nguyen the kien

1/ Cuộc đời

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng chấn Lê Văn Duyệt. Năm 1843, Nguyễn Đỉnh Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về Nam chịu tang. Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu về trường Gia Định dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắc miền Lục Tỉnh.

Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), người trí thức yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, và sáng tác những vần thơ cháy bổng căm hơn, sôi sục ý chí chiến đấu. Nam Kì mất, ông ở lại BaTri. Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông khẳng khái khước từ tất cả, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung son sắc với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

2/ Những tác phẩm chính 

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn, trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mộng, đều nhầm mục đích truyền bá đạo lí làm người. Đến giai đoạn sau, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa thế kỉ 19 với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩ sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư tiểu y thuật vấn đáp ( còn gọi là ngư tiểu vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài). 

3/Nội dung văn thơ

Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Nguyễn Đình chiểu viết Truyện Lục Vân Tiên nhắm mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính. Đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa của đạo nho. 

Lòng yêu nước, thương dân: Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc, ý trí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời liệt nhiệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc.

d/ Nghệ thuật văn thơ

Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy lòng yêu thương con người của nhà thơ, bao giờ cũng nồng đâm hơi thở của cuộc sống, tự nó đã tạo nên sức mạnh mãnh liệt sâu xa. Đặc biệt thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn rất đâm đà sắc thái Nam bộ. Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn sướng rất phổ biến của văn thơ Nam bộ

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #aaa#aaaaa