3. Món quà giao tiếp
Chính xác là điều gì khiến một người hấp dẫn, đáng yêu, quyến rũ, cuốn hút? Dù có rất nhiều hành vi thể hiện những đặc tính này, nhưng bên dưới những điều ấy, thông điệp thực sự được gửi đi là: Tôi có vài thứ muốn thêm vào cuộc đời của bạn.
Trong những kỳ đầu của Hướng dẫn giao tiếp chúng ta đã tìm hiểu nền tảng của sự lôi cuốn cần có để những thói quen giao tiếp có thể trở nên hiệu quả.
Trong bài hướng dẫn trước, chúng ta đã bàn về việc khi ta khiến người khác cảm thấy tốt về bản thân, họ thường sẽ phóng chiếu những cảm xúc tích cực ấy lên bạn, và cũng cảm thấy tốt về bạn.
Nhưng làm cách nào để khơi gợi những cảm xúc tích cực ấy từ người khác?
Hãy đóng vai trò chủ nhà, và tặng họ 4 món quà giao tiếp.
Bạn luôn là chủ nhà
Khi ta gặp người mới, ta thường nghĩ đây là lần gặp mặt giữa hai người lạ - hai "vị khách".
Nhưng để làm một người giao tiếp cuốn hút, bạn phải nghĩ mình là chủ nhà trong mọi tình huống. Không cần biết ai mời ai đi chơi, hay ai chủ động, hay bạn mới là vị khách thiện chí ở nhà một người khác. Lối suy nghĩ chủ nhà là một thứ bạn định hình trong đầu ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Khi nghĩ bản thân luôn là chủ nhà, sự tập trung của bạn sẽ luôn hướng đến việc khiến người khác cảm thấy được hoan nghênh và "tự nhiên như ở nhà" (ngay cả khi các bạn đang đi chơi ngoài đường). Những ý định và hành vi của bạn nói rằng, "xõa đi bạn ơi", bạn luôn tìm cách khiến những người mình gặp mặt cảm thấy thoải mái và được quan tâm nhiếu nhất có thể.
Là một chủ nhà, bạn là người điều phối cuộc trò chuyện, thúc đẩy cuộc trò chuyện khi nó bắt đầu tụt chậm lại. Bạn đảm bảo người khác đang cảm thấy vui, và cố gắng tỏ lòng "hiếu khách" và đáp ứng những nhu cầu của họ.
Bạn phải hào phóng khi giao tiếp, và luôn mang theo những món quà phù hợp với những nhu cầu ấy ở mỗi lần gặp mặt.
4 món quà giao tiếp
Chính xác là điều gì khiến một người hấp dẫn, đáng yêu, quyến rũ, cuốn hút? Dù có rất nhiều hành vi thể hiện những đặc tính này, nhưng bên dưới những điều ấy, thông điệp thực sự được gửi đi là: Tôi có vài thứ muốn thêm vào cuộc đời của bạn.
Ta hay nghĩ động lực học của tương tác xã hội là một thứ gì đó trừu tượng và lu mờ, nhưng thực chất có một cách lý giải hợp lý hơn. Mỗi một mối quan hệ đều thể hiện đặc quyền và trách nhiệm, cả bạn bè và người yêu đều tiếp thêm vào cuộc đời của bạn, nhưng cũng cần từ bạn thời gian, trợ giúp, hỗ trợ về mặt cảm xúc - và đôi khi là tài chính. Vì thế con người tìm kiếm sự gắn kết với những người khiến cho phương trình của họ đưa ra kết quả có lợi nhất - những người đem lại "lợi ích" nhiều hơn "tổn thất". Họ tìm kiếm những người tích cực trong cuộc đời họ và khước từ những ai bòn rút nhiều hơn là cho đi.
"Kinh tế học" của việc "đổi chác trong giao tiếp" này nghe có vẻ hờ hững và tính toán, nhưng đó là bản chất của con người, của bạn và của tôi.
Đó là lý do bạn cảm thấy hứng khởi khi tìm thấy một người thích bàn về tôn giáo giống như mình, hay gặp một người bạn cử tạ tiềm năng mà bạn cảm giác là họ có thể giúp mình đạt được mục tiêu. Và ngược lại, đó cũng là lý do khi bạn gặp một người chán đến phát ngán, hay nói đủ thứ trên trời dưới đất về những "bi lụy" trong cuộc đời của họ, bạn chỉ muốn chạy cho khuất mắt.
Khi biết rằng người ta tìm kiếm những đồng minh, và muốn gắn kết với những người có thể củng cố cuộc đời của họ thay vì trở thành gánh nặng, rất dễ dàng để nhận thấy tại sao chìa khóa giao tiếp thành công lại là hào phóng trong giao tiếp - chứng minh bạn là kiểu người cho đi nhiều hơn, hay ít nhất là tương đương, những gì bạn đòi hỏi.
Bạn có thể làm được điều này bằng cách cho đi thứ mà tác giả của First Impressions: What You Don't Know About How Others See You (Ấn tượng đầu tiên: Những điều bạn chưa biết về những gì người khác nghĩ về bạn) gọi là 4 "món quà giao tiếp". Những món quà này đáp ứng những nhu cầu cơ bản, phổ biến nhất, thay đổi cách họ cảm nhận về bản thân (và sau đó là về bạn), và thuộc bốn thể loại sau:
Trân trọng - Thừa nhận, tôn trọng, và tán dương những phẩm chất tích cực của một người. Đừng tiếc những lời khen.Gắn kết - Tìm kiếm những nơi cuộc sống của bạn giao thoa với cuộc sống của người khác. Hai người chung trường trung học, thích cùng một ban nhạc, có một người bạn chung nào đó, thích cùng một nhà hàng, có cùng sở thích, có những niềm tin giống nhau, và những điều tương tự. Con người ta thích những ai giống mình!Nâng tầm - Nâng cao tinh thần của người khác, làm họ cười, khiến họ cảm thấy vui, giới thiệu họ một hoạt động mới thú vị.Khai sáng - Cho người khác xem một cuốn tiểu thuyết, thông tin, ý tưởng và suy nghĩ hấp dẫn. Không nhất thiết phải nặng nề, chính trị, hay học thuật, mà có thể là những điều nhỏ nhặt hay tin tức hằng ngày - bất cứ thứ gì có thể khiến người khác thích thú và mở mang đầu óc.
Trong số 4 món quà này, có thể một hoặc hai món quà là thế mạnh của bạn - bạn có thể cho đi những món quà ấy một cách tự nhiên. Điều đó rất tuyệt vời, nhưng hãy nhớ rằng dựa dẫm quá nhiều vào chỉ một món quà đôi khi sẽ phản tác dụng, nếu sử dụng bừa bãi, một món quà có thể trở thành một gánh nặng, và từ lợi ích biến thành tổn thất. Ví dụ, một người liên tục đùa cợt mà không bao gời nói chuyện nghiêm túc, hoặc "dạy đời" người khác không ngừng nghỉ với những thông tin "hay ho" mà họ biết, sẽ không có kết quả tốt. Sự lôi cuốn được sinh ra từ 4 món quà giao tiếp này một cách cân bằng.
Cho đi cũng là nhận lại
Sẽ rất tuyệt vời khi sống suốt cuộc đời với tư cách "chủ nhà" - giúp đỡ người khác hòa nhập, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và cho họ hơi ấm của sự thừa nhận và sự nâng đỡ mà họ khao khát - đặc biệt là trong thế giới mà mọi người cảm thấy siêu gắn kết nhưng đồng thời cũng thường siêu cô đơn.
Nhưng đây không chỉ đơn thuần là vì người khác.
Hào phóng trong giao tiếp ngược đời ở chỗ, bằng cách tặng người khác những món quà giao tiếp mà họ khao khát, bạn có thể thu hồi vốn liếng mình bỏ ra.
Đầu tiên, khi ngừng tập trung vào bản thân và hướng sự tập trung ấy vào một người khác, bạn thực chất ít hồi hộp và ngượng ngùng hơn, và hành xử cũng tự tin hơn. Khi quên đi bản thân, con người tốt đẹp nhất của bạn được dịp tỏa sáng.
Thứ hai, cách chắc cú nhất để nhận được sự chú ý là cho đi sự chú ý. Khi bạn tỏ ra hứng thú với người khác, họ cũng sẽ hứng thú với bạn.
Cuối cùng, nên nhớ rằng sự "mất cân bằng" này không kéo dài lâu, dù ban đầu là bạn chủ động giao tiếp hào phóng, nhưng sau khi đã thành lập một mối quan hệ với một người, nó tự nhiên sẽ tiến hóa thành một thứ có lợi cho cả hai bên, nếu không thì người kia đơn giản không phải là người bạn muốn duy trì mối quan hệ! Tất nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp những người cũng giao tiếp hào phóng ngay từ giây phút đầu giống như bạn - trong trường hợp đó hai người sẽ có một khoảng thời gian vô cùng vui vẻ. Nhưng điều đó rất hiếm, khá là không may, nhưng thực ra lại rất may đối với bạn, các độc giả của Hướng dẫn giao tiếp, vì nó hiếm nên bạn sẽ trở nên rất nổi bật.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro