CHƯƠNG 17: CHƠI

"Nghệ thuật đỉnh cao chính là học vẫn vui vẻ như chơi"

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vui chơi có nhều tác động rất tích cực về mặt thể chất lẫn tinh thần của mọi độ tuổi chứ không riêng gì trẻ em như giải quyết những vấn đề về mối quan hệ xã hội hay xây dựng óc sáng tạo để vượt qua một thử thách nào đó và nhiều hơn thế. Hay nói gần gũi hơn khi tôi đọc truyện tôi thường nhớ lâu hơn những kiến thức Lịch Sử, Địa Lí trong trường ít nhất gấp trăm lần trong khi nhiều bộ truyện tôi chỉ đọc lướt một lần nhưng vẫn hơn ngồi mấy ngày tụng kinh Sinh, Sử, Địa.

Đó là bởi vì trong khi đọc tôi thích nhất là tưởng tượng. Và những hình ảnh được tạo ra từ trí tưởng tượng kết hợp với các cung bậc cảm xúc mãnh liệt rất dễ đi vào hồi hải mã- một khu vực của não bộ đóng vai trò lưu giữ những ký ức dài hạn còn khi tôi học thì tôi chỉ tụng đề cương chứ tôi chả biết chúng đang nói về cái quỷ gì cả và tôi cũn chẳng quan tâm mấy đâu, vâng với tôi thì vô thi xong đạt điểm cao là ổn rồi.

Có lẽ nếu bạn có chơi game hay xem phim gì cũng ít nhất luyện được tuyệt chiêu "tai mắt song hợp" (mắt lia tay bắn game như trong mấy game chiến đấu ấy) còn xem phim thì tôi cá là bạn sẽ Có khả năng "tua lia lịa"- cày phim xem như gió mà vẫn hiểu hết tình tiết truyện. Vì vậy mà sau khi bỏ đọc truyện thì tôi tự hỏi liệu nếu học hành mà cũng vui vẻ như chơi thì sẽ như thế nào? Chuyện đó có thể xảy ra hay không? Mới đầu bạn nghe có thể cảm thấy rất ảo vì học là học còn chơi là chơi chứ sao mà như nhau được! Học là bắt buộc, học cho tương lai còn chơi là tùy tâm, tùy tính, tùy sở thích chả có ai thúc ép cả nhưng vẫn muốn chơi tiếp cơ.

Hãy cùng nhìn lại định nghĩa về vui chơi của một số nhà nghiên cứu nhé. Theo Stuart Brown thì vui chơi được định nghĩa như là các hoạt động mà chúng ta tham gia chỉ vì sở thích hay niềm vui mà không vì một mục đích nào khác. Vui chơi là một quá trình mà được định hướng bằng ý nghĩa của bản thân "quá trình" chứ không phải là vì "kết quả", đó là tự do lựa chọn, tự phát và tự nguyện. Vậy nếu cũng áp dụng những định nghĩa trên cho việc học thì sao? 

Nếu học không chỉ là cho tương lai hay đơn thuần là vì điểm số mà còn là vì sở thích hay chính sự tò mò bên trong chúng ta thúc đẩy thì kết quả sẽ ra sao? Liệu có gì khác biệt không? Câu trả lời chắc chắn là có vì chính tôi cũng đã thử. Nửa năm sau khi bỏ hẳn đọc truyện tôi bắt đầu tập tìm niềm vui trong việc học, chắn chắn là bất cứ cái gì cũng cần luyện tập rồi và để tìm niềm vui thì cũng vậy. Ban đầu tôi chẳng thể thấy nổi trong cái chồng sách giáo khoa cao to, vạm vỡ kia có cái gì hấp dẫn nữa nhưng mà chịu thôi tôi không có cái thiết bị điện tử nào ở đây nên chỉ có thể học hoặc làm việc nhà thôi mà việc nhà thì làm mãi cũng phải hết (tôi cũng mong nó hết luôn cơ đấy)

Sau khi thay phần lớn khoảng thời gian chơi bằng việc học (nghe ghê rợn nhỉ) thì...tôi vẫn chưa hứng thú lắm thật sự nhưng mà tôi lại quen dần với học. Ấy vậy mà chỉ sau 2 tháng thì tôi không đụng vào quyển sách là người khó chịu ngứa ngáy như lúc đầu không được đọc truyện vậy. Và dần dần thì tôi thích học luôn rồi mà còn thấy chúng vui chết được đến nỗi lúc đi chơi tôi sống chết phải mang theo mấy cuốn sách luyện Ielts chứ không thôi thì "hiu quạnh" chết mất!

Bạn nghe câu chuyện trên có thể sẽ cảm thấy "ảo tung chảo" nhưng đó hoàn toàn là sự thật đấy! Và mỗi người chúng ta đều có thể đạt được thông qua chính sự lựa chọn của mình. Mà câu chuyện trên tôi muốn nhấn mạnh rằng ban đầu tôi không hề thích đâu nhưng chúng ta có một sức mạnh rất tuyệt vời và đặc biệt đầy quyền năng đến mức tác giả nổi tiếng trong quyển sách nổi tiếng "Chiến thắng con quỷ bên trong bạn" là Napoleon Hill phải gọi đó là "nhịp điệu thôi miên"

Chắc hẳn bạn đã lờ mờ đoán được đó là cái gì rồi đấy. Vâng đó chính là sức mạnh của thói quen. Giờ thì có thể nhìn lại danh sách những điều cần làm của bạn rồi đấy! Giờ thì bạn có thể chọn ngay một điều mà làm để cho nó thành thói quen rồi, bất chấp bạn có thích hay không. Ví dụ như với việc học của tôi thì giờ tôi cảm thấy mỗi giây phút được bước vào mái trường thân yêu với hàng cây xanh mát là những giây phút đẹp đẽ, tuyệt vời nhất trong cuộc đời rồi và rồi thì việc học trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.

Thật sự là thoải mái nhẹ nhàng như lúc chơi luôn vì lẽ lúc tôi chơi có thấy mệt gì đâu mà việc học đối với tôi chẳng khác gì một trò chơi đầy thú vị mà không có hồi kết vậy. Sau khi đã tạo dựng nên thói quen học tập thì tôi tin chắc rằng không chỉ riêng mình tôi mà tất cả mọi người sẽ có thể cảm nhận được niềm vui bất tận cùng nguồn động lực vô biên từ việc học (hay có thể nói là chơi theo suy nghĩ của tôi). 

Bởi vì theo tôi cảm nhận thì học và chơi căn bản không có khoảng cách hay bất cứ rào cản nào cả, đó không phải là hai thái cực độc lập không phụ thuộc lẫn nhau như phương pháp luận siêu hình trong giáo dục công dân nêu ra mà theo phương pháp luận biện chứng, thì học và chơi vốn là nên bổ sung, hòa quyện vào nhau để góp phần tô vẽ thêm cho cuộc sống. Nói một cách đơn giản hơn đó là "trong học có chơi mà trong chơi có học".

Muốn được như vậy thì bạn có thể thông qua biện pháp hữu hiệu muôn thuở là thói quen mà tôi đã nêu trên hoặc là bằng cách thức của riêng bạn mà lồng ghép những gì bạn thích vào việc học. Nghe có vẻ khá mơ hồ vì mỗi nghười chúng ta có một sở thích khác nhau nên tôi xin lấy ví dụ của bản thân để giải thích cặn kẽ hơn nhé. Tôi không hứng thú quá nhiều với môn Hóa mà lại rất thích những nghe những chân lí vĩ đại của cuộc sống. Vậy liền kết hợp thôi nào!

Lúc học môn Hóa lớp 10 đến phần các nguyên tử cho nhận electron để đạt đến trạng thái bão hòa nhưng điều đáng chú ý ở đây là các phân tử chỉ lấy đúng số electron chúng thiếu chứ có cho thừa chúng cũng không lấy. Tôi bắt đầu liên tưởng đến bản thân cũng như mọi người xung quanh nếu ai cho đồ nhiều cũng lấy chứ dại gì mà không lấy nhưng từ các hiện tượng tự nhiên của electron tự vấn chính mình "Có phải tôi chỉ "muốn" có những thứ đồ ấy thay vì thực sự "cần" chúng? Hiểu như vậy thì sau này trước khi mua bất cứ một món đồ nào tôi cũng đều suy ngẫm (đặc biệt là khi mua đồ ăn tôi hay bị "quá tay")

Hay hấp dẫn hơn là một bài về khí Ozon, khí Ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí để bảo vệ con người và sinh vật tránh được các tai hại của tia này đặc biệt là các bệnh liên quan đến da điển hình phải kể đến là ung thư da. Khí này thường được tạo ra sau những cơn mưa lớn (vì Ozon nguyên bản được tạo ra trong khí quyển khi có sự phóng điện mà mưa thì thường sẽ có sấm chớp phóng điện) và chỉ cần một lượng rất nhỏ Ozon trong không khí cũng đủ làm không khí trong lành trong khi nếu có lượng lớn thì lại cực kì độc hại.

Mấy lý thuyết này trông ban đầu có vẻ khô khan cộc cằn nhưng tôi lại thấy ý đó rất hay vì trời mưa điện giật đùng đùng sợ chết khiếp ấy nhưng từ trong những cơn mưa lớn lại tạo ra những một lượng khí có ý nghĩa lớn lao đối với sự tồn tại của con người. Theo tôi thì đó cũng giống như việc thất bại hay những thử thách vốn chẳng dễ chịu mấy nhưng lại chất chứa biết bao giá trị khi chúng ta ngẫm lại, thật tuyệt vời phải không nào!

Hoặc vấn đề về một lượng rất nhỏ khí Ozon có thể làm không khí trong lành trong khi nhiều thì lại độc hại khiến tôi không khỏi ca thán cuộc sống luôn luôn có hai mặt, không có một cái gì là hoàn hảo cả và vấn đề là nhiều quá cũng sẽ không tốt, quan trọng nhất vẫn là chữ "Hòa" (trong hòa hợp đấy), cực đoan luôn luôn không tốt. Thế là tôi đã tìm được niềm vui trong các môn tự nhiên ấy, kể cả xã hội nữa và chắc nghe rất tuyệt thế thì phải thử liền thôi đúng không nào!

Nếu bạn mê xem phim thì khi bạn học Hóa cũng có thể liên tưởng kết nối những phần lý thuyết rời rạc thành một câu chuyện ngắn giống như đối với axit sunfudric thì ưu tiên quá trình oxi-hóa khử khi phản ứng với bazơ hơn là phản ứng axit-bazơ thông thường thì bạn có thể tưởng tượng phản ứng oxi-hóa khử như chính thê còn phản ứng kia là thị thiếp như vậy thì chính thê phải được ưu tiên hơn chứ phải không nào, rồi vô phương trình phản ứng thì tiếp tục phát huy câu chuyện theo cách của riêng bạn thôi nào. 

Bằng thêm niềm vui vào những công việc tẻ nhạt thường nhật thông qua óc sáng tạo tuyệt vời của mỗi người, không những chúng ta có thể hoàn thành chúng một cách nhẹ nhẹ nhàng mà còn có được nguồn động lực vô hạn từ những công việc ấy. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ không cảm thấy tốn thời gian vô bổ đồng thời mỗi người qua đi ta lại thấy tự hào hơn vì bản thân đã hoàn thành xong những việc cần làm và muốn làm vì đơn giản là những việc này hấp dẫn thế thì phải làm thôi chứ sao!

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro