.4 - Trở về
Bảo Khang hoảng hốt nhìn người đứng trước mặt mình :
- Này, mày bò từ bãi rác nào lên thế ?
- Sao nỡ nói nặng thế, tao chỉ là... không tắm hai ngày thôi mà.
Khang cạn lời. Thằng bạn nối khố mất tăm mất tích cả tuần này khiến cậu chàng lo sốt vó, bây giờ đùng đùng xuất hiện như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Rõ ràng là mặt mày nhếch nhác, người ngợm hôi rình, vậy mà nó vẫn giương đôi mắt điềm nhiên như chẳng hề có chuyện gì xảy ra khiến Khang sôi máu :
- Cả tuần nay mày đi đâu giờ mới về, nói !
- Trước hết cho tao mượn bộ quần áo với nhà tắm đã. Nấu giùm tao tô mì luôn nhá, xong tao kể với mày, cảm ơn bạn iu. - Nói rồi nó chạy tót vào trong.
Khang vừa làu bàu vừa vào bếp đun nước. Lối vào buồng tắm thông với nhà bếp, thế nên Khang có thể nghe rõ mồn một lời An kể lại :
- Ờ, chuyện cũng không có gì. Hồi đầu hè tao nghe hàng xóm nói thầm với bác tao là mẹ tao lấy chồng ở trên thành phố nên tao mới lên đấy tìm hiểu thử xem sao. Tao gặp mẹ, ăn chơi nhảy múa xong rồi thì giờ về lại đây.
- Dóc láo vừa thôi, mày mà ăn chơi nhảy múa thì đã không phải về nhà tao ăn mì tôm thế này.
Có một thoáng ngập ngừng, rồi An gào tướng lên :
- Đúng rồi, tao nói dối đấy. Mẹ tao không chịu gặp tao nên tao lê lết ăn vạ cả tháng ở đấy, được chưa !
Tiếng nước xả ầm ầm, nhưng Khang vẫn loáng thoáng nghe được tiếng khóc rấm rứt. Cậu thấy thật tội lỗi, nhưng cũng tức lắm. Mình có phải loại người thích lôi chuyện buồn của bạn bè ra giễu cợt đâu.
- Sao mày khó chịu với tao, tao làm gì mày ? Mẹ mày không chịu gặp mày, còn tao thì cả bố mẹ đều không chịu gặp kìa.
Tiếng nước chảy nhỏ dần rồi tắt hẳn. Loạt soạt một hồi, An vừa lau tóc vừa bước ra ngoài, đôi mắt đỏ hoe :
- Xin lỗi được chưa, tao không quát mày.
Rồi chẳng nói gì thêm, cậu chàng mở bát mì tôm mới úp, ăn ngồm ngoàm.
- Sao lúc đầu mày không nói chuyện với anh em ? Tao cũng có cấm cản gì mày đâu mà trốn biệt tăm vậy ?
Khang buồn bực. Rõ ràng người nhà An không hoảng hốt thì chẳng đến phiên mình lo hộ, nhưng cậu vẫn khó chịu vì bạn thân không nói gì. Cứ như thể mình chẳng là gì với nó vậy.
- Tao.. tao chẳng biết nữa. Lúc ấy tao chỉ nghĩ muốn đi thì đi thôi.
- Tiêu hết tiền rồi à ?
- Chưa, vẫn còn. Mày không phải lo, mẹ tao cũng cho tao một ít.
Mặt Thành An bình thản, nhưng Bảo Khang hiểu rõ bạn mình đang cố kìm cơn xúc động. Nó không muốn khóc lóc trước mặt bất kì ai, niềm kiêu hãnh của con trai mà.
- Thế mày còn định ở nhà bác không ? Lúc tao đi hỏi thì thì bác mày nói mày bỏ nhà đi, đồn khắp làng trên xóm dưới kìa.
- Biết ngay mà. Nếu biết thế thì tao đi luôn, mất công về lại cho rách việc... Ui da ! Sao đánh tao ?!
Khang đá An một cái rõ đau.
- Rách là rách việc thế nào ? Bỏ anh em mà không nói một lời còn không sai hả ? Mà giờ chưa tốt nghiệp cấp 3, mày bỏ ngang vậy không thấy tiếc sao ?
- Kệ đi, tao có tay chân, không chết đói được.
Thành An mà quyết thì có mười con trâu cũng không kéo nó về được. Bảo Khang có chín chắn cỡ nào thì cũng chỉ là thằng nhóc 17 tuổi, không có cách nào khuyên nhủ bạn mình.
- Hay là ở nhà tao tạm...
- Mày đừng chèo kéo tao, bà mày không thích tao còn gì. Lát tao ghé qua nhà lấy mấy bộ quần áo thôi, sáng mai tao đi. Yên tâm, tao định lên thành phố làm ở quán rửa xe rồi, mấy hôm trước có người cho tao làm.
Không để ý đến sự sốt sắng của bạn, Thành An đứng dậy bê bát đi rửa. Cậu ta cười toe :
- Ổn định thì tao nhắn cho mày. Đừng có lo, tao lớn rồi.
............
Trong bữa tối, bà nội vừa xới cơm, vừa ướm hỏi :
- Hồi chiều thằng An qua nhà mình à Khang ?
- Dạ không có.
Khang chối ngay, nhưng cậu chàng tò mò hỏi lại :
- Bà ơi, sao bà hỏi thế ?
- An nó mới về nhà bác nó kìa. Tưởng nó bỏ nhà đi biệt xứ rồi chứ, ai mà ngờ nó lại về rồi. Nó không về nhà mình thì tốt.
Thấy Khang vẫn chăm chú nghe mình nói chuyện, bà nội yên tâm. Nhưng rồi bà cũng thở dài :
- Bà không thích cháu chơi với mấy đứa không tốt, nhưng kể ra thì số thằng An cũng khổ. Nếu bố nó còn sống thì mẹ nó chẳng phải đi bước nữa, bác nó cũng chẳng phải người hiền lành gì. Nếu mà nó cố gắng học hành thì tương lai còn xán lạn, đằng này vừa bỏ học lại còn giao du với mấy đứa nhãi ranh xã trên. Bà nuôi cháu ăn học không phải để theo những hạng như thế.
- Nhưng bà ơi...
- Nó là bạn thân cháu, nhưng bạn nó cũng có nhiều thành phần khác nữa. Thằng An tự nó bứt ra vươn lên thì sớm muộn cũng chẳng tốt đẹp gì. Tính nó cục, lại còn cứng đầu nữa.
Khang không đồng ý với bà, nhưng cũng sợ chuyện không hay xảy ra với bạn. Đám "nhãi ranh" bà nói cũng là người Khang quen, chẳng qua là không thân thiết lắm. Nghĩ đến họ, Khang càng lo lắng hơn.
Nhìn đăm đăm vào danh bạ trong điện thoại, Bảo Khang hít mạnh một hơi.
Dù sau này An có giận, Khang cũng chịu.
..........
- Đặng Thành An, đứng ngay lại !
Nghe thấy giọng nói quen thuộc, An sững người. Nhưng rồi định thần ngay lại, cậu chàng nhanh chóng vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng chạy trời không khỏi nắng, cậu nhanh chóng bị tóm gáy lại.
- Định đi đâu ? Bỏ nhà ra đi, bỏ học, bỏ trường, cậu cũng to gan quá ha !?
Thành An không sợ trời không sợ đất, duy chỉ sợ nhất con người này. Điều này thay đổi khi cậu lên cấp 3. Khi còn học trung học cơ sở, Thành An dám nghĩ năm thì bảy bữa, nhưng ngay khi vào lớp 10 thì xin chừa.
Người mà Thành An sợ hơn sợ cọp ấy không ai khác chính là người đang túm cậu lúc này - thầy Tài chủ nhiệm.
Phải, Đặng Thành An chỉ sợ duy nhất Phạm Lưu Tuấn Tài đây thôi.
- Sao, cậu còn dám trừng tôi à ?
- Thầy ơi, đừng véo em ! Á uii !!!
- Tôi còn chưa nát mông cậu là may, mới bây lớn mà bày đặt lang bạt xã hội ! Đi về nhà ngay !!
Nghe giọng điệu thầy giáo như thể cho rằng việc mình làm là trò trẻ con, An giãy nảy :
- Em không về ! Người ta đuổi em đi rồi, em không muốn về ! Có chết cũng không về ! Thầy đừng bảo em không biết gì, em tự nuôi mình được !!!
Sức trẻ mười bảy bẻ gãy sừng trâu, Thành An nhanh nhẹn vặn mình thoát được lực kìm kẹp của người lớn. Trừng mắt một hồi với cậu học trò bướng bỉnh, thầy Tài khẽ lắc đầu :
- Ai bảo cậu về nhà bác ?
- Dạ ??? - Hả ? Ủa ? Là sao ta ? Thành An nghệch mặt ra, trong đầu xuất hiện vạn dấu chấm hỏi.
- Về nhà tôi, tôi nuôi cậu.
Nghe thế, An hơi cụp "đuôi" lại :
- Em xin thầy một bữa rồi đi, còn lại không cần.
- Ra vẻ cái gì ? Học hành đã tới đâu đâu, ngoan, về tôi lo cho cậu.
Không kịp để An cãi lại, thầy Tài đã mắng xối xả :
- Gặp chuyện cũng không biết mở mồm hỏi ý kiến người lớn, lớn đầu mà xớn xa xớn xác. Dù gì còn có một năm nữa là tốt nghiệp, lúc ấy cậu có muốn làm công nhân hay thi đại học thì tôi cũng kệ. Nhưng giờ thì cậu vẫn là học sinh của tôi, hiểu chưa !? Tôi không phải cha mẹ cậu, nhưng ngày ba bữa thì tôi lo được. Hết đứa này đến đứa khác, có phải không được miễn học phí đâu mà cứ nhớn nhác đòi nghỉ học làm gì không biết.
Trong lòng An dấy lên nỗi niềm khó tả, nhưng cậu vẫn cứng đầu cứng cổ :
- Nuôi em vậy rồi chừng nào thấy mới lấy được vợ, cũng đâu còn trẻ gì, thầy định ế mãn kiếp luôn hả ?
- Em thích hỗn không ? Đợi em cuốn xéo đi đại học thì tìm !
- Thế vậy tới khi đó thầy lấy em luôn đi, khỏi kiếm chi mắc công. - Thầy Tài lườm nó cháy mặt, còn nó thì vẫn trưng ra cái mặt gợi đòn ấy mà cười hề hề.
Chiếc ba lô bị thầy bắt được rồi, Thành An cũng chẳng dại gì mà cướp lại. Tuy mạnh miệng đòi đi làm xa vậy thôi chứ hồi đêm qua khi chuẩn bị quần áo An cũng hoảnh lắm. Hiện giờ được thầy "bao nuôi", An như thấy mình được chào đón về nhà vậy.
Thật sự muốn khóc.
Tiếng giày đạp đường bê tông lạo xạo.
- Sao thầy biết chuyện mà đến tìm em ?
- Khang nói.
- Em đánh chết nó !
Thầy Tài tát cái bốp vào đầu thằng trò bướng bỉnh :
- Có tôi đây mà còn tính chuyện đánh đấm gì ?
Thành An gục đầu không nói chuyện. Mãi hồi lâu mới có tiếng ậm ừ khụt khịt đáp lời.
- Cậu may mắn vì có bạn tốt như thế đấy, không phải ai cũng lo lắng sốt vó cho người ngoài như vậy đâu.
Không phải người ngoài, hơn cả bạn bè, An nghĩ, đó là anh em.
- May mắn vì có thầy nữa ạ !
- Dẻo miệng, lo mà học hành đàng hoàng.
- Dạ !!
Và cả thầy giáo nữa, bây giờ là thầy nhưng biết đâu được sau này lại trở thành tài lương chông của An thì sao nhỉ ? Ai biết được, cuộc đời mà..
..............
Cảm ơn mọi người đã đọc, chúc mọi người đọc truyện vui vẻ 💗
11.12.24
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro