Luat dong nhat
Quy Luật Logic- Trình bày cơ sở khách quan, nội dung , công thức và nêu các yêu cầu của luật đồng nhất đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp sai lầm khi tư duy vi phạm các yêu cầu này
A. Cơ sở khách quan: là tính ổn định tương đối, trạng thái đứng im tương đối của các đối tượng. Quy luật đồng nhất quy định tính xác định của ý nghĩ, của tư tưởng về đối tượng ở phẩm chất xác định, còn bản thân ý nghĩ tuân thủ quy luật này phản ánh sự đồng nhất trừu tượng của đối tượng với chính nó.
B. Nội dung, công thức của quy luật: trong quá trình suy nghĩ, lập luận thì tư tưởng phải là xác định, một nghĩa, luôn trùng với chính nó.
Công thức của quy luật :”a là a” ký hiệu “a = a”, trong đó a là một tư tưởng bất kỳ phản ánh về đối tượng xác định nào đó.
Nói cách khác, mỗi ý nghĩ đều được rút ra từ chính nó và là điều kiện cần và đủ cho tính chân thực của nó “a->a” –( nếu a, thì a) ví dụ”” nếu ngôi nhà cao, thì nó cao”.
Sự tác động của quy luật đồng nhất trong các hình thức của tư duy
- Quy luật đồng nhất được phát hiện nhờ rút kinh nghiệ thực tiễn sử dụng các khái niệm và ngôn ngữ diễn đạt chúng. Quy luật này tác động trước hết trong xây dựng đúng hoặc không đúng. Nếu các đối tượng khác loại được nhóm vào 1 khái niệm thì khái niệm đó sẽ là bất định, không rõ rang, còn hiện thực sẽ bị nó phản ánh xuyên tạc.Còn nếu khái niêm chỉ bao chứa toàn những đối tượng như nhau thì nó sẽ rõ ràng và chính xác, sẽ có nội hàm ngoại diên xác định.Quy luật đồng nhất tác dụng cả khí ử dụng các khái niệm đã có sẵn.
- Nếu khái niệm bất định về nội hàm và ngoại diên, thì không thể phân chia các chủng của nó, không thể thiết lập quan hệ giữa chúng, không thể tiến hành các thao tác logic với chùng.
- Quy luật đồng nhất có tác động đối với các phán đoán
- Quy luật đồng nhất thể hiện rõ nhất ở các phán đoán kiểu”mặt trời là mặt trời”,..những phán đoán ấy bao hàm sự đồng nhất của đối tượng với chính nó.
ð Mọi phán đoán ghi nhận sự đồng nhất của các đối tượng, đều là khẳng định hay phủ định sự đồng nhất ấy và do vậy có thể là chân thực hay giả dối. Đến lượt mình, mỗi phán đoán đơn khi kết hợp với nhau để tạo thành các phán đoán phức như hội, tuyến…thì cũng bảo toàn nội dung xác định, đơn nghĩa của mình.KHông có tính xác định ấy thì không thể làm rõ được ý nghĩa chân thực hay giả dối của các phán đoán phức, không thể đưa nó vào những kết cấu, tư tương phức tạp hơn
C. Các yêu cầu của quy luật đồng nhất và những lỗi logic mặc phải khi vi phạm chúng.
YC1: phải có sự đồng nhất của tư duy với đối tượng về mặt phản ánh, tức là trong lập luận về một đối tượng xác định nào đó, tư duy phải phản ánh về nó với chính những nội dung xác định đó. Cơ sở của yêu cầu này là :
- Thứ nhất; các đối tượng khác nhau thì phân biệt với nhau, vì thế tư duy phản ánh đối tượng nào phải chỉ rõ ra được nó là gì ? không được lẫn lộn giữa các đối tượng khác.
- Thứ hai: các đối tượng luôn vận động, biến đổi, bản thân chúng có nhiều hình thức thẻ hiện trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tư duy phản ánh đối tượng phải ý thức được nó đang phản ánh đối tượng hình thức nào, ở giai đoạn phát triển nào, chứ không được lẫn lộn giữa các giai đoạn phát triển khác nhau của đối tượng.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro