18. Thời đại của cô đơn ( và COVID-19)

Hôm vừa rồi ở chỗ làm, có một anh chàng bắt chuyện với mình, nói chuyện một hồi rôm rả thì anh ấy hỏi mình thế này, "Thế lúc rảnh rỗi thì mày làm gì?" Mình bảo mình đọc sách, viết tắt và dành thời gian cho bạn bè. Mình cũng bảo mình thích nhất là dành thời gian một mình. Anh này người lớn rồi bảo "Mày còn trẻ thế mà lại như vậy ư? Mày như vậy là mày đang không 'sống' rồi." Mình ho khan, nóng cả mặt nhưng vẫn lịch sự bảo, "Vậy như thế nào mới là sống?" Anh này bảo mình sống là phải tận hưởng, phải tiệc tùng, tụ tập, uống rượu bia. Mình buồn cười quá liền nói "Có lẽ khái niệm sống của hai chúng ta khác nhau."

Một điều cần nói đến ở đây là khoảng cách tuổi tác của bọn mình. Anh này đã ngoài 30, vậy mà vẫn còn thăng chức tụ tập vui chơi, lại là mình nhớ đến một tập podcast mình đã làm cách đây một năm về thời đại của cô đơn. Trong đó mình có nhắc đến việc thế hệ của chúng ta, những đứa trẻ may mắn sống trong thời đại số - nơi mọi thứ đều được tối ưu hóa qua một cú nhấp chuột - lại là một thế hệ cô đơn nhất trong gần năm thập kỷ đổ lại đây. Có lẽ trong cuộc sống hội thoại này, anh đồng nghiệp cho rằng mình đang "không sống" bởi việc dành thời gian một mình hay thoải mái cô đơn trên không gian mạng – một hoạt động điển hình của thế hệ Z – có phần thảm hại trong mắt một thế hệ sôi nổi hơn, hướng ngoại hơn.

Chúng ta liệu có phải là một thế hệ cô đơn? Nghiên cứu của Twenge, Spitzberg và Campbell (2019) thu thập dữ liệu về thời lượng giao tiếp ngoài đời thực của 8,2 triệu thanh thiếu niên Mỹ có độ tuổi từ 13 đến 18 trong gần 40 năm từ 1976 đến 2017. Kết quả nhận được gây bất ngờ về sự thay đổi trong thời gian giao tiếp giữa người với người qua các thế hệ. Giao tiếp trực tiếp bao gồm các hoạt động như ra ngoài xã giao với bạn bè, tiệc tùng, hẹn hò, đi xem phim, lái xe dạo chơi,... được báo cáo là đã có nhiều thay đổi qua 4 thế hệ thanh thiếu niên: Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946-1964), thế hệ X (1965-1980), thế hệ Y (1981-1996) và thế hệ Z (1995-2012).

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 52% người trẻ thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh tụ tập cùng bạn bè mỗi ngày sau với con số 28% ở thế hệ Z. Số lượng thanh thiếu niên hệ Z gần như mỗi ngày đã giảm đi 36% so với thời ông bà chúng ta. Thế hệ Z cũng tiệc tùng ít hơn đến 17 lần một năm so với thế hệ Y. Trong khi các sinh viên đại học năm 1987 báo cáo thời lượng xã giao với bạn bè trong tuần trung bình là 13,51 tiếng, thời lượng này ở năm 2016 của thế hệ Z giảm xuống chỉ còn 9,14 tiếng một tuần. Thời gian tiệc tùng của thế hệ Z cũng giảm 3 tiếng 28 phút so với thế hệ X. Ngoài ra, thời lượng xã giao của thế hệ Z so với thế hệ X đã giảm đi hơn một tiếng mỗi ngày, hai 408 giờ mỗi năm. So với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, thế hệ Z cũng ra ngoài ít hơn 38 lần 1 năm, con số này với thế hệ Y là hơn 25 lần một năm. Sự giảm đi đáng kể của các hoạt động xã giao cũng xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện và sự gia tăng mạnh mẽ của thời lượng sử dụng mạng xã hội.

Vậy có phải việc sử dụng mạng xã hội khiến chúng ta ít ra ngoài hơn, và liệu điều này có liên quan gì đến sự cô đơn mà chúng ta cảm thấy trong thế hệ Z? Nghiên cứu này cũng khảo sát mức độ cô đơn của thanh thiếu niên và cường độ sử dụng mạng xã hội của họ, chỉ số cô đơn của thế hệ Z vào năm 2017 tăng lên đáng kể so với thanh thiếu niên của thế hệ Y năm 2010. Phân tích số liệu cho thấy những thanh thiếu niên dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn cũng dành nhiều thời gian để xã giao hơn. Ngoài ra, những thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn cũng có nhiều khả năng sẽ tham gia những hoạt động xã giao ngoài đời hơn. Điều này có thể hiểu rằng khi bạn là người hướng ngoại, Bạn có nhiều tương tác trên mạng xã hội hơn, từ đó có nhiều cơ hội hẹn bạn bè ra ngoài chơi hơn. Khi nghiên cứu theo thế hệ, lượng thời gian xa sao ngoài đời này đã bị giao tiếp trên mạng thay thế một phần, do đó, thế hệ Z được phát họa là một thế hệ phản xã hội hơn, thích ở nhà hơn và giao tiếp kém hơn.

Nghiên cứu của Thomas, Orme và Kerrigan (2020) về xu hướng sử dụng mạng xã hội và nơi cô đơn khi làm quen với môi trường mới của các sinh viên năm nhất đại học cho thấy, xu hướng tâm lý tưởng hóa hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác cô đơn của chúng ta. Người càng tích cực tô màu hồng cho thế giới mạng cá nhân thì càng cô đơn ngoài đời thực. Nghiên cứu này ngoài ra còn thu thập dữ liệu về sự lành mạnh của các mối quan hệ xã hội, việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin sẽ giúp ích cho việc duy trì các mối quan hệ đã sẵn có ngoài đời thực, hỗ trợ việc giữ liên lạc với bạn cũ, hình thành mối liên kết mới và thu hẹp khoảng cách với bạn mới, từ đó giúp giảm mức độ cô đơn của chúng ta. Việc sử dụng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi đối với sự cô đơn. Vậy nên mạng xã hội không hoàn toàn là thủ phạm trong việc thế hệ chúng ta đang ngày càng cô đơn so với các thế hệ trước, mà chính chúng ta cũng là một nhân tố quan trọng quyết định ảnh hưởng của mạng xã hội, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, lên các mối quan hệ đời thực của chúng ta.

"MẠNG XÃ HỘI VỪA CÓ THỂ LÀM BẠN CẢM THẤY CHÓNG VÁNH VÀ HỤT HẪNG KHI NHÌN VỀ PHÍA ĐỜI THỰC, NHƯNG CŨNG CÓ THỂ HỖ TRỢ BẠN TRONG VIỆC GẮN KẾT NHỮNG MỐI QUAN HỆ TRONG CUỘC SỐNG"

Buồn cái khay nếu chúng ta thật sự là một thế hệ cô đơn thì quả thật chúng ta cũng là một thế hệ mạnh mẽ nhất và sáng tạo nhất khi COVID-19 ập đến. Khi đại dịch bùng phát, cũng nhờ có sự thông thạo công nghệ số, có biết bao những sản phẩm truyền thông đã được thế hệ rét tận dụng một cách triệt để, từ các clip Tiktok vô cùng đáng yêu và tràn đầy năng lượng tích cực đến các kênh podcast mang đậm tính giáo dục và truyền cảm hứng ra đời. Việc sống trong không gian mạng trở thành trạng thái bình thường mới trong thời gian cách ly xã hội, không chỉ trong một thời gian ngắn mà thậm chí còn kéo dài nhiều năm và lặp đi lặp lại mỗi khi dịch bệnh bùng phát ngoài sự kiểm soát. Chúng ta không những học được cách thích nghi với bình thường mới của thế giới mạng mà còn tạo nên những ấn phẩm đóng góp cho xã hội.

Đối với mình, nếu không có dịch COVID-19, Amateur Psychology - Tay mơ học đời bằng Tâm lý học đã không bao giờ được ra đời. Là một cá nhân thuộc hệ Z, quyển sách này là tất tần tật những đêm cô đơn nắm bắt tay lên trán, suy nghĩ thái quá về cuộc đời của mình. Nếu chúng ta là một thế hệ cô đơn, thì chúng ta không đơn giản chỉ là những người trẻ yếu đuối sinh ra được ngậm thìa bạc mà còn là những đứa trẻ có sức mạnh tư duy bứt phá khuôn khổ, là những người trẻ có ý chí thực hiện những hoài bão của mình một cách đầy sáng tạo và đầy lửa nhiệt huyết, là những người trẻ nên án bất bình đẳng giới, nói về sức khỏe tâm lý, yêu một cách điên rồ qua những ứng dụng hẹn hò online,... và cuối cùng là những người trẻ sống thật với chính mình. Mình tự hào là một kẻ cô đơn nghĩ nhiều của thế hệ chúng ta và mình tin chắc rằng, bạn cũng vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro