Quyển 1 - Chương 7 : Dù Hương Có Cháy Hết, Hương Vẫn Còn Hương!
Ngày 21 tháng 7, trời se se lạnh với những đợt gió thu rét buốt, bầu trời được bao phủ bởi một làn sương mù mờ ảo. Những khe đá lộ ra vài tán lá xanh mướt còn đẫm hơi sương, điểm tô cho mái chùa đỏ thắm trước cửa miếu. Bên ngoài chùa, cấm quân chỉnh tề, tinh kỳ phiêu động, bạc khôi giáp sắt, lập tức đợi lệnh.
Giữa chùa được đặt một đỉnh lư hương khổng lồ, bên trong miếu chùa ngập tràn vườn tre điền trúc xanh rì, tươi tốt nằm xen lẫn nhau tạo không gian thông thoáng, trong lành đặc trưng.
"Lão nạp khấu kiến Thục phi nương nương." Một lão hòa thượng mặc áo cà sa màu kim hồng đứng trước cửa, phong thái điềm tĩnh không kiêu ngạo không siểm nịnh, chắp tay hành lễ.
"Hôm nay làm phiền đại sư." Thục phi khoác trên người một chiếc váy sa mỏng hơi gật đầu.
Đám nội thị lầm lũi đi theo sau cầm tấm lụa che lớn che mưa gió cho Thục Phi. Ta lặng lẽ rúc người bên cạnh nương, má cảm thấy tê buốt vì mưa phùn. Đi theo đám lả lướt cung nga yểu điệu đi trước.
Vòng qua lư hương, ngẩng đầu lên nhìn ba chữ vàng cứng cáp to lớn treo trước cửa điện "Đại Thừa điện", bên cạnh có đề hai câu đối:
Tùng thanh trúc thanh chuông khánh thanh, thanh thanh tự tại;
Sơn sắc thủy sắc yên hà sắc, sắc sắc toàn không.*
*松聲,竹聲,鐘罄聲,聲聲自在
山色,水色,煙霞色,色色皆空
"Hai câu đối này, mặc dù chữ "Thanh" và chữ "Sắc" được lặp lại nhiều lần nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn khác nhau. hai câu đối mượn 2 ý nghĩa của từ thanh và sắc để nói cảnh giới trong sự tụ tập giải thoát.
Cây tùng màu xanh, cây trúc màu xanh, cái chuông cũng màu xanh, nhưng đến chỗ tự tại thì "thanh" không có nghĩa là xanh mà là thanh tịnh, vì thanh tịnh nên thấy cảm thấy tự tại.
Màu của núi, màu của nước, màu của chiều tà, nhưng đến chỗ giai không thì "sắc" không là màu nữa mà là sắc tướng (trong kinh Kim Cang đề cập hầu hết chúng sanh luôn chạy theo Sắc Tướng nên họ cố tô điểm sắc màu, nào nhà cao cửa rộng, quyền cao chức trọng, mọi điều mọi việc phải luôn hơn tất cả mọi người. Chớ có dè đâu thân xác vô thường nay còn mai mất, như cành hoa sớm nở tối tàn. Dầu cho có bảo tồn sửa chữa, nó cũng không tránh khỏi luật tuần hoàn của Vũ trụ (sanh, lão bệnh, tử), trong câu đối muốn nói mọi Sắc Tướng đều không bị hề bị nhiễm bẩn.
Lấy "tùng" cứng rắn đối với "sơn" vững chắc. Lấy "trúc" mong manh nhưng dẻo dai đối với "thủy" dịu dàng nhu mì nhưng mạnh mẽ chịu được mọi áp lực. Lấy chuông khánh là pháp khí, biểu hiện sự bình yên đối với màu sắc bình yên của buổi chiều tịch tà, đồng thời, pháp khí thường được đánh vào buổi chiều như gọi nhắc 10 phương pháp giới, xuyên suốt cỏi u minh hướng về Phật, thì "yên hà" tuy đẹp và thấy bình yên nhưng chỉ là thoáng chốc, sớm tàn vào màn đêm ví như đời sống con người ngắn ngủi, cũng ngụ ý cảnh tỉnh người đời đang sống trong si mê sắc giới.
"Thanh thanh tự tại" đối với "sắc sắc giai không" là cách kết luận cảnh giới giữa bên ngoài và bên trong tâm thức. Vẻ bên ngoài dù có đẹp xấu, cứng rắn hay mềm dẻo thì bên trong vẫn luôn giữ mình thanh thản và tự tại, bởi vì tự tại nên Sắc Tướng đều không bị nhiễm bẩn. Cảnh giới thâm sâu thế này, không phải ai cũng có thể ngộ giác được.
Quỳ gối trên đệm hương bồ, cúi đầu ba vái, không vì muốn cưỡng cầu, chỉ muốn tịnh tâm. Sau đó, ta lại bái lạy Quan Âm, bễ nghễ hồng trần, độ ta kiếp này.
Ngẩng đầu lên, chợt thấy mẫu thân mày liễu nhíu chặt, trong miệng không ngừng lẩm bẩm bốn chữ "Chồng ta", "Con ta".
Nương đang cầu phúc cho cha và ca ca sao?
Môi mẫu thân mấp máy càng nhanh, hai tay tạo thành hình chữ thập nhè nhẹ run. Bộ dáng ảm đạm, thu tâm một mảnh.
Một vị nữ sĩ đứng bên cạnh sốt ruột, có chút lo lắng nhìn về phía nương và ta, nàng bước nhanh theo sau Thục phi, thấp giọng mở miệng: "Nương nương, vị tướng quân phu nhân này..."
Môi anh đào của Thục phi khẽ nhếch, miệt thị cười, ánh mắt lạnh lùng quét về phía nương, cánh tay nhẹ nâng lên, cười nhạt nói : "Không cần nhiều lời, để xem phu nhân thành tâm đến đâu..."
Chế giễu sao? Ở trong Đại Thừa điện này, Phật tổ đều có mắt, xung quanh đều có hơi thở của thần linh, sự kiêu ngạo và thái độ khinh người của Thục phi nương nương, dường như không dùng đúng chỗ.
Ta chống tay dưới đất, chậm rãi nâng người dịch lại gần về phía nương, giơ bàn tay nhỏ bé khẽ nắm đầu ngón tay mẫu thân. Như cảm giác được động tác của ta, bà lập tức mở choàng mắt, con ngươi đẫm lệ, nhu nhược động lòng người.
"Khanh Khanh." Một tiếng gọi đầy nghẹn ra được phát ra.
Ta nhảy bổ vào lòng bà, thấp giọng nói : "Nương, cầu mà không được."
Phật tổ truyền dạy cho chúng ta, lý là chân lý, độ là độ đời, ngộ là giác ngộ. Hình thức cầu phúc này, từ trước đến nay đều không hề tồn tại, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc* là động cơ bất an và đau khổ. Có khác gì, người kia muốn gia đình được bình an, mà nuôi kẻ giặc trong nhà. Nếu đã vướng vào Tam độc, họ sẽ đi đến con đường có tên là chấp niệm. Mà nếu chấp niệm đó là ăn mòn lý trí của con người, thì đó sẽ trở thành một loại tư hoặc.
*Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.
"Tham" là tham lam. "Sân" là lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. "Si" là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v... nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người.
Cầu chi, xa xôi; cầu chi, không được.
Nương ngây ngẩn cả người, yên lặng nhìn ta. Sau một lúc lâu, chỉ chậm rãi lắc đầu, ôm chặt ta vào lòng, bên tai thản nhiên vang lên thở dài : "Đúng vậy, cầu chi, trở tay không kịp."
"A di đà phật."
Ta giương mắt nhìn lại, một vị lão tăng tóc đã bạc phơ nhìn về phía ta cười phúc hậu, trầm giọng lên tiếng hỏi : "Lão nạp đường đột, xin hỏi tiểu thư bao nhiêu tuổi?"
Mẫu thân dùng thêu khăn nhẹ chấm khóe mắt, hơi gật đầu :"Tiểu nữ ngày tám tháng sau là tròn sáu tuổi."
"Liệu có thể để lão nạp bói cho tiểu thư một quẻ?" Lời nói vừa dứt, trong điện một mảng ngạc nhiên há hốc miệng.
"Mười năm trước không phải Vô đại sư đã phong quẻ* rồi sao?" Thục phi cười đến nhu mì, nhưng ánh mắt lại sắc lạnh vô cùng.
*Phong quẻ là không xem quẻ hay xem tướng cho ai nữa, tóm lại là giải nghệ.
"A di đà phật." Đại sư cúi đầu về phía Thục phi, không vội không vàng đáp : "Vô chỉ bói cho người có duyên."
Thật là một cao tăng rất có khí khái, trong lòng ta không khỏi khâm phục dáng vẻ ung dung thản nhiên của ông.
Thục phi híp mắt, khóe miệng nhẹ bật ra ý cười khinh miệt, vung ống tay áo, xoay người rời đi : "Hồng La, còn không mau đi theo!"
Nữ sĩ phía sau khẩn trương cúi đầu, bước nhanh theo đuôi, một đám cung nhân lặng lẽ rời đi không một tiếng động.
"Đến quét tước sạch sẽ Kỳ Nguyện điện cho bổn cung, bổn cung muốn đi cầu phúc!"
Đanh giọng ra lệnh một tiếng, không khí trở nên lạnh lẽo, âm thanh chói tai văng vẳng dội vang khắp Đại Thừa điện.
Mẫu thân ôm chặt ta hơn, cảm giác được cơ thể bà hơi run rẩy. Ta dùng sức ôm lấy cổ bà, chỉ nghe thấy bên tan vang lên giọng nói ấm áp trấn an của bà : "Khanh Khanh, đừng sợ, đừng sợ."
"Phu nhân, tiểu thư, mời đến Cầm Hoa đường." Vô đại sư vươn tay phải, dẫn đường đi về phía trước.
Khúc kính thông u chỗ, cầm hoa cười xem xuân. Đàn hương từng trận quất vào mặt tới, thiền ý nhè nhẹ vòng trái tim. Ngoài cửa sổ vi vũ sơ nghỉ, sơ chung yểu yểu, trầm trọng làm người không nói gì.
"Cầu mà không được." Vô đại sư thấp thấp mở miệng, thanh âm ung dung :"Tiểu thư là người có duyên với Phật."
Nương đặt ta trên mặt đất, mở miệng hàn huyên: "Đại sư quá khen, con bé còn nhỏ, đại sư đừng nghĩ thật."
"Tóc chỏm chi linh, lạc quan một đời." Vô hòa thượng đưa mẫu thân đến ngồi ở tòa thượng, sau đó rót nước vào ly làm bằng thân trúc đưa cho mẫu thân :"Phu nhân, mời dùng. Phòng ốc sơ sài, không trà, lấy nước sạch làm nước uống."
"Đa tạ đại sư." Nương lướt qua một ngụm, hài lòng mỉm cười :"Nước ngọt, hơn trà gấp ba lần."
"A di đà phật." Lão hòa thượng nhẹ chuyển Phật châu, đối ta hơi hơi mỉm cười : "Thủy này phi thủy, cuộc đời này phi sinh. Nếu tất cả đều do Phật định liệu, thì tất cả đều trở nên vô căn cứ."
Đối với cao nhân như ông, hà tất gì phải làm bộ xin tuổi tác?
Lão hòa thượng nhắm mắt, lanh lảnh cười đáp lại : "Phật tổ cũng không phải ép chúng sanh cần cù đi cầu phúc, đưa hương đưa quẻ, mà chỉ để tìm hiểu đạo lý phàm nhân, đúng chứ?"
Vừa dứt lời ông bật cười vui vẻ, đưa một chuỗi "Phật châu" trước mặt ta :"Xin tiểu thư hãy nhận lấy."
"Đại sư, này sao được a?" Mẫu thân vội vàng xua tay.
Ta nhìn ông hơi mỉm cười, hai tay đặt trên trán, khom mình hành lễ đáp : "Đa tạ đại sư, Khanh Khanh sẽ nhận."
"Khanh Khanh!" Nương trừng mắt nhìn ta.
"Phu nhân, người có duyên không cần phải từ chối." Vô hòa thượng cẩn thận đặt chuỗi Phật châu trong lòng bàn tay ta, thuận tay lấy một cái ống thẻ từ trên kệ sách thiện phòng xuống.
"Tiểu thư, mời."
Ta cười ngây ngô nhìn lão, tùy tiện rút một quẻ rồi đưa cho lão. Mẫu thân ngồi bên cạnh khẩn trương cầm lấy tay nhỏ của ta, chờ đợi nhìn về phía Vô hòa thượng.
Chỉ thấy gương mặt ông khẽ biến đổi, đầu hơi gật gù, như hiểu rõ gì đó nhoẻn miệng cười : "Quẻ tiểu thư rút được là quẻ đầu tiên trong chín chín tám mươi mốt quẻ." Hắn nhẹ nhàng đặt quẻ trên bàn, nhàn nhạt mở miệng : "Mặt trước quẻ này có đề ba chữ "Nguyệt trầm ngâm", mặt sau có hai câu thơ cần được giải đáp."
"Nguyệt... Trầm ngâm?" Nương nhẹ nhăn mày, lo lắng mà nhìn ta :"Trầm ngâm?"
Lão hòa thượng khẽ nâng mi, trấp giọng thì thầm : "Lí sương đạp tuyết cười tiền sinh, hải rộng trời cao nhậm tung hoành.*"
*Kiếp trước còn cười đùa giẫm lên sương mới biết băng tuyết dày đến đâu, sau này hiểu rõ biển rộng trời cao mặc sức tung hoành."
Nói xong lão liền đẩy quẻ trúc cho mẫu thân, tiếp tục nói : "Đây là quẻ đầu tiên mà lão nạp giải đáp, cũng là quẻ cuối cùng. Phu nhân đừng vội, nguyệt trầm ngâm, ngâm chính là trung thiên khúc."
Nương hơi chau mày, lẩm bẩm nói: "Trung thiên khúc?"
"Chân ý này, tự khắc ngày sau sẽ rõ, lão nạp chỉ có thể giải đáp vế đầu : Phú quý nơi tay, bỉ cực thái lai*."
*Ý nói vận tới chỗ cùng cực thì vận thông đến. Khổ hết lại sướng, rủi hết lại đến may.
Phú quý nằm trong tay nhưng có thể ném đi bất cứ lúc nào; bỉ cực thái lai, khổ trước sướng sau. Đại sư chỉ nói được nửa câu, giữ lại nửa còn lại.
Chẳng hề gì, con người phải trải qua mùi vị nhân sinh một lần trong đời, há có chuyện thấu ngộ chúng chỉ một sớm một chiều.
Sau đó, mẫu thân cùng ta từ biệt đại sư, yên lặng trở về. Ta khẽ chạm vào bàn tay hơi ướt đẫm mồ hôi của Nương, cảm giác được sự hoảng loạn của bà. Ta quay đầu nhìn đám rêu xanh phía sau, ẩn hiện trên lớp bùn đất, in hằn hai loại kích cỡ chân, một sâu một nông, một lớn một nhỏ.
Đột nhiên, trái tim chợt co thắt lại.
Vì sao?
Đến khi gần đến Kỳ Nguyện điện, lòng bàn tay Nương càng ướt hơn ban đầu. Vừa mới bước chân vào cửa điện, vị cung nữ có tên gọi là Hồng La đã đứng chờ ở cửa, thấp người hành lễ, khẽ lên tiếng : "Nương nương đã di giá về phòng, mời phu nhân vào đây nghỉ tạm."
"Làm phiền cô nương." Nương hơi gật đầu, nắm chặt tay ta cùng đi vào, bà đã không còn căng thẳng như vừa rồi, bước chân cũng đỡ cứng nhắc hơn.
Dọc hành lang sau phòng nghỉ có một con suối trong vắt đổ về từ trên núi xuống, âm thanh róc rách của nước ma sát với đá thạch vang lên trong bầu không gian tĩnh lặng giữa đình đầy u hoa, gió lạnh phơ phất.
"Phu nhân, mời vào." Hồng La đẩy cửa gỗ ra, chưa bước vào cửa đã ngửi thấy thoang thoảng mùi của thất u hương.
Đi vào thiện phòng, trong nhà rất đơn sơ mộc mạc. Một cái sập La Hán, một chiếc bàn gỗ trung, hai cái gối hồng thêu để ngồi. Ta vịn tay lên cửa sổ, đưa mắt nhìn toàn cảnh ngoài xa, núi xanh lấp ló màu xanh lả lướt, sau cơn mưa, mây mù lượn lờ, trả về bầu không khí rạng rỡ. Hồng La lượn lờ đi tới, đóng chặt cửa sổ, cười tủm tỉm nhìn về phía mẫu thân : "Phu nhân, mới mưa xong, trời còn hơi lạnh, tiểu thư tuổi nhỏ, sẽ không tốt nếu nhỡ bị nhiễm phong hàn a."
"Đúng là cô nương suy xét cẩn thận." Mũi Nương hơi động, mắt nhìn về phía chiếc lư hương màu đồng, thắc mắc hỏi: "Đây là hương gì?"
Hồng La nhanh chóng chạy vội đến bên bàn, dùng tay khuếch tán đám khói hương kia tản ra trong không khí, cười vui vẻ đáp : "Đây là huân hương thượng đẳng nhập về từ phía tây, tên của nó là "Tủy Trân Thảo", trong cung rất ít ai có cơ hội ngửi được."
Nương thả lỏng người, hít một hơi thật sâu : "Ừm, quả nhiên mùi hương nhẹ dịu, dễ chịu mà thanh khiết."
"Phu nhân thích thì tốt, đợi đến trưa, nô tỳ lại đến mời phu nhân cùng tiểu thư đi dùng đồ chay." Hồng La đi đến cạnh cửa hành lễ, sau đó nhẹ nhàng khép cửa thiền
"Nô tỳ cáo lui."
Đến khi tiếng bước chân vang vọng ở ngoài hành lang dần xa, mẫu thân mới thở phào một hơi, xoay người ôm lấy ta, ngồi trên sập La Hán, dịu dàng hỏi : "Làm sao Khanh Khanh có thể nghe hiểu được ngôn ngữ thiền của Vô đại sư?"
Tránh đi ánh mắt dò hỏi của Nương, ta cúi đầu, cắn môi dưới, hai ngón tay chọc chọc vào nhau : "Đoán."
"Đoán?" Nương cười tủm tỉm nhìn ta :"Khanh Khanh, con đúng là thông minh, cái đầu nhỏ này so với Nương còn lanh lợi chán a."
Nương ôm chặt ta, sủng nịch nói : "Chờ cha con về, Nương sẽ bàn với ông về việc mời cho con một vị sư phó, Khanh Khanh học một biết mười, nhất định Nương không nhìn nhầm con."
Gương mặt ta áp nhẹ lên ngực Nương, nhẹ nhàng lên tiếng đáp : "Vâng, Khanh Khanh nhất định sẽ cố gắng."
Làn khói hương lượn lờ bao phủ toàn bộ thiện phòng, "Tủy Trân Thảo" men theo hô hấp thẳng một đường xâm nhập vào cơ thể ta, đột nhiên đầu óc trở nên nặng nề, ta có cảm giác vô cùng buồn ngủ, lười nhác mở miệng ngáp. Nương cũng cầm khăn tay thêu mà che miệng mũi, kiều môi khẽ nhếch, ánh mắt mê ly.
Mí mắt gần như muốn cụp xuống, ta muốn kéo căng nó ra nhưng chợt phát hiện ta không thể. Chung quanh, mọi thứ trở nên mông lung, chân tay bắt đầu bủn rủn, rã rời, mắt, môi, lưỡi, toàn bộ đều mất đi cảm giác, chỉ còn lại không gian ngập tràn hương "Tủy Trân Thảo".
Chuyện này....rốt cuộc...là thế nào....
Sau một lúc lâu, cửa phòng được mở ra, bốn tên áo đen không rõ danh tính vội vàng vào trong. Cầm đầu là một tên nam nhân áo đen cao gầy, hắn duỗi qua đặt lên gáy hai mẹ con , xem xét một hồi, hắn mới ngẩng đầu dùng mắt ra ám hiệu với ba người còn lại. Trong đó có một tên nam nhân cao to lực lưỡng khiêng Cẩm Sắc lên vai, một vị khác dáng người nhỏ nhắn hơn bế Hàn Nguyệt Hạ. Bốn người nhanh chóng hành động, rời khỏi hiện trường, xuyên lá tán lá cây còn đẫm hơi sương ngoài cửa sổ, đạp thạch đá, đạp khe suối mà qua, thoắt cái biến mất trong núi sâu.
Trong phòng, không người, không còn thoang thoảng mùi hương ban nãy, ngoài cửa sổ, chỉ nghe tiếng lá bay xào xạc.
Ở một sương phòng khác, nhàn nhạt mùi hương ngọt ngào của hoa quế hương bay ra.
"Hồng La, giờ nào rồi?" Mỹ nhân ngồi trên một cái sập tinh xảo, thản nhiên lên tiếng hỏi.
"Hồi bẩm nương nương, đã là giờ Tỵ, hai khắc rồi ạ." Hồng La tiến về phía trước, quỳ gối cầm lấy chùy bạch ngọc, nhẹ nhàng giúp chủ tử mình đấm lưng.
Cơ thể chợt phiêu động, Thục phi dùng hai ngón tay day day thái dương, lười biếng hỏi tiếp : "Huân hương kia cháy hết rồi chứ?"
"Thưa hết rồi ạ, nô tỳ chỉ bỏ một khối."
"Thật ra "Tủy Trân Thảo" kia chính là Kỳ Hương nguyên chất, lần này đối phương bỏ ra một số tiền vốn không hề nhỏ a." Đôi mắt đẹp hơi mở ra, trong mắt lóe lên một tia ngoan độc : "Hồng La, qua bên trái một chút."
"Ừm, ừm." Thục phi đang nhắm mắt hưởng thụ, đột nhiên mở to hai mắt, nàng cười lạnh một tiếng, thấp giọng nói : "Hừ, chủ mẫu thiên hạ? Người có duyên? Ta thật muốn nhìn xem kết cục của các ngươi thế nào?"
Lười biếng gom mái tóc dài lên, nhìn về phía giường cửu chi bảo đỉnh, âm thanh mềm mại : "Hồng La, dù hương có cháy hết, nhưng hương vẫn còn hương a."
*Theo như ta hiểu thì, dù cho có cháy hết, không để lại dấu vết gì cũng không tránh khỏi được tàn tích, chính là dù hương có cháy hết, thì hương thơm của nó, không chỉ không thể tan đi, mà thậm chí còn thơm nồng hơn trước.
P/s: Biến cố bắt đầu từ đây, hy vọng chương sau các nàng đọc mà không phải rơi lệ a... chứ ta thì đọc qua có bản convert thôi mà ấm ức, nước mắt lưng tròng rồi a....\
Còn nữa, câu đối trên là viết tặng chùa Bảo Lộc - Lâm Đồng, ai có dịp đến chùa này, có thấy hai dòng đối này, cũng không còn thắc mắc về ý nghĩa của nó nhỉ.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro