CASE 04: [Không được chôm đồ cúng]

Ôn Yên Phong gặp Lâm Duy Thức vào một buổi tối trời mưa.

Lúc đó nó vừa mới trốn khỏi trạm tạm trú. Người nhỏ xíu mắc mưa, tóc tai ướt sũng, trên tay ôm một túi nilon rách nát đựng mấy cái bánh bao đã mốc mép nhão nhoẹt. Nó co ro ngồi dưới mái hiên một tiệm tạp hóa đóng cửa, mưa tạt vào đến tận gót chân, lạnh buốt, tủi hờn mà vẫn cắn chặt răng không chịu khóc.

Lâm Duy Thức lúc ấy vừa đi cúng mộ tổ tiên về. Cũng chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào mà không về bằng đường bình thường hay đi mà lại rẽ vào đường tắc tối om. Chính vì vậy, anh nhìn thấy bóng dáng nhỏ xíu ngồi nép dưới mái hiên. Lúc đó, anh còn tưởng nhầm là mèo hoang. Đến gần rồi mới phát hiện đó là một đứa nhỏ trạc mười mấy tuổi, hai mắt to tròn như bị dọa sợ, nó cứ nhìn chằm chằm vào anh, thân người run như cầy sấy.

Lâm Duy Thức không phải người dễ mềm lòng. Sống và đi đủ nhiều, chuyện nhìn người ta đói rét ngoài đường không phải anh chưa từng thấy, nhưng không phải ai anh cũng cứu.

Anh dừng lại trước mặt cậu bé kia là vì trên cổ tay nó có một vết sẹo nhỏ. Đó là loại sẹo trắng mờ kéo dài như bị trói bằng dây rút nhựa quá lâu, vết sẹo mà chỉ người từng sống trong môi trường bạo lực hoặc bị nhốt giữ mới có.

Ánh mắt đứa nhỏ đó cũng không giống người bình thường. Vừa lấm lét vừa đề phòng nhưng sâu bên trong lại thấp thoáng nét cam chịu đến lạnh người. Nhìn nó giống hệt như mấy đứa từng được anh kéo ra khỏi ổ bạc, xưởng may chui hay các băng nhóm cho vay nặng lãi.

Chỉ một ánh mắt thôi, Lâm Duy Thức hiểu.

Đứa nhỏ này, nếu đêm nay anh không kéo đi thì sẽ chẳng ai đến kéo nó nữa.

"Em tên gì?" Anh đứng vào mái hiên, nghiêng một bên dù sang che cho nó để nước mưa dột trên mái không nhỏ xuống tóc nó.

Đứa nhỏ không trả lời.

"Có đói không?"

Vẫn không trả lời nhưng tay thì lén ôm chặt túi bánh bao hơn một chút.

Lâm Duy Thức thở dài, anh tháo áo khoác ngoài choàng lên người nó, nói bằng giọng nhỏ nhẹ:

"Muốn theo anh về không? Ở nhà anh có cơm, có áo, có chỗ ngủ."

Lâm Duy Thức nói mà cũng chẳng biết mình nói gì. Anh cũng từng giúp đỡ mấy đứa trẻ bị bạo hành, bị lợi dụng, bị bóc lột sức lao động. Nhưng anh chỉ giúp khi chúng nó thực sự thảm thiết cầu xin. Không phải anh không động lòng, không có lòng trắc ẩn, mà là do một khi đưa ai đó về nhà là phải chịu trách nhiệm.

Mấy năm nay anh đã thấy đủ cảnh giúp người xong rồi bị phản. Có đứa trộm đồ. Có đứa nửa đêm trốn đi. Có đứa còn dẫn người tới phá hoại.

Giúp người không dễ. Giữ được lòng tốt lại càng khó.

Nhưng lần này, không hiểu vì sao Lâm Duy Thức lại dừng chân ngay đây.

Có lẽ là vì dáng đứa nhỏ này ngồi quá co ro, thân thể quá gầy, quá nhỏ. Mưa tạt nghiêng kèm thêm gió lạnh buốt, lạnh đến thấu xương tủy nhưng đứa nhỏ vẫn kiên quyết không xin xỏ, nó chỉ im lặng ngồi lì tại đây như đang chờ đợi một điều gì đó, một điều mà dù có thể là đợi cả đời cũng không tới.

"Có muốn về nhà anh không?" Anh hỏi lại một lần nữa, giọng thấp và trầm, không thúc ép cũng không chờ đợi. Anh chỉ hỏi đúng một lần này nữa, nếu nó không phản ứng, xem như cả hai không có duyên.

Anh chỉ mới nghĩ xong, vậy mà lần này đứa nhỏ lại gật đầu.

Chỉ một cái gật đầu. Rất khẽ.

Lâm Duy Thức nhìn thấy gương mặt nó lần đầu tiên dưới ánh đèn đường mờ mờ. Bẩn, gầy, và… có nét gì đó giống mấy đứa em năm xưa từng gọi anh là "anh Duy Thức", "anh ơi, đợi em với".

Anh kéo áo khoác trùm kỹ lên người nó rồi dặn: "Không nói cũng không sao. Nhưng sau này phải học cách ngoan."

Đứa nhỏ vẫn im lặng.

Mãi sau này Duy Thức mới biết tên nó là Ôn Yên Phong. Mười sáu tuổi, lang bạt gần hai năm. Không họ hàng thân thích, không giấy tờ, không ký ức gì tốt đẹp.

Lúc ôm chén ngồi ăn cơm trong bếp, Yên Phong cúi đầu lí nhí hỏi anh một câu:

"Vậy… em phải ngoan tới mức nào, mới được tiếp tục ở lại đây?"

Lâm Duy Thức ngồi đối diện cầm chén cơm ăn chậm rãi, đáp gọn:

"Phải ngoan đến mức anh muốn dạy em cũng không còn gì để dạy nữa."

Lúc Duy Thức nói vậy, anh cũng không nghĩ nhiều. Anh nghĩ một đứa nhỏ mười sáu tuổi, lăn lộn bên ngoài nhiều như vậy thì kiến thức xã hội chắc cũng đã đủ nhiều, chỉ cần dạy dỗ thêm chút kiến thức lễ nghĩa cơ bản nữa là ổn.

Tưởng đâu chỉ cần lo ăn lo ở là được, ai ngờ đâu dạy một đứa nhỏ trở nên ngoan ngoãn còn khó hơn là làm đại ca đi đánh nhau giành địa bàn ngoài thành phố.

Lâm Duy Thức bắt đầu nhận ra, cái khái niệm "cơ bản" của anh và cái "cơ bản" của Yên Phong là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ như:

Nó không biết ăn cơm thì phải rửa tay. Mỗi lần anh hỏi "Đã rửa tay chưa?" là nó sẽ tròn mắt nhìn anh rồi… lén lau tay vô quần.

Anh mua bàn chải, kem đánh răng riêng cho nó, dạy nó đánh răng sáng tối, dạy xong hai ngày, đến ngày thứ ba thì nó hỏi: "Đánh buổi trưa luôn hông anh?"

Ngủ thì ngủ cũng không yên. Ban đầu ngủ dưới nệm bông trên sàn, sáng dậy Duy Thức đã thấy nó nằm trên giường anh, tay còn ôm eo anh mà cười mơ.

Đã thế còn không biết chào người lớn. Không biết xin phép. Không biết "cảm ơn" hay "xin lỗi" là gì, chỉ biết giành bánh kẹo với mấy đứa nhỏ quanh nhà rồi khi anh hỏi chuyện thì lại trưng ra vẻ mặt vô tội.

Có lần anh đang cạo râu, Yên Phong thò đầu vô hỏi:

"Anh Thức, cái đó là để làm gì vậy?"

"Cạo râu."

"…Cạo râu xong có ăn được hông? Sao em không có râu?" Yên Phong vừa nói vừa sờ sờ cái cằm trơn nhẵn, bóng loáng của nó.

Lâm Duy Thức cứng họng. Anh ngồi thẫn thờ trước gương một hồi lâu, nhìn bóng mình đờ đẫn mà cảm thấy… mười năm dạy em họ học bài cũng không bằng ba ngày dạy thằng nhóc này.

Tối đó, anh ghi vào sổ nhật ký để trên bàn:

Nhật ký dạy bé ngoan Ôn Yên Phong.
(Tuyệt đối không cho nó đọc được)

Ngày 3: Bé vẫn chưa biết những gì cần biết. Cần dạy lại từ đầu. Kiên nhẫn. Không nổi cáu. Không được đánh.

Buổi tối, bé hỏi "cạo râu xong có ăn được không", suýt nữa tôi nuốt dao cạo.

//

Ngày 5: Đã dạy chào buổi sáng và cảm ơn. Sáng nay bé đứng giữa phòng cúi đầu chào tủ lạnh. Chiều bé cảm ơn con chó hàng xóm vì cho bé vuốt tai.

Tôi tự hỏi, có phải bé đang troll tôi không?

//

Ngày 7: Bé vẫn lén lau tay vô quần. Tôi ra luật: lau tay lần nữa là ăn thêm rau. Bé nhìn tôi, gật đầu, sau đó… lau tay vô áo tôi.

Tôi không biết nên phạt hay nên đem bé đi xét nghiệm thần kinh.

//

Ngày 10: Bé nhặt vỏ tôm tôi bỏ ra, hỏi có thể ăn lại không. Tôi nói không được. Bé gật đầu.

5 phút sau, tôi quay lại thấy bé đang hỏi con chó hàng xóm "Vỏ tôm nè, mày có ăn được không?"

//

Ngày 13: Dạy bé quét nhà.

Bé cầm chổi như cầm katana, đứng giữa phòng múa võ. Khi tôi hỏi đang làm gì, bé nói: "Em thấy người ta hay đánh bụi."

Tôi không chắc là tôi đang nuôi một đứa trẻ hay một con Pokémon.

//

Ngày 18:

Thời tiết: Có nắng, ít mây. Cũng giống như cái tính cứng đầu của nó - lộ ra chút ấm áp là y như rằng sắp có sóng gió.

Yên Phong dậy trễ, lần thứ ba trong tuần.

Tôi đang định phạt lau nhà thì thấy nó rón rén đứng ở cửa bếp, tóc rối, mắt còn chưa mở, tay ôm gối hỏi một câu ngơ ngác:

"Anh Thức, nhà bên kia… là nhà thờ họ Lâm thiệt hả? Hôm qua anh đi thăm mộ hả?"

Tôi gật. Nó lại hỏi:

"Vậy… nhà anh có ai mất gần đây hả?"

Tôi im lặng một lúc rồi nói:

"Không phải gần đây. Là lâu rồi."

Thấy nó cứ lấp lửng tò mò, tôi dắt nó đi.

Chiều cùng ngày.

Tôi đưa nó ra mộ phần nhà mình. Mộ tổ, mộ ông bà nội và mộ ba mẹ. Dãy bia đá nằm nghiêm trang, gọn gàng giữa đồi.

Yên Phong đứng sau lưng tôi, không nói câu nào cũng không chen ngang. Nó chỉ khẽ cúi đầu và chắp tay khấn nguyện gì đó khi tôi cắm nhang.

Lúc tôi đang lau mặt bia cho ba thì nghe tiếng nó khe khẽ bên cạnh:

"Vậy… anh là cháu đích tôn hả?"

Tôi nhìn sang. Nó bối rối rồi tự cào nhẹ cổ:

"Em tưởng anh chỉ là người bình thường… Nhưng hình như không phải... Ý em là... Anh rất xem trọng gốc gác tổ tiên."

Tôi không nói gì. Gió thổi qua làm lá cây sột soạt như tiếng ai đó trả lời giùm tôi.

Nó lại hỏi:

"Anh thắp nhang cho người chết mà giống như đang nói chuyện với người sống á. Vậy… người chết nghe được hả anh?"

Tôi quay lại, nhìn nó một lúc rồi mới đáp:

"Nghe được hay không, không quan trọng. Quan trọng là người sống có còn nhớ họ không."

___

"Anh ơi, bữa nay mình đi mua nhiều đồ ăn quá vậy anh? Anh ơi, bánh này chắc là ngon lắm nè, kẹo này nữa!"

Yên Phong đi theo Duy Thức vào siêu thị, chồm người vào xe đẩy hàng một tay cầm lên gói bánh xốp phô mai, tay kia cầm một gói kẹo dẻo hình gấu trúc. Duy Thức không để ý lắm mà tiếp tục đẩy xe hàng đi qua quầy mua thực phẩm, anh nghĩ đứa nhỏ nào thấy bánh kẹo cũng ham thôi.

Yên Phong cứ ríu rít như chim non, chân bước không ngừng còn miệng cũng không ngơi nghỉ.

"Anh Thức ơi, bánh mochi nhân kem này ngon cực kỳ luôn á! Có mua không anh? Có nha?"

"Anh ơi, anh coi nè, cái này có hộp hình con rồng luôn, chắc cụ cố tổ trên bàn thờ thích lắm ha?"

Lâm Duy Thức đang chăm chú xem hạn sử dụng trên hộp gạo, nghe câu đó xong thì suýt chút nữa ho khan vì sặc nước miếng. Anh quay sang nhìn Yên Phong, ánh mắt có chút nghi ngờ:

"Sao hôm nay nhiệt tình vậy? Bình thường nghe đi siêu thị là than chán gần chết còn gì?"

Yên Phong cười toe toét, cặp mắt cong cong giấu sau hàng mi dài. Đứa nhỏ này cái hôm lần đầu gặp thì nhơ nhuốc, tóc tai bù xù như con ma lem, nhưng khi Duy Thức mang nó về nhà tắm rửa, chải chuốt lại gọn gàng thì phát hiện ra nó rất đáng yêu. Nhất là hai cái lúm đồng tiền rộ lên khi nó cười.

"Tại hôm nay em thấy anh vui. Em cũng muốn vui theo thôi!"

Lâm Duy Thức hừ nhẹ một tiếng, không nói gì. Thực ra cũng không phải vui gì, bởi vì ngày mai là ngày kỵ (ngày giỗ vị tổ tiên đầu tiên khai sáng dòng họ) nên phải mở cửa cúng nhà thờ họ.

Anh mua bánh trái, gà vịt, nhang đèn, rượu trắng,... mọi thứ đều đủ đầy như mọi năm. Chỉ khác là năm nay có thêm một đứa nhỏ lon ton đi theo, miệng thì nói là "giúp anh" nhưng tay thì cứ với lấy bánh kẹo bỏ vô xe hoài không dứt.

Yên Phong thấy anh không la thì càng lấn tới, tay chỉ trỏ:

"Anh Thức ơi! Gà quay nguyên con nè, thơm chưa? Mình mua về ăn luôn nha anh!"

Lâm Duy Thức cứng người, liếc mắt nhìn nó:

"Không phải mình ăn. Mua về cúng."

"Hả..."

"Vậy cúng xong mình ăn được không anh?"

Duy Thức gằn giọng: "Không."

Yên Phong xẹp xuống như bong bóng bị xì. Nhưng chỉ năm phút sau nó lại tung tăng chọn lựa trái cây theo màu sắc trên quầy bán.

"Anh ơi, nho tím đẹp xỉu luôn á! Tổ tiên chắc cũng thích ăn nho há?"

Duy Thức nhìn nó rồi nhíu mày đầy cảnh giác.

Anh cảm thấy có gì đó… không ổn. Rất không ổn.

Đứa nhỏ này hôm nay ngoan ngoãn quá mức. Mà mỗi khi Yên Phong ngoan ngoãn thì chắc chắn ngay sau đó sẽ có gì đó bất thường đến phát điên.

Nhưng Duy Thức tạm thời không suy nghĩ nữa, anh nhanh chóng mở điện thoại ra tìm lại vào ghi chú, xem xét một lần nữa những món đồ cần mua để cúng kiếng cho ngày mai. Yên Phong cầm chùm nho tím lên, lắc lắc cho mấy quả nho núng nính kia va vào nhau rồi chồm tới nhìn vào điện thoại Duy Thức.

Nó nhìn một cái mà tá hoả tam tinh.

Nguyên một cái ghi chú dài như tấu sớ!

"Trời đất ơi…" Yên Phong lẩm bẩm, mắt dán chặt vào màn hình. Trong đầu nó lúc này, chữ "cúng" không còn là chuyện nghiêm trang gì nữa mà là một cuộc thi nấu ăn kết hợp biểu diễn nghệ thuật thờ cúng tầm cỡ quốc gia.

Nó ngước nhìn Duy Thức với ánh mắt khó tin:

"Anh… viết cái này thiệt hả?"

"Ừ." Duy Thức trả lời tỉnh rụi, tay vẫn kéo tiếp dòng danh sách xuống như không hề thấy gì sai sai. "Cúng nhà thờ họ mà, không được qua loa."

Yên Phong há hốc miệng. Trong đầu nó đang tua lại cảnh ngày xưa ở mấy cái am miếu nhỏ ngoại ô, người ta cúng rằm chỉ có mấy chén chè với hai, ba đĩa trái cây là cùng. Mà đây thì sao?

Yên Phong cầm lấy điện thoại của Duy Thức rồi run tay từ từ kéo đọc từng mục:

[Danh sách chuẩn bị giỗ tổ - 8h sáng bày mâm]

1. Món chính:

- Gà luộc nguyên con (loại gà trống thiến, còn mào, da vàng, không đông lạnh)
=> Dặn người bán làm sạch nhưng để nguyên hình, không chặt.

- Xôi gấc 1.5kg (đặt ở chỗ dì Sáu, dặn không dùng phẩm màu, chỉ dùng gấc tươi).

- Canh măng giò heo (nấu tối nay, hâm lại sáng mai).

- Chả lụa loại ngon (đặt chỗ quen cắt khoanh, không rời nát).

2. Bánh & đồ ngọt:

- Bánh tổ (ít đường, loại truyền thống).

- Bánh đậu xanh hình vuông, đóng từng viên nhỏ.

- Bánh in (ba màu: trắng, hồng, vàng - đủ số lẻ).

- Chè đậu trắng nấu nước cốt dừa (ngâm đậu từ tối nay).

3. Trái cây:

- Nải chuối sứ (quả to, đều, còn xanh đầu).

- Mãng cầu ta (chọn quả không mềm nhũn).

- Nho tím Mỹ (không dập, còn phấn trắng).

- Thanh long ruột trắng (vỏ đỏ, không trầy).

- Táo Mỹ đỏ (tròn, bóng, không tróc vỏ).

=> Trái cây phải lau sạch, để ráo, không để nước đọng lên mâm

4. Đồ cúng thêm:

- Rượu trắng (2 chai – một chai rót cúng, một chai để chế lễ).

- Trà loại ướp sen (đã đặt trước).

- Thuốc lá hiệu ông cố hút (mua gói nhỏ, không mở).

- Trầu cau (5 phần, bổ cau sẵn, gói đẹp).

- Nhang trầm loại đặc biệt (chuyên dùng cho lễ giỗ).

5. Vàng mã:

- Bộ quần áo giấy (dành riêng cho ông cố có đủ mũ, giày, áo dài).

- Giấy tiền âm phủ (loại có hình, 1 xấp lớn, 1 xấp nhỏ).

- Nhà giấy mini (đặt từ tuần trước, kiểm tra chưa gãy mái).

6. Dụng cụ & không gian thờ cúng:

- Lau bàn thờ (dùng khăn sạch mới, nước ấm pha gừng).

- Chùi lư hương, đèn dầu (mua dầu mới thay vào).

- Đổi vải lót bàn thờ (vải đỏ, giặt sẵn, ủi thẳng).

- Kiểm tra chân nhang: bỏ bớt, giữ lại số lẻ.

7. Khác:

- Chuẩn bị phong bì tiền âm (5 bao, dán kín).

- In danh sách con cháu thắp nhang.

- Dặn tụi nhỏ mặc áo dài/áo sơ mi sáng màu.

- Cắm hoa cúc/hoa sen + lay ơn (mua sớm kẻo hết hàng đẹp).

- Chuẩn bị ghế thấp cho người lớn tuổi ngồi thắp nhang.

- Mở máy phát nhạc tụng êm (CD cũ của nội còn giữ).

GHI CHÚ: Không được sơ sài. Người sống không cẩn trọng, người mất nhìn thấy cũng chẳng yên lòng.

Yên Phong đọc từ đầu tới cuối, cảm giác trong đầu nó lúc này là, ai mà làm vợ Lâm Duy Thức thì chắc chắn sẽ bù đầu bù cổ với cái đống danh sách hàng hoá cần mua này.

"Anh Thức…" Nó cất giọng thăm dò. "Anh không cảm thấy… có hơi bị nghiêm trọng hóa vấn đề hả?"

Duy Thức liếc nó, ánh mắt lạnh nhạt nhưng cực kì có uy.

"Đó là người khuất. Mình sống sao cho tử tế với họ để sau này còn được phù hộ."

Yên Phong nghe tới chữ "phù hộ" thì mắt sáng lên một chút. Nó gật gù ra vẻ đồng tình, trong lòng thì đang thầm nghĩ: Phù hộ sao… ngày mai mình sẽ lau bàn thờ tổ tiên để họ thấy tội nghiệp mình, chắc chắn họ sẽ để dành cho mình cái đùi gà!

Và thế là hạt giống phản nghịch được gieo vào đầu Yên Phong từ đó.

___

Sáng hôm giỗ tổ - 7 giờ 5 phút.

Mới tờ mờ sáng, Yên Phong đã bị gọi dậy rửa mặt, thay đồ tươm tất để... lau bàn thờ họ giùm anh Thức. Nó cầm khăn lau từng khe từng kẽ trên bệ thờ gỗ, mặt nghiêm túc như đang chép bài kiểm điểm nhưng trong lòng lại có một bảng kế hoạch rõ ràng:

Mục tiêu: Chiếm lĩnh đùi gà nhanh nhất có thể (Vì anh Thức nói ngày mai có rất nhiều cô bác, họ hàng, anh em họ đến nhà).

Chiến thuật: Giành thiện cảm với các cụ tổ tiên bằng hành vi siêng năng mẫu mực. (Vì hôm qua anh Thức nói sống tử tế sẽ được bề trên phù hộ độ trì).

Kế hoạch dự phòng: Nếu tổ tiên không để dành, sẽ "xin" luôn sau khi thắp nhang. (Cái này anh Thức không dạy nhưng bộ óc thiên tài của mình nghĩ ra).

Yên Phong trước khi lau bàn thờ thì đứng chắp tay cúi đầu nghiêng nghiêng, nhỏ giọng lẩm bẩm như thể đang đàm thoại ngoại giao với ông bà:

"Ông cố, bà cố, tổ tiên nội ngoại hai bên… mai mốt con sẽ ngoan… Mấy người nhớ tới lúc ăn thì để dành cho con cái đùi nha. Con thích ăn phần giữa có gân chút xíu… không cần to đâu, miễn có vị…"

Ngay lúc đó, từ phía sau vang lên tiếng lạnh tanh của Duy Thức:

"Em đang thì thầm cái gì vậy?"

Yên Phong giật nảy mình vội vã quay lại rồi cười như chưa từng mưu đồ chuyện gì:

"Đâu có gì đâu! Con đang… à không! Em đang đọc bài… học thuộc lòng!"

___

Sáng hôm giỗ tổ - 9 giờ 10 phút.

Yên Phong tay ôm bình xịt, tay cầm khăn vải, mặt cúi gằm như chú mèo bị lôi ra tắm nước lạnh. Bàn thờ vừa lớn vừa cao, bụi thì mịn màng như lớp phấn phủ setting, lau hoài vẫn không hết, mà lau không sạch thì…

"Chỗ góc trái kia còn bụi."

"Trên khung hình kia nữa."

"Em có biết chén thờ mà đặt lệch là thất lễ không?"

Giọng Duy Thức từ sau lưng vang lên, bình thản nhưng uy nghiêm như lời thẩm phán. Yên Phong đã lau đến lần thứ bảy và đây cũng là lần nó chính thức tuyệt vọng.

"Anh ơi…" Nó rưng rưng cầm cái khăn lau ướt rượt, giọng tội nghiệp như con chó nhỏ vừa rớt xuống sông. "Em... em lau nữa là em xuất hồn bay theo ông cố luôn á… Mấy đứa kia nó chơi sướng muốn chết luôn..."

Nó quay đầu nhìn ra sân, nơi có mấy đứa em họ của Lâm Duy Thức - đứa thì nhảy lò cò, đứa đá cầu, đứa ngồi cạp kem, đứa thì nằm dài ra sân bắt kiến.

Còn nó?

Nó đang lau bụi trên nắp bình trà thờ bằng một cây tăm bông… Vì Duy Thức nói "vật nào đặt lên bàn thờ cũng phải sạch đến từng chi tiết".

"Không ai bắt em làm." Lâm Duy Thức châm dầu vào đèn, vừa làm vừa nói, giọng điềm tĩnh đến vô tâm. "Tự em nói sẽ làm để tổ tiên thương em mà."

"Em nói vậy là nói cho có! Không nghĩ anh nghe thiệt đâu!!" Yên Phong muốn hét lên.

Nhưng tất nhiên Yên Phong không dám.

Vậy là nó đành mếu máo tiếp tục lau. Hai mắt ngấn nước, tay cầm khăn, miệng lầm rầm:

"Cụ cố tổ, con biết sai rồi…"

___

Yên Phong tức nghẹn họng nhìn đám em họ, cháu họ của Duy Thức kéo nhau ra trước sân nhà thờ họ mà chơi đùa, đúng là không biết lễ nghi gì hết!

Mới đầu Yên Phong được đưa về đây, thứ đầu tiên nó ấn tượng chính là căn nhà thờ họ to chà bá lửa nằm bên cạnh cái nhà cũng to chà bá lửa y chang!

Tường sơn vàng, mái ngói đỏ, phía trước còn dựng cổng tam quan khắc năm chữ "Từ đường nhà họ Lâm" to oành. Trong đầu Yên Phong lúc đó chỉ có một chữ: Giàu.

Sau đó nghe Duy Thức kể thì mới biết đây là nhà từ đường của cả dòng họ Lâm, mỗi năm chỉ mở cửa vài dịp trọng đại. Và hôm nay chính là một trong những dịp đó, ngày cúng rằm hay còn gọi là cúng nhà thờ họ.

Tưởng tượng một ngày trang nghiêm như vậy, vậy mà nguyên bầy cháu chắt kéo nhau ra sân nhảy dây, bắn bi, có đứa còn lôi theo con mèo bắt nó làm "chủ tế" rồi dạy nó cúi lạy trước bàn thờ mini dựng bằng hộp giấy. Cảnh tượng này vô cùng xúc phạm lòng thành kính của người đang lau bàn thờ lần thứ tám như Yên Phong.

Nó nghiến răng, vừa lau vừa liếc ra sân, lòng đầy oán giận:

"Tụi bây đúng là không có ý thức truyền thống! Mà anh Thức cũng vậy, sao không bắt tụi nó vô lau phụ tui vậy? Hay tại tui là đồ nhặt về nên phải chứng minh bản thân?!?"

Lúc này, Lâm Duy Thức từ hành lang đi ngang qua, giọng trầm ổn như gió chiều:

"Nói linh tinh gì đó? Bàn thờ chưa sạch đâu. Đổi nước, giặt khăn đi rồi lau tiếp."

Yên Phong suýt cắn khăn lau. Nó quay ngoắt lại bàn thờ, lau mạnh tới mức lọ hoa suýt nghiêng. Lau được một hồi thì nhẹ tay lại rồi nhỏ giọng lầm bầm:

"Chờ đó đi… sau này em có tiền em sẽ dựng riêng một nhà thờ tổ, không cho ai chơi ngoài sân hết!"

Rồi sau đó lại tự mình mếu máo:

"…Mà giờ em không có tiền, cũng không có tổ…"

Thế là Yên Phong vừa lau vừa tủi thân nhìn mấy đứa nhỏ ngoài kia cười giỡn mà lòng nghẹn như muốn trồi một nén nhang lên cổ.

Yên Phong sụt sịt đổi qua cái khăn lau mới rồi tiếp tục lau, lâu lâu lò đầu qua cửa sổ nhìn ra gian bếp phía nhà mình ở bên cạnh, nơi mà mấy cô dì của Duy Thức đã đến từ sớm để phụ nấu cỗ. Hình như nguyên cái nhà này ai cũng sống truyền thống, nói không với chuyện thuê người ngoài về nấu cỗ nên từ sáng đến giờ ai cũng đầu tắt mặt tối. Đặc biệt là anh Duy Thức của nó.

Từ sáng đến giờ, anh Duy Thức của nó đã đi như bay giữa ba nơi: nhà bếp, nhà chính và nhà thờ tổ. Bận rộn đến mức gần như không nghỉ chân. Mới thấy anh đi kiểm bánh tổ bên nhà thờ xong thì lát sau đã thấy anh xắn tay áo nêm lại nồi thịt kho tàu trong bếp, rồi vừa quay lưng đi thì lại nghe có người gọi "Duy Thức ơi, ra đây bưng mâm phụ cô cái con ơi!"

Người khác bị gọi vậy chắc đã phát khùng rồi nổi điên, nhưng Lâm Duy Thức chỉ "Vâng" một tiếng rồi đâu lại vào đấy, không lèm bèm, không càu nhàu, gương mặt vẫn bình tĩnh trầm ổn như thể anh sinh ra là để gánh vác chuyện cả dòng họ này.

Yên Phong lau đến lần thứ tám, lần thứ chín thì tay run run, mặt mũi bám đầy bụi nhang và lòng thì càng lúc càng… rưng rưng. Nó cúi đầu sụt sịt lau tiếp, lau tới cái khung hình cụ cố tổ ba đời trước thì dừng lại, chép miệng một cái:

"Ông cố tổ… Con lau cực khổ như vậy, tí nữa nhất định chỉ có con với anh Duy Thức mới được ăn đùi gà thôi nha..."

Rồi nó lại ngó nghiêng ra cửa sổ. Ở đó, Duy Thức vừa bưng mâm trái cây từ bếp ra đi ngang sân, ánh nắng rọi lên vai áo xắn cao, nếp gấp gọn gàng như chính con người anh vậy.

Yên Phong nhìn theo, lòng dậy lên một cảm xúc rất lạ: vừa phục, vừa thương, lại vừa thấy… mình phải ráng ngoan thêm chút nữa. Dù gì mình cũng là "em nhỏ" được anh nhặt về nuôi mà.

___

Yên Phong nằm vật ra sàn hai giây rồi nhanh chóng bật ngồi dậy. Nó đang rất vui! Rất rất vui vì bà cô của Duy Thức đi vào xoa đầu nó rồi bảo: "Trời ơi, bàn thờ sáng bóng như gương soi luôn!"

Ha ha! Bàn thờ sáng bóng! Được công nhận rồi! Chắc chắn Duy Thức sẽ không bảo nó lau thêm nữa! Đây là công sức cực khổ sáng giờ của nó đó nha!

Yên Phong bây giờ mới được ló đầu ra khỏi bàn thờ, nhanh chân phóng ra sân thì thấy bàn cúng đã được bày ra đẹp đẽ. Mấy đứa nhỏ cũng bị người lớn đuổi ra chỗ khác chơi để tránh làm đổ bể mâm cúng.

Nhìn thấy bàn cúng xong, mắt Yên Phong sáng rực như bắt được vàng.

Chao ôi, bao nhiêu là món ngon! Nào là thịt kho trứng căng bóng, bánh tổ thơm ngọt lịm, mâm trái cây đủ màu đủ loại, thậm chí còn có cả một con gà luộc vàng ươm nằm chễm chệ ở giữa như vị vua trên ngai vàng.

Yên Phong nuốt nước miếng ực một cái, tay vô thức ôm bụng. Đói. Đói quá chừng luôn!

Nó vừa nhón chân vừa đi men theo bậc cửa, ánh mắt lấp ló ngó ra sân mà chẳng dám bước hẳn ra. Nó biết lễ chưa xong thì không ai được đụng vào đồ cúng, nhưng mà… chỉ nhìn thôi, nhìn chút thôi chắc đâu có sao?

Lát sau, Duy Thức đi vào, áo đã đổi sang sơ mi trắng gài kín cổ, tóc vuốt gọn gàng, vẻ mặt nghiêm túc mà trầm ổn đến mức làm Yên Phong sững người vài giây.

Yên Phong bất giác khép nép, ngồi thụp xuống thềm như con mèo con bị bắt gặp đang rình đồ ăn. Nhưng Duy Thức chỉ nhìn nó một cái, khẽ gật đầu:

"Giỏi. Bàn thờ hôm nay rất sạch."

Yên Phong nghe vậy thì lòng vui như nở hoa, suýt bật dậy ăn mừng. Nhưng chưa kịp hí hửng bao lâu thì nghe anh nói tiếp:

"Ra ngồi nghiêm chỉnh, chuẩn bị làm lễ."

"...Làm lễ hả anh? Bao lâu mới xong?"

"Nhanh thì nửa tiếng."

"..." Nửa tiếng đối với người bình thường thì ổn, nhưng với một đứa nhỏ vừa lau chùi bàn thờ "bảy chục lần" lại còn nhìn mâm cơm chằm chằm suốt mười phút như nó thì đây là một cực hình.

Yên Phong nuốt khan, quay đầu liếc nhìn con gà luộc lần nữa.

Con gà ấy hình như… vừa nháy mắt với nó một cái.

Ngay thời khắc lúc ấy, trong đầu Yên Phong đang nổ ra một trận chiến tư tưởng kinh thiên động địa.

Phe A - đại diện cho Lương tâm và Sự kiên nhẫn, chúng đang lên tiếng bằng giọng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng như anh Duy Thức lúc ôn tồn dạy dỗ:

"Em ngoan nãy giờ rồi mà, sáng giờ lau bàn thờ tới bóng loáng luôn, chắc chắn anh Thức thấy được công sức của em. Đùi gà đó là phần của em đó. Nhịn một chút đi rồi anh ấy sẽ gắp cho em mà."

Phe B - đại diện cho Bản năng sinh tồn và Cái bao tử đang réo ầm ĩ, bọn này thì gằn giọng cực kì mạnh như đám trẻ ngoài sân đang giành nhau đồ chơi:

"Mày bị ngu à? Mày thấy mấy đứa em họ kia không? Đứa nào cũng có bố mẹ, có người bới cơm gắp thức ăn sẵn. Mày có ai? Có! Có Duy Thức! Nhưng vậy thì sao? Duy Thức lễ phép như vậy thì làm sao có thể giành lộn cái đùi gà với mấy cô chú họ hàng lớn tuổi được?! Cái đùi gà đó mà không giành lẹ thì lát nữa chỉ còn lại mấy cọng hành trang trí thôi hiểu chưa?!"

Yên Phong mếu máo, rõ ràng nó đang thiên về phe A hơn thì đột nhiên đứa em họ năm tuổi của Duy Thức khóc ré lên vì đói bụng.

"Huhu!!! Mẹ ơi!! Con muốn ăn đùi gà!!!"

Yên Phong giật giật khoé mắt.

Bà cô họ liền dỗ dành ngay: "Ừ ừ, mẹ biết rồi, cho con đùi gà, cho con hết."

Yên Phong hít sâu. Không sao, con gà có hai cái đùi, con bé này ăn một cái, chắc chắn cái còn lại sẽ để cho nó!

Nhưng con bé kia lại tham lam hết sức.

"Mẹ! Con muốn hai cái! Huhu..."

Yên Phong nghe tới đó, đầu óc như có tiếng tách! của sợi dây lý trí cuối cùng bị đứt phựt. Nó đứng bật dậy như lò xo, mắt mở trừng trừng nhìn về phía bàn cúng như thể có tia laser sắp bắn ra từ tròng mắt.

Phe A giờ như bị dìm chết trong bão tố. Giọng nó yếu ớt vang lên lần cuối:

"Khoan đã, biết đâu cô bé ăn không hết sẽ bỏ lại nửa cái..."

Phe B đập bàn la hét:

"Nửa cái cái đầu mày! Nó đã nói muốn hai cái đùi rồi! Nó mới năm tuổi mà đã biết khóc nhè giành phần! Yên Phong, mày bị ngu thật à? Sao mày còn ngồi đây chờ gì nữa?! Nhanh lên! Cứu lấy số phận mình đi!!"

Yên Phong xoay vòng vòng, nhìn qua trái rồi nhìn qua phải, mắt đảo liên tục không biết nghe ai.

___

Yên Phong mòn mỏi chờ đợi. Nào là đợi Duy Thức đọc văn khấn vái, nào là chờ đợi con cháu trong nhà lần lượt xếp hàng thắp nhang. Chờ mà muốn chết tới nơi luôn.

Đợi mãi đến khi nhang tàn thì cuối cùng mọi người cũng đi đốt vàng mã. Gần như cả họ kéo nhau ra phía sân sau, khói hương nghi ngút, tiếng lách tách của giấy tiền cháy vang lên rôm rả kèm lẫn tiếng mấy ông bác đang bàn tán xem năm nay có nên sửa mái nhà thờ không. Duy Thức thì ngồi xổm xuống điềm tĩnh đốt hết giấy tờ, quần áo xuống cho tổ tiên.

Yên Phong lúc đó như hóa thành một cái bóng, lặng lẽ… lén lút… nhẹ nhàng rón rén tiến về phía bàn cúng như mèo săn mồi.

Cậu nhìn quanh. Không ai. Tuyệt đối không ai.

"Cơ hội vàng." Phe B gào rú ăn mừng trong đầu cậu.

Và rồi...

Roẹt!

Một cú bẻ đùi gọn gàng, mượt mà đầy chuyên nghiệp. Tay Yên Phong chộp lấy cái đùi gà bên phải - cái nhỏ hơn trong hai cái - rồi xoay người bỏ chạy như bay về nhà Duy Thức như một tên trộm chuyên nghiệp.

Chưa đến hai phút sau, bà cô họ quay lại vui vẻ nói với mấy người em dâu:

"Rồi rồi, giờ chia con gà ra nghen, để chị chặt rồi đem đi bóp gỏi-..."

"..."

"Ủa?"

"Ủaaaaa???"

"Đùi gà đâu rồi???"

Một tràng xôn xao vang lên như ong vỡ tổ. Duy Thức vừa dọn xong cái thau đốt giấy tiền thì đã nghe tiếng hét ầm hoảng hốt, anh liền chạy lên xem sao. Bàn thờ vẫn còn đó, dĩa trái cây vẫn còn đó, nhang trên bàn thờ tổ vẫn còn nghi ngút...

Chỉ riêng con gà giữa bàn cúng... thiếu mất một bên đùi.

Ai đó kêu lên tha thiết:

"Trời đất ơi! Cúng ông bà mà bị… bị… bẻ gà giữa ban ngày!!!"

Lúc đó, mọi người đều nhìn nhau oán thán đầy thắc mắc. Nhưng chỉ có Duy Thức chợt nhớ ra.

Nhà hôm nay có một người mới. Cái người mới nãy còn hỏi anh "Giờ mình ăn được chưa anh?" hiện tại đã biến đi đâu mất.

Anh lập tức quay lưng đi tìm.

Chưa tới ba phút sau, anh mở cửa phòng, thấy ngay Ôn Yên Phong đang ngồi xổm trên sàn, tay cầm đùi gà, miệng dính nước chấm, bên cạnh còn có một vỏ quýt và miếng kẹo dẻo đã cắn mất một nửa.

Một giây sau, Yên Phong lập tức che miệng lại. Nhưng mà mắt Duy Thức rất sáng, rất tinh tường, anh thấy ngay mỡ gà bóng loáng dính quanh miệng đứa nhỏ thành một vòng, lòng bàn tay nó vẫn còn cầm miếng da gà vàng ươm.

Lâm Duy Thức thở ra một hơi rất dài.

Giữa cái ngày trang nghiêm nhất, mâm cúng tổ tiên bị móc mất đùi gà. Đã vậy, thủ phạm còn là đứa nhỏ anh mang về nuôi.

Anh khoanh tay, đứng tựa vào khung cửa, giọng bình thản tới mức đáng sợ:

"Em ăn cái gì đó, Ôn Yên Phong?"

Đứa nhỏ giật mình vì bị gọi rõ cả họ và tên như đang cúng tế, hai tay nó lập tức giấu ra sau lưng như có thể che giấu được cái đùi gà to bằng nửa cái mặt. Yên Phong lúng túng:

"Em… em… chỉ ăn có một chút thôi…"

"Ừ." Lâm Duy Thức gật đầu, giọng vẫn đều đều. "Một chút. Chỉ một chút thôi mà tổ tiên mất luôn cái đùi gà."

Yên Phong rụt cổ, cảm thấy hơi lạnh cả người. Trong lòng cậu bé có một chiếc trống vô hình đang đánh dồn dập.

Chết rồi chết rồi chết rồi.

Anh Thức giận rồi.

Duy Thức bước vào phòng, ánh mắt lạnh đi một độ:

"Anh chưa từng cấm em ăn gì, đúng không?"

"…Dạ." Yên Phong lí nhí.

"Nhưng đây là đồ cúng. Đồ dành cho tổ tiên. Ngày thường em làm gì cũng được. Thế nhưng hôm nay, em ăn đồ cúng trước khi hạ mâm xuống, đó là điều cấm kỵ."

Giọng anh không lớn nhưng khiến Yên Phong co người lại như thể đang bị mắng trước mặt cả trăm người.

"Anh…" Cậu ngẩng đầu, đôi mắt rưng rưng. "Em lau bàn thờ rất sạch mà, em… em chỉ nghĩ chắc ông bà thương em, sẽ cho em ăn trước một miếng…"

Lâm Duy Thức ngước nhìn trần nhà, hít sâu một hơi kiềm chế. Không được mắng nặng lời. Con nít, phải từ từ dạy.

"Ôn Yên Phong, lau bàn thờ sạch thì không có nghĩa là được phép ăn trước ông bà. Cái gì ra cái đó."

Duy Thức rất muốn ở tại đây, dành nguyên buổi trưa hôm nay để đập cho đứa nhỏ này một trận. Nhưng rồi lại nghĩ đến cảnh bản thân là cháu đích tôn, vừa hạ mâm cúng đã trốn đi đâu mất, lại còn thêm Yên Phong biến mất sau khi cái đùi gà bị thó đi.

Bây giờ mà ở đây thêm thì kiểu gì Yên Phong cũng sẽ bị nghi ngờ, đến lúc mọi chuyện đổ bể ra thì cả dòng họ sẽ bắt anh đuổi nó đi khỏi nhà. Duy Thức không muốn bao che cho cái sai nhưng cũng không muốn đứa nhỏ bị cả dòng họ ập vào chỉ trích thậm tệ.

"Đi rửa tay rửa miệng sạch sẽ rồi qua nhà thờ họ ăn cơm. Chuyện này về nhà anh giải quyết riêng với em sau."

Đồ cúng bị ăn mất. Thủ phạm là đứa nhỏ anh đem về nuôi. Chuyện này nếu để cả họ biết thì cái danh cháu đích tôn gương mẫu của anh chắc chắn sẽ bị mang ra giũ giữa sân nhà thờ tổ. Anh cũng không phải là kiểu người thích lôi chuyện nhà đem ra phơi giữa chợ, có gì thì đóng cửa nhẹ nhàng mà bảo nhau. Tạm thời chuyện này anh để yên, đợi tí về rồi xử lý cũng chưa muộn.

"Nếu ai hỏi nãy giờ em đi đâu thì nói là đi mua nước ngọt, nhưng tiệm tạp hoá đóng cửa. Hỏi về cái đùi gà, nói là không biết."

Duy Thức không giải thích thêm cũng không quay đầu lại, anh chỉ đóng cửa phòng rồi dặn dò thêm:

"Rửa tay chỉnh tề lại rồi qua. Làm gì thì làm, đừng để anh phải dọn hậu quả giùm em lần nữa."

Cửa đóng nhẹ một tiếng để lại trong phòng một đứa nhỏ đang ngồi chồm hổm, trên tay nó là cái đùi gà cắn dở, trong lồng ngực là một trái tim đang lộn nhào vì vừa cảm động, vừa lo lắng đến mức sắp chết tới nơi.

Và trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, Yên Phong chợt hiểu: Ở cái nhà này, được Duy Thức bảo vệ… là đặc ân. Nhưng nếu muốn được anh bảo vệ lâu dài thì phải biết sống cho ra trò.

Chỉ có điều, làm sao để sống cho ra trò thì nó... chuẩn bị được học!

___

Lúc Yên Phong quay trở lại, mọi người đều dồn ánh mắt về phía nó, và đúng như Duy Thức dặn phòng hờ, mọi người đều hỏi nó đi đâu mới về, có biết cái đùi gà bị mất hay không.

Yên Phong nắm chặt tay, cố giữ cho giọng mình bình tĩnh rồi trả lời:

"Con đi ra tiệm đầu ngõ mua nước ngọt... mà tiệm đóng cửa rồi. Còn cái đùi gà… con hổng biết gì hết."

Một bà cô họ bán tín bán nghi hỏi lại: "Vậy con có thấy ai đi ngang qua bàn cúng không? Chứ sao tự nhiên mất tiêu đùi gà!"

Yên Phong lắc đầu thật nhanh: "Dạ không… lúc con đi là vẫn còn. Con về là thấy mọi người ở đây rồi nên không biết ai lấy."

Mọi người xì xào một chút rồi cũng bỏ qua, dần dà chuyển sang bàn tán chuyện người trong dòng họ, chuyện con cháu học hành, cưới gả, sinh con đẻ cái.

Duy Thức ngồi ăn cơm, không nói không rằng cũng chẳng nhìn sang Yên Phong lấy một lần. Yên Phong cũng tự biết, ánh mắt lạnh tanh đó không phải là giận dữ mà là... một lời tuyên bố thầm lặng: "Về nhà em chết chắc."

Cả bữa cơm, Yên Phong ăn ngon miệng một cách... căng thẳng. Cơm nhét vào miệng mà nuốt không trôi chỉ vì cậu biết: đùi gà thì ăn xong rồi nhưng cái giá phải trả của nó chắc chắn vẫn còn nguyên.

Và như một lời nguyền vận vào đầu, câu nói "về nhà anh giải quyết riêng" của Duy Thức cứ lởn vởn trong đầu nó suốt từ lúc ở nhà đến giờ. Ăn được một lúc thì Duy Thức bị đẩy qua bàn nhậu của mấy ông chú, Yên Phong thì bị dồn qua bàn của... đám con nít!

Nhà người ta là mâm trên mâm dưới, còn nhà họ Lâm này là chia ra ba mâm: mâm nước ngọt cho đám con nít, mâm nước hoa quả cho các cô dì và mâm uống bia cho các chú bác. Mâm nào mâm nấy cũng chất đầy đồ ăn hết nhưng Yên Phong ăn đâu có ngon đâu.

Yên Phong ngồi giữa mấy đứa nhỏ tuổi hơn, nhìn cái ly nước ngọt trước mặt mình mà lòng đầy bi phẫn. Bên kia mâm của mấy ông chú bác thì ồn ào cụng ly, mâm các cô dì thì cười đùa râm ran nói chuyện con cái học trường nào, ai sắp cưới ai sắp đẻ.

Còn nó? Nó đang bị kẹp giữa năm đứa nhóc tay còn dính nước sốt, miệng còn dính tương cà, bọn nó vừa nhóp nhép nhai khoai tây chiên vừa nói toàn mấy chuyện không liên quan ở đẩu ở đâu kiểu:

"Chị họ em đang học múa nè, mai mốt chị lên tivi á!"

"Anh em biết làm ảo thuật nha, bữa ảnh làm biến mất cây xúc xích luôn á!"

Yên Phong méo mặt, trong đầu vẫn còn văng vẳng tiếng khóc đòi đùi gà của con bé hồi nãy. Nó nhìn cái dĩa gỏi gà trước mặt mà muốn khóc. Đùi gà yêu quý của nó, cái đùi căng mọng đầy mỡ bóng loáng đã bị xé ra trộn với hành tây, vắt chanh, rắc rau răm lên rồi... không còn là đùi nữa.

Mà càng đau lòng hơn là cũng chẳng ai trong nhà nghĩ tới chuyện để dành phần cho ai.

Yên Phong thẫn thờ gặm miếng bánh phồng tôm, lòng đầy sự phản bội. Trong đầu chỉ có duy nhất một câu vọng lại như chuông chùa ngân vang:

"Thì ra cái đùi gà... ngay từ đầu chưa từng thuộc về ai trong nhà này. Đùi gà... là của chung..."

Cả nhà ăn uống xong xuôi thì y như có kịch bản sẵn, các cô các bác bắt đầu tụ lại bấm mic hát karaoke. Mấy bài bolero vang vọng qua dàn loa lớn, tiếng con nít la hét ngoài sân trộn lẫn với tiếng ly bia cụng vào nhau lách cách tạo thành một bản giao hưởng sau đám giỗ đúng chuẩn truyền thống.

Trong khi đó, đống chén dĩa ngập ngụa dầu mỡ ở sân sau thì đã có đội "viện trợ" xuất hiện lo liệu. Duy Thức đã gọi người đến rửa từ lúc nó còn đang ăn, anh đã cẩn thận chuẩn bị sẵn sàng găng tay, nước rửa chén và cả khăn lau sạch tinh tươm.

Quan niệm của nhà họ Lâm xưa nay là: Cỗ tự tay nấu thì mới có thành ý. Nhưng chén dĩa xoong nồi ăn xong mà không ai rửa thì sẽ thành đống hỗn độn.

Vậy nên Duy Thức dứt khoát: nấu thì tự nấu, rửa chén thì gọi người. Vừa đỡ mệt thân lại vừa giữ được hoà khí gia đình sau bữa ăn. Ai cũng sạch sẽ, vui vẻ hát hò không cần phải lo chuyện ai vô rửa chén ai ở ngoài chơi.

Yên Phong nhìn thấy đội ngũ rửa chén tới nhà, suýt nữa xúc động muốn chạy xuống ôm từng người một. Nó chỉ sợ lát nữa ăn xong sẽ bị sai xuống rửa "tám chục mâm cỗ" thì chắc nó sẽ ngất xỉu tại chỗ. Nhưng may quá, anh Thức vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn bảo vệ đứa nhỏ "lỡ" ăn đồ cúng.

Ừm... nhưng riêng hôm nay thì anh không thương mấy.

____

Chát! Chát!

"Ư hức... Anh Thức, huhu..."

Đứa nhỏ bị bắt quỳ úp mặt vào lưng ghế sofa, cái quần tây - mới nãy còn được mặc nghiêm chỉnh mà bây giờ đã bị kéo xuống tận mắt cá chân - để lộ ra cặp mông nhỏ run rẩy in đậm hai lằn chổi đỏ lè.

Duy Thức đứng một bên, cánh tay cầm chổi vẫn không ngừng nhịp mạnh vào da thịt đứa nhỏ đang khóc thê lương. Nó sụt sịt, nước mắt ngắn nước mắt dài quay sang nhìn anh, còn chưa kịp mở miệng xin anh tha thì đã bị anh vụt tiếp một chổi.

Chát!

"Úp cái mặt vào!"

"Hu hu..." Đứa nhỏ vừa bị quát lại vừa bị ăn đòn đau, thử hỏi làm sao nó dám bướng bỉnh. Vậy nên Yên Phong khóc rấm rứt quay người vào ghế sofa, hai chân quỳ thẳng thớm ngoan ngoãn.

Duy Thức lại nâng tay, chổi quét thêm một đường rõ ràng lên mông đứa nhỏ, giọng trầm hơn một bậc, từng câu từng chữ đanh lại:

"Anh hỏi em, có biết hôm nay là ngày gì không?"

"Ư hức… giỗ tổ…"

Chát! Chát!

"A huhu, hức... Giỗ tổ đúng mà..." Nó giật nảy, nước mắt lăn dài vì ấm ức. Hôm nay là giỗ tổ thật mà.

"Em đang trả lời với ai? Mấy chữ dạ thưa anh dạy, em ném đâu mất hết rồi?" Chổi trên tay Duy Thức nhịp thật mạnh khiến nó oằn người sợ hãi.

"Anh hức... Dạ, dạ là ngày giỗ tổ ạ..."

"Biết là giỗ tổ mà còn dám móc đùi gà xuống ăn trước khi hạ mâm?!"

Chát! Chát!

"Em…hu hu... em đói…"

Đứa nhỏ hơi khuỵu xuống vì đau, hai tay đang nắm áo vén trên lưng cũng run rẩy muốn bỏ xuống để che mông. Tuy nghĩ là thế nhưng bản năng sinh tồn của Yên Phong lại mách bảo rằng, nếu bây giờ mà nó còn dám lộn xộn thì chắc chắn ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ của nó luôn. Vậy nên bạn nhỏ nào đó hưng hức khóc nhưng vẫn ngoan ngoãn thẳng người quỳ trên ghế sofa.

"Đói thì cũng không được thất lễ. Anh đã dặn bao nhiêu lần là phải kính trên nhường dưới, sống có khuôn phép? Em không biết thì anh đã dạy. Vậy tại sao vẫn không nhớ?!"

Chát!!

Một roi mạnh hơn quất xuống khiến Yên Phong giật nảy người, cả sống lưng run bần bật. Nó nức nở khóc lên:

"Em xin lỗi anh hức… em biết sai rồi… hu hu…"

"Xin lỗi không khiến đùi gà quay lại mâm được. Xin lỗi không khiến người khác ngừng bàn ra tán vào. Xin lỗi không đủ. Mà phải nhớ, phải khắc vào đầu: lần sau dù đói đến mấy cũng không được quên mình là ai."

Duy Thức chưa từng tức giận với đứa nào anh từng cưu mang, giúp đỡ. Anh giúp đỡ rất nhiều nhưng cho đến giờ thì chẳng còn ai. Chúng nó có đứa thì phản lại anh, có đứa thì ăn cắp, thó đồ trong nhà rồi bỏ trốn ngay trong đêm. Anh biết nhưng cũng chưa từng tức giận đi tìm rồi giải quyết cho ra lẽ. Đã có một đứa như thế rồi.

Anh biết mặt nó nhưng không rảnh để đi tìm. Mãi sau này anh gặp lại thì thấy nó đang lết tha lết thết tiếp tục đi bán kẹo dạo, tay bị gãy nhưng không được bó bột. Anh đưa nó đi bệnh viện, sau đó hỏi ra thì biết nó cũng được một người ngỏ ý giúp đỡ, cưu mang giống anh. Vậy nhưng do không bỏ được tật ăn trộm đồ, nó bị người ta bắt quả tang tại trận rồi đánh đến mức suýt chết.

Người ta có lòng thương là thương hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu giấy rách mà không biết giữ lấy lề thì người ta sẽ thẳng thắn dẹp bỏ cái tình thương ấy sang bên ngay lập tức.

Lúc đó anh nhận ra, bản thân không dạy bảo được thì xã hội ngoài kia sẽ dạy, nhưng là dạy bằng cách vô cùng tàn nhẫn và khốc liệt.

Và rồi anh nhìn đến Yên Phong. Hành vi hôm nay của nó cũng được quy vào cái tội ăn cắp. Vậy nên nếu hôm nay Duy Thức không dạy nó ra trò thì mai sau sẽ có người khác dạy. Nhưng sẽ không phải dạy bằng roi chổi, không phải bằng lời nghiêm khắc mà là bằng những cái bạt tai, những cú đạp hay thậm chí là một chiếc mũ bảo hiểm đập thẳng vào đầu.

Ngoài kia sẽ không ai thương nó như anh. Sẽ không ai vì thấy một cái đùi gà không đáng giá mà bỏ qua cho nó. Duy Thức không phải chưa từng thấy cảnh một người đàn ông bị đập nát hai bàn tay chỉ vì lỡ lấy một ổ bánh mì không nguội lạnh đem về cho con. Duy Thức không bình phẩm gì, chỉ là hình ảnh hai bàn tay nát nem đầy máu ngày hôm ấy, anh chưa bao giờ quên.

Duy Thức lại nhìn xuống đứa nhỏ đang quỳ trong khổ sở, nước mắt nó lã chã rơi, trong lòng anh không phải là giận mà là đau. Một loại đau âm ỉ, nhức nhối như kim châm vào ngực.

Anh chậm rãi ngồi xuống cạnh nó, giọng khàn khàn:

"Anh đánh em là vì anh còn muốn giữ em ở lại. Anh muốn em sống cho nên người chứ không phải như mấy đứa khác, bỏ đi rồi cuối cùng lại sống không ra gì."

Yên Phong nấc lên từng tiếng, mũi đỏ ửng, mếu máo nhìn anh:

"Em không có ý xấu… chỉ là... Em thiệt sự đói quá, mà… hức, mà cái đùi gà đó thơm lắm…"

Duy Thức lặng thinh một lát rồi thở ra một tiếng thật dài.

"Đói thì nói, muốn ăn thì xin. Ở cạnh anh, chỉ cần em mở miệng, anh sẽ không để em phải đói khát. Nhưng em ăn vụng, thất lễ, bẻ đồ cúng tổ tiên,... Hành vi đó anh không tha được. Không phải vì anh khó mà vì anh muốn dạy em làm người."

Anh vươn tay lau vệt nước mắt còn đọng trên má Yên Phong, giọng cũng mềm đi vài phần:

"Lần này, trước mặt họ hàng, anh xem như em không biết chuyện. Nhưng từ sau nếu còn tái phạm, anh không đứng ra dẹp dọn hậu quả nữa. Anh đưa em về lại chỗ cũ."

Yên Phong nghe tới đó thì trợn tròn mắt, mặt mũi tái xanh. Nó vội vã nhào tới ôm lấy chân anh, nước mắt trào ra khóc lóc thảm thiết:

"Không mà hức... Em không muốn về đó... Hu hu... Em ngoan... Em ngoan thiệt mà!!"

Duy Thức cúi xuống nhìn nó, lần đầu tiên anh nở một nụ cười rất mảnh.

"Vậy thì ngoan đi. Ở lại nhà này, làm người nhà anh."

Yên Phong nghe xong câu đó, tim như được rót mật. Cậu nhóc bật khóc càng dữ hơn nhưng là khóc vì vui sướng, vì cảm động, vì tưởng rằng mình đã được tha.

"Em sẽ ngoan! Em hứa! Em không dám nữa đâu…!" Nó siết chặt người anh, ôm rồi quấn anh như sợ anh đuổi mình đi mất. Trong đầu nó đã tự tưởng tượng cảnh mình được anh tha, được anh bế lên đặt ngồi vào lòng, được xoa đầu dỗ dành rồi tưởng tượng cảnh tối nay anh sẽ gắp cho nó miếng thịt ngon trong bữa tối nữa.

Nhưng mà…

Ngay lúc nó đang hí hửng, chuẩn bị trèo lên lòng anh ôm một cái cho trọn vẹn cảm xúc, thì...

Bốp!

Một cái tát tay giáng thẳng vào mông, không hề nương tay.

Yên Phong "Á!" lên một tiếng ngắn ngủi đầy đau đớn và bất ngờ, nó trợn tròn mắt nhìn anh.

"Ơ… Em tưởng… anh tha em rồi mà…?" Đứa nhỏ méo xệch, nước mắt còn chưa kịp khô thì đã bị chảy ra tiếp vì oan ức.

Duy Thức vẫn giữ gương mặt nghiêm khắc, nhếch nhẹ khoé môi:

"Anh nói tha trước mặt họ hàng không có nghĩa là tha trong nhà. Em là người nhà anh thì trước tiên phải học quy củ trong nhà trước."

"Em sẽ ngoan... Em thề luôn! Từ giờ em sẽ lau bàn thờ mỗi ngày luôn cũng được! Hức… Em thương anh nhất mà..."

Nó cố gắng níu tay Duy Thức rồi nở một nụ cười lấy lòng nhưng vẫn không ngừng sụt sịt. Yên Phong ngẩng đầu nhìn lên anh, hai mắt long lanh mong chờ được anh ôm vào lòng, xoa đầu an ủi và mong rằng lời anh vừa nói chỉ là giỡn để tăng thêm bầu không khí. Nhưng Duy Thức thì chỉ cười nhẹ một cái rồi gỡ tay nó ra, anh đứng dậy, nói vô cùng bình thản:

"Thương anh thì quỳ ngay ngắn lại cho anh đánh tiếp."

"...Hả?!?"

Yên Phong còn chưa kịp phản ứng thì đã bị anh xoay người lại đè vào thành ghế sofa, bắt khoanh tay úp mặt. Quần vẫn còn tụt lưng lửng, mấy lằn đỏ trên mông vừa bớt nóng lại bắt đầu thót lên vì sợ.

"Anh ơi... Thả em ra đi mà..." Yên Phong ngọ nguậy muốn thoát ra khỏi bàn tay đang ghì chặt lấy lưng mình, anh vừa ghì lại còn vừa giữ chặt áo trên lưng nó.

Duy Thức không những không thả tay mà còn tiếp tục cầm chổi vụt vụt ra ngoài không khí mấy cái, ổn thoả rồi thì tiếp tục nhịp lên cánh mông đỏ đỏ của đứa nhỏ đang sợ đến tái xanh.

"Anh... Hức, em sợ..."

"Cho anh một con số rõ ràng, một con số mà chắc chắn đủ để em ghi nhớ và không tái phạm trò ăn vụng đồ cúng và thất lễ trước tổ tiên lần nào nữa."

Yên Phong run lập cập, môi run bần bật, hai mắt nó đảo quanh như thể đang cố gắng tính toán đường lui cuối cùng cho mình. Một lúc lâu, nó mới lí nhí lên tiếng, giọng vừa nghẹn vừa run:

"Dạ… ba roi… chắc là đủ rồi ạ..."

Chát!

"Aaa hức, đau em..."

Đòn đầu tiên quất xuống như sét đánh, đau đến mức Yên Phong bật người lên, hai tay ôm chặt lấy ghế sofa mà khóc nấc.

"Hu hu... Đau ạ, hức..."

Duy Thức lạnh giọng, chổi vẫn tiếp tục nhịp đều: "Ba roi chỉ đủ để xin lỗi cái bao tử của em thôi. Còn tổ tiên thì chưa."

"Vậy… năm roi…? Hức… năm roi được không ạ?"

Chát!!

"Hu hu... anh ơi, hức hức..."

Đòn thứ hai mạnh hơn hẳn khiến đứa nhỏ co rúm người lại khóc đến nghẹn cả hơi. Mông vừa đỏ lại vừa nóng, hai chân nó run rẩy khuỵu thẳng xuống sofa nhưng rất nhanh đã bị Duy Thức kéo lên quỳ thẳng trở lại.

"Trước giờ chưa ai dạy em không được mặc cả khi đang bị phạt à? Hửm?" Duy Thức áp chổi lên mông mà vỗ mạnh như đang cảnh cáo.

Yên Phong khóc nấc một hồi, tuyệt vọng buột miệng:

"Vậy… mười roi ạ, hức… huhu…"

Duy Thức không đáp, anh chỉ lặng lẽ đứng sau lưng nó, ánh mắt nghiêm khắc như đao. Một giây sau, cánh tay cầm chổi vung cao.

"Được."

Chát!

"Một roi vì kì kèo trả giá."

Chát!

"Một roi vì dám ăn trộm đồ cúng."

Chát!

"Một roi vì thất lễ với tổ tiên."

Chát!

"Một roi vì không trung thực với anh."

Chát!

"Một roi vì không biết nghe lời."

Mỗi roi Duy Thức quất xuống đều dứt khoát không chút nương tay, anh vụt một cái là cả người Yên Phong nảy lên một cái, nước mắt nước mũi nó chảy ròng, tấm lưng gầy run lên cầm cập. Đến roi thứ năm thì cả người nó như sắp đổ sụp, hai tay tuột khỏi thành ghế, chỉ còn biết gục mặt xuống mà khóc nghẹn, miệng lắp bắp không thành câu:

"Anh ơi… hu hu… em… em sai rồi… đau quá… hức..."

Mông nhỏ của nó đỏ bừng như bị phỏng, in hằn rõ rệt năm vết chổi đậm nhạt xen kẽ. Lớp da mỏng manh run lên từng đợt theo mỗi tiếng nấc. Duy Thức nhìn đứa nhỏ gần như quỵ xuống, lồng ngực phập phồng vì khóc đến không thở nổi, trong lòng anh cũng mềm đi đôi chút nhưng gương mặt vẫn giữ vẻ lạnh lùng.

Anh đặt chổi qua một bên, ngồi xuống cạnh sofa, giọng trầm thấp:

"Đau đúng không?"

Yên Phong không dám trả lời mà chỉ gật đầu thật mạnh, nước mắt còn đọng trên cằm rớt xuống thấm vào vải ghế.

Duy Thức xoa xoa lưng nó, giọng anh dịu xuống:

"Anh có lời khen vì sáng giờ em phụ giúp anh lau bàn thờ tổ tiên. Vì vậy anh cho em nợ năm roi hôm nay. Bất cứ khi nào phạm lỗi, anh đánh cả roi mới lẫn roi cũ."

Duy Thức nói dài ơi là dài nhưng Yên Phong chỉ nhảy đúng bốn chữ xoay vòng vòng trong đầu: Ông bà phù hộ.

Ông bà phù hộ nó thiệt rồi, phù hộ nó tai qua nạn khỏi thoát được cây chổi lông gà. Huhu... Ông cụ tổ nhà họ Lâm thật sự về nhà ăn giỗ rồi! Công sức lau bàn thờ một chục lần sáng nay đã được đền đáp rồi!

Yên Phong vui đến mức quên cả đau, cái mông vẫn còn sưng đỏ bừng bừng mà nó đã xoay người nhào tới ôm lấy eo Duy Thức, gục đầu vào lòng anh sụt sịt:

"Cảm ơn ông bà... hức, cảm ơn tổ tiên... cảm ơn anh Thức..."

Nó vừa khóc vừa cười, vừa thở phào nhẹ nhõm lại vừa run lẩy bẩy vì vẫn còn nhớ cảm giác roi quất nảy cả người.

Duy Thức nhìn nó mà vừa buồn cười vừa bất lực. Đứa nhỏ này đúng là gan lớn, ăn vụng đồ cúng mà còn dám nói là được ông bà nhà anh phù hộ. Anh xoa đầu nó một cái, giọng lười nhác nhưng đầy cảnh cáo:

"Đừng có mừng sớm. Nợ thì vẫn là nợ. Anh nhớ rất dai."

Yên Phong lập tức gật đầu như giã tỏi nhưng trong lòng vẫn lén hí hửng nghĩ: "Kệ đi, có nợ thì trả sau, quan trọng là giữ được mạng bữa nay!"

Duy Thức nói xong thì đứng dậy đi về phía tủ y tế lấy hộp thuốc, vừa đi vừa dặn:

"Ở yên đó, anh chưa cho phép thì không được mặc lại quần."

Yên Phong bĩu môi quỳ yên trên ghế sofa, hai tay ôm lấy cái mông nhỏ đỏ bừng mà xoa xoa an ủi, lòng nó vẫn còn run nhưng mặt thì sáng rỡ như được đại xá. Trong đầu nó đúng là đang thắp nhang cúng tổ, tay khấn còn miệng lẩm bẩm: "Cảm tạ ông bà... Cảm tạ ông bà phù hộ... Cái mông con giữ được rồi..."

Một lát sau, Duy Thức trở lại với hộp thuốc mỡ trong tay, anh kéo nhẹ đứa nhỏ lại gần, giọng bình thản:

"Đau là đau thật nên phải bôi thuốc. Anh không muốn em nhiễm trùng rồi ngồi cũng không yên."

Yên Phong nghe xong thì suýt khóc tiếp, mím môi lí nhí:

"Anh Thức... Anh đúng thiệt là người tốt…"

Duy Thức chỉ hừ nhẹ: "Người tốt không đánh cho em nát mông như hôm nay."

Yên Phong: "…Nhưng người xấu thì đâu có chịu bôi thuốc…"

Duy Thức nhìn nó, khoé miệng khẽ cong thành một nụ cười mỏng nhưng vẫn không nói gì thêm. Tay anh nhẹ nhàng bôi thuốc lên những lằn roi đỏ hỏn, động tác tuy chậm mà chắc, vừa xoa vừa thổi nhẹ, dịu dàng đến lạ.

Giây phút ấy, Yên Phong cảm thấy dù cho phải ăn đòn cả trăm roi - chỉ cần cuối cùng vẫn được Duy Thức ở bên xoa thuốc, vẫn được ở lại cái nhà này - nó cũng chịu.

___

Tối đó Yên Phong vừa nằm sấp vừa măm măm thịt gà, tay cầm muỗng trét muối tiêu chanh lên từng miếng cho đỡ phải cúi xuống nhiều, miệng vừa nhai vừa lẩm bẩm suy nghĩ thật kỹ.

Có phải ông bà thật sự phù hộ nó không ta?

Nghĩ kỹ lại thì hình như… có á. Chứ nếu không thì sao anh Thức của nó lại chịu tha cho năm roi cuối cùng? Rõ ràng là ông bà phù hộ, ra tín hiệu cho cháu đích tôn dừng tay, rồi còn ra hiệu cho anh bôi thuốc cho nó nữa.

Nó gật gù cái đầu: "Chắc là có thiệt."

Nhưng mà…

Nếu ông bà phù hộ thật, thì sao để nó bị ăn đòn?

Ủa?

ỦA LÀ SAO?

Yên Phong sững người trong ba giây, thịt gà rớt khỏi tay cũng không thèm nhặt, trong đầu chỉ có đúng một tiếng vang:

"Ủa chứ rốt cuộc là ông bà có phù hộ hay không vậy ta?"

Rồi nó nhìn cái đùi gà trên bàn do Duy Thức mới mua ở ngoài về để thoả mãn cơn thèm thuồng đùi gà của nó, nó chép miệng, bĩu môi.

Rõ ràng cái này không ngon bằng miếng nó ăn vụng hồi trưa!

Nhưng rồi cuối cùng vì thèm quá, nó lại tiếp tục cầm cái đùi gà mới toanh lên cạp miếng thật to, vừa ăn vừa lèm bèm cái gì đó mà Duy Thức ngồi bên cạnh cũng chẳng rõ.

"Thất lễ với tổ tiên, tổ tiên chưa nói gì mà anh Thức đã cho bay hồn bay vía."

-End-

______

Ê sao viết càng lúc càng dài v tr?

mọi người cho mình xin góp ý nên tiết chế lại nội dung hay không nhé, hic hic 

dù sao thì,

Cảm ơn mọi người đã đọc, hẹn gặp lại ở CASE 05 💌

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro