Ky nang tao dung moi quan he
Chỉ Số NQ (Networking Quotient): Khả Năng Xây Dựng Mối Quan Hệ
Xây dựng quan hệ và cơ hội thành công (Jossey-Bass, 2000), bằng cách tìm kiếm những nét đặc trưng trong các mối quan hệ và liên hệ của mình, bạn có nhận ra được người cộng tác trong “mạng lưới toàn cầu” của mình, những người mà bạn có thể phát triển mối liên hệ với họ. Trừ khi bạn tự bó chân mình ở một nơi nào đó như Montana chẳng hạn, mỗi ngày thường thì bạn sẽ gặp thêm nhiều người mới, hoặc chí ít thì cũng là mỗi tuần. Khi bạn gặp họ, bạn tiếp cận và tự đánh giá được là họ có thể giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân hay nghề nghiệp của mình hay không. Nghe thì có vẻ tính toán nhưng theo Melissa Giovagnoli và Jocelyn Carter-Miller, tác giả của cuốn Mạng lưới toàn cầu: Xây dựng quan hệ và cơ hội thành công (Jossey-Bass, 2000), bằng cách tìm kiếm những nét đặc trưng trong các mối quan hệ và liên hệ của mình, bạn có nhận ra được người cộng tác trong “mạng lưới toàn cầu” của mình, những người mà bạn có thể phát triển mối liên hệ với họ. Dưới đây là những đức tính mà tác giả cho rằng bạn nên tự tạo ra trong con người mình đồng thời cùng lúc cố tìm ra ở người khác.
1. Biết hợp tác
Họ là những người biết chia sẻ với thành công của bạn đồng thời cũng biết lắng nghe, chia sẻ mỗi khi bạn gặp khó khăn.
2. Thường xuyên giữ liên lạc
Trái với những “cơ hội”, những kẻ mà tác giả đưa vào loại mà chỉ gọi cho bạn khi họ cần một cái gì đó, “mắt xích toàn cầu”của bạn là những người gọi đến bạn mặc dù chằng có gì xảy ra. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì kỹ năng trên đây là tối quan trọng đối với người làm buôn bán, những người mà thường xuyên liên hệ và cần có những mối quan hệ. Hãy liên tục thông báo cho mọi người việc làm của bạn và động viên bạn làm những việc tương tự.
3. Đáng tin cậy và có trách nhiệm
Hãy tìm những người đáp ứng lại những yêu cầu của bạn và thực hiện nó thực sự - đó là những người thực sự có trách nhiệm và không thường đưa ra những lời xin lỗi hay bào chữa cho việc không giữ lời hứa của mình.
4. Có ảnh hưởng
Những người có ảnh hưởng thường là những người giàu có, có tiếng tăm hay địa vị, nhưng họ cũng có thể là người có thể làm được việc và thuyết phục người khác làm theo hoặc cho họ.
5. Có tri thức, hiểu biết
Không đơn thuần chỉ là tích chữ thông tin, người có chi thức, hiểu biết là người có kinh nghiệm mà họ có thể sử dụng để giúp người khác khi họ đối mặt với những khó khăn tương tự.
6. Là người biết lắng nghe tích cực
Đặc điểm này rất hiếm thấy cũng như là khó có thể đánh giá đúng. Những người biết lắng nghe tích cực thường nghe và hiểu, có những biểu lộ cảm xúc thực sự, hiểu được hy vọng, nỗi sợ hãi hay giấc mơ đằng sau những lời nói ngôn từ. Sau đó, họ có thể có những phản hồi biểu thị được sự thấu hiểu của họ.
7. Biết thông cảm
Sự thông cảm ở một “mắt xích toàn cầu” là sự quan tâm đến người khác ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra cả. Nó cho thấy là bạn hiểu những gì một người đang phải trải trải qua chứ không đơn thuần là nghe những mô tả chung chung về nó.
8. Biết đánh giá
Những việc nhỏ bao giờ cũng rất có ý nghĩa. Một tờ giấy nhỏ bày tỏ sự cảm ơn, email qua lại, một vài món quà nhỏ thể hiện sự kính trọng của bạn – đó là những đức tính mà những người biết đánh giá bày tỏ thực sự có. Sự biết ơn thể hiện cảm xúc là hành động của một người nào đó là có ý nghĩa và giá trị.
Khi nền kinh tế càng hội nhập sâu, tư duy về nhân sự và năng lực thành công trong nghề nghiệp đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Nếu như cách đây 10, 15 năm, bằng cấp vẫn được coi là điều kiện tiên quyết trong tuyển dụng và đề bạt, thì ngày nay càng nhiều công ty đòi hỏi những kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, tạo dựng các mối quan hệ, làm việc nhóm ... bên cạnh những kỹ năng chuyên môn. Đây là nhóm kỹ năng không thuộc nhóm kiến thức chuyên môn nhưng chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thành công của bạn.
Tiêu chí đánh giá năng lực Nhà quản lý
Một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất với những người nắm giữ vị trí cao cấp là khả năng tìm kiếm, xây dựng và kết nối các mối quan hệ cũng như các nguồn thông tin để tạo dựng và phát triển các cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh - Gọi chung là "Kỹ năng tạo dựng quan hệ" hay "kỹ năng Networking". Kỹ năng này đòi hỏi sự tổng hợp của nhiều kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, kỹ năng phán đoán, kỹ năng thích ứng, kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và kỹ năng kết nối.
Chính vì vậy, kỹ năng Networking ngày càng quan trọng trong quá trình tuyển dụng và đề bạt đối với các vị trí cấp cao. "Tôi tin rằng kỹ năng Networking đặc biệt quan trọng đối với giới lãnh đạo," Ông Jonah Levey, Tổng giám đốc NavigosGroup, chia sẻ, "vì thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người lãnh đạo mà còn từ những mối quan hệ mà người đó có thể tiếp cận được."
Vì vậy bạn đừng ngạc nhiên khi trong một cuộc phỏng vấn, bạn nhận được những câu hỏi tưởng như rất tình cờ như "Bạn còn giữ liên lạc với bao nhiêu bạn học cũ?" hay "Gần đây bạn tham dự những sự kiện nào", vv. Nhà tuyển dụng đang thử kiểm tra kỹ năng Networking của bạn đấy.
Chỉ Số Networking IQ của bạn là bao nhiêu?
Tuy quan trọng như vậy nhưng để đánh giá kỹ năng Networking không dễ vì hiện chưa có phương pháp đánh giá nào thực sự toàn diện, hầu hết chỉ dựa vào những cảm nhận cá nhân. Hiểu được nhu cầu này, Caravat.com - Mạng cộng đồng doanh nhân trực tuyến hàng đầu Việt Nam đã phát triển một phiên bản trắc nghiệm để đo lường Chỉ Số Kỹ Năng Tạo Dựng Quan Hệ (Networking IQ). Bà Thanh Nguyễn - Giám đốc điều hành Caravat.com cho biết "Dựa trên nhiều nghiên cứu và khảo sát về kỹ năng Networking ở nước ngoài, Caravat đã kết hợp với nhiều chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam về xây dựng hình ảnh cá nhân (John Ropert Power) và nghệ thuật đắc nhân tâm (Dale Carnegie) để phát triển một hệ thống câu hỏi và phân tích trắc nghiệm khoa học, đánh giá chung kỹ năng Networking của một người dựa trên tổng hợp của nhiều nhóm kỹ năng hỗ trợ."
Bài trắc nghiệm bao gồm 27 câu lựa chọn nhanh, có thể được hoàn tất và nhận kết quả chỉ trong vòng 8 phút. Bảng phân tích kết quả dựa theo 7 nhóm tiêu chí: ý thức Networking, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, nghi thức giao tế trong kinh doanh, thói quen networking, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng gìn giữ mối quan hệ và kỹ năng đắc nhân tâm. Người tham gia trắc nghiệm sẽ nhận được một bản báo cáo bao gồm chỉ số Networking IQ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và một biểu đồ so sánh sự tương quan giữa chỉ số đó với chỉ số của những người tham gia trắc nghiệm có cùng điều kiện tương tự (ví dụ như cùng độ tuổi, ngành nghề, cấp bậc hay địa điểm, vv).
Chị Vân Anh, Trưởng phòng Kinh doanh của VietnamWorks, cho biết, "Tôi luôn nghĩ tôi đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng khá lớn rồi, nhưng các nhận xét trong bảng phân tích kết quả đã giúp tôi nhận ra rằng tôi có thể cải thiện một số thói quen để phát triển hơn nữa các mối quan hệ trong công việc."
Bạn có thể kiểm tra chỉ số Networking IQ của bạn hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ: http://networkingiq.caravat.com/
Kỹ năng Networking - Có học được không?
Khác với chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) vốn chịu ảnh hưởng nhiều của gen di truyền và ít thay đổi trong suốt cuộc đời, chỉ số Networking IQ có thể được cải thiện thông qua việc trau dồi thường xuyên các nhóm kỹ năng mềm quan trọng có liên quan để luyện tập ý thức Networking. Và điều quan trọng nhất, hãy bắt đầu từ những thay đổi về ý thức networking của bạn: Cho dù Bạn là ai, Bạn tài giỏi đến mức nào, việc mở rộng và duy trì những mối quan hệ tốt sẽ luôn giúp bạn thành công hơntrong công việc và trong cuộc sống.
Nhiều người cho rằng kỹ năng quan trọng bậc nhất ngày nay để có thể thành công trong sự nghiệp chính là: kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi bạn cần phải trải qua một vài công việc mới có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Một vài mối quan hệ mà bạn cần duy trì tại công sở có thể kể đến như:
Quan hệ với cấp trên: Bạn thành công hay thất bại, bạn thăng tiến hay ở nguyên vị trí điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cấp trên của bạn. Một người sếp có thể đào tạo, hướng dẫn, động viên, tư vấn cho bạn những điều bổ ích, cần thiết cho công việc hiện tại và cả sự nghiệp sau này. Bạn nên khéo léo “tranh thủ” sự ủng hộ, giúp đỡ của sếp. Hãy tạo mối quan hệ thật tốt với sếp và hãy chứng tỏ với sếp năng lực làm việc của bạn. Không cần phải nói, quan hệ với cấp trên là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn nên tạo dựng và phát triển.
Quan hệ với đồng nghiệp: Những người đồng nghiệp sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Để có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với họ, hãy ủng hộ, động viên, giúp đỡ họ vào những lúc cần thiết. Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho cả bạn và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc. Đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành đầu mối liên lạc cho bạn trong công việc sau này.
Quan hệ với khách hàng: Một người khách hàng có thể nói tốt về bạn trước sếp của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng có cơ hội thăng tiến trong công việc. Hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Biết đâu, một ngày kia, khi cần tuyển nhân viên, họ sẽ nghĩ ngay đến bạn.
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ tại công sở không những giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp, mà còn góp phần tạo một môi trường làm việc tích cực cho bạn hàng ngày
ác nhà lãnh đạo giỏi thường rất biết cách xây dựng các mối quan hệ với những người có thể hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ mình trong công việc. Đây là kỹ năng hầu như không thể thiếu đối với bất kỳ một nhân viên điều hành cao cấp nào.
Khi trở thành Giám đốc sản xuất và thành viên quản trị của một hãng mỹ phẩm, Henrik Balmer đã nghĩ đến việc cải thiện các mối quan hệ với những người xung quanh: đối tác, đồng nghiệp, nhân viên… Đương nhiên, để thực hiện được điều này, ông phải đối mặt với bài toán về quản lý thời gian bởi áp lực của vị trí hiện tại đã khiến ông luôn trong tình trạng quá tải. Thậm chí, Henrik Balmer còn phải mang việc của công ty về nhà làm thêm.
Tuy vậy, hàng ngày, dù muốn hay không ông vẫn có những công việc cần tiếp xúc với các bộ phận khác trong công ty. Ví dụ, ông phải giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh với vị Giám đốc bán lẻ để kịp thực hiện các đơn đặt hàng. Dồn hết sức cho công việc chính, Henrik coi việc phải tiếp xúc với các phòng ban khác như một nhiệm vụ bắt buộc và khó chịu. Cho đến khi Ban Giám đốc công ty mở cuộc họp để bàn về khả năng sáp nhập mà không cần đến sự có mặt của Balmer thì ông hiểu rằng mình đã bị cho “ra rìa”- không chỉ trong các công việc đối nội mà cả mảng đối ngoại. Có thể nói, tại thời điểm đó, tương lai sự nghiệp của Henrik Balmer đã bị đe dọa.
Trường hợp của Henrik Balmer không phải là cá biệt. Hai nhà kinh tế Herminia và Mark Hunter đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trong hơn hai năm và nhận ra rằng: thách thức chính của những người mới được đề bạt lên vị trí lãnh đạo là việc xem xét lại bản thân cũng như vai trò của mình trong doanh nghiệp, trong đó có việc tạo lập và sử dụng các mối quan hệ.
Đa số những người mới lên làm lãnh đạo đều cảm thấy không thoải mái. Đó cũng là điều dễ hiểu. Hầu hết những người được đề bạt theo ngành dọc đều coi trọng nhân tố kỹ thuật trong công việc và chỉ tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Họ chưa có phản xạ
phải quan tâm đến những vấn đề ngoài phạm vi chuyên môn hoặc mang tính chiến lược chung của toàn công ty. Họ thường không nhận thức được ngay tầm quan trọng của việc trao đổi và xây dựng mối quan hệ với lãnh đạo của các bộ phận khác hay những ứng viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai. Trên thực tế, đây lại là việc quan trọng nhất trên cương vị một người làm công tác quản lý.
Giống như Henrik, phần lớn các nhà quản lý được Herminia và Mark hỏi
ý kiến đều cho biết: họ cảm thấy việc xây dựng các mối quan hệ có điều gì giống như sự giả dối, hoặc là cách giao tiếp khôn khéo nhằm “lấy lòng” người khác. Ngược lại, hầu hết các nhà quản trị giỏi, những người có “năng khiếu” xây dựng và duy trì các mối quan hệ hữu dụng, lại không bị cản trở bởi suy nghĩ này. Thay vào đó, họ quan niệm việc không xây dựng được các mối quan hệ đồng nghĩa với sự thất bại - cả trong công việc lẫn sự nghiệp.
Về cơ bản có ba hình thức quan hệ: quan hệ trong công việc, quan hệ cá nhân và quan hệ chiến lược. Việc xây dựng mối quan hệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm quen với công việc lãnh đạo. Thứ nhất - điều này giúp các nhà lãnh đạo “non trẻ” có được những phản ứng kịp thời đối với tình hình nội bộ. Thứ hai - thúc đẩy quá trình thăng tiến của cá nhân. Thứ ba - mở ra các hướng kinh doanh mới cũng như thu hút được các nhà đầu tư cần thiết.
Mối quan hệ công việc
Tất cả các nhà quản lý đều cần xây dựng các mối quan hệ công việc hữu hảo với những người có thể hỗ trợ mình tại công sở. Không chỉ là quan hệ với cấp trên trực tiếp mà cả những đồng nghiệp trong phòng, các nhà cung cấp, phân phối và khách hàng. Những mối quan hệ này sẽ bảo đảm sự liên kết và hợp tác hiệu quả khi xuất hiện nhu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh hay trục trặc trong công việc. Tuy nhiên, các mối quan hệ của bạn cần phải tập trung và có các mục đích rõ ràng. Người cần xây dựng mối quan hệ có thể là: cá nhân đóng vai trò quan trọng trong công việc của bạn; người đang giúp đỡ bạn trong sự nghiệp hoặc cũng có thể là một người bạn đơn thuần. Để xác định được mục đích của việc tạo dựng mối quan hệ là điều không dễ dàng nhưng lại rất cần thiết.
Mặc dù hầu hết các mối quan hệ trong công việc đều diễn ra rất tự nhiên, nhưng rất ít người đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Alistar, trưởng phòng tài vụ của một hãng thầu có hàng trăm lao động, đã rất bất ngờ khi được cấp trên đề bạt lên vị trí Giám đốc tài chính và thành viên HĐQT. Anh trở thành thành viên trẻ nhất và ít kinh nghiệm nhất trong ban. Việc đầu tiên mà anh cho là cần thiết trên cương vị mới là cải tổ lại bộ phận mình từng làm việc cho hợp l
ý hơn. Xuất phát từ ý kiến của Tổng giám đốc cho rằng công ty có thể cổ phần hóa, Alistar tiến hành tái tổ chức phòng tài vụ nhằm minh bạch hóa sổ sách tài chính. Và anh đã thành công rực rỡ trong công việc. Chỉ có điều, anh đã không để ý rằng ý kiến của vị Tổng giám đốc đã bị đa số thành viên trong HĐQT phản đối. Trong một năm Alistar nắm giữ chức vụ mới, chuyện cổ phần hóa luôn là vấn đề gây nhức đầu cho các thành viên HĐQT, thậm chí nó còn có nguy cơ chia rẽ họ. Và cuối cùng, Alistar phát hiện ra, thay vì minh bạch hóa sổ sách , anh nên dùng thời gian vào việc tạo dựng những mối quan hệ mang tính hợp tác thì hơn.
Uy tín cá nhân và khả năng sẵn sàng giúp đỡ người khác luôn là những yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, thay vì đặt câu hỏi mang tính chiến lược “chúng ta nên sử dụng các mối quan hệ đang có như thế nào?”, thì các nhà quản lý chỉ gặp gỡ nhau khi công việc chung đòi hỏi.
Một phần vì các mối quan hệ của họ quá phong phú khiến họ không biết mối quan hệ nào là thực sự hữu dụng. Do vậy, phần lớn những mối quan hệ công việc của họ chỉ mang tính nội bộ trong tổ chức mà họ lãnh đạo và thường ngắn hạn. Các quan hệ bên ngoài như với các thành viên HĐQT; khách hàng; quan chức chính phủ;…thường chỉ mang tính nghĩa vụ, hình thức. Tất nhiên, mỗi nhà quản lý có thể lựa chọn, phát triển các mối quan hệ có từ công việc, nhưng phần lớn chỉ xuất phát từ ý kiến chủ quan của họ chứ không phải từ yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo.
Thông thường, một nhà quản lý thích duy trì hợp tác trong các mối quan hệ sẵn có hơn là xây dựng các mối quan hệ mới nhằm đối phó với những thách thức bất ngờ. Tuy nhiên, trong vai trò một nhà quản trị, các mối quan hệ phải được tái tổ chức nhằm mang tính hướng ngoại và hướng đến tương lai.
Mối quan hệ cá nhân
Khi những nhà lãnh đạo đầy tham vọng giống như Alistair bắt đầu ý thức được nguy cơ của việc chỉ tập trung vào các mối quan hệ nội bộ, thì họ bắt đầu tìm kiếm “liều thuốc tinh thần” bên ngoài tổ chức. Họ nhận thức được rằng ngoài kiến thức chuyên ngành, của mình, các kỹ năng xã hội của họ vẫn còn rất hạn chế, do đó, họ đã tìm đến các hội, nhóm, câu lạc bộ… nhằm mục đích tìm hiểu các lĩnh vực khác nhau, tạo dựng những mối quan hệ mới có thể giúp họ trong sự nghiệp. Đây cũng chính là điều tác giả bài viết muốn đề cập đến trong phần “Mối quan hệ cá nhân”.
Bạn hãy đặt câu hỏi: tại sao nhiều nhà quản lý lại phải tốn nhiều thời gian vào các hoạt động chẳng liên quan gì đến công việc? Tại sao họ phải mất thời gian cho những mối quan hệ xã giao trong khi còn phải giải quyết vô vàn những công việc khẩn cấp khác? Câu trả lời là: những mối quan hệ này sẽ cho họ kiến thức hay thông tin quan trọng để hỗ trợ họ đạt được mục đích trong công việc. Ví dụ, một giám đốc nhà máy vừa mới nhậm chức đã phải đối mặt với tình trạng: hoặc đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc đóng cửa nhà máy. Nhờ vào cương vị mới, anh ta đã thiết lập các mối quan hệ trong trụ sở chính của tổng công ty nhằm tìm kiếm những người đã từng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Kết quả là anh ta đã tìm được hai chuyên gia tư vấn tuyệt vời.
Những mối quan hệ cá nhân còn là môi trường tuyệt vời để phát triển các kỹ năng, đồng thời giúp mở ra các mối quan hệ chiến lược. Kinh nghiệm của Timothy, một giám đốc công ty phần mềm hạng trung là một ví dụ. Timothy mắc một tật bẩm sinh là tật nói lắp giống cha mình,. Nếu có thời gian chuẩn bị trước các cuộc gặp mặt thì tật nói lắp đối với ông không phải là vấn đề, nhưng nếu thiếu sự chuẩn bị trước, Timothy gần như rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, thiếu tự tin đến thảm hại. Để thoát khỏi tình trạng này, mỗi tuần Timothy nhận lời tham gia ít nhất hai cuộc gặp mặt với bạn bè, đối tác mà trước đây ông cố tình lờ đi. Trước mỗi cuộc gặp, ông tìm hiểu xem ai sẽ được mời đến để thuyết trình và cả những vị khách mời khác để có thể nói chuyện với họ. Khi tật nói lắp có dấu hiệu giảm dần, ông bắt đầu chú ý tạo lập các mối quan hệ, trước hết là với những người giúp ông về kỹ thuật. Giống Timothy, nhiều lãnh đạo trẻ gần đây đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân như một cách an toàn để tìm kiếm các giải pháp cho công việc, và qua đó nhằm thiết lập các mối quan hệ chiến lược.
Phần lớn các mối quan hệ cá nhân mang tính hướng ngoại, dựa trên cơ sở một mối quan tâm chung và lợi thế của các mối quan hệ này là khả năng hợp tác trong tương lai. Chúng có thể giúp ta hoàn thành một công việc, mang lại cho ta cơ hội hợp tác với một ai đó hay cho ta những thông tin cần thiết.
Trong quan hệ với mọi người bên ngoài công ty, các nhà lãnh đạo không nên tạo cảm giác mình là cấp trên của họ. Hoặc nếu các nhà lãnh đạo đạt đến tầm ảnh hưởng nào đó trong cộng đồng thì cũng nên không nhất thiết phải tốn quá nhiều thời gian vào việc tạo dựng các mối quan hệ nữa.
Nếu xem xét cách tạo dựng và phát triển mối quan hệ của các nhà lãnh đạo, ta thường thấy họ dùng thời gian và công sức biến các mối quan hệ công việc thành quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần tạo lập các mối quan hệ cá nhân sẽ không giúp họ trở thành một lãnh đạo giỏi. Một nhà quản lý không thể trở thành một người lãnh đạo thực thụ nếu họ không học được cách sử dụng các mối quan hệ đó để phục vụ cho các chiến lược chung của tổ chức.
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ thành công
Thứ Hai, 13-12-2010 16:00
(Hocduong.vn) Cuộc khảo sát Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ (Networking IQ) tiến hành gần đây trên hơn 8.000 doanh nhân đang sống và làm việc tại Việt Nam. Kết quả cho thấy Networking IQ càng cao, cơ hội thành công càng lớn.
Một mạng cộng đồng doanh nhân của Việt Nam đã thực hiện Cuộc khảo sát Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ (Networking IQ) tiến hành từ 6/5 - 24/5/2010 trên hơn 8.000 doanh nhân đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Networking IQ càng cao, cơ hội thành công càng rộng mở.
Người sở hữu chỉ số Networking IQ càng cao, cơ hội thành công của người sở hữu càng rộng mở. Trong số những người tham gia khảo sát có 200 người ở cấp độ điều hành cao cấp với Networking IQ trung bình là 56; 680 người cấp độ giám đốc có Networking IQ trung bình là 54; khoảng 4.500 người ở cấp độ Trưởng phòng có Networking IQ trung bình là 50 và còn lại là các chuyên viên với mức Networking IQ trung bình là 47.
Một chuyên gia cao cấp đã từng khẳng định “Những người giỏi Networking – hay có Networking IQ cao – thường có cơ hội thăng tiến nhanh hơn vì họ có khả năng tìm kiếm, xây dựng và kết nối các mối quan hệ và thông tin để phát triển các cơ hội nghề nghiệp, kinh doanh tốt hơn. Việc đo lường khả năng Networking của một người rất quan trọng vì trong chừng mực nào đó Networking IQ cao chính là đòn bẩy tăng cường năng lực thành công của họ”.
Khảo sát chia Networking IQ làm 4 cấp độ: mức Chuyên gia (Networking IQ từ 60 - 70) chỉ có 9% số người tham dự cuộc khảo sát đạt được; mức Tốt (Networking IQ từ 50 - 59) có 39% người đạt; phần lớn 48% hiện ở mức Triển vọng (Networking IQ từ 30 - 49) và còn lại 4% ở mức Cần cố gắng (Networking IQ < 29). Đặc biệt, Networking IQ trung bình của người nước ngoài cao hơn người bản địa (52 so với 48)
Networking IQ của bạn đang ở đẳng cấp nào?
Nâng cấp Networking IQ cùng Hocduong.vn để thành công vượt trội!
Bà Vân Anh – Giám đốc điều hành N.Group nhận định: “Tôi cho rằng, kỹ năng Networking chưa được nhiều người Việt Nam chú trọng đúng mức. Trong nghiên cứu về các CEO thành công tại các công ty thuộc Fortune 500 cho thấy, các kỹ năng mềm, trong đó Networking là kỹ năng quan trọng nhất, chiếm tới 75% khả năng thành công của một người làm việc chuyên nghiệp thì việc Networking IQ của người Việt Nam còn thấp phản ánh chất lượng nhân sự hạn chế và khoảng cách chất lượng nhân sự của ta với các nước phát triển hơn”.
Nắm bắt được sự thiếu hụt trong khâu đào tạo kỹ năng tạo dựng quan hệ ở phần lớn các trường đào tạo trên cả nước cũng như nhu cầu cần nâng cấp Networking IQ của đông đảo bạn trẻ đang khát khao thành công trong sự nghiệp, Hocduong.vn đã phối hợp cùng giảng viên Đỗ Thanh Hà - Trưởng khoa Quản lý kinh doanh, trường đại học Kinh Doanh và Công nghệ xây dựng và phát triển khoá đào tạo trực tuyến “Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ thành công”
Tin rằng với khoá học trực tuyến “Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ thành công” mà Hocduong.vn mang đến sẽ giúp ích rất lớn cho các bạn trẻ đang khát khao thành công. Đặc biệt đối với các bạn trẻ đang có ước mơ, hoài bão trở thành những doanh nhân thành đạt hàng đầu Việt Nam.
Ngày 25/5/2010, tại TP.HCM, Caravat.com đã công bố kết quả khảo sát “Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ” (Networking IQ) - một chỉ số quan trọng và trau dồi, phát triển được.
Caravat.com là mạng cộng đồng doanh nhân hàng đầu Việt Nam. Cuộc khảo sát Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ (Networking IQ) do Caravat.com tiến hành từ 6/5 - 24/5/2010 trên hơn 8.000 doanh nhân đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Networking IQ càng cao, cơ hội thành công càng rộng mở
Người sở hữu chỉ số Networking IQ càng cao, cơ hội thành công của người sở hữu càng rộng mở. Trong số những người tham gia khảo sát có 200 người ở cấp độ điều hành cao cấp với Networking IQ trung bình là 56; 680 người cấp độ giám đốc có Networking IQ trung bình là 54; khoảng 4.500 người ở cấp độ Trưởng phòng có Networking IQ trung bình là 50 và còn lại là các chuyên viên với mức Networking IQ trung bình là 47.
Bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành Caravat.com chia sẻ “Những người giỏi Networking – hay có Networking IQ cao – thường có cơ hội thăng tiến nhanh hơn vì họ có khả năng tìm kiếm, xây dựng và kết nối các mối quan hệ và thông tin để phát triển các cơ hội nghề nghiệp, kinh doanh tốt hơn. Việc đo lường khả năng Networking của một người rất quan trọng vì trong chừng mực nào đó Networking IQ cao chính là đòn bẩy tăng cường năng lực thành công của họ”.
Khảo sát chia Networking IQ làm 4 cấp độ: mức Chuyên gia (Networking IQ từ 60 - 70) chỉ có 9% số người tham dự cuộc khảo sát đạt được; mức Tốt (Networking IQ từ 50 - 59) có 39% người đạt; phần lớn 48% hiện ở mức Triển vọng (Networking IQ từ 30 - 49) và còn lại 4% ở mức Cần cố gắng (Networking IQ < 29). Đặc biệt, Networking IQ trung bình của người nước ngoài cao hơn người bản địa (52 so với 48).
Bà Vân Anh – Giám đốc điều hành Navigos Group nhận định: “Tôi cho rằng, kỹ năng Networking chưa được nhiều người Việt Nam chú trọng đúng mức. Trong nghiên cứu về các CEO thành công tại các công ty thuộc Fortune 500 cho thấy, các kỹ năng mềm, trong đó Networking là kỹ năng quan trọng nhất, chiếm tới 75% khả năng thành công của một người làm việc chuyên nghiệp thì việc Networking IQ của người Việt Nam còn thấp phản ánh chất lượng nhân sự hạn chế và khoảng cách chất lượng nhân sự của ta với các nước phát triển hơn”.
Khảo sát cũng cho thấy một phát hiện khá ngạc nhiên là nhân viên công ty nước ngoài/liên doanh có Networking IQ trung bình cao hơn các công ty nhà nước (50 so với 44) nhưng lại thấp hơn công ty tư nhân, nhất là ở chức vụ cao (52 cho công ty tư nhân và 57 cho Giám đốc công ty tư nhân). Khảo sát thêm qua “Nói chuyện nhóm” cho thấy giám đốc các công ty nước ngoài/liên doanh mặc dù có Networking IQ cao nhưng thường chỉ tập trung ở việc tạo dựng các mối quan hệ nội bộ trong công ty và một số ít các mối quan hệ mà họ cho là quan trọng.
Trong khi đó nhóm giám đốc các công ty tư nhân thường năng động hơn trong việc tạo quan hệ với những người họ chưa quen biết, ở nhiều cấp độ và lĩnh vực hơn. Điều này theo thời gian tạo rất nhiều lợi thế cho họ và phần nào giải thích cho thực tế là những người này dễ thành công hơn so với nhóm giám đốc công ty nước ngoài/liên doanh mỗi khi cần chuyển đổi hay phát triển một doanh nghiệp mới.
Trình độ chuyên môn không ảnh hưởng nhiều đến Networking IQ: Networking IQ trung bình của trình độ ĐH là 49; Thạc sĩ/ MBA là 50 và Tiến sĩ là 48. Anh Khoa, một thạc sĩ quản trị đang làm trưởng phòng tại một công ty lớn cho biết: “Trước đây tôi cứ nghĩ là mình đã phát triển sự nghiệp của mình khá tốt cho đến khi làm bài trắc nghiệm này. Hóa ra có nhiều kỹ năng tôi còn yếu và có rất nhiều thứ chẳng hề được giảng dạy trong môi trường học thuật thực ra lại vô cùng quan trọng để bổ sung cho kiến thức hay bằng cấp của bạn khi đi làm. Chắc chắn tôi sẽ tập trung hoàn thiện thêm các kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng Networking để có thể đẩy nhanh hành trình thăng tiến của mình”.
Để đo lường năng lực thành công của mình, trắc nghiệm chỉ số NetworkingIQ tại địa chỉ http://NetworkingIQ.Caravat.com. Chỉ mất 8 phút và hoàn toàn miễn phí.
Caravat.com hội tụ nhân tài
Thành lập tháng 8/2008, Caravat.com là Mạng cộng đồng doanh nhân lớn nhất Việt Nam với hơn 30.000 thành viên là các lãnh đạo và chuyên gia đến từ 9.000 công ty hàng đầu. Tại Caravat.com, các thành viên có thể quảng bá thương hiệu cá nhân và công ty; kết nối với các thành viên uy tín khác; tìm lại bạn bè, đồng nghiệp cũ cũng như tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp, kinh doanh. Đặc biệt, Caravat $1,000+ Executive Job là cổng thông tin nghề nghiệp duy nhất tại Việt Nam dành riêng cho những công việc cấp quản lý với mức lương từ $1000 trở lên. Để trở thành thành viên, nhận thư mời từ một thành viên hiện hữu hoặc đăng ký tại www.Caravat.com.
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ nơi công sở
Tạo dựng mối quan hệ công sở và làm việc theo nhóm là những kỹ năng không thể thiếu đối với hầu hết các công việc. Để tìm hiểu và đánh giá các ứng viên qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng thường đặt ra một số câu hỏi dưới đây.
Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian bạn phải làm việc với những đồng nghiệp mà bạn không thích hoặc với những người mà bạn thường gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc cùng họ. Bạn đã làm gì để thiết lập và duy trì mối quan hệ nơi công sở, để có thể gặt hái được những thành công cho công ty?
- Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian khi bạn không đồng tình với những quyết định hoặc những việc làm của sếp cũ. Bạn đã làm gì trong những tình huống đó? Chúng có được giải quyết một cách êm thấm không?
- Hãy nói cho tôi biết về thời gian bạn làm việc cùng với một đồng nghiệp, sau này là bạn thân của bạn. Bạn đã làm gì để chắc chắn rằng tình bạn đó đem lại kết quả tích cực cho công ty?
- Hãy chia sẻ với tôi về một cuộc xung đột tại nơi làm việc mà bạn có liên quan? Bạn đã giải quyết những xung đột đó như thế nào? Và điều gì xảy ra tiếp đó với những đồng nghiệp kia hoặc với nhóm làm việc đó?
- Thử lấy ba ví dụ về thái độ, hành động hoặc cách cư xử có thể gây cho bạn sự khó chịu tại nơi làm việc? Trước đây bạn đã gặp tình huống nào? Và nó được giải quyết ra sao?
- Ba yếu tố nào bạn cho là quan trọng nhất để có được một đồng nghiệp hoàn hảo như bạn mong muốn?
- Đồng nghiệp của bạn nói mối quan hệ giữa bạn và họ như thế nào?
- Khi bạn bắt đầu làm việc cho công ty trước, hãy nói xem bạn đã gặp gỡ mọi người và phát triển mối quan hệ với các nhân viên mới, sếp mới như thế nào?
Trước khi đi phỏng vấn xin việc, bạn có thể chuẩn bị cho mình câu trả lời dựa trên nội dung những câu hỏi trên. Nếu chuẩn bị tốt, khả năng bạn được nhà tuyển dụng "để mắt" là rất cao.
au nhiều suy nghĩ và trải nghiệm, tôi nhận ra một sự thật trần trụi mà bấy lâu nay người ta vẫn phủ nhận khi tạo dựng mối quan hệ. Nhưng trước khi nghe tôi chia sẻ, bạn hãy dẹp bỏ hết sự sĩ diện cũng như tự ái đi để nghe một cách khách quan nhất, về tính đúng đắn của sự thật này.
Sự thật đó là: Những thằng thông minh bao giờ cũng làm ít và hưởng lợi nhiều. Còn những thằng chỉ biết đem sức trâu ra phục vụ thì chắc về già mới thăng tiến. Nếu bạn bắt bẻ tôi cách dùng từ, thì tôi cũng muốn nói rằng: tôi muốn dùng những từ dễ hiểu và gợi cảm nhất để cho bạn cảm nhận được cái bức xúc chung của sự thật này. Hãy hình dung, bạn tham gia một tổ chức, hay công ty, làm quần quật như một con trâu, cuối cùng bạn nhận được gì? Vài lời khen và những câu đại loại như “Tốt lắm, cứ thế phát huy nhé”. Trong khi đó, chỉ cần vài buổi ăn cơm trưa, cà kê với sếp, bạn có thẻ được thăng chức vùn vụt. Nếu bạn coi đó là đi đường tắt, là không có nỗ lực, là không trong sạch, thì tôi xin nói thẳng: thực chất những người đi con đường đó là những người có tài năng và bản lĩnh ngoại giao tuyệt vời. Một ví dụ nhỏ thôi: giả sử bạn tham gia vào một câu lạc bộ, bạn cố gắng là hồng hộc cho câu lạc bộ đó, và được xếp ở “thành viên”, Trong khi một người không tham gia, họ chỉ cần trò chuyện với những thành viên ban chủ nhiệm là coi như họ có trong tay cả quân lực của câu lạc bộ đó.
Hãy thử hình dung mà xem: một dự án làm trong bảy ngày, bạn làm việc học máu trong sáu ngày nhưng lại vắng mặt trong ngày cuối cùng, nói thật là chả mấy ai nhớ đến bạn cả. Còn những người chỉ làm cà tàng, nhưng họ có mặt hết trong tất cà những ngày của dự án, tám với những người trưởng bộ phận, họ sẽ được ghi nhớ và cân nhắc nhiều hơn. Thật quá rõ khi nhìn thấy: có hai cách bạn có thể lấy lòng người khác, quăng cơ bắp ra hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngồi nhà lên yahoo chat hết nick này tới nick nọ. Cách nào dễ dàng hơn thì không cần phải bàn cãi nữa. Và đây là kết quả: nếu bạn chọn cách thứ nhất, sau khi làm xong, bạn được trao vài cái bằng khen, nghe vài tiếng vỗ tay và hết, nếu bạn bỏ đi thì không ai còn nhớ tới bạn. Còn khi bạn đã chọn cách thứ hai, đơn giản mỗi ngày bạn gieo hình ảnh vào đầu người này một chút, vào đầu người kia một chút, mưa dầm thấm đất, hình ảnh bạn được nhớ lâu và bạn tạo được thiện cảm.
Nói chung, chỉ có những kẻ ngu ngốc mới phơi hết sức trâu ra mà cống hiến. Nếu bạn cần những mối quan hệ, trò chuyện thôi là quá đủ. Cho nên khi làm một công việc, người ta nghĩ tới cách làm quen bạn đồng hành hơn là tiến độ. Những ai làm một mình, làm cho cố thì dù kết quả tốt họ cũng chẳng được gì. Còn ngồi tám chuyện, dù không hoàn thành công việc nhưng bạn có những người luôn ủng hộ bạn. Nếu bạn không tin tôi, cứ ngẫm lại mà xerm! Giả sử một ngày diễn ra hai sự kiện ở hai câu lạc bộ bạn tham gia, bạn sẽ chọn cách nào? Quăng sức trâu bò phục vụ cho một trong hai sự kiện. Thưa bạn, người khôn là người chia ra, có mặt ở mỗi nơi một ít, đủ để được ba chữ “có tham gia”.
Vậy đấy, muốn tạo thiện cảm, hãy thôi phí phạm sức lực, làm sao thì làm, yêu thương bản thân là trước hết. Hãy trò chuyện và kheo khéo một chút, nói chuyện với mỗi người một ít, bạn sẽ nắm giữ tất tần tật những mối quan hệ một cách bền chắc nhất.
Xây dựng kỹ năng thiết lập mối quan hệ
Đăng bởi DNT ngày 17 January, 2011
Các sự kiện quan hệ tập thể trông có vẻ như rất đáng sợ, nhưng chúng lại có thể là nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Việc tham gia vào các sự kiện dạng này với một niềm đam mê và một mục tiêu đã được định sẵn trong đầu luôn đóng một vai trò quan trọng. Hãy sử dụng những lời khuyên dưới đây để mang đến thành công cho kinh nghiệm thiết lập mối quan hệ của bạn.
1. Mạng online – Theo một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu năng suất doanh nghiệp, có 64% mạng lưới các doanh nhân chuyên nghiệp trên mạng internet. Trong môi trường web 2.0 ngày nay, bạn không thể bỏ qua cơ hội và những tiềm năng mà các mạng xã hội có thể mang đến cho bạn.
2. Hãy bắt đầu với LinkedIn.com, mạng lưới kinh doanh hàng đầu – đăng ký thành viên miễn phí, và bạn có thể chủ động tìm kiếm, kết nối với các khách hàng và những đối tác tiềm năng. Ngoài ra, thành viên trang Linkedin.com có thể đăng câu hỏi lên mục “Trả lời” trên trang web. Hãy cố gắn trả lời các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn. Bạn không những mang lại giá trị cho các kết nối của mình, mà bạn còn có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của mình và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, những người sẽ tìm đến bạn.
3. Hãy đến sớm – Xem những sự kiện này như cuộc họp quan trọng. Khi đến sớm, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi được kết thân với những người đến sớm như bạn. Việc đến một căn phòng đông người có thể gây cho bạn cảm giác bất an, do vậy hãy đến sớm và chờ cho những người khác lắp đầy căn phòng quanh bạn.
4. Biểu lộ sự tự tin – Hãy nói một cách mạnh dạn, tự tin, dứt khoát và chân thật. Nếu bạn tự tin với buổi nói chuyện của mình và củng cố các ý tưởng của mình bằng những dẫn chứng, mọi người sẽ chú ý và đánh giá bạn là người biết mình đang nói những gì và bạn muốn nói về công việc kinh doanh.
5. Xoay vòng – Đừng chỉ nói chuyện với những người bạn quen biết. Hãy đến đó và tham gia vào tập thể.
6. Gặp những khách hàng VIP hoặc diễn giả – Nếu các khách hàng VIP hoặc diễn giả có mặt ở sự kiện, hãy chuẩn bị trước cho điều này. Hãy tìm hiểu về những người này để nắm được thông tin khi nào bạn có thể nói chuyện với họ. Ca ngợi về bài phát biểu của họ hoặc cho họ biết rằng chủ đề bài phát biểu hay lĩnh vực của họ có ảnh hưởng như thế nào đến những gì bạn đang làm.
7. Hãy nán lại – Khi bạn nán lại đôi phút, một nhóm nhỏ những người còn lại cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội giao lưu thân mật. Bạn cũng sẽ có cơ hội bắt chuyện với những người điều phối sự kiện. Hãy cảm ơn họ vì đã tổ chức sự kiện này. Những người điều phối có thể cho bạn biết một vài thông tin về những ai đã tham gia sự kiện và những ai sẽ tham gia sự kiện tiếp theo. Sẽ không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho sự kiện kế tiếp.
8. Chuẩn bị một hồ sơ cá nhân thuyết phục trên trang mạng – Thêm vào càng nhiều các thông tin liên quan càng tốt nhằm khẳng định giá trị bạn mang lại cho các khách hàng của mình. Chọn những từ khóa bạn cho rằng các khách hàng tiềm năng có thể sử dụng để tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực của bạn. Hãy nhớ rằng, trên một trang mạng xã hội, bạn muốn người khác dễ dàng tìm ra bạn.
Nghệ thuật thuyết phục (Cập Nhật: 23-04-2009) Bạn đang dự một cuộc họp để bàn về cách thực hiện dự án mới. Nhiều ý tưởng được đưa ra song không có kết quả. Bạn cũng thử đưa ra ý tưởng của mình và… bị lờ đi. 10 phút sau, một trong các đồng nghiệp của bạn đưa ra ý kiến gần giống ý bạn vừa nói nhưng được mọi người hưởng ứng. Bạn ấm ức không biết tại sao...
Theo nhà tư vấn tâm lý - giáo sư Sonia Herasymowych, muốn ý tưởng của mình được mọi người đón nhận, bạn không chỉ cần chọn thời điểm để nói mà còn cần biết trình bày sao cho thuyết phục.
Dưới đây là một số bí quyết giúp ý tưởng của bạn được đón nhận:
Phong thái tự tin
Nhiều người khi nói lên ý tưởng của mình thường rụt rè, khiêm tốn, dẫn đến phần mở đầu thường dài dòng và không có nội dung như: “Tôi không biết liệu ý tưởng này có thật sự thành công, nhưng…” hay “Có thể mọi người cũng từng nghĩ đến ý tưởng này, nhưng….”. Những câu mở đầu kiểu này chỉ khiến mọi người ngờ vực về khả năng thành công của ý tưởng của bạn.
Vì thế hãy tự tin, dõng dạc và vào thẳng luôn vấn đề cần nói. Nếu bạn cứ loanh quanh với những câu chữ không liên quan đến nội dung cuộc họp, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tạo ấn tượng với mọi người.
Tạo ấn tượng với sếp
Bạn không nên hi vọng sếp nhớ và biết rõ mọi nhân viên của mình, bởi sếp có nhiều việc cần phải suy nghĩ. Vì vậy nếu có cơ hội, bạn hãy đưa ra ý tưởng của mình như: cách thực hiện một dự án khó, cách làm tăng doanh số bán hàng hay chỉ đơn giản là cách cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty.
Nếu sếp là người quá bận rộn không thể gặp riêng, bạn hãy ghi chép lại mỗi khi nảy ra ý tưởng mới. Sau đó bạn có thể gửi email cho sếp với tựa đề thật ấn tượng như “Làm sao để tiết kiệm hơn nữa chi phí đào tạo nhân viên?”…
Đề nghị mọi người giúp đỡ
Peter Handal, chủ tịch kiêm CEO của Dale Carnegie Training, khuyên: “Nếu bạn có ý tưởng hay, hãy nói chuyện với những người bạn quen biết và tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn vừa khẳng định quyền sở hữu với ý tưởng đó vừa nhận được những góp ý để hoàn thiện hơn”.
Lập sổ ghi nhớ
Nếu bạn làm việc trong môi trường cạnh tranh và từng bị "lấy cắp" ý tưởng, bạn cần có một cuốn sổ ghi nhớ. Hãy nêu rõ ý tưởng của bạn đến từ đâu, cách thực hiện nó và thời gian. Từ đó bạn sẽ có bằng chứng khi cần chứng minh ý tưởng đó là của bạn.
Làm gì khi bị sếp "đánh cắp" ý tưởng?
Nếu người đầu tiên bạn trao đổi ý tưởng là sếp, sau đó chính sếp lấy trộm ý tưởng của bạn, bạn cần bình tĩnh và suy nghĩ trước khi đưa ra bất kỳ phát biểu hay hành động nào.
Trước tiên bạn nên nhớ nhiệm vụ chính của nhân viên là hỗ trợ người quản lý làm tốt công việc và đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Trong tình huống này, có thể sếp làm vậy để ý tưởng của bạn được nhanh chóng đón nhận và thực hiện.
Nếu sau khi ý tưởng được đón nhận, bạn được giao thực hiện ý tưởng và được sếp để mắt trong những lần đề bạt tăng lương hay thăng tiến, sếp đã biết bạn là người có năng lực.
Tuy nhiên, nếu sếp liên tục lấy cắp ý tưởng của bạn và bạn không có đồng minh hoặc một giải pháp hợp lý, bạn nên tìm một công việc mới.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro