Gặp cái mặt em, mưa cũng phải né!


Sau buổi múa cầu mưa, trời vẫn không đổ giọt nào. Nhưng dân làng thì ai nấy đều xôn xao… không phải vì trời hạn, mà vì:

– “Ê bà Tư, thấy không, thằng Dương với con Kiều nó múa mà ngó y như… vợ chồng cưới nhau á!”

– “Ừ tui thấy luôn á! Trời đất, con Kiều nó mặc áo dài hồng mà cái dáng nó uốn như dây mướp ngoài giàn nhà tui á! Con gái còn thua!”

– “Mà thằng Dương nó cười, trời ơi má ơi… con tui mà cười với tui kiểu đó, tui cho cưới liền khỏi hỏi luôn á!”

Dương nghe được mà mừng hết biết. Còn Kiều thì… úp nguyên nón lá vô mặt, bước đi như con mèo cụt đuôi.

---

Tối đó, làng tổ chức tiệc ăn mừng... mưa chưa về, nhưng ai cũng vui vì hai “mỹ nhân” của làng quá đỉnh.

Dương kéo Kiều ra góc vườn vắng, nơi có cây cầu gỗ bắc qua mương nhỏ. Trăng lên cao, chiếu sáng cả khu vườn thơm mùi lúa chín.

Dương quay sang, nghiêm túc nói:

– “Kiều.”

– “Gì?”

– “Anh... không giỡn nữa.”

– “Ủa rồi giờ tính khóc hả?”

Dương bật cười khẽ:

– “Anh thích em từ hồi em đạp xe té trước nhà anh, rồi chửi anh nguyên buổi chiều.”

– “Cái gì?! Tui té gãy giò mà anh còn nhớ nguyên cái khúc tui chửi hả?”

– “Nhớ chớ. Vì lúc đó, anh thấy em… dữ dễ thương quá trời quá đất luôn.”

Kiều im lặng. Nhìn trăng, rồi quay mặt đi.

– “Tui... chưa quen ai hết. Tui cũng không biết thương người là sao. Nhưng mỗi lần thấy anh bệnh là tui lo. Thấy anh cười với người khác là tui tức. Hổng biết có phải thích không... nhưng mà nếu là thích, thì chắc cũng lỡ thích rồi.”

Dương khều nhẹ tay Kiều:

– “Vậy... làm bồ anh nha?”

Kiều cười hở một bên má lúm:

– “Anh mà bữa sau còn múa giữa sân đình bắt tui mặc đồ nữ nữa là chia tay liền đó nghe chưa.”

Dương cười tươi rói:

– “Dạaaa! Từ nay anh chỉ bắt cưng mặc đồ cưới thôi, đồ nữ anh mặc!”

– “ Anh điên!”

– “Ừ anh điên vì cưng.”

---

Dưới trăng quê, hai bóng người ngồi bên nhau trên cây cầu cũ, lòng rộn ràng như cánh lúa đón gió… và mưa, hình như đang tới thật.

Sáng hôm sau, trời mát hẳn. Không khí làng quê như sạch bong sau một cơn gió lớn, dù... trời vẫn chưa mưa. Nhưng người ta chẳng thèm lo nữa. Cái người cần “rớt” đã rớt rồi: tim Kiều rớt vô lòng Dương cái độp, hổng gỡ ra được.

Bữa đó, Dương lén vô bếp làng, nơi Kiều đang rửa chén cùng mấy cô mấy bác. Ổng xắn tay áo, bưng thau rổ lại như ai mướn ổng rửa phụ.

– “Lẹ lẹ rửa giùm tui cái thau nè!”

– “Ủa? Ủa Dương?! Trời đất cậu hai Dương mà đi rửa chén hả?”

– "Rửa chén thôi mà! Tui là hộ… mê bồ!”

Mấy bà đang rửa chén nghe câu đó xong suýt té ghế:

– “Trời ơi trời! Nó tán tỉnh lộ liễu ghê chưa!”

– “Đẹp đôi quá mấy bà ơi! Thằng Dương nó khùng khùng vậy mà coi bộ thương thiệt đó!”

Kiều đỏ mặt, quăng cái khăn xuống chậu nước:

– “Anh muốn ăn vả không?”

– “Muốn ăn… tình cảm của em thôi.”

– “Tui đập cho cái bây giờ!”

– “Đập nhẹ thôi, đập vô tim anh để nó loạn lên mỗi khi thấy em.”

Mấy cô mấy bác hú hét như đi hội chợ. Kiều rối quá, chạy ra khỏi bếp. Dương chạy theo, tay cầm cái tô còn bọt xà phòng, miệng cười như thằng trúng số.

Tối hôm đó, nằm trên chõng tre, Kiều trùm mền kín mít, nhưng vẫn bị má Sáu nghe tiếng cười khúc khích.

Má Sáu mở hé cửa:

– “Bộ trúng gió hả con?”

– “Không má… trúng gió yêu... gió gì mà thổi bay trái tim người ta luôn rồi má ơi...”

Còn Dương? Ngồi viết thơ tình bằng mực tàu lem nhem, dán trước cổng nhà Kiều:

“Múa cầu mưa thì hổng đổ mưa,
Múa cầu vợ cái là dính liền luôn.
Nếu mai em chối, anh sẽ buồn,
Nhưng anh hổng bỏ đâu – em là định mệnh luôn đó Kiều ơi.”

Thơ xấu, chữ quẹo, mà người đọc xong là cười xỉu nguyên xóm.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro