☘MỖI LỜI NÓI CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT BÀI THUỐC

    Tôi vừa cùng mẹ từ bệnh viện trở về. Kết thúc buổi khám, trên đường về nhà mẹ băn khoăn nói.

    "Hóa ra bây giờ trang điểm cũng chẳng giấu được nếp nhăn nữa rồi."

    Thời gian có vẻ công bằng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Con người ta càng lớn tuổi thì thời gian trôi càng vội vã. Đối với những người làm cha làm mẹ, hình phạt của thời gian càng trở nên tàn khốc. Thời gian chính là thủ phạm gây ra những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt mẹ,  những sợi tóc bạc trắng trên mái đầu cha.

    Vào đến bệnh viện, tôi mới nhận ra một điều rằng ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết, ở không gian mà mọi người đều đang trải qua một trận chiến của riêng mình, ngôn ngữ là trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Đặc biệt ở những phòng bệnh chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, lời nói có giá trị và sức mạnh vô cùng lớn lao.

     Đó là điều đương nhiên. Trong tình huống tuyệt vọng đến thế, những lời nói lọt vào mắt vào tai chúng ta sẽ lan rộng và sâu như những vòng tròn đồng tâm lan ra đến mặt hồ yên ả vừa bị một viên đá ném vào.

    Chuyện xảy ra vài năm trước. Mẹ tôi được phẫu thuật trong một bệnh viện ở Ilsan. Bệnh viện ấy sử dụng phác đồ điều trị không có gì khác biệt so với những bệnh viện khác, nhưng cách sĩ gọi bệnh nhân lại thực hành lùng.

    Có lần một vị bác sĩ lớn tuổi vào phòng thăm khám cho một bệnh nhân đã ngoài tám mươi, nhưng anh không gọi người đó là "bệnh nhân" hay "cụ ơi". Ông gọi là "Sĩ quan Park" hoặc "Madam Kim".

    Nhìn thấy cảnh ấy trong đầu tôi trào lên biết bao nhiêu thắc mắc. Ừm, lí do là gì nhỉ? Tại sao máy lại gọi như thế nhỉ? 

    Ngày mẹ xuất viện tôi có cơ hội trò chuyện với vị bác sĩ ấy. Tôi hỏi "Hình như anh không gọi người bệnh là bệnh nhân?", vị bác sĩ bèn hỏi lại "Anh thắc mắc điều ấy sao? " Câu trả lời của ông thản nhiên như thể tôi vừa hỏi một câu chẳng đâu vào đâu, nhưng lại khiến tôi phải ngẫm nghĩ mãi.

    "Từ 'bệnh' trong bệnh nhân mang nghĩa là bệnh tật . Cứ gọi là bệnh nhân thì mãi mãi thì họ sẽ càng ốm thêm mất."

    "Với lại, nhiều người không thích bị gọi là "ông" hay "bà" đâu. Chi bằng ta cứ gọi họ bằng chức danh hồi còn trẻ họ hay được gọi. Tôi nghĩ như vậy họ sẽ có thêm sức mạnh chiến đấu với bệnh tật. Biết đâu họ lại có thêm ý chí quyết tâm trở về với cái thời khỏe mạnh vẫn còn đang đi làm. Trong bệnh viện mỗi lời nói cũng có thể trở thành một bài thuốc."

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro