Chương 1

Phía Bắc, giáp biên giới Miến Điện, có một vùng đất thưa người vắng bóng nhà, nằm im lìm giữa núi rừng như thể đã bị thời gian lãng quên: "Chùa nghĩa trang". Nghe có vẻ là một nơi tâm linh và dễ dàng bắt gặp một con ma đi dạo lon ton ngoài đường, nhưng thật chất sâu trong đó là một cái làng nhỏ. 

Ngôi làng ấy chỉ vỏn vẹn hơn mười nóc nhà, được gọi là "Chùa nghĩa trang", không phải vì ma quỷ gì, mà bởi những con người sống ở đó đều là kẻ từ nơi khác dạt về, mang theo những bóng tối chẳng thể giũ bỏ. Những người này đều có những vết tích không tốt, không nói về pháp luật mà nói về cách họ sống. Bởi vì những lưu dân này đều là những kẻ mang nợ nần không thể trả, không thể trở về nơi sầm uất như Băng Cốc. 

Để nương náu nơi này, họ đã chọn một nơi cách xa Băng Cốc, phải mất hơn hai ngày đường xe mới đến được nơi đây, nhưng trong số họ cũng có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương. Có gia đình vì phá sản, bị ép đến đường cùng mà lựa chọn cách xa xã hội, cũng có những đứa trẻ mồ côi, lưu lạc rồi nương náu vào nhau. Hồi trước cách đây khoảng ba mươi năm, nơi đây chỉ có một gia đình, dần dà dần dà trở nên đông đúc như thế này.

Đường vào chỗ đó cũng khá đặc biệt, phía Bắc Thái Lan còn có nhiều nơi chưa trải đường nhựa, chỉ có đường đất đỏ. Bình thường chẳng ai đi ngang qua con đường đó ngoài những xe tải chở hàng đi qua biên giới mà thôi, hai bên vẫn còn đường ruộng, đi rất xa mới thấy có một cái nhà nhỏ xíu. 

Muốn tìm vào xóm nhỏ ấy, phải men theo con đường đất đỏ mòn vẹt bánh xe, rồi rẽ vào một lối mòn chỉ đủ cho hai chiếc xe máy tránh nhau, bên cạnh là con sông âm u, ban đêm gió thổi như có ai đang thì thầm dưới nước.

Đi cập con đường chùa, là một khoảng sân lau sậy rất lớn. Nếu nói không ngoa chính là một cái cồn sông nhỏ, muốn đi qua chỗ đó phải đi qua một cây cầu tre. Nghe nói ngày trước miếng đất đó là của chùa, dùng để chôn cất người đã khuất. Nên không khó thấy có rất nhiều ngôi mộ lẩn trong lau sậy, tuổi đời của ngôi mộ có khi còn lớn tuổi hơn cả người cao tuổi nhất trong cái làng đó. 

Những mái nhà lợp tôn vá víu, gác bên những ngôi mộ vô danh đã ngả màu rêu mốc. Trẻ con chạy nhảy qua bia mộ như qua những tảng đá bên sông, chẳng ai còn để tâm sợ hãi điều gì. Họ xây cập sông, ở giữa là những ngôi mộ lớn. Phía sau xa xa hơn còn có những ngôi mộ mà họ chưa đụng tới, một phần do cồn sông này cũng không quá nhỏ. Nên chung quy những hộ dân sống san sát nhau, đường đi vào ít nhất cũng qua hơn ba chục ngôi mộ khác nhau. 

Nhưng có lẽ họ đã sống trọn đời mình trên những ngôi mộ đó, thêm những đứa trẻ được sinh ra cũng đã quen, nên chẳng ai sợ hãi điều gì. Ba mươi năm trôi qua, cuộc sống bên mồ sâu mộ cạn vẫn lặng lẽ như khói bếp chiều, chưa từng có chuyện lạ, hay cũng có, nhưng chẳng ai buồn nhắc lại...

Một tiếng pô xe chát chúa xé toạc cái tĩnh lặng âm u của xóm cồn, như ai đó vừa lấy búa nện vào buổi trưa đang ngủ gật. Một bóng dáng cô gái cao nghêu, ốm nhách, mặc áo khoác da, mang bốt cao cổ, lưng đeo cây đàn guitar gói sơ sài trong bao nylon bạc màu, từ trên xe mô tô bước xuống như thể sắp vào sân khấu chứ không phải xóm nghèo, tắt máy xe khi dừng trên một căn nhà lụp xụp mới được xây hơn một tháng trước. 

Căn nhà tạm đến mức cô phải khom người mới chui lọt, mái lợp tôn còn chưa kịp đóng đinh chặt đã lật phật theo gió, phía xa xa gần cuối xóm, có một người phụ nữ đang ngủ bị tiếng bô xe làm phiền không khỏi ngồi dậy khỏi giường, cúi đầu bước ra ngoài lầm bầm:

- Con quỷ mô tô nào vậy? Muốn phá làng phá xóm hả?

Cô gái mang vẻ mặt cau có, lầm bầm đó chính là Ling Ling Kwong. Nhưng chưa đợi Ling Ling lầm bầm thêm tiếng nào, cô gái chạy mô tô đó chui ra, nhìn về hướng mình bị chửi liền đáp:

- Viết thư lên liên hợp quốc đi, người ta thấy rồi không chừng người ta bỏ qua á!

- Ê!

Ling Ling bị nói thẳng mặt liền sừng sộ đi ra, mặc kệ mình chỉ mặc quần đùi ngắn với áo thun nhếch nhác, đầu tóc còn rối tinh. Chống hông đứng bên cạnh ngôi mộ màu xanh vô chủ, la lối um sùm:

- Ê, nít ranh!

Người phụ nữ kia cũng không vừa, giật lấy mũ bảo hiểm trên yên xe rồi bước thẳng ra, ánh mắt khó chịu không thua gì ánh nắng trưa gắt. Cô ta cao hơn Ling đến vài phân, đứng thẳng lưng là như nuốt trọn cái bóng nhỏ kia.

Ling không chịu thua, phóng thẳng lên ngôi mộ màu xanh trống hoác kế bên, tay chống hông, mắt liếc xéo như đang chọn vị trí để... vả:

- Sao?

- Bà già, ai nít ranh?

- Ê! Nói ai già?

- Bà không già ai già, tui còn gọi bà một tiếng dì còn dư!

- Ê!

- Ê cái gì, tui tên Orm! Not Ê!

- Tên om sòm chứ Orm gì?

- Ê ê...

Orm tức điên đến đỏ mặt, lửa bốc ngùn ngụt trên đầu. Cô ta chỉ tay vào Ling như đang đọc lệnh bắt giữ, giọng rung lên vì bực:

- Bà ngon bà bước xuống! Coi tui có khô máu với bà không?

Ling vẫn đi qua đi lại trên ngôi mộ, tay khoanh lại, thỉnh thoảng còn huýt sáo kiểu chọc quê:

- Muốn nói chuyện với người lớn thì đứng đoàng hoàng, đứng có mà chỉ chỉ trỏ trỏ.

- Bà xuống đây!

- Cưng ngon cưng leo lên đây!

- Xuống!

- Lên!

Một trận rap diss diễn ra giữa nghĩa trang. Mấy con gà bên nhà ai bị tiếng la làm cho hoảng loạn, bay tán loạn như chim trúng bùa. Một ông lão trong căn nhà xa xa ló đầu ra:

- Hai đứa tụi bây có im ngay đi không? Sáng sớm mới cúng xong, tụi bây gọi ma về nhậu à?

Ling đứng thẳng người, hất cằm về phía Orm:

- Nghe chưa? Ông nói kìa. Muốn nhậu thì về nhà mà uống, đừng ở đây phá mồ phá mả!

Orm cắn môi, nắm chặt mũ bảo hiểm trên tay như sắp quăng, nhưng cuối cùng chỉ quăng một câu:

- Cái chân dì đang đạp lên mồ, không chừng tối nay thấy người ta thò tay lại bắt lọi giò cho mà thấy!

Nói dứt Orm ngoảnh đít đi ngay, không thèm ở lại đôi co thêm tiếng nào, mặc kệ Ling đang la quác quác như gà mắc đẻ giữa trời nóng bức. 

Lúc này, một cái đầu thò ra từ sau bức tường nhà kế bên, là Tan. Hóa ra nãy giờ trốn biệt đi, đợi hết sóng gió mới dám ló mặt:

- Ling, điên à? Mày đứng trên mộ người ta!

- Xùy!

Ling xua tay, vừa liếc nhìn bóng dáng Orm vừa bước xuống, kết quả giữa mộ có một cái lỗ trống dùng để cúng đồ ăn, Ling bước hụt liền té đập mặt xuống đất ngay và luôn, chỉ kịp rú lên một tiếng:

- Đạ mú...

Tan nhìn Ling nằm im ru dưới đất, anh ta mất hơn mấy giây mới bật cười há há lên thành tiếng, cười đến mức đỏ mặt mũi, nghiêng ngã như bị ma nhập... 

Chỉ thấy Ling từ từ ngẩng mặt lên, trên miệng đã có một vòng đất bám trên đó, hai mắt đỏ lừ lừ vì tức giận, đứng dậy nghiến răng ken két rồi rời đi, không quên dùng tay tán cái bốp vào đầu Tan một cái khiến Tan nín bặt, đột nhiên rùng mình một cái...

Ling đã chuyển về cái xóm cồn này hơn nửa năm. Nói là "trốn" cũng đúng, vì trước đó bị truy đuổi tội ghi số đề. Nhưng về đây rồi vẫn tiếp tục... ghi như thường.

Giờ trưa. Gió thổi nóng hầm hập. Ling vừa rửa mặt vừa lấy giấy bút đặt lên bàn xếp để chuẩn bị làm việc. Tan ngồi kế bên, tay cầm quạt nan quạt phành phạch, hỏi:

- Sao cứ phải tức điên lên vì con bé đó vậy?

Nghe nhắc tới Orm, Ling giật giật mắt mấy cái, rồi đập bàn cái rầm. Không biết bàn giận ai mà... gãy ba chân một lúc.

Tan nhìn bàn sập, quay qua nhìn Ling, rồi ngước lên trời. Hình như cũng đang hỏi thần linh trên mộ: Sao con phải sống với người như vậy?

Ling lầm bầm cầm bàn đứng dậy, quăng ra ngoài cái đùng, nhưng không để ý nên đã quăng trúng một ngôi mộ, khiến một mảng tường trên mộ rụng xuống, lả chả.

Tan thấy cảnh này thì mặt mày tái mét, đứng ngay cửa mà lầm bầm:

- Người ta đang nổi điên kia kìa.

Ling chỉ liếc Tan một cái rồi đi vào làm việc tiếp, chỉ thấy Tan nhìn qua hướng ngôi mộ mà chắp tay lên trán, lẩm bẩm:

- Tha lỗi cho bạn tui nhá!

Tan và Ling là đôi bạn, đã chuyển về đây cùng nhau nửa năm trước. Tan có một bí mật phải giấu, là anh ta nhìn thấy được ma, ngay cả ban ngày hay ban đêm, anh ta vẫn thấy rõ ràng như người sống.

Nên với Tan, anh ta rất tin chuyện này.

Khi trời còn gay gắt, dưới mái tôn, Tan nóng đến mức không chịu được, dù có cây quạt của Ling, nhưng nó cũ đến mức chỉ sợ chạy thêm một tiếng là rã tan ra mất thôi. Tiếng quạt kêu ầng ậng lại khiến Tan gai người, sóng lưng chợt lạnh ngắt, bởi tiếng kêu đó thoạt nhìn nghe như từ tiếng quạt.

Nhưng chính đôi mắt anh ta thấy, một con ma đang chìm dưới sông, đối diện nhà Ling Ling, đang đuối nước ầng ậng, trông đáng sợ vô cùng. Ánh mắt nó trắng dã, một nửa ngập dưới nước, nửa còn lại trôi trối nhìn anh ta, khiến anh ta phải quay phắt nhìn ra chỗ khác.

Bất chợt một cái chảo từ đâu phi tới, phi thẳng vào đầu con ma khiến nó ré lên một tiếng, chìm nghỉm xuống sông. Hoá ra là ông Pla, ông ta ra sông rửa chảo nên mới có cảnh như nãy.

Gọi là ông Pla vì ông ta bán cá viên chiên, Pla có nghĩa là Cá. Ông ta đã hành nghề này gần hai mươi năm trời, nay như mọi ngày ông ta ra sông rửa chảo để tối nay bán cá viên chiên mà thôi.

Tan đột nhiên thở phù, nhưng khi anh ta chớp mắt lần nữa, đã thấy con ma bò lên bờ, mái tóc dài lết xếch dưới đất, đôi mắt trắng dã rồi từ từ bò lên đầu ông ta ngồi, từng thớ thịt trên người nó rung rinh theo nhịp động.

Rớt lộp bộp, lộp bộp xuống đất, xèo xèo lên dưới ánh nắng gay gắt, đến nỗi Tan ngồi cách xa mà vẫn nghe thấy mùi tanh xộc vào mũi mình khiến Tan nhợn ói.

Con ma đó ngồi gọn bâng trên đầu ông Pla, khi đấy mảng thịt trên người đã rụng gần hết, lồ lộ ra những khúc xương xạm đen.

Tan nhìn theo, không khỏi nín thở. Bất chợt con ma đó quay phắt đầu lại, cổ nó lọi ngược ra sau khiến Tan rú lên, suýt nữa trổ bóng ngay tại chỗ làm Ling cũng giật mình la toáng theo.

- Ơi! Tan! Tự nhiên la làng lên vậy?

- Có...có...

Miệng Tan cứng ngắt, tay lăm lăm chỉ ra ngoài bờ sông. Ling cũng theo đó nhìn ra, nhưng cô có thấy cái gì đâu kia chứ, chỉ thấy mỗi ông Pla đang ngồi quay lưng lại ở bờ sông thôi?

Tan thấy mặt Ling bình thường nên quay lại nhìn cũng không thấy gì, chỉ thấy ông Pla cầm chảo đứng dậy rồi đi tới gần hai người, cười hiền:

- Tối rảnh ra chơi nghen hai đứa.

Ling gật đầu:

- Dạ. Tối tụi con sẽ ra.

Ông ta cười rồi một tay xách chảo, một tay cầm áo rồi rời khỏi đó. Tan lúc này lại xanh mặt, bởi vì con ma không còn ở trên đầu ông ấy nữa, hai tay nó bám chặt lấy gót chân ông Pla, bị lôi theo mà hai cẳng chân cũng bị cà xuống đất, máu đen vẫn còn lưu lại trên nền cỏ, thoáng chốc biến mất...

Nó nhìn Tan, đầu nghiêng vẹo qua một bên, nở nụ cười lổm chổm, the thé:

- Mày thấy tao phải không, Tan...

...

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro