6, Yorktown vẫn còn ngoan cường nổi trên mặt nước. Tuy nhiên đến 05 giờ 30 phút ngày 7 tháng 6, người trên các con tàu lân cận thấy độ nghiêng của con tàu nhanh chóng gia tăng. Đến 07 giờ 01 phút, con tàu lật sang mạn trái và chìm ở độ sâu 5.500 m.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #bay#san#tau