CHƯƠNG 26: KỶ LUẬT-TRÌ HOÃN

"Càng kỷ luật, càng tự do"

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều nếm trải cảm giác bất lực, mệt mỏi khi bản thân cứ liên tục trì hoãn và rồi mọi chuyện chẳng đâu vào đâu cả. Tôi cũng nhiều lần trì hoãn như thế với tâm niệm "truyện này hấp dẫn quá, đọc một chương nữa thôi". Và như thế cứ một chương nữa, một chương nữa tới 2 giờ sáng luôn...Kết cụ là mẹ tôi qua "tập kích bất ngờ" và tôi đã phải "đầu hàng" (bị tịch thu ipad khiến tôi khóc không nổi luôn).

Tôi nghĩ rằng vấn đề về học hành cũng tương tự. Khi chúng ta không có động lực học, chúng ta hay bảo "Tí nữa rồi làm, còn thời gian mà lo gì" đến khi hết thời gian rồi cuống cuồng lên và bảo "Biết vậy làm sớm cho rồi, giờ thì còn làm kịp được cái gì nữa đâu" nhưng mà cứ đến lần sau thì chúng ta vẫn cứ "Ngựa quen đường cũ" mà trì hoãn hết lần này đến lần khác. Lâu dần, chính bản thân chúng ta cũng chẳng tin cái "Lần sau tôi sẽ làm" của mình nữa.

Vậy sao nhiều người lại sống kỷ luật được đến thế? Điều gì đã tạo động lực cho họ dậy lúc 5 giờ sáng tập thể dục hay ăn uống lành mạnh? Đó đơn giản là vì một nguyên lí mà Vãn Tình đã đề cập trong cuốn sách "Không sợ chậm, chỉ sợ dừng" - đó là vì những người sống kỷ luật đã nếm được "trái ngọt của sự kỷ luật đem lại". Giống như tôi khi xưa ngủ rất trễ nhưng thú thật thì cảm giác cũng không sướng lắm. Tôi thức khuya trong sự lo lắng sợ hãi rằng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng (nhưng may sao chưa bị gì) 

Cho đến bây giờ thì tôi quyết ngủ trước 10 giờ tối bằng mọi giá và điều đó cũng trở nên thật dễ dàng bất chấp khi xưa tôi hay lấy lí do "Khó ngủ". Đối với tôi thì sự kỷ luật vốn đơn giản là kỷ luật thôi chứ chẳng có kế hoạch hay các bước hành động nào cả. Có một số điều chúng ta tìm kiếm mỏi mòn trong sách vở hay từ người khác với hy vọng sẽ được "khai sáng" nhưng sự thật là đôi khi sự khai sáng ấy sẽ đơn giản là "Cứ ngậm mồm mà làm tới đi".

Có một đoạn tôi cảm thấy khác chán nản với cuộc sống và tôi không biết phải làm gì để thoát khỏi cái mớ cảm xúc bòng bong này. Tôi tìm đọc sách, học tập hay tập thể dục các thứ và đến khi tôi đọc được câu nói trên trong quyển sách của Mark Manson thì đúng là như "mặt trời chân lí chiếu qua tim". Biết bao nhiêu kiến thức cũng chẳng bằng một hành động và quả nhiên học mà thiếu hành thì chỉ như đồ bỏ mà thôi.

Tôi tin rằng không có một quyển sách nào có thể thay đổi đời người nếu người đó không chịu hành động gì cả còn nếu trong tâm đã có khát vọng thay đổi mãnh liệt thì một cậu nói bâng quơ cũng để giác ngộ.Giờ thì quay lại vấn đề về sự kỷ luật. Đôi khi cúng ta cho rằng kỷ luật rất khó khăn vì cái chúng ta đạt được thông qua sự trì hoãn là một cảm giác thoải mái nhất thời. Điều đáng nói ở đây là đa phần chúng ta lại vì sự nhất thời ấy mà bỏ qua những lợi ích lâu dài.

Để rồi sau bao nhiêu lần trì hoãn cái duy nhất còn sót lại trong ta là sự hoài nghi về nhân sinh cuộc sống và hơn thế cả là chính bản thân mình. Ta tự hỏi "Không lẽ mình không làm được gì nên hồn cả à?" hay "Cuộc sống chỉ có vậy thôi sao?". Và rồi cũng như chương trước chúng ta đã đề cập đến niềm tin, khi niềm tin rằng "Tôi sẽ cứ mãi trì hoãn thôi" ngày một mạnh lên trong tiềm thức của bạn thì kết quả sẽ chính là như vậy đấy.

Giờ làm sao bây giờ? Vẫn đơn giản như chương trước thôi là "Hành động không mệt, nghĩ mới mệt". Lần tới nếu bạn đã tự hứa với chính mình sẽ làm bài tập hay đi đọc vài trang sách mà bạn trì hoãn thì hãy chậm lại và hỏi chính mình: "Tại sao lại không làm điều đó ngay lúc này?""Việc trì hoãn công việc như thế có xứng đáng hay không?"

Trả lời 2 câu hỏi này khiến bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về động cơ hành động của bản thân mình. Nếu như  câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là tại vì sự lười biếng thì bạn có thể yên tâm mà tự nhủ rằng: "Vậy càng phải làm mới hết lười được chứ" còn nếu câu trả lời là bận việc khác thì bạn hãy đến câu hỏi thứ hai để so sánh sự quan trọng giữa hai việc và đánh giá xem việc trì hoãn lúc đó có phải một lựa chọn tốt không.

Chắc chắn rằng không phải kỷ luật luôn luôn tốt đâu bạn thân mến. Adam Grant - một tác giả khoa học đại chúng người Mỹ và là giáo sư tại trường Wharton của Đại học PennsyIvania chuyên về tâm lí học tổ chức đã đưa ra các thì nghiệm chứng minh rằng trong một số trường hợp thì sự trì hoãn lại đem lại kết quả tốt bất ngờ. Vì đôi khi sự trì hoãn sẽ cho chúng ta không gian rộng hơn để suy nghĩ khác đi về một vấn đề nhất định. 

Nói cách khác là khi sự kỷ luật quy định một khuôn khổ, một khoảng thời gian để làm việc này việc nọ như đúng với một lịch trình cố định thì sự trì hoãn có thể sẽ cho chúng ta thêm không gian và thời gian để phát huy sự sáng tạo của bản thân. Điều đó đã được một số công ty áp dụng và đem lại lợi ích tuyệt vời đến bất ngờ.

Ví dụ như Oticon - một nhà sản xuất máy trợ thính lớn của Đan Mạch đã sử dụng cấu trúc mang tên "spaghetti" để giảm những thứ bận cứng nhắc của tổ chức. Cấu trúc này nhằm loại bỏ các chức danh công việc chính thức và đem lại cho nhân viên sự tụ do kiểm soát thời gian và dự án của họ. Cách tiếp cận này đã được chứng minh là rất thành công với sự cải thiện rõ ràng năng suất của người lao động trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.

Tương tự như vậy thì cựu chủ tịch của công ty General Electric đã chấp nhận sự "vô tổ chức" và một lần nữa, nó liên quan đến việc phá vỡ các rào cản giữa các bộ phận khác nhau của một công ty và khuyến khích sự hợp tác và làm việc linh hoạt. Bên cạnh đó thì Google và một số các công ty khác cũng đã chấp nhận cấu trúc này.

Các ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng sự có tổ chức (kỷ luật) cũng như không tổ chức đều có các mặt tích cực của riêng nó cả. Lí do là vì sao cơ chứ? Vì sao mà nhà sản xuất Oticon tự do cho nhân viên kiểm soát thời gian và lượng công việc hoàn thành của mình hay nói cách khác là không có cái kế hoạch mặc định quỷ gì cả thì lại có năng suất cao hơn?

Vì lẽ đôi khi chúng ta vì quá theo đuổi theo cái khuôn khổ của sự kỷ luật mà quên đi cái mục tiêu cuối cùng của bản thân cùng sự hiệu quả mà quá trình đem lại. Cũng giống như tôi từng đặt mục tiêu rằng sẽ giải 1 đề Ielts trong khung thời gian quy định một cách cẩn thận nhưng do quỹ thời gian có hạn nên làm gì có sự "cẩn thận" nào ở đây. Và kết quả là tôi làm bài kịp thời gian thật nhưng số câu đúng thì thật không dám khen tặng. Và đó là lúc mà tôi "tốc độ thì hơn người còn trình độ thì không dám nhắc đến".

Vậy là cứ trì hoãn hay kéo dài thời gian là tốt phải không? Vậy tôi nói một đống về vấn đề kỷ luật để làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là không vì cũng như kỷ luật, nếu bị lạm dụng thì làm gì được kết quả như mong muốn đâu mà tôi tin rằng điều này thì mỗi người chúng ta đều thừa biết luôn rồi (trải nghiệm quá nhiều rồi chứ còn gì nữa).Còn câu hỏi thứ hai thì là vì tôi muốn đưa ra một cái nhìn tổng quát hơn về hai mặt của một vấn đề.

Đôi khi chúng ta đinh ninh rằng kỷ luật luôn luôn là tốt còn trì hoãn thì không tốt chút nào. Sự thật là tốt xấu tùy vào cách nhìn nhân hay cách nghĩ của mỗi người nhưng nếu chúng ta biết sử dụng chúng thì cả hai kiểu kỷ luật và trì hoãn đều là công cụ tuyệt vời cho mỗi người để phát triển cả. 

Ví như nếu trong trường hợp của tôi khi làm bài Ielts thì tôi sẽ đưa ra lựa chọn giữa làm bài nhanh mà đúng ít hay làm bài chậm mà có chất lượng. Với tôi thì khi ấy tôi chọn phương án sau và tôi tin rằng lựa chọn ấy sẽ phù hợp với mục tiêu của tôi hơn. Tuy vậy, tôi vẫn cố sao cho không lệch quá 15 phút thời gian quy định vì đơn giản là nếu chúng ta tự nuông chiều chính mình quá mức mà không có bất kì rào cản thì sự trì hoãn dài dài sẽ diễn ra theo kiểu "Tí nữa đi" hay "Một chút nữa thôi" giống với lúc chơi game hay xem phim đấy.

Tóm lại, theo tôi thì chúng ta rất cần sự kỷ luật trong các trường hợp nhất như đi ngủ mấy giờ, tập thể dục bao lâu, chế độ ăn uống và giờ giấc ra sao còn đối với việc học tập cũng như công việc thường ngày đòi hỏi tư duy, suy ngẫm thì việc trì hoãn một mức độ hợp lí là cần thiết. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh ở đây về vấn đề mức độ hợp lí nhé vì lẽ bất cứ cái gì bị lạm dụng thì đều sẽ đem đến những kết quả không mong muốn, và điều này đúng với bất kì thứ gì đi chăng nữa. Điều này bạn cũng không cần phải lo lắng vì chúng ta có thể tự thân cảm nghiệm cả mà và rồi chính mỗi người sẽ đề ra hướng đi phù hợp cho bản thân.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro