Loài hoa biểu tượng cho Kunikida và Ranpo

Tìm hiểu về những chủ đề như thế này mới thấy rằng...
Nếu đu các nhân vật phụ không quá nổi trong BSD thì đúng là buồn, vì chả tìm thấy hàng họ gì cả._. Toàn là về Soukoku và Shin Soukoku._.

Kunikida và hoa cúc bách nhật


"Bách nhật" tức là "một trăm ngày", tại Nhật Bản, loài cây này còn được gọi với cái tên "sennichi-sou" với "sennichi" có nghĩa là "một ngàn ngày". Chỉ vậy là đủ hiểu loài hoa xinh xắn này có sức sống bền bỉ đến nhường nào. Khi cắt ra và để trong bình, hoa có thể giữ được độ tươi tới ba tuần, và nếu được ép thành hoa khô, hoa cúc bách nhật thậm chí có thể được lưu trữ trong nhiều năm.

Vì lẽ đó, loài hoa hoang dã này biểu tượng cho "sự cương trực", "nét cứng cỏi", "bất tử" và "tình yêu vĩnh viễn không đổi thay". Một loài hoa tuyệt vời để tặng cho gia đình, bạn bè và cả người yêu.

Một điều thú vị rằng, tạo hình của Dazai trong sự kiện Resplendent Banquet của game Bungou Stray Dogs: Tales Of The Lost trông như sau:


Bạn có thể dễ dàng thấy trên tay Dazai đang cầm hoa cúc bách nhật trắng, cùng màu với bông hoa trong bó hoa mà Kunikida cầm ở hình trên.

(Không lẽ Dazai đã "ăn trộm" bông hoa của Kunikida...)

Và hãy để ý đến những bông hoa trong vùng khoanh đỏ. Chúng ta đều biết rằng, Dazai có biểu tượng là hoa hồng vàng, vậy thì hai loài hoa còn lại là sao đây?

Ừ thì...chính là như vậy đó. Dường như dù là Dazai của quá khứ, hay hiện tại, thậm chí cả tương lai, anh vẫn mãi tưởng niệm tình bạn với Ango và Oda thời Dark Era. Tuy rằng trong manga, Dazai từng thể hiện rằng anh có vẻ rất ghét Ango, nhưng có lẽ trong thâm tâm, anh luôn hiểu rõ rằng lúc trước, Ango không còn sự lựa chọn nào khác.

Trước khi phân tích loài hoa trong hai bức hình trên, tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với những nhân vật không quá nổi trong BSD, tỉ lệ xuất hiện của họ trên các goods và official art không nhiều (nhất là khi so với hai cặp "đen" nào đó). Vì vậy, tôi không chắc đây là những loài hoa biểu tượng cho họ (không thể nào khẳng định một thứ là "biểu tượng" cho một ai đó trong khi họ mới xuất hiện bên thứ đó có một hoặc hai lần). Cho nên tất cả những thông tin này chỉ mang tính tham khảo thôi nhé.

Oda và hoa cải gió

Tên Tiếng Anh của loài hoa là Sweet Alyssum. Tên gọi này bắt nguồn từ cụm từ "Alysson" trong Tiếng Hy Lạp, có nghĩa  "cứu chữa cơn điên loạn", hoặc "không trong trạng thái điên loạn", bởi hoa cải gió từng được người xưa dùng để trị bệnh dại.

Trong vũ trụ thông điệp của các loài hoa,  hoa cải gió là biểu tượng cho "giá trị vượt xa vẻ đẹp bên ngoài", và "sự tử tế của linh hồn", bởi đằng sau nét đẹp giản dị và khiêm nhường, hoa cải gió có mùi rất thơm ngọt, thậm chí còn được ví von với mùi mật ong. Màu trắng của hoa cải gió trong bức ảnh với Oda biểu trưng cho "vẻ thuần khiết", "nét hồn nhiên", "sự kiên nhẫn" và "thanh lịch".

Ango và hoa cát cánh

Nếu vậy thì mùa hè đã qua nên mẹ đã vượt đỉnh nguy hiểm rồi đấy. Mẹ à, cỏ thu hagi ngoài vườn đã nở. Rồi thì hoa nữ lang, hoa địa du, hoa chuông*, cỏ đuôi mèo, hoa lau nữa. Khu vườn đã khoác áo mùa thu rồi. Đến tháng mười chắc chắn mẹ sẽ hạ sốt đấy.

Tôi cầu mong như thế. Hay là đến đầu tháng chín oi bức, khi những cơn nắng cuối cùng của mùa hạ trôi qua cũng được. Và rồi khi hoa cúc nở, những ngày nắng đẹp ấm áp kéo dài đến cuối thu, chắc chắn mẹ sẽ hạ sốt, khỏe lên lại và tôi có thể gặp mặt người ấy. Biết đâu kế hoạch của tôi sẽ nở bừng tuyệt diệu như một bông cúc đại đóa thì sao. Ah, giá như đã sang đầu tháng mười và mẹ đã hạ sốt thì hay biết bao!

Trích từ tác phẩm "Tà Dương" của Dazai Osamu, bản dịch của Hoàng Long, NXB Hội Nhà Văn.

*Hoa chuông hay hoa chuông Trung Quốc, hoa kết cánh, và hoa bong bóng đều là tên gọi khác của hoa cát cánh.

Trong văn hoá Nhật Bản, hoa cát cánh (hay Kikyo) đóng vai trò rất quan trọng, từ những hoạ tiết trên trang phục kimono truyền thống, cho đến từng câu chữ trong thơ haiku và các tác phẩm văn học khác. Dân ca Nhật Bản có một bài hát rất nổi tiếng về hoa cát cánh tên là Toraji, và phiên bản khác của nó tại Hàn Quốc là Doraji Taryeong. Loài hoa nhỏ bé này thậm chí còn được liệt vào danh sách "Thất thảo mùa thu" hay "Bảy loại hoa mùa thu" (秋の七草/秋の七種).

Lý giải cho tình yêu cuồng nhiệt của người dân xứ sở mặt trời mọc dành cho hoa cát cánh, theo mật ngữ của các loài hoa, hoa cát cánh đại diện cho "tình yêu vĩnh hằng", "sự thành thật", và "lòng biết ơn". Đối với người Victorian thời xưa, việc đem tặng hoa cát cánh còn thể hiện "niềm mong ước một người bạn cũ quay trở về".

Theo người Nhật Bản, năm cánh hoa của hoa cát cánh là năm yếu tố trong ngũ hành: kim, thủy, mộc, hoả và thổ, còn người Hy Lạp lại quan niệm rằng năm cánh hoa đại diện cho ngũ quan của con người: thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.

Truyền thuyết Hy Lạp từng đề cập đến Sự tích hoa cát cánh như sau:

Chuyện kể về một vị nữ thần Mặt trăng có sắc đẹp tuyệt trần tên là Selene ở trên ngọn núi của những vị thần. Nàng thầm quan sát và đem lòng yêu chàng trai chăn cừu tên Endymion tha thiết. Thế nhưng chàng trai trần tục Endymion đâu hề hay biết về tình yêu mà nữ thần cao quý dành cho mình. Chàng chỉ mong ước cho mình luôn giữ được vẻ trẻ đẹp mãi cùng thời gian. Lời khẩn cầu tha thiết của Endymion đã làm lay động thần Zeus; và ngài đã đồng ý thực hiện ý nguyện chàng chăn cừu. Nhưng đổi lại thì chàng phải đồng ý với điều kiện vẻ đẹp ấy phải đi cùng giấc ngủ thiên thu của chàng trai trẻ.

Selene hay tin thì rất đỗi đau lòng. Nàng liền đánh cỗ xe ngựa trắng muốn nhanh chóng xuống trần gian tìm đến nơi người yêu chìm trong giấc ngủ. Nơi nàng đến là động Latmos huyền bí, nơi không có ánh sáng mặt trời. Nàng thấy Endymion đang chìm đắm trong giấc ngủ và khuôn mặt chàng vẫn bừng sáng sắc đẹp mà nàng thầm tương tư. Selene nằm xuống và áp khuôn mặt xinh đẹp vào ngực người yêu để cảm nhận mùi hương và hơi thở ấm áp của chàng. Không gì có thể đánh thức Endymion được nữa.

Và cứ mỗi đêm thì người ta lại thấy một nàng tiên xinh đẹp cưỡi cỗ xe ngựa trắng mốt và đầu đội chiếc vương miện hình trăng khuyết cao quý đáp xuống hang động tối tăm. Ánh sáng toát ra từ cơ thể Selene tỏa sáng khắp một vùng nhưng vẫn không làm đôi mắt Emdymion lay động. Nàng đau đơn thì thầm vào tay người yêu những lời âu yếm không ngừng.

Mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, đã nhiều năm mà Endymion vẫn chìm sâu trong giấc ngủ. Còn Selena vẫn đến bên người yêu mỗi ngày trong âm thầm và không ngừng hi vọng chàng sẽ tỉnh dậy. Sau này, nơi ánh sáng nàng Selena chiếu rọi xuống mọc lên những bông hoa màu tím hình sao huyền diệu. Người ta gọi đó là hoa Endymion, loài hoa được tạo nên từ nước mắt và sự thủy chung của vị nữ thần xinh đẹp.

Tình yêu tuyệt vọng và thầm lặng của nữ thần Selene đã tạo nên ý nghĩa cho loài hoa cát cánh. Loài hoa này mang nghĩa là sự thủy chung, khiêm tốn và mãi không đổi thay.


Ranpo và hoa dã quỳ

Tại Nhật Bản, loài hoa này còn được gọi là cúc Nitobe, bởi có lời đồn rằng hoa dã quỳ được đưa tới xứ sở mặt trời mọc là nhờ Nitobe Inazo. Và hoa dã quỳ còn là biểu tượng cho Thành phố Đà Lạt của Việt Nam chúng ta nữa!

(Kiến trúc hình bông hoa dã quỳ khổng lồ tại Quảng trường Lâm Viên, Thành phố Đà Lạt)

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân trên khắp thế giới luôn dành tình yêu nồng nhiệt cho loài hoa rực rỡ này. Hoa dã quỳ vốn quen sống ở những nơi có điều kiện rất khắc nghiệt như khô cằn hoặc sỏi đá. Chính vì vậy, những đóa hoa dã quỳ tượng trưng cho "tình yêu mãnh liệt, thủy chung" và thể hiện "sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với thời gian". Ngoài ra, dã quỳ còn có ý nghĩa tỏ ý "thán phục, yêu quý và trân trọng" hoặc thể hiện "lòng kiêu hãnh khó có thể khuất phục được".

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã lý giải Sự tích hoa dã quỳ như sau:

Ngày xửa ngày xưa, nơi buôn sóc nọ có chàng K'lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H'limh của con suối. Ngày ngày chàng K'lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ trôi đi.

Đến một ngày kia khi H'limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K'lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K'lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K'lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K'lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H'limh dành cho k'lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H'limh - người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.

Từ đó cứ mỗi độ tháng mười nơi nàng H'limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa dã quỳ. Cây hoa dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro