Chương 9: Chiến tranh Nam Cực

Hiệp ước Hoa Kỳ-Đông Bắc có tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Mỹ và Đông Bắc được ký kết ngày 3 tháng 5 năm 1801 giữa Ngoại trưởng Virtutes đại diện cho Đông Bắc và Ngoại trưởng Alvar đại diện cho Mỹ. Hiệp ước này không phải là thoả thuận liên minh, mà là sự hoà hoãn tạm thời giữa 2 quốc gia đối thủ để tránh xung đột trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đang hình thành. Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Các thỏa thuận đã được ký kết đã làm dịu sự căng thẳng trong quan hệ chính trị và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Đông Bắc. Kèm theo Hiệp định là một nghị định thư được ký bổ sung. Trong đó quy định ranh giới Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi và Viễn Đông thuộc vùng ảnh hưởng của Đông Bắc. Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ thuộc vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nơi kí là ở Lầu Năm Góc, thủ đô Washington, Mỹ. Ngày đưa vào hiệu lực 5 tháng 5 năm 1801 và ngày hết hiệu lực 15 tháng 7 năm 1994. Ngôn ngữ hiệp ước là tiếng Anh-Mỹ và tiếng Đông Bắc hiện đại. 

Năm 1835 nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen cùng đoàn thám hiểm của mình với con tàu Fram đã lần đầu tiên đến Cực Nam địa lý vào ngày 14 tháng 12 theo tuyến đường từ vịnh Whales đến sông băng Axel Heiberg. Một tháng sau đoàn thám hiểm người Anh cũng đến cực nam. Trước đó, Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev được cho là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã khám phá ra lục địa Nam Cực vào năm 1820. Sự phát hiện một châu lục mới khiến các cường quốc bắt đầu đua nhau đưa người đến để thám hiểm, khai thác và khám phá. Đông Bắc là quốc gia đến trước chiếm lấy 5.896.500 km² của châu Nam Cực. Thật bất ngờ khi một đoàn thám hiểm trang bị vũ trang hạng nặng tên 8991 (Đông Bắc) bị tiêu diệt và mất liên lạc lúc tiến sau hơn vào lục địa. Điều này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo rằng lục địa này có chủng tộc khác sinh sống. Hơn nữa trình độ quân sự và khoa học-công nghệ còn rất mạnh. Để điều tra quân đội Đông Bắc đã tung ra năm sư đoàn hỗn hợp không-lục quân tiến hành tấn công. 6 quốc gia khác dù thù hay bạn cũng thực hiện liên minh quân sự cùng với Đông Bắc. Điều đó cho thấy Nam Cực đã trở thành tử địa nguy hiểm. Trước sức mạnh của quân Liên minh 7 nước (AOS) chủng tộc đó đã phải co cụm để phòng thủ. Nhờ việc dựa vào xác của những sinh vật đó các nhà khoa học Đông Bắc đã có thể xác định được:

Tên: 

Nhân thú Nam Cực hoặc Loài Nam Cực (danh pháp khoa học: Antarctic sapiens)

Đặc trưng cơ bản: 

Đi đứng bằng hai chân và bộ não lớn phức tạp; những đặc điểm cho phép họ phát triển công cụ, văn hóa và ngôn ngữ tiên tiến. Dù vậy não bộ của Nhân thú Nam Cực vẫn chưa tiến hóa hết chỉ bằng từ 34-55% khối lượng và kích thước não của các chủng tộc có trí tuệ cao cấp khác trên hành tinh.

Miệng với răng nanh và các răng khác sắp xếp theo kiểu giống cá sấu để giữ chặt, bám chặt và xé nhỏ con mồi. Nhân thú Nam Cực có 64 – 68 chiếc răng nhọn tùy cá thể. Hàm của chúng có thể mở rộng  với diện tích gấp 5 lần cơ thể khi cần thiết và đóng lại với tốc độ nhanh hơn tốc độ chớp mắt của người tới 5.000 lần. Cú cắn của chúng lên đến 16,414 Newton, tương đương 3,689 pound lực có thể dễ dàng nghiền nát xương của con mồi.

Sở hữu chiều cao từ 2-3 m (tương tự nam giới Đông Bắc), da màu trăng có chút bạc thay đổi màu trắng tùy vào độ cao, địa hình và nơi ở. 

Có móng vuốt sắc bén dài từ 55-70 cm xuyên được lớp giáp dày 10-20 mm. Tốc độ vung đòn rất nhanh với 46,1 đòn/giây. Mắt loài Nhân thú Nam Cực màu đen, to bằng quả ổi và mang khả năng nhìn 260 độ (thấp hơn 100 độ so với người Đông Bắc), nhìn đêm rất mạnh vì thế giống loài này chủ yếu sống về đêm. 

Có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh nhưng rất thù địch với các chủng tộc bên ngoài không phải tộc mình. Các yếu tố di truyền hoặc môi trường có thể gây nên biến thiên sinh học ở ngoại hình, sinh lý, độ nhạy cảm với bệnh tật, khả năng tâm thần, kích thước cơ thể và tuổi thọ của Nhân thú Nam Cực. Mặc dù các tộc thường có vẻ ngoài khá khác biệt, song nếu so sánh gen của hai cá nhân bất kỳ thì sẽ thấy chúng giống nhau về mặt di truyền đến 99%. Loài này không bộc lộ dị hình giới tính rõ ràng. Cá thể nam và nữ giống nhau chỉ khác cá thể nữ có mắt màu xanh dương hoặc vàng kim. Nhân thú Nam Cực tiêu thụ các loại cá, hải âu, hải cẩu, mực khổng lồ và cá rồng Nam Cực. Tuy nhiên giống loài này chọn ăn sống thay vì nấu chín dù họ biết dùng lửa. Trung bình Nhân thú Nam Cực có thể nhịn đói đến 30 ngày và hấp thụ nước trong không khí. Vì là loài sống về đêm nên ban ngày chúng sẽ ngủ từ 4-5 tiếng. Cách ngủ của chúng y hệt ngựa để đứng vững trong thời gian dài mà không mệt mỏi hầu hết thời gian, luôn cảnh giác và sẵn sàng bỏ chạy.

Nhân thú Nam Cực sinh sản khá dễ dàng mỗi lần từ 2-3 con. Thông thường, cả người mẹ lẫn người cha đều tham gia vào việc nuôi dưỡng con trẻ. Nếu không được chăm đứa trẻ có thể tự lập ngay từ sau khi sinh được 6 tiếng (thời gian chân đủ cứng để đứng). Nhưng theo các báo cáo tỉ lệ sống sót đến tuổi trưởng thành của các cá thể không cha mẹ là 3%. Các cá thể trưởng thành thường tấn công các cá thể non nếu bước vào lãnh thổ của mình hoặc của lãnh đạo mà chúng đang phục vụ. Ngoài ra việc kiếm thức ăn cũng không dễ dàng với con non không cha mẹ. Tuy nhỏ nhưng chúng vẫn rất hung hăng, liều mạng và máu chiến đến cùng. 

Vỏ não trước trán của Nhân thú Nam Cực, tức phân khu não bộ đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao, rất lớn và phát triển. Chúng rất thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi (episodic memory), có sự tự nhận thức và lý thuyết tâm trí (theory of mind). Trí óc Nhân thú Nam Cực có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại. Chúng có thể tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi sai lầm của mình và lên kế hoạch tốt hơn cho lần sau.

Khi quân AOS tiến vào trung tâm Nam Cực nơi đây thực sự rất hùng vĩ theo lời các binh sĩ và sĩ quan kể lại. Các kim tự tháp trắng cao từ 200-300 m. Những tòa nhà trọc trời đan xen giống tổ ong đâm lên tầng bình lưu và thẳng xuống lòng đất 200 m. Vì sự xuất hiện của chủng tộc khác mà tất cả các tộc Nhân thú Nam Cực đã đoàn kết chiến đấu chống lại khá ác liệt. Nếu nói về trình độ quân sự thì chúng ngang ngửa với Temasco nhà nước có trình độ quân sự mạnh thứ hai thế giới sau Đông Bắc. Rất nhiều trận chiến và chiến dịch lớn đã diễn ra như chiến dịch Đông Nam Cực (1855), trận hải chiến biển Weddell (1855), trận biển Ross-Bellingshausen và tổng tấn công toàn mặt trận South Pole (1865). Chiến thắng đã mang về một nguồn nô lệ khổng lồ cho Đông Bắc với 30 triệu Nhân thú Nam Cực. Tuy sau đó hiệp định Nam Cực mong muốn đế quốc này thả tự do cho 30 triệu Nhân thú Nam Cực đó nhưng phía Đông Bắc đã cứng rắn kiên quyết không trả. Không quốc gia nào dám lên tiếng vì điều này bởi họ biết Đông Bắc vẫn còn đang duy trì mô hình sở hữu nô lệ. Nhân thú Nam Cực chắc sẽ bị phân vào loại nô lệ chiến tranh và trên chiến trường chúng cũng giống như bao loài khác bị đẩy ra đầu tiên. Bỏ chạy sẽ bị bắn. Đối với Đông Bắc luật pháp quốc tế chỉ là cái vòng để họ lựa xem vòng nào nên đeo và không đeo. Luật quốc tế nói thẳng ra là vô tác dụng với Đông Bắc. Hạm đội Nam Cực của Đông Bắc ra đời ngày 19-5-1867 sau cuộc chiến.

Đông Bắc chỉ chấp nhận đồng minh khi quốc gia đó nợ máu với Đông Bắc (tức đã chiến đấu cùng nhau vào sinh ra tử), chỉ chấp nhận lãnh thổ chính thức khi vùng bị chiếm đóng hoàn toàn tuân theo Đông Bắc còn không thì gọi là bán lãnh thổ (để đc gọi là bán lãnh thổ thì tỉ lệ phản kháng dưới 70%). Vùng tạm chiếm là nơi chưa được công nhận, sẵn sàng buông bỏ hoặc đè chết nếu cần. Nếu đồng minh, hoặc bán lãnh thổ, hoặc thuộc địa từng hưởng lợi từ Đông Bắc mà phản bội thì Đông Bắc áp cấm vận ngặt nghèo, đòi "trả nợ máu" bằng tiền với lãi suất cao phi lý, tạo vòng xoáy nợ nần tự sát. Nếu không trả được thì Đông Bắc xâm lược, chiếm đóng, trấn áp, bóc lột lao động như trả nợ, rồi có thể "trả tự do" sau khi chắt cạn. Một kiểu thực dân hiện đại trá hình, nhưng không ai dám vạch mặt vì nó hợp pháp hóa bằng lịch sử và danh nghĩa "trả nợ chiến tranh". Ép nước yếu vay tiền, phụ thuộc vào viện trợ khiến chúng nợ không trả nổi, phải bán rẻ kinh tế, quân sự, tài nguyên, lãnh thổ và thậm chí là dân cư. Nếu có nước nào muốn vay mà không đủ yêu cầu thì có thể thế chấp một thứ gì đó. Đông Bắc mở rộng ảnh hưởng, nắm kinh tế, rồi dần kiểm soát chính trị mà không cần chiến tranh công khai. Trong các liên minh quân sự Đông Bắc kiểm soát phần tài chính, siết chặt các nước bằng nguồn viện trợ, vay vốn, tái thiết sau chiến tranh. Phần lớn quân sự là quân của các nước khác, Đông Bắc đứng sau điều phối, hiếm khi tung quân của quốc gia mình. Nhà nước này không cần chiến thắng liên tục ngoài mặt trận chỉ cần kéo dài sự tồn tại, bào mòn đối thủ, biến mọi thảm họa thành cơ hội bành trướng. Thất bại tạm thời cũng là cái bẫy, để siết chặt hơn về sau. Có hệ thống nhà nước liên minh kiểu giống Nga-Belarus nhưng ở đây phải đồng minh nào đủ thân đến mức gần như bị ràng buộc thì có thể ký kết (theo các nhà sử học một số tài liệu được giải mật có nói rằng Đông Bắc có thể lợi dụng cái này để nuốt trọn một quốc gia khác trong âm thầm, từ từ và lặng lẽ đến mức dân nước đó đã thân Đông Bắc trước cả khi đất nước mình biến mất). Quốc tế khó lên án vì mọi thứ diễn ra hợp pháp trên giấy tờ, dưới lớp vỏ dân chủ và liên kết song phương. Không cần chiến tranh công khai, giảm thiểu tiêu hao quân sự. Đông Bắc mở rộng cơ chế nợ máu xuống tận từng tế bào của quốc gia, áp dụng cho dân thường, các thực thể liên bang, lính đánh thuê, quan chức, đảng phái, bộ/cục/ngành:

Dân thường:

Phục vụ chiến tranh, tham gia dân quân, nộp người thân ra trận nếu không tham gia, bị cắt trợ cấp, xóa quyền công dân, tịch thu tài sản trở thành "con nợ sống" cả đời

Thực thể trong liên bang:

Phải đóng quân, đóng thuế chiến tranh, gửi quân sang mặt trận Đông Bắc chỉ định từ chối, bị cắt viện trợ, cô lập, có thể bị trấn áp quân sự

Lính đánh thuê:

Phải tham gia tối thiểu số lượng chiến dịch quy định, nếu không phải bồi thường hoặc bị săn lùng. Ràng buộc bằng hợp đồng máu nếu phá vỡ phải trả nợ bằng mạng sống

Quan chức chính phủ:

Phải từng tham gia trực tiếp chiến dịch quân sự hoặc vận hành hệ thống phục vụ chiến tranh không đủ "nợ máu" không được thăng tiến, không được giữ chức

Đảng phái:

Chứng minh đóng góp máu xương cho Đông Bắc qua số lượng đảng viên tử trận hoặc chiến công. Đảng nào thiếu "nợ máu" bị giải tán, sáp nhập, đàn áp

Bộ/cục/ngành:

Trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ quân sự không trả đủ "hạn mức máu" bị cắt ngân sách, giải thể. Bộ máy hành chính thành cỗ máy vận hành chiến tranh vĩnh viễn

Tình yêu của người Đông Bắc không vì nhan sắc, tài chính hay gì khác mà chỉ quan tâm đến sức mạnh tinh thần hoặc thể chất và 11 loại chỉ số thông minh. Những kẻ không đạt chuẩn bị xã hội đào thải vì không thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt bị chính đồng loại nghiền nát. Vì thế các thế hệ sau đều được thừa hưởng trọn vẹn các gen ưu tú. Dù toàn xã hội tràn ngập thiên tài nếu không biết chiến đấu hoặc yêu vẫn có thể bị đào thải. Thông thường, "hiệu ứng thắt cổ chai" khiến quần thể giảm mạnh số lượng, đa dạng gen giảm theo, dễ diệt vong. Nhưng Đông Bắc đã biến hiệu ứng này thành bàn đạp, loại bỏ gen yếu nhưng duy trì, nhân rộng gen siêu ưu tú hình thành các thế hệ kế tiếp không chỉ mạnh về thể chất mà còn tinh vi về trí tuệ và cảm xúc kiểm soát. Đặc điểm ưu tú được tăng cường qua từng đời với tốc độ chưa từng có trong lịch sử sinh học. Xã hội loại bỏ gen xấu nhanh gấp hàng trăm, hàng nghìn lần tiến hóa tự nhiên. Chủ nghĩa Darwinism kết hợp với triết lý "Con Gián" tạo ra tiền đề nền móng sơ khai cho các hệ tư tưởng liên quan về chủng tộc, dân tộc và sắc tộc sau này của Đông Bắc.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro