Người dám lên tiếng

Sau hàng tuần chỉ trích, bài báo, lộ tin nhắn, sau hàng ngàn bình luận từ fan và người trong ngành, HYBE buộc phải lên lịch một buổi họp báo chính thức. Không còn né được nữa.

"Công ty cần làm rõ các cáo buộc xoay quanh việc nghệ sĩ bị quấy rối, bị tình dục hóa bởi cộng đồng, và không được bảo vệ đúng cách."

Họ gửi mail cho từng thành viên TXT:

"Họp báo dạng đọc script. Không nhận câu hỏi từ báo chí. Không ai được phép phát biểu riêng."

Soobin không ký xác nhận. Thay vào đó, cậu gửi lại một yêu cầu, chỉ vỏn vẹn:

"Tôi muốn phát biểu với tư cách cá nhân. Không thông qua công ty."

Không ai trả lời. Nhưng đêm hôm đó, văn phòng nhận được hơn 3.000 mail từ fan quốc tế. Không phải "mong công ty bảo vệ Yeonjun". Mà là:

"If Soobin wants to speak, you let him."
(Nếu Soobin muốn nói, hãy để cậu ấy được nói.)

48 tiếng sau đó, công ty buộc phải đồng ý.

 Ngày họp báo: 11:00 sáng. Địa điểm: Hội trường chính HYBE, livestream toàn cầu. Nhưng trong lúc ấy, bên ngoài trụ sở đã chật kín người. Không phải báo chí. Mà là fan trong nước lẫn quốc tế.

Họ không khóc. Không la hét. Không cầm lightstick. Chỉ cầm khẩu hiệu đơn giản, lạnh lùng, nhưng đanh thép:

"You're not for sale." "Silence is betrayal." "We don't protect idols. We protect people."

Trên khắp thế giới, đồng loạt:

New York: Một tấm bảng điện tử ở Times Square hiển thị đúng 30 phút với dòng:

"Yeonjun, you are more than your body. You are human."

 Paris: Trên cầu tình yêu Pont des Arts, fan dán hàng trăm tờ giấy với nét chữ tay:

"Ce n'est pas à vendre." (Không phải để bán.)

 Seoul: Cửa tàu điện Gwanghwamun, một nhóm sinh viên dán hàng trăm sticker:

"Protect your artists or we'll protect them from you."

Trở lại phòng họp báo. Cả nhóm TXT mặc suit đen, ngồi phía trước. Soobin đứng dậy đầu tiên, tiến về bục phát biểu. Không nhìn sang nhân viên. Không xin phép. Không đọc script.

"Tôi là trưởng nhóm TXT. Nhưng hôm nay, tôi muốn nói với tư cách một người đã chứng kiến bạn mình bị đối xử như món hàng."

"Tôi không cần ai xác nhận lời tôi là đúng. Bởi vì tôi biết và người đang tổn thương cũng biết –
rằng các người đã để mặc Yeonjun một mình suốt thời gian qua."

Phía dưới xôn xao. Nhân viên định đứng lên, nhưng cậu nói tiếp một cách nhanh, dứt khoát:

"Yeonjun không bán cơ thể. Không bán ánh mắt. Không bán sự dịu dàng. Các người đừng nói cậu ấy đang 'gây hiểu nhầm'. Các người đã để yên khi cậu ấy bị gạ tình, bị sexual hoá, bị mổ xẻ từng động tác."

"Nếu hôm nay, công ty không đưa ra kế hoạch hành động rõ ràng thì đây là lần cuối cùng tôi ngồi đây dưới tên gọi là một nghệ sĩ thuộc HYBE."

Cả khán phòng chết lặng.

Sau đó là Yeonjun bước lên. Không nói gì nhiều. Chỉ cúi đầu, giọng nhỏ nhưng rõ:

"Cảm ơn vì đã để tôi là người. Không phải tấm áp phích. Không phải thứ dễ vứt đi."

Cậu cúi đầu thật lâu. Phía sau, Soobin vẫn đứng không quay lưng, không rời khỏi bục.

Họp báo kết thúc. Không ai biết rồi chuyện sẽ đi đến đâu. Nhưng fan đã biết một điều:

Họ không phải những đứa trẻ xin xỏ công ty. Họ là cộng đồng biết phân biệt đúng sai, biết yêu thương không mù quáng và sẵn sàng nhắc lại một sự thật đơn giản nhất:

"You're not for sale."

Không ai được quyền gắn giá lên một người, chỉ vì họ đang đứng trên sân khấu và là một idol."

Ngày hôm sau buổi họp báo.

Văn phòng quản lý nghệ sĩ gửi mail nội bộ. Tiêu đề rất lạnh:

"Khuyến cáo hành vi ngoài kịch bản Choi Soobin."

Nội dung:
– Vi phạm quy trình phát biểu
– Gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty
– Kích động phản ứng dư luận không kiểm soát
– Đề nghị xem xét kỷ luật nếu tái phạm

Không cc Yeonjun. Không cc thành viên nào khác.

Chỉ gửi riêng Soobin. Cậu đọc hếtKhông ngạc nhiên. Nhưng 5 phút sau, điện thoại cậu báo rung liên tục. Lý do?

Một fanbase quốc tế – MOA UNION USA – đăng bài:

"Chúng tôi sẽ ủy quyền luật sư nếu công ty có bất kỳ hành vi trừng phạt nào với Choi Soobin."

Bài viết lan khắp Twitter. Hơn 200.000 quote tweet, kèm dòng hashtag:

#TouchSoobinAndWeSue

Một fan khác gửi thẳng thư đến HYBE:

"Chúng tôi đã im lặng khi các người bỏ rơi Yeonjun. Nhưng nếu dám chạm vào người duy nhất dám lên tiếng, thì đừng trách cộng đồng quốc tế biến điều đó thành scandal toàn cầu."

Không lâu sau, công ty rút lại thư cảnh cáo. Không thông báo. Không xin lỗi. Nhưng trên hệ thống nội bộ, trạng thái email bị đổi thành "recalled". Và thế là ai cũng hiểu:

Lần đầu tiên, Soobin thắng không phải nhờ quyền lực, mà nhờ có quá nhiều người đứng phía sau.

Tối hôm đó, cả nhóm TXT livestream như một thói quen xoa dịu MOA sau sự kiện lớn.

Camera bật. Mỗi người mặc đồ đơn giản, không makeup, ngồi sát nhau trong phòng ký túc xá.

Yeonjun ngồi giữa Soobin và Beomgyu. Khóe miệng không cong. Chỉ có ánh mắt là dịu dàng.

Taehyun kể chuyện hậu trường lúc ghi hình dance challenge, bị trượt chân. Beomgyu nhái lại một cách gượng gạo. HueningKai thì bật cười quá sớm.

Tất cả nhìn về phía Yeonjun. Chờ xem liệu anh có cười không. Và rồi Yeonjun nhoẻn miệng. Không thành tiếng. Không cố. Chỉ cười.

Không phải kiểu "idol fanservice". Không phải kiểu "cười để cho qua". Mà là cười thật. Cười như thể lần đầu tiên sau chuỗi ngày dài ngột ngạt, anh không cần bảo vệ gì cả, chỉ cần được thở.

Soobin nghiêng đầu nhìn không cười theo, không chen lời. Chỉ nhẹ nhàng đẩy chai nước lại gần. Yeonjun nhận, mắt vẫn còn ươn ướt.

Fan xem livestream, không ai bảo gì. Chỉ toàn bình luận như:

"Cậu cười rồi."
"Thật rồi."
"Cuối cùng."

Ngày hôm sau, một bài viết xuất hiện trên Pann.

Người đăng: ẩn danh. Nhưng ai cũng nhận ra giọng điệu:

"Tôi từng là idol. Tôi biết cảm giác bị nhìn như món hàng.
Tôi từng được đưa đến những buổi tiệc nơi họ gọi thân thể mình bằng đơn vị giá tiền.
Và tôi đã câm lặng mãi đến khi rời ngành."

Bài viết không nhắc tên. Nhưng kết lại bằng:

"Cảm ơn Soobin. Và Yeonjun à tôi không biết em, nhưng tôi từng là em. Em không đáng phải im lặng. Em không sai vì đã yêu thương ai đó bằng cách của riêng mình."

Fan tìm ra ngay: Chủ bài viết là một cựu idol nhóm nam gen 2, hiện đang hoạt động độc lập với tư cách producer. Anh khóa bài sau 6 tiếng. Không để lại bình luận.

Nhưng những người đọc được đều lưu lại, như một bằng chứng:
Yeonjun không đơn độc.
Không phải người đầu tiên.
Và không phải là người cuối cùng.

Nụ cười đầu tiên sau chuỗi ngày dài không đến từ lời xin lỗi của công ty. Không từ những tuyên bố PR rỗng tuếch. Mà đến từ việc biết rằng: anh đã dám sống thật, và có người dám bước ra khỏi im lặng để sống thật cùng anh.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro