06. Sống thật với chính mình
Nếu đã đọc đến chương cuối cùng của phần một, mọi người cũng có thể lật lại trang đầu tiên để xem lại tiêu đề - The flawed me - Cái tôi không hoàn hảo, tất cả những chủ đề mình đã nói đến điều vẽ nên chân dung của một con người vô cùng... con người. Mình là một người hướng nội không quá giỏi trong chuyện giao tiếp và kết bạn, mình là một người lúc nào cũng sẽ nét và đánh giá bản thân, mình là một người không bao giờ thấy đủ, mình là một người tự ti về ngoại hình của bản thân, mình là một người có thói ghen tị và hay tự so sánh với người khác. Nhưng có lẽ trên, hết mình đang cố gắng sống thật.
Mình lại nghĩ đến phản ứng của nhân vật Ola trong bộ phim Giáo dục giới tính «tên gốc: Sex Education - Một tựa phim trên Netflix» (cụ thể hơn là ở phần 3, tập 7) khi cô nhìn thấy Jean - "mẹ kế" của cô hạ sinh em bé. Do đã ở tuổi 48, việc sinh em bé khiến Jean băng huyết nặng và cần nhiều giờ phẫu thuật. Ola đã bỏ chạy không dám nhìn mặt em bé cho đến khi Jean thật sự tai qua nạn khỏi. Khi được bố hỏi vì sao lại phản ứng như vậy, Ola trả lời rằng trong đầu cô khi đó đã có rất nhiều suy nghĩ tồi tệ và lời lẽ nguyền rủa Jean, cô cho rằng việc Jean gặp tai nạn khi sinh em bé đều được gây nên bởi những dòng suy nghĩ tồi tệ cô dành cho mẹ kế. Đoạn phim này tưởng chừng như không có nhiều giá trị, vì phân cảnh đoạn của Ola cũng rất ngắn trong phim, nhưng khắc họa một cách sâu sắc diễn biến tâm lý mà theo mình, ở bất kể lứa tuổi nào, địa vị nào, chúng ta cũng đã từng trải qua. Đó là cảm giác khi bạn ghét một điều gì đó và hình thành lũ lượt những suy nghĩ tiêu cực về nó, đó có thể là một người đồng nghiệp bạn không ưa, có thể là người yêu cũ, thậm chí có thể là cha mẹ khi hai bên bất đồng quan điểm. Ola là một nhân vật điển hình dám sống thật với chính mình.
Chúng ta thường cho rằng sống thật chỉ được phản chiếu qua những điều tích cực bề nổi, như việc chúng ta chấp nhận giới tính của mình, hai việc chúng ta ăn mặc theo cá tính của bản thân, hay việc chúng ta không giả lả với người chúng ta không ưa. Vậy nhưng việc sống thật còn là chấp nhận những mặt tối, những nỗi mặc cảm tự ti, sự ghen tị, nỗi lo lắng được mất và việc tự nhận thức được bạn thân yếu kém hơn. Hay nói cách khác, người chân thật là người nhận thức được "con quỷ" bên trong họ và họ học cách kiểm soát chúng, họ cố gắng không biến những suy nghĩ tiêu cực trong đầu thành những hành động và lời nói cay độc. Họ không phải là kiểu người hoàn mỹ, không biết ghen tị cũng không biết căm ghét.
Nghiên cứu của Xu và cộng sự (2021) cho thấy, nhờ khả năng sáng tạo và nóng quyết tâm cao, những người thành thật cũng có khả năng đưa ra những cách trả đũa mang nhiều thủ đoạn hơn những người không chân thật khi phải đối mặt với một tình huống tiêu cực. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, những người chân thật sẽ chọn không thực hiện những giải pháp tiêu cực họ gợi ý mà sẽ chỉ thiệt thòi hơn. Kết luận của nghiên cứu này cho rằng những người chân thật có khả năng tư duy những điều xấu nhưng họ sẽ không làm những điều đó vì họ biết bản thân của họ không cho phép họ làm như vậy.
Nếu có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này vào đời sống hằng ngày, chúng ta nên hiểu rằng những suy nghĩ tiêu cực vẫn thi thoảng xuất hiện, như ghen tị khi người khác có những thứ tốt đẹp hơn hay ham muốn trả đũa khi người khác làm tổn thương chúng ta, không phản ánh con người xấu xa của chúng ta. Do đó việc thừa nhận những cảm xúc tiêu cực này không biến chúng ta thành những kẻ tồi tệ, những kẻ hoàn toàn trái ngược với con người tốt đẹp chúng ta vẫn luôn nghĩ về bản thân. Đó chỉ là một phần của những dòng suy nghĩ rất con người. bản chất chân thật giúp chúng ta thừa nhận những ý nghĩ xấu xa của chính mình. Thừa nhận những dòng suy nghĩ tiêu cực này cũng chính là thừa nhận những mặt tối bên trong chúng ta, để xóa bỏ nó, tha thứ cho bản thân và cuối cùng là thực hiện những hành vi đúng với con người của chúng ta, như biết chịu thiệt khi bị phản bội và mặc nhiên bước tiếp hay nhận ra việc ghen tị có thể giúp chúng ta học hỏi được nhiều hơn từ người đó thay vì hạ bệ họ.
Ngoài ra, nghiên cứu của Gino và Kouchaki (2020) còn cho thấy sự chân thật có thể giúp giảm nhẹ cảm giác tổn thương khi bị khước từ bởi hội nhóm hoặc trong giao tiếp xã hội hằng ngày. Thông qua những thí nghiệm kinh điển như cho người tham gia chơi trò chơi chuyền bóng và không nhận được bóng từ những người chơi khác hoặc trong trường hợp giả định khi họ bị từ chối tình cảm bởi người khác, kết quả nghiên cứu cho thấy những người thành thật với bản thân sẽ có ít cảm giác ê chề và tổn thương hơn. Điều này giúp cho họ hiểu rõ giá trị của bản thân đồng thời không bị thôi thúc phải làm hài lòng người khác. Do đó khi bị khước từ, những người chân thật ít có xu hướng nghi ngờ chính mình hoặc cảm thấy việc bị khước từ là lỗi của họ, từ đó dễ dàng tự chữa lành hơn khi chuyện tương tự xảy ra.
Trong giao tiếp xã hội, nhiều nghiên cứu khác cho thấy lợi ích của sự chân thành trong những mối quan hệ lãng mạn và ở nơi làm việc. Nghiên cứu của Wickham (2013) (xem thêm nghiên cứu của Brunell và các cộng sự, 2010) cho thấy rằng những người nhìn nhận bạn đời của họ là những người chân thật sẽ có cảm giác kết nối cao hơn trong những mối quan hệ và mong muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài hơn. Những người chân thành cũng ít nghi ngờ người yêu hơn và thường nhìn nhận những mặt tích cực trong mối quan hệ. Thông qua việc nhìn nhận người khác là chân thật và tự thành thật với bản thân, chúng ta sẽ có xu hướng xây dựng những mối quan hệ lãng mạn lành mạnh bên cạnh mối quan hệ lành mạnh với chính bản thân.
Trong môi trường công việc, nhiều nghiên cứu (Oc và các cộng sự, 2020; Yagil và Medler-Liraz, 2014) cũng cho thấy khi có cấp trên là người chân thành, biểu hiện ở việc họ thường có những biểu hiện và thái độ "con người" và không phải lúc nào cũng chăm chỉ giữ hình tượng hoàn hảo, nhân viên sẽ có tinh thần làm việc thoải mái hơn và cảm thấy dễ dàng chấp nhận sự yếu đuối của bản thân hơn trong công việc. Những nghiên cứu này cũng cho rằng thông qua việc học hỏi đức tính từ cấp trên, nhân viên có sức khỏe tinh thần tốt hơn từ đó làm việc hiệu quả hơn.
Sự chân thật và yếu đuối chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều phô bày một con người không có áo giáp, Trần trụi và chỉ đơn giản là chờ đợi được chấp nhận mà không phải quá cố gắng để trở thành bất kỳ ai khác. Trong cuốn sách Sử liều lĩnh vĩ đại«tên gốc: Daring Greatly» (2012), Brené Brown có đề cập tới cách chúng ta nhìn nhận lỗi sai ở bản thân tàn nhẫn hơn với người khác. Brown cho rằng chúng ta thích nhìn thấy sự thật trần trụi và cởi mở ở người khác nhưng lại sợ hãi việc để người khác nhìn thấy sự yếu đuối của chính chúng ta. "Tôi muốn trải nghiệm cảm giác yếu đuối nhưng không muốn trở nên mềm yếu. Sự yếu đuối ở bạn là lòng dũng cảm nhưng ở tôi thì lại là sự kém cỏi. Tôi bị thu hút bởi vẻ mong manh của bạn nhưng lại chổi bỏ sự yếu đuối của chính bản thân."
Truyền thông nói rằng bạn không được ghen tị với những cô gái xinh đẹp hơn, rằng bạn phải luôn mong ước những điều đẹp cái nhất đến với người khác, rằng để là một người tốt, bạn phải là một người hoàn mỹ trong suy nghĩ và nhân phẩm. Vậy nhưng trong mỗi chúng ta đều tồn tại những "con quỷ" cần được công nhận, kiểm soát và cảm thông cho. Nếu bạn đã từng tự dày vò cảm xúc của bản thân, đó không phải do đạo đức của bạn chưa tốt, mà bởi bạn cũng chỉ là con người thôi. Cả bạn và mình, chúng ta đều là những cái tôi không hoàn hảo, và điều đó không sao cả. Chúng ta đều chỉ cần là những cái tôi cố gắng chân thật nhất học cách để trở thành những cái tôi đỡ xấu xí hơn mỗi ngày.
"CÓ LẼ BỞI CHÚNG TA CÒN TRẺ, CHƯA THỂ NHÌN NHẬN RÕ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA BẢN THÂN, CHÚNG TA THƯỜNG DỄ DÀNG BIẾN ĐỔI MÌNH ĐỂ NƯƠNG THEO NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ MỤC TIÊU SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC."
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro