Ham doi tuan duong ham Nhat trong ww2 p2
Đặt hàng: 1923
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Kure
Đặt lườn: 26 tháng 11 năm 1924
Hạ thủy: 15 tháng 6 năm 1927
Hoạt động: 28 tháng 11 năm 1928
Bị mất: Bị đánh chìm tại vịnh Manila ngày 5 tháng 11 năm 1944
Xóa đăng bạ: 20 tháng 1 năm 1945
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 201,7 m (661 ft 9 in) Mạn thuyền: 20,73 m (68 ft 1 in) Tầm nước: 6,32 m (20 ft 9 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 2 Nachi (tiếng Nhật: 那智) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, một trong số bốn chiếc thuộc lớp Myōkō; những chiếc khác trong lớp này là Myōkō, Ashigara và Haguro. Tên của nó được đặt theo một ngọn núi tại tỉnh Wakayama. Nachi đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị máy bay Mỹ đánh chìm tại vịnh Manila ngày 5 tháng 11 năm 1944. Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Nachi được đặt lườn tại Xưởng hải quân Kure vào ngày 26 tháng 11 năm 1924, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 15 tháng 6 năm 1927, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 26 tháng 11 năm 1928. Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō và Nachi hợp thành Hải đội Tuần dương 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Takeo Takagi và tham gia vào Lực lượng hỗ trợ cho "Chiến dịch M" chiếm đóng phần phía Nam quần đảo Philippine. Soái hạm của lực lượng này là chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo, mang cờ hiệu của Phó Đô đốc Ibō Takahashi. Tham gia lực lượng này còn có tàu tuần dương hạng nhẹ Jintsu và tám tàu khu trục. Chúng đã hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Davao và Legaspi vào tháng 12 năm 1941. Trong một đợt sắp xếp lại vào cuối tháng 12, Hải đội Tuần dương 5 được đưa vào Lực lượng tấn công dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Raizō Tanaka. Lực lượng này còn bao gồm các tàu sân bay Ryujo và Chitose, các tàu tuần dương Nagara và Naka, năm tàu khu trục và bảy tàu vận chuyển. Tại Đông Ấn thuộc Hà Lan, Nachi đối đầu cùng lực lượng đối phương ngoài khơi Makassar vào ngày 8 tháng 2 năm 1942. Nó đóng vai trò quan trọng trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2 năm 1942, và tham gia vào việc đánh chìm tàu tuần dương hạng nặng Anh Exeter và tàu khu trục Encounter trong một hoạt động khác ngoài khơi phía Nam Borneo vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. Sau đó Nachi di chuyển đến quần đảo Aleut nơi nó tham gia một đòn tấn công phân tán nghi binh tại quần đảo này vào ngày 3 tháng 6 năm 1942. Nó quay trở lại quần đảo Aleut sau khi bị hư hại vào ngày 26 tháng 3 năm 1943 trong Trận chiến quần đảo Komandorski, và tham gia hoạt động tại Kiska vào tháng 7 năm 1943. Đến tháng 10 năm 1944, nó có mặt tại Philippines, và bị hư hại khi tham gia Trận chiến eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 năm 1944. Kết thúc Cuối cùng Nachi bị máy bay từ các tàu sân bay Lexington và Ticonderoga đánh chìm trong vịnh Manila vào ngày 5 tháng 11 năm 1944. Chiếc tàu tuần dương chịu đựng ba đợt không kích và trúng ít nhất chín quả ngư lôi và nhiều rocket, bị nổ tung hai lần và bị tách làm ba mảnh trước khi chìm trong một đám dầu loang lớn. Trong số thủy thủ đoàn, có 807 người thiệt mạng kể cả Thuyền trưởng Kanooka, và có 220 người sống sót. Tư lệnh lực lượng tấn công, Phó Đô đốc Kiyohide Shima, sống sót vì ông đang ở trên bờ khi máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 tấn công. Trong quyển sách của mình Combined Fleet Decoded, tác giả John Prados cho biết về một cú sốc tình báo quan trọng khi người nhái Hải quân Mỹ phát hiện các tài liệu về bộ mật mã được tìm thấy trên bàn và trong ngăn kéo trên chiếc Nachi. Điều này gây sửng sốt vì những tài liệu mật như vậy thậm chí còn không được cất giữ trong những két sắt an toàn, vì lúc đó Nachi đang là soái hạm của lực lượng tấn công. Các trang bị radar đời đầu của Nhật Bản cũng được tìm thấy trên xác tàu đắm của con tàu.[2] Đã có sự suy đoán rằng một số lượng vàng lớn đang trên chiếc Nachi khi nó bị đánh chìm, và sau đó được các người nhái Hải quân Mỹ tìm thấy. Tuy nhiên đây là một điểm gây ra nhiều sự tranh luận và nghi ngờ, khi bị đa số các tác giả bác bỏ vì có quá ít chứng cứ. Đặt hàng: 1924
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Yokosuka
Đặt lườn: 25 tháng 10 năm 1924
Hạ thủy: 16 tháng 4 năm 1927
Hoạt động: 31 tháng 7 năm 1929
Bị mất: Đánh đắm tại eo biển Malacca ngày 8 tháng 6 năm 1946
Xóa đăng bạ: 10 tháng 8 năm 1946
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 201,7 m (661 ft 9 in) Mạn thuyền: 20,73 m (68 ft 1 in) Tầm nước: 6,32 m (20 ft 9 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 2 Myōkō (tiếng Nhật: 妙高) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Nachi, Ashigara và Haguro. Tên của nó được đặt theo một ngọn núi tại tỉnh Niigata. Myōkō đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, và sau khi chiến tranh kết thúc nó bị cho đánh chìm tại eo biển Malacca ngoài khơi Singapore. Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Myōkō được đặt lườn tại Xưởng hải quân Yokosuka vào ngày 25 tháng 10 năm 1924, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 16 tháng 4 năm 1927, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 31 tháng 7 năm 1929. Lịch sử hoạt động Giữa hai cuộc thế chiến Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Myōkō tham gia Chiến dịch Amoy từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 5 năm 1938. Sau đó Myōkō cùng các tàu tuần dương Nagara và Nachi tham gia Chiến dịch đảo Hải Nam vào tháng 2 năm 1939 dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Nobutake Kondō. Myōkō đã phục vụ như là soái hạm của vị Đô đốc trong chiến dịch này. Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō và Nachi hợp thành Hải đội Tuần dương 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Takeo Takagi và tham gia vào Lực lượng hỗ trợ cho "Chiến dịch M" chiếm đóng phần phía Nam quần đảo Philippine. Soái hạm của lực lượng này là chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo, mang cờ hiệu của Phó Đô đốc Ibō Takahashi. Tham gia lực lượng này còn có tàu tuần dương hạng nhẹ Jintsu và tám tàu khu trục. Chúng đã hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Davao và Legaspi vào tháng 12 năm 1941. Trong một đợt sắp xếp lại vào cuối tháng 12, Hải đội Tuần dương 5 được đưa vào Lực lượng tấn công dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Raizō Tanaka. Lực lượng này còn bao gồm các tàu sân bay Ryujo và Chitose, các tàu tuần dương Nagara và Naka, năm tàu khu trục và bảy tàu vận chuyển. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1942, lực lượng này bị các máy bay ném bom Mỹ B-17 Flying Fortress tấn công. Myōkō trúng phải một quả bom 227 kg (500 lb) và chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng nó cũng được cho quay về ụ tàu ở Sasebo để sửa chữa. Trong Trận chiến biển Java vào ngày 1 tháng 3 năm 1942, Myōkō tham gia truy đuổi những đơn vị tàn quân còn lại của hạm đội Đồng Minh tại khu vực Đông Ấn. Lúc 11 giờ 50 phút, Myōkō, Ashigara và hai tàu khu trục đã nổ súng vào chiếc tàu tuần dương hạng nặng đã hư hại của Anh Exeter và hai tàu khu trục hộ tống. Hỏa lực pháo 203 mm (8 inch) của Myōkō đã phá hỏng tàu khu trục Encounter buộc nó phải tự đánh đắm sau đó. Cuối tháng 3, Myōkō trải qua một đợt đại tu và tái trang bị tại Sasebo. Sang tháng 4, nó tham gia vào việc truy đuổi không thành công lực lượng đặc nhiệm đã tung ra cuộc Không kích Doolittle. Vào tháng 5, Myōkō nằm trong hạm đội dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Chūichi Hara hộ tống cho lực lượng tấn công Tulagi. Lực lượng này bao gồm các tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku, các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō và Haguro cùng năm tàu khu trục. Trong trận chiến biển Coral diễn ra sau đó, Shōkaku bị máy bay Mỹ đánh hỏng trong khi Zuikaku bị mất hầu hết máy bay của nó, nên hạm đội bị buộc phải rút lui không thể đánh chiếm cảng Moresby. Sang tháng 6, Hải đội Tuần dương 5 tham gia Lực lượng hỗ trợ của Phó Đô đốc Nobutake Kondō trong trận Midway. Lực lượng này bao gồm các thiết giáp hạm Kongo và Hiei, các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō, Haguro, Atago và Chokai, tàu tuần dương hạng nhẹ Yura cùng bảy tàu khu trục. Lực lượng hỗ trợ này đã không giáp chiến cùng đối phương trong trận đánh này. Vào cuối tháng 6, Hải đội Tuần dương 5 hỗ trợ cho đoàn tàu vận tải tăng cường đến các hòn đảo vừa mới chiếm được Attu và Kiska trong quần đảo Aleutian. Toàn bộ lực lượng đặc nhiệm bao gồm tàu sân bay Zuikaku, các tàu sân bay hạng nhẹ Zuiho, Junyo và Ryujo, các tàu tuần dương hạng nặng Maya, Takao, Myōkō, Haguro và Nachi, các tàu tuần dương hạng nhẹ Abukuma, Kiso và Tama, cùng 15 tàu khu trục. [sửa] Chiến dịch quần đảo Solomon Vào ngày 11 tháng 10 năm 1942, Myōkō khởi hành từ Truk trong thành phần của Hạm đội 2. Lực lượng này bao gồm các thiết giáp hạm Kongo và Haruna, các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō, Atago, Chokai và Nachi, tàu tuần dương hạng nhẹ Isuzu cùng 12 tàu khu trục. Chúng được tiếp nối bởi lực lượng tàu sân bay tấn công của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo, với nhiệm vụ tăng cường và bổ sung tiếp tế cho quân Nhật trên đảo Guadalcanal, vốn đang bị lực lượng Mỹ tấn công từ tháng 8. Từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 9 tháng 2 năm 1943, sau một đợt đại tu tại Sasebo, Myōkō tham gia cuộc triệt thoái khỏi Guadalcanal. Lực lượng này bao gồm các tàu sân bay Zuikaku, Zuiho và Junyo, các thiết giáp hạm Kongo và Haruna, các tàu tuần dương hạng nặng Atago, Takao, Myōkō và Haguro, các tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara và Agano cùng 11 tàu khu trục. Lực lượng này đã thành công trong việc rút lui 11.700 binh sĩ khỏi hòn đảo. Các chiến dịch tiếp theo sau Vào tháng 5 năm 1943, Myōkō và Haguro di chuyển lên phía Bắc để hỗ trợ cho cuộc rút lui khỏi Kiska. Đến tháng 6, chúng quay trở về Sasebo cho một đợt tái trang bị khác. Myōkō được bổ sung bốn khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đôi và radar dò tìm trên không Kiểu 21. Để đáp trả một đợt không kích của lực lượng tàu sân bay Mỹ xuống quần đảo Gilbert, Myōkō khởi hành cùng hạm đội của Phó Đô đốc Jisaburō Ozawa để đối đầu các tàu sân bay Mỹ. Hạm đội bao gồm các tàu sân bay Shōkaku, Zuikaku và Zuiho, các thiết giáp hạm Yamato và Nagato, các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō, Haguro, Tone, Chikuma, Mogami, Atago, Takao, Chokai và Maya, tàu tuần dương hạng nhẹ Agano cùng 15 tàu khu trục. Mặc dù đã truy tìm rộng khắp, lực lượng này đã không bắt gặp được hạm đội đối phương và phải quay về Truk. Ngày 1 tháng 11, Myōkō và Haguro từ Truk di chuyển về phía Nam cùng hai tàu khu trục để hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp liệu đến Rabaul. Từ Rabaul, Hải đội Tuần dương 5 cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ Agano và Sendai cùng sáu tàu khu trục hộ tống lực lượng tăng cường cho đảo Bougainville, với khoảng 1.000 binh sĩ Nhật được chở trên bốn tàu khu trục. Các tàu chiến di chuyển phía trước những con tàu vận tải, và đã đối mặt với lực lượng Mỹ trong Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta lúc 12 giờ 50 phút ngày 3 tháng 11. Lực lượng mỹ gồm bốn tàu tuần dương hặng nhẹ và tám tàu khu trục đã đánh chìm Sendai bằng hỏa lực pháo 152 mm (6 inch). Trong khi cơ động để lẫn tránh đạn pháo Mỹ, Myōkō va chạm với chiếc tàu khu trục Hatsukaze khiến nó bị hư hỏng. Hatsukaze bị tụt lại phía sau đội hình khi rút lui và bị hải pháo Mỹ kết liễu. Chiếc Haguro bị hư hại nhẹ trong trận này, trong khi về phía Mỹ tàu khu trục Foote bị phá hủy bởi một quả ngư lôi Long Lance. Ngày 17 tháng 11, Myōkō quay trở về Sasebo để được tái trang bị. Nó được bổ sung thêm tám khẩu pháo phòng không 25 mm nòng đơn, nâng tổng số lên 24 khẩu. Vào tháng 1 năm 1944, Hải đội Tuần dương 5 (cùng với Tone và hai tàu khu trục) thực hiện an toàn một chuyến đi vận chuyển từ Truk đến Kavieng và quay về. Vào ngày 10 tháng 2, trong khi di chuyển từ Truk đến Palau cùng Atago và Chokai và tám tàu khu trục thuộc Hải đội Tuần dương 4, Hải đội Tuần dương 5 bị tấn công bởi một loạt bốn quả ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ Permit, nhưng tất cả đều bị trượt. Vào tháng 3, Hải đội Tuần dương 5 cùng tàu khu trục Shiratsuyu hộ tống một đoàn tàu chở dầu rỗng từ Palau đến Borneo. Vào ngày 6 tháng 4, cả hai hải đội (được hai tàu khu trục hộ tống) bị tàu ngầm Dace tấn công. Nó bắn tấn cả sáu ngư lôi phía mũi, nhưng đều bị trượt. Tàu ngầm Darter cũng nhìn thấy lực lượng này, nhưng đã không thể cơ động vào vị trí có thể tấn công. Trận chiến biển Philippine và Trận chiến vịnh Leyte Vào tháng 6 năm 1944, Hải đội Tuần dương 5 tham gia vào Trận chiến biển Philippine, khi hạm đội Nhật Bản khởi hành từ Tawi Tawi đánh trả vào lực lượng Mỹ đang tấn công chiếm đóng quần đảo Marianas. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Nhật Bản nhận thức rằng máy bay ném bom hạng nặng Mỹ đặt căn cứ tại Marianas có thể bay đến các đảo chính quốc Nhật, phá hủy các nhà máy và xưởng tàu của họ. Sau này các thủy thủ Mỹ đã đặt tên lóng cho trận đánh là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại", vì đã có hơn 300 máy bay Nhật bị bắn rơi chỉ trong một ngày 19 tháng 6. Sau khi tham gia Trận chiến vịnh Leyte, trên đường đi đến vịnh Cam Ranh, Myōkō trúng phải một trong loạt sáu ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Mỹ Bergall lúc 21 giờ 35 phút ngày 13 tháng 12 năm 1944. Nó được chiếc tàu khu trục Ushio và nhiều tàu khác kéo về cảng Singapore để sửa chữa. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vật liệu trầm trọng tại Singapore không cho phép hoàn tất việc sửa chữa cho cả Myōkō lẫn Takao, lúc đó cũng đang ở tại đây. Đến tháng 2 năm 1945, chỉ huy cảng đã báo cáo về việc Myōkō không thể sửa chữa tại Singapore mà không có thêm nguyên vật liệu, và không thể kéo nó về Nhật Bản. Ông đề nghị giữ Myōkō lại Singapore như một pháo đài nổi phòng không. Đề nghị được chấp thuận, và cho dù cả Myōkō và Takao đều là mục tiêu cho các tàu ngầm bỏ túi Anh tấn công vào ngày 26 tháng 7, Myōkō đã sống sót qua được cuộc chiến. Myōkō chính thức đầu hàng các đơn vị Anh vào ngày 21 tháng 9, và sau đó được kéo ra eo biển Malacca và đánh chìm ngoài khơi cảng Klang, Malaysia, cạnh các tàu ngầm I-501 và I-502. Đặt hàng: 1931
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Mogami
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Kure
Đặt lườn: 27 tháng 10 năm 1931
Hạ thủy: 14 tháng 3 năm 1934
Hoạt động: 28 tháng 7 năm 1935[1]
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến eo biển Surigao tại tọa độ 09°40′N 124°50′E
Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 8.500 tấn (ban đầu) 13.670 tấn (sau cùng) Chiều dài: 197 m (646 ft 4 in) (ban đầu) 198 m (649 ft 7 in) (sau cùng) Mạn thuyền: 18 m (59 ft) (ban đầu) 20,2 m (66 ft 4 in) (sau cùng) Tầm nước: 5,5 m (18 ft) (ban đầu) 5,89 m (19 ft 4 in) (sau cùng) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước 10 × nồi hơi Kampon; 4 × trục công suất 152.000 mã lực (113 MW) Tốc độ: 68,5 km/h (37 knot) (ban đầu) 65 km/h (35 knot) (sau cùng) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 850 Vũ khí: ban đầu: 15 × pháo 155 mm (6,1 inch)/60 cal (5x3) 8 × pháo 127 mm (5 inch)/40 cal (4x2) 4 x súng phòng không 40 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) sau cùng: 10 × pháo 203 mm (8 inch)/50 cal (5x2) 8 × pháo 127 mm (5 inch)/40 cal (4x2) 30 x súng phòng không 25 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) Vỏ giáp: đai giáp 100-125 mm (4-5 inch) sàn tàu 35-60 mm (1,5-2,5 inch) tháp súng 25 mm (1 inch) Máy bay: 11 × thủy phi cơ
Mogami (Nhật: 最上? Tối Thượng) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm bốn chiếc. Tên của nó được đặt theo con sông Mogami trong khu vực Tohoku của Nhật Bản. Nó từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị đánh chìm vào ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong Trận chiến eo biển Surigao. Thiết kế và chế tạo Được chế tạo trong Chương trình Tăng cường Hạm đội 1931, những chiếc trong lớp Mogami được thiết kế bởi Yuzuru Hiraga, và được chế tạo như những tàu tuần dương "hạng nhẹ" theo quy định của Hiệp ước Hải quân Washington; nhưng áp dụng những kỹ thuật mới nhất, trang bị năm tháp pháo đa dụng ba nòng 155 mm (6,1 inch) có góc nâng lên đến 55°. Để giảm trọng lượng, người ta áp dụng kỹ thuật hàn điện, sử dụng nhôm trong chế tạo cấu trúc thượng tầng, và chỉ có một ống khói duy nhất. Kiểu động cơ turbine hộp số mới, cùng với dàn hỏa lực phòng không rất hùng hậu, cho phép chúng có tốc độ rất nhanh và bảo vệ tốt. Chúng tỏ ra khá lớn so với những chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ, và các tháp súng được thiết kế sao cho có thể nhanh chóng chuyển đổi sang kiểu pháo 203 mm (8 inch) nòng đôi. Dù sao, lớp Mogami cũng mắc phải một số vấn đề kỹ thuật do thiết bị chưa được thử nghiệm và trọng lượng bên trên quá nặng tạo ra sự mất ổn định khi đi ngoài biển khơi trong thời tiết xấu. Mogami được hoàn tất tại Xưởng hải quân Kure vào ngày 28 tháng 7 năm 1935. Đến năm 1937 cả bốn chiếc trong lớp đều được "cải biến" thành những tàu tuần dương hạng nặng với mười khẩu pháo chính cỡ nòng 203 mm (8 inch). [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Giai đoạn mở màn Thế Chiến II Vào đầu năm 1941, từ căn cứ tiền phương của nó ở Hải Nam, Mogami tham gia vào việc chiếm đóng Nam Kỳ tại Đông Dương sau khi Đế quốc Nhật Bản và chính phủ Vichy đạt được thỏa thuận về việc sử dụng các căn cứ không quân và hải quân tại đây từ tháng 7 năm 1941. Vào lúc diễn ra trận tấn công Trân Châu Cảng, Mogami được giao nhiệm vụ hỗ trợ cuộc chiếm đóng Malaya trong thành phần Hải đội Tuần dương 7 thuộc Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 1 của Phó Đô đốc Ozawa Jisaburo, trực tiếp bảo vệ cho các cuộc đổ bộ quân Nhật lên Singora, Patani và Kota Bharu. Vào tháng 12 năm 1941, Mogami được giao nhiệm vụ chiếm đóng Sarawak, cùng với tàu tuần dương Mikuma hỗ trợ cuộc đổ bộ quân Nhật xuống Kuching. Vào tháng 2 năm 1942, Mogami được giao nhiệm vụ bảo vệ các cuộc đổ bộ tại Java, Borneo và Sumatra. Ngày 10 tháng 2, Mogami và tàu tuần dương Chokai bị tàu ngầm Mỹ USS Searaven tấn công với bốn quả ngư lôi, nhưng tất cả đều kh̀ông trúng đích. [sửa] Trận chiến eo biển Sunda Lúc 23 giờ 00 ngày 28 tháng 2 năm 1942, Mogami và Mikuma, tàu tuần dương hạng nhẹ Natori cùng các tàu khu trục Shikinami, Shirakumo, Murakumo, Shirayuki, Hatsuyuki và Asakaze đã đối đầu cùng tàu tuần dương Mỹ USS Houston và tàu tuần dương Australia HMAS Perth bằng hải pháo và ngư lôi sau khi các tàu chiến Mỹ tấn công các tàu vận tải Nhật Bản tại eo biển Sunda. Cả hai chiếc Houston và Perth đều bị đánh chìm trong trận đánh này, trong khi phía Nhật bị thiệt hại chiếc tàu vận tải Ryujo Maru cùng Trung tướng Imamura Hitoshi Tư lệnh Tập đoàn quân 16 Nhật. Sang tháng 3, Mogami cùng Hải đội Tuần dương 7 đặt căn cứ tại Singapore để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ quân Nhật lên Sumatra và chiếm đóng quần đảo Andaman. Không kích Ấn Độ Dương Từ ngày 1 tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 7 đặt căn cứ tại Mergui, Burma hợp cùng Hải đội Tuần dương 4 để tham gia cuộc Không kích Ấn Độ Dương. Mikuma, Mogami và tàu khu trục Amagiri được tách ra để thành lập "Đội phía Nam" với vai trò truy lùng các tàu buôn đối phương trong khu vực vịnh Bengal; trong khi Chokai, tàu tuần dương hạng nhẹ Yura thuộc Hải đội Khu trục 4 và các tàu khu trục Ayanami, Yugiri, Asagiri và Shiokaze đảm trách các khu vực phía Bắc. Trong quá trình chiến dịch, "Đội phía Nam" đã đánh chìm được các tàu buôn Anh Dardanus tải trọng 7.726 tấn, Ganara 5.281 tấn và Indora 6.622 tấn đang trên đường từ Calcutta đến Mauritius. Ngày 22 tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 7 quay trở về Kure, và Mogami vào ụ tàu để được đại tu. Ngày 26 tháng 5, Hải đội Tuần dương 7 đi đến Guam để hỗ trợ cho Đội vận chuyển Đổ bộ của Chuẩn Đô đốc Tanaka Raizo đang chuẩn bị cho trận Midway. Trận Midway Ngày 5 tháng 6 năm 1942, Đô đốc Yamamoto Isoroku, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã ra lệnh cho Hải đội Tuần dương 7 tiến hành bắn pháo xuống đảo san hô Midway nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo này. Lúc đó, Hải đội Tuần dương 7 và Hải đội Khu trục 8 còn cách mục tiêu 660 km (410 dặm), nên họ lao đi với tốc độ lên đến 65 km/h (35 knot); và vì biển động nên những chiếc tàu khu trục bị tụt lại. Đến 21 giờ 20 phút, mệnh lệnh bị hủy bỏ. Tuy nhiên, sự di chuyển đã đặt Hải đội Tuần dương 7 vào trong tầm bắn ngư lôi của chiếc tàu ngầm Mỹ USS Tambor, vốn bị tàu tuần dương Kumano phát hiện. Với tư cách soái hạm, Kumano ra lệnh chuyển hướng đồng loạt 45° sang mạn trái để tránh nguy cơ trúng ngư lôi. Mệnh lệnh chuyển hướng khẩn cấp được chiếc soái hạm và chiếc Suzuya thực hiện đúng, nhưng chiếc thứ ba trong đội hình Mikuma đã sai lầm thực hiện chuyển hướng 90°. Phía sau nó, Mogami chuyển hướng 45° như được chỉ thị, và điều này đã dẫn đến việc va chạm, khi Mogami đâm mạnh vào hông chiếc Mikuma bên mạn trái ngay bên dưới cầu tàu. Mũi của chiếc Mogami bị biến dạng và nó bị hư hỏng nặng; trong khi bồn chứa dầu bên mạn trái chiếc Mikuma bị vỡ và nó bị tràn dầu, nhưng dù sao thiệt hại đối với nó là nhẹ. Các tàu khu trục Arashio và Asashio được lệnh ở lại phía sau để hộ tống Mogami và Mikuma. Sáng hôm sau, 6 tháng 6 năm 1942 lúc 05 giờ 34 phút, Mikuma và Mogami đang rút lui bị tấn công từ trên tầm cao bởi tám máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress xuất phát từ Midway, nhưng tất cả các quả bom đều trượt. Đến 08 giờ 05 phút, sáu chiếc máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless thuộc Thủy quân Lục chiến cùng sáu chiếc Vought SB2U Vindicator từ Midway lại tấn công Mikuma và Mogami nhưng chúng chỉ ném được những quả bom suýt trúng đích. Mikuma và Mogami đang trên đường hướng đến đảo Wake khi chúng lại bị tấn công. Lần này là ba đợt máy bay ném bom bổ nhào với tổng cộng 31 chiếc SBD Dauntless xuất phát từ các tàu sân bay USS Enterprise và USS Hornet. Mikuma trúng ít nhất năm quả bom và bốc cháy. Các quả ngư lôi của nó phát nổ, và các vụ nổ thứ phát đã phá hủy toàn bộ con tàu. Arashio và Asashio mỗi chiếc trúng một quả bom. Mogami trúng sáu quả bom. Tháp pháo số 5 hoàn toàn bị phá hủy và có 81 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Tuy nhiên, sĩ quan chỉ huy việc kiểm soát hư hỏng, Thiếu tá Masayushi Saruwatari, đã phóng bỏ các quả ngư lôi và thuốc súng, giúp cứu được con tàu khi một quả bom đánh trúng gần các ống phóng ngư lôi. Nghỉ ngơi tại Nhật Bản Mogami lại gia nhập Hải đội Tuần dương 7 vào ngày 8 tháng 6 năm 1942, và được sửa chữa tại Truk. Ngày 20 tháng 6, Chuẩn Đô đốc Nishimura Shoji tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội Tuần dương 7, và đơn vị này được chuyển sang Hạm đội 3. Mogami được cho quay trở về Nhật Bản, và từ ngày 25 tháng 8 trải qua một đợt cải biến lớn tại Xưởng hải quân Sasebo, nâng cấp khả năng mang theo máy bay nhằm tăng cường khả năng trinh sát của hạm đội. Các tháp súng số 4 và số 5 được tháo bỏ, hầm đạn phía sau được cải tạo lại để chứa nhiên liệu máy bay và đạn dược. Sàn tàu phía sau được kéo dài và được trang bị một hệ thống đường ray để có thể mang được 11 thủy phi cơ trinh sát Aichi E16A Zuiun ("Paul"). Các khẩu pháo phòng không nòng đôi 25 mm và súng máy 13 mm được thay thế bằng 10 tháp súng ba nòng 25 mm Kiểu 96; và nó cũng được trang bị radar dò tìm trên không Kiểu 21. Vì kiểu máy bay mới E16A chưa sẵn sàng, ba chiếc máy bay cánh kép hai chỗ ngồi Mitsubishi F1M2 Kiểu 0 ("Pete") và bốn chiếc thủy phi cơ ba chỗ ngồi Aichi E13A1 Kiểu O ("Jake") được nhận lên tàu. Công việc cải tạo được hoàn tất vào ngày 30 tháng 4 năm 1943, và Mogami được bố trí về Hạm đội 1.[2] Ngày 22 tháng 5, Mogami bị va chạm với chiếc tàu chở dầu Toa Maru trong vịnh Tokyo và bị hư hại nhẹ. Ngày 8 tháng 6, Mogami neo đậu tại Hashirajima bên cạnh chiếc thiết giáp hạm Mutsu khi chiếc này nổ tung và chìm một cách bí ẩn. Mogami đã thả xuồng tìm cách cứu vớt những người sống sót và truy tìm kẻ tấn công nhưng đều thất bại. Ngày 9 tháng 7 năm 1943, Mogami rời Nhật Bản đi đến Truk cùng với một đoàn tàu vận tải lớn chở binh lính và tiếp liệu; lực lượng này bị tấn công bất thành bởi tàu ngầm Mỹ USS Tinosa; và sau khi đến được Truk, chiếc tàu tuần dương tiếp tục đi đến Rabaul. Từ tháng 8 đến tháng 11, Mogami thực hiện nhiều chuyến đi từ Truk để truy tìm hạm đội Mỹ và phản ứng lại các đợt tấn công thăm dò của Mỹ tại quần đảo Marshall. Từ ngày 3 tháng 11, các Hải đội Tuần dương 4, 7 và 8 được bố trí đến mặt trận tại quần đảo Solomon để tấn công lực lượng Mỹ ngoài khơi đảo Bougainville. Trong khi đang neo đậu tại Rabaul vào ngày 5 tháng 11, Mogami bị một máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless cất cánh từ tàu sân bay USS Saratoga tấn công đánh trúng một quả bom 225 kg (500 lb). Chiếc tàu tuần dương bị bốc cháy và 19 thủy thủ thiệt mạng. Sau khi được sửa chữa tại Truk, Mogami được lệnh quay về Nhật Bản. Tại Kure từ ngày 22 tháng 12 năm 1943, tám khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đơn được trang bị bổ sung trên sàn phía sau, nâng tổng cộng lên 38 nòng súng. Công việc tái trang bị hoàn tất vào ngày 8 tháng 3 năm 1944, và Mogami quay lại Singapore một tuần sau đó. Trận chiến biển Philippine Ngày 13 tháng 6 năm 1944, Đô đốc Soemu Toyoda, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp, ra lệnh bắt đầu Chiến dịch "A-Go" để bảo vệ quần đảo Mariana. Mogami được phân về "Lực lượng B" của Chuẩn Đô đốc Takatsugu Jojima cùng với các tàu sân bay Junyō, Hiyō và Ryūhō và thiết giáp hạm Nagato, được bố trí phía sau "Lực lượng Tiên phong C" của Phó Đô đốc Kurita Takeo. Lúc 05 giờ 30 phút, Mogami phóng ra hai chiếc thủy phi cơ trinh sát để phát hiện lực lượng đối phương. Sau đó, máy bay của Hạm đội Di động Nhật Bản đã tấn công Lực lượng Đặc nhiệm 58 Mỹ ngoài khơi Saipan, nhưng đã phải chịu đựng thiệt hại rất lớn trong "Cuộc săn vịt trời Marianna vĩ đại", một tên lóng mà phi công Mỹ đặt cho cuộc không chiến trong Trận chiến biển Philippine. Sau đó, lúc 20 giờ 30 phút ngày 20 tháng 6, tàu sân bay Hiyō bị nổ tung và chìm chỉ hai giờ sau khi bị đánh trúng ngư lôi bởi máy bay Grumman TBM Avenger từ tàu sân bay Mỹ USS Belleau Wood. Đêm hôm đó, Mogami rút lui cùng với phần còn lại của hạm đội về Okinawa. Quay trở lại Kure ngày 25 tháng 6, Mogami lại được tái trang bị một lần nữa. Bốn tháp pháo ba nòng và 10 tháp súng nòng đơn 25 mm phòng không Kiểu 96 được bổ sung, nâng tổng cộng lên 60 nòng súng (14x3 và 18x1); đồng thời các hệ thống radar dò tìm mặt đất Kiểu 22 và dò tìm trên không Kiểu 13 cũng được trang bị. Ngày 8 tháng 7, Mogami khởi hành rời Kure hướng đến Singapore và sau đó là Brunei, tham dự các đợt huấn luyện hạm đội và tuần tra trong khu vực Singapore-Brunei cho đến tháng 10. [sửa] Hải chiến vịnh Leyte Vào cuối tháng 10, hạm đội Nhật Bản được tập trung tại Brunei nhằm đối phó với mối đe dọa Đồng Minh sẽ đổ bộ lên Philippine. Sáng ngày 24 tháng 10 năm 1944, Phó Đô đốc Nishimura ra lệnh phóng một trong những thủy phi cơ của Mogami để thám sát khu vực vịnh Leyte. Chiếc máy bay báo cáo nhìn thấy bốn thiết giáp hạm, hai tàu tuần dương và khoảng 80 tàu vận tải ngoài khơi khu vực đổ bộ; cùng bốn tàu khu trục và nhiều tàu tuần tra-phóng lôi (PT boat) ở gần eo biển Surigao. Thêm vào đó, máy bay tuần tiểu còn báo cáo về một lực lượng 12 tàu sân bay bỏ túi và 10 tàu khu trục cách 64 km (40 dặm) về phía Đông Nam đảo Leyte. Sau đó, lực lượng Nhật Bản bị tấn công trong vùng biển Sulu bởi 26 máy bay cất cánh từ các tàu sân bay USS Enterprise và Franklin. Mogami chỉ bị thiệt hại nhẹ bởi súng máy càn quét và rocket. Trong trận chiến eo biển Surigao lúc rạng sáng ngày 25 tháng 10, từ 03 giờ 00 đến 03 giờ 30 phút, lực lượng Nhật bị các tàu tuần tra-phóng lôi PT boat và tàu khu trục Mỹ tấn công. Các thiết giáp hạm Fuso và Yamashiro trúng ngư lôi, trong khi tàu khu trục Yamagumo bị đánh chìm và Michishio bị loại khỏi vòng chiến, nhưng Mogami vẫn được an toàn. Sau đó Fuso và Yamashiro đều bị nổ tung và chìm. Từ 03 giờ 50 phút đến 04 giờ 02 phút, sau khi đi vào eo biển Surigao, Mogami bị bắn trúng bốn quả đạn pháo 203 mm (8 inch) làm phá hủy cầu tàu và trung tâm chỉ huy phòng không, cả thuyền trưởng lẫn sĩ quan cao cấp đều thiệt mạng trên cầu tàu, nên sĩ quan điều khiển hỏa lực phải lên nắm quyền chỉ huy con tàu. Trong khi tìm cách rút lui về phía Nam, chiếc soái hạm của Phó Đô đốc Kiyohide Shima, tàu tuần dương Nachi, đã va chạm với Mogami. Mũi của chiếc Nachi bị hư hại, trong khi mạn phải của Mogami bị thủng một lổ lớn bên trên mực nước, các đám cháy làm kích nổ năm quả ngư lôi và làm hư hại phòng động cơ bên mạn phải. Từ 05 giờ 30 phút đến 05 giờ 35 phút, chiếc Mogami đã hư hại lại bị trúng thêm từ 10 đến 20 phát đạn pháo 152 mm (6 inch) và 203 mm (8 inch) từ các tàu tuần dương Mỹ USS Portland, USS Louisville và USS Denver. Đến 08 giờ 30 phút, động cơ bên mạn trái của Mogami ngừng hoạt động. Đến 09 giờ 02 phút, trong khi bị trôi không thể điều khiển, nó còn bị 17 máy bay ném bom- ngư lôi TBM-1 Grumman Avenger thuộc Đội Đặc nhiệm 77.4.1 tấn công, và trúng thêm hai quả bom 225 kg (500 lb). Lúc 10 giờ 47 phút, Mogami bị bỏ lại. Đến 12 giờ 40 phút, tàu khu trục Akebono đánh chìm nó bằng một quả ngư lôi "Long Lance", và đến 13 giờ 07 phút, Mogami chìm tại tọa độ 09°40′N 124°50′E. Akebono cứu được 700 người sống sót, nhưng có 192 thành viên thủy thủ đoàn chìm theo cùng con tàu. Mogami được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 12 năm 1944. Đặt hàng: 1931
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Mogami
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki
Đặt lườn: 24 tháng 12 năm 1931
Hạ thủy: 31 tháng 5 năm 1934
Hoạt động: 29 tháng 8 năm 1935[1]
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 6 tháng 6 năm 1942 trong trận Midway tại tọa độ 29°20′N 173°30′E
Xóa đăng bạ: 10 tháng 8 năm 1942
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 8.500 tấn (ban đầu) 13.670 tấn (sau cùng) Chiều dài: 197 m (646 ft 4 in) (ban đầu) 198 m (649 ft 7 in) (sau cùng) Mạn thuyền: 18 m (59 ft) (ban đầu) 20,2 m (66 ft 4 in) (sau cùng) Tầm nước: 5,5 m (18 ft) (ban đầu) 5,89 m (19 ft 4 in) (sau cùng) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước 10 × nồi hơi Kampon; 4 × trục công suất 152.000 mã lực (113 MW) Tốc độ: 68,5 km/h (37 knot) (ban đầu) 65 km/h (35 knot) (sau cùng) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 850 Vũ khí: ban đầu: 15 × pháo 155 mm (6,1 inch)/60 cal (5x3) 8 × pháo 127 mm (5 inch)/40 cal (4x2) 4 × súng phòng không 40 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) sau cùng: 10 × pháo 203 mm (8 inch)/50 cal (5x2) 8 × pháo 127 mm (5 inch)/40 cal (4x2) 30 × súng phòng không 25 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) Vỏ giáp: đai giáp 100-125 mm (4-5 inch) sàn tàu 35-60 mm (1,5-2,5 inch) tháp súng 25 mm (1 inch) Máy bay: 3 × thủy phi cơ
Mikuma (tiếng Nhật: 三隈) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai trong tổng số bốn chiếc thuộc lớp Mogami. Tên của nó được đặt theo tên con sông Mikuma tại tỉnh Oita, Nhật Bản. Mikuma từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway ngày 6 tháng 6 năm 1942. Thiết kế và chế tạo Được chế tạo trong Chương trình Tăng cường Hạm đội 1931, những chiếc trong lớp Mogami được thiết kế bởi Hiraga Yuzuru, và được chế tạo như những tàu tuần dương "hạng nhẹ" theo quy định của Hiệp ước Hải quân Washington; nhưng áp dụng những kỹ thuật mới nhất, trang bị năm tháp pháo đa dụng ba nòng 155 mm (6,1 inch) có góc nâng lên đến 55°. Để giảm trọng lượng, người ta áp dụng kỹ thuật hàn điện, sử dụng nhôm trong chế tạo cấu trúc thượng tầng, và chỉ có một ống khói duy nhất. Kiểu động cơ turbine hộp số mới, cùng với dàn hỏa lực phòng không rất hùng hậu, cho phép chúng có tốc độ rất nhanh và bảo vệ tốt. Chúng tỏ ra khá lớn so với những chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ, và các tháp súng được thiết kế sao cho có thể nhanh chóng chuyển đổi sang kiểu pháo 203 mm (8 inch) nòng đôi. Dù sao, lớp Mogami cũng mắc phải một số vấn đề kỹ thuật do thiết bị chưa được thử nghiệm và trọng lượng bên trên quá nặng tạo ra sự mất ổn định khi đi ngoài biển khơi trong thời tiết xấu. Mikuma được hoàn tất tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 29 tháng 8 năm 1935. Đến năm 1937 cả bốn chiếc trong lớp đều được "cải biến" thành những tàu tuần dương hạng nặng với mười khẩu pháo chính cỡ nòng 203 mm (8 inch). Các tháp súng cũ 155 mm ba nòng của nó được trang bị cho chiếc siêu-thiết giáp hạm Yamato; đồng thời đai giáp chống ngư lôi cũng được bổ sung để cải thiện độ ổn định. Tuy nhiên, việc tăng trọng lượng rẽ nước của con tàu đã làm giảm tốc độ tối đa. Lịch sử hoạt động Giai đoạn mở màn Thế Chiến II Vào đầu năm 1941, từ căn cứ tiền phương của nó ở Hải Nam, Mikuma tham gia vào việc chiếm đóng Nam Kỳ tại Đông Dương sau khi Đế quốc Nhật Bản và chính phủ Vichy đạt được thỏa thuận về việc sử dụng các căn cứ không quân và hải quân tại đây từ tháng 7 năm 1941. Vào lúc diễn ra trận tấn công Trân Châu Cảng, Mikuma được giao nhiệm vụ hỗ trợ cuộc chiếm đóng Malaya trong thành phần Hải đội Tuần dương 7 thuộc Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 1 của Phó Đô đốc Ozawa Jisaburo, trực tiếp bảo vệ cho các cuộc đổ bộ quân Nhật lên Singora, Patani và Kota Bharu. Vào tháng 12 năm 1941, Mikuma được giao nhiệm vụ chiếm đóng Sarawak, cùng với tàu tuần dương Mogami hỗ trợ cuộc đổ bộ quân Nhật xuống Kuching. Vào tháng 2 năm 1942, Mikuma được giao nhiệm vụ bảo vệ các cuộc đổ bộ tại Java, Borneo và Sumatra. Ngày 10 tháng 2, Mikuma và tàu tuần dương Chokai bị tàu ngầm Mỹ USS Searaven tấn công với bốn quả ngư lôi, nhưng tất cả đều kh̀ông trúng đích. Trận chiến eo biển Sunda Lúc 23 giờ 00 ngày 28 tháng 2 năm 1942, Mikuma và Mogami, tàu tuần dương hạng nhẹ Natori cùng các tàu khu trục Shikinami, Shirakumo, Murakumo, Shirayuki, Hatsuyuki và Asakaze đã đối đầu cùng tàu tuần dương Mỹ USS Houston và tàu tuần dương Australia HMAS Perth bằng hải pháo và ngư lôi sau khi các tàu chiến Mỹ tấn công các tàu vận tải Nhật bản tại eo biển Sunda. Lúc 23 giờ 55 phút, Houston bắn trúng vào Mikuma, làm thiệt mạng sáu người và bị thương 11 người khác, cùng làm hỏng hệ thống điện, nhưng hư hỏng này nhanh chóng được khắc phục. Cả hai chiếc Houston và Perth đều bị đánh chìm trong trận đánh này, trong khi phía Nhật bị thiệt hại chiếc tàu vận tải Ryujo Maru cùng Trung tướng Imamura Hitoshi Tư lệnh Tập đoàn quân 16 Nhật. Sang tháng 3, Mogami cùng Hải đội Tuần dương 7 đặt căn cứ tại Singapore để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ quân Nhật lên Sumatra và chiếm đóng quần đảo Andaman. Không kích Ấn Độ Dương Từ ngày 1 tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 7 đặt căn cứ tại Mergui, Burma hợp cùng Hải đội Tuần dương 4 để tham gia cuộc Không kích Ấn Độ Dương. Mikuma, Mogami và tàu khu trục Amagiri được tách ra để thành lập "Đội phía Nam" với vai trò truy lùng các tàu buôn đối phương trong khu vực vịnh Bengal; trong khi Chokai, tàu tuần dương hạng nhẹ Yura thuộc Hải đội Khu trục 4 và các tàu khu trục Ayanami, Yugiri, Asagiri và Shiokaze đảm trách các khu vực phía Bắc. Trong quá trình chiến dịch, "Đội phía Nam" đã đánh chìm được các tàu buôn Anh Dardanus tải trọng 7.726 tấn, Ganara 5.281 tấn và Indora 6.622 tấn đang trên đường từ Calcutta đến Mauritius. Ngày 22 tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 7 quay trở về Kure, và Mikuma vào ụ tàu để được đại tu. Ngày 26 tháng 5, Hải đội Tuần dương 7 đi đến Guam để hỗ trợ cho Đội vận chuyển Đổ bộ của Chuẩn Đô đốc Tanaka Raizo đang chuẩn bị cho trận Midway. Thủy thủ đoàn của Mikuma được thông báo sau khi hoàn tất việc chiến đóng Midway như dự định, họ sẽ tiếp tục đi đến quần đảo Aleut và sau đó sẽ là Australia. Trận Midway Ngày 5 tháng 6 năm 1942, Đô đốc Yamamoto Isoroku, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã ra lệnh cho Hải đội Tuần dương 7 tiến hành bắn pháo xuống đảo san hô Midway nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo này. Lúc đó, Hải đội Tuần dương 7 và Hải đội Khu trục 8 còn cách mục tiêu 660 km (410 dặm), nên họ lao đi với tốc độ lên đến 65 km/h (35 knot); và vì biển động nên những chiếc tàu khu trục bị tụt lại. Đến 21 giờ 20 phút, mệnh lệnh bị hủy bỏ. Tuy nhiên, sự di chuyển đã đặt Hải đội Tuần dương 7 vào trong tầm bắn ngư lôi của chiếc tàu ngầm Mỹ USS Tambor, vốn bị tàu tuần dương Kumano phát hiện. Với tư cách soái hạm, Kumano ra lệnh chuyển hướng đồng loạt 45° sang mạn trái để tránh nguy cơ trúng ngư lôi. Mệnh lệnh chuyển hướng khẩn cấp được chiếc soái hạm và chiếc Suzuya thực hiện đúng; nhưng Mikuma, di chuyển thứ ba trong đội hình, đã sai lầm thực hiện chuyển hướng 90°. Phía sau nó, chiếc Mogami chuyển hướng 45° như được chỉ thị, và điều này đã dẫn đến việc va chạm, khi Mogami đâm mạnh vào hông chiếc Mikuma bên mạn trái ngay bên dưới cầu tàu. Mũi của chiếc Mogami bị biến dạng và nó bị hư hỏng nặng; trong khi bồn chứa dầu bên mạn trái chiếc Mikuma bị vỡ và nó bị tràn dầu, nhưng dù sao thiệt hại đối với nó là nhẹ. Các tàu khu trục Arashio và Asashio được lệnh ở lại phía sau để hộ tống Mogami và Mikuma. Sáng hôm sau, 6 tháng 6 năm 1942 lúc 05 giờ 34 phút, Mikuma và Mogami đang rút lui bị tấn công từ trên tầm cao bởi tám máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress xuất phát từ Midway, nhưng tất cả các quả bom đều trượt. Đến 08 giờ 05 phút, sáu chiếc máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless thuộc Thủy quân Lục chiến cùng sáu chiếc Vought SB2U Vindicator từ Midway lại tấn công Mikuma và Mogami nhưng chúng chỉ ném được những quả bom suýt trúng đích. Mikuma và Mogami đang trên đường hướng đến đảo Wake khi chúng lại bị tấn công. Lần này là ba đợt máy bay ném bom bổ nhào với tổng cộng 31 chiếc SBD Dauntless xuất phát từ các tàu sân bay USS Enterprise và USS Hornet. Arashio và Asashio mỗi chiếc trúng một quả bom, trong khi Mogami trúng sáu quả bom và bị hư hại đáng kể nhưng có thể rút lui được. Mikuma trúng ít nhất năm quả bom ở cầu tàu, tháp chỉ huy phía trước và phía giữa tàu, và bị bốc cháy. Quả bom đánh trúng tháp chỉ huy đã vô hiệu hóa các tháp súng phía trước, quả bom đánh trúng cầu tàu gây một số thương vong, trong khi quả bom nổ phía giữa tàu làm kích nổ các quả ngư lôi và các vụ nổ phát sinh đã phá hủy toàn bộ con tàu. Thuyền trưởng Sakiyama bị thương nặng. Mikuma nghiêng qua mạn trái và chìm tại tọa độ 29°20′N 173°30′E. Các nguồn khác cho rằng có thể Asashio hay Suzuya đã phóng ngư lôi đánh đắm Mikuma vào ngày hôm sau. Asashio cứu được Thuyền trưởng Sakiyama, và sau đó chuyển ông sang chiếc Suzuya để tiếp tục chữa trị, nhưng ông mất bốn ngày sau đó do vết thương quá nặng. Mogami, Asashio và Arashio vớt được 240 người sống sót, nhưng có đến 650 người đã chìm theo con tàu. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1942, tàu ngầm Mỹ USS Trout vớt thêm được hai người sống sót từ chiếc Mikuma và đưa các tù binh chiến tranh này về Trân Châu Cảng. Mikuma được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 8 năm 1942.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro