Chương 8: Đông Bắc vs Đế quốc Anh

Năm 1600, Đông Bắc không còn hài lòng với vị thế hiện tại. Họ phải nhanh, mạnh hơn và phải vượt xa tất cả các quốc gia khác. Nền kinh tế bùng nổ. Công nghệ phát triển với tốc độ vượt xa mọi dự đoán. Những thành tựu khoa học đáng lẽ mất hàng thế kỷ để đạt được, nay chỉ cần vài năm. Nhưng cái giá của sự phát triển ấy cũng khủng khiếp không kém. Công nghiệp hóa ồ ạt đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, những dòng sông trong xanh dần chuyển sang màu xám đục, những khu rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho nhà máy và khai thác tài nguyên. Hủy diệt sinh quyển, lạm dụng tài nguyên môi trường cực đoan với quy mô khổng lồ. Không giới hạn công nghệ phát triển bất chấp hậu quả. Sự cạnh tranh khốc liệt cũng khiến tinh thần dân tộc của Đông Bắc trở nên cực đoan. Lòng tự hào dân tộc biến thành chủ nghĩa dân tộc mù quáng, bất kỳ sự chỉ trích nào từ bên ngoài cũng dễ dàng khơi dậy sự phẫn nộ trong lòng người dân. Các nhà lãnh đạo Đông Bắc nhận ra nguy cơ từ chủ nghĩa cực đoan này và cố gắng kiểm soát tình hình, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt, những nỗ lực của họ dường như không đủ. Họ không còn làm việc chỉ để sống, mà sống để làm việc. Cạnh tranh trở thành một phần của văn hóa. Ai không giỏi nhất, kẻ đó sẽ bị bỏ lại phía sau. Tinh thần dân tộc cũng bị bùng cao dâng trào chưa từng có. Năm 1603, đảng Đế quốc xuất hiện. Chủ nghĩa đế quốc-thực dân tân và cựu, quân phiệt và quân sự. Ban đầu, chính phủ Đông Bắc tìm cách ngăn chặn tư tưởng này. Nhưng họ nhận ra rằng mình không thể. Đông Bắc hiểu rằng, để bảo vệ lợi ích quốc gia và khẳng định vị thế cường quốc, việc kiểm soát khu vực Đông Bắc Phi và Sừng châu Phi là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, Đế quốc Anh, với những lợi ích đã được thiết lập từ lâu tại khu vực, không dễ dàng nhượng bộ. Căng thẳng leo thang, hai quốc gia đứng trước bờ vực chiến tranh. Năm 1685, Đông Bắc gửi một tối hậu thư đến chính phủ Anh, yêu cầu họ rút toàn bộ ảnh hưởng khỏi Đông Bắc Phi và chấm dứt mọi hành động can thiệp vào khu vực này. London đáp trả bằng sự im lặng. Nhưng trên các đại dương, họ bí mật điều động hạm đội Hoàng gia tiến về phía Biển Đỏ, sẵn sàng đối đầu với bất kỳ thách thức nào từ Đông Bắc. Đến ngày 3-2 năm 1690, chiến tranh chính thức bùng nổ. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1690 đến năm 1710, với những trận đánh trên biển và đất liền tàn khốc nhất trong lịch sử.

- Trận đại hải chiến Biển Đỏ (1692 - 1695)

Hạm đội Đông Bắc bố trí phục kích ở cửa ngõ vào Biển Đỏ, đánh chìm hơn 70 tàu chiến Anh trong một trận đánh kéo dài suốt ba ngày đêm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Hoàng gia Anh hứng chịu một thất bại nặng nề như vậy trên biển.

- Chiến dịch giải phóng Đông Bắc Phi (1700 - 1705)

Quân Đông Bắc đổ bộ lên Eritrea, Sudan, Somalia, tấn công các căn cứ thuộc địa Anh, đẩy lùi quân đội đối phương từng bước khỏi lục địa châu Phi. Sau năm năm chiến đấu, Đông Bắc giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực, buộc quân Anh phải rút lui về căn cứ chính tại đảo Anh.

- Trận chiến Đảo Anh (1710)

Sau khi chiếm Đông Bắc Phi, Đông Bắc không dừng lại. Họ quyết định kết thúc chiến tranh bằng một đòn đánh trực tiếp vào lãnh thổ cốt lõi của Đế quốc Anh. Một cuộc tấn công chớp nhoáng được triển khai. Quân Đông Bắc đã buộc chính phủ Anh phải đầu hàng vô điều kiện. Sau chiến thắng vang dội, Đông Bắc ép Anh kí hiệp ước Zenos. Chính thức Đế quốc Anh đã trở thành chư hầu trong vòng 100 năm (có thể gia hạn thời gian trao độc lập nếu Anh dám phản kháng hoặc chống cự lại) và giao nộp lại Đông Bắc Phi, Sừng châu Phi, châu Đại Dương và Nam Á cho Đông Bắc. Vậy là hai điều trên đã đánh dấu cho sự suy tàn của một trong những đế chế từng hùng mạnh nhất thế giới.

Tổng thiệt hại chiến tranh:

Đông Bắc:

Tử vong: 380.000

Bị thương: 720.000

Khí tài, thiết bị quân sự: 22.000

Kinh tế: 460 tỷ NET

Đế quốc Anh:

Tử vong: 950.000

Bị thương: 940.000

Khí tài, thiết bị quân sự: 37.000

Kinh tế: 820 tỷ bảng Anh

Chiến thắng này củng cố vị thế của Đông Bắc trên trường quốc tế và cũng khiến các cường quốc khác phải dè chừng. Sau đó Đông Bắc bành trướng ra các vị trí khác như quần đảo Andaman và Nicobar, New Guinea và đảo Borne. Ngoài ra thì Đông Bắc cũng tiến hành chiếm khu vực Hy Lạp và Ba Lan. Quân đội Đông Bắc hỗ trợ bảo vệ các đơn vị vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ sẵn sàng tấn công mọi thứ cản đường. Sau đó Đông Bắc giúp Hoa Kỳ giành độc lập khỏi Anh, không phải vì tình bạn đơn thuần mà là một ván cờ tinh vi. Đế quốc Anh đang là đỉnh cao của quyền lực ngáng đường tham vọng của Đông Bắc. Những năm đầu sau độc lập, Đông Bắc và Mỹ như hai người anh em thân thiết, cùng chia nhau lợi ích thương mại, trao đổi công nghệ, thậm chí từng ký kết những hiệp định bảo vệ lẫn nhau trước sự bành trướng của các cường quốc châu Âu. Với vị trí chiến lược kiểm soát kênh đào Suez và biển Đông, Đông Bắc nắm giữ yết hầu của thương mại thế giới, có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Điều đó thực sự là một sự cản trở đáng lo ngại lớn với Hoa Kỳ khi nước này muốn có được quyền và tầm ảnh hưởng lên thế giới như một thế lực mới đầy mạnh mẽ đang trỗi dậy. Mỹ không quên ơn Đông Bắc giúp mình thoát khỏi tay Anh, nhưng Mỹ cũng chưa từng tha thứ cho việc Đông Bắc cài cắm gián điệp, thao túng chính trị nội bộ, và can thiệp vào nền kinh tế Mỹ suốt gần hai thế kỷ sau đó. Đông Bắc thì khinh bỉ sự phản bội của Mỹ, nhưng đồng thời cũng khâm phục cái cách Mỹ đứng dậy, trỗi dậy, và trở thành đối thủ xứng tầm nhất. 

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro