"COVID-19 CÒN LÂU MỚI CHẤM DỨT" cập nhật 4

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN SÁNG NAY TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY CƠN ÁC MỘNG

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT NHIỀU QUỐC GIA KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ GẦN 420.000, SỐ CA NHIỄM VƯỢT 7.4 TRIỆU CA, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2 TRIỆU CA NHIỄM.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌7,445,183 ca nhiễm
📌418,126 ca tử vong
📌3,722,560 ca phục hồi

Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 2.066.119 ca nhiễm, 115.129 ca tử vong
📌2. Brazil: 775.184 ca nhiễm, 38.797  ca tử vong. (tăng kinh hoàng 33.000 ca nhiễm sau 24h qua)
📌3. Nga: 493.657 ca nhiễm, 6.358 ca tử vong.
📌4. Anh: 290.143 ca nhiễm, 41.128 ca tử vong.
📌5. Tây Ban Nha: 289.360 ca nhiễm, 27.136 ca tử vong.
📌6. India: 287.155 ca nhiễm, 8.107 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 18.

🛑CHỮA KHỎI HƠN 96% CA; CHỈ CÒN 8 BỆNH NHÂN DƯƠNG TÍNH

📌Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 9.226, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 159
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.722
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 345

📌Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 11/6: 56 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 11/6: Việt Nam có tổng cộng 192 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 10/6 đến 6h ngày 11/6: 0 ca mắc mới.

📌Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 3 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 1 ca.

🛑 Bác sĩ Anthony Fauci: 'Ác mộng' COVID-19 còn lâu mới chấm dứt.

Sau mấy chục năm nghiên cứu virus HIV, nhà dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci nói bệnh AIDS so với COVID-19 'còn đơn giản hơn nhiều', và 'cơn ác mộng' COVID-19 còn lâu mới chấm dứt.

Theo báo New York Times, phát biểu trước giới lãnh đạo công nghệ sinh học Mỹ mới đây, bác sĩ Anthony Fauci - giám đốc Viện quốc gia Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ - mô tả căn bệnh COVID-19 là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" trong sự nghiệp của ông.

"Chỉ trong 4 tháng, nó đã tàn phá toàn bộ thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại", bác sĩ Fauci mở đầu.

Vị chuyên gia giải thích mặc dù ông biết trước một dịch bệnh kiểu này sẽ xảy ra, nhưng điều bất ngờ là nó lây lan quá nhanh. "Một căn bệnh truyền nhiễm mạnh thường mất 6 tháng đến 1 năm để lan ra khắp thế giới, còn COVID-19 chỉ mất 1 tháng", ông lưu ý.

Bác sĩ Fauci dành phần lớn sự nghiệp để nghiên cứu virus HIV, và ông rút ra rằng cơ chế của bệnh AIDS "còn đơn giản hơn nhiều" so với COVID-19.

Sự khác biệt, theo ông, bao gồm phạm vi triệu chứng rộng của COVID-19 - từ không có bất cứ biểu hiện nào cho đến rất nặng và cái chết.

Bệnh nhân có thể bị tổn thương phổi, kích hoạt miễn dịch quá mức, tắc mạch máu và thậm chí gây ra đột quỵ ở người trẻ. Ngay cả trẻ em cũng có thể bộc phát hội chứng viêm hết sức nguy hiểm.

"Ôi trời ơi, đến khi nào nó mới dừng lại? Chúng ta chỉ mới hiểu rất ít về căn bệnh này", ông cảm thán.

Thêm một câu hỏi khác chưa có giải đáp, theo bác sĩ Fauci, là liệu những bệnh nhân nặng may mắn sống sót có hồi phục hoàn toàn?

Tin tốt là vị bác sĩ tin rằng cơ may tìm ra vắcxin COVID-19 hiện khá cao. Một số ứng viên vắcxin hiện đang được thử nghiệm trên người ở Mỹ, trong đó ít nhất một loại sẽ chuyển sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào tháng 7.

Chính phủ Mỹ đã cam kết chi hàng tỉ USD cho các công ty dược phát triển vắcxin. Các nỗ lực tương tự cũng đang diễn ra ở châu Âu và Trung Quốc.

🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 2.066.119 người nhiễm và 115.129 ca tử vong, tăng lần lượt 19.160 và 967.

Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Thành phố New York, tâm dịch ở Mỹ, đã bắt đầu mở lại một phần nền kinh tế hôm 8/6 sau gần ba tháng bị phong tỏa. Cửa hàng, quán bar, nhà hàng hoạt động trở lại ở một số khu vực nhưng trường học vẫn đóng cửa.

19 bang của Mỹ ghi nhận xu hướng ca nhiễm mới tăng trở lại sau khi nới phong tỏa, trong khi 24 bang ghi nhận xu hướng giảm và 7 bang không có nhiều biến động. Bang Arizona đang yêu cầu các bệnh viện kích hoạt kế hoạch khẩn cấp.

🛑Vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil báo cáo thêm 30.332 ca nhiễm và 1.183 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 775.184 và 38.797

Website của Bộ Y tế Brazil, cổng thông tin quan trọng để theo dõi tình hình Covid-19 ở nước này, bị đóng hôm 5/6 và mở lại vào ngày 6/6 với giao diện mới, chỉ thể hiện số ca nhiễm, trường hợp tử vong và hồi phục trong 24 giờ qua. Toàn bộ số liệu Covid-19 thời gian qua, ở từng bang và thành phố đều không còn. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này cũng không hiển thị. Brazil ngày 9/6 đăng tải đầy đủ dữ liệu như trước đây sau khi chịu sức ép từ Tòa án Tối cao.

Bất chấp tình hình nghiêm trọng, Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, sẽ cho phép cửa hàng mở cửa 4 giờ một ngày, từ 11h đến 15h. Ngành môi giới bất động sản cũng được phép hoạt động trở lại.

🛑Mỹ Latinh là tâm dịch toàn cầu mới. Peru là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới với 208.823 ca nhiễm và 5.903 ca tử vong, tăng lần lượt 5.087 và 165. Trường học, nhà hàng, quán bar đóng cửa. Chỉ các cửa hàng bán hàng thiết yếu được phép đón khách, ngoài ra tiệm quần áo, tiệm bán đồ gia dụng hay văn phòng phẩm có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.

Mexico báo cáo 124.301 ca nhiễm và 14.649 ca tử vong, tăng lần lượt 4.199 và 596. Mặc dù Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell ngày 9/6 cho biết Mexico chưa qua đỉnh dịch, Mexico vẫn khởi động lại nền kinh tế sau hơn hai tháng đình trệ, cho phép các ngành công nghiệp ôtô, khai thác mỏ và xây dựng hoạt động trở lại.

🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 216 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.358. Số ca nhiễm tăng thêm 8.404, lên 493.657. Nước này bắt đầu nới dần phong tỏa từ ngày 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau.

Mặc dù Moskva vẫn ghi nhận 1.000 ca mới mỗi ngày, 13 triệu dân thủ đô từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Hầu hết các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Ủy ban châu Âu ngày 10/6 đề xuất tất cả thành viên EU mở biên với các nước ngoài khối từ 1/7.

🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 314 ca nhiễm, nâng tổng số lên 289.360, số ca tử vong vẫn là 27.136, không tăng ca mới. Nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế từ hôm 25/5, nhưng tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì ít nhất tới 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.

🛑Anh báo cáo thêm 1.003 ca nhiễm và 245 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 290.143 và 41.128 Một số trường học đã mở cửa, chợ ngoài trời và phương tiện giao thông công cộng được hoạt động trở lại nhưng nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa. - xem có vượt Tây Ban Nha không.

🛑Italy ghi nhận thêm 202 ca nhiễm và 71 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 235.763 và 34.114. Italy đã mở lại toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng và cho phép người dân tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.

Công tố viên từ Bergamo, thành phố ở Lombardy, đã mở cuộc điều tra về khủng hoảng. Họ sẽ phỏng vấn Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Nội vụ về cách chính phủ xử lý đại dịch.

🛑Đức báo cáo thêm 350 ca nhiễm và 13 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 186.866 và 8.844. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6, trong khi cảnh báo công dân không đến các nước EU sẽ được gỡ từ ngày 15/6. Tuy nhiên, cảnh báo công dân không đến các nước châu Âu được duy trì cho đến hết tháng 8.

🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.011 ca nhiễm, nâng tổng số lên 177.938, trong đó 8.506 người chết, tăng 81 trường hợp so với hôm qua.

Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước song chính phủ Iran lo ngại về tình trạng người dân phớt lờ các biện pháp cách biệt cộng đồng. Bộ Y tế Iran hôm 8/6 kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Arab Saudi ghi nhận thêm 3.717 ca nhiễm và 36 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 112.288 và 819. Chính phủ Arab Saudi cho biết sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các tín đồ được phép tới cầu nguyện tại tất cả nhà thờ ngoài Mecca từ ngày 31/5.

🛑Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 287.155 ca nhiễm và 8.107 ca tử vong, tăng lần lượt 12.375 và 388. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh. Ấn Độ đứng thứ 6 thế giới về số ca nhiễm.

Những cơ sở tôn giáo, khách sạn, nhà hàng và trung tâm thương mại nằm ngoài các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao được mở cửa từ 8/6. Các trường học sẽ nối lại hoạt động sau khi chính phủ thảo luận với chính quyền địa phương, quyết định dự kiến được đưa ra vào tháng 7.

🛑Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 38.965 ca nhiễm, tăng 451 trong đó 25 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.

Indonesia ghi nhận số ca mới trong 24h giờ cao kỷ lục là 1.241 sau khi nới phong tỏa, nâng tổng số lên 34.316, trong đó 1.959 người chết, tăng 36 ca. Tuần trước, Jakarta mở lại nhà thờ Hồi giáo sau gần ba tháng. Văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm du lịch cũng dần hoạt động trở lại.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timorlà các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.

🛑 Số ca nhiễm COVID-19 mới tại nhiều bang của Mỹ đã tăng cao trở lại sau thời gian ngắn mở cửa làm dấy lên lo ngại nước này đang đứng trước đợt bùng phát thứ hai sớm hơn dự kiến. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence loại trừ nguyên nhân do biểu tình.

"Vào thời điểm hiện tại, không có sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh mới sau gần hai tuần kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát", ông Pence khẳng định trong cuộc phỏng vấn ngày 10-6 với đài Fox.

"Nhiều người trong các cuộc biểu tình vẫn đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội", phó tổng thống Mỹ lập luận.

Tuy nhiên, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm có uy tín nhất nước Mỹ, lo ngại các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu là điều kiện lý tưởng để virus phát tán.

Trước đó, gần 30 bang ở Mỹ đã ngừng báo cáo các trường hợp nhiễm mới và phơi nhiễm sau khi biểu tình bùng phát, với gần một nửa trong số này chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm mới sau hơn 1 tuần biểu tình.

Chuyên gia Eric Toner thuộc Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins cảnh báo đang có một đợt bùng phát dịch mới xảy ra rải rác ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, đặc biệt tại các bang đã mở cửa kinh tế sớm. "Đợt bùng phát vẫn còn nhỏ nhưng nó sẽ đến", ông Toner lưu ý.

Chẳng hạn, Texas đã ghi nhận 2.504 ca nhiễm mới trong ngày 10-6, mức cao nhất tại bang này kể từ khi đại dịch xuất hiện trên lãnh thổ Mỹ. Số ca COVID-19 nhập viện tại California cũng đang ở mức cao nhất kể từ ngày 13-5 và tăng liên tục trong 9/10 ngày qua.

Mặc dù vậy, theo Hãng tin Bloomberg, các chuyên gia y tế cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận việc số ca nhiễm tăng trở lại có liên quan đến các cuộc biểu tình hay nối lại hoạt động sản xuất.

Một số chuyên gia cho biết việc số ca nhiễm tăng khi mở cửa kinh tế là điều đã được dự báo từ trước, song việc có thể kiểm soát được tình hình hay không phụ thuộc vào việc nắm được quy mô lây nhiễm ra sao.

Tại New York, bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, Thống đốc Andrew Cuomo chỉ mới bắt đầu mở cửa trở lại theo khu vực. Thành phố New York, tâm chấn của cả nước, chỉ mới bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mở cửa gồm 4 giai đoạn hôm 8-6.

Tổng hợp
🍋QUÁ NGUY HIỂM! VIRUS CORONA ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRÊN THỚT THÁI CÁ HỒI TỪ CHỢ... KHÔNG BIẾT TỪ ĐÂU RA!

🛑Theo AFP, chính quyền Trung Quốc hôm 13/6 đã phong tỏa một phần Bắc Kinh sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại thành phố thủ đô.

Ít nhất 11 khu dân cư tại phía Nam thủ đô Bắc Kinh đã bị phong tỏa, 9 trường học và nhà trẻ bị đóng cửa, sau khi thành phố khi nhận 7 ca nhiễm virus corona mới, trong đó 6 người có liên quan tới chợ bán buôn nông sản Xinfadi, ổ dịch mới của Bắc Kinh.

🛑Trước đó, nhà chức trách Bắc Kinh đã đóng cửa chợ nông sản Xinfadi vào lúc 3h sáng ngày 13/6 sau khi ít nhất 2 người đàn ông từng tới khu chợ này có kết quả dương tính với virus corona. Hiện chưa rõ 2 người này nhiễm virus như thế nào.

Ngay trong đêm 12/6, các siêu thị lớn ở Bắc Kinh như Wumart và Carrefour đã loại bỏ cá hồi khỏi quầy hàng tươi sống, sau khi virus corona được phát hiện trên thớt thái cá hồi từ chợ Xinfadi.

Nhà chức trách Bắc Kinh cho biết hơn 10.000 người làm việc tại chợ Xinfadi sẽ được xét nghiệm acid nucleic để xác định có nhiễm virus corona hay không. Chính quyền thành phố cũng tuyên bố hủy bỏ kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 3 đi học trở lại vào ngày 15/6 do phát hiện các ca nhiễm mới.

Nhà chức trách Bắc Kinh trước đó đã dừng hoạt động mua bán thịt bò và thịt cừu tại chợ Xinfadi. Nhiều chợ bán buôn khác của thành phố cũng bị đóng cửa.

🛑Những ngày qua, phần lớn ca nhiễm virus corona mới tại Bắc Kinh là các trường hợp trở về từ nước ngoài.

Sau hơn 2 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, thành phố thủ đô của Trung Quốc phát hiện ca nhiễm virus corona mà không có lịch sử di chuyển ra nước ngoài đầu tiên vào hôm 11/6.

Tổng hợp
AFP
Zing
🍋DỊCH ĐANG LAN NHANH KHÔNG TƯỞNG, CÒN MỌI NGƯỜI THÌ ĐÃ MỆT MỎI VÌ PHONG TỎA, GIÃN CÁCH: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN SÁNG NAY SAU 1 TUẦN TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY SỰ KHÓ LƯỜNG CỦA COVID-19, ĐANG BÙNG PHÁT TRỞ LẠI TRÊN RẤT NHIỀU QUỐC GIA...

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ HƠN 460.000 CA, SỐ CA NHIỄM ĐÃ VƯỢT 8.7 TRIỆU CA RẤT NHANH, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2 TRIỆU CA NHIỄM.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌8,745,573 ca nhiễm
📌461,760 ca tử vong
📌4,619,373 ca phục hồi

Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 2.294.952 ca nhiễm, 121.384 ca tử vong
📌2. Brazil: 1.038.568 ca nhiễm, 49.090 ca tử vong. (tăng kinh hoàng hơn 55.000 ca nhiễm sau 24h qua)
📌3. Nga: 569.063 ca nhiễm, 7.841 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 395.812 ca nhiễm, 12.970 ca tử vong.
📌5. Anh: 301.815 ca nhiễm, 42.461 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 292.655 ca nhiễm, 28.315 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 20.

🛑 WHO nói thế giới đang trong 'giai đoạn mới và nguy hiểm' của COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang ở một "giai đoạn mới và nguy hiểm" của đại dịch COVID-19 khi dịch vẫn lây lan nhanh còn mọi người thì đã mệt mỏi vì phong tỏa, giãn cách.

📌Theo hãng tin AFP, WHO đưa ra thông điệp cảnh báo vào thời điểm các nhà khoa học Ý công bố thông tin khoa học cho biết virus corona chủng mới đã xuất hiện ở Ý từ tháng 12-2019, nhiều tháng trước khi những ca bệnh đầu tiên của nước này được xác định và cũng tương đương với khoảng thời gian phát hiện những ca bệnh đầu tiên tại Trung Quốc.

Dịch COVID-19 tới nay đã giết chết hơn 454.000 người, lây nhiễm khoảng 8,4 triệu người toàn cầu. Dịch hiện đang bùng lên tại châu Mỹ và nhiều khu vực châu Á trong khi châu Âu bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Mặc dù các biện pháp phong tỏa, giãn cách để ngăn chặn dịch lây lan đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, song WHO cho rằng đại dịch COVID-19 vẫn đang là một nguy cơ rất lớn.

"Thế giới đang trong một giai đoạn mới và nguy hiểm. Nhiều người đã phát chán với việc phải ở nhà... nhưng virus vẫn đang lây lan nhanh", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 19-6.

Bất kể đã có nhiều thử nghiệm song nhanh nhất cũng phải chờ đợi nhiều tháng nữa mới có thể có một vắcxin khả dụng. Trong khi đó các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu thêm về virus mầm bệnh, các triệu chứng bệnh cũng như quy mô có thể lây lan của nó trước khi bị phát hiện.

📌Sau thông tin cảnh báo của WHO về tình trạng xấu đi của dịch COVID-19, các thị trường tài chính thế giới trong ngày 19-6 đã có những phản ứng trái chiều. Một số nơi hy vọng các hoạt động doanh nghiệp có thể sớm mở lại bình thường, trong khi một số nơi lo lắng khi WHO cảnh báo về những ổ dịch mới bùng lên.

Theo hãng tin AFP, chứng khoán tại châu Âu và châu Á đều đã chốt giao dịch ngày 19-6 với các chỉ số cao hơn.

Tại Mỹ, ban đầu Phố Wall dường như cũng đang hướng tới một phiên giao dịch tích cực khác cùng ngày. Nhưng tới giữa ngày xu thế tích cực đã đảo chiều sau khi hãng Apple công bố phải đóng cửa một số cửa hàng vừa mở lại của công ty này do số ca bệnh tăng.

Thông báo của Apple làm cả 3 chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều chuyển sang đỏ mặc dù Nasdaq sau đó có tăng điểm thêm một chút trước giờ chốt sổ.

Mặc dù số ca bệnh COVID-19 giảm mạnh tại khu vực đông bắc và nhiều nơi ở vùng trung tây nước Mỹ, song các bang như Florida, Nevada và Arizona đều đã ghi nhận số ca bệnh kỷ lục trong những ngày gần đây.

🛑Mỹ nghi ngờ Trung Quốc khai khống số ca nhiễm Covid-19 mới

Trong khi tình hình trong nước không ổn định, Mỹ đưa ra nhiều bình luận công kích nhắm tới Trung Quốc về tình hình dịch đang lan rộng trở lại ở nước này.

Trong bài phát biểu với Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì của Trung Quốc ở Hawaii hôm 17/6, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo yêu cầu Bắc Kinh minh bạch hơn trong việc báo cáo số lượng ca nhiễm Covid-19 mới.

Một ngày sau, Washington kêu gọi những nguồn tin khách quan hơn đứng ra đánh giá mức độ và phạm vi lây lan của đại dịch.

"Tôi hy vọng báo cáo mà Bắc Kinh công bố lần này chính xác hơn so với số liệu họ đưa ra về số ca nhiễm ở Vũ Hán và một số nơi khác ở Trung Quốc, nhưng điều đó thì phải chờ xem đã," David Stillwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, chia sẻ với phóng viên. "Sẽ thật tốt nếu có những bên trung lập đứng ra kiểm tra tính xác thực của những con số mà họ đưa ra," ông nói thêm.

Ông Stillwell chỉ ra rằng theo ước tính của các tạp chí khoa học, số ca nhiễm ở tâm dịch Vũ Hán cao hơn nhiều so với con số mà chính phủ Trung Quốc cung cấp.

"Một khi uy tín đã mất thì bạn phải tìm mọi cách để củng cố lại," Stillwell bình luận.

Về phần mình, Bắc Kinh cáo buộc chính quyền ông Trump đã biến đại dịch thành chiêu bài chính trị nhằm làm chệch hướng dư luận khỏi sự yếu kém trong công tác đối phó với tình hình dịch bệnh vốn đang diễn biến tệ hại tại Mỹ - nước có số ca tử vong vì dịch cao nhất thế giới.

🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.294.952 ca nhiễm và 121.384 ca tử vong, tăng lần lượt 34.257 và 836 ca trong 24 giờ qua. Vài tuần sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, một số bang của Mỹ ghi nhận số người nhập viện vì Covid-19 cao chưa từng thấy. Theo dự báo, đến ngày 1/10, số ca tử vong vì nCoV có thể lên tới hơn 201.000.

Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch tổ chức vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cùng làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.

🛑Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm hơn 55.000 ca nhiễm và 1.085 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.038.568 và 49.090. Các nhà nghiên cứu lo ngại số người chết vì Covid-19 thực tế tại Brazil bị che đậy, căn cứ vào tình trạng thiếu xét nghiệm, cùng sự tăng vọt số ca tử vong vượt mức, tức số người chết vượt quá dự đoán dựa trên tỷ lệ tử vong cùng kỳ những năm trước đây.

Tương tự Brazil, tình hình dịch bệnh tại các nước Mỹ Latin khác cũng chưa hạ nhiệt. Peru ghi nhận 247.925 ca nhiễm và 7.660 ca tử vong, tăng lần lượt 3.537 và 199. Các trường học, nhà hàng, quán bar vẫn phải đóng cửa.

🛑Mexico báo cáo 165.455 ca nhiễm và 19.747 ca tử vong, tăng lần lượt 5.662 và 667. Một số ngành công nghiệp tại nước này đã hoạt động trở lại, trong khi biên giới phía bắc với Mỹ sẽ đóng ít nhất tới ngày 21/7. Giới chức y tế Mexico cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ vẫn tăng khi quá trình làm phẳng đường cong dịch đang chững lại.

🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 181 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 7.841. Số ca nhiễm tăng thêm 7.972, lên 569.063. Nước này bắt đầu nới phong tỏa từ 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau. Người dân Moskva từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Nga xử lý khủng hoảng tốt hơn Mỹ, bởi giới chức liên bang và cấp vùng đã phối hợp ăn ý với nhau, không bất đồng giống như Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình tỏ ra hoài nghi số liệu Nga công bố.

🛑Anh báo cáo thêm 1.346 ca nhiễm và 173 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 301.815 và 42.461.

Giới chức Anh đã giảm một cấp cảnh báo Covid-19, từ "đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân" xuống "dịch đang lây lan".

Tuy nhiên, các lãnh đạo y tế cảnh báo điều này không có nghĩa là đại dịch đã kết thúc, cảnh báo nCoV vẫn đang hoành hành và có khả năng bùng phát những ca lây nhiễm trong cộng đồng. "Hạ mức cảnh báo khẩn cấp đánh dấu thời điểm quan trọng với đất nước, cũng là minh chứng thực sự cho thấy quyết tâm đánh bại đại dịch của người dân Anh", Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết.

Chính phủ Anh từ 10/5 công bố kế hoạch nới phong tỏa theo giai đoạn. Từ 13/5, người dân Anh được phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn. Ở Bắc Ireland, nhiều nhà bán lẻ có thể mở và đám cưới ngoài trời quy mô nhỏ cũng được phép tổ chức từ 8/6.

🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 307 ca nhiễm, nâng tổng số lên 292.655, số ca tử vong là 28.315. Tình trạng khẩn cấp tại Tây Ban Nha được duy trì ít nhất tới 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.

🛑Italy ghi nhận thêm 251 ca nhiễm và 47 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 238.011 và 34.561. Hai ổ dịch mới đang bùng phát ở thủ đô Rome, trong bối cảnh toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.

Viện Y tế Quốc gia Italy (ISS) hôm qua ra thông cáo cho biết nCoV được phát hiện trong mẫu nước thải thu thập hồi tháng 12/2019 tại thành phố Milan và Torino, hơn hai tháng trước khi Covid-19 bùng phát tại Italy.

🛑Đức báo cáo thêm 534 ca nhiễm và 14 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 190.660 và 8.960. Cùng với Bỉ, Pháp và Hy Lạp, Đức đã mở cửa biên giới cho các nước trong khối EU từ hôm 15/6. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6. Thủ tướng Angela Merkel cấm tổ chức các sự kiện lớn cho đến tháng 10.

🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.615 ca nhiễm, nâng tổng số lên 200.262, trong đó 9.392 người chết, tăng 120 trường hợp so với hôm trước.

Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cảnh báo các con số thậm chí có thể tồi tệ hơn nếu người dân không chịu ở nhà trong kỳ nghỉ sắp tới. Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa.

🛑Arab Saudi ghi nhận thêm 4.301 ca nhiễm và 45 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 150.292 và 1.184. Nước này sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Tuy nhiên, giới chức chưa công bố liệu họ có cho phép tổ chức lễ hành hương Hajj, dự kiến vào cuối tháng 7, hay không.

🛑Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 395.812 ca nhiễm và 12.970 ca tử vong, tăng lần lượt 14.721 và 366. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nước này đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6.

Trung Quốc chưa công bố số liệu. Thủ đô Bắc Kinh hiện là vùng dịch nghiêm trọng nhất tại nước này kể từ đầu tháng 2. Chỉ vài ngày sau ca nhiễm đầu tiên, thành phố nâng trở lại mức cảnh báo lên cấp hai, mức cao thứ hai trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp, đồng thời áp đặt lại nhiều hạn chế với người dân.

🛑Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với 43.803 ca nhiễm, tăng 1.041 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.373 người chết, tăng 34 ca. Trường học đóng cửa cho đến 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.

🛑Singapore ghi nhận 41.615 ca nhiễm, tăng 142, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

Tổng hợp
🍋
NÓNG: GẦN 9 TRIỆU CA NHIỄM TOÀN CẦU, THẬT SỰ QUÁ NHANH... CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN SÁNG NAY TRÊN CÁC BÁO, CHO CÁC BẠN THẤY SỰ KHÓ LƯỜNG CỦA COVID-19, ĐANG BÙNG PHÁT TRỞ LẠI TRÊN RẤT NHIỀU QUỐC GIA...

TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ GẦN 466.000 CA, SỐ CA NHIỄM ĐÃ GẦN 9 TRIỆU CA, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2 TRIỆU CA NHIỄM.

XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.

Thế giới hiện có:

📌8,908,556 ca nhiễm
📌466,266 ca tử vong
📌4,733,454 ca phục hồi.

Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 2.330.578 ca nhiễm, 121.979 ca tử vong (tăng hơn 33.000 ca nhiễm mới sau 24h qua)
📌2. Brazil: 1.070.139 ca nhiễm, 50.058 ca tử vong. (tăng kinh hoàng hơn 31.000 ca nhiễm sau 24h qua)
📌3. Nga: 576.952 ca nhiễm, 8.002 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 411.727 ca nhiễm, 13.277ca tử vong.
📌5. Anh: 303.110 ca nhiễm, 42.589 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 293.018 ca nhiễm, 28.322 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 20.

🛑 Việt Nam còn 16 người dương tính nCoV

Sáng 21/6, Bộ Y tế không ghi nhận ca nhiễm mới. 22 người đang điều trị, trong đó còn 16 người dương tính nCoV.

Như vậy, 24 giờ qua không thêm ca nhiễm, một người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm 349, trong đó 327 khỏi.

Còn 22 người đang điều trị, đa số sức khỏe ổn định. Hai người âm tính lần một, bốn người âm tính lần hai, 16 ca còn dương tính.

Bệnh nhân phi công người Anh điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, là ca nặng nhất, đang hồi phục tốt. Anh đã tự thở bằng khí trời, có thể xuất khỏi khoa chăm sóc tích cực chuyển sang khoa phục hồi chức năng.

Gần 6.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 95 người, tại cơ sở tập trung hơn 5.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Thế giới ghi nhận hơn 446.000 người chết trong gần 8,8 triệu ca nhiễm. Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

🛑 Bệnh nhân phi công người Anh đủ điều kiện rời khu hồi sức tích cực.

Chiều 20-6, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia cho biết bệnh nhân phi công người Anh đã tự thở hoàn toàn, đủ điều kiện rời khu hồi sức tích cực và các bác sĩ Việt Nam sẽ điều trị đến khi bệnh nhân có khả năng tự phục vụ.

Theo Tiểu ban điều trị, sau 8 ngày cai máy thở, hôm nay bệnh nhân phi công người Anh đã tự thở được hoàn toàn bằng không khí phòng, không phải hỗ trợ oxy, đủ điều kiện rời ICU (khoa hồi sức tích cực) và chuyển sang phòng phục hồi chức năng vận động và đáp ứng với gắng sức.

Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi điều trị cho bệnh nhân, cũng cho biết bệnh nhân đã dừng tất cả các kháng sinh và kháng nấm đường tĩnh mạch, chỉ còn sử dụng một thuốc kháng nấm dạng uống, ăn uống qua đường tiêu hoá bình thường, tuy nhiên bệnh nhân ăn uống còn kém. Bệnh nhân giao tiếp tốt bằng lời nói, sức cơ 2 tay về bình thường, cơ 2 chân hồi phục 4/5.

Nguyện vọng của bệnh nhân hiện nay là sớm được xuất viện về quê hương, tuy nhiên đây là trường hợp đặc biệt (không có người thân), Tiểu ban điều trị cho biết sẽ điều trị đến thời điểm bệnh nhân tự phục vụ, trong lúc đó cơ quan ngoại giao sẽ làm thủ tục để chuyển về nước theo dõi.

🛑 Châu Âu bắt tay Mỹ để 'nắn thẳng lưng' WHO, kéo ra xa Trung Quốc

Anh, Pháp, Đức và Ý đang bắt tay với Mỹ trong kế hoạch cải tổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với niềm tin rằng nếu có thể kéo tổ chức này ra xa Trung Quốc, Mỹ có thể suy nghĩ lại việc đoạn tuyệt với WHO và tiếp tục bơm tiền tài trợ.

Các quan chức y tế châu Âu giấu tên cho biết việc thảo luận giữa các bên vẫn đang ở cấp độ kỹ thuật. Mục tiêu mà châu Âu hướng tới là "đảm bảo sự độc lập của WHO" - điều mà Hãng tin Reuters nhận định là sự ám chỉ rõ ràng việc tổ chức này nghiêng về Trung Quốc trong thời gian qua.

"Chúng tôi đang thảo luận về cách tách bạch các cơ chế quản lý và phản ứng trong tình trạng khẩn cấp của WHO khỏi sự ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào", một quan chức châu Âu tiết lộ.

Các ý tưởng cải cách khác bao gồm hệ thống tài trợ cho WHO. Tổ chức này hiện đang hoạt động với ngân sách cho mỗi hai năm, điều mà châu Âu cho rằng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của WHO trong trường hợp cần huy động tiền cho tình huống khẩn cấp.

Do đó, cần tính đến việc cho WHO một khoản ngân sách có thể được sử dụng dài hơi hơn con số hai năm như hiện tại.

WHO đã bị chỉ trích chậm chạp trong việc tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tổng giám đốc hiện tại của tổ chức này cũng bị lên án là xa rời khoa học và "chơi bài chính trị" khi liên tục kêu gọi các nước mở cửa để người dân được tự do đi lại trước khi công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Mỹ, nước chỉ trích gay gắt nhất, cho rằng cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đã nghiêng về Trung Quốc trong đại dịch, điều mà Tổng thống Donald Trump nói đã góp phần khiến thiệt hại vì đại dịch tăng khủng khiếp.

Ông Trump đã tuyên bố "đoạn tuyệt" với WHO và ngừng tài trợ cho tổ chức này, một quyết định gây tranh cãi. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì nếu mất đi nhà tài trợ lớn nhất là Mỹ, các hoạt động nhân đạo của WHO tại những nước nghèo có thể phải ngừng lại hoặc thu hẹp.

Reuters nhận định trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đã tìm cách tăng ảnh hưởng khi vừa cố gắng giữ Mỹ ở lại, vừa tham gia quá trình cải tổ WHO.

🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.330.578 ca nhiễm và 121.979 ca tử vong, tăng lần lượt 31.500 và 546 ca trong 24 giờ qua. Vài tuần sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, một số bang của Mỹ ghi nhận số người nhập viện vì Covid-19 cao chưa từng thấy. Florida ghi nhận hơn 4.000 ca mới trong 24 giờ, trong khi một tháng trước, họ thường chỉ ghi nhận 1.000 ca mới mỗi ngày.

Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch tổ chức vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cùng làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.

🛑Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 29.011 ca nhiễm và 886 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.070.139 và 50.058

Các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại số người chết vì Covid-19 trên thực tế tại Brazil bị che đậy, căn cứ vào tình trạng thiếu xét nghiệm, cùng sự tăng vọt số ca tử vong vượt mức, tức số người chết vượt quá dự đoán dựa trên tỷ lệ tử vong cùng kỳ những năm trước đây. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định hệ thống y tế của nước này vẫn chịu được áp lực.

Áp lực từ Tổng thống Bolsonaro và sự chán nản của công chúng sau nhiều tháng thực hiện "cách biệt cộng đồng" đã khiến các thống đốc và thị trưởng dỡ bỏ các hạn chế đối với thương mại và hoạt động kinh tế khác. Các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng việc nới lỏng các hạn chế quá sớm có nguy cơ làm tăng tốc độ lây nhiễm và gây thêm nhiều tử vong.

🛑Tương tự Brazil, tình hình dịch bệnh tại các nước Mỹ Latin khác cũng chưa hạ nhiệt. Peru là vùng dịch lớn thứ bảy thế giới với 251.338 ca nhiễm và 7.861 ca tử vong, tăng lần lượt 3.413 và 201 Các trường học, nhà hàng, quán bar vẫn phải đóng cửa, chỉ cửa hàng bán đồ thiết yếu được hoạt động.

🛑Mexico báo cáo 170.485 ca nhiễm và 20.394 ca tử vong, tăng lần lượt 5.030 và 647. Một số ngành công nghiệp tại nước này đã hoạt động trở lại, trong khi biên giới phía bắc với Mỹ sẽ đóng ít nhất tới ngày 21/7. Giới chức y tế Mexico cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ vẫn tăng khi quá trình làm phẳng đường cong dịch đang chững lại.

🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 161 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 8.002. Số ca nhiễm tăng thêm 7.889, lên 576.952. Nước này bắt đầu nới phong tỏa từ ngày 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau. Moskva từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuần này, người dân thủ đô được phép đến bảo tàng và các nhà hàng ngoài trời. Lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng sắp diễn ra ngày 24/6.

Nga cho biết mặc dù tinh hình dịch đã gỉảm nhiệt, số ca nhiễm mới một ngày giảm dần sau khi lên mức cao kỷ lục 11.656 hôm 11/5, họ đang chuẩn bị đối phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm mới bùng lên vào mùa thu.

🛑Anh báo cáo thêm 1.295 ca nhiễm và 128 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 303.110 và 42.589. Giới chức Anh đã giảm cấp cảnh báo Covid-19, từ "đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân" xuống "dịch đang lây lan".

Nước này đang tiến hành tái mở cửa một cách thận trọng. Các cửa hàng quần áo hoạt động trở lại hôm 15/6, nhưng khách không được sử dụng phòng thử đồ. Hiệu sách cho phép đọc lướt, nhưng khách hàng phải đặt những cuốn sách họ chạm vào mà không mua vào chỗ "cách ly" riêng. Quán bar và nhà hàng vẫn đóng cửa nhưng một số trường học đã hoạt động trở lại.

🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 363 ca nhiễm và 7 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 293.018 và 28.322. Họ dự kiến chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép đi lại tự do trên khắp đất nước và mở biên giới cho khách từ châu Âu.
Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết tất cả hành khách nước này sẽ được đo thân nhiệt, báo cáo thông tin họ có từng nhiễm nCoV hay không và nơi ở của họ ở Tây Ban Nha.

🛑Italy ghi nhận thêm 264 ca nhiễm và 49 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 238.275 và 34.610. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.

🛑Đức báo cáo thêm 556 ca nhiễm và một ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 191.216 và 8.961. Cùng với Bỉ, Pháp và Hy Lạp, Đức đã mở cửa biên giới cho các nước trong khối EU từ hôm 15/6. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6. Thủ tướng Angela Merkel cấm tổ chức các sự kiện lớn cho đến tháng 10.

Tuy nhiên, ổ dịch tại lò mổ ở North Rhine-Westphalia đang làm dấy lên lo ngại cần tái phong tỏa. Hơn 800 người liên quan đến lò mổ đã nhiễm nCoV.

🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.322 ca nhiễm, nâng tổng số lên 202.584, trong đó 9.507 người chết, tăng 115 trường hợp so với hôm trước.

Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cảnh báo các con số thậm chí có thể tồi tệ hơn nếu người dân không chịu ở nhà trong kỳ nghỉ sắp tới. Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa.

Arab Saudi ghi nhận thêm 3.941 ca nhiễm và 46 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 154.233 và 1.230. Nước này sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Tuy nhiên, giới chức chưa công bố liệu họ có cho phép tổ chức lễ hành hương Hajj, dự kiến vào cuối tháng 7, hay không.

🛑Tại Nam Á, Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với 411.727 ca nhiễm và 13.277 ca tử vong, tăng lần lượt 15.915 và 307. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nước này đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6.

Trung Quốc chưa công bố số liệu. Thủ đô Bắc Kinh hiện là vùng dịch nghiêm trọng nhất tại nước này kể từ đầu tháng hai. Chỉ vài ngày sau ca nhiễm đầu tiên, thành phố nâng trở lại mức cảnh báo lên cấp hai, mức cao thứ hai trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp, đồng thời áp đặt lại nhiều hạn chế với người dân.

Indonesia, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, ghi nhận 45.029 ca nhiễm và 2.429 ca tử vong, tăng lần lượt 1.226 và 56. Trường học đóng cửa cho đến 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.

Singapore ghi nhận 41.833 ca nhiễm, tăng 218, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học tập mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

Tổng hợp


**********THẾ GIỚI VƯỢT 9 TRIỆU CA NHIỄM COVID-19: VIỆT NAM KHÔNG CÓ CA NHIỄM MỚI, TUY NHIÊN THẾ GIỚI ĐANG PHẢI TRẢI QUA NGÀY KINH HOÀNG VỚI SỐ CA NHIỄM LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY!

Thế giới hiện có:

📌9,037,950 ca nhiễm
📌469,603 ca tử vong
📌4,796,901 ca phục hồi.

Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

📌1. Mỹ: 2.355.799 ca nhiễm, 122.246 ca tử vong
📌2. Brazil: 1.086.990 ca nhiễm, 50.659 ca tử vong.
📌3. Nga: 584.680 ca nhiễm, 8.111 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 426.910 ca nhiễm, 13.703 tử vong.
📌5. Anh: 304.331 ca nhiễm, 42.632 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 293.352 ca nhiễm, 28.323 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 20.

🛑Theo WHO, dẫn đầu số ca nhiễm mới được ghi nhận là Brazil với 54.771 trường hợp, tiếp đó là Mỹ ghi nhận 36.617 ca, đứng thứ ba là Ấn Độ với 15.400 ca được báo cáo trong 24 giờ qua.

Hiện Mỹ là nước có số ca nhiễm lớn nhất thế giới với 2,3 triệu ca, đồng thời cũng là nơi ghi nhận nhiều ca tử vong nhất, khoảng hơn 120.000 ca, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Trong buổi mít tinh ở Tulsa, Oklahoma tối 20/6, Tổng thống Donald Trump thừa nhận ông đã nói các quan chức giảm tốc độ xét nghiệm Covid-19 vì số ca nhiễm tăng lên ở Mỹ.

Ông chủ Nhà Trắng cũng gọi Covid-19 là "Kung Flu" với hàm ý chỉ căn bệnh xuất phát từ Trung Quốc.

🛑Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil nói rằng tổng số ca nhiễm ở nước này tăng thêm hơn 50.000 ca mỗi ngày. Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn tiếp tục hạ thấp nguy cơ của dịch bệnh dù số ca tử vong đã vượt mốc 50.000 vào ngày 21/6 và ở mức cao thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Bộ Y tế Brazil ngày 21/6 đã xác nhận số ca tử vong nước này lên tới 50.617, tăng 641 ca từ 49.976 ca của một ngày trước đó.

Tại Tây Ban Nha, giới chức trách đã chấm dứt lệnh khẩn cấp quốc gia sau 3 tháng phong tỏa, cho phép 47 triệu cư dân được tự do đi lại trên toàn quốc lần đầu tiên kể từ ngày 14/3. Nước này cũng gỡ bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với du khách đến từ Anh và 26 quốc gia châu Âu cho phép đi lại miễn thị thực.

Tuy nhiên, khách du lịch tại sân bay Madrid-Barajas vẫn khá thưa thớt, khác xa với cảnh tượng thường thấy trong một ngày tháng sáu vốn rất nhộn nhịp trong những năm trước đó.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez kêu gọi mọi người đề phòng tối đa: "Virus có thể quay trở lại và nó có thể tấn công chúng ta một lần nữa trong làn sóng thứ hai và chúng ta phải làm mọi cách có thể để tránh điều đó bằng mọi giá".

🛑Tổng cộng, WHO ghi nhận 9.037.950 ca nhiễm virus corona trên toàn cầu, với hơn 183.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Trong đó, số ca tử vong trên toàn cầu là 469.603, với hơn 4.743 ca mỗi ngày. Hơn hai phần ba ca tử vong mới được ghi nhận ở châu Mỹ.

Tổng hợp

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro