Học thuyết Mác - Lênin
Vấn đề 1:Học thuyết Mác – Lênin về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản. vai trò, sứ mệnh của Đảng, Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân.
- C.Mác – ĂngGen với việc xây dựng chính Đảng độc lập của giai cấp công nhân:
+ C.Mác – ĂngGen đã vạch ra những tư tưởng làm xuất phát điểm về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân.
+ C.Mác – ĂngGen đề ra những lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng.
+ C.Mác – ĂngGen thành lập đồng minh những người cộng sản (1847 – 1852) .Đảng cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân.
+ C.Mác – ĂngGen soạn thảo “ tuyên ngôn Đảng cộng sản” và “ điều lệ đồng minh những người cộng sản”
+ C.Mác – ĂngGen đã thành lập Quốc tế thứ nhất (1864 – 1872)
+ Quốc tế thứ hai được ph.ĂngGen sáng lập ra ( 1889 – 1914)
- Lênin kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác – ĂngGen sáng lập ra Đảng kiểu mới:
+ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Lênin bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
+ Lênin cho rằng cần phải có Đảng kiểu mới – Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân.
+ Năm 1903 Lênin thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga.
+ Tháng 3/1919 Lênin thành lập Quốc tế thứ ba (1919- 1943).
+ 1904 Lênin đã cho ra đời tác phẩm “ một bước tiến, hai bước lùi”, tác phẩm đã đề ra được những cơ sở tổ chức để xây dựng Đảng.
a).Vai trò của Đảng:
GCCN là cơ sở xã hội -giai cấp của Đảng ,là nguồn bố sung lực lượng của Đảng .
Còn Đảng là đội tiên phong chính trị của GCCN và của toàn xã hội , có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin , phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng , đề ra mục tiêu , phương hướng , đường lối , chính sách đúng ,phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước .Đồng thời Đảng giáo dục, tổ chức lãnh đạo GCCN và tòan thể ND thực hiện công cuộc xoá bỏ chế độ xã hội cũ , xây dựng thành công chế độ xã hội mới, XHCN tiến lên CNCS.
Giữa Đảng và GCCN luôn có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời.
Với một ĐCS chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của GC, Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả GC và dân tộc vì thế không thể lẫn lộn Đảng với GC
b)Sứ mệnh của Đảng
:Trong lịch sử , chính đảng nào cũng mang tính chất giai cấp, cũng tiêu biểu cho hệ tư tưởng của một GC nhất định . ĐCS là đội tiên phong của GCCN, cái quyết định bản chất GC của Đảng là lấy CN Mac-Lênin làm nền tảng tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động.
Khẳng định bản chất GCCN của Đảng không có nghĩa là tách rời Đảng, giai cấp với các tầng lớp NDLĐ, với toàn thể dân tộc . ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, của NDLĐ và của cả dân tộc.
c)Đảng ra đời dựa trên nguyên tắc CNXH + phong trào công nhân.
Các nhà sáng lập CNXH đã khẳng định rằng : thông qua các cụôc đấu tranh chống GCTS , GCCN phát triển từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, chuyến từ GC "tự nó"thành GC"vì nó".Quá trình đó tất yếu phải diễn ra ở trong mọi phong trào công nhân nhưng nó diễn ra nhanh hay chậm , thuận lợi hay khó khăn thì lại phụ thuộc vào việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin diễn ra như thế nào,có thắng các trào lưu xã hội -dân chủ và cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân hay không ? Nếu phong trào chỉ dừng ở trình độ "tự nó" thì nó chỉ mới mang ý thức công liên chủ nghĩa .Phải có CN Mác soi sáng ,GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình.
Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào CN dẫn đến sự hình thành chính đảng của GCCN. Đảng chính là sự kết hợp phong trào CN với CNXHKH
Đến lượt mình , chính đảng của GCCN lại là nhân tố cơ bản , chủ yếu tiếp tục quá trình kết hợp ấy bằng cách không ngừng tổng kết , bổ sung phát triển CNXH khoa học, tiệp tục tuyên truyền giác ngộ CNXHKH để đẩy mạnh phong trào CN
Ở nước ta , sự ra đời chính đảng của GCCN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước chân chính.
Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro