Phần 9: Ielts và xét tuyển

Mình chia sẻ thêm về IELTS và những vấn đề liên quan tới xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS.

Có 2 hình thức để các bạn có thể vào đại học: Thi tuyển và xét tuyển. Và chứng chỉ IELTS cũng có thể là một tiêu chí để các bạn có thể được xét tuyển vào đại học.

1. Có phải cứ có IELTS là sẽ đỗ xét tuyển đại học không?

- Không. Có chứng chỉ IELTS sẽ cho bạn lợi thế lớn, thế nhưng còn tuỳ vào nhiều tiêu chí khác để các nhà trường xét tuyển sinh viên.

Ví dụ: Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) năm 2021 xét tuyển học bạ + chứng chỉ IELTS. Có IELTS là bạn sẽ có thể ứng tuyển vào phương thức xét tuyển của trường, tuy nhiên đậu hay không còn tuỳ thuộc vào số lượng chỉ tiêu mà trường đưa ra với phương thức xét tuyển này. Nhà trường sẽ cho thêm điều kiện điểm học bạ phải trên bao nhiêu,... thì mới đỗ vào trường. Vì thế, điều này không hề dễ dàng hơn so với hình thức thi THPT.


2. Có thể tìm nguồn tài liệu ôn IELTS ở đâu?

- Facebook: group IELTS NGOC BACH: chia sẻ các tài liệu cần thiết để học các kĩ năng. Ngoài ra còn rất nhiều các group Ielts khác mà bạn có thể tìm kiếm nhanh sẽ ra. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là tham gia có chọn lọc các hội nhóm Ielts, nếu cảm thấy sau một thời gian mình không thu được lợi ích hoặc kinh nghiệm gì thì các bạn nên rời nhóm luôn.

- Ngoài ra để học IELTS thì không thể bỏ qua bộ đề luyện Cambridge: các bạn nên làm từ quyển 8/10 -> quyển mới nhất được phát hành. Không cần tốn tiền đi mua làm gì, chỉ nên lên mạng tải về rồi đi in là tha hồ làm, rẻ, đỡ mất thời gian. 

- Đa số các bạn sinh viên học sinh đi học IELTS sẽ thi dạng Academic, chứ không phải General, vì thế hãy in đề Academic chứ đừng in nhầm nha.


3. Cơ sở thi IELTS? Có cơ sở nào dễ/khó hơn không?

- BC hoặc IDP. Dễ khó tương đương.


4. Nên thi lúc nào thì đề dễ?

- Trước tiên là nên ôn để dễ khó đều làm được nhé. Không có một khoảng thời gian/ngày thi nào là khó hơn hoặc dễ hơn mà mình có thể đoán trước được cả. Tuy nhiên, đề thi Speaking sẽ đổi sau mỗi quý của năm, vì thế các bạn nên trọn tháng cuối quý để thi cho dễ thở nha.

Lí do: Ví dụ, tháng 1 đề thi Sk cập nhật thêm đề mới => Thí sinh đi thi => Thí sinh thi về sẽ báo lại đề đã thi cho các thầy/cô => Các thầy/ cô tổng hợp đề/câu hỏi Sk vào một file gọi là ĐỀ DỰ ĐOÁN => Khi đã có đủ các đề mới thì ĐỀ DỰ ĐOÁN sẽ được public trên các hội nhóm Facebook (IELTS NGOC BACH là một ví dụ) => Suy ra, càng thi cuối quý thì sẽ càng có nhiều thời gian ôn thi các dạng đề hơn, ít khả năng vào đề lạ.


Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro