Phần 7 + 8

7

Ở Bruxelles, họ đến ở tại Ixelles. Họ đến đây theo lời khuyên của bà chủ khách sạn nơi họ đến nghỉ khi từ Paris đến. Khách sạn bẩn thỉu đó là khách sạn hai sao đểu, chẳc hẳn là nhờ bỏ tiền ra mua, nằm ở bên con đường mà tay xách tay mang họ, nhất là Raphael, có thể đi bộ từ đầu đến cuối. Không thiếu gì khách sạn từ các cửa hàng thực phẩm đến các quán cà phê xung quanh nhà ga, nhưng tất cả đều thảm hại hoặc tồi tàn trong mắt Adèle, cô bỏ qua hết. Cho đến khi không thể đi xa hơn. Khách sạn nằm đối diện một rạp chiếu bóng thường chiếu phim cũ sê ri B, hôm đó chiếu Maciste đấu Zorro. Phía trên lối lên tầng hai, ánh đèn chiếu sáng khu nhà bếp. Dường như thấy trong đó có một gia đình: một người cha, một bà mẹ, một người con trai. Người phụ nữ lại gần cửa sổ và nhìn hai người du khách tiến về phía rạp chiếu phim và khách sạn đối diện. Bên cạnh chị, một con chó bự lông dài, giống cho colley, đứng dậy và đặt chân lên cửa kính. Như thế cũng đủ cho Adèle thấy người ta đang mời cô dừng chân và vào khách sạn. Sau, bà chủ khách sạn cho cô biết rằng ông chủ rạp chiếu phim, trong chiến tranh, đã cộng tác với một vị quan chức, cỡ tỉnh trưởng. Khi giải phóng, bị kết tội, ông không còn lối thoát nào khác là mở rạp chiếu phim hạng bét như bà chủ khách sạn mô tả, bởi ông là một người đặc biệt mê phim ảnh. Bà mẹ làm thủ quỹ, hai thằng con trai phụ trách việc hướng dẫn và phục vụ khách xem, người cha thì bặm miệng chiếu phim: Tarzan kẻ bất khả chiến bại, Nhà Titan, hoặc, như sử dụng phim ảnh để hồi tưởng về quá khứ, David và Goliath. Những thước phim mang màu sắc cổ xưa mà chỉ có một số khán giả khác người xem mà thôi. May mà đó không phải phim con heo, bà chủ quyết định. Adèle đưa Raphael đi xem vào một buổi chiều. Bà mẹ mỉm cười với họ. Con chó colley nằm bên chân bà. Sau đó, cô chào những đứa con trai và người cha, ông ta tuy cục mịch nhưng hiếu khách.

Còn cô, cô thấy họ thật đáng quý. Một hình mẫu gia đình trong đó chỉ có tình thương yêu.

Ik heb gì đó gevonden, Adèle ơi, một buổi tối, bà chủ nhà, một nửa tiếng Pháp một nửa tiếng Flamand, báo cho Adèle biết. Lần đầu tiên nghe bà ta nói như thế, cô lạnh sống lưng. Adèle đã nhận ra rằng giọng của Sainto có thể có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác chứ không phải tiếng Pháp. Ở Congo, nơi cô đã hiểu ra rằng thuộc địa đó là di sản tài chính cao cấp, công nghiệp và hành chính nằm trong tay giới quý tộc và tư sản nói tiếng Pháp, chẳng mấy khi cô nghe người ta nói tiếng Flamand, nếu có thì một cách lén lút, buột miệng ở những người lính hạ đẳng hoặc lính đánh thuê hoặc cả những nhà truyền giáo đang hiện diện ở đó, Katuba giải thích, để cứu rỗi những tâm hồn tăm tối lầm lạc như những đống phân dưới đất. Ở Bruxelles, tiếng Flamand đang dần lấy lại vị thế và Adèle nhận ra cô và Raphael không chỉ thay đổi đất nước mà con có thể đổi cả ngôn ngữ.

Con phố tên là Van Aa. De Aa. Một cái tên tốt lành cho một cuộc sống mới, chắc là Adèle nghĩ vậy. Một câu chuyện mới. Cô vờ nói với Raphael rằng, cách đây bảy hay tám năm, cha nó đã từng ở đây. Căn hộ dài ngoằng, ba phòng nối nhau trong một con phố nhỏ lên xuống tuy theo người ta từ ngoài vào hay từ trung tâm ra. Các gian phòng trống rỗng, guốc Adèle lộp cộp như đạp vào tường. Bố con, cô nhắc lại. Nhưng điều đó không có nhiều ý nghĩa với Raphael. Đôi khi, thường xuyên, cô nói hai từ chữ đó, nhưng lưỡng lự, như thể cô không bao quát được khái niệm, mà cô đã kết nối hai chữ "người tình" với Sainto đâu. Cũng hao hao như ông ngoại con đó, nhưng không hẳn thế. Tốt hơn ư? Kém hơn ư? Bố con. Chắc hẳn cô thấy miêu tả cha nó khó quá. Thay vì đó, họ đi khắp thành phố, tìm những nét khả dĩ vẽ ra, dù gián tiếp chăng nữa, hình thù, nét mặt hay trí tuệ. Sainto có phải là người Bruxelles? Adèle không hề biết và cũng không thực sự tìm hiểu, không cố vẽ ra một tấm thẻ căn cước. Cô tìm một trí tuệ, một cơ thể. Một tâm hồn, có người nói vậy. Một mùi hương, cô nghĩ, và hai chữ này tóm tắt được tất cả cho cô. Cô nhanh chóng tìm được việc làm trong một tiệm bán nước hoa ở trung tâm thành phố. Tên tiệm ư? Paris XL. XL không phải kích thước của một Paris rộng lớn, không phải vậy đâu, cô nói vui, mà là từ viết tắt của Ixelles. Đó cũng là một sự trùng hợp.


8

Cứ ngày chủ nhật là họ đi tìm. Adèle, là người trước khi gặp Sainto chẳng biết gì về nước Bỉ, lại trở thành chuyên gia nghiên cứu lịch sử đất nước này và quá khứ thực dân qua việc đọc những quyển sách ở Paris, thành phố mà cô khám phá bản minh họa to như thật. Họ đi bộ đến trung tâm thành phố qua đường Trône, trước đó là đại lộ Couronne, họ đến Học viện hòang gia, rồi đến Cung điện hoàng gia, băng qua quảng trường hoàng gia, đi dọc theo Thư viên Albert đệ Nhất, cũng hoàng gia... Adèle nếu không bị hút hồn thì chí ít cũng hoàn toàn sửng sốt trước địa thế của thành phố này, nó được đọc như một cuốn sách truyện, với những ông vua, bà hoàng, với những nàng công chúa, những Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam như những bộ số của cùng một nhân vật và những bức tượng trong không gian ba chiều được đặt trong công viên hay những vườn hoa, khiến họ trở nên rất thật. Kỳ dị nhưng gần gũi. Và cô tự nhủ mình đang giở quyển sách đó cho con trai, nó sẽ bước vào thế giới đó, sẽ nghe câu chuyện được kể, rằng với tập tranh ảnh sống động của mình, câu chuyện này phù hợp với đứa trẻ bằng tuổi nó. Một thành phố phi thực...

Họ bị nuốt chửng trong những đường phố, ngõ ngách có những mặt tiền của một thời khác, thời khác thời của Paris, không phải xa xưa hơn, mà một thời khác bình yên hơn, như vậy là xa xôi hơn, như vậy là dẫu sao vẫn cổ kính hơn. Những bức tường để mặc cho những vệt đen chảy dài từ những phiến đá. Những vết đen này có thấm vào trong như những giọt nước mắt hay dấu hiệu của sự mệt mỏi, hay ông trời cứ đày đọa chúng, như vết tích của sự quy phục? Dẫu sao, mặt tiền các tòa nhà vẫn chứng kiến cảnh Adèle và Raphael đi qua, như những gương mặt tối này được tô vẽ bằng màu đen chảy dài từ đôi mắt hé mở của chúng. Hoặc nổi bật từ những nhà thờ lạc lõng trên các quảng trường, bị năm tháng đẽo gọt, bào mòn.

Dường như, để bù đắp cho nhiều thế kỷ đã đi qua, những thế kỷ xâm lăng đất nước này như những đội quân ngoại quốc, Tây Ban Nha, Áo, Pháp, Hà Lan đã lần lượt xâm chiếm, để đứng lên từ sự khiêm nhường hoặc cảnh bị sỉ nhục được thể hiện bằng những giọt nước mắt đen, những công trình hoa mỹ , những công trình uy nghi, những tượng đài chiến thắng, mất cân đối đã được dựng lên, chẳng hạn như Cung điện hoàng gia này, nơi làm việc của một quốc vương bị phế truất, hoặc những công trình kỳ quặc như Tòa án, theo phong cách vương cung thành đường Basilica choán chiếm khu vực phía dưới thành phố. Hoặc ngạo nghễ, như Ngũ thập niên môn, mở ra một tương lai sán lạn, là tác phẩm của vua Leopold II, hơn ai hết, vị vua này đã nỗ lực khắc phục sự nhỏ bé của đất nước mình. Dẫu vậy, sự nhỏ bé đó khiến Adèle rất vui ở chỗ nó cho phép cô được chất chứa một câu chuyện ngang tầm với bi kịch cá nhân, được cho vào đó những người nhân vật chính trong đó Raphael sẽ là hậu duệ...

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #deadline