Kinh tế QT (7-11)

Câu 7: Thuế quan và hạn ngạch

Ta có: DNĐ: cầu nội địa

DNT : cầu ngoại thương

SNT: Cung ngoại thương

SNĐ: cung nội địa

PNĐ: giá nội địa

PNT: giá ngoại thương

                       Thuế quan

                      Hạn ngạch

Khái niệm

Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu

Hạn ngạch (quota) được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định

Phân loại

Thuế quan bao gồm 3 loại:

-    Thuế quan nhập khẩu

-    Thuế quan xuất khẩu

-    Thuế quá cảnh (thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ)

Hạn ngạch bao gồm 2 loại:

-   Hạn ngạch xuất khẩu

-   Hạn ngạch nhập khẩu

Tác động        

Điều chỉnh quan hệ cung và cầu hàng hóa ngoại thương và nội địa

(1) Thuế quan tăng -> PNT  tăng -> DNT  giảm -> SNT giảm

Khi DNT giảm -> DNĐ tăng -> SNĐ tăng

t/h (1) dùng để bảo hộ các DN trong nước

(2) thuế quan giảm -> PNT giảm -> DNT tăng -> SNT tăng

Khi DNT tăng -> DNĐ giảm -> SNĐ giảm

t/h 2 sử dụng khi sức cạnh tranh của các DN trong nước đã đạt được 1 trình độ nhất định

·   Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

·      Thuế quan giảm -> lơi ích người t/d tăng và ngược lại

·      Thuế quan giảm -> lợi ích của nhà sx giảm và ngược lại

·      Thuế quan giảm -> PLXH tăng và ngược lại

·      Khi Thuế quan tăng rất lớn -> PNT tăng rất cao ->DNT tăng rất lớn đột biên

-    Nếu thuế quan đánh cao trong một thời gian dài gây ra gian lân thuế và trốn thuế

-    Thuế đánh cao trong thời gian dài mang lại gánh nặng cho người tiêu dùng

Có tác động điều chỉnh quan hệ cung cầu của hàng hóa ngoại thương và nội địa

(1) Quota giảm -> SNT giảm -> PNT  tăng

-> DNT giảm

Khi SNT giảm -> SNĐ tăng ->PNĐ giảm

 ->DNĐ tăng

t/h (1) để bảo vệ các DN trong nước

(2) Quota tăng -> SNT tăng -> PNT giảm

-> DNT tăng

Khi SNT tăng -> SNĐ giảm -> PNĐ tăng

 ->DNĐ giảm

·  Không tạo nguôn thu cho ngân sách nhà nước ( có nguồn thu khi bán đấu giá hạn ngạch)

·    Quota tăng -> lợi tích của người tiêu dùng tăng và ngược lại

·    Quota tăng -> lợi ích của nhà sx giảm và ngược lai

·    Quota tăng -> PLXH tăng và ngược lại

·    Khi quota giảm rất lớn

-     Có thể biến 1 DN trong nước thành nhà độc quyền -> lũng đoạn thị trường

-     Quota có thể làm tăng hoạc giảm 1 lượng quá mức hàng hóa ngoại thương và nội địa

Biện pháp áp dụng

Áp dụng cho các hàng hóa xuất nhập khẩu.

Xu hướng

Công cụ thuế quan có xu hướng xử dụng phổ biến hơn. Gia tăng tần suất thuế quan nhưng tỷ suất thuế quan đánh vào các mặt hàng giảm

Có xu hướng giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Thay vào đó là sử dụng công cụ thuế quan và phi thuế quan.

Câu 8: Bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại

Bảo hộ mậu dịch

Khái niệm

Tự do hóa thương mại là việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dẫn tới tăng lượng hàng hóa, dịch vụ thế giới vào thị trường nội địa

Bảo hộ mậu dịch là việc tăng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dẫn tới giảm hàng hóa, dịch vụ thế giới vào thị trường nội địa

Cơ sở hình thành

Quá trình hội nhập KTQT, quốc tế hóa nền KTTG làm cho các quốc gia tiến hành mở cửa, tăng cường quan hệ hợp tác nhằm vận dụng mọi lợi thế so sánh trong và ngoài nước qua đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

Trong quá hội nhập KTQT, tự do hóa nền KTTG sự chênh lệch tiềm năng cà trình độ phát triền của các quốc gia -> các quốc gia đưa ra các biện pháp bảo vệ mình trước sự tấn công của hàng hóa bên ngoài.

Đặc điểm

 giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan -> hàng hóa NK tăng -> tăng tính cạnh tranh của DN trong nước -> hàng hóa nội địa có khả năng cạnh tranh với hàng hóa NK  trong thị trường nội địa -> hàng hóa nội địa có thể cạnh tranh với hàng hóa thế giới trên thị trường thế giới thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu

Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tăng -> hang hóa NK giảm -> DN nội địa tăng quy mô và tăng cương năng lực sản xuất -> thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Biện pháp áp dụng

Các biện pháp theo chiều hướng nới lỏng nhập khẩu trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương như:

+ Từng bước giảm thuế nhập khẩu.

+ Tăng và xóa bỏ dần hạn ngạch..

Sử dụng các biện pháp theo chiều hướng gây khó khăn cho xuất khẩu như:

+ Hạn ngạch

+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

+ Sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Đánh thuế nhập khẩu cao cho 1 số mặt hàng

Xu hướng

Mối quan hệ

Giảm tỷ suất  thuế quan -> tăng cường tự do hóa thương mại

-    Đi từ thấp đến cao

-    Tự do hóa tương mại có sau bảo hộ mậu dịch

-    Bảo hộ giảm bao nhieu thì tự do hóa thương mại tăng bấy nhiêu

ð      Hai xu hướng trái chiều nhưng thống nhất

Bảo hộ mậu dịch có xu hướng ngày càng giảm

-       Đi từ cao xuống thâp

-       Bảo hộ mậu dịch có trước tự do hóa thương mại

-       Bảo hộ thương mại giảm bao nhieu thì tư do hóa thương mại tăng bấy nhiêu

ð      Hai xu hướng trái chiều nhưng thống nhất.

Câu 8:Hai xu hướng cơ bản trong chính sách TMQT : tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch. Liên hệ CS TMQT Việt Nam.

Trả lời:

CS TMQT là một bộ phận trong CS KTĐN của một quốc gia.

CS TMQT là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển KT – XH của quốc gia đó.

Mỗi một quốc gia có CS TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều vận động theo những quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ bản sau:

Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.

Xu hướng tự do hóa TM

Cơ sở: do quá trình quốc tế hóa đời sống KTế thế giới, lực lượng SX phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới 1 quốc gia, phân công lao động QT phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, vai trò các công ty đa quốc gia được tăng cường, các quốc gia xây dựng “kinh tế mở” để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền KT mỗi nước. Trong khi đó tự do hóa TM phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và mang lại lợi ích cho mỗi quốc gia, cho dù trình độ phát triển có khác nhau.

Nội dung: nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế trong quan hệ mậu dịch QT, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động TMQT cả bề rộng lẫn bề sâu. Xu hướng ngày nay là giảm thuế và giảm bớt hạn ngạch thay bằng hạn ngạch thuế quan.

Kết quả: ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hóa, công nghệ nứoc ngoài cũng như các hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời cũng đạt được một sự thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ trong nước ra nước ngòai => tăng cường xuất khẩu & nới lỏng nhập khẩu.

Các biện pháp: điều chỉnh nới lỏng dần theo những thỏa thuận song phương & đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ TMQT; Hình thành các liên kết KTQT với các tổ chức KTQT nhằm mục đích tự do hóa TM trước hết trong khuôn khổ đó.

Xu hướng bảo hộ mậu dịch

Cơ sở: do sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nước ngoài, do một số nguyên nhân lịch sử, hay các lý do về chính trị, XH đưa đến yêu cầu phải bảo hộ mậu dịch.

Nội dung: sử dụng các công cụ như: thuế quan, các biện pháp kỹ thuật như hạn ngạch, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật,…. Xu thế ngày nay là tăng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng,…

Các biện pháp: tăng thuế, đề ra các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn kỹ thuật khắt khe hơn…

Mục đích chủ yếu: bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hóa bên ngòai.

Hai xu hứong trên có tác động mạnh mẽ đến CS TMQT của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ. Tuy chúng đối nghịch nhau, gây nên những tác động ngược chiều nhau đến hoạt động TMQT nhưng lại thống nhất, không bài trừ nhau.

Hai xu hướng này được sử dụng kết hợp với nhau, VN cũng áp dụng cùng lúc 2 xu hướng này trong chính sách KTĐN của mình.

Với chủ trương hội nhập KT khu vực và thế giới, VN  đang tiến tới tự do hóa TM, chúgn ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN”, “Tổ chức thương mại quốc tế - WTO”… gia nhập vào các tổ chức này VN đã cam kết thực hiện cắt giảm thuế quan. Ví dụ thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hòan tòan trong khu vực ASEAN, áp dụng mức thuế quan MFN cho hàng hóa các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc, giảm thuế nhiều mặt hàng xuống khi tham gia vào WTO.

Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một số các mặt hàng như: “không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện được hưởng thuế suất CEPT” theo quy định tại Thông tư số 45/2005/TT-BTC ngày 6/6/2005 của Bộ Tài chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, …

Chuyển việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng hiện nay sang áp dụng điều chỉnh bằng thuế xuất khẩu, tiếp tục giảm và thu hẹp dần  mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Mở rộng diện các nhóm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT 0%  nhằm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng độ mở của nền kinh tế, tạo điều kiện để nước ta có thể mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài.

Đối với thuế nhập khẩu nên có sự nghiên cứu để giảm thuế suất tối đa, chuyển tối đa các quy định phi thuế quan sang thuế quan

Tuy nhiên để bảo hộ cho nền kinh tế non trẻ trước sức ép quá mạnh của các nền kinh tế khác nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ cho nền kinh tế:

Sử dụng những biện pháp phi thuế , thuế, hệ thống giấy phép nội địa, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu

Nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hay miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu,… để có thể thâm nhập thị trường nước ngòai dễ dàng.

Câu 9: Đánh giá hoạt động TMQT của việt nam trong những năm qua. Giải pháp thức đẩy XK hh viêt nam ra thị trường thế giới

* Đánh giá hoạt động TMQT của Việt Nam thời gian qua:

- Ưu điểm:

+ Tốc độ tăng trưởng TMQT khá cao qua các năm (trung bình > 20%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội (cao hơn 2-3 lần) à ↑ quy mô kim ngạch xuất – nhập khẩu.

+ Thị trường ngày càng mở rộng và chuyển từ đơn thị trường sang đa thị trường.

+ TMQT Việt Nam đã từng bước xdựng được những mặt hàng có quy mô lớn được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, dệt may, giày dép…à khai thác được lợi thế so sánh trong phân công lao động và hợp tác qtế.

+ Nền TMQTViệt Nam đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động TMQT

+ Chính sách của Việt Nam đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng tự do hóa thương mại và đầu tư, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán qtế.

- Nhược điểm:

+ Quy mô xuất – nhập khẩu còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

+ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn trong tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu, chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp à chịu thua thiệt trong buôn bán qtế.

+ Thị trường ngoại thương Việt Nam còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường các nước trong khu vực và các thị trường trung gian, thiếu các hợp đồng lớn và dài hạn.

+ Công tác quản lý hoạt động xuất – nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Trong hđộng xuất- nhập khẩu nhiều doanh nghiệp chưa giữ được chữ tín, bị phạt vi phạm hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng; trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhiều cán bộ còn non yếu.

+ Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại…chưa được giải quyết 1cách hiệu quả.

+ Tuy cơ chế chính sách đổi mới theo hướng nới lỏng sự quản lý của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế song hiện tại cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực thi vẫn còn không ít bất cập, gây thiệt hại cho Nhà nước, các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.

·  Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Ở tầm vĩ mô:

 1. Trước hết, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền và chống các hành vi gian lận thương mại. Trước hết là tạo dựng và củng cố thể chế kinh tế thị trường – nền tảng của kinh doanh quốc tế.

2. Rà soát lại các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu theo hướng hạn chế độc quyền, ưu đãi, khắc phục các hành vi gian lận thương mại. Trước hết là chính sách thuế, chính sách tín dụng, hạn chế ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước.

3. Hạn chế độc quyền, giảm bảo hộ để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài khi nước ta mở cửa thương mại và đầu tư, đồng thời tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Tất cả các nhà xuất khẩu đều nhận được sự khuyến khích giống nhau trên cơ sở bình đẳng. Đây chính là sự vận dụng nguyên tắc thị trường để bảo đảm cho các nhà xuất khẩu có hiệu quả sẽ mở rộng xuất khẩu với sự trả giá của các nhà xuất khẩu không hiệu quả.

4. Xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng vào những ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các ngành hàng.

5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở tầm chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở thị trường ngoài nước để có định hướng chiến lược lâu dài cho các doanh nghiệp.

6. Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sáng tạo của con người Việt Nam và trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.

7. Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta,đây là cơ hội để Việt Nam có thêm thị trường và đẩy nhanh cải cách kinh tế thị trường.

Đối với doanh nghiệp:

Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội mà kinh doanh quốc tế mang lại thông qua quá trình hội nhập của nước ta, từ đó điều chỉnh sản xuất theo hướng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Những cơ hội kinh doanh to lớn mà doanh nghiệp cần phải tận dụng khi nước ta mở cửa thị trường, trước hết là đối với AFTA, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO.

Hai là, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Ba là, làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, nắm bắt và phản ứng kịp thời trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, phát hiện những thị trường mới.

Bốn là, nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp.

 Năm là, xây dựng chiến lược phát triển ổn định lâu dài thích ứng với điều kiện thị trường nhiều biến động, giảm ưu tiên mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mà dành thời gian để đầu tư củng cố vị thế ( xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm...) nhằm từng bước tạo uy tín của mình trên thị trường quốc tế.

Sáu là, tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, củng cố tổ chức này ngang tầm với những đòi hỏi của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Các Hiệp hội sẽ là người liên kết các doanh nghiệp tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Câu 10: Phân tích tác động của đầu tư quốc tế đến các nước liên quan

Khái niệm đầu tư quốc tê: Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời. khác với TMQT chỉ diễn ra từng vụ việc, đầu tư quốc tế là hoạt động kéo dài trong nhiều năm.

Đầu tư quốc tế bao gồm: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Mỗi một hình thức đầu tư tuy khác nhau về đặc điểm nhưng đều có tác động về cả 2 mặt đối với đầu tư và nhận đầu tư

a.    Đầu tư trực tiếp (FDI)

Là một loại hình đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, mua toàn bộ hay một phần các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài và trực tiếp tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn ra.

v      Tích cực

·         Đối với nước đi đầu tư

-          Chủ đầu tư thường trực tiếp quản lý điều hành nên họ có tinh thần trách nhiện cao, đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao

-          Chủ đầu tư có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới

-          Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn tài nguyên hay lao động giá rẻ

-          Tránh được các hàng rào bảo hộ của các nước sở tại

-          Tìm được nơi có lãi suất cao, khả năng sinh lợi nhuận lớn

·         Đối với nước nhận đầu tư:

-          Tạo điều kiện khai thác và sự dụng nguồn vốn nước ngoài

-          Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh

-          Tạo điều kiện thuận lợi khai thác hiệu quả nhất các tài nguyên thiên nhiên

-          Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân

-          Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài

-          Tái tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập quốc dân

-          Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa

v      Tiêu cực

·         Đối với nước đi đầu tư:

-          Có nguy cơ rủi ro cao hơn đầu tư trong nước

-          Nếu chính sách chính phủ không phù hợp sẽ không khuyến khích các DN thực hiện đầu tư trong nước

·         Đối với nước nhận đầu tư

-          Các lĩnh vực, địa bàn nhận đầu tư của các nước nhận đầu tư lệ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài => không chủ động bố trí cơ cấu đầu tư, tác động đến dòng vốn đầu tư

-          Nếu Không có một quy hoạch đầu tư cụ thể có thể dẫn tới tình trạng đầu tư kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường

-          Gây khó khăn trong việc cạnh tranh của các DN trong nước

b.      Đầu tư gián tiếp (FPI)

Là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư không trực tiếp quản lý điều hành hay chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.

Các hình thức đầu tư gián tiếp: đầu tư phiếu khoán và viện trợ

v      Mặt tích cực:

·         Đối với nước đi đầu tư:

-          Phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Do vốn đầu tư được phân tán trong vô số những người mua cổ phiếu, trái phiếu và đưa đến những địa chỉ khác nhau

·         Đối với nước nhận đầu tư

-          Đầu tư gián tiếp là 1nguồn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào xã hội

-          Chủ động bố trí cơ cấu đầu tư, chủ động sử dụng vốn.

-          Do phần lớn là các khoản ưu đãi, viện trợ nên thời gian sử dụng dài, lãi suất thấp

v      Tiêu cực

·         Đối với nước đi đầu tư

-          Hiệu quả sử dụng vốn là không cao do các nước tiếp nhận thường là các nước đang và kém phát triển nên kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế

-          Phạm vi đầu tư bị hạn chế do bó buộc về tỷ lệ góp vốn và những doanh nghiệp đã được cổ phần hóa.

·         Đối với nước nhận đầu tư

-          Hạn chế khả năng thu hút vốn nước ngoài vì tỷ lệ góp vốn bị hạn chế

-          Hiệu quả sử dụng vốn không cao, hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

-          Tình trạng nợ nước ngoài quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chính trị

Câu 11: Phân biệt đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài

Các

tiêu chí

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Khái niệm

ĐTGTNN là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý và điều hành đối tượng đầu tư.

ĐTGTNN là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý và điều hành đối tượng đầu tư.

Đặc điểm

+ Nguồn vốn: chỉ có duy nhất từ tư nhân (tư nhân mở rộng)

+ Tỷ lệ góp vốn: >= 30%

+ Trách nhiệm và quyền lợi: Quyền lợi và trách nhiệm của NĐT phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, vì vậy phạm vi trách nhiệm của NĐT cũng tăng lên so với đầu tư gián tiếp. Tỷ suất lợi nhuận thường cao hơn nhưng đi kèm với rủi ro lơn hơn.

+ Nguồn vốn:

+ Tỷ lệ góp vốn: NĐTNN chỉ được phép góp tối đa 30% vốn pháp định.

+ Trách nhiệm và quyền lợi:

NĐT nước ngoài không chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động kinh doanh của đối tượng đầu tư mà chỉ hưởng lợi nhuận qua lãi suất cho vay hoặc lợi tức cổ phần.

Hình thức

+ Hình thức đầu tư:

. Sáp nhập và mua lại (M&A)

. Đầu tư mới:

_Công ty liên doanh: có từ 2 bên trở lên tham gia, ít nhất một bên là Nhà nước, 1 bên nước ngoài, hình thức là công ty TNHH ở nước sở tại.

­_Công ty 100% vốn nước ngoài: không có địa phương tham gia, hình thức là công ty TNHH ở nước sở tại.

_Hợp đồng hợp tác kinh doanh: không có pháp nhân mới, chia lợi nhuận và trách nhiệm theo vốn góp, mỗi bên tự thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

_Các hình thức BOT-BTO-BT: chủ yếu trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông.

+ Hình thức đầu tư:

. Đầu tư của tư nhân: 2 hình thức chủ yếu là tín dụng thương mại hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu.

. Đầu tư của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế thường có quy mô lớn, lãi suất thấp, ân hạn dài (như ODA).

Tác động

tích cực

·   Chủ nhà:

-    FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư xã hội

-    Cơ hội để nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

-    Việc làm, thu nhập, thu ngân sách, XNK ↑

-    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thường là theo hướng hiện đại hóa

·   CĐT:

-    Tối ưu hóa hiệu quả đầu tư

-    Mở  rộng tầm ảnh hưởng

·      Bên nhận đầu tư:

-       Đầu tư gián tiếp là 1nguồn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào xã hội, bên chủ nhà có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động, không phụ thuộc vào chủ sở hữu vốn.

·      CĐT: hình thức này giúp CĐT sử dụng vốn 1cách linh hoạt và có hiệu quả

Tác động

tiêu cực

·  Chủ nhà:

-    Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường

-    Nếu không có quy hoạch sẽ à lệch lạc về cơ cấu đầu tư

-    Phân hóa xã hội, tệ nạn du nhập

·  CĐT:

-       Thất thoát công nghệ, chảy máu chất xám

-       Trào lưu đầu tư ra nước ngoài có thể dẫn tới khan hiếm về vốn tại nước đi đầu tư.

·        Bên nhận đầu tư: dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng chính trị của các nước đi đầu tư. Mặt ≠, thông qua đtư gtiếp, bên chủ nhà không có cơ hội tiếp cận với các cnghệ hđại và kinh nghiệm qlý tiên tiến.

·      NĐT nước ngoài: phạm vi đầu tư bị hạn chế do bó buộc về tỷ lệ góp vốn và những doanh nghiệp đã được cổ phần hóa.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: