KN qly ĐT
Câu 1: Khái niệm và mục tiêu của quản lý đầu tư.
1. Khái niệm.
- Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm điều chỉnh đối tượng quản lý để đạt được một mục tiêu hoặc một tập hợp các mục tiêu mà chủ thể quản lý đặt ra.
- Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả và kết quả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể, xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.
2. Mục tiêu của hoạt động đầu tư.
Tầm vĩ mô:
- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành, từng địa phương. (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...)
- Hoạt động đầu tư gắn với việc sử dụng nhiều nguồn lực và nguồn vốn do đó quản lý hoạt động đầu tư nhằm vào mục tiêu huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực, nguồn vốn trong và ngoài nước, tận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các nguồn tiềm năng khác. Đồng thời quản lý đầu tư cũng gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác kết quả đầu tư.
- Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo chất lượng và thời hạn và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
Tầm vi mô:
- Mục tiêu quản lý đầu tư của cơ sở: nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của đơn vị, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế tài chính. Cụ thể là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và tiết kiệm chi phí...
- Mục tiêu quản lý đầu tư đối với từng dự án: nhằm thực hiện đúng các mục tiêu đã đặt ra của dự án, nâng cao hiệu quả kt - xh của đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng tiến độ thời gian đã định, trong phạm vi chi phí được duyệt và với tiêu chuẩn hoàn thiện cao nhất.
Chủ thể quản lý:
+ Quốc hội: quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án quan trọng cấp quốc gia.
+ Thủ tướng chính phủ: người ra quyết định đầu tư đối với các dự án quan trọng cấp quốc gia.
+ Bộ kế hoạch và đầu tư: trực tiếp nghiên cứu và ban hành các chính sách về quản lý hoạt động đầu tư. Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư, các dự án đầu tư.
+ Các bộ ngành có liên quan, sở kế hoạch đầu tư ở các tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố, ngân hàng, doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án...
Đối tượng quản lý: toàn bộ hoạt động đầu tư của nền kinh tế, địa phương, ngành, doanh nghiệp, dự án.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro