Chương 15
Đến lượt ông rồi, trưởng thôn. Châu nhắc nhở.
Trưởng thôn trầm ngâm hồi lâu rồi nói một câu. Quả đúng như Đăng đoán, khi trưởng thôn nói, đứa trẻ liền có phản ứng, nó gật đầu để mọi người biết.
Giọng ta làm sao? Trưởng thôn hỏi. Dù đứa trẻ không nói dối thì có thể đứa trẻ do hoảng loạn khi bị bắt mà nghe nhầm thì sao? Hoặc là có người giọng giống như ta trong số những người bắt cóc thì sao?
Cũng có thể, tạm thời cứ để đứa trẻ nghỉ ngơi đã. Đăng nói. Không phải vẫn còn một đứa trẻ chưa tỉnh sao? Chờ một chút nữa là được.
Nói rồi cậu bảo Châu đưa đứa nhỏ qua phòng đối diện chăm sóc cho đứa nhỏ, còn cậu và mọi người chờ đứa trẻ còn lại tỉnh lại. Mọi người xung quanh đều im lặng, bọn họ đều có suy đoán riêng trong lòng nhưng tất cả bọn họ đều đã nảy sinh nghi ngờ đối với trưởng thôn.
Một lát sau, đứa trẻ còn lại dưới sự chăm sóc của thôn dân, đã từ từ mở mắt.
Em tỉnh rồi sao, trong người có còn khó chịu không, có đau ở đâu không? Quân hỏi dồn dập.
Đứa trẻ nói: Em...em không sao, chỉ hơi đau ở vài chỗ.
Em có thấy mặt người bắt cóc em là ai không? ở đây có ai là người đó không? Đăng hỏi.
Em...em. Đứa trẻ ấp úng.
Em đừng sợ, cứ bình tĩnh, ở đây có anh và thôn dân đứng về phía em, sẽ không có ai làm hại được em hết. Đăng nói.
Đứa trẻ nhìn qua một lượt, rồi nói: Không có ạ, ở đây không có ai giống với người bắt cóc em. Người bắt cóc em là mấy ông chú cao to và vẻ mặt dữ tợn...
Vậy em có nghe được giọng của những người đó không? Đăng hỏi.
Dạ em có nghe ạ. Đứa trẻ nói.
Vậy thì anh nhờ em một việc nhỏ nữa, chuyện này rất đơn giản. Em có thể nghe giọng của mọi người ở đây xem có ai giống với người đó không. Đăng nói xong rồi quay về phía mọi người. Nếu em không muốn nói thì em có thể gật đầu là được.
Được ạ. Đứa trẻ gật đầu.
Đăng gọi thôn dân lần lượt nói vài câu. Bọn họ cũng làm theo, từng người lần lượt nói.
Đến lượt trưởng thôn, ông ta cũng như mọi lần, trầm ngâm một lúc rồi nói một câu.
Đứa trẻ khi nghe trưởng thôn nói, liền gật đầu: Là giọng này ạ, trong số bọn họ có một người có giọng như này. Nghe vậy, mọi người liền chất vấn.
Trưởng thôn, ông là người đã bắt những đứa trẻ sao? Ông làm như vậy để làm gì?
Ta có làm gì đâu, bọn trẻ có thể do hoảng loạn mà nghe nhầm thì sao? Mọi người chưa có chứng cứ nào hay ai thấy việc ta bắt cóc bọn trẻ thì đừng có đổ cho ta chứ! Trưởng thôn nói.
Thật ra, tôi, Đăng và Châu đã thấy bọn họ bắt cóc những đứa trẻ trong đêm. Quân nói. Trong đó, có trưởng thôn và A Tam.
Bọn họ là người ngoài mới đến thôn này, mọi người không nên tin bọn họ chứ! Mọi người cũng biết bọn ta có hiềm khích mà, việc đổ lỗi như này cũng dễ xảy ra. Hơn nữa, bọn họ vừa đến thôn đã gấp gáp ra ngoài vào ban đêm? Có việc gì ban ngày không làm mà phải cần đến ban đêm mới làm? Chắc chắn là làm chuyện mờ ám! Trưởng thôn nói.
Mọi người nghe xong cũng đều suy nghĩ, không biết nên tin ai không khí chìm vào im lặng.
Cũng chưa chắc, mọi thứ đã làm sẽ không để lại chứng cứ. Đăng thản nhiên.
Việc bị thôn dân phát hiện những đứa trẻ còn sống chứ không phải biến mất có lẽ là điều nằm ngoài kế hoạch ban đầu. Đăng nhìn vào những lọ thuốc đã vỡ dưới đất.
Những lọ thuốc này, khi kế hoạch bị thay đổi, ông đã muốn giết hai đứa trẻ, hai đứa trẻ chết thì sẽ không ai nhận ra tiếng của ông, sẽ không ai nghi ngờ ông.
Nhưng mà nếu vậy thì ông sẽ chịu tội giết hai đứa trẻ, ông chỉ cần nói rằng mình nhầm loại thuốc thì có thể đổi việc ông cố ý thành vô ý do ông đã già, lẩm cẩm, nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi. Như vậy ông sẽ khiến bản thân trông như vô tội và đáng thương dù cho đã giết hai đứa trẻ.
Theo tôi đoán thì có lẽ ở nhà ông vẫn còn một vài lọ thuốc chưa dùng, bên trong đã bị thay từ thuốc trở thành thuốc độc nhỉ?
Trưởng thôn im lặng, lòng như đã đưa ra quyết định gì đó. Thôn dân nói.
Vậy thì đến nhà ông ta, tìm lọ thuốc giống với hai lọ thuốc lúc nãy. Nói rồi một vài thôn dân rời đi để đến nhà trưởng thôn, số còn lại vẫn ở tại chỗ.
...
Một lát sau, thôn dân đã quay lại, họ đem theo 1 lọ thuốc giống với 2 lọ thuốc ban nãy.
Đây là lọ thuốc bọn tôi tìm được ở nhà trưởng thôn. Thôn dân nói rồi đưa lọ thuốc cho Đăng. Đăng nhận lấy lọ thuốc đưa cho trưởng thôn, nói.
Lọ thuốc này có độc hay không, ông biết rõ. Nếu nó có độc thì chứng minh ông có liên quan đến vụ bắt cóc và muốn thủ tiêu nhân chứng. Ông cũng đừng nghĩ đến việc sẽ run tay làm rơi vỡ, như vậy sẽ khiến mọi người càng nghi ngờ ông hơn thôi. Ông có dám uống nó trước mặt mọi người không?
Đăng nghĩ trưởng thôn sẽ không dám uống bởi vì trong lọ chắc chắn có độc, một người gian xảo như trưởng thôn sẽ không chọn cái chết. Bởi vì với ông ta, còn sống sẽ còn cơ hội xoay chuyển tình thế, bắt đầu lại mọi thứ. Cậu sẽ không bị gán cho cái danh ép chết người già.
Trưởng thôn nhận lấy lọ thuốc mà không nói gì. Bất chợt, ông ta đưa lọ thuốc lên uống trước sự ngỡ ngàng của Đăng. Đăng thấy vậy thì định ngăn lại.
A Nam đứng bên cạnh đẩy tay trưởng thôn ngăn ông uống, lọ thuốc rơi xuống đất vỡ nát.
Đủ rồi ông ơi, chúng ta dừng lại được rồi. A Nam khuyên nhủ.
Dừng lại cái gì, chỉ chút nữa thôi là được rồi, ta có chết cũng không sao, quan trọng là tương lai của cháu. Trưởng thôn quát.
Vậy là ông là người đã bắt cóc những đứa trẻ? Ông có mục đích gì. Thôn dân nói.
Nếu nói ông không biết gì mới là lạ đấy, ông là trưởng thôn, không rõ chuyện trong thôn thì thật vô lý. Thôn dân nói.
Đúng vậy, đừng tỏ vẻ lớn tuổi đáng thương mà nghĩ bọn tôi sẽ dễ dàng bỏ qua. Thôn dân nói.
Nếu không có ta thì các người đã chết đói từ lâu rồi. Trưởng thôn quát. Các người nghĩ sẽ có đồ ăn từ trên trời rơi xuống khi đói sao, phép màu à, nực cười.
Ở đời đâu có bữa ăn nào là miễn phí, đừng nằm mơ nữa. Ta đã bỏ tiền của mình để mua số lương thực đó đấy. Các người nghĩ tiền ở đâu ra, ta buộc phải bán những đứa trẻ cho bọn buôn người thôi. Hy sinh một vài người để cứu cả thôn là điều ta nên làm. Ta không sai, người sai là bọn ngốc các người.
Đúng là mục đích ban đầu của ông là tốt, nhưng ông cũng đã giết người, bắt bao nhiêu đứa trẻ rời xa gia đình. Ngoài ra ông cũng cướp lương thực từ những nhà ông bắt cóc, giết hại. Mọi việc ông làm, thứ mà ông cho là đúng đắn thực chất chỉ là cái ác đội lốt chính nghĩa mà thôi. Đăng nói.
Ai cho ông quyền quyết định sinh tử của bọn trẻ chứ? Thôn dân nói.
Phải đó, nếu biết đồ ăn của bọn tôi được đánh đổi bởi hạnh phúc của gia đình khác, thậm chí là mạng sống của họ thì chúng tôi sẽ không động vào dù chỉ một chút. Thôn dân nói.
Nghe thật thanh cao, nhưng mà các người chưa rơi vào tình cảnh đó thì đừng nói dễ dàng như vậy. Cái nghèo, cái đói đeo bám vào người, luôn hiện hữu ở đó, nhắc nhở và chầm chậm ăn mòn tâm trí thì ai sẽ chịu được chứ?
Ai sẽ lo cho nỗi đau của người khác khi bản thân cũng có nỗi đau? Sẽ không. Chỉ có những người không bị đau thì mới có thể lo cho vết thương của người khác, giống như các người hiện tại vậy.
Suy cho cùng, đạo đức cũng phải có một nền tảng khác nâng đỡ, đó là tiền. Nếu không có tiền, cuộc sống không ổn định thì đạo đức là thứ đầu tiên mà các người vứt đi.
Nhưng ông cũng không được làm thế. Quân nói.
Đúng vậy, chúng tôi dù không dư giả, dù cuộc sống còn nhiều khốn khó, nhưng chúng tôi vẫn có thể tự mình đưa ra lựa chọn, không cần ông phải chọn giúp chúng tôi. Thôn dân nói.
Ông à, đừng nói nữa... A Nam khuyên nhủ.
Dừng lại cái gì? Việc ta làm, tất cả đều là muốn tốt cho cái thôn này, đều là muốn tốt cho cháu, tất cả đều vì một tương lai tốt đẹp hơn. Thôn dân có thể không hiểu ta nhưng cháu nhất định phải hiểu ta! Trưởng thôn nói.
Tất cả đều tốt cho cháu, tất cả đều vì cháu, vì tương lai của cháu... Những câu này bao năm qua cháu đều nghe đến thuộc lòng.
Cháu hiểu ông thật sự muốn tốt cho cháu, nhưng có lần nào ông chịu lắng nghe đứa cháu này, cho đứa cháu này nói một lần nào chưa? A Nam chất vấn.
Vì tốt cho cháu, vậy còn cảm xúc của cháu thì sao? có lần nào ông hỏi cháu có vui không chưa, có thích như vậy không, hỏi cháu có cần điều đó không?
Chưa lần nào cả, chưa lần nào ông lắng nghe cả. Tất cả chỉ là ý muốn từ một phía của bản thân ông, việc cháu làm chỉ là nhận lấy, dù cho bản thân cháu có muốn hay không. A Nam nói.
Cháu, cháu thật sự không cần...những gì ta làm cho cháu sao? Trưởng thôn hỏi.
Cháu không cần. A Nam nói. Cháu chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường, là trưởng thôn cũng được, là thôn dân cũng được, cháu chỉ muốn cùng người mình yêu lập một gia đình, sống cùng nhau đến già, dù nghèo dù giàu cũng sẽ không chia cắt.
Đây là lần đầu cháu nói ra ý muốn của mình, cũng là lần đầu không nghe theo lời của người khác mà thật sự vì bản thân muốn nên mới làm. A Nam vừa nói vừa nắm chặt túi thơm trong tay.
Đứa cháu bất hiếu này không thể tiếp tục nghe lời ông nữa. Nó đã không còn là đứa trẻ nhỏ bé cần người che chở năm xưa. Nó giờ đây đã có đủ dũng khí để tự làm những việc nó muốn và đủ sức để gánh vác trách nhiệm của bản thân trên vai. Hy vọng ông sẽ chấp nhận đứa cháu này.
Trưởng thôn im lặng nhìn A Nam. Trong giây lát, ông nhìn thấy bóng ảnh của đứa trẻ ngây thơ đòi ông mua kẹo cho, bị ngã đầu gối chảy máu, ngồi khóc mách với ông về hòn đá, đứa trẻ buồn bã khi mẹ nó mất... Ông đã ở cạnh chứng kiến mọi khoảnh khắc trong quá trình lớn lên của đứa trẻ này nhưng ông cũng không rõ đứa bé trước mặt đã trưởng thành tự bao giờ...cứ như phút chốc mà đột nhiên trưởng thành vậy.
Ông chỉ nhẹ nhàng nhắm mắt gật đầu: Ừ.
Mọi người đều im lặng, trưởng thôn đã bị thôn dân dẫn đi, thôn dân cũng rời đi sau đó. Đăng và Quân đi ra cửa tiễn mọi người. A Nam và Yến đi phía trước, nhìn nhau thâm tình, hứa hẹn sẽ có một kết thúc tốt đẹp.
Ở phía xa, có một người lao nhanh đến bọn họ, xô ngã thôn dân trước mặt, đâm con dao trong tay về phía Đăng. A Nam đẩy Yến té sang một bên, Quân đứng ra chặn trước mặt Đăng.
Phập một tiếng, máu đã chảy ra, con dao đã đâm trúng bụng của A Nam. Hóa ra cậu đã đứng ra cản con dao của bố mình, ngăn không cho ông tiếp tục làm hại người khác. Cậu cầm tay bố mình nói:
Không sao rồi, mọi chuyện kết thúc rồi, dừng lại đi, bố à...
Thấy vậy, A Tam giật tay ra, bỏ chạy một mạch mà không quay đầu nhìn lại dù chỉ một cái. Một vài thôn dân đuổi theo sau ông ta.
A Nam ngã gục xuống đất, Yến bị ngã bên cạnh đã bò tới ôm A Nam vào lòng.
Đăng ngồi xuống kiểm tra vết thương rồi lắc đầu.
Anh nói sẽ cưới em mà, nếu em chờ thêm chút nữa...
Em đã hỏi anh có từng thực sự yêu em chưa, lúc đó anh đã phân vân nhưng bây giờ anh có thể nói là anh đã yêu em.
Anh đừng nói nữa, bác sĩ...thầy thuốc, giúp tôi gọi thầy thuốc với. giọng Yến gấp gáp.
Đã có người đi gọi rồi, nhưng mà tình hình này không khả quan. Đăng nói.
Để anh nói... anh sợ mình sẽ không còn cơ hội nào để nói với em nữa. giọng A Nam yếu ớt
Em biết rồi. anh yêu em phải không, vậy anh phải tiếp tục sống để yêu em chứ, nếu anh không còn sống nữa thì em sẽ yêu người khác. Yến rưng rưng.
Đừng khóc nữa...em cười lên trông...mới đẹp.
A Nam lấy ra cái túi thơm, đặt vào tay Yến giọng yếu ớt.
Anh...muốn em luôn hạnh phúc. Ngày chúng ta chia tay...anh đã hối hận...cho đến lúc này.
Đừng nói nữa, đừng nói nữa, em hiểu mà... Yến khóc lớn.
Anh... hộc...ích kỷ một lần cuối được không? Yến gật đầu, nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống người A Nam.
Em có thể hứa... hộc... quên anh đi... hộc... được không?
Em...không...được. Yến khóc nấc.
Nghe xong đáp án, A Nam mỉm cười, đôi mắt anh dần nhắm lại, lịm dần, hơi thở đứt quãng, tay đặt túi thơm lên tay tiểu Yến đã tuột xuống, lạnh dần... tiểu Yến chụp lấy cánh tay đang buông lơi...
Anh nói, anh nói... rằng chờ anh thêm...thêm một chút nữa... Được, em đồng...đồng ý chờ. Anh nói chúng ta sẽ cưới nhau, sẽ làm em hạnh phúc...Em đồng ý... gả cho anh... Yến khóc lớn.
Anh dậy đi, anh dậy để thực hiện lời hứa đi... Yến lay A Nam, nước mắt đã làm nhòe mắt cô, cô không còn thấy rõ gì nữa, chỉ thấy nụ cười trên môi A Nam. Thoáng chốc các ký ức của hai người lướt qua trong tâm trí cô, từ lần đầu gặp gỡ hoa bay khắp trời đến lần lén lút hẹn hò trên thuyền, món quà A Nam tặng cô mua từ lễ hội, lúc hai người ngồi trước thềm nhà hoang ngắm sao trời...khoảnh khắc đó, nụ cười đó, cảm giác hạnh phúc đó, cả đời này làm sao cô có thể quên được.
Anh nói em cười lên mới đẹp, anh nói muốn em quên anh, anh nói muốn em thật hạnh phúc...nhưng mà anh có biết rằng anh đã mang theo hạnh phúc của em rời đi rồi...
Đăng định nói gì đó an ủi Yến nhưng đã bị Quân ngăn lại, cậu kéo Đăng rời đi, để lại mình Yến ở đó...
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro