KDCK - CHương 5: Tư vấn và quản lý danh mục đầu tư

     Chương 5: Tư vấn và quản lí danh mục đầu tư

5.1. Tư vấn chứng khoán

5.1.1. Khái niệm và phân loại hoạt động tư vấn chứng khoán

* Khái niệm

  Tư vấn trong lĩnh vực CK là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu liên quan đến CK, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng.

   - Các tư vấn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về CK & TTCK, để từ đó đưa ra các quyết định của chính mình. Các khuyến nghị của nhà tư vấn chỉ có tác dụng tham khảo.

   - Nhà tư vấn không chịu trách nhiệm về hậu quả các quyết định của nhà đầu tư, của công ty niêm yết và quyết định tái cơ cấu tài chính của DN.

*  Phân loại

- Theo hình thức của hoạt động tư vấn

+ Tư vấn trực tiếp

+ Tư vấn gián tiếp

- Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn

+ Tư vấn gợi ý

+ Tư vấn ủy quyền

- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn

+ Tư vấn phát hành chứng khoán

+ Tư vấn đầu tư

+ Tư vấn niêm yết chứng khoán

+ Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp…

5.1.2. Điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn

* Điều kiện triển khai hoạt động tư vấn

   - Đk về vốn: thường không lớn, chỉ cần đủ để duy trì các hoạt động bình thường của công ty như thuê văn phòng, trả lương nhân viên và các chi phí hành chính khác

   - Đk về nhân sự: rất chặt chẽ, phải có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực CK

   + Vượt qua kì thi do ngành chứng khoán tổ chức

   + Có giấy phép hành nghề tư vấn CK

   + Tốt nghiệp đại học kinh tế TC - NH…

   + Kinh nghiệm nghề nghiệp…

* Nguyên tắc tư vấn

- Thứ nhất: trừ các trường hợp nhà tư vấn hành nghề với tư cách cá nhân độc lập, mọi khuyến nghị của nhà tư vấn đều phải dựa trên kết luận của Hội đồng tư vấn.

- Thứ hai: chấp hành các qđịnh về đạo đức nghề nghiệp.

- Thứ ba: mọi phát ngôn tư vấn phải có cơ sở khoa học, căn cứ rõ ràng, lý luận thuyết phục. Không chấp nhận những phát ngôn tư vấn không rõ ràng, thiếu tính chính xác.

* Nguyên tắc tư vấn đầu tư CK

-  Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của CK

- Luôn nhắc nhở khách hàng: những lời tư vấn có thể không chính xác, không đúng với thực tế. Nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó.

- Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại CK nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan là sự phân tích tổng hợp một cách logic và khoa học.

5.1.3. Tư vấn phát hành CK

* Nội dung tư vấn phát hành bao gồm:

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thức đúng về mình, từ đó có các biện pháp cải thiện thích hợp.

- Giúp người phát hành xác định chính xác giá trị doanh nghiệp.

- Tư vấn về loại chứng khoán, thời điểm, phương thức phát hành.

- Tư vấn về đối tượng chào bán.

+ Xác định giá trị doanh nghiệp

+Tư vấn xây dựng điều lệ

+Tư vấn cơ cấu cổ đông

+Trung gian tổ chức bán đấu giá cổ phần

+Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông

+Tư vấn xử lý các vấn đề liên quan đến CPH

5.1.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán

* Các hình thức tư vấn

- Tư vấn trực tiếp (Gặp gỡ face to face, Điện thoại)

- Tư vấn gián tiếp (Cung cấp thông tin: gửi thông tin, gửi báo cáo phân tích, đánh giá tình hình)

*  Đặc điểm: Thường là nghiệp vụ gián thu, hỗ trợ hđộng môi giới và các hđộng khác

* Khó khăn trong quản lí và đánh giá hoạt động tư vấn

- Nhà tư vấn thường đánh giá thị trường theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan → việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn có thể khác nhau

- Quản lí tư vấn trực tiếp khó khăn hơn tư vấn gián tiếp

- Tính khách quan, chính xác của những bản tin phân tích là cơ sở đánh giá chất lượng của hoạt động tư vấn

* Nội dung tư vấn

- Tư vấn chiến lược và kĩ thuật giao dịch; chu kì và thời điểm mua bán

+ Chiến lược mua:

   Mua nhiều lần (kiểu rải đinh), mua gọn 1 lần, mua chọn lọc,

   Mua theo chiến lược thụ động? Mua rồi giữ luôn (đầu tư dài hạn)?

   Đầu tư giá trị: tìm kiếm CP có giá thị trường thấp hơn giá trị của nó…

+ Chiến lược bán: cắt lỗ, thực hiện lợi nhuận, chuyển đổi danh mục…

    Cung cấp kết quả phân tích về CK&TTCK

    Đề xuất các tiêu chí mua CK: cổ tức, giá trị sổ sách, P/B, EPS, P/E…

* Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung tư vấn

- Tình hình tài chính của khách hàng;

- Thu nhập của khách hàng;

- Mục tiêu đầu tư của khách hàng;

- Khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng;

- Kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng.

5.1.5. Tư vấn niêm yết, tái cơ cấu - tư vấn tài chính

- Bước 1: Tiếp xúc doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp và quyết định thực hiện dịch vụ

- Bước 2: Kí hợp đồng và lập kế hoạch triển khai tư vấn

- Bước 3: Tổ chức thực hiện tư vấn

- Bước 4: Theo dõi, xử lí các sự cố, sai sót trong nghiệp vụ

- Bước 5: Kết thúc hợp đồng tư vấn

5.2. Danh mục đầu tư.

5.2.1. Danh mục đầu tư và danh mục đầu tư thị trường

- Danh mục đầu tư (Porfolio) CK là danh sách các loại CK và tỉ trọng vốn đầu tư cho mỗi loại CK được nhà đầu tư lựa chọn, hoặc được các công ty KDCK lựa chọn để tiến hành tư vấn đầu tư cho khách hàng.

- Danh mục đầu tư thị trường (Market Porfolio) là một danh mục đầu tư bao gồm tất cả các CK và những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường. Mỗi tài sản trong danh mục này chiếm 1 tỉ lệ đúng bằng giá trị thị trường của tài sản đó trong tổng giá trị của toàn bộ thị trường.

a. Mức sinh lời kì vọng của danh mục đầu tư

* Mức sinh lời ước tính của danh mục

+ Cách 1: E(rp) =  ∑ [wj x E(rj)]     J =1→m

Trong đó:

 - wj  là tỉ trọng vốn đầu tư vào chứng khoán J trong danh mục

 - E(rj) là doanh lợi kì vọng của chứng khoán J trong danh mục

 - m là tổng số chứng khoán trong danh mục đầu tư

 - w1 + w2 + ... + wm   = 1

VD: bài tập 52

+ Cách 2:      E(rp) =  ∑ [Pi x E(rpi)]     i =1→n

Trong đó:

 - Pi  là xác suất xảy ra trạng thái i

 - E(rpi) là doanh lợi kì vọng của danh mục trong trạng thái i

 - n là tổng số các trạng thái

 - P1 + P2 + ... + Pn   = 1

          E(rpi) = ∑ [wij x rij)]     j =1→m

wij là tỉ trọng vốn đtư của CK j trong dmuc

rij là lợi nhuận ước tính của CK j trong tr.thái i

b. Rủi ro của danh mục đầu tư

* Rủi ro của danh mục đầu tư

- K/n: Rủi ro của danh mục đầu tư là khả năng biến động trong tương lai về kết quả thu được của việc đầu tư.

Không thể đánh giá rủi ro của danh mục bằng cách cộng rủi ro của từng CK cá biệt mà phải đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng loại CK riêng lẻ đó đối với danh mục đầu tư, bởi lẽ khi kết hợp các loại CK với nhau chúng có thể triệt tiêu và làm giảm rủi ro cho danh mục.

* 2 loại rủi ro

   - Rủi ro hệ thống khó có thể tránh được khi nó đã xảy ra.

   - Rủi ro không hệ thống đối với 1 loại CK có thể lường tránh được bằng biện pháp đa dạng hóa DMĐT.

* Phương pháp kiểm soát rủi ro: đa dạng hóa danh mục đầu tư

Ví dụ: có 2 công ty, một sản xuất kem chống nắng và một sản xuất áo đi mưa.

Mùa hè nhiều mưa sẽ làm giảm thu nhập của công ty sản xuất kem chống nắng nhưng làm tăng thu nhập của công ty sản xuất áo đi mưa

Ngược lại: mùa hé ít mưa…

=> Việc đầu tư kết hợp 2 loại CP trên sẽ là biện pháp bảo hiểm lẫn nhau.

* Nhận xét

   - Mức độ rủi ro của DM cao hay thấp tùy thuộc vào sự tương tác giữa các CK.

   - Đa dạng hóa đầu tư chỉ có tác dụng giảm rủi ro không hệ thống. Khi một DM được đa dạng hóa tới mức triệt tiêu được phần rủi ro không hệ thống thì DM đó được coi là đa dạng hóa hoàn toàn (chỉ còn rủi ro hệ thống).

*  Các thước đo rủi ro

- Phương sai (σp2) và độ lệch chuẩn (σp) của danh mục đầu tư

        σp2 = ∑{Pi[E(rpi) - E(rp)]2}  i =1→n

- Hệ số tích sai (covariance - Cov)

   Cov(ra,rb) = ∑{Pi[rai – E(ra)] [rbi – E(rb)]}

   + Tích sai dương phản ánh lợi nhuận ước tính hay giá cả của hai CK biến động cùng chiều

   + Tích sai âm là chúng biến động ngược chiều khả năng kết hợp để giảm RR tốt

=>Kết quả Tích sai chưa phản ánh được mức độ tương tác giữa các CK

- Hệ số tương quan - Cor

    Cor(ra,rb) = Cov(ra,rb)/σaσb

            -1≤ Cor(ra,rb) ≤+1

Cor(ra,rb) =+1 không thể kết hợp để giảm RR

Cor(ra,rb) = -1 kết hợp để giảm RR tốt nhất

Cor(ra,rb) = 0 2 CK độc lập nhau không thể KH

-1<Cor(ra,rb)<1 thể kết hợp để giảm RR

VD: bài tập 46

*  Phương sai của tổ hợp danh mục m cổ phiếu

σ2p = w12 σ12 + w22 σ22 +… + wm2 σm2  + 2w1w2 Cov12 +…+ 2w1wm Cov1m  + 2w2w3Cov23 +… + 2w2wm Cov2m +… +  2wm-1wm Cov(m-1)m

VD: bài tập 58

5.2.3. Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng

* Mức ngại rủi ro (Risk Aversion)

   - Các nhà đầu tư đều có mức ngại rủi ro nhất định, song ở mức độ khác nhau

   - Mức ngại rủi ro của mỗi nhà đầu tư phụ thuộc vào tâm lí và khối lượng của cải (sự giàu có) của họ

   - Nhà đầu tư có mức ngại rủi ro cao sẽ đòi hỏi mức đền bù rủi ro tương ứng nhiều hơn mới chấp nhận đầu tư

* Nhận xét

    - DMĐT có mức tương quan “lợi suất - rủi ro” hấp dẫn hơn là DM có mức rủi ro ≤ DM khác nhưng có E(rp) cao hơn.

    - Khó có thể lựa chọn DM phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhà đtư, nếu chỉ biết E(rp) và σ2 của các DMĐT và mức tương quan “lợi suất - rủi ro” khác nhau.

* Hàm hữu dụng (Utility function)

                              U =  E(rp) – 0,5Aσ2

    - Ứng với mỗi mức ngại rủi ro A sẽ có U khác nhau

    - Thang điểm hữu dụng được xem là công cụ sắp xếp thứ tự các danh mục đầu tư.

    - Tùy theo A của mỗi người để chọn U cao nhất trong U của các danh mục đầu tư (U>Rf).

* Ví dụ: một danh mục đầu tư có Er  = 22%, σ = 34%. Tín phiếu kho bạc có mức lãi suất 5%.

         Mặc dù danh mục có mức bù rủi ro khá lớn (22% -5% = 17%) nhưng rủi ro của danh mục quá lớn σ = 34% làm cho giá trị hữu dụng của danh mục quá thấp.

+Nếu nhà đtư có mức ngại rủi ro thấp A=2 thì:

           U = 22% - 0,5 x 2 x 34%2 =10,4%,

   10,4% >5% → nên đtư vào danh mục.

+Nếu nhà đtư có mức ngại rủi ro cao hơn A = 3

           U = 22% - 0,5 x 3 x 34%2 = 4,66%

    4,66%< 5% (lãi suất phi rủi ro) → không nên đtư vào dmục mà nên đtư vào TPKB.

VD: bài tập 52

5.3. Quản lý danh mục đầu tư

5.3.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của quản lý danh mục đầu tư

* Khái niệm QLDMĐT

         - Quản lí danh mục đầu tư là xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện việc điều chỉnh các danh mục này nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

         - Theo Luật chứng khoán của Việt Nam: quản lí danh mục đầu tư là hoạt động quản lí vốn của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ các loại chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng.

* Phân loại QLDMĐT

         - Theo hàng hóa của danh mục: QL danh mục trái phiếu, danh mục cổ phiếu, danh mục hỗn hợp.

         - Theo phương thức quản lí: QL thụ động, bán chủ động, chủ động.

*Vai trò

-  Đối với công ty quản lí quỹ đầu tư: Tăng thu nhập, nâng cao vị thế, uy tín, phát triển các dịch vụ khác…

- Đối với nhà đầu tư:

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nhờ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của nhà quản lí DMĐT.

+ Giảm rủi ro không hệ thống nhờ việc đa dạng hóa.

+ Danh mục phù hợp với tài sản, tuổi tác, mức thuế, mức ngại rủi ro của từng nhà đầu tư.

5.3.2. Những yêu cầu đặt ra trong quản lý danh mục đầu tư

* Đối với quản lí thụ động

- KN: Quản lí thụ động là chiến lược mua trái phiếu, cổ phiếu  dựa theo 1 số chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư mà không cần quan tâm đến biến động lãi suất.

- Yêu cầu:

   + Thiết lập danh mục theo 1 chỉ số chuẩn nào đó trên thị trường

   + Bám sát chỉ số chuẩn để kết quả danh mục đầu tư đạt được luôn tương đồng với chỉ số chuẩn.

* Đối với quản lí chủ động

- KN: Chiến lược chủ động là phương pháp mà người quản lí danh mục dùng tài tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng các danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.

- Yêu cầu:

   + Đem lại lợi nhuận trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ rủi ro: đón đầu xu hướng thị trường, lựa chọn CK (ví dụ các CK được định giá thấp…).

   + Loại bỏ rủi ro không hệ thống.

5.3.3. Quy trình quản lí danh mục đầu tư

Bước 1: CTCK tiếp nhận yêu cầu quản lí của khách hàng

   - Tìm hiểu rõ về khách hàng

   - Chứng minh cho khách hàng thấy được khả năng của cty,

   + khả năng chuyên môn khả năng đầu tư vốn đem lại lợi nhuận

   + khả năng kiểm soát nội bộ đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, chống lại những thất thoát do sự vô ý hay cố tình của nhân viên công ty.

Bước 2: Kí kết hợp đồng quản lí

   - Số tiền,

   - Thời gian ủy thác,

   - Mục tiêu đầu tư,

   - Giới hạn quyền và giới hạn trách nhiệm của công ty,

   - Phí quản lí mà công ty được hưởng…

Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lí

(1) Thiết lập mục tiêu và chính sách đầu tư

+ Cơ sở để xác định mục tiêu: tìm hiểu nhu cầu và đk của khách hàng: tâm lí, tình trạng sức khỏe, giới hạn quy mô vốn, thời gian đầu tư…a

+ Một số mục tiêu: An toàn vốn ,Tăng thu nhập ,Gia tăng vốn.

(2) Phân tích và định giá CP

(3) Xây dựng danh mục

+ Lựa chọn CK để phân bổ vào 1 DMĐT là bước quan trọng nhất tác động trực tiếp đến hiệu quả của DMĐT.

+ Xây dựng một DMĐT tối ưu với 1 mức rủi ro cho trước, hoặc với 1 mức lợi nhuận kì vọng đã xác định nhưng rủi ro có thể xảy ra cho DM là thấp nhất.

+ Lựa chọn cơ cấu đầu tư: CP,TP,…; tỉ trọng mỗi loại? để phân tán được rủi ro không hệ thống.

+ Kinh nghiệm: một DMĐT được đa dạng hóa tốt là 1 DM có khoảng trên 40 CK trong 1 số ngành khác nhau.

(4) Xây dựng chiến lược và kế hoạch mua /bán CP

- Xác định chu kì và thời điểm mua bán CK

+ Theo ngày nghỉ (chu kì cuối và đầu tuần)

+ Theo tháng trong năm (tháng cuối năm, đầu năm, tháng “đại hội”…

- Chiến lược mua: Mua nhiều lần (kiểu rải đinh), mua gọn 1 lần, mua chọn lọc, mua theo chiến lược thụ động.

- Chiến lược bán: cắt lỗ, thực hiện lợi nhuận, chuyển đổi danh mục…

Lí do bán

+ Thực hiện lợi nhuận

   Thực hiện lợi nhuận sau khi CP tăng giá

   Thặng dư vốn - khi CP tăng giá đáng kể

   Dù lnhuận thấp nhưng thgian nắm giữ đã dài

+ Lợi nhuận / lỗ vượt quá kì vọng

   Giới hạn lãi

   Giới hạn lỗ

+ Thực tế không được như kì vọng

   Công ty tốt không phải luôn làm cho CP tốt

   Mặc dù nghiên cứu phân tích tốt đến đâu cũng không thể khẳng định chắc chắn thực tế sẽ như kì vọng

+ Điều chỉnh danh mục

    Việc theo dõi, điều chỉnh danh mục là định kì, thường xuyên

    Danh mục bao gồm cả CP tốt và xấu, mạnh và yếu

    Bán xấu và yếu trước

+ Lí do khác: thuế…

     Tránh bán ép: Tránh bị hoàn cảnh tình huống (do cần tiền chẳng hạn) ép phải bán. Tiền đầu tư CP nên tương đối dài hạn, không cần chu nhu cầu ngắn hạn (dư tiền ngắn hạn, tìm hình thức đầu tư khác)

 (5) Điều chỉnh danh mục

Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố của nền kinh tế đều có thể biến đổi không lường. Vì vậy DMĐT xác định ban đầu không thể là bất biến. Nhà quản lí cần thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và dự báo xu hướng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

(6) Đánh giá kết quả

Là khâu cuối cùng của một chu trình quản lí đã qua và là khâu mở đầu cho một chu trình quản lí tiếp theo. Qua đánh giá, nhà quản lí xác định được mức độ mục tiêu đã đạt được, những yếu tố, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đầu tư, làm cơ sở cho quá trình quản lí tiếp theo.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: