Thông tin ngắn.1
1. Chuyện Tình Vượt Thời Gian Của Cặp Vợ Chồng Việt Nam - Triều Tiên
Năm 1967, VN được cử tới Triều Tiên để học hỏi các kỹ năng nhằm kiến thiết đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Vài năm sau, khi đang làm thực tập sinh kỹ thuật hóa học trong một nhà máy phân bón ở miền đông Triều Tiên, VN gặp TT tại phòng thí nghiệm, tại đây hai người đã phải lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên
Tuy nhiên, Triều Tiên và Việt Nam khi đó đều cấm công dân kết hôn với người nước ngoài. Việt Nam hiện đã bỏ quy định này nhưng Triều Tiên vẫn duy trì lệnh cấm
Sau khi viết cho nhau những lá thư tình, TT đồng ý đưa VN về thăm nhà. VN mặc trang phục Triều Tiên để tránh bị nhận ra là người nước ngoài do lo ngại về những cấm đoán thời đó. Hai người đi xe buýt ba giờ đồng hồ và đi bộ thêm hai km để về đến nhà TT. Tháng nào VN cũng thực hiện hành trình này cho đến khi về Việt Nam năm 1973
"Tôi đến nhà bà ấy bí mật cứ như đánh du kích vậy", VN nói
Sau khi trở về Hà Nội, VN rất buồn và nhớ người yêu. 5 năm sau, ông được trở lại Triều Tiên trong chuyến công tác của viện kỹ thuật hóa học Việt Nam năm 1978
VN gặp lại TT nhưng bà càng thêm đau khổ vì nghĩ rằng họ không có cơ hội đến với nhau. VN viết một lá thư với ý định gửi cho giới lãnh đạo Triều Tiên để đề nghị Bình Nhưỡng cho phép họ kết hôn. Tuy nhiên, TT ngăn cản. Cuối cùng, VN không gửi thư mà nhắn nhủ bà hãy chờ ông
Tuy nhiên, đến năm 1992, cả hai bặt vô âm tín, không thể liên lạc với nhau. VN từng nhận được tin người yêu đã lấy chồng, thậm chí có người bảo bà đã chết. May mắn thay, cùng năm đó, ông có cơ hội quay lại Triều Tiên với tư cách phiên dịch viên cho một đoàn thể thao Việt Nam. Nhưng lần này ông không gặp được TT. Khi trở về Hà Nội, VN nhận được một lá thư từ TT, nói rằng bà vẫn yêu ông
Cuối những năm 1990, Triều Tiên trải qua nạn đói nghiêm trọng. Lo lắng cho gia đình người yêu, VN vận động bạn bè quyên góp và gửi 7 tấn gạo sang giúp đỡ Triều Tiên. Điều này giúp anh ghi dấu ấn trong lòng gia đình TT
Tháng 5/2002, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam sang CHDCND Triều Tiên, VN viết một lá thư nhờ gửi lên các vị lãnh đạo trong đoàn nhờ can thiệp giúp chuyện tình cảm của mình. Điều bất ngờ đã đến khi ông nhận được phê chuẩn kết hôn của Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao nước CHDCND Triều Tiên, cho phép ông lấy TT. Bình Nhưỡng đồng ý cho họ tùy chọn sống ở Triều Tiên hay Việt Nam miễn là TT giữ quốc tịch gốc
Cuối cùng, VN và TT kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình nhưỡng và tổ chức cưới lần 2 tại Nhà thi đấu Hà Nội. Sau đó ổn định cuộc sống ở Hà Nội
.
"Khi cưới, tôi đã 54 tuổi, cô ấy 55 tuổi, chẳng thể sinh con được nữa. Đó là cái giá phải trả để có được điều mình nỗ lực nhiều năm mới có được. Giá như hạnh phúc có thể đến với chúng tôi sớm hơn", VN nhấp ngụm trà, nói.
2. ASEAN
Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines với mục đích ban đầu là để chống lại "Tiểu bá Cộng sản Việt Nam", cố kìm hãm Việt Nam phát triển ; sau vụ Việt Nam tiêu diệt Khmer đỏ và đi lạc đường sang tận Thái Lan (Thái Lan hậu thuẫn Khmer đỏ) khiến Bangkok suýt tử thủ
[hoặc có thể nói thẳng ra là Thái Lan nghe lời Mỹ lập ra tổ chức này]
Singapore - là một trong những quốc gia ủng hộ Khmer Đỏ một cách mạnh mẽ nhất. Trong hội nghị Paris về vấn đề Campuchia, chính chính quyền Singapore và Trung Quốc luôn phủ nhận tội ác của phía Khmer Đỏ. Theo tờ Todayonline, cựu Ngoại trưởng Singapore thừa nhận rằng bị Hoa Kỳ đe dọa nếu không ủng hộ Khmer Đỏ
- Năm 2020, Việt Nam làm chủ tịch ASEAN
3. Việt Minh và Việt Cộng
Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội, viết tắt là (Việt Minh) được thành lập ngày 19/5/1941 và giải tán tháng 3/1951. Với danh nghĩa là tập hợp tất cả các đảng phái thành phần xã hội, đứng đầu là Đảng cộng sản Đông Dương sau là Đảng Lao động rồi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để đấu tranh chống phát xít thực dân
Người Pháp không thể phát âm được 2 chữ Việt Minh, mà chỉ gọi 2 chữ cái đầu là VM, sau này bọn chống cộng gọi là "VẸM" theo cách đánh vần liên tục của người Việt Nam (vê-em) thêm dấu nặng, để nói đến cộng sản Việt Nam
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Geneve, Mỹ đã thế chân Pháp ở Miền Nam và đã cử một tên tướng tình báo sang thị sát đồng thời cố vấn cho Ngô Đình Diệm .Y đã nhận ra một điều rằng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì uy tín của Việt Minh và chính phủ Cụ Hồ quá lớn, trong khi Diệm thì chả có gì, nên hắn đã bảo Diệm không được gọi Việt Minh mà phải thay tên khác, vậy là chữ Việt Cộng ra đời từ đó, viết tắt của Việt Nam Cộng sản, với ý đồ đánh tráo khái niệm gây sự hiểu lầm cho dân chúng Miền Nam là Việt Cộng khác với Việt Minh, nhằm giảm bớt uy tín của Việt Minh
Khi đó bất kỳ ai chống lại Mỹ ngụy đều bị gọi là Việt Cộng, chứ không riêng gì đảng viên Đảng Cộng sản, từ dân quân, du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, tất tần tật đều là Việt Cộng tuốt, đặc biệt là trong các cuộc đàn áp diệt cộng tố cộng của Diệm, hai chữ Việt Cộng được nhắc đến nhiềuNgười Mỹ cũng giống người Pháp không phát âm được Việt Minh, vậy là chỉ gọi được hai chữ cái đầu của Việt Cộng là VC,và phát âm là (vi-xi)
[Hoặc cũng có thể : Thời chống Mỹ, ở Miền Nam, phía Mỹ và VNCH gọi "Việt Cộng" là những người hoạt động ở miền Nam Việt Nam chống Mỹ, cụ thể là MTDTGPMNVN và Quân Giải phóng. Còn VNDCCH và QĐNDVN, bọn họ gọi là "Bắc Việt"]
[Việt Cộng được huấn luyện, đào tạo bởi Bắc Việt]
4. Đường Chín Đoạn
Hay còn gọi là đường lưỡi bò, ban đầu được vẽ ra với 11 đoạn bởi Trung Hoa dân quốc (Đài Loan hiện nay)
Tháng 2 năm 1948, bản đồ chính thức của TQ mang tên "Bản đồ khu vực hành chính của Trung Hoa dân quốc" ra đời. Trong đó đường chữ U có 11 đoạn đứt quãng bao quanh gần trọn biển Đông. Tuy nhiên bản đồ này chỉ phát hành rất hạn chế ở TQ nên các nước châu Á không hề hay biết
Năm 1949, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị đánh bại, phải chạy ra đảo Đài Loan, tấm bản đồ có đường chữ U 11 đoạn rơi vào quên lãng. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời không hề bận tâm đến đường chữ U 11 đoạn
Tuy nhiên đến năm 1953, đường chữ U bỗng "đội mồ sống dậy". Trong năm này chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xem xét và phê duyệt lại đường chữ U, từ 11 đoạn xuống còn 9 đoạn. Nhưng ranh giới của đường chữ U 9 đoạn tham lam hơn, tiến sát Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn. Theo cách lập luận của TQ thì với đường chữ U mới 9 đoạn thì các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã "chiếm" diện tích biển của Trung Quốc nhiều hơn
Cũng giống như Trung Hoa dân quốc, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố bản đồ đường chữ U 9 đoạn mà không hề giải thích cơ sở pháp lý, cơ sở địa lý hay công khai trên trường quốc tế. Họ chỉ gọi chung chung là "vùng nước lịch sử" , "lãnh thổ lịch sử" ai muốn hiểu thế nào thì tùy
Sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, ngày 25/6/2014, báo chí TQ công bố "bản đồ dọc" có đường chữ U, lần này là 10 đoạn
[Từ 11 đoạn, bớt xuống 9 đoạn và trở lại 10 đoạn]
5. Bốn Lần Mất Đảo
- Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất tại thuộc quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của VNCH. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân VNCH rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng
- Giai đoạn 1956-1966, Hải quân VNCH tiếp tục để mất 6 hòn đảo vào tay quân đội Vương quốc Campuchia gồm: Hòn Năng trong và Hòn Năng ngoài (1956); Hòn Tai (1958); Hòn Kiến Vàng và Hòn Keo Ngựa (1960); Hòn Trọc (1966). Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km², lớn nhất là đảo Phú Dự rộng khoảng 25 km²
- Năm 1970, mất 7 đảo về tay Phillipines bao gồm : Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ, Loại Ta, Bến Lạc và 2 bãi đá khác. Khi chiếm 7 đảo trên thì có tới 6 đảo không có dấu hiệu hiện diện của Hải quân VNH. Chỉ duy nhất tại đảo Song Tử Tây, họ mới thấy có hoạt động của quân VNCH ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân VNCH. Lính VNCH ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau vụ chiếm đóng, chính phủ VNCH cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó
- Năm 1974, trong Hải chiến Hoàng Sa, quân lực VNCH thất bại và mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
[Nguồn tin chưa rõ : Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm là Mỹ "biếu" cho để "lấy lòng" Trung Quốc và cùng đối đầu với Liên Xô, việc mất đảo về phía Đài Loan và Phillipines là do VNCH "bán" cho vì hai nước này bấy giờ là đồng minh của VNCH]
6. Người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ là phi hành gia Phạm Tuân (Việt Nam)
Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã trở thành nước châu Á đầu tiên chinh phục khoảng không vũ trụ. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: "Một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ".
Chuyến bay lịch sử bắt đầu từ 21h33 ngày 23/7/1980 (theo giờ Moskva) từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur, Liên Xô và trở về Trái đất lúc 18h15 ngày 31/7/1980
Chiếc tàu vũ trụ Liên hợp 37 (Soyuz 37) đã đưa nhà du hành vũ trụ của Việt Nam Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xôviết Gorbatco vào quỹ đạo. Tàu Liên hợp 37 khi được phóng lên quỹ đạo, có nhiệm vụ ghép nối với tổ hợp Chào mừng 6 - Liên hợp 36 (Salyut 6-Soyuz 36). Ở đây, họ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cùng với hai nhà du hành vũ trụ khác của Liên Xô
7. Vì Liên Xô đã sụp đổ, như vậy Việt Nam là nước theo chủ nghĩa Cộng sản lâu đời nhất trên thế giới [Là anh cả trong khối Cộng Sản của Trung Quốc, Cuba , Lào, Triều Tiên]
8. Năm 1977 Cuba là nước vận động tất cả các nước Mĩ La Tinh bỏ phiếu ủng hộ cho Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc
Cuba cũng chính là nước luôn viện trợ và sẵn sàng đưa Quân đội sang giúp đỡ Việt Nam lúc Việt Nam đang bị cấm vận
9. Tuyến đường sắt dài nhất thế giới với quãng đường 17.000 km - Từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam
10. Hội chứng Việt Nam
Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế... như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh) ; sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam...; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới...
[Cảm ơn vì đã đọc, có gì sai sót xin hãy thông báo với mình qua phần cmt]
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro