HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP (chuong 5)
5.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
5.1.1 Khái niệm
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn, …) để đạt được kết quả đó.
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất.
Theo quan thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
ΔK
HQKT =
ΔC
ΔK: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất,
ΔV: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Từ các quan điểm trên ta thấy:
+ Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí thì lại chưa toàn diện, nó là số tương đối và chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên là như nhau, nhưng ở những không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không giống nhau.
- Với quan điểm coi HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy, khi xem xét HQKT chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìn toàn diện, chính xác, tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà môi trường sinh thái đang bị tác động một cách thô bạo, nhiều thiên tai nghiêm trọng vẫn thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới. Thì hiệu quả không đơn thuần là HQKT, mà nó phải thoả mãn các vấn đề về tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích trong xã hội và phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Nghĩa là tính hiệu quả phải hài hoà các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững.
Như vậy khái niệm về HQKT có thể được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.
5.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải q9ánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT.
- HQKT làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tào ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
- HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
- HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Cùng với việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế, chúng ta cần phân biệt giữa HQKT và một số phạm trù sau đây:
- HQKT và hiệu quả xã hội: Nếu như HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
- Kết quả và hiệu quả: Kết quả hoặc kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất được tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn mục tiêu của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn.
- Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào lâm nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói một cách khác, hiệu quả kỹ thuật là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất trong lâm nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói một cách khác, hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đại lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp. Hiệu quả kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của sản xuất. Hiệu quả phân bổ liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm đạt được mục đ1ch kinh tế của người sản xuất là có lợi nhuận ở mức tối đa.
5.2 Phân loại hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp
Mọi hoạt động sản xuất của con người đều có mục đích nhất định. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đó thể hiện như: cải thiện điều kiện sống và làm việc, cải tạo môi trường, môi sinh, nầu cao đời sống tinh thần, văn hoá cho nhân dân … tức là đạt hiệu quả xã hội. Mặt khác, xét trong một trường hợp cá biệt một hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả kinh tế chung. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả cần phải phân định hiệu quả và làm rõ mối liên hệ giữa chúng để có nhận xét chính xác.
5.2.1 Căn cứ vào nội dung
Người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. HQKT là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả xã hội có liên quan chặt chẻ với HQKT và biểu hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người.
5.2.2 Căn cứ vào yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế theo các cấp, ngành…
Thì hiệu quả kinh tế được phân thành:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ.
- Hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất (ngành, lĩnh vực).
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.
5.2.3 Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương phướng tác động vào sản xuất.
- Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, nguyên liệu, năng lượng.
- Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.
- Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới vào quản lý.
5.2.4 Căn cứ vào lợi ích mang ý nghĩa cá thể hay mang ý nghĩa xã hội chung.
Hiệu quả kinh tế gọi là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn được xem xét cả về mặt thời gian và không gian. Về mặt thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, giai đoạn không được ảnh hưởng đến hiệu quả ở các thời kỳ, giai đoạn tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể coi đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành, đơn vị, bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.
Từ việc phân loại hiệu quả có thể đi đến nhận định rằng, đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt không gian và mặt thời gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả bộ phận của các đơn vị, doanh nghiệp. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.
5.3 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp.
5.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá HQKT. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát để đánh giá HQKT là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn HQKT là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá HQKT trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao HQKT là mục tiêu chung và chủ yếu, xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chon ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng khác nhau. Mặt khác, tuỳ theo nội cung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá HQKT quốc dân, HQKT doanh nghiệp. Có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá HQKT hiện nay. Trong các biện pháp phát triển sản xuất thì biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới có nội dung hết sức quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả không gian và thời gian. Mục tiêu của các biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động xã hội để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mọi mặt của con người trên cơ sở tiết kiệm lớn nhất các loại chi phí. Như vậy, có thể coi tiêu chuẩn đánh giá HQKT của các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất lâm nghiệp là mức tăng thêm các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về chi phí lao động xã hội.
Lý thuyết sản xuất cơ bản này là sự ứng dụng giản đơn nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc kỹ thuật tiến bộ mới, phải làm sao cực tiểu hoá chi phí sản xuất sản phẩm hoặc/và cực đại hoá sản lượng có thể đạt được theo giá quy định.
Trong lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế bao gồm hai mặt: hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả sinh học: thường gắn liền với hoạt động của các quá trình sinh học, được diễn đạt bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, quá trình sinh học diễn ra ở những quá trình khác nhau nên việc cải tiến chúng hết sức tốn kém và phức tạp. Vì vậy sự phù hợp giữa quá trình sinh học với môi trường là điều rất cần thiết.
+ Hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối đó là: quy luật cung cầu và quy luật hiệu quả giảm dần.
Hiệu quả sinh học của sản xuất lâm nghiệp không phụ thuộc và việc người ta có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế lâm nghiệp thì lại bị chi phối bởi những vấn đề này, nếu sản phẩm sản xuất ra mà không có người mua thì không có thu nhập và sản xuất lâm nghiệp bị ngừng trệ, do đó tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của những tác nhân kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp.
Cầu của thị trường gắn liền với những thói quen và sở thích của người tiêu dùng. Sự lựa chọn của người tiêu dùng dẫn đến cạnh tranh trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất tập trung đầu tư vào loại sản phẩm có cầu cao, do đó dẫn đến dư thừa và giá của những sản phẩm đó sẽ có xu hướng giảm xuống, như vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng còn tuân theo quy luật hiệu suất giảm dần, tức là sự phản ứng của năng suất cây trồng với mức đầu tư sẽ bị giảm dần kể từ một điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học. Kể từ điểm này thì một đơn vị đầu vào tăng lên dẫn đến năng suất cây trồng tăng ít hơn so với trước đó, nếu tiếp tụ tăng mức đầu tư, hiệu quả sẽ giảm dần.
Đánh giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, xét về các mặt thì hiệu quả của các doanh nghiệp phải gắn liền với hiệu quả chung của toàn xã hội. Mặt khác, trong sản xuất lâm nghiệp khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hệ thống cây trồng phải xét đến khả năng sản xuất hàng hoá, hoà nhập với thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện cạnh tranh, phát huy hết lợi thế so sánh từng vùng, góp phần công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một tiêu chuẩn nữa để đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề chuyên môn hoá và hiện đại hoá sản phẩm, sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái.
5.3.2 Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.
5.3.2.1 Nội dung chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong lâm nghiệp, nên khi đánh giá HQKT của một hiện tượng kinh tế, một quá trình sản xuất, kinh doanh hay một tiến bộ khoa học, kỹ thuật được ứng dụng đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân và ngành lâm nghiệp.
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống, tức là có cả chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu bổ sung.
- Đảm bảo tính khoa học và khả thi.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển lâm nghiệp ở nước ta, đồng thời tạo khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Kích thích sản xuất phát triển, tăng cường mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hệ thống chỉ tiêu HQKT được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả. Đó là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữa chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó.
Kết quả thu được
Hiệu quả =
Chi phí bỏ ra
Hệ thống chỉ tiêu của HQKT được thể hiện trên cơ sở định lượng như sau:
Q
H = Max(1)
K
Trong đó: H là hiệu quả;
Q là lượng kết quả;
K là lượng chi phí.
Từ công thức tổng quát (1) ta có:
Hiệu số (Q – K) là trị số tuyệt đối của hiệu quả, hiệu quả tối ưu khi trị số này đạt cực đại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
Q – K
TLN = => max là trị số tương đối của hiệu quả
K
- Suất sinh lời chi phí:
K
HC ==> min
Q
HC biểu thị tỷ trọng chi phí cần thiết để có được một đơn vị kết quả hay còn gọi là suất tiêu hao, suất chi phí và được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Dạng cơ bản thứ hai của hiệu quả là:
Qt – Q0ΔQ
Hs = =
Kt – K0ΔK
Trong đó:
Qt, Q0 là lượng kết quả ở hai thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
Kt, K0 là lượng chi phí ở hai thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
ΔQ là mức gia tăng về kết quả.
ΔK là mức gia tăng chi phí để tạo ra mức gia tăng về kết quả.
Hs là HQKT so sánh giữa hai thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau.
Dạng thứ hai này của hiệu quả có nội dung rất quan trọng đặc biệt được sử dụng để đánh giá HQKT của tiến bộ kỹ thuật và vốn đầu tư. Hs cũng chính là HQKT của chi phí tăng lên.
Hai tiêu thức cơ bản trên là nội dung chủ yếu trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT liên quan đến hai vấn đề cơ bản là kết quả và chi phí (chi phí trung gian).
5.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu kinh tế nói chung và vấn đề hiệu quả nói riêng, một mặt vẫn phải dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT (MPS), đồng thời phải kết hợp từng bước thực hiện theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).
* Theo (MPS) ta có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chủ yếu sau:
Hiệu suất của giá trị sản lượng theo chi phí (HGC):
Giá trị sản lượng
HGC =
Tổng chi phí sản xuất
Hiệu suất của thu nhập theo chi phí (HTC):
Thu nhập
HTC =
Tổng chi phí sản xuất
Hiệu suất lợi nhuận theo chi phí (HLC):
Lợi nhuận
HLC =
Tổng chi phí sản xuất
Ở đây tổng chi phí có thể là toàn bộ vốn sản xuất (vốn lưu động và vốn cố định), toàn bộ chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm. Nôi dugn chi phí cũng có thể là các yếu tố riêng biệt như chi phí về lao động sống hoặc một số yếu tố về vật chất nào đó như nguyên liệu, phân bón, nhiên liệu …tuỳ thuộc vào nội dung và phạm vi nghiên cứu mà chúng ta có thể sử dụng cho phù hợp.
* Theo hệ thống (SNA) ta có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Giá trị gia tăng (VA):
là phần giá trị mới sáng tạo của sản phẩm được sản xuất thêm của đơn vị kinh tế trong một thời kỳ.
VA = GO – IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất.
IC là chi phí trung gian
Ý nghĩa:
Giá trị gia tăng bao gồm những phần giá trị (trong sản phẩm) do chính bản thân doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó, chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh một cách trung thực kết quả sản xuất của mỗi đơn vị kinh tế hơn là chỉ tiêu giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng là một chỉ tiêu có thể dùng làm căn cứ để tính thuế hàng hoá.
Giá trị gia tăng là một chỉ tiêu sản lượng thường dùng để so sánh với các yếu tố đầu vào của sản xuất như: vốn, lao động, tài sản, đất đai… nhằm đánh giá hiệu qủ sử dụng các yếu tố này.
Giá trị sản xuất (GO):
Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Trong ngành lâm nghiệp GO được xác định như sau:
Giá trị sản xuất (sản lượng gộp) là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ toàn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm của đơn vị kinh tế.
Giá trị sản xuất cũng phản ánh đúng, đầy đủ giá trị sản phẩm mà đơn vị kinh tế bán ra cho người tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp trong lâm nghiệp:
= + + +
+ Đối với các thành phần kinh tế khác tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp:
= + +
Chi phí trung gian (IC):
Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm chi phí giống cây trồng, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, bảo hiểm cây trồng, gia súc, vay vốn, vận tải, bưu điện, tuyên truyền quảng cáo, phòng chữa cháy...Tuy nhiên IC không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định mà khấu hao tài sản cố định được coi như là một khoản thu nhập tài chính.
Cj: là các khoản chi phí thứ j trong một vụ sản xuất.
* Doanh lợi:
Hiểu theo cách chung nhất doanh lợi là phần còn lại sau khi lấy thu nhập so bản thân sản phẩm trừ đi tất cả các chi phí sản xuất. Như vậy, doanh lợi cũng có thể hiểu là lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Doanh lợi là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanhlợi là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy nhiều mặt hoạt động kinh tế, là nguồn vốn đảm bảo tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp, là thước đo hiệu quả kinh tế của sản xuất, là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, phạm trù doanh lợi trở thành phạm trù cơ bản nhất, chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh lợi như:
- Khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được bán ra trên thị trường. Bởi vì với các điều kiện sản xuất đã cho, nếu khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bàn ra trên thị trường càng lớn thì thu nhập càng cao dẫn đến sự ảnh hưởng tới doanh lợi của doanh nghiệp.
- Cơ cấu sản xuất: Nếu xác định cơ cấu sản xuất hợp lý thì sẽ cho phép đạt được thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến doanhlợi của doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm: Thị trường có thể chấp nhận với giá cả cao hơn đối với hàng hoá lâm sản có chất lượng tốt hơn. Vì vậy, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng doanh lợi của sản xuất, kinh doanh.
- Trình độ tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Giá cả: Ảnh hưởng đến doanh lợi cả về hai mặt, một mặt giá cả củ các tư liệu sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Còn mặt khác là giá cả tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá đầu ra.
Chỉ tiêu doanh lợi thường dùng hai chỉ tiêu sau:
+ Lãi gộp: là phần còn lại sau khi lấy giá trị gia tăng trừ đi thuế và khấu hao tài sản cố định, được thể hiện bằng công thức:
Lãi gộp = VA – (Thuế + Khấu hao tài sản cố định)
Lãi gộp còn được gọi là thu nhập hỗn hợp hay thu nhập thuần tuý.
+ Lãi thực (lãi ròng): là phần còn lại sau khi lấy lãi gộp trừ đi chiphí lao động sống, được thể hiện bằng công thức:
Lãi thực = Lãi gộp – Chi phí lao động sống.
Lãi thực còn được gọi là lợi nhuận hay lãi ròng.
Tuy nhiên hai chỉ tiêu này là hai chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, để đánh giá chất lượng công tác của doanh nghiệp ta phải dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TGO):
GO
TGO =
IC
Đơn vị tính của chỉ tiêu này có thể hiểu là “số lần”
5.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong đầu tư
5.4.1 Phương pháp tĩnh:
Phương pháp tĩnh là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở so sánh trực tiếp giá trị đạt được ở đầu ra với giá trị của các nguồn lực ứng trước mà không kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với các lượng giá trị đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án đầu tư có thời gian ngắn, giá trị đồng tiền thường ít biến đổi. Phương pháp này là phương pháp đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, vì coi giá trị đồng tiền là bất biến theo thời gian nên độ chính xác của kết quả đánh giá bị hạn chế.
Một số chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả trong đầu tư:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
+ Lợi nhuận tuyệt đối:
Lợi nhuận là số doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và các khoản thuế để đạt được số doanh thu đó từ các hoạt động của chủ thể sản xuất kinh doanh hay một chương trình, dự án.
LN = DT – Z – T
Trong đó:
LN: Tổng lợi nhuận
DT: Tổng doanh thu
Z: Tổng chi phí
T: Tổng các khoản thuế phải nộp
+ Lợi nhuận tương đối:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (%)
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, cho biết khi thu về một đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (%)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhận với chi phí, cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thời hạn thu hồi vốn: là khoảng thời gian mà lợi nhuận đạt được có thể bù đắp được chi phí bỏ ra.
+ Trường hợp đầu tư mới:
Trong đó:
TTh : Thời hạn thu hồi vốn (tháng)
V: Vốn đầu tư ban đầu
Ln : Lợi nhuận thu được trong một năm
Mk: Mức khấu hao cơ bản trong một năm
+ Trường hợp đầu tư bổ sung:
Trong đó:
VBS: Vốn đầu tư bổ sung
Z1 : Giá thành đơn vị trước khi đầu tư bổ sung
Z2 : Giá thành đơn vị sau khi khi đầu tư bổ sung
Q : Sản lượng sản xuất trong một năm
MKBS: Mức khấu hao cơ bản của vốn bổ sung trong một năm
- Điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp những chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Hay nói cách khác điểm hoà vốn sản lượng là mức sản lượng tối thiểu để kinh doanh không bị lỗ.
Cụ thể được minh hoạ bằng hình vẽ sau:
Hình 5.1: Đồ thị điểm hoà vốn
Tại điểm hoà vốn (I), đường thẳng biểu thị doanh thu (YDT = P*Q) cắt đường chi phí (YCP = A+b*Q), khi đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Trong đó A là chi phí cố định được biểu diễn bởi đường thẳng (YCD = A). Cũng tại điểm I chúng ta xác định được giá cả và sản lượng hoà vốn là PO và QO, cụ thể được tính:
Nếu YDT > YCP: đầu tư có lãi
Nếu YDT < YCP: đầu tư bị lỗ
5.4.2 Phương pháp động:
- Phương pháp động dựa trên luận điểm cho rằng tiền tệ luôn luôn vận động và sinh lời theo thời gian, một đồng vốn trong những điều kiện bình thường của xã hội tối thiểu cũng sinh lời bằng với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Trên cơ sở đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải xét đến giá trị theo thời gian của đồng tiền. Để xác định theo thời gian của đồng tiền chúng ta sử dụng hai cách tính sau:
+ Phương pháp tích lũy vốn (FV- future value): đưa đồng tiền về giá trị trong tương lai.
+ Phương pháp chiết khấu vốn (PV – present value): đưa đồng tiền về giá trị hiện tại.
Trong đó:
FV: tổng giá trị của đồng tiền tại năm thứ n trong tương lai.
PV: tổng giá trị của đồng tiền tại tại thời điểm hiện tại.
Vi : Lượng tiền tệ được đầu ở năm thứ i trong dòng thời gian n năm.
r: Lãi suất cơ bản của tiền gửi ngân hàng.
Ưu điểm của phương pháp động cho pháp đánh giá hiệu quả một cách chính xác đặc biệt đối với chương trình đầu tư dài hạn, giá trị của đồng tiền không ổn định.
- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư theo phương pháp động:
+ Giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận NPV – Net Present Value: Là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sau khi đã chiết khấu:
Trong đó:
NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ đầu tư n năm (tức là lợi nhuận đã được chiết khấu).
Bi: doanh thu thu được trong năm thứ i
Ci: chi phí năm thứ i
r: tỷ lệ chiết khấu (thường là tỷ lệ lãi suất)
n: tổng số năm của chu kỳ đầu tư
Qua công thức tính trên chúng ta có nhận xét:
NPV > 0: Kết quả đầu tư có lãi;
NPV = 0: Kết quả đầu tư là hoà vốn;
NPV < 0: Kết quả đầu tư bị thua lỗ;
+ Tỷ lệ thu nhập/chi phí BCR – Benefits to Cost Ratio:
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết rằng cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được mấy đồng doanh thu sau mỗi chu kỳ đầu tư khi đã chuyển giá trị đồng tiền về thời điểm hiện tại. Do đó nếu:
BCR > 1: Kết quả đầu tư có lãi;
BCR = 1: Kết quả đầu tư là hoà vốn;
BCR < 1: Kết quả đầu tư bị thua lỗ;
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR – Internal Rate of Return:
Là tỷ lệ lãi suất mà nếu dùng nó để thay tỷ lệ chiết khấu (r) thì giá trị hiện tại ròng của lơi nhuận (NPV) sẽ bằng 0. Hay chỉ tiêu IRR là tỷ lệ lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu và chi phí trong chu kỳ đầu tư về thời điểm hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi tức là:
IRR giúp nhà đầu tư lựa chọn những phương án đầu tư được ưu tiên chọn lựa khi IRR > r.
+ Chỉ tiêu tỷ suất vốn đầu tư tăng thêm trên sản lượng tăng thêm – ICOR: là tỷ lệ giữa phần gia tăng của vốn đầu tư so với sản lượng tăng thêm.
Trong đó:
I : là vốn đầu tư tăng thêm (bổ sung)
Y1: là sản lượng đạt được sau khi đầu tư bổ sung vốn đầu tư
Y0: là sản lượng trước khi bổ sung vốn đầu tư
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết khi tạo ra một đơn vị sản lượng tăng thêm thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
5.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, như:
- Nếu đánh giá hiệu quả kinh tế có xem xét tới yếu tố thời gian thì có phương pháp tĩnh và phương pháp động .Phương pháp tĩnh coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của nhân tố thời gian. Phương pháp động coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động, chịu sự tác động mạnh của nhân tố thời gian.
Đối với sản xuất lâm nghiệp, do chu kỳ sản xuất dài nên chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời gian, điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất lâm nghiệp , nên cần sử dụng phương pháp động để đánh giá hiệu quả kinh tế.các chỉ tiêu thường được dung như: chỉ tiêu NPV(giá trị hiện tại rộng), tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR), tỷ lệ thu nhập so với chi phi (BCR)…
- Phương pháp so sánh hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Cơ sơ của việc đánh giá là tiêu chuẩn hiệu quả ,mà tiêu chuẩn hiệu quả lại xuất phát từ những điều kiện cụ thể trong những giai đoạn phát triển kinh tế -xã hộI nhất định .Việc so sánh các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cần chú ý đến các yếu tố nguồn lực khan hiếm để lựa chọn quyết định sản xuất phù hợp với vùng hoặc đơn vị sản xuất cụ thể. Đồng thời cũng phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố tài nguyên khan hiếm khi so sánh và đánh giá.
- Phương pháp toán kinh tế với mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính dạng tổng quát mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính bao gồm:
a. Hàm mục tiêu:
b. Hệ ràng buộc gồm ba hệ chính sau:
c. Điều kiện:
Mọi Xj 0
Trong đó: Cij : là hệ số của hàm mục tiêu;
ij, bij, dij: là hệ số của hệ ràng buộc.
Trong sản xuất lâm nghiệp, C có thể là giá trị tăng thêm hay lợi nhuận trên một đơn vị diện tích nếu hàm mục tiêu tiến tới Max, hoặc có thể là chi phí sản xuất nếu hàm mục tiêu xác định tiến tới Min.
+ Hệ ràng buộc chủ yếu là yếu tố sản xuất và là yếu tố hạn chế.
+ Lời giải toán:
* Cho kết quả là max hay min thì thoả mãn hệ ràng buộc.
* Cho biết xu hướng thay thế các X cho nhau.
* Cho biết thay thế các yếu tố hạn chế (dùng hết hay không dùng hết, dùng hết bao nhiêu yếu tố hạn chế, nếu tăng hay giảm từng yếu tố hạn chế thì hàm mục tiêu sẽ thay đổi thế nào).
+ Áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính để lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu tức là giúp cho việc xác định hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất, kinh doanh.
mso-liJ
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro