nguyennhanthangloi

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi, kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1. Nguyên nhân thắng lợi.

Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn; Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc rộng rãi; Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; Cú chính quyền dân chủ nhân dân, được xây dựng, củng cố vững mạnh, làm công cụ sắc bén tá chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới; Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Kinh nghiệm lịch sử

(1) Xác định và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Từ ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã xác định đúng đắn đường lối kháng chiến và quán triệt đường lối đó trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Với đường lối đó, chẳng những các lực lượng vũ trang kháng chiến, mà toàn dân già, trẻ, gái, trai đều nô nức tham gia kháng chiến; Kháng chiến trên mọi phương diện cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và ngoại giao; bằng mọi phương pháp, phương diện trong bất kể tình huống nào.

Nhờ đó, đã phát huy sức mạnh mọi mặt của toàn dân để khắc phục được những khó khăn to lớn ban đầu tưởng chừng như không vượt qua nổi, đồng thời khai thác được sức mạnh của truyền thống, của cuộc chiến tranh chính nghĩa. Vì thế, ta từ một nền kinh tế lạc hậu đã tiến lên xây dựng một nền kinh tế đủ sức kháng chiến; từ một đội quân du kích phân tán tiến lên xây dựng một lực lượng vũ trang lớn mạnh; từ một chính quyền mới thành lập còn non trẻ, trở thành một chính quyền nhân dân có uy tín, hoạt động có hiệu lực; từ một nền văn hoá cách mạng mới hình thành, trưởng thành nhanh chóng, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.

(2) Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một quá trình cách mạng nối tiếp các giai đoạn cách mạng trước đó nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược: giành độc lập cho dân tộc và giành ruộng đất cho nông dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình kháng chiến, nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược và nhiệm vụ chống phong kiến được kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải phóng đất nước, tạo những tiền đề cần thiết để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong khi hướng mũi nhọn của cách mạng vào việc chống đế quốc xâm lược và bọn tay sai, Đảng đã từng bước thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Khi cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ, Đảng đã chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất. Nhờ vậy, tinh thần, lực lượng kháng chiến được tăng cường mạnh mẻ, góp phần quyết định vào chiến thắng Điện Biên Phủ, tạo điều kiện kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

(3) Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha trong lịch sử, Đảng ta đã sớm xác định phương châm "kháng chiến- kiến quốc". Cùng với mặt trận quân sự, các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hoá, ngoại giao đều được Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng phát triển. Các khu căn cứ địa, các vùng an toàn khu, vùng tự do được chú trọng phát triển về tất cả các mặt. Đây chính là những nơi cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Căn cứ địa đã trở thành chổ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến. Các thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội được xây dựng, một mặt phục vụ cho kháng chiến, mặt khác phục vụ cho cuộc sống của nhân dân đã thể hiện sự gắn bó chặt chẽ kháng chiến với xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chế độ mới để đẩy

mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi.

(4) Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ, lâu dài, chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.

Kháng chiến lâu dài, gian khổ là qui luật tất yếu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Nó xuất phát từ chổ, nước ta vừa giành được độc lập chưa được bao lâu, lại phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của một tên đế quốc có tiền lực kinh tế và quốc phòng mạnh, có một đội quân xâm lược nhà nghề. Bài vậy ta cần phải có thời gian để chuyển lực lượng từ yếu lên mạnh giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định.

Đi từ đánh nhá đến đánh lớn, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính qui, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, nhờ đó đã đánh thắng địch từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định.

(5) Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Công tác xây dựng Đảng được chú trong cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Về chính trị tư tưởng, Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng để không ngừng bổ sung, hoàn thiện thêm đường lối kháng chiến; thông qua các cuộc chỉnh huấn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn chủ trương đường lối.

Về tổ chức, thường xuyên chăm lo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Thông qua đó mà đảng gây dựng được một đội ngũ đảng viên phát triển với số lượng cần thiết, có đầy đủ phẩn chất, năng lực cách mạng, gắn bó với quần chúng, với cơ sở, xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, giai cấp

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #lsd3