Chương 13: WWII

Đế quốc Hydra có vị trí Tổng lãnh đạo, người cai trị trọn đời, nhưng phải chứng minh bản thân thông qua thành tích thực tế. Chỉ những người có trí tuệ, chiến lược, khả năng lãnh đạo xuất sắc và lý lịch hoàn hảo mới có thể đảm nhận vị trí này. Quyền lực được tập trung tuyệt đối, nhưng cũng bị giám sát bởi các hội đồng chuyên môn. HFE duy trì một quân đội khổng lồ, tất cả công dân đều phải phục vụ quân sự ít nhất 5 năm. HFE tin rằng một quốc gia mạnh là một quốc gia mà mọi công dân đều sẵn sàng chiến đấu nhưng cũng hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Hầu hết quân đội HFE toàn là người không cha mẹ và có quá khứ được lực lượng của chính phủ tìm thấy và mang về (trẻ em bị bỏ rơi, bị bắt cóc đem về mà cha mẹ không nhận, bị buôn bán, mồ côi, v.v). HFE theo đuổi sự tối ưu hóa con người thông qua công nghệ sinh học, kỹ thuật di truyền và trí tuệ nhân tạo. Trẻ em sinh ra đều phải trải qua quy trình kiểm tra gen, để xác định khả năng và tiềm năng tối ưu nhất. Đế quốc cũng cấm các cuộc hôn nhân cận huyết và cố gắng xóa sổ các gen xấu trong xã hội. HFE không xuất khẩu công nghệ tiên tiến của mình cho nước ngoà để đảm bảo không ai có thể vượt qua họ. Mọi phát minh hoặc sáng chế đều thuộc về tài sản quốc gia. Các quốc gia khác phải mua sản phẩm cuối cùng, nhưng không bao giờ có được công nghệ gốc. Những kẻ không đóng góp cho xã hội sẽ bị tước quyền công dân và bị đẩy xuống tầng lớp thấp nhất. HFE được tổ chức theo mô hình chính quyền bán chuyên chế, với các cấu trúc quyền lực chính như sau:

+ Tổng lãnh đạo – Người có quyền lực cao nhất, cai trị trọn đời.

+ Hội đồng chiến lược – Cố vấn cho Tổng lãnh đạo, gồm các chuyên gia khoa học, quân sự, kinh tế.

+ Hội Đồng Khoa học – Cơ quan kiểm soát tất cả các nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục.

+ Binh đoàn Xã Hội – Quản lý quân đội và các lực lượng dân quân.

+ Cục Kiểm soát Công dân – Giám sát lòng trung thành và hiệu suất của dân chúng.

Hydra không phải một đế quốc truyền thống, mà là một xã hội kỹ trị - quân phiệt - khoa học, nơi chỉ những cá nhân mạnh mẽ, thông minh và xứng đáng nhất mới có quyền lực. Nó chính là một cuộc thử nghiệm để tạo ra một chủng tộc mạnh mẽ nhất trong lịch sử loài người. Năm 1970 ban hành sắc lệnh đổi tên Đế quốc Liên bang Hydra trở lại thành Đông Bắc, khôi phục danh xưng huyền thoại của một thời kỳ tràn đầy chiến thắng, niềm tin, hy vọng và thịnh vượng. Các đảng phái chính trị được phép tái lập, tạo ra một hệ thống chính trị đa nguyên có kiểm soát. Luật cấm cộng sản đã mềm mỏng hơn cho phép chủ nghĩa cộng sản có tiếng nói tại Đông Bắc nhưng không được tham gia quá nhiều vào chính trị. 

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, nhưng sự phục sinh kinh tế của Đông Bắc diễn ra nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Năm 1977, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm chính thức hoàn thành, đưa Đông Bắc vào kỷ nguyên của tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và năng lượng sạch. Đông Bắc trở thành cường quốc đầu tiên áp dụng công nghệ nano vào sản xuất quy mô lớn, giúp nền kinh tế tái thiết nhanh chóng. Hệ thống công nghiệp quân sự, y tế, và giáo dục được hiện đại hóa hoàn toàn, đưa đất nước lên một tầm cao mới. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ sau chiến tranh, Đông Bắc đạt được bước nhảy vọt ngoạn mục trong khoa học và công nghệ. Năm 1979 xác lập mối quan hệ quốc tế với Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Volga. Đến năm 1980, Đông Bắc phục hồi hoàn toàn, sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới của thế kỷ. Trong một dòng lịch sử này, Adolf Hitler không trở thành quốc trưởng Đức Quốc Xã, mà lại theo đuổi nghệ thuật tại Đông Bắc. Trường Mỹ thuật Liên bang Nhân dân của Đông Bắc đã nhận Hitler vào học. Ông sáng tạo ra trường phái "Đen trắng lạnh", chuyên sử dụng tông màu đen, trắng và gam lạnh với những đường nét vẽ dứt khoát, cứng cáp và lạnh lùng. Những bức tranh của Hitler nhanh chóng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa hiện thực bi kịch. Nó phản ánh những biến động, mất mát, đau thương, sự trầm mặc của nhân loại trước chiến tranh và những thăng trầm lịch sử của thế kỷ XX. Phong cách của ông tuy mang một màu sắc tuyệt vọng, bi kịch và đau khổ nhưng lại cuốn hút đến kỳ lạ. Các tác phẩm của ông nhanh chóng trở thành hiện tượng, khiến giới nghệ thuật Đông Bắc phải chú ý. Không dừng lại ở hội họa, Hitler mở rộng tài năng của mình sang kiến trúc và thiết kiến trúc và thiết kế đô thị, trở thành một trong những kiến trúc sư được chính phủ Đông Bắc trọng dụng. Những công trình của ông trở thành biểu tượng của sự kết hợp giữa nghệ thuật và sức mạnh, được đầu tư mạnh mẽ và trở thành biểu tượng mới của các thành phố Đông Bắc. Cuộc sống của Hitler thay đổi hoàn toàn, không còn là kẻ gieo rắc chiến tranh, mà là một người góp phần xây dựng nền văn minh Đông Bắc. Tuy nhiên, thế giới không vì thế mà tránh khỏi chủ nghĩa phát xít. Không có Hitler, một người khác xuất hiện để lãnh đạo Đức Quốc Xã. Erik Möller, một chính trị gia và quân nhân có tài thuyết phục, người nhanh chóng nắm quyền lực tại Đức và tiếp tục con đường quân sự hóa. Möller liên kết với các đế chế quân phiệt khác, trong đó có đế quốc Abaddon một đế chế mới nổi ở bán đảo Ý, theo đuổi chủ nghĩa quân sự toàn trị. Nhật Bản vẫn mang trong mình tham vọng bành trướng châu Á, liên minh với Đức nhằm giành lại vị thế cường quốc với mục tiêu mở rộng lãnh thổ và xóa bỏ những nền dân chủ và xã hội chủ nghĩa.  Nhận thấy mối nguy từ phe phát xít, Hoa Kỳ lần đầu tiên đứng về phía Đông Bắc, cùng với Volga, một quốc gia xã hội chủ nghĩa mới được thành lập cách đây 57 năm. Năm 1980, thế giới bước vào chiến tranh thế giới lần 2. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới bao gồm tất cả các cường quốc sừng sỏ. Trong diện mạo một cuộc chiến tranh toàn diện, Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 340 triệu nhân sự từ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 90 đến 200 triệu người. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồm ném bom chiến lược vào các trung tâm dân cư. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai thường được coi là bắt đầu khi Đức phát động cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1982, tiếp nối với việc cả Vương quốc Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức 2 ngày sau đó. Kể từ cuối năm 1980 cho tới đầu năm 1990, thông qua một loạt chiến dịch quân sự và hiệp ước, Đức đã chinh phục hoặc kiểm soát phần lớn lục địa châu Âu, đồng thời thành lập liên minh phe Trục với Abaddon và Nhật Bản cũng như với một số nước khác sau đó. Theo Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết vào tháng 8 năm 1974, Đức và Volga phân chia và sáp nhập lãnh thổ các nước láng giềng châu Âu bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Romania và các nước Baltic. Sau khi các chiến dịch tại Bắc Phi và Đông Phi bắt đầu và Pháp thất thủ giữa năm 1985, chiến tranh vẫn tiếp diễn chủ yếu giữa các cường quốc Trục châu Âu và Đế quốc Anh, với chiến sự tại Balkan, trận không chiến nước Anh (Blitz) và trận chiến Đại Tây Dương. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức dẫn đầu các nước Phe Trục châu Âu tiến hành xâm lược Volga, mở ra Mặt trận phía Đông. Là chiến trường trên bộ lớn nhất trong lịch sử, cuộc chiến với Volga đã khiến quân đội phe Trục, mà chủ yếu là Wehrmacht của Đức, sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao. Với tham vọng thống trị châu Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản đã gây chiến với Đông Bắc vào năm 1987 tạo sức ép lên các lãnh thổ tại vùng Viễn Đông và Đông Nam Á. Vào tháng 12 năm 1987, Nhật Bản tiến hành tấn công gần như cùng lúc các lãnh thổ của Đông Bắc tại Đông Nam Á và Trung Thái Bình Dương. Nhật Bản nhanh chóng làm chủ phần lớn Tây Thái Bình Dương, nhưng bước tiến của họ đã bị chặn đứng sau khi để thua trận East Sea quan trọng vào năm 1988. Không lâu sau đó, Đức và Abaddon bị đánh bật khỏi Bắc Phi và phải hứng chịu thất bại quyết định tại Volgograd trước Volga.  Những thất bại then chốt trong năm 1990 bao gồm một loạt thất bại của Đức trên Mặt trận phía Đông, cuộc xâm lược đảo Sicilia và lục địa Ý của Đồng Minh, cũng như cuộc tấn công của Đồng Minh ở Thái Bình Dương đã khiến phe Trục đánh mất thế chủ động ​​và buộc phải rút lui chiến lược trên mọi mặt trận. Đông Bắc mở cuộc tổng phản công vào Đức, sử dụng bom phản ứng nhiệt-lạnh, một loại vũ khí có thể đóng băng hoặc hủy diệt toàn bộ chiến trường trong bán kính hàng trăm km. Quân Đức, dù có sức chiến đấu ngoan cường, cũng không thể chống đỡ trước cuộc tấn công tốc độ cao của Đông Bắc, buộc phải rút lui khỏi Bắc Âu. Sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng, quân Đồng Minh đã tổng tấn công trên mọi mặt trận. Chiến tranh kết thúc khi Berlin thất thủ vào tay quân Đông Bắc và Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8 tháng 5 năm 1993. Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội trên toàn cầu.

Lãnh thổ một số quốc gia có sự thay đổi đáng kể:

+ Đông Bắc: Thêm Greenland, Bắc Âu, Bắc Trung Âu và Bắc Cực

+ Liên bang Đông Nam Á: Thêm quần đảo Nhật Bản

+ Volga: Chiếm giữ phía Nam Trung Âu và Bắc Tây Âu nơi tiếp giáp với biển Bắc

Ngoài ra Đông Bắc lập ra hai hạm đội mới đó là hạm đội Bắc Nam (bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Nam Cực và các vùng biển tại vùng Bắc Cực của các lãnh thổ Đông Bắc) và hạm đội Thống Nhất (bảo vệ các vùng biển thuộc lãnh thổ của Đông Bắc ở châu Âu).

Tuy nhiên nhà nước Đông Bắc cũng ảnh hưởng từ làn sóng chủ nghĩa cực đoan từ châu Âu. Chính phủ toàn trị bắt đầu hơi hướng phát xít tân-cựu và dân túy. Các đảng đã được hỗ trợ để quay trở lại vũ đài chính trị:

+ Đảng Dân tộc, với tinh thần dân tộc chủ nghĩa, đế quốc-thực dân tân và cựu, tư bản cực đoan nhanh chóng phục hồi và trở thành đảng mạnh nhất, nắm giữ quyền lực cốt lõi của chính quyền.

+ Đảng Đế quốc được cải tổ thành Đảng Chiến tranh mang chủ nghĩa quân phiệt, phát xít tân và cựu, sô vanh, chủ nghĩa Darwinism 

+ Đảng Thiên Đường, một đảng mang phong cách toàn trị, triết lý "Con Gián", chủng tộc cực đoan kết hợp với công nghệ 

+ Đảng Cộng sản Đông Bắc có tư tưởng cộng sản cực đoan đặc trưng bởi sự tập trung quyền lực tuyệt đối, đàn áp chính trị, công nghiệp hóa cưỡng bức và nông nghiệp tập thể hóa.

Truyền thông tung hô các cuộc tranh luận, bầu cử, chia rẽ nội bộ dân chúng tưởng rằng họ đang có quyền lựa chọn. Thực ra đảng Dân tộc kiểm soát toàn bộ bộ máy an ninh, tình báo, truyền thông, và hệ thống kinh tế lõi. Các vị trí cấp cao nhất trong chính quyền, quốc hội, quân đội, ngân hàng, tập đoàn chiến lược, v.v. đều do nhân sự đảng Dân tộc gài vào hoặc giám sát. Khi cần, các vụ bê bối, sai phạm, hoặc thậm chí các phong trào nổi loạn sẽ được đổ lên đầu ba đảng kia, còn Đảng Dân tộc ung dung đóng vai "người điều tiết cứu rỗi". Vì không thể xếp Đông Bắc vào các thế giới thông thường nên người ta đã tạo ra một khái niệm mới đó là Thế giới thứ Năm. Định nghĩa Thế giới thứ Năm:

Là nhóm các quốc gia không thể được xếp vào bất kỳ hệ tư tưởng, mô hình chính trị hay kinh tế truyền thống nào. Chúng là sản phẩm lai tạp giữa các hệ thống mâu thuẫn nhưng lại vận hành trơn tru trong chính sự mâu thuẫn đó. Không còn chia rạch ròi tả - hữu, dân chủ - độc tài. Thế giới thứ Năm là những quốc gia được cấu trúc dựa trên nỗi sợ, sự kiểm soát, và lòng tham quyền lực tuyệt đối nhưng lại ngụy trang bằng vỏ bọc "đa dạng" hoặc "vì dân". Quyền lực tập trung tuyệt đối, nhưng không bao giờ lộ rõ ai là "kẻ cầm trịch cuối cùng". Có thể tồn tại đa đảng giả lập, nhưng mọi nhánh đều phục vụ cho mục tiêu kiểm soát xã hội. Các nước Thế giới thứ Năm thường:

Hợp tác kinh tế có chọn lọc, chủ yếu để lấy công nghệ, tài nguyên, thông tin.

Can thiệp vào chính trị nước khác qua chiến tranh thông tin, gián điệp, gây bất ổn.

Không tôn trọng luật quốc tế, chỉ coi đó là công cụ khi có lợi.

Pha trộn giữa kinh tế nhà nước và các tập đoàn được nhà nước chống lưng. Kinh tế phục vụ cho quân sự, an ninh, kiểm soát, không hướng tới phúc lợi dân sinh thực chất. Sử dụng công nghệ như công cụ kiểm soát thị trường, bóp nghẹt doanh nghiệp tư nhân không phục tùng. Xuất khẩu công nghệ, dữ liệu, ảnh hưởng chính trị như một dạng "thực dân hóa mềm".

Giao thương, hợp tác quốc tế để thu hút công nghệ, vốn đầu tư, nhưng luôn duy trì khoảng cách an toàn.

Ngầm thao túng các tổ chức quốc tế, mạng lưới tài chính toàn cầu.

Chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh, đảo chính, khủng bố mạng nếu lợi ích bị đe dọa.

Luôn gieo rắc hình ảnh "nạn nhân", "quốc gia đang phát triển" để tranh thủ cảm tình, trong khi thực chất là kẻ săn mồi ngụy trang.

Sức mạnh công nghệ cực đoan

Công nghệ tiên tiến nhất được tập trung vào hai mục tiêu:

Kiểm soát xã hội: giám sát 24/7, theo dõi tâm lý, trí tuệ nhân tạo định hướng tư tưởng, dữ liệu cá nhân là tài sản chiến lược.

Sức mạnh quân sự: vũ khí công nghệ cao, sinh học, AI, robot chiến tranh, chiến tranh mạng, vũ khí sinh học hoặc thậm chí công nghệ thao túng sinh học con người.

Phát triển công nghệ không phải để phục vụ nhân dân, mà để duy trì quyền lực và củng cố nhà nước.

Xã hội đóng kín, giả lập tự do

Bề ngoài có vẻ là xã hội hiện đại, người dân "được chọn lựa", "có quyền bầu cử", "tự do kinh tế" hạn chế.

Nhưng thực tế:

Tư tưởng bị kiểm soát từ giáo dục, truyền thông, mạng xã hội.

Hệ thống tín nhiệm xã hội ngầm hoặc công khai phân loại công dân.

Các đảng phái khác biệt chỉ là bình phong, tất cả phục vụ quyền lực trung tâm.

Người dân sống trong ảo giác tự do, nhưng mọi bước đi, suy nghĩ đều nằm trong tính toán của nhà nước.

Kinh tế kiểm soát pha trộn kết hợp tư bản (ưu ái nhóm lợi ích thân chính quyền) và quốc hữu hóa ngầm (những ngành then chốt bị nhà nước thao túng hoặc trực tiếp kiểm soát)

Phát triển các tập đoàn khổng lồ đóng vai trò "chân rết" chính trị.

Tài nguyên bị khai thác triệt để, cả con người cũng là tài nguyên.

Chiếm lĩnh bằng kinh tế, dữ liệu, công nghệ, mạng lưới ảnh hưởng.

Thao túng chính trị các nước yếu hơn thông qua mạng lưới gián điệp, kiểm soát truyền thông, mua chuộc hoặc đe dọa.

Xã hội hai mặt:

Ngoài: Phô diễn công nghệ, vinh quang dân tộc, sức mạnh quốc gia, hình ảnh siêu cường hiện đại.

Trong:

Đàn áp tư tưởng, kiểm soát dân số, thanh trừng nội bộ.

Phân hóa giai cấp ngầm: tầng lớp trung thành được ưu ái, tầng lớp bị nghi ngờ bị vắt kiệt hoặc thanh lọc.

Người dân tự nguyện hoặc bị ép trở thành "bánh răng" trong guồng máy quốc gia.

Tâm lý người dân: Biết nhưng im lặng

Đa số dân chúng hiểu bản chất hệ thống, nhưng bị nhồi sọ, hoặc sợ hãi, hoặc cam chịu vì không còn lựa chọn.

Một bộ phận nhỏ trung thành mù quáng, là tầng lớp ưu ái.

Phản kháng gần như bất khả thi, mọi tổ chức đối lập bị thâm nhập hoặc xóa sổ từ trong trứng nước.

Mục tiêu cuối cùng của các nhà nước Thế giới thứ Năm:

Sống sót, mở rộng, kiểm soát, tồn tại bất chấp chuẩn mực quốc tế.

Khai thác mọi tài nguyên, kể cả con người, để củng cố quyền lực.

Tiến hóa hệ thống chính trị - xã hội thành dạng lai tạp khôn lường, vượt xa khái niệm quốc gia cổ điển.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro