lonely logic

A.            lý thuyết

1.              khái niệm là gì? Cho biết cấu tạo của khái niệm? cho ví dụ?

2.              trình bày mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm trong logic học hinh thức? lấy ví dụ minh họa

căn cứ vào cách hiểu về nội hàm và ngoại diên của khái niệm, logic học hình thức phát biểu quy luật quan hệ nghịch biến giữa chúng với nhau, theo đó nội hàm khái niệm càng phong phú thì ngoại diên của nó càng thu hẹp và ngược lại. điều này cho thấy càng nêu ra nhiều đặc điểm ( yêu cầu ) càng có ít hơn các đối tượng đáp ứng được hết chúng.

Quy luật này là cơ sở lgic cho các thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm. trong thu hẹp khái niệm xuất phát từ khái niệm loại có ngoại diên rộng ( nội hàm nghèo nàn ) người ta đi dần tới những khái niệm chủng có ngoại diên hẹp hơn ( nội hàm phong phú hơn ) bằng cách thêm dần vào nội hàm khái niệm loại những dấu hiệu bản chất, khác biêt mà trước đó nó chưa có. Còn khi mở khái niệm thì người ta lại bỏ bớt đi từ nội hàm khái niệm chủng những dấu hiệu bản chất, khác biệt, việc bỏ bớt đi này làm cho càng ngày càng có nhiều hơn các đối tượng thỏa mãn được các dấu hiệu ít hơn đó, và như vậy ngoại diên của khái niệm càng mở rộng.

3.              thế nào là định nghĩa khái niệm? chỉ ra các quy tăc của định nghĩa khái niệm và những lỗi logic khi vi phạm các quy tắc ấy.

-                  định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhằm vạch ra những dấu hiệu nội hàm cơ bản nhất của khái niệm.

-                  cần phải định nghĩa khái niệm ở một trong ba trường hợp sau: thứ nhất, tổng kết điểm chủ yếu sauquas trình nhận thức bản chất của đối tượng; thứ hai, khi sử dụng những khái niệm mà người khác còn chưa biết nội hàm; thứ ba, khi sử dụng các từ đã biết nhưng lại được dùng ở nghĩa mới.

-                  các quy tắc định nghĩa.

a.               Định nghĩa phải cân đối: ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) phải trùng với ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd): Dfn=_ Dfd.

Định nghĩa cân đối thể hiện mối quan hệ đồng nhất giữa khái niệm được định nghĩa với khái niệm được dùng để định nghĩa.

Vi phạm quy tăc trên sẽ dẫn đến các lỗi sau:

+ định nghĩa quá rộng: khi Dfn>Dfd, tức là ngoại diên của Dfd bị bao hàm bởi ngoại dien của Dfn.

+ định nghĩa quá hẹp: khi Dfn<Dfd, lúc này khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm bị bao hàm.

+ định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp: mang lại khái niệm vừa không bao quát được hết các đối tượng thỏa mãn nội hàm của nó vừa bao gồm cả những đối tượng không thỏa mãn nội hàm đó.

b.              Không được dịnh nghĩa vòng quanh: đây là kiểu định nghĩa, trong đó khái niệm dùng để định nghĩa lại được xác định nội hàm thông qua khái niệm cần định nghĩa, hoặc nội hàm của khái niệm cần định nghĩa lại được giải thích thông qua những khái niệm khác mà nội hàm còn chưa rõ ràng.

c.               Tránh dùng mệnh đề phủ định trong định nghĩa. Nếu dùng mệnh đề phủ định để định nghĩa ( A không là B ) thì trong nhiều trường hợp không làm rõ được nội hàm của khái niệm được định nghĩa, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ nhấn mạnh nó không có những dấu hiệu này hay khác.

d.              Định nghĩa phải tường minh, rõ ràng, chính xác: quy tắc này yêu cầu những thuật ngữ được sử dụng trong định nghĩa phải ngắn gọn, rõ nghĩa, tránh dùng những từ ngữ mập mờ, đa nghĩa, hoặc là những từ ví von so sánh dễ gây hiểu lầm về đối tượng được định  nghĩa.

4.              thế nào là phân chia khái niệm? quy tắc phân chia khái niệm? lấy ví dụ về việc vi phạm một trong các quy tắc ấy.

phân chia là thao tác nhằm vào ngoại diên của khái niệm để vạch ra các khái niệm chủng trong khái niệm phân loại theo một căn cứ xác định. Thực chất là nhờ phép phân chia khái niệm người ta thấy rõ hơn các hình thức biểu hiện khác nhau của đối tượng mà khái niệm bị phân chia phản ánh.

Sở dĩ có thể phân chia khái niệm được là vì, một tính xác định về chất của đối tượng có thể được thể hiện ở những hình thức khác nhau, phụ thuộc vào quan hệ của đối tượng với các đối tượng khác, vào mức độ biến đổi và phát triển của nó. Sự hiện hữu của các hình thức thể hiện là cơ sở khách quan của phân chia. Nếu định nghĩa trả lời câu hỏi: “ đối tượng là gì?”, thì phân chia trả lời: “ đối tượng ấy có những hình nào?”

Các quy tắc phân chia khái niệm

a.               phân chia phải cân đối: Ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải bằng tổng ngoại diên của các khái niêm sau phân chia: A ≡ A1 + A2+…+An. Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến một trong các lỗi sau:

-                  chia thiếu thành phần: khi không chỉ ra đủ các khái niệm chủng trong khái niệm bị phân chia thì A > A1+A2+…+An

-                  chia thừa thành phần: khi các khái niệm chủng thành phần thu được thừa ra so với ngoại diên của khái niệm bị phân chia thì: A<A1+A2+…+An

-                  phân chia vừa thừa vừa thiếu.

b.              phaan chia phải cùng một cơ sở: phải giữ nguyên căn cứ phân chia trong suốt quá trình phân chia.

Điều này có nghĩa là không phải có một cơ sở phân chia duy nhất cho một khái niệm, mà tùy vào đối tượng và mục đích của phân chia ta có thể lựa chọn các căn cứ phân chia khác nhau. Nhưng khi đã bắt đầu chia thì chỉ được phép chọn một căn cứ và phải chia xong ở căn cứ ấy mới được chuyển sang căn cứ khác. Khi căn cứ phân chia bị đổi giữa chừng thì vi phạm quy tắc này.

c.               Các khái niệm thu được sau phân chia phải ngang hàng: ngoại diên của chúng phải tách rời nhau. Ngược lại thì sẽ là vi phạm quy tắc này.

d.              Phân chia phải liên tục: khi phân chia thì phải từ khái niêm loại vạch ra các khái niệm chủng gần nhất. nếu quy tắc này bị vi phạm thì sẽ mắc lỗi phân chia nhảy vọt.

5.              phát biểu nội dung, viết công thức và nêu yêu cầu của quy luật đồng nhất. nêu ví dụ về việc vi phạm các yêu cầu đó.

TL:

a.               nội dung và công thức của quy luật: trong quá trình suy nghĩ, lập luận, thì tư tưởng phải là xác định, một nghĩa, luôn trùng với chính nó.

Công thức của quy luật: “a là a”, ký hiệu: “a≡a”, trong đó a là một tư tưởng bất kỳ phản ánh về đối tượng xác định nào đó.

Nói cách khác, mỗi ý nghĩ đều được rút ra từ chính nó và là điều kiện cần và đủ cho tính chân thực của nó. “a     a” – nếu a, thì a), ví dụ: “nếu ngôi nhà cao, thì nó cao”.

Sự tác động của quy luật đồng nhất trong các hình thức của tư duy.

Quy luật đồng nhất được phát hiện nhờ rút kinh nghiệm thực tiễn sử dụng các khái niệm và ngôn ngữ diễn đạt chúng. Quy luật này tác động trước hết trong xây dựng các khái niệm. như đã biết, mọi khái niệm có thể được xây dựng đúng hoặc không đúng. Nếu các đối tượng khác loại được nhóm vào một khái niệm, thì khái niệm đó sẽ là bất định, không rõ ràng, còn hiện thực sẽ bị nó phản ánh xuyên tạc. VD như, khi chúng ta đưa vào khái niệm “gia vị” các nông phẩm như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi, dấm, đường…. quy luật đồng  nhất tác động cả khi sử dụng các khái niệm đã có sẵn. nếu các khái niệm thiếu tính xác định, tính đơn nghĩa, tính đồng nhất, nếu chúng luôn thay đổi nội hàm và ngoại diên, thì không thể sử dụng chúng. Chẳng hạn, chỉ khi biết nội hàm chính xác của khái niệm “ hàng hóa” chúng ta mới chắc chắn trả lời đươc rằng, một vật phẩm nào đó là hàng hóa, nếu nó được làm ra để mang bán, còn nếu nó làm ra để thỏa mãn nhu cầu của người tạo ra nó thì đó đã không phải là hàng hóa nữa.

Mặt khác, nếu khái niệm bất định về nội hàm và ngoại diên, thì không thể phân chia các chủng của nó, không thể thiết lập quan hệ giữa chúng, không thể tiens hành các thao tác logic với chúng.

Quy luật đồng nhất có tác động đối với các phán đoán. Tính xác định cua các khái niệm tạo thành chúng là tiền đề quan trọng cho tính xác định của các phán đoán. Nhưng sự tác động của quy luật đồng nhất không chỉ hạn chế ở đó. Vì bản chất của các phán đoán là phản ánh các mối liên hệ thực, cho nên nếu các mối liên hệ ấy là xác định, thì các phán đoán phản ánh chân thực về chúng cũng phải xác định.

Quy luật đồng nhất thể hiện rõ nhất ở các phán đoán kiểu: “mặt trời là mặt trời”, “chiến tranh là chiến tranh”…. Những phán đoán ấy bao hàm sự đồng nhất của đối tượng với chính nó. Chúng không hiếm trong thực tiễn tư duy. Một biến thể của kiểu phán đoán phản ánh sự đồng nhất khách quan ấy là: “ kết quả xấu cũng là kết quả” – đó là sự đồng nhất chủng và loại.

Tóm lại, mọi phán đoán, ghi nhận sự đồng nhất của các đối tượng, đều là khẳng định hay phủ định sự đồng nhất ấy và do vậy có thể là chân thực hay giả dối. đến lượt mình, mỗi phán đoán đơn khi kết hợp với nhau để tạo thành các phán đoán phức như, hội, tuyển… thì cũng đều bảo toàn nội dung xác định, đơn nghĩa của mình. Không có tính xác định ấy thì cũng không thể làm rõ được ý nghiac chân thực hay giả dối của phán đoán phức, không thể đưa nó vào những kết cấu tư tưởng phức tạp hơn.

Quy luật đồng nhất cũng tác động mạnh mẽ trong suy luận. sở dĩ có thể xây dựng tam đoạn luận là vì thuật ngữ giữa khi liên kết các thuật ngữ biên luôn giữ trong các tiền đề lớn và nhỏ một nội dung xác định. Các thuật ngữ biên không chỉ giữ nguyên nội dung trong các tiền đề và kết luận, mà nếu chúng không chu diên ở các tiền đề thì cũng không được chu diên ở kết luận ( tức là phải giữ nguyên cả ngoại diên nữa). trái lại, thì tam đoạn luận sẽ không hợp logic.

Cuối cùng, nếu phép chứng minh là đúng đắn, thì quy luật đồng nhất thể hiện ở chỗ, cá luận đề, cả các luận cứ đều phải bảo toàn tính xác định của chúng trong toàn bộ luận chứng.

Quy luật đồng nhất trở thành quy tắc cho từng ý nghĩ: một ý nghĩ không thể vừa là nó vừa không phải nó. Nó phải đồng nhất với nó về giá trị logic. Như mọi quy luật, quy luật này cũng phản ánh mối liên hệ bên trong, bản chất và tất yếu. ở đây là quan hệ đồng nhất của tư tưởng với chính nó cho dù được nhắc lại bao lần chăng nữa trong lập luận và có những mối quan hệ thế nào đi chăng nữa với các tư tưởng khác. Vì thế việc tuân thủ quy luật này trong nhận thức đảm bảo tính nhất quán của tư tưởng.

Quy luật đồng nhất yêu cầu khi phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất xác định ( tồn tại trong khoảng thời gian, không gian và một quan hệ xác định),khi đối tượng tồn tại vơi tư cách là nó thì tư duy không được tùy tiện thay đổi đối tượng phản ánh; không được thay đổi nội dung của tư tưởng hay đánh tráo ngôn từ diễn đạt ý tưởng. chính điều này thể hiện tính xác định và nhất quán của tư tưởng khi phản ánh về đối tượng xác định. Có thể phân tích sự tác động của quy luật đồng nhất trong tư duy qua các yêu cầu cụ thể sau:

b.              các yêu cầu của quy luật đồng nhất và những lỗi logic mắc phải khi vi phạm chúng

từ sự tác động của quy luật đồng nhất tất yếu rút ra hai yêu cầu.

yêu caauf1: phải có sự đồng nhất của tư duy với đối tượng về mặt phản ánh, tức là trong lập luận về một đối tượng xác đinh nào đó, tư duy phản ánh về nó với chính những nội dung xác định đó. Cơ sở của yêu cầu này là:

thứ nhất, các đối tượng khavs nhau thì phân biệt với nhau, vì thế tư duy phản ánh đối tượng nào thì phải chỉ rõ ra được nó là gì? Không được lẫn lộn với đối tượng khác.

Thứ hai, các đối tượng luôn vận động, biến đổi; bản thân chúng có nhiều hình thức thể hiện trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tư duy khi phản ánh đối tượng phải ý thức được nó đang phản ánh đối tượng ở hình thức nào, ở giai đoạn phát triển nào, chứ không được lẫn lộn các hình thức và giai đoạn phát triển khác nhau của đối tượng. Vd: cuộc đời một con người phải trải qua nhiều độ tuổi phát triển, ở tuổi thiếu niên, anh ta là con ngoan, trò giỏi. nhưng khi trưởng thành, vào đời, anh ta vi phạm pháp luật, bị sử tội, phạt tù. Ta không thể nói tư duy phản ánh về người đó là không đồng nhất.

Thực chất yêu càu này đòi hỏi tư duy phải phản ánh đúng về đối tượng. có thể sơ đồ hóa yêu cầu này như sau:

-                  lỗi ngộ biện ( sai mà không biết ): xảy ra trong tư duy do vô tình mà khái quát những hiện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận thức còn thấp ( chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở nhận thức, đánh giá, xem xét sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan.

VD:

+ thuyết “ địa tâm” trước đây quan niệm mặt trời quay xung quanh trái đất. nhận thức sai lầm này là do, con người chưa có phương tiện để quan sát sự chuyển động của các hành tinh. Chỉ dựa vào việc hằng ngày quan sát thấy mặt trời xuất hiện ở hướng đông và biến mất ở hướng tây.

+ do tiếng sấm bao giờ cũng nghe thấy sau khi có tia chớp lóe sáng, người ta kết luận tia chớp là nguyên nhân của tiếng sấm. thực ra đó là hai biểu hiện về ánh sáng và âm thanh của cùng một hiện tượng phóng điện tích trái dấu giữa các đám mây, vì ánh sáng lan truyền với tốc độ lớn hơn rất nhiều tốc độ âm thanh, nên ta thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sấm.

-                  lỗi ngụy biện ( biết sai mà cứ cố tình mắc vào): xảy ra khi vì một lý do, động cơ, mục đích vụ lợi nào đó mà người ta cố tình phản ánh sai lệch hiện thực khách quan, nhằm biến sai thành đúng, vô lý thành hợp lý.

VD: trường phái “ ngụy biện” trong triết học hy lạp cổ đại. về mặt trực quan người ta vẫn thấy là một mũi tên khi đã bật ra khỏi cung thì nó sẽ bay đến một vị trí nào đó cách điểm xuất phát một khoảng nhất định ( từ A đến B chẳng hạn ). Thế nhưng, vì mục đích chứng minh quan điểm triết học là không có vận động nên họ đã dùng thuật ngụy biện để chứng minh rằng mũi tên được bắn ra ở điểm A vẫn đứng im tại A.

Có những trường hợp ngụy biện được sử dụng như những thủ thuật để dạt mục đích của người đạt ra.

VD: một nhà văn mỹ nói: “Một số nghị sĩ quốc hội mỹ là nhưng tên vô lại” ( phán đoán I). sau khi bị phản ứng dữ dội từ phía các nghị sĩ, ông ta đã cải chính là: “ một số nghị sĩ quốc hội mỹ không phải là tên vô lại”.

Tóm lại mỗi tư tưởng trong một lập luận cần phải bảo toàn một nội dung xác định, quy luật đồng nhât đòi hỏi trong một lập luận về đối tượng nào đóvới nội dung xác định các dấu hiệu của nó thì con người phải xoay quanh chính đối tượng ấy với chính các nội dung thuộc tính của nó, chỉ có như vậy thì tư duy con người mới làm rõ được các đặc tính của đối tượng và sự khác biệt của nó với các đối tượng khác. Mặc dù các đối tượng của hiện thực không phải nằm trong sự đồng nhất trừu tượng, bất biến, và vì vậy mà quy luật đồng nhất không thể được mang gán cho tồn tại khách quan ngoài tư duy. Song cần phải thấy rằng, khi đối tượng còn đang ở một trạng thái xác định về chất, trong khi nó chua thay đổi các thuộc tính, các dấu hiệu cơ bản của mình trong quá trình phát triển, thì con người cần phải suy ngẫm về chính đối tượng ấy với tất cả những thuộc tính vốn có của nó.

Yêu cầu 2: phải có sự phù hợp giữa ngôn từ diễn đạt với tư tưởng. cơ sở khách quan của yêu cầu này là mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. một tư tưởng, một ý nghĩ bao giờ cũng phải được “vật chất hóa” ra ở ngôn ngữ. vì thế, tư tưởng, ý nghĩ thế nào? Về cái gì? Ngôn ngữ diễn đạt phải thể hiện đúng như vậy, tránh tạo ra trường hợp tư tưởng, ý nghĩ phản ánh về đối tượng này, nhưng ngôn từ diễn đạt lại cho thấy không phải đối tượng ấy mà là đối tượng khác hay có thể là đối tượng đó mà cũng có thể là đối tượng khác ( tức không xác định ). Có thể sơ đồ hóa yêu cầu này như sau:

VD:

+ sử dụng từ đa nghĩa: “ vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả”.

+ từ không rõ nghĩa: “ công an bắt bon cướp giật bằng xe máy”.

+ sai ngữ pháp: “ uống Krmil – s hết đau bụng, đầy hơi, dễ tiêu”.

Yêu cầu 3: tư duy tái tạo phải đồng nhất với tư duy nguyên mẫu. cơ sở khách quan của yêu cầu này là tính nhất quán của tư duy khi nhắc lại tư tưởng của mình hoặc của người khác. Trong hoạt dộng thực tiễn và hoạt động nhận thức con người thường xuyên phải diễn đạt lại hoặc hiểu đúng những tư tưởng đã định hình về đối tượng. tư duy đã được định hình về đối tượng được gọi là tư duy nguyên mẫu. còn tư duy nhắc lại hoặc cần hiểu về tư duy đã có trước đó là tư duy tái tạo. khi chúng ta nhắc lại đúng ý của mình hoặc hiểu chính xác tư tưởng đã được định hình thì tức là yêu cầu này đã được tuân thủ. Nếu ngược lại là tư duy mắc lỗi. vi phạm yêu cầu này sẽ làm cho tư duy thiếu nhất quán, có thể làm sai lệch nhận thức đúng đã có về đối tượng.

VD: ta thường nói: đường lối, chủ trương thì phải đúng, nhưng quá trình thực hiện lại sai. Đó chính là quá trình tư duy tái tạo ( thực hiện ) không đúng theo tư tưởng đã được định hình ( thể hiện trong đường lối, chủ trương ).

Tóm lại, mỗi khái niệm, mỗi phán đoán cần phải được sử dụng trong một  ý tưởng xác định và phải bảo toàn nội dung, ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá trình lập luận.

Không đồng nhất các tư tưởng khác nhau và không coi những tư tưởng đồng nhất là khác nhau.

Các lỗi logic tương ứng thường mắc khi vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất là đánh tráo đối tượng, và đánh tráo khái niệm, nhầm lẫn trong các khái niệm, hiểu sai tư tưởng.

c.               VD

6.              phát biểu nội dung, viết công thức và nêu yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn. nêu ví dụ về việc vi phạm các yêu cầu đó.

a.               Nội hàm và công thức của quy luật cấm mâu thuẫn. mâu thuẫn logic là hiện tượng của tư duy: Hai phán đoán đối lập trên hoạc mâu thiaanx về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chan thực, ít nhất một trong chúng giả dối.

Công thức của quy luật là: 7(a^7a). nhiều khi ta còn nói rằng, đó chỉ là công thức phủ định của quy luật đồng nhất. (“ nói rằng vừa a vừa không phải a là sai” thì cũng có nghĩa là “ a là a” hay “ 7a là 7a”.

Quy luật mâu thuẫn có lĩnh vực tác động khá rộng. quy luật ấy trước hết là sự khái quát thực tiễn sử dụng các phán đoán: phản ánh mối quan hệ mang tính quy luật giữa hai phán đoán đơn: khẳng định và phủ định; quan hệ không tương thích của chúng về giá trị logic: nếu một phán đoán là chân thực, thì phán đoán kia nhất định là giả dối. vì các phán đoán phức được cấu thành từ các phán đoán đơn, nên luật mâu thuẫn cũng tác động ở đây, nếu các phán đoán phức ấy nằm trong quan hệ loại trừ nhau.

Quy luật mâu thuẫn cũng rất ảnh hưởng đến các khái niệm, đặc biệt là đến quan hệ giữa chúng. Đó là các quan hệ không điều hòa. Chẳng hạn, một người hào phóng, thì đồng thời anh ta không thể là “ không hào phóng” ( quan hệ mâu thuẫn) hay “keo kiệt” ( quan hệ đối lâp).

Quy luật mâu thuẫn tác động mạnh trong các suy luận. diễn dịch trực tiếp bằng cách biến đổi phán đoán tiền đều dựa cơ sở trên quy luật này. Thao tác này có thể thực hiện được là vì đối tượng không thể đồng thời thuộc và không thuộc về một lớp xác định. Trái lại thì sẽ có mâu thuẫn logic. Trong các suy luận thông quaquan hệ các phán đoán đơn trên hình vuông logic sự tác động của quy luật mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, nếu như một phán đoán nào đó đúng thì phán đoán mâu thuẫn hay đối lập với nó sẽ sai.

Cuối cùng, quy luật mâu thuẫn có tác động trong chứng minh. Quy luật này là cơ sở của một trong các quy tắc cho các luận cứ của phép chứng minh: chúng không được mâu thuẫn nhau. Không có sự tác động của quy luật này thì không thể có phép bác bỏ. khi chứng minh tính chân thực của một luận đề, ta không thể từ đó kết luận về tính giả dối của luận điểm mâu thuẫn hoặc đối lập với nó, nếu không co luật mâu thuẫn.

b.              Yêu cầu phi mâu thuẫn của tư duy và các lõi logic. Sự tác động của quy luật mâu thuẫn trong tư duy yêu cầu con người không thể không mâu thuẫn trong các lập luận, trong việc liên kết các ý nghĩ. Để là chân thực thì các ý nghĩ phải nhất quán, phi mâu thuẫn.

Một ý nghĩ sẽ là giả dối khi có chứa mâu thuẫn logic.

Yêu cầu cấm mâu thuẫn logic được triển khai cụ thể như sau:

-                  Thứ nhất: không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng định một đối tượng và đồng thời lại phủ định ngay chính nó.

VD: trong tháng 6 ở ha nội có tất cả các mặt hàng đều ổn định giá, chỉ có quạt điện, máy điều hòa là tăng giá tới 30% vì trời nóng quá.

-                  Thứ hai không được mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tức là khẳng định đối tượng, nhưng lại phủ  nhận kết quả tất yếu suy từ nó.

c.               VD về các trường hợp vi phạm: một người nói: “ đêm qua, lúc đang ngủ say tôi nhìn thấy tên trộm đi vào nhà tôi”

d.              Hoặc: bà hỏi cháu: “ Này! Ngủ chưa dấy hả cháu?

Cháu đáp: “ cháu ngủ rồi ạ”

Nhiều lỗi logic xảy ra do vi phạm các yêu cầu của quy luật mâu thuẫn. cac lỗi này rất đa dạng, nhưng tên gọi chung của chúng là “ mâu thuẫn logic”. Thực ra, có những người luôn mâu thuẫn với những người khác –“ anh ta đầy mâu thuẫn” – và luôn luôn hành động trái ngược với người khác. Những người như thế có thể đúng, có thể sai, có thể là thiên tài, có thể là người có vấn đề về thần kinh, nhưng ở đó không có mâu thuẫn logic. Nếu không thì đã không thể có bất cứ cuộc tranh luận nào. Mâu thuẫn logic chỉ có khi nào một người thừa nhận hai mệnh đề loại trừ nhau cùng chân thực.

7.              phát biểu nội dung, viết công thức và nêu yêu cầu của quy luật bài trung. nêu ví dụ về việc vi phạm các yêu cầu đó.

a.               Nội dung và công thức của quy luật bài trung: “ Hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian và một quan hệ không thể đồng thời giả dối: một trong chúng nhất định phải chân thực, cái còn lại phải giả dối, không có trường hợp thứ ba”

Công thức của quy luật này: “ a V_ 7a”.

Chúng ta dẫn ra hai cặp phán đoán mà các vị từ là những khái niệm không điều hòa làm Vd để hiểu sự tác động của quy luật và mối liên hệ của nó đến khái niệm.

1)             “ Hồ tây sâu” – “ Hồ tây nông”

2)             “ Hồ tây sâu” – “ hồ tây không sâu”.

ở cặp thứ nhất vị từ là các khái niệm đối lập nhau ( “ sâu” và “ nông”)
, còn ở cặp thứ hai là các khái niệm mâu thuẫn (“ sâu” và “ không sâu” ). Các khái niệm ấy không chỉ giống nhau, mà còn khác biệt. các khái niệm đối lập có nội hàm trái ngược nhau, nhưng không lấp đầy ngoại diên của khái niệm loại. luật mâu thuẫn đã trả lời là chúng không thể đồng thời chân thực. nhưng chúng có thể đồng thời giả dối, vì không bao quat được tất cả các tình thế có thể. Có thể trả lời: “ Hồ tây có độ sâu trung bình”. Quy luật bài trung không tác động ở đây.

Còn các khái niệm mâu thuẫn (“ sâu” – “ không sâu”) không chỉ loại trừ nhau, và lấp đầy ngoại diên của khái niệm loại. do vậy, theo quy luật mâu thuẫn, hai phán đoán với các vị từ mâu thuẫn nhau không thể cùng chân thực. thế chúng có thể cùng giả dối được không? Đây là điểm then chốt để phân biệt hai quy luật với nhau. Khác với cặp thứ nhất, các phán đoán ở cặp thứ hai không thể đồng thời giả dối , vì đơn giản là ở đây không có giải pháp thứ ba, hồ hoặc là sâu, hoặc là không sâu. Một trong hai phán đoán ấy nhất định phải chân thực. tính quy luật ấy là thuộc tính của những phán đoán kiểu này và nó đã được phản ánh trong luật bài trung.

Như vậy là lĩnh vực tác động của quy luật bài trung hẹp hơn quy luật mâu thuẫn: ở đâu có luật bài trung, ở đó nhất thiết có quy luật mâu thuẫn, nhưng có nơi quy luật mâu thuẫn tác động, mà quy luật bài trung thì không.

Cũng như các quy luật trên, quy luật này là kết quả khái quát thực tiễn sử dụng phán đoán. Nhưng nếu quy luật mâu thuẫn thể hiện quan hệ của chúng về tính chân thực, thì trong luật bài trung – về tính dả dối ( một đằng không thể cùng chân thực, một đằng không thể cùng giả dối). cũng như quy luật mâu thuẫn, quy luật bài trung chỉ nói lên các mâu thuẫn logic, còn đối với các mâu thuẫn biện chứng thì không có quyền và không thể cấm được. quy luật bài trung tác động trong quan hệ giữa các phán đoán mâu thuẫn ( A-O; E –I) và (A-E, đơn nhât); trong cả ba trường hợp này, theo quy luật bài trung một phán đoán nhất định phải chân thực, còn phán đoán kia là giả dối.

Quy luật baidf chung cũng thể hiện ở trong suy luận và phép chứng minh. Quy luật bài trung là cơ sở của suy luận trực tiếp thông qua biến đổi phán đoán và thông qua quan hệ của các phán đoán mâu thuẫn trên hình vuông logic. Không thể thực hiện được chứng minh gián tiếp bằng phản chứng nếu không có sự tác động của quy luật này: khi xác lập tính giả dối của phản đề nào đó, thì bằng cách đó đã chứng minh tính chân thực của luận đề, vì chúng không thể đồng thời giả dối.

b.              Những yêu cầu của quy luật bài trung và các lỗi khi vi phạm chúng. Có thể đưa ra một số đòi hỏi nhât định cho tư duy. Con người thường phải đối mặt trước tình trạng lưỡng nan theo kiểu: lựa chọn mật trong số các tư tưởng đã không chỉ khác nhau,mà lại còn phủ định nhau. Luật bài trung yêu cầu phải lựa chọn – một trong hai- theo nguyên tắc “ hoặc là, hoặc là” ( không có giải pháp thứ ba). Điều đó có nghĩa là: trong việc giải quyết vấn đề mang tính giả pháp thì không được lảng tránh câu trả lời xác định; không thể tìm ra cái gì đó trung gian, đứng giữa, thứ ba.

Sự vi phạm yêu cầu lự chọn thường biểu hiện khác nhau. Nhiều khi chính vấn đề được đặt ra, được định hình không phải theocachs giải pháp mâu thuẫn nhau. Nói chung, quy luật bài trung chỉ tác động trong các mệnh đề mâu thuẫn như đã nêu trên, nhưng chúng cũng phải là những mệnh đề có nghĩa. Chứ không phải những mênh đề kiểu như hegen đã mỉa mai đưa ra “ tinh thần xanh” và “tinh thần không xanh”. Không có mệnh đề nào trong số chúng là chân thực, vì cả hai đều vô nghĩa. Đã là vô nghĩa thì không chân thực mà cũng không thể nói là giả dối. nhưng nếu câu hỏi được nêu ra thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, thì việc lảng tránh câu trả lời xác định, cố tìm ra cái gì đó thứ ba, sẽ là sai lầm.

8.              phát biểu nội dung, viết công thức và nêu yêu cầu của quy luật lý do dầy đủ. nêu ví dụ về việc vi phạm các yêu cầu đó.

a.               Nội dung của quy luật: “ mọi tư tưởng đã định hình được coi là chân thực nếu đã rõ toàn bộ các cơ sở đầy đủ cho phép xác minh hay chứng minh tính chân thực ấy”.  công thức có thể là : “ a chân thực vì có b là cơ sở đầy đủ”

b.              Trong quy luật lý do đầy đủ, cần có sự phân biệt giữa hai loại cơ sở: cơ sở khách quan và cơ sở logic. Cơ sở logic liên quan chặt chẽ với cơ sở khách quan, nhưng cũng khác với nó. Nguyên nhân là cơ sở khách quan, kết quả tác động của nó là hệ quả. Còn cơ sở logic có thể là việc viện dẫn nguyên nhân, mà cũng có thể là hệ quả để suy ra một kết luận khác.

Nếu quy luật đồng nhất là kết quả khái quát thực tiễn sử dụng các khái niệm, còn quy luật mâu thuẫn và quy luật bài trung – thực tiễn xây dựng các phán đoán, thì quy luật lý do đầy đủ là kết quả khái quát suy luận. quy luật này biểu thị quan hệ của những tư tưởng chân thực với những tư tưởng khác – quan hệ kéo theo logic, xét đến cùng, là đảm bảo sự tương thích của chúng với hiện thực. quy luật này có nghĩa là, kết luận luôn có đầy đủ cơ sở trong lập luận đúng. Do vậy, lĩnh vực tác động của quy luật này trước hết là ở suy luận, rồi sau đó là ở chứng minh. Một trong những quy tăc quan trọng nhát của chứng minh – không chỉ quy tác về tính tất yếu, mà còn vè tính đầy đủ của các luận cứ - là do sự tác động của quy luật này chế định. VD, có mối liên hệ khách quan giữa tư duy rành mạch và sự trình bày sáng sủa. vì thế, nếu muốn luận chứng cho việc một người trình bày các tư tưởng của mình thật sáng sủa, thì ta có thể viện dẫn việc người đó suy nghĩ rất rõ ràng. Đó là cơ sở đầy đủ. Vả lại, còn có thể nói ngược lại là: “anh ta tư duy rõ ràng, vì anh ta trình bày rành mạch”. Đó cũng là cơ sở logic đầy đủ.

Những yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ và các nỗi do vi phạm chúng. Quy luật này đặt ra cho tư duy những yêu cầu sau: mọi tư tưởng chân thực cần phải được luận chứng, hay : không được công nhận một tư tưởng là châ thực, nếu chưa có cơ sở đầy đủ cho việc công nhận ấy. nói cách khác, chưa nên tin vào bất cứ cái gì: cần phải dựa trên cơ sở các dữ kiện tin cậy và các luận điểm đã ddowcj kiểm chứng từ trước. quy luật này chống lại các tư tưởng phi logic, không liên hệ với nhau, vô tổ chức, thiếu chứng minh; lý thuyết trần trụi; các kết luận thiếu sức thuyết phục, cái này không được suy ra từ cái khác.

Lỗi logic nghiêm trọng nhất do vi phạm các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ là lỗi “ kéo theo ảo”. nó bộc lộ ở nơi thực tế không có mối liên hệ logic đầy đủ giữa các tiền đề và kết luận, luận đề và các luận cứ, nhưng người ta lại cứ tưởng là có mối liên hệ ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro