hoan canh sang tac cac tac pham van thi dh

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác...-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

1

MÃ ĐỀ

Basic Advanced

TÓM TẮT HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

Biên soạn:Thạc sĩ Phạm Hữu Cường

Nick Y!M: cuongvans Email: [email protected]

Mobile: 0168 313 6566 www.cuongvan.co.cc

*****

/12CB

*****

/12NC

Innovative - original - professional - economic - effective - impressive

TÓM TẮT HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

CỦA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THI ĐH - CĐ

STT BÀI HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

1

Hai đứa trẻ -

Thạch Lam

Theo Thế Uyên - cháu gọi Thạch Lam bằng cậu - Hai đứa trẻ

chính là một hồi ức không thể phai mờ về tuổi thơ vất vả lam

lũ của chính Thạch Lam: "Câu chuyện hai chị em bán hàng

xén kế ga xe lửa, đêm đêm cố gắng thức đợi chuyến tàu đi

qua chẳng qua chỉ là một hồi ức. Cô chị là me tôi, cậu em là

Thạch Lam, khung cảnh là khu phố huyện phía sau nhà ga

Cẩm Giàng". Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn

(1938).

2

Chữ người tử tù -

Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù được in lần đầu trên chí Tao Đàn (số 1 ngày

1/3/1938) với nhan đề là Dòng chữ cuối cùng, sau được đưa

vào tập truyện ngắn Vang bóng một thời(1940), và đổi lại

nhan đề là Chữ người tử tù.

3

Hạnh phúc của một tang

gia (trích Số đỏ) - Vũ

Trọng Phụng

Số đỏ in trên Hà nội báo từ số 40 ngày 7/10/1936, in thành

sách lần đầu năm 1938. Hạnh phúc của một tang gia là

chương XV của tác phẩm.

4

Chí Phèo - Nam Cao

Nhà văn Tô Hoài cho biết: "Truyện Chí Phèo in ở Hà Nội

chính là câu chuyện về anh cu Chí Phèo có thật đã đâm chết

một tên chánh tổng cường hào có thật ở làng anh mười mấy

năm về trước. Vì truyện ấy mà bọn cường hào doạ đánh và

kiện anh, triệt đường anh về làng". Tác phẩm ra đời trên cơ

sở của nhiều chi tiết khai thác từ đời thực nhưng được nhà

văn hư cấu sáng tạo thêm. Tác phẩm vốn có tên là Cái lò gạch

cũ (1940) khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản Đời mới đã

tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi (1941). Đến khi in lại

trong tập Luống cày (1946) tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

5 Đời thừa - Nam Cao Đời thừa được in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 940

ngày 4 - 12 - 1943.

6

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

(trích Vũ Như Tô) -

Nguyễn Huy Tưởng

Tác phẩm được viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng

6/1942, Từ vở kịch 3 hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943-

1944, được sự góp ý của nhiều nhà văn tiến bộ, Nguyễn Huy

Tưởng đã sửa lại thành vở kịch 5 hồi. Đoạn trích là hồi V.

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác...-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

2

7

Vội vàng - Xuân Diệu Vội vàng được rút từ tập Thơ Thơ (1938) của Xuân Diệu. Nếu

Thơ duyên là niềm khát khao "để tâm hồn rang buộc bởi

muôn dây", Đây mùa thu tới là "những rung động bồng bột

tinh vi" thì Vội vàng là cuộc chạy đua với thời gian và quan

niệm sống tích cực, tiến bộ của Xuân Diệu.

8

Đây thôn Vĩ Dạ -

Hàn Mặc Tử

Sáng tác 1938, khi Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh nan y, in trong

tập Đau thương (Thơ Điên) năm 1938. Bài thơ được khơi gợi

cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi tặng nhà thơ

và từ mối tình thiết tha, nhưng đơn phương vô vọng của Hàn

Mặc Tử đối với Hoàng Cúc.

9

Tràng giang -

Huy Cận

"Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ", là những

rung động trước thiên nhiên sông nước bao la vô tận nơi bến

phà Chèm trong buổi chiều tà, "là bài thơ tình và tình gặp

cảnh một bài thơ về tâm hồn" (Huy Cận), cũng là thi phẩm

đặc sắc nhất trong tập Lửa thiêng(1940).

10

Tương tư - Nguyễn Bính

Bài Tương tư được viết năm 1939, tại Hoàng Mai, in trong tập

Lỡ bước sang ngang (1940) được coi là một trong những sáng

tác tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.

11

Chiều tối -

Hồ Chí Minh

Chiều tối là bài thơ số 31 trong 134 bài thơ của tập Nhật kí

trong tù (1942-1943), cũng là một trong 5 bài thơ được Hồ

Chí Minh sáng tác vào cuối thu 1942, khi Người bị bị chính

quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giải từ nhà lao Tĩnh Tây

đến nhà lao Thiên Bảo.

12

Lai Tân -

Hồ Chí Minh

Lai Tân là bài thơ số 97 trong số 134 bài thơ tập Nhật kí trong

tù (1942-1943) của Hồ Chí Minh, sáng tác vào tuần đầu của

tháng 12-1942 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch

bắt giữ và giải từ Thiên Giang đến Liễu Châu (Quảng Tây,

Trung Quốc).

13

Nhật kí trong tù -

Hồ Chí Minh

Tập thơ gồm 133 bài thơ chữ Hán theo thể Đường luật được

sáng tác khi người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam

cầm (8. 1942 - 9. 1943). Phần lớn các bài thơ được sáng tác

trên đường chuyển ngục, số còn lại sáng tác khi Bác bị giam

trong ngục kín.

14

Từ ấy - Tố Hữu

Bài thơ Từ ấy ra đời tháng 7 - 1938 khi nhà thơ mới 18 tuổi,

đang hoạt tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế,

được giác ngộ lí tưởng, được kết nạp vào Đảng. Bài thơ là cái

mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách

mạng và đời thơ của Tố Hữu, được in trong phần Máu lửa của

tập thơ Từ ấy (1937-1946).

15

Một thời đại trong thi ca

(trích) - Hoài Thanh và

Hoài Chân

Đoạn trích là phần cuối cùng cũng là phần đặc sắc nhất

của bài viết Một thời đại trong thi ca (11/1941), trong tác

phẩm Thi nhân Việt nam (1942) của Hoài Thanh và Hoài

Chân.

16

Tuyên ngôn Độc lập -

Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo tại số

nhà 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, sau khi chính quyền ở Hà

nội về tay nhân dân (19/8/1945) và sau khi Hồ Chí Minh cùng

các cơ quan của Đảng từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà nội

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác...-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

3

Hồ Chí Minh (26/8/1945). Tuyên ngôn độc lập được tập thể Thường vụ

Trung ương Đảng thông qua, được đọc tại quảng trường Ba

Đình ngày 2 - 9 - 1945 trước hàng chục vạn đồng bào.

17

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi

sao sáng trong văn nghệ

của dân tộc - Phạm Văn

Đồng

Bài viết đăng trên Tạp chí văn học số 7- 1963, nhân

kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu

(3/7/1888), khi phong trào đấu tranh chống Mĩ -Diệm

đang lên cao ở miền Nam, nhất là cuộc Đồng Khởi ở

Bến tre, nơi Nguyễn Đình Chiểu đã trút hơi thở cuối

cùng.

18

Tây Tiến -

Quang Dũng

Bài thơ được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, một làng

ở Hà Đông cũ, khi Quang Dũng - một đại đội trưởng trong

đoàn quân Tây Tiến - đã chuyển sang đơn vị khác và đoàn

quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Tây Bắc, đã trở

về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52. Bài thơ ban đầu có tên

Nhớ Tây Tiến, được in trong tập Mây đầu ô (1986).

19

Việt Bắc (trích) -

Tố Hữu

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10/1954, khi Trung

ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ từ biệt chiến khu Việt Bắc,

nhân dân Việt Bắc sau gần 15 năm gắn bó, trở về Hà Nội tiếp

tục lãnh đạo đất nước.

20

Đất Nước (trích

trường ca Mặt

đường khát vọng)

- Nguyễn Khoa Điềm

Đoạn thơ được trích từ phần đầu chương V của bản trường ca

Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm - bản trường ca

được sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971 và gửi ra

Bắc in lần đầu năm 1974.

21

Sóng - Xuân Quỳnh

Được sáng tác cuối năm 1967, tại cửa biển Diêm Điền (Thái

Bình), khi Xuân Quỳnh đã trải qua những đau đớn, mất mát

trong tình yêu. In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

22

Đàn ghi ta của Lor-ca -

Thanh Thảo

Sáng tác năm 1979, với cảm hứng được khơi nguồn từ chính

cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca. Thanh Thảo cho biết:

"Bài Đàn ghi ta của Lor-ca được viết liền một mạch, trong

khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về

thơ Lor-ca với vài người bạn tâm đắc." "Chính những hình

ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi

viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mà tôi coi như một khúc

tưởng niệm ông". Bài thơ được in trong tập Khối vuông Ru

bích (1985).

23

Người lái đò Sông Đà

(trích) - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Người lái đò sông Đà được in trong tập tuỳ bút

Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, là kết quả của những

chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn trong thời kì kháng

chiến chống Pháp, nhất là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm

1958.

24

Ai đã đặt tên cho dòng

sông? (trích) - Hoàng Phủ

Ngọc Tường

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? vốn có nhan đề là Hương

ơi, e phải mày chăng? được Hoàng Phủ Ngọc Tường hoàn

thành ngày 4/1/1981 khi nhà văn đã sống bên bờ sông Hương,

trong lòng thành phố Huế hơn 40 năm trời . Tác phẩm được in

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác...-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

4

trong tập bút kí cùng tên (1986).

25

Vợ nhặt - Kim Lân

Vợ nhặt có tiền thân là một chương của truyện dài Xóm ngụ

cư, một tác phẩm được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng

tháng Tám nhưng còn dang dở và bản thảo đã bị thất lạc. Sau

khi hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954), theo đơn đặt hàng

của báo Văn nghệ, Kim Lân viết lại thành truyện ngắn này.

26

Vợ chồng A Phủ (trích) -

Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ được rút trong tập Truyện Tây Bắc (1953) -

kết quả của chuyến Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây

Bắc năm 1952 và có 8 tháng sống gắn bó, tình nghĩa với

đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông... Tập truyện được

tặng giải nhất về truyện ký, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt

Nam 1954-1955.

27

Rừng xà nu -

Nguyễn Trung Thành

Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè năm

1965, khi đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta.

Tác phẩm in lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng

Trung Trung Bộ (số 2/1965) và sau được đưa vào tập Trên

quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).

28

Những đứa con trong gia

đình (trích) - Nguyễn Thi

Sáng tác tháng 2/1966, tại chiến trường Nam Bộ, khi chiến

lược Chiến tranh Cục bộ do đế quốc Mĩ tiến hành đang diễn

ra rất ác liệt ở miền Nam Việt nam. Tác phẩm được in trong

tập Truyện và kí (1978) của Nguyễn Thi.

29

Chiếc thuyền ngoài xa -

Nguyễn Minh Châu

Sáng tác tháng 8/1983, in trong tập Bến quê (1985), sau trở

thành nhan đề chung cho tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).

30

Hồn Trương Ba, da hàng

thịt (trích) - Lưu Quang

Sáng tác 1981, công diễn lần đầu năm 1984, đoạt Huy chương

vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc 1990. Đoạn trích nằm ở

cảnh VII.

31

Tiếng hát con tàu - Chế

Lan Viên

Tiếng hát con tàu được rút trong tập Ánh sáng và phù sa

(1960). Khoảng 1958 - 1959, Trung ương Đảng, Chính phủ

kêu gọi nhân dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới

Tây Bắc với niềm tin Tây Bắc trở thành "khu tự trị Thái -

Mèo", "Tây Bắc - hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc". Hưởng

ứng lời kêu gọi ấy Chế Lan Viên sáng tác bài thơ Tiếng hát

con tàu để động viên mọi người lên xây dựng vùng kinh tế

mới Tây Bắc nhưng cũng là để thôi thúc chính mình tìm về

gắn bó với đất đai và nhân dân Tây Bắc.

32

Một người Hà Nội -

Nguyễn Khải

Một người Hà Nội in trong tập Hà nội trong mắt tôi (1995), là

một thành công xuất sắc của Nguyễn Khải - một nhà văn

từng sống nhiều năm ở Hà nội, sau chuyển vào định cư ở

Thành phố Hồ Chí Minh - trong giai đoạn sáng tác sau năm

1978.

CHẤM BÀI MIỄN PHÍ

TÀI LIỆU FREE

ÔN SÁT ĐỀ THI

TẬN TÌNH, HIỆU QUẢ

www.cuongvan.co.cc

Mobile: 0168 313 6566

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #nhan