Những câu chuyện trên viện.
Ngày lại ngày mình đến viện thăm hỏi, chăm sóc mẹ. Ở đây mình biết được những điều mới lạ, những con người, những số phận muôn màu muôn vẻ. Ở đây có cả những nụ cười buồn bã, những tiếng khóc não nề mà day dứt, những ánh mắt luôn đọng lệ tràn. Đó là những câu truyện mà sách vở và phim ảnh không thể làm mình có được những cảm nhận sâu sắc đến vậy.
Nằm đối diện giường mẹ là một bác đã nằm viện từ tháng tám năm ngoái, tức là bác ý đã nằm đây gần một năm mà bệnh vẫn chưa khỏi. Nguyên nhân gây tai nạn cho bác ý là do uống rượu lúc nửa đêm, đến sáng về thì không có mũ bảo hiểm và đâm vào đá. Đến giờ, sau khi đã mổ hai lần, não của bác trai đã bị bắn ra ngoài một nửa. Người ngoài nhìn vào thì trông như dị dạng còn theo lời bác gái thì nó như một cái đầu thứ hai. Thỉnh thoảng bác trai bị lên cơn co giật nặng đến độ thiếu ô xi, còn thường thường là sốt cao tầm 40 độ. Tội nghiệp bác ý. Bác gái kể rằng bác ý đã bán hết nhà cửa đến giờ phải ở nhờ nhà mẹ hai của bác trai. Nhưng bà này con bắt bác gái trả 20 triệu tiền nhà mỗi năm. Còn tiền viện của bác trai giờ đã lên đến hơn 400 triệu. Khi bác ý kể chuyện này cho bất kì ai, người nào cũng nhìn bác ý với vẻ thương cảm.
Ngoài trường hợp thương tâm của bác ý còn rất nhiều những hoàn cảnh khác, những số phận khác nhau. Có lẽ đó chính là những mảnh ghép tạo nên vẻ muôn màu của thế giới. Ở đó không chỉ có màu hồng của niềm vui, màu vàng của hạnh phúc mà còn có màu trắng tang thương, màu đen u tối hay màu nâu bất hạnh. Trong phòng bệnh mẹ mình nằm còn có một bé nam bị ngã từ trên tầng hai xuống và bị tụ máu trong não, một anh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị đâm và cũng bị tụ máu trong não nhưng có nguy cơ mất trí nhớ kèm theo cánh tay bó bột. Bên cạnh đó có một bà béo đi bộ bị xe đâm phải chuyển đi phẫu thuật bên bệnh viện Thuỵ Điển, một bà cũng đi bộ bị xe đâm nhưng bị liệt nửa người và gãy sáu cái xương sườn. Không chỉ thế, còn có một bác ngã từ giàn giáo xuống bị khâu gần hết đầu. Các mũi khâu vòng từ phía dỉnh đầu bên phải sang vành tai bên trái. Tóc bác ý phải cạo trọc một nửa. Còn một trường hợp khác là bác phó chủ tịch phường đi xe máy bị ngã vỡ mắt cá chân. Nhưng ngay hôm sau là sinh nhật bác ý nên bác ý dấu không cho ai biết. Bác ý đã khen và để ý đến mình khi mình lấy xe lăn giúp bác ý đi lại.
Còn khi mẹ chuyển sang phòng nhẹ hơn, mình cũng gặp bác phó chủ tịch ở cùng phòng và một cô rất vui tính. Ở đây mình được làm quen với em Liên, con của cô vui tính đó và đặc biệt hơn cả là một bác làm trong bộ giáo dục trên Hà Nội nay đã về hưu.
Trong khi Y tá tiêm cho mẹ, mình bị đuổi ra ngoài và mình ngồi cạnh bác ý. Lúc đầu mình chưa biết bác ý là ai nên mình chỉ ngồi yên lặng ngay bên cạnh nhìn vào phòng bệnh. Nhưng đột nhiên bác ý nhìn mình và cười nói: "Con bé này trông có vẻ thông minh, có chí."
Mình quay lại và hỏi sao bác lại nói vậy. Bác bảo: " Tao nhìn được người mà. Trước đây bác từng làm giáo viên, bác làm trong bộ giáo dục ý. Bác còn tốt nghiệp đại học bên Nga nữa mà."
Mình bắt đầu hứng chí:
_ Bác tốt nghiệp đại học bên Nga ạ? Thế người bên đấy thế nào hả bác?
_ Ôi, người Nga họ thật thà mà tốt người lắm, chứ không láu cá như một số người Việt Nam mình đâu. Mình mời người ta chai rượu, nhét một ít tiền người ta chỉ nói "bạn bè, không có gi" rồi lấy rượu uống cùng mình còn tiền người ta không lấy.
Rồi bác ý nói vài câu tiếng Nga, nghĩ mình không hiểu nên dịch nghĩa luôn. Mà đúng mình không hiểu thật. Ngoài cái câu "xin chào" của người Nga mà mẹ bảo thì mình chịu.Thế rồi bác ý nói tiếp rằng bác ý còn sang cả Singapo, In-do-ne-xia, Ấn Độ...
Mình không cầm được cảm xúc:
_ Ôi bác ơi sao bác được đi nhiều nơi thế. Đấy là ước mơ của cháu đấy. Theo cháu biết thì bên Sin có bốn ngày tết mà bốn ngày tết của họ chỉ dài bằng một ngày tết của mình bác nhỉ.
_ Ừ, với lại bên đấy đường phố họ sạch lắm. Chỉ cần vất rác ra đường là anh phải chịu tiền phạt rồi.
_ Vâng, họ có hệ thống camera khắp nơi mà. Chứ Việt Nam mình làm gì đã có.
_ Ui, Việt Nam mình thì làm gì có.
_Còn những nước khác thế nào ạ.
_ Nước In-do-ne-xia cũng đẹp lắm. Lần ấy bác đi là tiền chùa, nên chỉ đi tham quan thôi. Nước đấy có nhiều đảo lắm.
_ Vâng, cháu thấy trên bản đồ thì nước này chỉ là một chuỗi các quần đảo.
_ Ừ, nhưng ở đấy cũng nhiều động đất lắm. Bão về là nước đấy chắn hết cho Việt Nam mình.
_ Vâng đấy là về địa hình. Việt Nam mình ở khu vực này cũng gọi là an toàn bác nhỉ. Thế còn cuộc sống bên Nga của bác thì sao ạ?
_ Lúc đầu bác phải đi làm thuê đấy chứ. Cực lắm. Vừa học vừa làm. Ở bên Nga họ có hệ thống tàu điện ngầm đẹp mê luôn.
_ Nhưng cháu tưởng ở Nhật mới có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại nhất thế giới chứ.
_ Không, ở Nga hệ thống của họ cũng rất hiện đại. Con trai út của bác cũng đang nhắm tới đại học bên Nhật đấy.
_Thật sao ạ?
_ Ừ, còn anh lớn hơn thì tốt nghiệp đại học và mở công ti riêng rồi.
Bỗng nhiên cô Y tá gọi mình.
_Thôi, cháu vào xem mẹ cháu thế nào đã bác nhé.
_ Ừ, vào đi.
Rồi mình vào kí tên lên mấy tờ giấy cô y tá đưa. Lúc mình quay ra thì bác đã về phòng chăm bố bác ý. Buổi trưa ở bệnh viện có vẻ nóng hơn ở ngoài. Sau khi cho mẹ ăn cháo, mình đi xuống căng- tin mua cơm và lên phòng bệnh ngồi ăn. Quãng thời gian cứ thế trôi đi rồi đến giờ tiêm vào buổi chiều. Nhìn ra ngoài cửa mình thấy bác lúc sáng ngồi nói chuyện với bố mình. Hình như bác đang khoe rằng mình thích ra nước ngoài và cười cười nói nói với bố mình. Sau đó bác lại nhìn vào chỗ mình ngồi và cười với mình thật thân mật. Nụ cười của bác thật dễ thương và đôn hậu. Theo mình thấy thì bác rất vui tính. Nhưng mình để bác ý nói chuyện với bố còn mình ngồi chơi điện tử. Đến lúc cô Y tá bảo: "Mời người nhà bệnh nhân ra ngoài." Mình và em Liên cùng ra và hai chị em cúi đầu choơ điện tử. Bác ý bỗng đi qua và nhìn mình nói: "Con bé này thông minh lắm đấy mắt lúc nào cũng sáng lên." Rồi bác ý đi về phòng bệnh. Mãi về sau mình mới biết hôm nay là ngày bố bác ý ra viện. Vậy là mình mới chỉ gặp bác ý, còn chưa biết tên bác ý nữa chứ. Nhưng không sao, mùa hè này đã diễn ra rất đặc biệt đối với mình rồi. Mình cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Nó như một người thầy chỉ dạy ta những điều ta chưa biết và uốn nắn nhân cách ta một cách tuyệt vời nhất.
Ngày hôm sau mình vẫn lên viện thăm mẹ đều đặn. Đến buổi trưa bố mình bảo chuẩn bị đồ đạc để mẹ ra viện. Mình vui quá, nhắn tin ngay cho "Sóc nhỏ" và khoe với nó
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro