Kn, DDcua TSCD, VCĐ
Câu 4: Kh¸i niÖm vµ ®Æc ®iÓm cña TSC§ vµ VC§. Ph©n lo¹i TSC§ cña doanh nghiÖp. Cho vÝ dô tõng lo¹i
1. KN và đặc điểm của TSCĐ
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, hội tụ đủ 4 điều kiện:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
c. Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
d. Có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp có đặc điểm: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh,hình thái vật chất của chúng không thay đổi nhưng nó bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mà nó làm ra.
2. Khái niệm và đặc điểm của VCĐ
Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định. Xét tại mỗi thời điểm nhất định thì vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị còn lại của toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. (Giá trị này là giá trị còn lại thực tế của tài sản cố định trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp).
Đặc điểm vận động và biến đổi hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của vốn cố định hoàn toàn hợp với các đặc điểm của tài sản cố định. Nghĩa là vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định được dịch chuyển từng bộ phận vào giá thành sản phẩm sản xuất ở trong các chu kỳ. Nó hoàn thành một vòng luân chuyển sau một thời gian dài, tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định.
3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - VỐN CỐ ĐỊNH
a. Mục đích
Phân loại là cơ sở cho công tác quản lý. PL 1 cách có khoa học sẽ tạo điều kiện cho quản lý tốt hơn. Việc PL TSCĐ,VCĐ là XĐ xem trong tổng số TSCĐ, VCĐ gồm có những loại nào, mỗi loại chiếm bao nhiêu qua đó ta có một cơ cấu TS tại các thời điểm, Với mục đích của nhà quản lý la cần có 1 cơ cấu TS hợp lý nhất, người quản lý sẽ so sánh giữa cơ cấu hiện tại và nhu cầu để XĐ các loại TS thừa thiếu. Đó là những bất hợp lý trong cung cầu từ đây tìm hiểu nguyên nhân, có một bfap điều chỉnh để có 1 cơ cấu hợp lý hơn sẽ đem lại hqua kinh tế cao hơn.
b. Các cách PL cơ bản
- Theo hình thái biểu hiện
+ TSCĐ hữu hình
VD: nhà xưởng, máy móc, thiết bị...
+ TSCĐ vô hình
VD: fat minh sáng chế, quyển sử dụng đất...
- Theo tình hình sử dụng
+ Đang sd
+ Chưa sd
+ Chờ xử lý: - Đã hỏng ko sd
- Vẫn sd nhưng không sd được, ko có việc
- Vẫn sd nhưng không sd được hiệu quả thấp
- Theo quyền sở hữu:
+ TSCĐ thuộc sở hữu của DN
+ TS thuê: - Thuê TC
- Thuê hoạt động
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro