SÓNG

I. Tác giả

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Tây (Hà Nội). Vợ nhà soạn kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ.

- Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

- Xuân Quỳnh là diễn viên múa, biên tập viên, Ủy viên BCH hội nhà văn Việt Nam khóa III.

- Xuân Quỳnh mất ngày 29 – 08 – 1988 trong một tai nạn giao thông ở cầu Phú Lương, thành phố Hải Dương.

- Là một trong số nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ trẻ các nhà thơ chống Mỹ.

- Một trong số thi sĩ viết về thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt nam hiện đại sau năm 1975.

- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính:

+ Thơ: Tơ tằm - Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989),...

+ Truyện thơ: Truyện Lưu Nguyễn (1985)

II. Hoàn cảnh sáng tác: Sóng được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, sau in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

III. Đọc - hiểu văn bản:

1. Khổ 1, 2:

"Dữ dội và dịu êm

..............................

Bồi hồi trong ngực trẻ".

- Những trạng thái đối cực, vừa phong phú vừa phức tạp nhưng thống nhất của "bản thể sóng":

+ Dữ dội/ dịu êm: khi có gió lớn, biển động dữ dội làm cho những đợt sóng to đán mạnh vào bờ. Khi trời quang mây tạnh, không có gió lơn thì sóng biển thật hiền hòa, dịu êm.

+ Ồn ào/ lặng lẽ: hai trạng thái đối lập nhau của hình ảnh thiên nhiên sóng biển.

 Tính khí của người con gái đang yêu cũng giống như sóng, vốn mang nhiều trạng thái tâm lí đặc biệt, nó đối cực, phức tạp và phong phú.

- Sóng là một bản thể mang khát vọng cũng chinh là khát vọng tình yêu của phụ nữ:

+ Sông (sóng): từ bỏ không gian chật chội, tìm đến không gian rộng lớn.

+ Tình yêu: không chấp nhận giới hạn chật hẹp, tầm thường, luôn khao khát vươn tới cái lớn lao, đồng cảm.

 Nét mới mẻ trong quan niệm tình yêu: người con gái khoa khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa mà dứt khoát đi tìm tình yêu cao cả, đích thực, rộng lớn, bao dung.

- Từ sự tồn tại vĩnh hằng của sóng, nhà thơ liên hệ và khẳng định tâm trạng, khát vọng tình yêu của tuổi trẻ muôn đời

+ Ngày xưa, ngày sau: khẳng định sự tồn tại trường tồn, bất diệt, vĩnh hằng của sóng.

+ Bồi hồi trong ngực trẻ: khẳng định tâm trạng tình yêu rất mãnh liệt, rạo rực.

 Tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi, từ ngàn xưa con người đã đến với tình yêu và mãi cứ đến với tình yêu .

=> Nhà thơ đã có sự cảm nhận khá sâu sắc những nét tương đồng giữa trạng thái phức tạp của sóng và trạng thái tâm lí đầy phức tạp của tình yêu, từ quy luật của tự nhiên tác giả khẳng định quy luật của tình yêu và quy luật của tình cảm con người.

2. Khổ 3, 4:

"Trước muôn trùng sóng bể

...........................................

Khi nào ta yêu nhau".

- Nhân vật trữ tình: hình tượng kép sóng và em.

- Sự lí giải, cắt nghĩa bản thể cội nguồn của sóng để hường đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu:

+ Nghĩ về những điều vĩnh hằng của thiên nhiên biển, gió, sóng để cắt nghĩa cắt nghĩa ngọn nguồn của thiên nhiên....nhưng làm sao hiểu hết được thiên nhiên.

+ Nghĩ về tình yêu đôi lứa cắt nghĩa, tìm điểm khởi nguồn của tình yêu nhưng cắt nghĩa về tình yêu thì bất lực khi lí giải về nó.

+ Tình yêu là một hiện tượng khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải thích được câu hỏi về khởi nguồn của nó, thời điểm bắt đầu của tình yêu.

Cách cắt nghãi giàu nữ tính và trực cảm, tình yêu được lí giải một cách hồn nhiên, dễ thương: tình yêu giống như sóng biển, gió trời, làm sao cắt nghĩa ngọn nguồn, làm sao hiểu hết được – tình yêu nó tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như thiên nhiên.

3. Khổ 5, 6, 7:

"Con sóng dưới lòng sâu

........................................

Dù muôn vời cách trở".

- Tâm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của sóng với bờ cũng chính là tâm trạng nhớ nhung, da diết, khắc khoải của em với anh - người phụ nữ đang yêu cồn cào, say đắm:

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian thường trực, mọi lúc mọi nơi: "dưới lòng sâu, trên mặt nước,".

+ Sự so sánh độc đáo khẳng định nỗi nhớ không chỉ trong ý thức mà còn trong tiềm thức xâm nhập cả vào trong giấc mơ:

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức".

+ Nhịp thơ là nhịp sóng dào dạt, nức nở và mãnh liệt góp phần thể hiện tâm trạng tình yêu của người phụ nữ.

+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và sự phát hiện tương đồng giữa sóng và em: sóng cũng nhớ thương như con người, trạng thái sóng tương đồng với rạng thái đang yêu của em.

+ Phép lặp cú pháp "Con sóng dưới lòng sâu/ con sóng trên mặt nước": khẳng định và nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên, thường trực.

 Nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào nguôi, cuồn cuộn, dào dạt như từng đợt sóng biển triền miên, bồi hồi, vô hạn – sóng khao khát bờ như em khao khát anh, khẳng định tình yêu tha thiết, sâu sắc, mãnh liệt, cháy bỏng.

- Sự khao khát hướng về nhau, có nhau, sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào tình yêu bất diệt bằng những câu thơ khẳng định tuyệt đối:

+ Dẫu...dẫu...cũng: lặp cấu trúc câu, khẳng định thật dứt khoát.

+ Từ trái nghĩa xuôi/ ngược, phương Bắc/ phương Nam, đại dương/ bờ...để khẳng định niềm tin vượt qua khó khăn.

+ Từ khẳng định: Dẫu...dẫu...cũng khẳng định nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.

+ Chẳng tới bờ/ muôn vời cách trở: niềm tin vào tương lai, cái đích cuối cùng của tình yêu, thể hiện ấp ủ bao hi vọng vào tình yêu vượt qua mọi khó khăn thử thách.

- Âm hưởng khẳng định, âm gưởng của niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.

 Một tình yêu trong sáng, đằm thắm, thiết tha, cháy bỏng của người phụ nữ đang yêu và tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu.

4. Khổ 8, 9:

"Cuộc đời tuy dài thế

..................................

Đề ngàn năm còn vỗ".

- Ước vọng tình yêu lớn lao luôn đi kèm với những lo âu đầy nữ tính của nhà thơ: cuộc đời, dài – năm tháng vẫn đi qua; biển kia dẫu rộng/ mây vẫn bay về xa...

+ Không phải lo về cái hữu hạn của tình yêu mà lo về cái mong manh của đời người.

+ Tình yêu là cái vô hạn, biển cả bao la chỉ là cái hữu hạn.

 Sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm, nhà thơ sớm nhận ra và thấm thía về sự hữu hạn của kiếp người.

- Nhà thơ mơ ước một tình yêu vĩnh cữu, bất diệt, muốn vươn lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người

+ Tình yêu = tan ra = sóng = bất tử

+ Biển lớn tình yêu = tình yêu bất tử, sống mãi.

 Một ước mơ rất bình thường trong tình yêu khẳng định niềm khao khát yêu thương trong tâm hồn người phụ nữ, khát vọng sống hết mình trong tình yêu, khát khao để bất tử trong tình yêu.

=> Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:

- Tâm hồn người phụ nữ mang khát vọng tình yêu mãnh liệt, bất diệt.

- Tình yêu thương trong tâm hồn gắn liền với nỗi nhớ, sự chung thủy, đợi chờ, sự đồng vọng thiết tha.

- Tiếng nói trẻ trung, nồng nhiệt mà cũng rất sâu nặng, sắc son của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

- Người phụ nữ luôn hướng đến một tình yêu bất diệt vượt qua sự hữu hạn của đời người và tồn tại mãi mãi với thời gian.

5. Vài nét về nghệ thuật:

- Âm điệu: âm điệu của những con sóng trên biển cả, những nhịp sóng cũng chính là nhịp trong tâm trạng tình yêu của người phụ nữ.

- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp, phối âm, các cặp từ, vế câu, khổ thơ đi liền nhau: đã khắc họa được sóng dịu êm, khoan thai, khi lại dồn dập, dữ dội. Đó cũng là tâm trạng của người phụ nữ khi yêu.

- Tứ thơ, hình tượng kép độc đáo:

+ Sóng và em: đó là sự gặp gỡ giữa ý tưởng và hình ảnh.

+ Sóng và em: có nhiều nét tương đồng giữa trạng thái của thiên nhiên và tâm trạng tình yêu

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro