kế toán quản trị 3
III. Định giá bán sp , hh, dịch vụ theo CFNVL và CFNC
Để sx, chế tạo sp, thực hiện các công việc,lao vụ , dịch vụ ngoài CFNVL, CFNC còn cần các CF khác nữa. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định để xác định giá bán sp người ta chỉ cần xác định giá bán bao gồm phần giá về NVL và phần giá về NC
việc xác định giá bán sp dịch vụ theo pp này thích hợp với các dn thực hiện, cung cấp dịch vụ như dịch vụ về sửa chữa, về tư vấn pháp lý, sx theo ĐĐH, khối lượng sp ít, mặt hàng nhiều
Ở đây giá bán dịch vụ gồm 2 bộ phận :
- phần giá về NVL
- phần giá về NC
Việc xác định từng bộ phận như sau :
- Đối với NVL
Để xác định giá NVL trong giá bán người ta căn cứ vào giá NVL theo hóa đơn và tỷ lệ phụ phí NVL để tính ra số CF cần để bù đắp các khoản phí về giấy tờ, văn phòng phẩm, CF phục vụ, CF lưu kho, lưu bãi...và có mức lợi nhuận nhất định tính cho NVL
Phần giá NVL trong giá bán xác định là :
Giá NVL theo hóa đơn + ( giá NVL theo hóa đơn * tỷ lệ cộng thêm NVL)
Tỷ lệ cộng thêm NVL = Tỷ lệ bù đắp CF khác + Tỷ lệ lợi nhuận tính cho NVL
- Đối với CFNC :
Về nguyên tắc, việc xác định phần giá nhân công trong giá bán cũng đc xác định tương tự như đối với giá NVL
Sau đó xác định giá bán sp dịch vụ
Giá bán sp dịch vụ = Giá NVL + Giá nhân công
Sau đây là ví dụ minh họa pp định giá bán theo CFNVL và CFNC
Một công ty sửa chữa ô tô tiến hành sửa chữa Đ ĐH A với các tài liệu sau ( đvị 1.000đ)
- Tổng CFNVTT đã tập hợp là 16.000
- Chi phí tiền công của các bộ phận khác là 8.000
- Tổng số giờ công của CNSX trực tiếp là 2.000
- Lợi nhuận mong muốn cho 1 giờ công là 3
- Số giờ công hoàn thành ĐĐH A là 50
- Giá NVL trên hóa đơn tính cho ĐĐH A là 6.000
- Tỷ lệ cộng thêm NVL bù đắp CF khác 30%
- Tỷ lệ lợi nhuận về NVL là 15%
Giá bán ĐĐH A xác định như sau :
- Phần giá NVL
+ Giá hóa đơn 6.000
+ bù đắp CF khác 1.800
+ lợi nhuận về NVL 900
Cộng 8.700
- Phần giá nhân công
+ CF 1 giờ công 8
+ Số tiền cộng thêm để bù đắp CF khác 4
+ Lợi nhuận về NC 3
Cộng 15
+ Giá nhân công cho Đ ĐH A là 50*15 = 750
Vậy giá bán Đ ĐH A xác định là 8700+750= 9.450
IV. Định giá bán sp mới
Sp mới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những sp chưa có trên thị trường hoặc những sp tương tự như sp đã có nhưng khác nhau về mẫu mã, thay đổi về chất lượng
Việc định giá đối với sp mới là công việc phức tạp và có ý nghĩa quan trọng, nó có tính chất thách thức và không chắc chắn vì không có đủ thông tin tin cậy về sở thích , thị hiếu , về khả năng tiêu thụ và thay thế cho những sp cũ do vậy đòi hỏi các DN phải xây dựng một chính sahcs giá bán hợp lí để có thể chiếm lĩnh thị trường mới, giành độc quyền và mở rộng quy mô.
Thực tế cho thấy, khi định giá bán sp mới các DN thường định giá bán trên cơ sở tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sp
Việc tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sp cần tiến hành ở các nơi đã xác định , lựa chọn có khả năng tiêu thụ nhiều nhất và phải ở các vùng khác nhau trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra một mức giá hợp lí cho việc sản xuất, tiêu thụ sp mới trong các kỳ tiếp theo.
Giá bán sp mới có thể xác định theo 1 trong 2 cách sau đây :
1. Định giá bán sp mới cao rồi giảm dần
Xuất phất từ những kết quả nghiên cứu về sở thích, thị hiếu và tâm lí người tiêu dùng có khả năng, diều kiện kinh tế và họ luoon2 mong muốn nhà sx cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để họ có điều kiện thử nghiệm việc tiêu dùng sp mới với niềm kiêu hãnh, tự hào là những người đi trước, sành điệu và họ thường cho rằng những sp mới là sp đc sx chế tạo với công nghệ hiện đại và chất lượng cao hơn thì mới có thể cạnh tranh , chiếm lĩnh giành thế độc quyền
Việc định giá bán cao rồi giảm dần giúp cho DN đạt lợi nhuận cao mà DN đã thu được cũng làm hài lòng họ. Hơn nữa,việc giảm giá sẽ đc người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn là tăng giá
Để việc định giá cao rồi giảm dần đạt kết quả tốt cần phải tổ chức tốt các hội nghị khách hàng, tăng cường quảng cáo , chào hàng.
2. Định giá bán sp mới thấp rồi tăng dần
Ngược lại, với cách định giá trên có không ít DN lại xây dựng chiến lược định giá bán sp mới của mình theo cách lúc đầu đưa ra các mức giá vừa phải để có thể đủ trang trải , bù đắp đc các CF, chờ đến khi sp mới đã trở thành thông dụng , phổ biến, thành nhu cầu cần thiết và đã chiếm lĩnh đc thị trường thì họ sẽ tăng giá cao dần để thu đc lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, do tâm lý người tiêu dùng khó chấp nhận tăng giá hơn là giảm giá so vậy doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, nghiên cứu 1 cách có hệ thống, có cơ sở chắc chắn để có chiến lược tăng tốc vòa những khoảng thời gian nhất định, tránh khả năng không tiêu thụ đc sp với khối lượng và giá cả mong muốn
Qua các cách định giá bán sp mới nêu trên, ta thấy dù định giá bán cáo rồi giản dần, hay thấp rồi tăng dần đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, kết quả đạt đc có thể không giống nhau cũng như những khó khăn hay thuận lợi của DN trong các cách định giá cũng khác nhau bởi rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng đến chính sách giá bán của DN. Vì vậy, trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể DN phải thật năng động, linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược giá bán của mình để cạnh tranh phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
V. Định giá bán sp trong một số trường hợp đặc biệt
Những trường hợp đặc biệt đc đề cập ở đây bao gồm :
- Thị trường tiêu thụ mới
- Khách hàng nước ngoài
- Khối lượng đơn đặt hàng nhiều
Trong các trường hợp nêu trên DN cần phải đánh giá đúng đc năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh , những khó khăn , thuận lợi để đưa ra chính sách giá bán hợp lý nhất.
Thông thường các DN khi gặp những trường hợp đặc biệt này phải xác định mức giá thấp nhất có thể bù đắp đc các biến phí sản xuất, biến phí bán hàng và biến phí quản lý
Đồng thời doanh nghiệp phải xác định đc phạm vi giá linh hoạt để có thể thu đc lợi nhuận mong muốn khi có khả năng tận dụng cơ hội có đc để tăng thu nhập , khi đó giá bán xác định như sau :
Giá bán mong muốn (linh hoạt) = Biến phí + phần tiền cộng thêm
Tuy nhiên khi xây dựng giá bán DN cần lưu ý đến các trường hợp , điều kiện cụ thể sau :
- Khi DN còn khả năng, năng lực sx chưa tận dụng hết mà doanh thu không thể tăng thêm với giá bán hiện tại thì có thể chấp nhận đc các đơn đặt hàng với giá bán thấp hơn giá bán mong muốn nhưng phải cao hơn giá gốc ( biến phí)
- Nếu DN gặp khó khăn trong việc sx, tiêu thụ như khối lượng tiêu thụ giảm nhanh, điều kiện kinh doanh khó khăn thì nên chấp nhận giảm giá chứ ko nên đình chỉ sxkd
- Nếu cạnh tranh để thắng thầu các Đ ĐH mới và có đc thị trường tiêu thụ mới DN nên vận dụng phạm vi giá linh hoạt với mức thấp nhất có thể chấp nhậnđc chứ ko nên cứng nhắc mà để mất những hợp đồng, thị trường tiêu thụ mới.
Trên đây là các cách định giá bán sp, hàng hóa, dịch vụ ra bên ngoài với trường hợp tiêu thụ nội bộ thì việc định giá bán cần tiến hành theo những phương pháp riêng cho phù hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro