Văn (1)
• VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC :
- Là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm Gia Định đầu năm 1859.
- 16/12/1861 những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
- Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
• Nội dung thơ văn
- Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người" .
- Các tác phẩm của ông thường chứa đựng : ( hỏi )
+ Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa
+ Lòng yêu nước, thương dân
Giá trị nội dung:
đề cao đạo đức, nhân nghĩa qua (Truyện Lục Vân Tiên)
Lòng yêu nước thương dân (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
- Lí tưởng đạo đức và nhân nghĩa :
+ Tác phẩm : Lục Vân Tiên
+ Truyền dạy đạo làm người chân chính
+ Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa đạo Nho, nhưng lại đậm đà tính nhân dân, truyền thống dân tộc
+ Mẫu người lí tưởng : nhân hậu, thuỷ chung, nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh chống lại thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế
=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu là một thứ chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu vì dân, vì nước vì phẩm giá con người. Ông xứng đáng là một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc ta bởi sự đóng góp đó là vô cùng to lớn và không thể nào khước từ được.
- Lòng yêu nước, thương dân :
+ Tác phẩm : Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+ Những câu văn vần thơ ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước
+ Khích lệ lòng căm thù giặc, biểu dương anh hùng nghĩa sĩ chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc
+ Ông ngợi ca những sĩ phu yêu nước ( Phan Định, Phan Tòng) tuy vẫn nặng lòng với 2 chữ TRUNG QUÂN nhưng vì đại nghĩa dân tộc, ông cùng nhân dân phất cao cờ khởi nghĩa
+ Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ
+ Đối với những việc trái tai, gai mắt Nguyễn Đình Chiểu cũng đã mượn nhân vật của mình để cất lên tiếng nói giữ vững khí tiết trong sạch, giữ vững cái chính nghĩa của dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của ông đã đưa ông lên địa vị của người mở đầu cho dòng văn học yêu nước và là ngôi sao sáng trong bầu trời dân tộc trong thời cận đại. Ông đã để lại những giá trị vô cùng lớn lao cho mai hậu
=> Tóm lại, so với các tác phẩm trước của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro