Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah(Từ chương 1 đến chương 5)
Chương 1
THE MIDDLE WAY WITHIN - CON ĐƯỜNG GIỮA BÊN TRONG TRUNG ĐẠO
Chương 2
THE PEACE BEYOND - SỰ BÌNH AN LÀ TRÊN HẾT
Chương 3
CONVENTION AND LIBERATION – QUY ƯỚC THẾ GIAN & SỰ GIẢI THOÁT
Chương 4
NO ABIDING – KHÔNG CÓ CHỖ DỰA
Chương 5
EVENING SITTING - NGỒI THIỀN BUỔI TỐI
***
CHƯƠNG 1
CON ĐƯỜNG GIỮA BÊN TRONG TRUNG ĐẠO
The teaching of Buddhism is about giving up evil and practising good. Then, when evil is given up and goodness is established, we must let go of both good and evil. We have already heard enough about wholesome and unwholesome conditions to understand something about them, so I would like to talk about the Middle Way, that is, the path to transcend both of those things.
Giáo lý đạo Phật là hướng về dẹp bỏ điều xấu ác, làm điều tốt lành. Rồi, khi những điều xấu ác được từ bỏ và những điều thiện lành được tạo lập, chúng ta cần phải bỏ luôn cả hai điều xấu ác và. thiện lành. (Không nghĩ thiện, không nghĩ ác). Chúng ta đã từng nghe đủ về thiện về ác nhiều lắm rồi, nên hôm nay tôi nói thêm về con đường Trung Đạo, đó là con đường vượt trên cả hai thứ thiện và ác đó.
All the Dhamma talks and teachings of the Buddha have one aim - to show the way out of suffering to those who have not yet escaped. The teachings are for the purpose of giving us the right understanding. If we don't understand rightly, then we can't arrive at peace.
Tất cả những bài thuyết Pháp và giáo lý của Đức Phật đều có chung một mục tiêu—đó là chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ cho những người chưa giải thoát khỏi khổ. Những giáo lý có mục đích mang lại cho chúng ta sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến). Nếu chúng ta không có chánh kiến, thì chúng ta không thể đạt đến sự bình an.
When all the Buddhas became enlightened and gave their first teachings, they declared these two extremes - indulgence in pleasure and indulgence in pain2. These two ways are the ways of infatuation, they are the ways between which those who indulge in sense pleasures must fluctuate, never arriving at peace. They are the paths which spin around in samsāra.
Khi các vị Phật đã thành giác ngộ và bắt đầu chỉ giáo, họ đã nói rõ có hai cực đoạn—đó là tham đắm vào khoái lạc và dấn thân vào khổ hạnh. (Một cách là ham sướng, một cách là khổ hạnh). Hai cách đó chỉ là sự mê muội, mê đắm. Những ai mê đắm vào khoái lạc giác quan hay sự đau đớn giác quan thì tâm luôn đều luôn bị xáo động, không bao giờ đạt đến sự bình an. Hai cách đó là những con đường lẩn quẩn cuốn xoáy trong vòng luân hồi sinh tử.
The Enlightened One observed that all beings are stuck in these two extremes, never seeing the Middle Way of Dhamma, so he pointed them out in order to show the penalty involved in both. Because we are still stuck, because we are still wanting, we live repeatedly under their sway. The Buddha declared that these two ways are the ways of intoxication, they are not the ways of a meditator, not the ways to peace. These ways are indulgence in pleasure and indulgence in pain, or, to put it simply, the way of slackness and the way of tension.
Bậc Giác Ngộ đã nhìn thấy tất cả mọi chúng sinh đều đang bị dính kẹt vào hai cực đoan này, chưa bao giờ nhìn thấy lối đi ở giữa—con đường Trung Đạo của Giáo Pháp, vì vậy Phật đã chỉ ra hai cực đoan đó để thấy những điều nguy hại mà chúng mang lại. Bởi do chúng ta vẫn còn bị dính vào đó, bởi do chúng ta vẫn còn tham muốn, nên chúng ta liên tục sống theo cách hai cực đoan đó. Phật đã tuyên bố rằng hai cực đoan đó là hai cách độc hại, không phải cách của người thiền trí, không phải cách dẫn đến sự bình an. Một hướng chỉ tham đắm dục lạc đơn giản là cách buông thả bản thân, và một hướng chỉ dấn thân vào đau đớn hành xác đơn giản chỉ là cách căng xé bản thân.
If you investigate within, moment by moment, you will see that the tense way is anger, the way of sorrow. Going this way there is only difficulty and distress. Indulgence in Pleasure - if you've transcended this, it means you've transcended happiness. These ways, both happiness and unhappiness, are not peaceful states. The Buddha taught to let go of both of them. This is right practice. This is the Middle Way.
Nếu bạn điều tra quán xét, từng lúc từng lúc, bạn sẽ nhìn thấy rằng sự căng xé bản thân dẫn đến sân giận, đó là cách dẫn đến phiền não, ưu sầu. Chạy theo hướng này chỉ gặp toàn khó khổ và tuyệt vọng. Còn thả mình theo khoái lạc nhục dục thì cũng dẫn đến bất toại nguyện. Nếu bạn vượt lên khỏi thứ hạnh phúc từ khoái lạc, thì bạn mới có được sự hạnh phúc đúng đắn và bình an. Hai cách, hạnh phúc hay đau khổ, đều không phải là những trạng thái bình an. Đức Phật dạy phải từ bỏ cả hai cực đoan sướng khoái và khổ đau đó. Đây chính là cách tu đúng đắn. Đây là con đường Trung Đạo.
These words 'the Middle Way' do not refer to our body and speech, they refer to the mind. When a mental impression which we don't like arises, it affects the mind and there is confusion. When the mind is confused, when it's 'shaken up', this is not the right way. When a mental impression arises which we like, the mind goes to indulgence in pleasure - that's not the way either.
Chữ 'Trung Đạo' không phải chỉ về thân và lời nói, mà chỉ về tâm. Khi một nhận thức (tưởng, tâm tưởng) khởi sinh mà ta không thích, nó tác động đến tâm và sinh ra sự ngu rối. Tâm bị phiền rối, tâm bị 'quấy động'—đó không phải là cách đúng. Khi có một nhận thức (tưởng, tâm tưởng) khởi sinh mà ta thích, tâm chạy theo khoái lạc—đó cũng không phải là cách đúng.
We people don't want suffering, we want happiness. But in fact happiness is just a refined form of suffering. Suffering itself is the coarse form. You can compare them to a snake. The head of the snake is unhappiness, the tail of the snake is happiness. The head of the snake is really dangerous, it has the poisonous fangs. If you touch it, the snake will bite straight away. But never mind the head, even if you go and hold onto the tail, it will turn around and bite you just the same, because both the head and the tail belong to the one snake.
Người phàm chúng ta không ai muốn khổ, chúng ta muốn sướng. Nhưng thực ra, sướng chỉ là một dạng tinh tế của khổ mà thôi. Khổ bản thân nó là một dạng thô tế. Chúng ta có thể ví nó như một con rắn. Đầu rắn là khổ đau, đuôi rắn là khoái sướng. Đầu rắn thì thực sự nguy hiểm, nó có nọc độc. Nếu ta đụng vô nó, nó cắn ta ngay. Nhưng dù ta đụng chỗ đầu hay chỗ đuôi nó vẫn quay lại cắn ta, bởi do đầu và đuôi đều thuộc về một con rắn độc.
In the same way, both happiness and unhappiness, or pleasure and sadness, arise from the same parent - wanting. So when you're happy the mind isn't peaceful. It really isn't! For instance, when we get the things we like, such as wealth, prestige, praise or happiness, we become pleased as a result. But the mind still harbours some uneasiness because we're afraid of losing it. That very fear isn't a peaceful state. Later on we may actually lose that thing and then we really suffer.
Tương tự vậy, cả sướng và khổ, khoái lạc hay sầu chán, đều được sinh ra từ một mẹ– đó là sự tham muốn, dục vọng. Do vậy, khi ta sướng khoái, tâm không được bình an. Thực ra là không bình an! Ví dụ, như khi ta có được thứ mình muốn, như tiền tài, danh vọng, lời khen, hạnh phúc, chúng ta vui lòng với điều đó. Nhưng tâm vẫn chứa ẩn những thứ bất hài lòng, bất an, vì chúng ta luôn sợ mất thứ đang có được. Chính nỗi sợ đó là sự bất an, là không bình an. Sau này, khi có thể chúng ta bị mất dần đi những thứ đó, chúng ta sẽ thực sự khổ.
Thus, if you aren't aware, even if you're happy, suffering is imminent. It's just the same as grabbing the snake's tail - if you don't let go it will bite. So whether it's the snake's tail or its head, that is, wholesome or unwholesome conditions, they're all just characteristics of the Wheel of Existence, of endless change.
Do vậy, nếu bạn không ý thức rõ, không tỉnh giác rõ, thì ngay cả khi bạn đang hạnh phúc, sự khổ đau vẫn đang tiềm tàng xảy đến sau đó. Cũng giống như khi đang nắm vào đuôi rắn— nếu bạn không buông ra, nó sẽ quay lại cắn bạn ngay. Do vậy, nên dù đó là đuôi rắn hay đầu rắn, dù đó là sướng hay khổ, dù đó là thiện hay ác, chúng cũng chỉ là những đặc tính của Vòng Sinh Tử, của sự đổi thay vô thường bất tận.
The Buddha established morality, concentration and wisdom as the path to peace, the way to enlightenment. But in truth these things are not the essence of Buddhism. They are merely the path. The Buddha called them 'magga', which means 'path'. The essence of Buddhism is peace, and that peace arises from truly knowing the nature of all things. If we investigate closely, we can see that peace is neither happiness nor unhappiness. Neither of these is the truth.
Đức Phật đã lập ra giới, định, tuệ là con đường dẫn đến sự bình an, con đường dẫn đến sự giác ngộ. Nhưng sự thật là, những phần đó không phải là cốt lõi của Phật giáo. Chúng chỉ là con đường. Phật đã gọi ba phần đó là 'magga', có nghĩa là đạo, là con đường. Cốt lõi của đạo Phật là sự bình-an, và sự bình-an khởi sinh từ sự "thực sự thấy biết" bản chất của tất cả mọi sự vật hiện tượng! Nếu chúng ta điều tra kỹ sát hơn, chúng ta sẽ thấy rằng sự bình an là không còn sướng không còn khổ, không còn sướng khổ gì nữa. Sướng hay khổ không phải là sự-thật. (Sướng khổ chỉ là do cái tâm còn đối đãi và dính chấp của ta mà thôi).
The human mind, the mind which the Buddha exhorted us to know and investigate, is something we can only know by its activity. The true 'original mind' has nothing to measure it by, there's nothing you can know it by. In its natural state it is unshaken, unmoving. When happiness arises all that happens is that this mind is getting lost in a mental impression, there is movement. When the mind moves like this, clinging and attachment to those things come into being.
Tâm người, là cái tâm mà Phật đã khuyên chúng ta phải nên biết rõ và quán xét về nó, là cái mà chúng ta chỉ có thể biết nó thông qua những hành vi của nó. Cái "tâm nguyên thủy" (chân tâm) thì đích thực không có gì để đo lường, không có gì để biết về nó. Vì trong trạng thái tự nhiên nguyên thủy của nó, nó không chuyển động, không lay động, không động vọng. Còn đối với tâm người phàm phu của chúng ta, mỗi khi có sướng, tâm liền chạy lạc theo nhận thức sướng (lạc tưởng) đó của nó, đó là chuyển động. Khi tâm chuyển động như vậy thì sẽ sinh ra sự dính chấp và ràng buộc vào những cảm giác sướng (lạc thọ) và nhận thức sướng (lạc tưởng) đó.
The Buddha has already laid down the path of practice in its entirety, but we have not yet practised, or if we have, we've practised only in speech. Our minds and our speech are not yet in harmony, we just indulge in empty talk. But the basis of Buddhism is not something that can be talked about or guessed at. The real basis of Buddhism is full knowledge of the truth of reality. If one knows this truth then no teaching is necessary. If one doesn't know, even if he listens to the teaching, he doesn't really hear. This is why the Buddha said, ''The Enlightened One only points the way.'' He can't do the practice for you, because the truth is something you cannot put into words or give away.
Phật đã thiết lập và truyền lại con đường tu tập một cách toàn diện, nhưng chúng ta chưa chịu tu tập, hoặc nếu có thì chỉ mới tu cái miệng mà thôi. (Tức chỉ mới tập ăn nói cho ra vẻ thanh từ con nhà Phật, chứ tâm thì chưa được tu tập cho thanh tịnh). Tâm của chúng ta và lời nói của chúng ta chưa được hòa hợp với nhau, chúng ta chỉ đang say mê vào những lời nói trống rỗng. Nhưng căn bản của đạo Phật không phải là thứ chỉ để nói bàn hay suy đoán về nó. Mà căn bản thực thụ của đạo Phật là đầy sự hiểu biết về sự thật của thực tại. Nếu người ta hiểu biết về sự thật này thì không cần học giáo lý nữa. Mà nếu người ta không hiểu biết thì cho dù họ có lắng nghe giáo lý, họ cũng không thực thụ nghe. Đây là lý do tại sao Đức Phật đã từng nói: "Phật chỉ chỉ ra con đường (còn mọi người phải tự mình bước đi trên con đường đó)". Phật không thể tu giùm cho bạn, bởi vì sự thật không phải là thứ có thể được chuyển giao qua lời nói, hoặc có thể cho tặng lẫn nhau.
All the teachings are merely similes and comparisons, means to help the mind see the truth. If we haven't seen the truth we must suffer. For example, we commonly say 'sankhāras3' when referring to the body. Anybody can say it, but in fact we have problems simply because we don't know the truth of these sankhāras, and thus cling to them. Because we don't know the truth of the body, we suffer.
Tất cả mọi lời dạy của Phật đơn thuần chỉ là những ví dụ, ẩn dụ, so sánh: có nghĩa là để trợ giúp tâm nhìn thấy sự thật, chân lý. Nếu chúng ta chưa thấy được sự thật, chúng ta phải bị khổ. Ví dụ, chúng ta thường nói đến chữ 'pháp hữu vi' (sankhāras, tiếng Thái là sungkahn) khi chỉ về thân này. Ai cũng nói được chữ đó, nhưng thực ra chúng ta khó hiểu, đơn giản bởi vì chúng ta không hiểu được sự thật của những thân hành này là gì, và do vậy chúng ta mê chấp vào nó. Bởi chúng ta không hiểu biết sự thật của thân này, nên chúng ta bị khổ.
Here is an example. Suppose one morning you're walking to work and a man yells abuse and insults at you from across the street. As soon as you hear this abuse your mind changes from its usual state. You don't feel so good, you feel angry and hurt. That man walks around abusing you night and day. Whenever you hear the abuse, you get angry, and even when you return home you're still angry because you feel vindictive, you want to get even.
Đây là một ví dụ. Giả sử một buổi sáng đẹp trời bạn đang bước đi làm, tự đâu đâu có một người đứng bên kia đường kêu réo, chửi bới bạn. Ngay khi nghe tiếng chửi, tâm bạn thay đổi khỏi trạng thái bình thường của nó trước đó. Bạn không cảm thấy tốt lành, bạn cảm thấy giận và bị tổn thương. Kẻ kia cứ lòng vòng chửi bới bạn hoài, cả ngày lẫn đêm. Hễ khi nghe chửi, bạn tức giận, và thậm chí khi đã về nhà bạn vẫn còn tức, bởi bạn thấy ấm ức, căm thù, muốn trả thù.
A few days later another man comes to your house and calls out, ''Hey! That man who abused you the other day, he's mad, he's crazy! Has been for years! He abuses everybody like that. Nobody takes any notice of anything he says.'' As soon as you hear this you are suddenly relieved. That anger and hurt that you've pent up within you all these days melts away completely. Why? Because you know the truth of the matter now. Before, you didn't know, you thought that man was normal, so you were angry at him. Understanding like that caused you to suffer. As soon as you find out the truth, everything changes: ''Oh, he's mad! That explains everything!''
Vài ngày sau có một người khác đến nhà và nói sự thật với bạn: "Này, cái thằng cha chửi bới bạn hôm trước là một người khùng, nó bị điên, đã nhiều năm rồi! Gặp ai nó cũng chửi chứ không riêng bạn đâu. Chẳng ai thèm để ý những lời nó chửi cả". Ngay sau khi nghe chuyện, bạn nguôi giận ngay. Những sự tức giận và tổn thương bạn dồn nén trong mấy ngày qua bây giờ đã tan chảy hết. Vì sao? Bởi vì giờ bạn đã biết được sự-thật. Trước giờ bạn không biết, bạn nghĩ người điên đó là người bình thường xấu xa nên bạn mới tức giận anh ta. Vì hiểu sai như vậy nên bạn bị khổ (khổ vì tức giận, căm thù, vì huyết áp tăng, vì suy nghĩ đủ thứ...). Nhưng ngay khi bạn tìm thấy sự thật, mọi thứ liền thay đổi: "Ồ vậy sao, anh ta bị điên thật à!. Vậy là tôi hiểu ra rồi". [Điều đó giải thích tất cả].
When you understand this you feel fine, because you know for yourself. Having known, then you can let go. If you don't know the truth you cling right there. When you thought that man who abused you was normal you could have killed him. But when you find out the truth, that he's mad, you feel much better. This is knowledge of the truth.
Khi bạn hiểu ra điều đó, bạn thấy tốt lành, vì bạn tự mình nghe và biết. Sau khi biết, bạn lập tức buông bỏ. Nếu bạn không biết sự thật, bạn cứ dính vào sự bực tức, căm thù. Người ta có thể tức giận đến mức giết kẻ chửi bới mình. Nhưng khi bạn biết kẻ đó là người bệnh, là người bị điên, bạn cảm thấy nhẹ nhõm. Đây là sự hiểu biết sự thật.
Someone who sees the Dhamma has a similar experience. When attachment, aversion and delusion disappear, they disappear in the same way. As long as we don't know these things we think, ''What can I do? I have so much greed and aversion.'' This is not clear knowledge. It's just the same as when we thought the madman was sane. When we finally see that he was mad all along we're relieved of worry. No-one could show you this. Only when the mind sees for itself can it uproot and relinquish attachment.
Người nhìn thấy Giáo Pháp cũng trải nghiệm như vậy. Sự dính chấp, sự tham, sự sân, sự si khi biến mất cũng biến mất theo cách như vậy. Khi bạn chưa hiểu biết mọi sự, bạn cứ nghĩ "Tôi làm sao đây? Tôi có quá nhiều tham và sân". Lúc này chưa có được sự hiểu biết rõ ràng. Lúc này cũng giống như khi bạn vẫn còn nghĩ rằng người điên đó là người bình thường xấu xa. Nhưng cuối cùng bạn biết người đó là người bệnh điên thì tất cả mọi lo lắng và bực tức đều biến mất. Chẳng ai có thể giúp hay khuyên bạn, chỉ khi cái tâm tự nó nhìn thấy sự-thật thì nó sẽ tự dẹp bỏ và bứng bỏ tận gốc những sự sân, sự si và dính chấp đó.
It's the same with this body which we call sankhāras. Although the Buddha has already explained that it's not substantial or a real being as such, we still don't agree, we stubbornly cling to it. If the body could talk, it would be telling us all day long, ''You're not my owner, you know.'' Actually it's telling us all the time, but it's Dhamma language, so we're unable to understand it.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với thân này mà chúng ta hay gọi là những thân hành (sankhāra), (là cái thân hữu vi được kết tạo bằng những yếu tố có điều kiện và do vậy đều là vô thường). Mặc dù Phật đã giải thích rằng nó là không chắc chắn, không bền lâu và không phải là một 'con người' cố định như chúng ta nghĩ, nhưng chúng ta vẫn chưa chịu nghe Phật, chúng ta vẫn cố chấp vào thân này. Nếu thân này biết nói, chắc nó sẽ nói suốt ngày rằng: "Này ông, ông không phải là chủ của ta". Đó là tiếng nói của sự thật, của Giáo Pháp, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu được.
For instance, the sense organs of eye, ear, nose, tongue and body are continually changing, but I've never seen them ask permission from us even once! Like when we have a headache or a stomachache-the body never asks permission first, it just goes right ahead, following its natural course. This shows that the body doesn't allow anyone to be its owner, it doesn't have an owner. The Buddha described it as an object void of substance.
Chẳng hạn, các bộ phận giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi và thân là thay đổi liên tục, nhưng chúng ta đâu thấy chúng cần phải xin phép chúng ta đâu. Khi nó muốn bệnh nó bệnh, nó đâu thèm hỏi ta tiếng nào, khi chúng ta bị đau đầu hay bị đau bao tử, thân cũng đâu xin phép ta tiếng nào, nó cứ bệnh đau, ngược lại với ý của chúng ta. Nhưng, đó là đường lối tự nhiên của nó. (Gặp nắng mưa thay đổi, thức ăn không hợp thì tự nhiên nó đau đầu và đau bao tử thôi). Điều đó cho thấy thân này chẳng cho phép ai làm chủ nó, nó không có chủ. Đức Phật mô tả thân này là một thứ không thực, nó không phải là một thực thể bền lâu nào hết.
We don't understand the Dhamma and so we don't understand these sankhāras; we take them to be ourselves, as belonging to us or belonging to others. This gives rise to clinging. When clinging arises, 'becoming' follows on. Once becoming arises, then there is birth. Once there is birth, then old age, sickness, death ... the whole mass of suffering arises.
Nếu chúng ta không hiểu Giáo Pháp thì chúng ta không hiểu về những thân-hành (sankhāra) này. Chúng ta nhận lầm chúng là 'ta', là thuộc 'của ta', hoặc thân người khác là thuộc về người khác, thân ông A chính là của ông A. Nghĩ như vậy nên sinh ra dính chấp. Khi có chấp thủ thì tạo ra sự trở-thành. Khi có sự trở thành thì dẫn đến sự sinh. Khi có sự sinh dẫn đến sự già, bệnh, chết... cả một đống khổ đau khởi sinh theo.
This is the paticcasamuppāda4. We say ignorance gives rise to volitional activities, they give rise to consciousness and so on. All these things are simply events in mind. When we come into contact with something we don't like, if we don't have mindfulness, ignorance is there. Suffering arises straight away. But the mind passes through these changes so rapidly that we can't keep up with them. It's the same as when you fall from a tree. Before you know it - 'Thud!' - you've hit the ground. Actually you've passed many branches and twigs on the way, but you couldn't count them, you couldn't remember them as you passed them. You just fall, and then 'Thud!'
Đây là lý Duyên Khởi (paticcasamuppāda).Chúng ta nói rằng do ngu mờ (vô-minh) nên khởi sinh ra những hành động cố ý (hành), rồi từ những hành động tâm ý này làm khởi sinh ra tâm thức (thức) và...vân vân. Tất cả những thứ đó đơn giản chỉ là những sự kiện trong tâm. Khi chúng ta tiếp xúc với thứ gì chúng ta không ưa thì có sự ngu mờ ngay ở đó, nếu ta không có chánh niệm. Khổ khởi sinh lập tức ở đó. Nhưng những thay đổi đó quá nhanh nên tâm chúng ta không bắt kịp chúng. Giống như khi bạn té từ trên cây. Trước khi bạn biết mình té thì đã: 'Bịch!'– bạn đã rớt xuống đất rồi. Thực ra có nhiều nhánh cây, cành cây trên đường bạn rớt xuống, nhưng bạn đâu kịp đếm chúng, bạn không thể nhớ chúng khi bạn rớt ngang qua chúng. Bạn chỉ té, và 'Bịch!'.
The paticcasamuppāda is the same as this. If we divide it up as it is in the scriptures, we say ignorance gives rise to volitional activities, volitional activities give rise to consciousness, consciousness gives rise to mind and matter, mind and matter give rise to the six sense bases, the sense bases give rise to sense contact, contact gives rise to feeling, feeling gives rise to wanting, wanting gives rise to clinging, clinging gives rise to becoming, becoming gives rise to birth, birth gives rise to old age, sickness, death, and all forms of sorrow. But in truth, when you come into contact with something you don't like, there's immediate suffering! That feeling of suffering is actually the result of the whole chain of the paticcasamuppāda. This is why the Buddha exhorted his disciples to investigate and know fully their own minds.
Lý duyên khởi là như vầy. Nếu chúng ta phân chia theo như kinh điển, chúng ta nói rằng sự ngu mờ (vô-minh) sinh ra những hành động tâm ý (hành); những hành động cố ý đó sinh ra tâm thức (thức); rồi những thức đó dẫn đến sinh ra phần tâm và thân (danh-sắc); rồi khi đã có phần tâm và thân thì sinh ra sáu cơ sở giác quan (sáu căn); khi đã có sáu giác quan thì sẽ xảy ra những sự tiếp xúc (chạm xúc) của các giác quan với cảnh trần bên ngoài; khi có chạm xúc thì sẽ tạo ra những cảm giác (cảm thọ) sướng, đau, khoái, khổ...; rồi khi có cảm giác này nọ thì lại sinh ra tham thích, thèm muốn đủ kiểu (dục vọng); rồi từ dục vọng thèm muốn đó thúc đẩy đi đến tạo tác thành này thành nọ theo ý dục vọng (sự trở thành); và những sự trở-thành này tạo tác thành sự sinh-ra (sự sinh); sau khi sinh thì kéo theo những thứ hệ lụy khổ (già, bệnh, chết... và không biết bao nhiêu những loại phiền não và khổ đau khác) trong một kiếp sống. Nhưng đúng với sự thật, khi ta tiếp xúc với thứ ta không ưa, thì lập tức đã sinh ra khổ! Đúng là, cảm giác khổ đúng thực là kết quả của một chuỗi hệ lụy duyên khởi (paticcasamuppāda), (nhưng vì nó quá nhanh, nên cái tâm chưa giác ngộ của ta không thể nào nhìn thấy). Điều này là lý do tại sao Phật đã luôn luôn khuyên dạy những đệ tử phải điều tra, quán xét và biết rõ đầy đủ về cái tâm của họ.
When people are born into the world they are without names - once born, we name them. This is convention. We give people names for the sake of convenience, to call each other by. The scriptures are the same. We separate everything up with labels to make studying the reality convenient. In the same way, all things are simply sankhāras. Their original nature is merely that of compounded things. The Buddha said that they are impermanent, unsatisfactory and not-self. They are unstable. We don't understand this firmly, our understanding is not straight, and so we have wrong view. This wrong view is that the sankhāras are ourselves, we are the sankhāras, or that happiness and unhappiness are ourselves, we are happiness and unhappiness. Seeing like this is not full, clear knowledge of the true nature of things. The truth is that we can't force all these things to follow our desires, they follow the way of nature.
Mọi người sinh ra trên thế gian này là vô danh– sau khi sinh, chúng ta đặt tên. Đây chỉ là sự quy ước. Chúng ta đặt tên người theo quy ước để giao tiếp, để gọi tên xưng hô với nhau, (để có nhân dạng trong gia đình và xã hội). Kinh điển cũng vậy. Chúng ta phân chia bằng những nhãn hiệu để tiện hơn cho việc tìm hiểu sự thật thực tại. Tương tự vậy, tất cả mọi sự, mọi sự vật và hiện tượng được gọi chung bằng tên là những sankhāras: mọi thứ tồn tại trong thế giới có điều kiện, những thứ hữu vi. Bản chất gốc của chúng chỉ là những thứ có điều kiện. Phật nói rằng tất cả chúng đều là vô thường, bất toại nguyện và không có tự tính hay bản ngã gì hết. Chúng là không chắc chắn, không ổn định. Vì chúng ta chưa hiểu rõ điều này một cách chắc chắn, nên sự hiểu biết của chúng ta chưa được "chính thẳng" (chánh kiến), và do vậy chúng ta có những cách nhìn sai lạc (nghiêng, xéo, cong, một mặt, phiến diện, sai lệch). Cách nhìn sai lạc (tà kiến) là nhận thân hành (sankhāra) vô thường này là 'ta' và 'của ta', hoặc nhận sướng và khổ là 'của ta', là 'ta sướng', 'ta khổ'... Cách nhìn như vậy không phải là sự hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về bản chất đích thực của mọi sự vật hiện tượng. Một sự thật là: chúng ta đâu thể nào bắt ép tất cả mọi thứ xảy ra theo ý muốn của chúng ta, bởi rõ ràng chúng chỉ xảy ra theo đường lối bản chất của chúng.
Here is a simple comparison: suppose you go and sit in the middle of a freeway with the cars and trucks charging down at you. You can't get angry at the cars, shouting, ''Don't drive over here! Don't drive over here!'' It's a freeway, you can't tell them that. So what can you do? You get off the road! The road is the place where cars run, if you don't want the cars to be there, you suffer.
Một ví dụ so sánh đơn giản như vầy: giả sử bạn đi ra giữa đường xa lộ ngồi và xe cộ thì đang ào ào chạy tới. Bạn đâu thể tức giận vì những chiếc xe và la lên "Đừng tông vào ta!". Đó là đường xa lộ tự do, bạn đâu thể nói như vậy. Do vậy bạn làm gì được? Bạn phải chạy ra khỏi đường! Đường xa lộ là chỗ để xe chạy, nếu bạn muốn không có xe chạy thì tự bạn thấy khổ.
It's the same with sankhāras. We say they disturb us, like when we sit in meditation and hear a sound. We think, ''Oh, that sound's bothering me.'' If we understand that the sound bothers us then we suffer accordingly. If we investigate a little deeper, we will see that it's we who go out and disturb the sound! The sound is simply sound. If we understand like this then there's nothing more to it, we leave it be. We see that the sound is one thing, we are another. One who understands that the sound comes to disturb him is one who doesn't see himself. He really doesn't! Once you see yourself, then you're at ease. The sound is just sound, why should you go and grab it? You see that actually it was you who went out and disturbed the sound.
Điều này cũng tương tự như các thân hành. Khi ngồi thiền, ta nghe thấy âm thanh và nói rằng những âm thanh quấy nhiễu ta. Tự đâu đâu ta nghĩ âm thanh quấy nhiễu ta, nên tự ta thấy khổ thấy bực. Nhưng nếu ta chịu khó điều tra suy xét lại, thì sẽ thấy chính ta cứ hướng tâm ra ngoài và chính ta 'quấy rầy' âm thanh! Âm thanh chỉ là âm thanh. Nếu hiểu được như vậy thì không cần phải nói thêm gì nữa, cứ để mặc âm thanh. Chúng ta nên nhìn ra âm thanh là thứ khác, chúng ta là thứ khác. Người cứ cho rằng âm thanh đến quấy rầy anh ta là người không nhìn thấy bản thân mình là gì. Anh ta thực sự không thấy! Khi bạn nhìn thấy bản thân mình là gì, bạn sẽ trở nên dễ chịu, thư thái, vô tư. Âm thanh chỉ là âm thanh, tại sao ta phải chụp đến nó làm gì, dính mắc vào nó làm gì? Bạn nhìn thấy rõ chính mình tự chụp lấy nó và quấy rầy nó, (chứ nó đâu 'cố ý' là gì với mình, nó kêu lên cũng đâu phải vì mình).
This is real knowledge of the truth. You see both sides, so you have peace. If you see only one side, there is suffering. Once you see both sides, then you follow the Middle Way. This is the right practice of the mind. This is what we call straightening out our understanding.
Đây là sự hiểu biết thực sự về sự thật. Bạn nhìn thấy hai mặt (của sự thật), nên bạn có được sự bình an. Nếu bạn chỉ nhìn thấy một mặt, bạn bị khổ. Khi bạn nhìn thấy hai mặt, thì bạn chọn lối Trung Đạo. Đây là cách tu tập tâm đúng đắn. Đây được gọi là sự "làm chính thẳng" sự hiểu biết của chúng ta.
In the same way, the nature of all sankhāras is imper-manence and death, but we want to grab them, we carry them about and covet them. We want them to be true. We want to find truth within the things that aren't true. Whenever someone sees like this and clings to the san kharas as being himself, he suffers.
Theo lý tương tự, bây giờ bản chất của tất cả mọi thứ hữu vi, tất cả thân hành đều là vô thường và chết, nhưng chúng ta muốn nắm giữ chúng, mang vác chúng khắp nơi và thèm muốn chúng. Chúng ta muốn chúng là sự thật. Chúng ta muốn tìm sự thật bên trong cái không phải là sự thật, bên trong cái không-thực. Ai nhìn như vậy và chấp thủ rằng các thân hành (sankhara) đó là mình, thì người ấy bị khổ là phải rồi. (Nhận lấy cái vô thường hư giả là 'mình' thì khổ là phải rồi, vì cái gì luôn biến đổi vô thường hư giả và tạm bợ làm sao không phải là thứ khổ?)
The practice of Dhamma is not dependent on being a monk, a novice or a layman; it depends on straightening out your understanding. If our understanding is correct, we arrive at peace. Whether you are ordained or not it's the same, every person has the chance to practise Dhamma, to contemplate it. We all contemplate the same thing. If you attain peace, it's all the same peace; it's the same path, with the same methods.
Việc tu tập Giáo Pháp không nhất thiết người đó phải là sa-di, Tỳ kheo, Tăng, Ni, hay một Phật tử tại gia; điều quan trọng là biết "làm chính thẳng" sự hiểu biết của mình. Nếu sự hiểu biết chúng ta là đúng đắn, chúng ta sẽ đi đến sự bình an. Dù có xuất gia vô chùa hay không thì cũng vậy thôi, mọi người đều có cơ hội tu tập Giáo Pháp, suy xét, quán xét, quán niệm về Giáo Pháp. Chúng ta tu đều đang quán xét quán niệm về cùng một thứ. Nếu bạn đạt được bình an, thì sự bình an là giống nhau; đó là cùng một con đường, với cùng một phương hướng và phương pháp.
Therefore the Buddha didn't discriminate between laymen and monks, he taught all people to practise to know the truth of the sankhāras. When we know this truth, we let them go. If we know the truth there will be no more becoming or birth. How is there no more birth? There is no way for birth to take place because we fully know the truth of sankhāras. If we fully know the truth, then there is peace. Having or not having, it's all the same. Gain and loss are one. The Buddha taught us to know this. This is peace; peace from happiness, unhappiness, gladness and sorrow.
Do vậy, Phật chưa bao giờ phân biệt giữa Tăng Ni xuất gia và người tại gia, Phật đã chỉ dạy chung cho tất cả mọi người để tu tập để hiểu biết sự thật về mọi thứ hữu vi (sankhāras). Khi chúng ta hiểu biết sự thật này, chúng ta buông bỏ. Nếu chúng ta thấy biết sự thật, thì chúng ta không còn tạo tác ra sự 'trở-thành' hay sự '(tái) sinh' nữa (theo vòng duyên khởi). Vì sao không còn (tái) sinh nữa? Không còn lối cho sự (tái) sinh xảy ra, bởi vì chúng ta đã thấy-biết hoàn toàn bản chất sự thật của những thứ hữu vi, của các thân hành (sankhāras). Nếu chúng ta hiểu-biết hoàn toàn về sự thật, thì ngay đó có sự bình-an. Có hay không có đều như nhau. Được và mất đều như nhau. Vinh và nhục đều như nhau. Phật đã dạy chúng ta cách để hiểu-biết về chỗ này. Đây là sự bình an; sự bình an từ trong mọi sự sướng, khổ, vui, buồn...
We must see that there is no reason to be born. Born in what way? Born into gladness: When we get something we like we are glad over it. If there is no clinging to that gladness there is no birth; if there is clinging, this is called 'birth'. So if we get something, we aren't born (into gladness). If we lose, then we aren't born (into sorrow). This is the birthless and the deathless. Birth and death are both founded in clinging to and cherishing the sankhāras.
Chúng ta phải nhìn ra được chẳng có lý do gì phải được sinh ra nữa. Sinh ra bằng cách nào? Sinh ra trong niềm vui: Khi chúng ta có thứ gì chúng ta thích, ta vui mừng với nó. Nếu ta không dính mắc theo niềm vui mừng đó, thì không dẫn đến sự sinh. Nhưng nếu có dính mắc (mê chấp, tham chấp) vào niềm vui đó, thì tạo ra sự 'sinh'. Do vậy, khi ta được thứ gì, ta cũng không bị sinh [vào sự vui mừng đó]. Khi chúng ta mất thứ gì, chúng ta không bị sinh [vào sự buồn tiếc đó]. Đây là chỗ để không sinh, không tử. Cả hai sinh và tử được tìm thấy ngay chỗ sự dính-chấp và cưng phụng cái thân hành của chúng ta, đó là những thứ hữu vi (sankhāras).
So the Buddha said. ''There is no more becoming for me, finished is the holy life, this is my last birth.'' There! He knew the birthless and the deathless. This is what the Buddha constantly exhorted his disciples to know. This is the right practice. If you don't reach it, if you don't reach the Middle Way, then you won't transcend suffering.
Do vậy Phật đã nói: "Không còn sự trở-thành (sinh, tái sinh) đối với ta nữa, đời sống thánh thiện đã hoàn thành, đây là sự sinh cuối cùng của ta." Ngay đó! Phật đã biết rõ về sự không sinh và không tử. (Không sinh thì không tử; còn sinh là còn tử). Đây là chỗ Đức Phật đã khuyến giục các vị đệ tử nên hiểu biết. Đây là cách tu đúng đắn. Nếu bạn không bước đến đó, nếu bạn không bước vào con đường Trung Đạo, thì bạn khó mà chuyển hóa được khổ đau.
CHƯƠNG 2
SỰ BÌNH AN LÀ TRÊN HẾT
It's of great importance that we practise the Dhamma. If we don't practise, then all our knowledge is only superficial knowledge, just the outer shell of it. It's as if we have some sort of fruit but we haven't eaten it yet. Even though we have that fruit in our hand we get no benefit from it. Only through the actual eating of the fruit will we really know its taste.
Thực hành theo Giáo Pháp là điều quan trọng. Nếu không thực hành thì sự hiểu biết của chúng ta chỉ là sự hiểu biết bề ngoài, chỉ là cái vỏ bên ngoài. Giống như chúng ta có mấy trái cây nhưng chưa hề ăn thử. Nên dù có trái cây trong tay cũng chẳng hưởng được sự bổ ích nào từ nó. Chỉ khi nào chúng ta thực sự ăn trái cây đó, ta mới thực sự biết được hương vị của nó là gì.
The Buddha didn't praise those who merely believe others, he praised the person who knows within himself. Just as with that fruit, if we have tasted it already, we don't have to ask anyone else if it's sweet or sour. Our problems are over. Why are they over? Because we see according to the truth. One who has realized the Dhamma is like one who has realized the sweetness or sourness of the fruit. All doubts are ended right here.
Đức Phật không khen những người chỉ biết tin vào người khác, Phật chỉ khen người biết hiểu biết bên trong bản thân mình. Cũng như khi có trái cây, nếu bạn đã ăn trái cây thì bạn không cần phải hỏi người khác về hương vị của nó là ngọt hay chua. Vấn đề đã được giải quyết. Tại sao vấn đề đã được giải quyết? Bởi chúng ta đã nhìn thấy theo đúng sự thật. Người đã chứng ngộ Giáo Pháp cũng giống như người đã tự thân nếm trải vị chua vị ngọt của trái cây. Mọi nghi ngờ đều chấm dứt ở đây.
When we talk about Dhamma, although we may say a lot, it can usually be brought down to four things. They are simply to know suffering, to know the cause of suffering, to know the end of suffering and to know the path of practice leading to the end of suffering.
Khi nói về Phật Pháp, chúng ta nói rất nhiều thứ, nhưng tựu chung có thể tóm lược trong bốn điều. Đó là biết về Khổ, biết về Nguyên nhân Khổ, biết về sự Chấm dứt Khổ, và biết về Con đường dẫn đến chấm dứt khổ.
This is all there is. All that we have experienced on the path of practice so far comes down to these four things. When we know these things, our problems are over.
Chỉ có vậy. Tất cả những gì chúng ta trải nghiệm trên con đường tu tập cũng nằm trong bốn điều đó. Khi chúng ta hiểu biết được bốn điều đó thì những vấn đề khó khổ sẽ không còn nữa.
Where are these four things born? They are born just within the body and the mind, nowhere else. So why is the teaching of the Buddha so detailed and extensive? This is so in order to explain these things in a more refined way, to help us to see them.
Bốn điều đó sinh ra từ đâu? Chúng sinh ra từ bên trong thân và tâm này, không từ đâu khác. Vậy thì tại sao giáo lý của Phật lại có quá nhiều chi tiết và lớn rộng như vậy? Đó là do Phật đã dùng nhiều cách nói, nhiều cách dạy tinh tế khác nhau về bốn lẽ thật đó (cho những loại người khác nhau), để giúp cho chúng ta nhìn thấy bốn bốn lẽ thật đó.
When Siddhattha Gotama was born into the world, before he saw the Dhamma, he was an ordinary person just like us. When he knew what he had to know, that is the truth of suffering, the cause, the end and the way leading to the end of suffering, he realized the Dhamma and became a perfectly Enlightened Buddha.
Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhattha Gotama) đã được sinh vào thế gian, trước khi nhìn thấy Giáo Pháp thì Phật cũng là một người bình thường. Khi người bình thường đó đã hiểu biết những gì cần phải biết, đó là lẽ thật về Khổ, Nguyên nhân Khổ, Sự chấm dứt Khổ, và Con đường dẫn đến sự chấm dứt Khổ, thì người đó đã chứng ngộ Giáo Pháp và trở thành một vị Phật.
When we realize the Dhamma, wherever we sit we know Dhamma, wherever we are we hear the Buddha's teaching. When we understand Dhamma, the Buddha is within our mind, the Dhamma is within our mind, and the practice leading to wisdom is within our own mind. Having the Buddha, the Dhamma and the Sangha within our mind means that whether our actions are good or bad, we know clearly for ourselves their true nature.
Khi chúng ta chứng ngộ Giáo Pháp, dù đang ngồi ở đâu chúng ta cũng hiểu biết Giáo Pháp, dù đang ở đâu chúng ta cũng nghe thấy giáo pháp của Phật. Khi chúng ta hiểu biết Giáo Pháp, Phật ở bên trong tâm này, Giáo Pháp ở bên trong tâm này, và sự tu tập dẫn đến trí tuệ cũng ở bên trong tâm này của chúng ta. Có Phật, Pháp, Tăng bên trong tâm này có nghĩa là dù hành động của ta là tốt hay xấu, chúng ta cũng tự mình hiểu biết rõ bản chất đích thực của nó.
That is how the Buddha discarded worldly opinions, praise and criticism. When people praised or criticized him he just accepted it for what it was. These two things are simply worldly conditions so he wasn't shaken by them. Why not? Because he knew suffering. He knew that if he believed in that praise or criticism they would cause him to suffer.
Do vậy Đức Phật đã dẹp bỏ những ý kiến thế tục, những điều khen và chê. Khi có ai khen ngợi hay chê bai mình, Phật chỉ đơn giản chấp nhận những lời đó như chúng là. Hai điều khen và chê đơn giản chỉ là những điều của người đời, nên Phật không cần phải bị kích động bởi chúng. Tại sao không bị kích động? Bởi vì Phật biết rõ về khổ. Phật biết nếu tin vào lời khen hay lời chê thì cũng dẫn đến phiền khổ mà thôi.
When suffering arises it agitates us, we feel ill at ease. What is the cause of that suffering? It's because we don't know the truth, this is the cause. When the cause is present, then suffering arises. Once arisen we don't know how to stop it. The more we try to stop it, the more it comes on. We say, ''Don't criticize me,'' or ''Don't blame me''. Trying to stop it like this, suffering really comes on, it won't stop.
Khi khổ khởi sinh, nó kích động tâm ta, chúng ta dễ bị khó chịu. Điều gì gây ra sự khổ đó? Nguyên nhân là do ta chưa hiểu rõ sự thật. Khi có nguyên nhân khổ thì khổ khởi sinh. Khi nó đã khởi sinh, ta không biết cách để chặn khổ. Ta càng cố chặn, nó càng khởi thêm. Chúng ta cố gào: "Đừng chê trách tôi nữa", "Đừng chửi tôi nữa". Cố gắng chặn cái khổ kiểu đó, khổ càng tăng lên, nó không chịu ngừng lại.
So the Buddha taught that the way leading to the end of suffering is to make the Dhamma arise as a reality within our own minds. We become those who witness the Dhamma for themselves. If someone says we are good we don't get lost in it; they say we are no good and we don't forget ourselves. This way we can be free. 'Good' and 'evil' are just worldly dhammas, they are just states of mind. If we follow them our mind becomes the world, we just grope in the darkness and don't know the way out.
Do vậy, Phật đã dạy cách để làm hết khổ là làm cho Giáo Pháp khởi sinh như một hiện thực bên trong tâm này của chúng ta. Chúng ta trở thành những người chứng kiến Giáo Pháp cho chính mình. Nếu ai khen ta tốt, ta không mừng và lạc tâm theo lời khen đó; nếu ai chê ta không tốt, ta không phản ứng với lời chê đó. Cách như vậy giúp ta được tự do. 'Tốt' và 'xấu' chỉ là những pháp thế gian, chúng chỉ là những trạng thái của tâm. Nếu chúng ta quên mình chạy theo chúng, tâm chúng ta trở thành thế tục, chúng ta cứ lẩn quẩn trong ngu tối và không biết lối ra.
If it's like this then we have not yet mastered ourselves. We try to defeat others, but in doing so we only defeat ourselves; but if we have mastery over ourselves then we have mastery over all-over all mental formations, sights, sounds, smells, tastes and bodily feelings.
Nếu cứ như vậy thì chúng ta chưa biết cách quản trị bản thân mình. Chúng ta cố thắng hơn người khác, nhưng làm vậy chúng ta chỉ đánh bại bản thân mình thôi. Nhưng nếu chúng biết quản trị bản thân mình, thì chúng ta có thể quản trị được tất cả những thứ trong thân-tâm, quản trị được tất cả mọi tâm hành tạo tác, hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị và các cảm giác của thân.
Now I'm talking about externals, they're like that, but the outside is reflected inside also. Some people only know the outside, they don't know the inside. Like when we say to 'see the body in the body'. Having seen the outer body is not enough, we must know the body within the body. Then, having investigated the mind, we should know the mind within the mind.
Giờ tôi nói về những thứ thuộc trần cảnh bên ngoài, chúng là vậy, nhưng cái bên ngoài cũng được phản ảnh ở bên trong. Người ta thường chỉ nhìn thấy bên ngoài, họ không biết bên trong. Giống như khi chúng ta nói "nhìn thấy thân trong thân" vậy. Nhìn bên ngoài thân là chưa đủ, chúng ta phải hiểu biết thân bên trong thân. Rồi, khi điều tra quán xét cái tâm, chúng ta cũng nên biết cái "tâm bên trong tâm."
Why should we investigate the body? What is this 'body in the body'? When we say to know the mind, what is this 'mind'? If we don't know the mind then we don't know the things within the mind. This is to be someone who doesn't know suffering, doesn't know the cause, doesn't know the end and doesn't know the way leading to the end of suffering. The things which should help to extinguish suffering don't help, because we get distracted by the things which aggravate it. It's just as if we have an itch on our head and we scratch our leg! If it's our head that's itchy then we're obviously not going to get much relief. In the same way, when suffering arises we don't know how to handle it, we don't know the practice leading to the end of suffering.
Tại sao chúng ta phải điều tra quán xét về thân? Còn "thân trong thân" nghĩa là gì? Khi chúng ta nói ta hiểu biết tâm, thì đó là cái 'tâm' gì? Nếu chúng ta không hiểu biết tâm thì chúng ta không hiểu biết những thứ bên trong tâm. Nếu như vậy thì ta chính là người không hiểu biết khổ, không hiểu biết nguyên nhân khổ và không hiểu biết con đường dẫn đến chấm dứt khổ. Những thứ lẽ ra có thể giúp diệt trừ khổ thì chúng không giúp được, bởi do chúng ta bị xao lãng bởi những thứ khác áp đảo chúng. Cũng giống như chúng ta bị ngứa ở trên đầu mà đi gãi dưới chân vậy! Cũng giống như vậy, khi có khổ khởi sinh, chúng ta không biết cách xử lý nó, chúng ta không biết tu tập cách để dẫn đến làm hết khổ.
For instance, take this body, this body that each of us has brought along to this meeting. If we just see the form of the body there's no way we can escape suffering. Why not? Because we still don't see the inside of the body, we only see the outside. We only see it as something beautiful, something substantial. The Buddha said that only this is not enough. We see the outside with our eyes; a child can see it, animals can see it, it's not difficult. The outside of the body is easily seen, but having seen it we stick to it, we don't know the truth of it. Having seen it we grab onto it and it bites us!
Ví dụ, lấy thân này, cái thân mà mỗi người chúng ta mang vác nó đến buổi nói chuyện này. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy phần hình xác của thân, chúng ta chỉ mới nhìn thấy bên ngoài của nó. Chúng ta chỉ nhìn thấy nó là thứ đẹp đẽ, là thứ chắc chắn, là người "thực". Phật nói rằng nếu chỉ biết vậy là không đủ. Chúng ta nhìn bề ngoài bằng mắt thường; con nít cũng nhìn thấy được, mấy con vật cũng nhìn thấy được, đâu khó gì. Bề ngoài của thân thì dễ nhìn thấy, khi chúng ta mê giữ tấm thân, chúng ta không biết rõ sự thật về nó. Sau khi nhìn thấy thân ngoài, chúng ta ôm giữ nó, trân quý nó, dính chấp vào nó, rồi nó sẽ 'cắn' ta!
So we should investigate the body within the body. Whatever's in the body, go ahead and look at it. If we just see the outside it's not clear. We see hair, nails and so on and they are just pretty things which entice us, so the Buddha taught to see the inside of the body, to see the body within the body. What is in the body? Look closely within! We will find many surprises inside, because even though they are within us, we've never seen them. Wherever we walk we carry them with us, sitting in a car we carry them with us, but we still don't know them at all!
Do vậy, chúng ta cần điều tra quán xét "thân bên trong thân". Bất cứ thứ gì trong thân, cứ nhìn nó và quán xét về nó. (Sự chánh niệm quán xét về những bộ phận của thân trong thân được gọi là thiền quán về thân, như Phật đã chỉ trong kinh Bốn Nền Tảng Chánh Niệm). Nếu chỉ nhìn bên ngoài, chúng ta không nhìn thấy rõ. Chúng ta nhìn thấy tóc, móng, da,...vân vân, chúng chỉ là những bộ phận bên ngoài hấp dẫn chúng ta; do vậy Phật đã dạy chúng ta nhìn vào bên trong thân, để nhìn thấy thân trong thân. Hãy nhìn sâu sát vào bên trong! Chúng ta sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên bên trong, bởi vì những điều đó ở bên trong ta, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Chúng ta luôn mang cái thân này khi đi, khi chạy, khi ngồi trong xe, nhưng chúng ta không hiểu biết gì về nó!
It's as if we visit some relatives at their house and they give us a present. We take it and put it in our bag and then leave without opening it to see what is inside. When at last we open it - full of poisonous snakes! Our body is like this. If we just see the shell of it we say it's fine and beautiful. We forget ourselves. We forget impermanence, suffering and not-self. If we look within this body it's really repulsive.
Điều đó giống như, ví dụ, chúng ta đến thăm mấy người bà con và họ tặng quà bánh để mang về. Chúng ta nhận, bỏ vào giỏ và chào ra về nhưng không nhìn vô bên trong coi những quà bánh đó là gì. Nhưng khi về mở ra thấy đó là con rắn! Thân này của chúng ta cũng giống như con rắn đó. Chúng ta chỉ nhìn thấy vỏ ngoài của cái thân này, ta vội cho rằng nó đẹp đẽ và hấp dẫn. Chúng ta quên mất bản thân mình. Chúng ta quên mất tính vô thường, khổ và vô ngã. Nếu chúng ta chịu nhìn vào bên trong thân, ta sẽ thấy nó gớm ghiếc mức nào.
If we look according to reality, without trying to sugar things over, we'll see that it's really pitiful and wearisome. Dispassion will arise. This feeling of 'disinterest' is not that we feel aversion for the world or anything; it's simply our mind clearing up, our mind letting go. We see things as not substantial or dependable, but that all things are naturally established just as they are. However we want them to be, they just go their own way regardless. Whether we laugh or cry, they simply are the way they are. Things which are unstable are unstable; things which are not beautiful are not beautiful.
Nếu chúng ta nhìn đúng theo thực tại, không thêm đường thêm muối, chúng ta sẽ nhìn thấy thân này thực là đáng chán hơn là đáng thương. Sự chán chường sẽ khởi sinh. Cái cảm giác 'không còn ưa thích' đó không phải là sân giận hay ác cảm đối với cuộc đời hay cái gì, mà đó chỉ đơn giản là cái tâm chúng ta đang dọn sạch, tâm chúng ta đang buông bỏ.
(Trước đây chỉ nhìn thân ngoài, cộng với nhục dục và dục lạc, ta thấy trân quý mình và tham đắm sắc thân người khác. Ai đụng đến thân ta thì ta liền kháng cự, hoặc khi ta không có được sắc thân người khác thì ta ưu sầu, ghen tỵ. Giờ chúng ta nhìn thấy sự gớm ghiếc của thân bên trong thân và nhìn thấy sự vô thường và sự không chắc chắn của cả tấm thân, nên ta có sự chán bỏ, không còn tham đắm vào thân này của ta và sắc thân của người khác nữa).
Chúng ta nhìn thấy mọi thứ thuộc thân đều là không chắc chắn, không thực, chúng đều phụ thuộc những điều kiện bảo trì mà tồn tại. (Chỉ cần không chăm sóc, không cho ăn uống, hay không vệ sinh thì thân sẽ già, bệnh, chết nhanh chóng). Nhưng đó là cách tất cả mọi thứ của thân được kết tạo theo cách tự nhiên của chúng như vậy. Chúng ta muốn nó đừng xấu đi, đừng già đi, đừng bị bệnh, đừng chết, nhưng bạn thấy đó, thân tự nó cứ già đi, bệnh, chết; (dù chúng ta có cố chăm sóc cách mấy thì tiến trình già, bệnh, chết cũng chậm hơn hay ít hơn chút ít ở mỗi người mà thôi). Dù chúng ta có khóc than hay cười vui, thân vẫn cứ theo tiến trình của nó. Những thứ không ổn định là không ổn định, những thứ tàn hoại là tàn hoại, những thứ vô thường như vậy là khổ và bất toại nguyện.
So the Buddha said that when we experience sights, sounds, tastes, smells, bodily feelings or mental states, we should release them. When the ear hears sounds, let them go. When the nose smells an odour, let it go...just leave it at the nose! When bodily feelings arise, let go of the like or dislike that follow, let them go back to their birth-place. The same for mental states. All these things, just let them go their way. This is knowing. Whether it's happiness or unhappiness, it's all the same. This is called meditation.
Phật đã nói rằng, mỗi khi chúng ta trải nghiệm những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, những cảm giác thân và những trạng thái tâm, thì chúng ta nên buông bỏ chúng. Khi nghe thấy âm thanh, buông bỏ nó. Khi mũi ngửi thấy mùi vị, buông bỏ nó... cứ để mặc nó ở mũi! Khi những cảm giác (sướng khổ) của thân khởi sinh, buông bỏ cái sự thích hay không thích ngay sau đó, cứ để nó tự quay về nơi nó khởi sinh. Làm tương tự đối với các trạng thái của tâm. Đối với tất cả mọi thứ đó, ta cứ để yên chúng theo cách của chúng. Đây chính là sự hiểu biết. Dù sướng hay khổ cũng như nhau, tất cả đều như nhau. Đây được gọi là thiền. Làm như vậy gọi là thiền.
Meditation means to make the mind peaceful in order to let wisdom arise. This requires that we practise with body and mind in order to see and know the sense impressions of form, sound, taste, smell, touch and mental formations. To put it shortly, it's just a matter of happiness and unhappiness. Happiness is pleasant feeling in the mind, unhappiness is just unpleasant feeling. The Buddha taught to separate this happiness and unhappiness from the mind. The mind is that which knows. Feeling is the characteristic of happiness or unhappiness, like or dislike. When the mind indulges in these things we say that it clings to or takes that happiness and unhappiness to be worthy of holding. That clinging is an action of mind, that happiness or unhappiness is feeling.
Thiền có nghĩa là làm sao cho tâm được bình an, và nhờ đó trí tuệ khởi sinh. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tu tập bằng thân và tâm để nhìn thấy và hiểu biết những nhận thức giác quan về âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và những tạo tác của tâm (tâm hành). Nói ngắn gọn, đó chỉ là vấn đề sướng và khổ. Sướng là cảm giác dễ chịu trong tâm và khổ chỉ là cảm giác khó chịu trong tâm. Phật dạy phải tách ly hai thứ cảm giác sướng và khổ này ra khỏi tâm. Tâm là cái-biết. Cảm giác là đặc tính của sướng và khổ, thích và ghét. Khi tâm chạy theo những thứ này, chúng ta nói rằng tâm dính theo và nhận lấy những thứ sướng và khổ, thích và ghét. Sự dính theo là hành động của tâm, còn sướng hay khổ chỉ là cảm giác.
When we say the Buddha told us to separate the mind from the feeling, he didn't literally mean to throw them to different places. He meant that the mind must know happiness and know unhappiness. When sitting in samādhi, for example, and peace fills the mind, then happiness comes but it doesn't reach us, unhappiness comes but doesn't reach us. This is to separate the feeling from the mind. We can compare it to oil and water in a bottle. They don't combine. Even if you try to mix them, the oil remains oil and the water remains water, because they are of different density.
Khi Phật dạy chúng ta phải tách ly tâm khỏi cảm giác, ý Phật không phải là quăng bỏ các tâm ra chỗ khác. Ý Phật là tâm phải hiểu biết sướng và khổ. Ví dụ, khi đang ngồi thiền đạt định và sự bình an có đầy trong tâm, thì dù sự sướng có khởi lên, nó cũng không đụng đến tâm; dù khổ có khởi lên, nó cũng không với đến tâm. Đây là sự tách ly những cảm giác khỏi tâm. Chúng ta có thể ví như dầu và nước. Chúng không hòa hợp nhau. Dù ta có cố trộn chúng: dầu vẫn là dầu, nước vẫn là nước.
The natural state of the mind is neither happiness nor unhappiness. When feeling enters the mind then happiness or unhappiness is born. If we have mindfulness then we know pleasant feeling as pleasant feeling. The mind which knows will not pick it up. Happiness is there but it's 'outside' the mind, not buried within the mind. The mind simply knows it clearly.
Trạng thái tự nhiên của tâm là không sướng, không khổ. Khi cảm giác đi vào tâm thì mới sinh ra (nhận thức) sướng hay khổ. Nếu chúng ta có chánh niệm, chúng ta biết rõ cảm giác sướng chỉ là cảm giác sướng, cảm giác khổ chỉ là cảm giác khổ. Cái tâm hiểu biết sẽ không nhận lấy hay chạy theo những nhận thức (tâm tưởng) đó. Sướng có đó, nhưng để nó nằm 'bên ngoài' tâm, không bị chôn trong tâm. Tâm chỉ cần nhận biết một cách rõ ràng cảm nhận sướng hay khổ là gì.
If we separate unhappiness from the mind, does that mean there is no suffering, that we don't experience it? Yes, we experience it, but we know mind as mind, feeling as feeling. We don't cling to that feeling or carry it around. The Buddha separated these things through knowledge. Did he have suffering? He knew the state of suffering but he didn't cling to it, so we say that he cut suffering off. And there was happiness too, but he knew that happiness, if it's not known, is like a poison. He didn't hold it to be himself. Happiness was there through knowledge, but it didn't exist in his mind. Thus we say that he separated happiness and unhappiness from his mind.
Nếu chúng ta tách ly khổ khỏi tâm, điều đó có nghĩa là không còn khổ, vậy là ta không còn nếm trải nó? Vẫn còn, ta vẫn còn trải nghiệm nó, nhưng ta biết rõ tâm là tâm, cảm giác là cảm giác. Chúng ta không dính theo cảm giác hay mang nó theo. Đức Phật tách ly những thứ đó bằng sự hiểu biết. Phật có còn khổ không? Phật biết rõ về trạng thái khổ, nhưng Phật không còn dính theo nó, cho nên chúng ta nói rằng Phật đã cắt đứt khổ. Và Phật cũng còn có sướng, nhưng Phật biết rõ về cảm giác sướng đó, vì nếu không biết rõ về nó thì nó cũng giống như một con rắn độc. Phật không nắm giữ nó trong bản thân mình. Sướng có đó, được nhận biết bằng sự hiểu biết, nhưng nó không dính vào trong tâm, chỉ ở ngoài tâm. Do vậy, chúng ta nói rằng Phật đã tách ly sướng và khổ ra khỏi tâm.
When we say that the Buddha and the Enlightened Ones killed defilements, it's not that they really killed them. If they had killed all defilements then we probably wouldn't have any! They didn't kill defilements; when they knew them for what they are, they let them go. Someone who's stupid will grab them, but the Enlightened Ones knew the defilements in their own minds as a poison, so they swept them out. They swept out the things which caused them to suffer, they didn't kill them. One who doesn't know this will see some things, such as happiness, as good, and then grab them, but the Buddha just knew them and simply brushed them away.
Khi chúng ta nói Phật và những bậc Giác Ngộ đã diệt sạch mọi ô nhiễm, điều đó không có nghĩa là họ đã thực sự 'giết chết' các ô nhiễm. Nếu Phật và những bậc Giác Ngộ đã giết sạch mọi ô nhiễm thì chúng ta đâu còn ô nhiễm nào nữa!. Họ không giết sạch hết ô nhiễm; khi họ biết những ô nhiễm đích thực là gì, và họ buông bỏ chúng. Một số người ngu dại nắm giữ nó, nhưng bậc Giác Ngộ biết rõ những ô nhiễm trong tâm họ là chất độc, nên họ quét sạch chúng ta khỏi tâm, tách ly chúng ra khỏi tâm. Họ quét sạch mọi thứ làm cho họ khổ, chứ không phải giết sạch chúng. Người không hiểu biết thì thấy kiểu khác, chẳng hạn nhìn sướng là tốt lành và do vậy nắm giữ và dính theo nó. Còn Phật thì biết quá biết rõ chúng, nên Phật quét chúng ra khỏi tâm.
But when feeling arises for us we indulge in it, that is, the mind carries that happiness and unhappiness around. In fact they are two different things. The activities of mind, pleasant feeling, unpleasant feeling and so on, are mental impressions, they are the world. If the mind knows this it can equally do work involving happiness or unhappiness. Why? Because it knows the truth of these things. Someone who doesn't know them sees them as having different value, but one who knows sees them as equal. If you cling to happiness it will be the birth-place of unhappiness later on, because happiness is unstable, it changes all the time. When happiness disappears, unhappiness arises.
Nhưng khi cảm giác khởi sinh trong chúng ta, chúng ta dính theo nó, tức là tâm dính theo nó và mang sướng hoặc khổ đó theo mình. Thực ra cảm giác và tâm là hai thứ khác nhau. Những hành vi của tâm, cảm giác sướng (dễ chịu), cảm giác khổ (khó chịu) và vân vân...đều chỉ là những nhận thức của tâm (tâm tưởng), chúng là thế giới. Nếu tâm hiểu biết điều này, nó sẽ đối xử như nhau về sướng và khổ. Khi tâm hiểu biết sự thật về sướng và khổ thì nó sẽ làm như vậy. Nhiều người không hiểu biết chúng nên coi chúng bằng những giá trị khác nhau, nhưng người hiểu biết chúng thì coi chúng như nhau. Nếu ta dính theo sướng, nó sẽ là nơi sinh ra của khổ sau đó, bởi sướng là không ổn định, không bền lâu, nó thay đổi liên tục. Khi hết sướng, là khổ. Khi sướng biến mất thì khổ có mặt.
The Buddha knew that because both happiness and unhappiness are unsatisfactory, they have the same value. When happiness arose he let it go. He had right practice, seeing that both these things have equal values and drawbacks. They come under the Law of Dhamma, that is, they are unstable and unsatisfactory. Once born, they die. When he saw this, right view arose, the right way of practice became clear. No matter what sort of feeling or thinking arose in his mind, he knew it as simply the continuous play of happiness and unhappiness. He didn't cling to them.
Phật biết rõ hai thứ sướng khổ đều là bất toại nguyện, chúng đều là phũ phàng như nhau. Khi sướng khởi sinh, Phật buông bỏ. Phật đã thiết lập cách tu đúng đắn, nhìn thấy cả hai cực sướng khổ đều như nhau, đều là không tốt. Chúng xảy đến theo Quy luật của Giáo Pháp, rằng: chúng là bất ổn định và bất toại nguyện. Sau khi được sinh, chúng chết đi. Sướng hay khổ đều là sinh diệt. Khi nhìn thấy điều này, cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) sẽ khởi sinh, cách tu tập đúng đắn sẽ trở nên rõ ràng. Cho dù cảm giác nào hay ý nghĩ nào khởi sinh trong tâm, Phật biết rõ nó chỉ đơn giản là một trò chơi liên tục của sướng và khổ. Phật không còn dính mắc gì đến chúng.
When the Buddha was newly enlightened he gave a sermon about indulgence in pleasure and indulgence in pain. ''Monks! Indulgence in pleasure is the loose way, indulgence in pain is the tense way.'' These were the two things that disturbed his practice until the day he was enlightened, because at first he didn't let go of them. When he knew them, he let them go, and so was able to give his first sermon.
Khi Phật vừa mới Giác Ngộ, Phật đã nói bài thuyết giảng đầu tiên về sự mê đắm vào khoái lạc và sự dấn thân vào khổ hạnh. "Này các Tỳ kheo! Sự mê đắm vào khoái lạc là cách buông thả bản thân, sự dấn thân vào khổ hạnh là cách căng ép bản thân". Hai cực đoan này đã quấy phá sự tu tập của Phật cho đến ngày Giác Ngộ, bởi ngay từ đầu Phật không biết buông bỏ hai cực đoan đó. Khi Phật đã biết hai cực đoan đó là không lợi lạc, Phật đã dẹp bỏ chúng, và nhờ đó Phật đạt đến Giác Ngộ. Do vậy, sau khi giác ngộ, Phật đã khai giảng về hai cực đoạn đó ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên.
So we say that a meditator should not walk the way of happiness or unhappiness, rather he should know them. Knowing the truth of suffering, he will know the cause of suffering, the end of suffering and the way leading to the end of suffering. And the way out of suffering is meditation itself. To put it simply, we must be mindful.
Do vậy, chúng ta nói rằng người tu thiền không nên chạy theo sung sướng hay dấn thân vào khổ hạnh, mà chỉ nên hiểu biết rõ về chúng. Biết rõ sự thật về khổ, người đó sẽ biết rõ về nguyên nhân của khổ, về sự chấm dứt khổ và về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Và con đường để thoát ra khỏi khổ chính là con đường tu thiền, cách để thoát khổ chính là sự thiền tập. Nói đơn giản hơn, chúng ta phải tu tập sự chú tâm chánh niệm (vì đơn giản đó công cụ làm phát sinh ra trí tuệ).
Mindfulness is knowing, or presence of mind. Right now what are we thinking, what are we doing? What do we have with us right now? We observe like this, we are aware of how we are living. Practising like this, wisdom can arise. We consider and investigate at all times, in all postures. When a mental impression arises that we like we know it as such, we don't hold it to be anything substantial. It's j ust happiness. When unhappiness arises we know that it's indulgence in pain, it's not the path of a meditator.
Chánh niệm là sự thấy biết, là sự có-mặt của tâm. Ngay bây giờ, chúng ta đang nghĩ gì, chúng ta đang làm gì? Chúng ta quán sát như vậy, chúng ta ý thức tỉnh giác về cách chúng ta đang sống. Tu tập như vậy trí tuệ có thể khởi sinh. Chúng ta xem xét và điều tra trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tư thế. Khi một nhận thức của tâm khởi sinh làm ta thích, ta chỉ cần biết nó là vậy, không chạy theo nó, không nắm giữ, không coi nó là thứ gì chắc chắn hay có thực. Đơn giản đó chỉ là sự sướng. Khi khổ khởi sinh chúng ta biết đó đơn giản là sự khổ, và con đường khổ hạnh hành xác không phải là con đường của người tu thiền.
This is what we call separating the mind from the feeling. If we are clever we don't attach, we leave things be. We become the 'one who knows'. The mind and feeling are just like oil and water; they are in the same bottle but they don't mix. Even if we are sick or in pain, we still know the feeling as feeling, the mind as mind. We know the painful or comfortable states but we don't identify with them. We stay only with peace: the peace beyond both comfort and pain.
Điều này chúng ta gọi là phương pháp tách ly tâm khỏi cảm giác. Nếu chúng ta khôn khéo hơn, chúng ta cứ để mặc cho mọi sự diễn ra như chúng là. Chúng ta trở thành cái "người biết". Tâm và cảm giác cũng như dầu và nước; chúng ở trong cùng một chai, nhưng không hòa lẫn nhau. Ngay cả khi đang bị bệnh hay đau đớn, ta vẫn nên rõ-biết cảm giác chỉ là cảm giác, tâm là tâm. Chúng ta rõ biết những trạng thái khổ và và trạng thái sướng của tâm, nhưng chúng ta không nhận nó là mình. Chúng ta chỉ sống và an trú cùng sự bình an, sự bình an vượt trên cả khổ và sướng.
You should understand it like this, because if there is no permanent self then there is no refuge. You must live like this, that is, without happiness and without unhappiness. You stay only with the knowing, you don't carry things around.
Quý vị phải hiểu như vầy: bởi không có một cái 'ta' hay bản ngã cố định nào hết, nên không có gì để an trú vào đó (ngoài sự bình an). Quý vị phải sống như vầy, rằng sống không có sướng, không có khổ. Ta chỉ sống an trú vào sự thấy biết, không mang theo sự gì dù đó là sướng hay khổ.
As long as we are still unenlightened all this may sound strange but it doesn't matter, we just set our goal in this direction. The mind is the mind. It meets happiness and unhappiness and we see them as merely that, there's nothing more to it. They are divided, not mixed. If they are all mixed up then we don't know them. It's like living in a house; the house and its occupant are related, but separate. If there is danger in our house we are distressed because we must protect it, but if the house catches fire we get out of it. If painful feeling arises we get out of it, j ust like that house. When it's full of fire and we know it, we come running out of it. They are separate things; the house is one thing, the occupant is another.
Cho đến khi nào chúng ta chưa giác ngộ thì những điều vừa nói trên nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng không sao, cứ thiết lập mục tiêu theo hướng như vậy để tu. Tâm chỉ là tâm. Khi nó gặp sướng và khổ, chúng ta chỉ nhìn thấy chúng chỉ là như vậy, không có gì hơn. Chúng là riêng biệt, không phải lẫn lộn với nhau. Nếu chúng lẫn lộn với nhau thì chúng ta đâu thể nhận biết chúng. Cũng giống như sống trong căn nhà, nhà và người ở trong nhà có liên quan nhau, nhưng là riêng biệt. Nếu có gì nguy hiểm trong ngôi nhà đó, chúng ta lo lắng bởi chúng ta phải bảo vệ nó, nhưng nếu ngôi nhà bị cháy, chúng ta phải thoát ra khỏi nó. Khi ngôi nhà đầy lửa cháy, chúng ta phải chạy ra khỏi đó. Hai thứ khác nhau, nhà là nhà, người ở là người ở.
We say that we separate mind and feeling in this way but in fact they are by nature already separate. Our realization is simply to know this natural separateness according to reality. When we say they are not separated it's because we're clinging to them through ignorance of the truth.
Chúng ta nói rằng chúng ta tách ly tâm và cảm giác theo cách đó, nhưng thực ra về bản chất tự nhiên tâm và cảm giác đã là riêng biệt. Sự giác ngộ của chúng ta đơn giản là thấy biết tính riêng biệt tự nhiên đó theo đúng thực tại. Chúng ta vẫn còn nói tâm và cảm giác là không riêng biệt là do bởi chúng ta còn dính chấp một cách ngu mờ, vô minh.
So the Buddha told us to meditate. This practice of meditation is very important. Merely to know with the intellect is not enough. The knowledge which arises from practice with a peaceful mind and the knowledge which comes from study are really far apart. The knowledge which comes from study is not real knowledge of our mind. The mind tries to hold onto and keep this knowledge. Why do we try to keep it? Just to lose it! And then when it's lost we cry.
Bởi vậy Phật mới chỉ chúng ta thiền tập. Việc tu tập thiền là rất quan trọng. Chỉ hiểu biết bằng trí thức là không đủ. Sự hiểu biết có được từ việc tu tập với một cái tâm bình an và sự hiểu biết từ việc học vấn là hai thứ khác xa nhau. Sự hiểu biết từ học vấn không phải là sự hiểu biết thực sự của tâm chúng ta. (Ví dụ, sự hiểu biết từ việc học hay đọc về giáo lý Phật giáo không phải là sự hiểu biết của việc tự thân tu tập. Sự hiểu biết có được từ tu tập hay thiền tập mới là trí tuệ của tâm). Tâm chúng ta cứ hay nắm giữ những sự hiểu biết từ học vấn. Tại sao cứ khư khư như vậy? Hãy buông bỏ nó đi!
If we really know, then there's letting go, leaving things be. We know how things are and don't forget ourselves. If it happens that we are sick we don't get lost in that. Some people think, ''This year I was sick the whole time, I couldn't meditate at all.'' These are the words of a really foolish person. Someone who's sick or dying should really be diligent in his practice. One may say he doesn't have time to meditate. He's sick, he's suffering, he doesn't trust his body, and so he feels that he can't meditate. If we think like this then things are difficult. The Buddha didn't teach like that. He said that right here is the place to meditate. When we're sick or almost dying that's when we can really know and see reality.
Nếu chúng ta thực sự hiểu biết thì chúng ta buông bỏ, để yên mọi sự diễn ra. Chúng ta hiểu biết rõ rệt đường lối mọi sự diễn ra và nhờ đó ta không quên mình chạy theo mọi sự sướng khổ. Nếu chúng ta có bị đau bệnh, đừng bị lạc tâm vào sự đau bệnh đó. Nhiều người cứ than: "Năm nay tôi bị bệnh suốt, tôi chẳng thiền tập gì được". Đây là cách nói của những người thực sự ngu ngốc. Ai bị bệnh hay gần chết thì càng nên nỗ lực tu tập thực sự. Có người còn nói rằng anh ta không có thời gian để thiền tập. Anh ta bị bệnh, anh ta đang đau, anh ta không tin tưởng thân mình, và do vậy anh ta không thể thiền tập. Nếu cứ nghĩ như vậy thì mọi sự tu tập sẽ khó khăn với bạn. Phật không dạy kiểu như vậy. Phật chỉ rằng ngay đó chính là chỗ để tu tập. Khi chúng ta bệnh hay sắp chết chính là lúc chúng thực sự hiểu biết và nhìn thấy thực tại.
Other people say they don't have the chance to meditate because they're too busy. Sometimes school teachers come to see me. They say they have many responsibilities so there's no time to meditate. I ask them, ''When you're teaching do you have time to breathe?'' They answer, ''Yes.'' ''So how can you have time to breathe if the work is so hectic and confusing? Here you are far from Dhamma.''
Có người thì nói rằng họ không có cơ hội thiền tập vì họ quá bận rộn. Có một số nhà giáo đến gặp tôi, nhưng lại nói rằng họ có quá nhiều trách nhiệm nghề nghiệp nên không rảnh để thiền tập. Tôi hỏi họ: "Khi các thầy đang dạy, các thầy có thở không?" Họ trả lời có. "Vậy làm sao các thầy có thời gian để thở trong khi đang bù đầu với công việc như vậy. Nói ngay chỗ này, các thầy ở quá xa với Giáo Pháp."
Actually this practice is just about the mind and its feelings. It's not something that you have to run after or struggle for. Breathing continues while working. Nature takes care of the natural processes - all we have to do is try to be aware. Just to keep trying, going inwards to see clearly. Meditation is like this.
Thực ra, việc tu tập này chỉ nhắm đến tâm và những cảm giác. Nó không phải là điều gì mình phải công phu cầu tìm, cầu chứng. Hơi thở vẫn liên tục khi đang làm việc. Tự nhiên sẽ lo những tiến trình tự nhiên—còn tất cả những gì chúng ta cần làm là ý thức, tỉnh giác, rõ biết về chúng. Cứ cố gắng tu tập, hướng vào bên trong để nhìn thấy một cách rõ ràng. Thiền tập chỉ là như vậy.
If we have that presence of mind then whatever work we do will be the very tool which enables us to know right and wrong continually. There's plenty of time to meditate, we just don't fully understand the practice, that's all. While sleeping we breathe, eating we breathe, don't we? Why don't we have time to meditate? Wherever we are we breathe. If we think like this then our life has as much value as our breath, wherever we are we have time.
Nếu chúng ta có sự có-mặt của tâm thì bất cứ việc gì chúng ta làm cũng chính là công cụ giúp chúng ta liên tục hiểu biết sự đúng và sự sai. Có nhiều thời gian để thiền, nhưng chỉ vì chúng ta chưa hiểu rõ cách thiền, chỉ là do vậy. Khi đang ngủ, chúng ta thở, khi ăn chúng ta thở, đúng vậy không? Vậy tại sao chúng ta lại không có thời gian để thiền? Bất cứ khi nào chúng ta cũng thở. Nếu nghĩ được như vậy thì đời sống của chúng ta cũng đáng quý như hơi thở, bất cứ khi nào chúng ta sống chúng ta đều có thời gian.
All kinds of thinking are mental conditions, not conditions of body, so we need simply have presence of mind, then we will know right and wrong at all times. Standing, walking, sitting and lying, there's plenty of time. We just don't know how to use it properly. Please consider this.
Mọi ý nghĩ là những hành vi của tâm, không phải là hành vi của thân, do vậy chúng ta chỉ cần có sự có-mặt của tâm thì ta sẽ liên tục hiểu biết sự đúng và sự sai mọi lúc mọi nơi. Đứng, đi, ngồi và nằm, có rất nhiều thời gian. Chỉ là chúng ta không biết cách dùng nó một cách đúng đắn thôi. Hãy suy xét về điều này.
We cannot run away from feeling, we must know it. Feeling is just feeling, happiness is just happiness, unhappiness is just unhappiness. They are simply that. So why should we cling to them? If the mind is clever, simply to hear this is enough to enable us to separate feeling from the mind.
Chúng ta không trốn chạy khỏi cảm giác, mà chúng ta hiểu biết về chúng. Cảm giác chỉ là cảm giác, sướng chỉ là sướng, khổ chỉ là khổ. Chúng chỉ đơn giản là vậy. Vậy tại sao chúng ta phải dính vào chúng? Nếu tâm là khôn khéo thì chỉ cần nó nghe được điều này là đủ để nó giúp ta tách ly tách ly tâm khỏi những cảm giác.
If we investigate like this continuously the mind will find release, but it's not escaping through ignorance. The mind lets go, but it knows. It doesn't let go through stupidity, not because it doesn't want things to be the way they are. It lets go because it knows according to the truth. This is seeing nature, the reality that's all around us.
Nếu chúng ta liên tục quán xét điều tra như vậy, tâm sẽ tìm thấy sự giải tỏa, chứ không phải tâm buông bỏ và trốn chạy một cách ngu mờ và vô minh. Tâm buông bỏ, nhưng nó hiểu biết. Không phải nó buông bỏ một cách ngu dốt, không phải buông bỏ mọi sự vì nó không muốn mọi sự xảy ra như vậy. (Tâm hiểu-biết thì buông bỏ nhờ sự bình tâm buông xả, chứ không phải vì ác cảm hay sân si). Nó buông bỏ bởi nó hiểu biết theo đúng sự thật. Đó là sự nhìn thấy bản chất tự nhiên, nhìn thấy thực tại xung quanh chúng ta.
When we know this we are someone who's skilled with the mind, we are skilled with mental impressions. When we are skilled with mental impressions we are skilled with the world. This is to be a 'knower of the world.' The Buddha was someone who clearly knew the world with all its difficulty. He knew the troublesome, and that which was not troublesome was right there. This world is so confusing, how is it that the Buddha was able to know it? Here we should understand that the Dhamma taught by the Buddha is not beyond our ability. In all postures we should have presence of mind and self awareness - and when it's time to sit meditation we do that.
Nếu chúng ta hiểu-biết rõ điều này thì chúng ta trở thành người khôn khéo với những nhận thức của tâm (tâm tưởng). Khi chúng ta khôn khéo với những tâm tưởng khởi sinh, thì chúng ta khôn khéo đối với thế giới. Đó chính là ta trở thành "người hiểu biết thế giới". Đức Phật là người hiểu biết rõ ràng về thế giới và tất cả những khó khổ của nó. Phật biết rõ sự phiền não, và rằng cái không phiền não cũng đang có mặt ngay đây. Thế giới này thực là hỗn loạn, làm cách nào mà Phật hiểu biết về nó một cách rõ ràng? (Mới nghe có vẻ như huyền hoặc, khó tin). Ở đây chúng ta cần hiểu rằng Giáo Pháp được dạy bởi Đức Phật là không phải vượt quá năng lực của chúng ta. (Do vậy chúng ta hãy thử tu tập và thiền tập một cách đúng đắn theo lời của Phật). Trong mọi tư thế sống hàng ngày, chúng ta nên có sự có-mặt của tâm và sự tự tỉnh-giác (sự rõ biết)—và khi đến lúc ngồi xuống thiền tập, chúng ta cũng làm như vậy.
We sit in meditation to establish peacefulness and cultivate mental energy. We don't do it in order to play around at anything special. Insight meditation is sitting in samādhi itself. At some places they say, ''Now we are going to sit in samādhi, after that we'll do insight meditation.'' Don't divide them like this! Tranquillity is the base which gives rise to wisdom; wisdom is the fruit of tranquillity. To say that now we are going to do calm meditation, later we'll do insight - you can't do that! You can only divide them in speech. Just like a knife, the blade is on one side, the back of the blade on the other. You can't divide them. If you pick up one side you get both sides. Tranquillity gives rise to wisdom like this.
Chúng ta ngồi thiền để thiết lập sự bình an và tu dưỡng năng lực của tâm. Chúng ta không thiền tập để giải trí, giải sầu hay để làm điều gì đặc biệt. Thiền tuệ minh sát cũng chính là ngồi trong sự định tâm (samādhi). Nhiều nơi dạy rằng: "Giờ chúng ta ngồi định tâm (thiền định), sau đó chúng ta thiền minh sát tuệ." Đừng phân chia thành hai loại thiền như vậy! Sự tĩnh lặng (định) là cơ sở để làm khởi sinh trí tuệ; trí tuệ là kết quả của sự định tâm. Tuệ là quả của định. Nếu nói giờ chúng ta thiền định trước, sau đó thiền tuệ là không đúng—bạn không thể làm được như vậy! Chúng ta chỉ có thể phân chia chúng bằng lời nói (để dễ chỉ dạy về 'kỹ thuật' thiền tập). Thực ra chúng như một con dao, một phần là lưỡi dao, phần kia là sóng dao. Không thể tách rời lưỡi dao khỏi sóng dao. Nếu bạn nhấc phần này lên thì bạn cũng nhấc luôn phần kia của nó. Định giúp khởi sinh trí tuệ theo kiểu như vậy, có cái này là có cái kia, không phải là hai cái khác nhau, hay cái này khác cái kia.
Morality is the father and mother of Dhamma. In the beginning we must have morality. Morality is peace. This means that there are no wrong doings in body or speech. When we don't do wrong then we don't get agitated; when we don't become agitated then peace and collectedness arise within the mind.
Giới hạnh là cha mẹ của Giáo Pháp. Đầu tiên người tu cần phải có giới hạnh. Giới hạnh là sự bình an. Nghĩa là lời nói và hành động không sai trái, không bất thiện. Khi chúng ta không làm những hành động bất thiện, tâm chúng ta không bị kích động, do vậy tâm sẽ có sự bình an và sự hội tụ tập trung của tâm.
So we say that morality, concentration and wisdom are the path on which all the Noble Ones have walked to enlightenment. They are all one. Morality is concentration, concentration is morality. Concentration is wisdom, wisdom is concentration. It's like a mango. When it's a flower we call it a flower. When it becomes a fruit we call it a mango. When it ripens we call it a ripe mango. It's all one mango but it continually changes. The big mango grows from the small mango, the small mango becomes a big one. You can call them different fruits or all one. Morality, concentration and wisdom are related like this. In the end it's all the path that leads to enlightenment.
Do vậy chúng ta nói Giới, Định, Tuệ là con đường mà các bậc Thánh Nhân đã bước đi đến sự giác ngộ. Tất cả chúng chỉ là một. Giới hạnh là định, định là giới hạnh. Định là trí tuệ, trí tuệ là định. Giống như một trái xoài. Khi nó mới là bông, chúng ta gọi là bông xoài. Khi bông trở thành trái, chúng ta gọi là trái xoài. Khi nó chín, ta gọi là trái xoài chín. Nó chỉ là một trái xoài, nhưng nó luôn thay đổi. Trái xoài lớn là từ trái xoài nhỏ, trái xoài nhỏ trở thành trái xoài lớn. Chúng ta có thể gọi là những trái xoài khác nhau, trái xoài non, trái xoài già, hoặc chỉ là một trái xoài. Giới, định, tuệ liên quan tương tức với nhau như vậy. Cuối cùng tất cả chỉ con đường đạo dẫn đến sự giác ngộ.
The mango, from the moment it first appears as a flower, simply grows to ripeness. This is enough, we should see it like this. Whatever others call it, it doesn't matter. Once it's born it grows to old age, and then where? We should contemplate this.
Trái xoài, từ lúc nó xuất hiện là một bông xoài rồi lớn lên cho đến lúc thành trái xoài chín. Chỉ cần nhìn thấy điều này là đủ. Dù ai gọi đó là gì cũng không quan trọng. Quan trọng là ta biết khi cái gì sinh ra, nó lớn lên, già đi...và rồi sẽ thành gì? Hãy chánh niệm về điều này.
Some people don't want to be old. When they get old they become depressed. These people shouldn't eat ripe mangoes! Why do we want the mangoes to be ripe? If they're not ripe in time, we ripen them artificially, don't we? But when we become old we are filled with regret. Some people cry, they're afraid to get old or die. If it's like this then they shouldn't eat ripe mangoes, better eat just the flowers! If we can see this then we can see the Dhamma. Everything clears up, we are at peace. Just determine to practise like that.
Một số người không muốn già đi. Khi họ bị già, họ cảm thấy buồn rầu. Những người đó không nên ăn xoài chín! Tại sao chúng ta muốn trái xoài chín? Thậm chí xoài chưa kịp chín, chúng ta cũng ép chín theo cách nhân tạo. Chúng ta muốn xoài mau già và mau chín (để ăn). Nhưng chúng ta lại bất mãn khi mình bị già đi. Một số người sầu não và khóc than, họ sợ già đi và chết. Sao chúng ta không sợ xoài bị già đi và chín, và chỉ ăn bông xoài luôn vậy. Nếu chúng ta nhìn thấy được sinh, già, chết là một lẽ thật không thể chối cãi, thì chúng ta thấy được Giáo Pháp. Nếu hiểu ra được như vậy, mọi sự đều trở nên rõ ràng, chúng ta được bình an. (Không còn buồn rầu, than oán hay khổ đau vì sự sinh, già, chết nữa). Cứ quyết tâm tu tập với tinh thần hiểu biết như vậy.
Today the Chief Privy Councillor and his party have come together to hear the Dhamma. You should take what I've said and contemplate it. If anything is not right, please excuse me. But for you to know whether it's right or wrong depends on your practising and seeing for yourselves. Whatever's wrong, throw it out. If it's right then take it and use it. But actually we practise in order to let go of both right and wrong. In the end we just throw everything out. If it's right, throw it out; wrong, throw it out!
Usually if it's right we cling to rightness, if it's wrong we hold it to be wrong, and then arguments follow. But the Dhamma is the place where there's nothing - nothing at all.
Hôm nay ngài bộ trưởng Hội Đồng Cơ Mật Hoàng Gia cùng đoàn của ông đến đây nghe Giáo Pháp. Quý vị nên tiếp nhận lấy điều tôi vừa nói và suy xét chánh niệm về nó. Nếu có gì quý vị thấy không đúng, xin thứ lỗi cho tôi. Nhưng để thấy được điều gì là đúng và sai là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự tu tập và thấy biết của mỗi người. Điều gì là sai thì dẹp bỏ đi. Điều gì là đúng đắn thì tiếp nhận nó và dùng nó. Nhưng, thực ra chúng ta tu tập để buông bỏ mọi thứ đúng và sai, không còn dính chấp về bất cứ điều gì đối đãi. Cuối cùng, chúng ta buông bỏ tất cả. Cái gì gọi là đúng, buông bỏ; cái gì gọi là sai, buông bỏ!.
Thói thường chúng ta hay coi điều gì là đúng thì chấp là đúng, điều gì sai cứ chấp là sai, và do vậy suốt đời cứ lo tranh chấp đúng sai, này nọ đủ thứ. Nhưng Giáo Pháp là nơi chẳng có gì, chẳng có gì là đúng hay sai cả—chẳng có gì cả. (Vì đúng sai chỉ là do quan niệm và nhận thức của con người mà thôi. Lẽ thực tự nhiên của Giáo Pháp thì không phụ thuộc vào tâm ý hay nhận thức của con người.)
CHƯƠNG 3
QUY ƯỚC THẾ GIAN & SỰ GIẢI THOÁT
The things of this world are merely conventions of our own making. Having established them we get lost in them, and refuse to let go, giving rise to clinging to personal views and opinions. This clinging never ends, it is samsāra, flowing endlessly on. It has no completion. Now, if we know conventional reality then we'll know Liberation. If we clearly know Liberation, then we'll know convention. This is to know the Dhamma. Here there is completion.
Tất cả mọi thứ trên đời này đều chỉ là những quy ước do con người đặt ra. Sau khi đặt ra chúng, con người bị lạc vào trong chúng, và không chịu buông bỏ, làm sinh ra những sự chấp thủ này nọ đủ kiểu theo những cách nhìn và ý kiến của mỗi người. Sự chấp thủ này không bao giờ kết thúc, đó chính là dòng luân hồi (samsāra) trôi dài vô tận. Chẳng bao giờ kết thúc. Do vậy, bây giờ nếu chúng ta hiểu biết về thực tại đích thực của những quy ước, thì chúng ta có được sự Giải Thoát. Nếu chúng ta hiểu biết được sự Giải Thoát là gì, thì chúng ta hiểu biết về sự quy ước. Điều này là hiểu biết Giáo Pháp. Ngay đây là chỗ kết thúc.
Take people, for instance. In reality people don't have any names, we are born naked into the world. If we have names, they arise only through convention. I've contemplated this and seen that if you don't know the truth of this convention it can be really harmful. It's simply something we use for convenience. Without it we couldn't communicate, there would be nothing to say, no language.
Lấy ngay con người làm ví dụ. Đúng thực tại, con người không có tên, chúng ta được sinh ra trần trụi vào trong thế gian. Nếu chúng ta có tên thì chẳng qua đó là do quy ước, do đặt tên mà có. Tôi đã suy xét chánh niệm về điều này và nhận thấy rằng nếu chúng ta không hiểu biết sự thật về sự quy ước đó, thì có thể sẽ thực sự nguy hiểm đối với ta. Tên đó chỉ đơn giản là cái chúng ta dùng cho thuận tiện mà thôi. Không có tên và những quy ước thì chúng ta khó có thể giao tiếp với nhau, không có gì để gì để nói, không ngôn ngữ.
I've seen the Westerners when they sit in meditation together in the West. When they get up after sitting, men and women together, sometimes they go and touch each other on the head! When I saw this I thought, ''Ehh, if we cling to convention it gives rise to defilements right there. '' If we can let go of convention, give up our opinions, we are at peace.
Tôi từng thấy những người phương Tây khi họ thiền tập ở châu Âu. Khi hết giờ thiền, họ đứng dậy, cả nam lẫn nữ, nhiều lúc họ vừa đi vừa xoa đầu nhau! Khi tôi nhìn thấy tôi nghĩ rằng, "À nếu cứ làm theo quy ước truyền thống sẽ làm khởi sinh ô nhiễm ở ngay đó". Nếu chúng ta biết bỏ đi những cách truyền thống đó, bỏ đi những quy ước và ý kiến, chúng ta sẽ được bình yên.
Like the generals and colonels, men of rank and position, who come to see me. When they come they say, ''Oh, please touch my head.'' If they ask like this there's nothing wrong with it, they're glad to have their heads touched. But if you tapped their heads in the middle of the street it'd be a different story! This is because of clinging. So I feel that letting go is really the way to peace. Touching a head is against our customs, but in reality it is nothing. When they agree to having it touched there's nothing wrong with it, just like touching a cabbage or a potato.
Cũng nhưng những vị tướng và tá, là những người theo cấp bậc, họ đã đến gặp tôi. Khi gặp họ nói "Xin thầy hãy đặt tay lên đầu chúng tôi". Khi họ yêu cầu vậy thì chẳng có gì sai trái, họ vui mừng vì được sư thầy đặt tay lên đầu. Nhưng nếu bạn 'vỗ' lên đầu họ giữa đường thì lại là câu chuyện khác! Điều này là do dính chấp. (Cũng là có người đụng tay lên đầu, nhưng lúc thì mừng lạy, lúc thì tức giận). Do vậy tôi cảm thấy bỏ đi hết mấy chuyện đó mới thực sự là cách bình an. Việc đụng tay lên đầu là không đúng trong truyền thống của người Thái, nhưng thực ra thì nó chẳng là gì. Khi họ đồng ý để đầu họ được người khác đụng tay lên thì không sao hết, chỉ giống như đụng tay vào một bắp cải hay củ khoai mà thôi.
Accepting, giving up, letting go - this is the way of lightness. Wherever you're clinging there's becoming and birth right there. There's danger right there. The Buddha taught about convention and he taught to undo convention in the right way, and so reach Liberation.
Từ bỏ, buông bỏ – đây là cách nhẹ nhàng. Khi bạn cứ chấp đúng chấp sai, ngay đó tạo ra sự trở thành và sự sinh. Nguy hiểm là chỗ đó. Đức Phật đã nói về những quy ước tục lệ và Phật dạy cách bỏ đi những quy ước tục lệ đó là cách đúng đắn, và là cách để đạt đến sự Giải Thoát.
This is freedom, not to cling to conventions. All things in this world have a conventional reality. Having established them we should not be fooled by them, because getting lost in them really leads to suffering. This point concerning rules and conventions is of utmost importance. One who can get beyond them is beyond suffering.
Đó là sự tự do, không còn dính vào những quy ước, truyền thống, tục lệ nào nữa. Tất cả mọi thứ trên thế gian đều là hiện thực thuộc về quy ước, do những quy ước mà có. Sau khi con người đã đặt ra muôn vàn quy ước thì họ không nên bị dính vào trong đó, bởi khi đã bị dính vào những quy ước thì sẽ thực sự dẫn đến khổ. Về điểm này, những quy tắc, tục lệ và quy ước thực sự là rất hệ trọng. Ai buông bỏ và vượt trên những thứ đó thì sẽ vượt qua khổ.
However, they are a characteristic of our world. Take Mr. Boonmah, for instance; he used to be just one of the crowd but now he's been appointed the District Commissioner. It's just a convention but it's a convention we should respect. It's part of the world of people. If you think, ''Oh, before we were friends, we used to work at the tailor's together,'' and then you go and pat him on the head in public, he'll get angry. It's not right, he'll resent it. So we should follow the conventions in order to avoid giving rise to resentment. It's useful to understand convention, living in the world is just about this. Know the right time and place, know the person.
Tuy vậy, chúng vẫn là một thuộc tính của thế gian con người. Lấy ví dụ ông Boonmah; ông vốn là một dân thường, nhưng giờ ông đã được bầu thành một quận trưởng. Điều đó là do quy ước của mọi người và chúng ta phải tôn trọng theo. Đó là một phần của cuộc sống xã hội của con người. Nếu bạn nghĩ rằng: "Ạ, trước kia ông ấy là bạn tôi, chúng tôi cùng làm trong tiệm may, bạn bè mà", và rồi bạn đi đến gõ lên đầu ông ấy giữa đường giữ chợ, thì ông ấy sẽ nổi giận. Điều đó không đúng, ông ấy sẽ bực tức. Do vậy chúng ta phải tuân theo quy ước chung (giờ ông ấy là ngài Quận Trưởng) để tránh gây ra rắc rối vì làm ông ta nổi giận. Điều hữu ích là phải hiểu rõ quy ước, luật lệ của xã hội. Phải biết rõ về các quy ước, luật lệ đúng lúc, đúng nơi, đúng người.
Why is it wrong to go against conventions? It's wrong because of people! You should be clever, knowing both convention and Liberation. Know the right time for each. If we know how to use rules and conventions comfortably then we are skilled.
Tại sao làm trái quy ước luật lệ là điều sai trên xã hội? Sai là bởi do con người! Bạn phải nên khôn khéo, hiểu biết rõ về cả sự quy ước và sự Giải Thoát. Biết rõ mỗi thứ đúng lúc. Nếu chúng ta biết cách sử dụng các quy ước, luật lệ trên đời một cách dễ dàng thì chúng ta là khôn khéo.
But if we try to behave according to the higher level of reality in the wrong situation, this is wrong. Where is it wrong? It's wrong with people's defilements, that's where! People all have defilements. In one situation we behave one way, in another situation we must behave in another way. We should know the ins and outs because we live within conventions. Problems occur because people cling to them. If we suppose something to be, then it is. It's there because we suppose it to be there. But if you look closely, in the absolute sense these things don't really exist. As I have often said, before we were laymen and now we are monks. We lived within the convention of 'layman' and now we live within the convention of 'monk'. We are monks by convention, not monks through Liberation. In the beginning we establish conventions like this, but if a person merely ordains, this doesn't mean he overcomes defilements. If we take a handful of sand and agree to call it salt, does this make it salt? It is salt, but only in name, not in reality. You couldn't use it to cook with. It's only use is within the realm of that agreement, because there's really no salt there, only sand. It becomes salt only through our supposing it to be so.
Nhưng tôi vẫn thường nói, trước kia chúng tôi là người tại gia, nay là người xuất gia. Chúng tôi từng sống theo những quy ước của 'người tại gia' và nay chúng tôi sống trong quy ước của 'Tỳ kheo'. Chúng tôi là những tu sĩ do quy ước, chứ không phải là tu sĩ bằng sự Giải Thoát. Lúc đầu chúng tôi chỉ quy ước như vậy để trở thành Tăng, Ni, nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi thọ giới vô chùa là chúng tôi đã được trong sạch, đã hết ô nhiễm. Nếu chúng ta nắm một nắm cát và đồng ý với nhau gọi đó là muối, điều đó có biến cát thành muối không? Là muối, nhưng chỉ là tên đó chúng ta gọi mà thôi, chứ thực tại không đúng là muối. Bạn không thể dùng nó để nêm nếm thức ăn. Vì tên 'muối' đó chỉ là quy ước, thực tại thì nó là cát. Chúng ta thích gọi nó là muối vậy thôi, chứ không phải là muối.
This word 'Liberation' is itself just a convention, but it refers to that beyond conventions. Having achieved freedom, having reached Liberation, we still have to use convention in order to refer to it as Liberation. If we didn't have convention we couldn't communicate, so it does have its use.
Bản thân chữ "Giải Thoát" cũng chỉ là quy ước, nhưng nó diễn đạt ý nghĩa "vượt trên quy ước, thoát khỏi quy ước". Sau khi đạt được sự tự do, sau khi đã đạt đến sự Giải Thoát, chúng ta vẫn còn phải dùng chữ quy ước này để diễn tả về ý nghĩa của sự Giải Thoát. Nếu chúng ta không có những quy ước thì chúng ta không thể nào giao tiếp, truyền thụ; do vậy những quy ước thế gian cũng có công dụng của nó.
For example, people have different names, but they are all people just the same. If we didn't have names to differentiate between them, and we wanted to call out to somebody standing in a crowd, saying. ''Hey, Person! Person!'', that would be useless. You couldn't say who would answer you because they're all 'person'. But if you called, ''Hey, John!,'' then John would come, the others wouldn't answer. Names fulfill just this need. Through them we can communicate, they provide the basis for social behaviour.
Ví dụ, người ta có nhiều tên khác nhau, nhưng tất cả mọi người đều như nhau. Nếu chúng ta không có tên để phân biệt họ với nhau thì cũng khó; chẳng lẽ chúng ta muốn gọi một người đứng giữa đám đông thì cứ kêu: "Ê, người ơi, người ơi!", vậy thì ai biết ta đang gọi ai, bởi vì tất cả họ đều là những 'người'. Nhưng nếu bạn kêu: "Ê, A ơi, anh A!", thì người tên A đang đứng ở hướng đó sẽ quay lại với chúng ta, còn những người khác thì không cần quay lại, vì họ có tên khác. Tên chỉ có công dụng đó. Nhờ có các tên, chúng ta dễ giao tiếp nhau, tên cung cấp cơ sở cho giao tiếp và cho nhu cầu tổ chức của xã hội.
So you should know both convention and liberation. Conventions have a use, but in reality there really isn't anything there. Even people are non-existent. They are merely groups of elements, born of causal conditions, growing dependent on conditions, existing for a while, then disappearing in the natural way. No-one can oppose or control it. But without conventions we would have nothing to say, we'd have no names, no practice, no work. Rules and conventions are established to give us a language, to make things convenient, and that's all.
Chúng ta nên hiểu rõ cả hai ý nghĩa quy ước và giải thoát. Những quy ước có một công dụng, nhưng về thực tại thì chẳng là gì cả. Ngay cả con người cũng không-tồn-tại. 'Con người' chỉ là một tập hợp những yếu tố tứ đại (đất, nước, khí, nhiệt), được sinh ra nhờ các điều kiện nhân duyên, lớn lên nhờ vào các điều kiện, tồn tại trong một khắc rồi biến đổi, rồi chết đi sau một thời gian ngắn ngủi theo quy luật của tự nhiên. Chẳng ai có thể chống chọi lại hay kiểm soát được tiến trình đổi thay vô thường đó. Nhưng không có những quy ước chúng ta chẳng có gì để nói, chúng ta không có các tên tuổi, công việc. Những luật lệ và quy ước được lập ra để tạo ra những ngôn ngữ, làm chúng ta dễ dàng giao tiếp, và chỉ có vậy.
Take money, for example. In olden times there weren't any coins or notes, they had no value. People used to barter goods, but those things were difficult to keep, so they created money, using coins and notes. Perhaps in the future we'll have a new king decree that we don't have to use paper money, we should use wax, melting it down and pressing it into lumps. We say this is money and use it throughout the country. Let alone wax, they might even decide to make chicken dung the local currency - all the other things can't be money, just chicken dung! Then people would fight and kill each other over chicken dung!
Lấy ví dụ tiền. Thời cổ xưa không có tiền cắc hay tiền giấy. Chúng ta trao đổi hàng hóa, vật dụng, nhưng khó mà trao đổi ngang mọi thứ, nên con người đã tạo ra tiền. Tiền là những quy ước giá trị, chứ bản thân đồng cắc và tiền giấy thì đâu có giá trị thực gì.
(Sau này người ta còn thậm chí dùng thêm thẻ bằng nhựa chứa đựng những thông tin quy ước giá trị trong đó dùng để thanh toán, mua bán; thậm chí qua những đường dây kết nối bằng điện tử... Ajahn Chah đã giảng những bài pháp vào những thập niên 1960, 1970 khi việc thanh toán không dùng tiền mặt bằng thẻ tín dụng còn chưa phổ biến).
Nói tóm lại, con người có thể dùng bất cứ thứ gì để làm quy ước giá trị để mua bán. Nói cho vui, ngay cả khi thế giới trở nên khan hiếm gà, người ta có thể dùng phân gà để làm đơn vị tiền tệ! Rồi không chừng lúc đó mọi người lại chém giết nhau vì phân gà!
This is the way it is. You could use many examples to illustrate convention. What we use for money is simply a convention that we have set up, it has its use within that convention. Having decreed it to be money, it becomes money. But in reality, what is money? Nobody can say. When there is a popular agreement about something, then a convention comes about to fulfill the need. The world is just this.
Vậy đó, chúng ta có thể dùng rất nhiều ví dụ để tả về sự quy ước là gì. Cái chúng ta gọi là tiền chỉ là quy ước được lập ra, nó chỉ có giá trị và công dụng trong quy ước đó thôi. Nó được quy định là tiền, nên nó trở thành tiền. Nhưng thực tại thì, tiền là cái gì? Chẳng ai nói được. Chúng chỉ là mớ kim loại và mớ giấy làm từ cây cỏ. Nhưng khi có số đông đã quy ước nó là giá trị, thì quy ước đó đều được tuân theo để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Thế gian chỉ là vậy.
This is convention, but to get ordinary people to understand Liberation is really difficult. Our money, our house, our family, our children and relatives are simply conventions that we have invented, but really, seen in the light of Dhamma, they don't belong to us. Maybe if we hear this we don't feel so good, but reality is like that. These things have value only through the established conventions. If we establish that it doesn't have value, then it doesn't have value. If we establish that it has value, then it has value. This is the way it is, we bring convention into the world to fulfill a need.
Đó là quy ước, nhưng để làm cho những người bình thường hiểu được sự Giải Thoát là rất khó. Tiền của ta, nhà của ta, gia đình của ta, con cái của ta, dòng họ của ta... thực ra chỉ là những quy ước mà chúng ta lập ra; nhưng nếu nhìn mọi thứ dưới ánh sáng của Giáo Pháp (và thực tại) thì tất cả những thứ đó không thuộc về chúng ta. Có thể khi nghe điều này ta không thấy dễ chịu và đáng phải tin, nhưng thực tại đúng là như vậy. Những thứ đó chỉ có giá trị theo những quy ước mà chúng ta đã lập ra trên đời. Nếu chúng ta quy ước những thứ đó không có giá trị, thì chúng sẽ không có giá trị. (Nếu chúng ta quy ước một người họ hàng là kẻ thù của mình, thì người đó không có giá trị với ta). Nếu chúng ta quy ước những thứ đó là có giá trị, thì chúng sẽ có giá trị theo quy ước đó. (Nếu chúng ta quy ước kẻ thù của mình là bạn bè thân thiết, thì người đó trở thành có giá trị với ta). Chỉ là như vậy, con người chúng ta đưa những quy ước vào trong thế gian để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau như giao tiếp, truyền thừa, xã hội, kinh tế, tình cảm, an ninh, tâm linh...
Even this body is not really ours, we just suppose it to be so. It's truly just an assumption on our part. If you try to find a real, substantial self within it, you can't. There are merely elements which are born, continue for a while and then die. Everything is like this. There's no real, true substance to it, but it's proper that we use it. It's like a cup. At some time that cup must break, but while it's there you should use it and look after it well. It's a tool for your use. If it breaks there is trouble, so even though it must break, you should try your utmost to preserve it.
Ngay cả thân này của chúng ta cũng không phải là của chúng ta, chỉ là do chúng ta 'quy định' nó là vậy. Đó chỉ là sự quy định của chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu sâu sát để tìm ra một cái 'ta' thực chất nằm bên trong nó, thì chúng ta đâu tìm ra gì. Đó chỉ là những yếu tố được sinh ra, tiếp tục tồn tại trong một thời gian, rồi chết đi. Tất cả mọi thứ trên đời đều như vậy. Không có một thực-chất hay một thực thể nào thực sự gắn bên trong hay đằng sau chúng. Giống như cái ly này. Đến lúc nào đó nó cũng cũ đi và bể nát, nhưng khi nó còn đây thì chúng ta vẫn còn gọi là cái ly, vẫn còn lo giữ và sử dụng nó. Nó chỉ là một công cụ để ta dùng. Nó bể thì ta buồn, nhưng dù biết trước sau nó cũng cũ và bể, ta vẫn cứ giữ gìn nó kỹ lưỡng lúc này.
And so we have the four supports which the Buddha taught again and again to contemplate. They are the supports on which a monk depends to continue his practice. As long as you live you must depend on them, but you should understand them. Don't cling to them, giving rise to craving in your mind.
Phật dạy chúng ta nhiều lần phải chánh niệm về bốn thứ trợ sinh của chúng ta: Y phục, thức ăn, chỗ ở, thuốc men. Đó là bốn thứ trợ giúp các tu sĩ giữ thân này khỏe mạnh để tiếp tục tu hành. Khi nào còn sống, chúng ta phải nhờ vào bốn thứ đó, nhưng chúng ta cần nên hiểu biết rõ về chúng. Đừng tham nắm, đừng dính chấp vào chúng, đừng khởi sinh lòng tham vì chúng. (Đừng nên tham muốn có đủ nhiều y phục mới, thức ăn rất ngon, chùa to đẹp, và thuốc men y tế hiện đại).
Convention and liberation are related like this continually. Even though we use convention, don't place your trust in it as being the truth. If you cling to it, suffering will arise. The case of right and wrong is a good example. Some people see wrong as being right and right as being wrong, but in the end who really knows what is right and what is wrong? We don't know. Different people establish different conventions about what's right and what's wrong, but the Buddha took suffering as his guide-line. If you want to argue about it there's no end to it. One says ''right,'' another says ''wrong''. One says ''wrong,'' another says ''right.'' In truth we don't really know right and wrong at all. But at a useful, practical level, we can say that right is not to harm oneself and not to harm others. This way fulfills a constructive purpose for us.
Quy ước và sự giải thoát liên quan với nhau liên tục như vậy. Dù chúng ta đang sử dụng những thứ do quy ước vì đời sống, chúng ta cũng không nên đặt lòng tin vào những thứ đó là thực. Nếu chúng ta cứ tham muốn hay dính chấp vào chúng, khổ đau lại khởi sinh. Lấy ví dụ về đúng và sai là hay nhất ở đây. Nhiều người coi cái sai là đúng và coi cái đúng là sai, nhưng rốt cuộc thì ai biết được cái nào là đúng và cái nào là sai? Chúng ta không biết được. Những người khác nhau thì có những quy ước khác nhau về sự đúng và sự sai; còn Phật thì không đặt nặng chữ đúng chữ sai là gì, mà đặt ra vấn đề là khổ hay không khổ để hướng dẫn chúng ta!. (Chỗ này người học Phật cần lưu ý!). Nếu ai cũng muốn cãi nhau về đúng và sai thì cãi cho đến chết cũng không bao giờ hết.
(Hàng tỷ người vẫn đang cãi nhau về những điều đúng điều sai; hàng trăm quốc gia vẫn đang tranh chấp và chiến tranh với nhau những điều bên này cho là đúng, bên kia cho là sai. Hàng tỷ quan điểm đúng và sai về hàng tỷ điều trên thế gian đang tồn tại trên thế gian). Người thì cho là đúng, người thì cho sai. (Hàng tỷ những đối thoại như vậy bởi hàng tỷ người diễn ra trên trái đất này trong một lần mặt trời mọc và lặn. Hầu hết những đối thoại của loài người luôn luôn là về đúng và sai). Nhưng đích thực, chúng ta chẳng biết điều gì là đúng hay sai là gì. (Đúng hay sai chỉ là quy ước thế gian, và nó còn tùy thuộc vào quy ước của từng người, từng nhóm người, từng địa phương, từng dân tộc, và từng mỗi người trong từng mỗi dân tộc đó...). Về mặt tu hành, để hữu ích và thiết thực, chúng ta có thể nói nôm na rằng: điều đúng là điều không làm hại mình và không làm hại người; và điều sai là điều ngược lại. Cách nghĩ này là của đạo Phật và nó sẽ giúp thỏa mãn mục đích tu tâm tích cực của chúng ta.
So, after all, both rules and conventions and liberation are simply dhammas. One is higher than the other, but they go hand in hand. There is no way that we can guarantee that anything is definitely like this or like that, so the Buddha said to just leave it be. Leave it be as uncertain. However much you like it or dislike it, you should understand it as uncertain.
Vậy, cuối cùng, tất cả những luật lệ và quy ước và sự giải thoát chỉ đơn giản là những pháp. Cái này hơn cái kia, nhưng chúng đi chung với nhau. Không có gì chúng ta có thể bảo đảm cái gì là nhất định như vầy, và cái kia là nhất định như kia; do vậy Phật dạy rằng cứ để yên mọi sự. Cứ coi chúng là không chắc chắn, tất cả đều vô thường. Cứ vậy, dù bạn' có thích hay ghét chúng bao nhiêu, hãy luôn nhớ rằng chúng là không chắc chắn, vô thường.
Regardless of time and place, the whole practice of Dhamma comes to completion at the place where there is nothing. It's the place of surrender, of emptiness, of laying down the burden. This is the finish. It's not like the person who says, ''Why is the flag fluttering in the wind? I say it's because of the wind.'' Another person says it's because of the flag. The other retorts that it's because of the wind. There's no end to this! The same as the old riddle, ''Which came first, the chicken or the egg?'' There's no way to reach a conclusion, this is just nature.
Dù bất cứ ở đâu và khi nào, toàn bộ việc tu hành Giáo Pháp của đạo Phật là để đi đến nơi kết cuộc là nơi không có gì. Đó là nơi của sự từ bỏ, nơi của sự trống không, nơi đã đặt xuống mọi gánh nặng. Đây là đích đến của việc tu hành theo đạo Phật. Chứ việc tu hành không phải để ngồi đó tranh cãi về đúng và sai: ví dụ như câu chuyện các nhà sư ngồi cãi với nhau "Tại sao phướn bay? Tôi chắc là do gió thổi". Người thì nói là do phướn động, người thì nói là do gió động. Để cho vị sư phụ phải nói là do tâm mấy người cãi động. Chẳng bao giờ kết thúc chuyện tranh biện đúng sai. Cũng giống như chuyện cãi "Con gà có trước hay trứng có trước?", làm sao chúng ta biết chắc được mà ai cũng đi cãi qua cãi lại. Chẳng có cách nào đi đến một kết luận cho mọi người khác nhau: Đó chỉ là tự nhiên.
All these things we say are merely conventions, we establish them ourselves. If you know these things with wisdom then you'll know impermanence, suffering and not-self. This is the outlook which leads to enlightenment.
Tất cả những điều chúng ta đang nói cũng là những quy ước. Nếu bạn hiểu được những điều này bằng trí tuệ, bạn sẽ biết về lẽ thật vô thường, khổ và vô ngã. Đây chính là tầm nhìn để dẫn đến sự giác ngộ.
You know, training and teaching people with varying levels of understanding is really difficult. Some people have certain ideas, you tell them something and they don't believe you. You tell them the truth and they say it's not true. ''I'm right, you're wrong...'' There's no end to this.
Quý vị biết đó, huấn luyện và chỉ dạy nhiều người với nhiều trình độ hiểu biết khác nhau thì thực sự khó. Một số người có sẵn những ý tưởng trong đầu, nên khi mình nói họ điều gì, họ không chịu tin. Mình nói sự thật cho họ, họ nói đó không phải thật. Họ cứ nói họ đúng, mình sai. Cứ như vậy không bao giờ kết thúc.
If you don't let go there will be suffering. I've told you before about the four men who go into the forest. They hear a chicken crowing, ''Kak-ka-dehhhh!'' One of them wonders, ''Is that a rooster or a hen?'' Three of them say together, ''It's a hen,'' but the other doesn't agree, he insists it's a rooster. ''How could a hen crow like that?'' he asks. They retort, ''Well, it has a mouth, hasn't it?'' They argue and argue till the tears fall, really getting upset over it, but in the end they're all wrong. Whether you say a hen or a rooster, they're only names. We establish these conventions, saying a rooster is like this, a hen is like that; a rooster cries like this, a hen cries like that... and this is how we get stuck in the world! Remember this! Actually, if you just say that really there's no hen and no rooster, then that's the end of it.
Nếu bạn không biết buông bỏ, khổ sẽ có mặt hoài. Tôi có lần kể cho quý vị nghe chuyện bốn người đi vô rừng. Họ nghe tiếng gà rừng kêu crọt-crọt. Một người hỏi: "Đó là gà cồ hay gà mái vậy?". Ba người kia nói đó là gà mái, nhưng người đó khăng khăng phải là gà cồ. "Gà mái làm sao kêu như vậy được?" Ba người kia tiếp tục: "Thì nó có miệng nó kêu như vậy, bộ gà mái không có miệng sao?". Họ cứ cãi cày cãi cối cho đến khi khô miệng, chảy nước mắt vì bực tức, nhưng rốt cuộc tất cả họ đều sai. Sai là vì cứ dựa vào quy ước riêng của mình về gà cồ, gà mái. Ai cũng bảo thủ rằng gà cồ phải kêu như vầy, gà mái phải kêu như vậy. Thực ra chỉ là gà, gà cồ và gà mái là có họ đặt ra và quy kết cái tiếng kêu của mỗi loại họ quy ước trong đầu. Và cứ như vậy, họ cứ dính theo thế giới. Hãy nhớ kỹ điều này. Thực ra chỉ cần không chấp gì gà cồ gà mái thì câu chuyện sẽ không rắc rối như vậy.
In the field of conventional reality one side is right and the other side it wrong, but there will never be complete agreement. Arguing till the tears fall has no use.
Trong môi trường thực tại do quy ước thì có một bên đúng và một bên sai, và không bao giờ có sự đồng ý hoàn toàn. Cứ tranh cãi cho đến khi khô miệng, chảy nước mắt (thậm chí thù hận nhau) thì chẳng ích gì.
The Buddha taught not to cling. How do we practise non-clinging? We practise simply by giving up clinging, but this non-clinging is very difficult to understand. It takes keen wisdom to investigate and penetrate this, to really achieve non-clinging.
Đức Phật dạy không dính chấp. Làm sao chúng ta tu tập sự không dính chấp? Đơn giản là chúng ta tu tập dẹp bỏ sự dính chấp, nhưng sự không dính chấp là rất khó hiểu. Nó phải cần có trí tuệ sắc bén để điều tra và thâm nhập vào bên trong nó để thực sự đạt đến sự không dính chấp, đạt đến sự buông bỏ.
When you think about it, whether people are happy or sad, content or discontent, doesn't depend on their having little or having much - it depends on wisdom. All distress can be transcended only through wisdom, through seeing the truth of things.
Hãy nghĩ về điều này, người ta sướng hay khổ, vui hay buồn thực ra không phải do có nhiều hay ít, giàu hay nghèo, mà là tùy thuộc vào trí tuệ hiểu biết. Tất cả mọi sự phiền não đau thương chỉ có thể được chuyển hóa thông qua trí tuệ, thông qua sự nhìn thấy sự thật của tất cả mọi sự trên thế gian.
So the Buddha exhorted us to investigate, to contemplate. This 'contemplation' means simply to try to solve these problems correctly. This is our practice. Like birth, old age, sickness and death - they are the most natural and common of occurrences. The Buddha taught to contemplate birth, old age, sickness and death, but some people don't understand this. ''What is there to contemplate?'' they say. They're born but they don't know birth, they will die but they don't know death.
Do vậy, Đức Phật khuyên chúng ta phải nên điều tra, suy xét, quán xét. Chữ 'quán xét' ở đây đơn giản có nghĩa là nỗ lực giải quyết vấn đề khó khổ một cách đúng đắn. Đó là việc tu hành của chúng ta. Giống như sinh, già, bệnh, chết— tất cả mọi thứ trên thế gian đều đi theo tiến trình tự nhiên và giống nhau như vậy. Phật dạy phải quán xét, phải chánh niệm về sinh, già bệnh, chết, nhưng nhiều người không hiểu được lẽ này. "Quán xét chánh niệm cái gì?", họ hỏi lại. Họ được sinh ra nhưng họ không biết sự chết, họ sẽ chết nhưng họ không biết sự chết.
A person who investigates these things repeatedly will see. Having seen he will gradually solve his problems. Even if he still has clinging, if he has wisdom and sees that old age, sickness and death are the way of nature, then he will be able to relieve suffering. We study the Dhamma simply for this - to cure suffering.
Người chuyên cần điều tra về những lẽ thật này thì sẽ nhìn thấy. Sau khi nhìn thấy những lẽ thật đó, người ấy sẽ dần dần giải quyết những vấn đề khó khổ. Ngay cả khi người ấy vẫn còn nhiều dính chấp, nhưng khi người ấy đã có trí tuệ nhìn thấy lẽ 'sinh, già, chết' là lẽ thật và đường lối của tự nhiên, thì người ấy có thể giải tỏa nhưng khó khổ. Chúng ta tu học Giáo Pháp chỉ vì mục đích này—chữa trị những khổ đau.
There isn't really much as the basis of Buddhism, there's just the birth and death of suffering, and this the Buddha called the truth. Birth is suffering, old age is suffering, sickness is suffering and death is suffering. People don't see this suffering as the truth. If we know truth, then we know suffering.
Chỗ này hầu như là căn bản của đạo Phật, rõ ràng có sinh, già, bệnh, chết; đó là lẽ thật. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; đó là lẽ thật. Người ta không nhìn thấy sự khổ này là sự thật. Nếu chúng ta hiểu biết sự thật, thì chúng ta hiểu biết về khổ.
This pride in personal opinions, these arguments, they have no end. In order to put our minds at rest, to find peace, we should contemplate our past, the present, and the things which are in store for us. Like birth, old age, sickness and death. What can we do to avoid being plagued by these things? Even though we may still have a little worry, if we investigate till we know according to the truth, all suffering will abate, because we will no longer cling to them.
Sự 'tự ta' trong ý kiến của mình, sự tranh chấp, biện cãi, sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Để làm cho tâm chúng ta được yên nghỉ, để tìm thấy sự bình an, chúng ta phải quán xét chánh niệm về quá khứ, hiện tại, và những thứ (nghiệp) đã được tàng tích trong chúng ta. Cũng giống như quán xét về lẽ sinh, già, bệnh, chết. Chúng ta làm sao có thể tránh được những điều không tránh khỏi đó? Chúng ta vẫn còn lo lắng ít nhiều về những điều không tránh khỏi đó (và chắc vẫn luôn dính chấp ám ảnh về những điều đó). Nhưng nếu chúng ta nỗ lực điều tra suy xét cho đến khi chúng ta hiểu biết đúng theo sự thật, thì tất cả mọi khổ đau sẽ biến dần, bởi chúng ta không còn dính chấp hay ám ảnh vào chúng.
Nếu chúng ta có sự chuyên cần trong tu tập thì khi được khen, đó chỉ là lời khen, nếu bị chê, đó chỉ là lời chê. Chúng ta không cần phản ứng này nọ với điều đó, cứ an trú ở đây. Vì sao? Bởi chúng ta thấy được nguy cơ của sự phản ứng này nọ, chúng ta thấy trước kết quả của việc phản ứng. Chúng ta liên tục ý thức tỉnh giác về sự nguy hiểm của cả lời khen và lời chê. Thông thường, nếu chúng ta có một trạng thái tốt, tâm cũng tốt, chúng ta thấy cả hai đều tốt, chúng ta thích. Nếu chúng ta có một trạng thái xấu, tâm cũng xấu, chúng ta không ưa thích. Ngay chỗ này là cách tu tập không cân bằng, thiếu bình tâm.
Nếu chúng ta có sự chuyên cần tu tập đủ để hiểu biết những trạng thái của chúng ta, và hiểu biết rằng chúng ta đang dính mắc vào các trạng thái, thì đó là cách tu tập tốt hơn. Đó là chúng ta có được sự tỉnh giác, chúng ta biết cái gì đang diễn ra, nhưng chúng ta vẫn chưa buông bỏ được. Chúng ta nhìn thấy mình đang dính chấp vào những thứ tốt và xấu, và chúng ta biết rõ về điều đó. Chúng ta dính chấp theo cái tốt và biết rằng đó không phải là cách tu tập đúng đắn, nhưng chúng ta vẫn chưa buông bỏ được. Nhưng được như vậy là cũng tu tập được 50% hay 70% rồi. Vẫn chưa giải tỏa được, nhưng chúng ta đã biết nếu buông bỏ được thì chúng ta sẽ đạt đến sự bình an. Chúng ta tiếp tục quan sát tất cả những trạng thái thích và không thích, tham và sân, khen và chê của chúng ta một cách liên tục. Dù ở trong hoàn cảnh nào, tâm lúc nào cũng chuyên cần liên tục như vậy.
Đối với những người đời thế gian, khi họ bị chê bai hay chỉ trích họ thực sự bực tức. Nếu họ được khen thì họ vui mừng. Nếu chúng ta hiểu biết rõ sự thật của những trạng thái khác nhau, nếu chúng ta biết về những hậu quả của việc dính chấp theo những sự chê khen, về những sự nguy hiểm khi dính chấp vào bất cứ thứ gì, thì chúng ta sẽ luôn nhạy cảm về những trạng thái của chúng ta. Chúng ta sẽ biết rằng dính chấp theo những trạng thái sẽ thực sự gây ra khổ đau. Chúng ta nhìn thấy sự khổ đau, và nhìn thấy sự dính chấp chính là nguyên nhân tạo ra khổ đau đó. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy những hậu quả của việc nắm giữ và dính chấp vào những cái tốt cái xấu—đó không phải là hạnh phúc thực sự. Dính chấp, tham chấp, ràng buộc không phải là cách hạnh phúc. Bởi vậy bây giờ chúng ta phải tìm cách buông-bỏ.
Vậy 'cách buông bỏ' nằm ở đâu? Trong nhà Phật, chúng tôi nói là "Đừng dính vào thứ gì". Chúng ta không bao giờ hết nghe về câu này, "Đừng dính chấp vào thứ gì!" Điều này có nghĩa là "nắm bắt" hay "bắt kịp", nhưng đừng nắm dính hay dính theo nó. Ví dụ như cái đèn pin này. Chúng ta thấy nó và nghĩ "Cái gì đây?". Chúng ta nắm nó lên và nhận biết đó là đèn pin, rồi chúng ta bỏ xuống lại, không nắm riết nó. Chúng ta nắm bắt hay bắt kịp mọi sự theo cách như vậy. (Bắt kịp, nhận biết, và buông bỏ).
Nếu chúng ta không nắm giữ điều gì, vậy chúng ta có thể làm gì được? Chúng ta không thể thiền hay làm bất cứ điều gì, nên chúng ta phải nắm bắt sự vật trước. Nắm bắt cũng là tham muốn, phải, đúng vậy, nhưng sau đó dẫn đến công hạnh tốt, dẫn đến sự hoàn thiện và đức hạnh, tức là dẫn đến ba-la-mật (pāramī). Ví dụ, cũng giống như vì có tham muốn đến đây, nên Thầy Jagaro đã đến chùa Wat Pah Pong này. Trước tiên thầy ấy phải có sự muốn đi. Nếu thầy ấy cảm thấy mình không muốn đi đến đây, thầy ấy đã không đi. Những người khác cũng vậy, họ đến thăm chùa này vì họ muốn đến. Nhưng khi sự tham muốn khởi sinh, chúng ta đừng dính chấp vào nó! Vậy quý vị đến, và sau đó quý vị về lại... Đây là cái gì? Chúng ta nắm lên, nhìn nó và nhận ra nó, "À, đây là đèn pin". Rồi sau đó đặt xuống. Điều này được gọi là nắm lấy (nắm bắt, bắt kịp) nhưng không nắm giữ nó luôn, không dính chấp vào nó, không chạy theo nó—chúng ta buông bỏ. Nói đơn giản hơn, chúng ta chỉ nói như vầy: "Biết, rồi buông bỏ". Liên tục nhìn, liên tục nhìn thấy và buông bỏ. "Cái này, họ nói tốt; cái này, họ nói không tốt"... ta biết, và buông bỏ. Tốt và xấu, ta biết hết về nó, nhưng ta buông bỏ. Chúng ta không ngu dại dính chấp (nắm giữ, dính chặt, ràng buộc, chạy theo, dính theo) mọi thứ mọi sự, nhưng chúng ta chỉ nắm 'bắt nó' (bắt kịp, nhận biết kịp) chúng bằng trí tuệ. Chúng ta phải thực hành một cách chuyên cần, ổn định như vậy. Thực hành như vậy trong mọi tư thế. Cứ làm cho tâm biết (nhận biết, thấy) mọi sự theo cách như vậy, rồi cứ để yên cho trí tuệ khởi sinh. Khi tâm đã có trí tuệ thì còn muốn tìm gì khác nữa bây giờ?
Chúng ta phải quán xét về cái chúng ta đang làm. Chúng ta đang sống ở đây vì lý do gì, chúng ta đang làm việc để làm gì? Ở đời người ta làm để có được này được nọ, nhưng những nhà sư dạy những điều sâu sắc hơn. Và chúng tôi làm điều gì cũng không phải để được trả công hay để cầu được gì. Người thế tục làm việc vì họ muốn có thứ này thứ nọ (tiện nghi, nhà cửa, tài, sắc, danh, quyền...), nhưng Phật thì dạy người đi tu làm việc gì vì nên làm, làm việc để nên việc, chúng tôi không đòi hỏi được gì từ việc làm của mình.
Nếu chúng ta luôn làm bất cứ việc gì vì quyền lợi thì điều đó sẽ dẫn đến khổ. Hãy tự mình thử mà coi! Ngay cả nếu bạn muốn làm cho tâm bình an do vậy bạn ngồi thiền và cố gắng làm cho tâm bình an—bạn sẽ khổ!. Hãy thử làm đi mà coi! Cách của chúng tôi thì khác hơn, thanh tịnh hơn. Chúng tôi cũng muốn ngồi thiền để làm cho tâm bình an, nhưng sau cái muốn đó chúng tôi buông bỏ; chỉ thiền và buông bỏ, và tiếp tục buông bỏ.
Có một số người Bà-la-môn vào thời Phật còn sống, ta thấy họ cố tình muốn cắt bỏ tham muốn: họ có tham muốn trong tâm, và họ cố cắt bỏ tham muốn. Hành động đó không giúp gì để chuyển hóa khổ, bởi vì họ làm vậy là do tham muốn (tham muốn cắt hết tham dục và được giải tỏa). Ban đầu chúng tôi tu tập cũng với tham muốn đó trong tâm; sau đó chúng tôi tiếp tục tu tập, nhưng không phải cố tâm đạt được điều tham muốn đó. Chúng tôi cứ tu tập cho đến lúc tu không phải để đạt được điều gì cả, chúng tôi chỉ tu tập để buông bỏ, tu tập với sự buông bỏ.
Đây là điều chúng ta phải tự mình suy xét và nhìn thấy cho mình, chỗ này rất sâu sắc. Có lẽ chúng ta đi tu vì muốn đạt đến Niết-bàn—nhưng vì lẽ đó, chúng ta sẽ không thể đạt đến Niết-bàn! Tham muốn được bình an là điều tự nhiên, nhưng đích thực thì điều đó lại không đúng. Chúng ta phải tu tập với sự không mong cầu bất cứ thứ gì. Nếu chúng ta không mong muốn bất cứ thứ gì, thì chúng ta sẽ đạt được gì? Chúng ta không đạt gì cả! Bất cứ thứ gì ta đạt đắc là nguyên nhân của khổ, do vậy chúng ta nên tu tập với tinh thần không mong cầu đạt được gì cả.
Chỗ mày được gọi là sự "làm cho tâm trống không". Nó trống không, nhưng vẫn còn việc phải làm. Sự trống không này ít người hiểu được, chỉ có ai chứng đạt đến nó thì mới nhìn thấy nó có là gì, có giá trị gì. Không phải là sự trống không vì không có hay không chứa bất cứ thứ gì, mà đó là sự trống không nằm bên trong tất cả mọi thứ quanh đây. Giống như cái đèn pin này: chúng ta nên nhìn nó là trống không; bởi sự trống không (tánh không) nằm bên trong đèn pin. Không phải là sự trống không mà chúng ta không nhìn thấy gì, không phải vậy. Người nào hiểu nghĩa sự trống không như vậy là hoàn toàn sai. Chúng ta phải nên hiểu rõ sự trống không nằm bên trong mọi thứ đang ở đây.
Những người còn đang tu tập với thái độ mong cầu hay chứng đắc gì đó thì cũng giống như những người Bà-la-môn ngày xưa muốn hy sinh tham muốn để đạt được một cái gì khác. Cũng giống như những người đến gặp tôi để xin tôi rắc 'nước thánh' lên họ. Tôi hỏi họ "Tại sao các anh chị muốn 'nước thiêng' này?". Họ trả lời rằng họ muốn được sống hạnh phúc và sung túc và không bị bệnh đau. Vậy đó, cứ kiểu như vậy thì chẳng bao giờ vượt qua khổ đau được.
Cách thế gian là làm gì cũng có lý do, cũng vì lợi ích nào đó, nhưng đạo Phật là làm những việc tốt thiện mà không cần phải được gì. Thế gian chỉ hiểu mọi thứ theo kiểu nhân quả, nhưng Phật thì dạy chúng ta phải làm những thứ để vượt qua và vượt trên nhân quả. Trí tuệ của Phật là vượt trên nhân, vượt trên quả; vượt trên sinh, vượt trên tử; vượt trên khổ, vượt trên sướng.
Hãy nghĩ về điều đó... đó là chỗ không nơi nào để an trú, đó là không trụ chỗ nào. Chúng ta sống trong cái 'nhà'. Để xuất gia khỏi nhà và đi đến một nơi 'không nhà'... thì chúng ta không biết cách làm, bởi chúng ta đã quen ở trong 'nhà', chúng ta đã luôn luôn sống sự trở thành, với sự dính chấp. Nếu chúng ta không dính chấp, chúng ta không biết làm gì khác. (Chúng ta đã quen sống với tất cả mọi dính chấp từ bao kiếp rồi).
Rồi thì, mọi người cũng không thích đi đến Niết-bàn, bởi chẳng có gì ở đó, không có gì cả. Nhìn lên trần nhà và nhìn xuống nền nhà ngay đây. Cái cao nhất là mái nhà, đó là điều tối cao nhất, đó là thứ 'bất biến, bất diệt'(!). Cái thấp nhất là nền nhà, và đó là một cái 'bất biến, bất diệt' nữa. Nhưng bên giữa mái nhà và nền nhà thì không có chỗ nào để đứng, để trụ, hay để bám gì cả. Chúng ta có thể đứng trên mái nhà hay trên nền nhà, nhưng không thể đứng ở giữa khoảng không. Nơi mà không có chỗ để đứng hay bám trụ chính là là nơi có sự trống không; và Niết-bàn chính là chỗ trống-không này.
Mọi người nghe thấy điều này họ hơi ngại và lùi lại, họ không muốn đi tới. Họ sợ rằng sẽ không còn gặp lại con cái, anh em, họ hàng của mình nữa. Bởi do vậy, nên khi mọi người chúc phúc cho các Phật tử tại gia, tất cả đều muốn chúc rằng: "Chúc anh chị được sống thọ, được đẹp đẽ, sung sướng và mạnh giỏi". (Chúc vậy người ta mới vui; chứ chúc mau mau đi đến chỗ "trống-không" kia thì họ bực tức, nghĩ là xui xẻo, hoặc nghĩ mình ác ý!). Đầu năm, cuối năm mà chúc như vậy họ mừng lắm, nên cảm ơn lia lịa và đáp lại "sādhu!" (Lành thay!). Nếu chúng ta nói gì gì về chỗ "trống không" thì họ không muốn nghe đâu, họ đã quen dính với những thứ mà họ cho là 'chắc chắn, bất biến, bất diệt' như cái mái nhà và nền nhà kia.
Vì không hiểu nổi, họ làm như không biết. Bạn có bao giờ thấy một người già sụ với một làn da tươi đẹp chưa? Bạn có bao giờ thấy một người già mà sức mạnh như lực sĩ hoặc luôn luôn sung sướng chưa? Vậy đó, vậy mà họ cứ chúc nhau là "Sống thọ, đẹp đẽ, sung sướng và mạnh giỏi". (Đã nhiều tuổi là phải già đi, xấu đi, yếu đi và khổ sở với mọi tư thế, chứ sao sung sướng được!). Họ muốn vậy chẳng khác nào những Bà-la-môn kia tu tập với mong cầu được chứng đắc theo tham muốn mình vậy. Điều đó là không được.
Trong tu tập chúng ta không nên ép mình vào một 'sở nguyện' hay một 'trách nhiệm' nào cả, tức là chúng ta tu tập không phải là để phải đạt được hay đạt đến điều gì. Chúng ta không muốn gì hết. Nếu chúng ta còn muốn thứ gì thì thứ đó vẫn còn đâu đó mà, lo gì cho vội. Chỉ cần làm cho cái tâm bình an và làm xong tốt việc tu tập. Nhưng ngay cả khi tôi nói đến như vầy quý vị cũng không thấy thích, bởi vì quý vị vẫn còn muốn được "sinh" lại.
Tất cả những người tại gia nên gần gũi với các Tăng Ni để nhìn học cách tu tập từ họ. Gần gũi Tăng Ni là gần gũi với Phật, là gần gũi với Giáo Pháp. Phật đã nói: "Này Ananda, phải tu tập nhiều, phải phát triển sự tu tập! Ai mà nhìn thấy Giáo Pháp là thấy ta, và ai nhìn thấy ta là thấy Giáo Pháp".
Mà Phật ở đâu? Chúng ta thường nghĩ rằng Phật đã mất rồi, nhưng thực ra Phật chính là Giáo Pháp, là Sự Thật. Một số người thích nói rằng: "Ồ, nếu tôi được sinh ra thời có Phật thì chắc tôi đã lên đến Niết-bàn rồi". Chỉ có người ngu dốt mới nói như vậy. Phật vẫn còn ở đây. Dù ai có sống hay chết thì sự thật và chân lý vẫn còn ở đây. Chân lý thì không bao giờ rời khỏi thế gian, nó luôn luôn có mặt ở mọi lúc mọi nơi. Cho nên, dù Đức Phật lịch sử có được sinh ra hay không, hoặc còn sống hay chết, hoặc dù ai có hiểu biết hay không biết, thì chân lý và sự thật vẫn luôn có mặt ở đó.
Do vậy chúng ta nên gần gũi với Phật, chúng ta nên hướng vào và tìm thấy Giáo Pháp. Khi chúng ta tới được Giáo Pháp, chúng ta sẽ tới được Phật; nhìn thấy Giáo Pháp là nhìn thấy Phật, và tất cả mọi nghi ngờ sẽ tan biến.
Để so sánh, lấy ví dụ thầy giáo Choo. Trước kia thầy ấy không phải là thầy giáo. Sau khi ông ấy học qua nhiều trường lớp thì ông ấy trở thành thầy giáo Choo. Ông ấy trở thành thầy giáo vì đã học thành công qua những chương trình học bắt buộc, đó là chương trình sư phạm để tạo ra các thầy cô giáo. Khi thầy giáo Choo chết đi, thì chương trình học đó vẫn còn, ai học qua chương trình sư phạm đó đều có thể trở thành thầy giáo. Chương trình sư phạm đó vẫn còn, cũng giống như chân lý hay Sự Thật. Sự hiểu biết về sự thật giúp Đức Phật trở thành Phật.
Do vậy, Phật vẫn còn đây. Ai thực hành Giáo Pháp và nhìn thấy Giáo Pháp là nhìn thấy Phật. Thời bây giờ mọi người đều ngớ ngẩn, cứ đoán non đoán già Đức Phật đang ở đâu, chẳng biết đoán mò vậy để làm gì; họ không biết Phật đang ở đây. Nhiều người nói "Nếu tôi được sinh ra vào thời có Đức Phật, chắc chắn tôi đã là đệ tử Phật và tu hành ngon lành và đã giác ngộ". Đó là lời của kẻ ngu dốt và nói dóc.
Này các thầy, đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bỏ y hoàn tục sau ba tháng Mưa này. Đừng bao giờ nghĩ như vậy! Có những giây khắc ý nghĩ 'ma ám' này có thể khởi sinh trong tâm, giống như ta phải giết ai đó vậy. Cũng như vậy, chỉ cần nửa giây tích tắc một ý nghĩ có thể xô vào trong tâm bạn mãi mãi, và bạn đã trở thành như vậy.
Và đừng nghĩ rằng các thầy phải thọ giới vào chùa một thời gian lâu thì mới có thể thiền được. Sự tu tập đúng đắn nằm ngay trong khoảnh khắc chúng ta đang tạo nghiệp (kamma). Ngay trong một khắc, một ý nghĩ (tâm) xấu ác khởi sinh... trước khi mình biết mình đã dính vào nghiệp nặng. (Sự trở thành và sự tạo nghiệp là nhanh như vậy đó). Và cũng tương tự như vậy, tất cả những vị đệ tử của Đức Phật đã tu hành trong một thời gian dài, nhưng thời gian để họ chứng đạt giác ngộ chỉ xảy ra trong vòng một khoảnh khắc ý nghĩ, trong một sát-na tâm.
Do vậy, mong quý thầy đừng chểnh mảng, đừng 'lơ tâm', dù trong những việc nhỏ nhặt. Hãy cố gắng tu tập, hãy cố gần gũi với các Tỳ kheo, với Tăng đoàn, quán xét chánh niệm về mọi thứ, rồi sau đó các thầy sẽ hiểu về các tăng. Nói như vậy là quá đủ rồi phải không quý vị? Hơi trễ rồi, có một số thầy sắp buồn ngủ kìa. Phật dạy không nên tiếp tục dạy Giáo Pháp cho những người đang buồn ngủ.
CHƯƠNG 4
NO ABIDING – KHÔNG CÓ CHỖ DỰA
We hear some parts of the teachings and can't really understand them. We think they shouldn't be the way they are, so we don't follow them, but really there is a reason to all the teachings. Maybe it seems that things shouldn't be that way, but they are. At first I didn't even believe in sitting meditation. I couldn't see what use it would be to just sit with your eyes closed. And walking meditation...walk from this tree to that tree, turn around and walk back again... ''Why bother?'' I thought, ''What's the use of all that walking?'' I thought like that, but actually walking and sitting meditation are of great use.
Chúng ta nghe một số giáo lý nào đó và thật sự không thể hiểu chúng .Chúng ta nghĩ rằng chắc chúng không phải là như vậy đâu ,cho nên chúng ta không thực hành theo ,nhưng thật ra tất cả các lời dạy đều có một lý do . Có thể chúng có vẻ như không phải vậy nhưng thật ra chúng là như vậy . Buổi đầu tôi còn thậm chí không tin vào việc ngồi thiền, tôi không thấy lợi lạc gì khi ngồi với đôi mắt nhắm và thiền hành cứ đi từ cái cây này sang cái cây khác ,xoay người lại và lại tiếp tục đi . Tôi nghĩ tại sao lại phải bận tâm với ba cái chuyện như thế này chứ? Tôi nghĩ lợi ích của việc đi tới đi lui đó là gì ? Tôi nghĩ như vậy nhưng thật ra thiền hành và tiền toạ đều có sự lợi lạc rất lớn.
Some people's tendencies cause them to prefer walking meditation, others prefer sitting, but you can't do without either of them. In the scriptures they talk about the four postures: standing, walking, sitting and lying. We live with these four postures. We may prefer one to the other, but we must use all four.
Khuynh hướng của một số người khiến cho họ thích thiền hành hơn ,những người khác thì ngược lại thích thiền toạ hơn nhưng các ông không thể thực hành nếu thiếu một trong hai tư thế . Trong kinh điển đề cập đến bốn tư thế đứng ,đi ,ngồi và nằm . Chúng ta sống với cả bốn tư thế này . Chúng ta có thể thích một tư thế nào đó hơn những tư thế còn lại nhưng chúng ta phải sử dụng tất cả bốn.
They say to make these four postures even, to make the practice even in all postures. At first I couldn't figure out what this meant, to make them even. Maybe it means we sleep for two hours, then stand for two hours, then walk for two hours ... maybe that's it ? I tried it - couldn't do it, it was impossible! That's not what it meant to make the postures even. 'Making the postures even' refers to the mind, to our awareness. That is, to give rise to wisdom in the mind, to illumine the mind. This wisdom of ours must be present in all postures; we must know, or understand, constantly. Standing, walking, sitting or lying, we know all mental states as impermanent, unsatisfactory and not-self. Making the postures even in this way can be done, it is possible. Whether like or dislike are present in the mind, we don't forget our practice, we are aware.
Trong kinh nói rằng phải làm cho bốn tư thế này cân bằng với nhau phải thực hành sao cho có sự cân bằng giữa mọi tư thế . Ban đầu tôi không hiểu điều này nghĩa là gì làm cho cân bằng là làm sao. Có lẽ điều này có nghĩa là chúng ta ngủ trong 2 giờ ,sau đó đứng trong 2 giờ và sau đó nữa thiền hành trong 2 giờ ..có lẽ nó là vậy chăng? Tôi đã thử thực hành như vậy nhưng không thể làm được , đó là điều không thể ! Lời dạy này không có nghĩa là làm cho các tư thế cân bằng dễ dàng, làm cho các tư thế cân bằng ,ám chỉ đến tầm đến sự tỉnh giác của chúng ta , đó là làm cho Tâm phát sinh trí tuệ , làm cho Tâm trong sáng cái trí tuệ này của chúng ta phải có mặt ở mọi tư thế , chúng ta phải biết hoặc phải hiểu một cách liên tục không gián đoạn . Trong khi đứng đi ngồi hay nằm chúng ta đều biết tất cả các trạng thái tâm là vô thường bất toại nguyện và vô ngã . Làm cho các tư thế cân bằng với nhau thì có thể làm được , điều này là có thể . Cho dẫu có sự thích hay không thích hiện diện trong tâm chúng ta vẫn không quên sự thực hành của mình ,chúng ta giữ sự tỉnh giác .
If we just focus our attention on the mind constantly then we have the gist of the practice. Whether we experience mental states which the world knows as good or bad we don't forget ourselves, we don't get lost in good or bad. We just go straight. Making the postures constant in this way is possible.
Nếu chúng ta tập trung sự chú ý vào tâm một cách liên tục ,thì chúng ta sẽ nắm được mấu chốt của việc thực hành. Cho dù chúng ta kinh nghiệm các trạng thái tâm mà theo quan điểm thế gian cho là tốt hoặc xấu, chúng ta vẫn không quên chính mình, chúng ta không bị lạc lối trong cái tốt hay xấu này. Chúng ta cứ việc đi thẳng tới ghi nhận các tư thế một cách liên tục theo cách này thì có thể làm được.
If we have constancy in our practice, when we are praised, then it's simply praise; if we are blamed, it's just blame. We don't get high or low over it, we stay right here. Why? Because we see the danger in all those things, we see their results. We are constantly aware of the danger in both praise and blame. Normally, if we have a good mood the mind is good also, we see them as the same thing; if we have a bad mood the mind goes bad as well, we don't like it. This is the way it is, this is uneven practice.
Nếu chúng ta kiên định trong việc thực hành, khi chúng ta được khen ngợi, thì đó chỉ là lời khen ngợi; nếu chúng ta bị chê, đó chỉ là chê. Chúng ta không nhận được cao hay thấp trên nó, chúng ta ở ngay tại đây. Tại sao? Bởi vì chúng ta thấy sự nguy hiểm trong tất cả những điều đó, chúng ta thấy kết quả của chúng. Chúng ta liên tục nhận thức được sự nguy hiểm trong cả lời khen và lời chê. Thông thường, nếu chúng ta có tâm trạng tốt thì tâm cũng tốt theo, chúng ta xem chúng như nhau; nếu chúng ta có tâm trạng không tốt thì tâm trí cũng trở nên tồi tệ, chúng ta không thích điều đó. Sự thể là như vậy , đây là sự thực hành không cân bằng.
If we have constancy just to the extent of knowing our moods, and knowing we're clinging to them, this is better already. That is, we have awareness, we know what's going on, but we still can't let go. We see ourselves clinging to good and bad, and we know it. We cling to good and know it's still not right practice, but we still can't let go. This is 50% or 70% of the practice already. There still isn't release but we know that if we could let go that would be the way to peace. We keep seeing the equally harmful consequences of all our likes and dislikes, of praise and blame, continuously. Whatever the conditions may be, the mind is constant in this way.
Nếu chúng ta kiên định đến mức biết rõ tâm trạng của mình và biết mình đang bám vào chúng, thì điều này đã tốt hơn rồi. Tức là chúng ta có tỉnh giác, biết cái gì đang diễn ra, nhưng vẫn không buông bỏ được. Chúng ta thấy mình bám vào điều tốt và điều xấu, và chúng ta biết điều đó. Chúng ta bám vào điều thiện, biết là tu tập không đúng, nhưng vẫn không buông bỏ được. Đây là 50% hoặc 70% của sự thực hành rồi. Vẫn chưa có sự giải thoát nhưng chúng ta biết rằng nếu chúng ta có thể buông bỏ thì đó sẽ là con đường dẫn đến an bình. Chúng ta liên tục nhìn thấy những hậu quả tai hại như nhau của tất cả những điều mình thích và không thích, khen và chê, một cách liên tục. Bất kể các trạng thái tâm có thể như thế nào, tâm vẫn ghi nhận theo cách này.
But for worldly people, if they get blamed or criticized they get really upset. If they get praised it cheers them up, they say it's good and get really happy over it. If we know the truth of our various moods, if we know the consequences of clinging to praise and blame, the danger of clinging to anything at all, we will become sensitive to our moods. We will know that clinging to them really causes suffering. We see this suffering, and we see our very clinging as the cause of that suffering. We begin to see the consequences of grabbing and clinging to good and bad, because we've grasped them and seen the result before - no real happiness. So now we look for the way to let go.
Nhưng đối với những người thế gian, nếu họ bị chê trách hoặc chỉ trích, họ sẽ thực sự khó chịu. Nếu họ được khen ngợi, điều đó sẽ cổ vũ họ, họ nói rằng điều đó tốt và họ thực sự hạnh phúc vì điều đó. Nếu chúng ta biết sự thật về những tâm trạng khác nhau của chúng ta, nếu chúng ta biết được hậu quả của việc bám víu vào lời khen và tiếng chê, biết được sự nguy hiểm của việc bám víu vào bất cứ điều gì, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm với tâm trạng của chính mình. Chúng ta sẽ hiểu rằng bám chấp vào chúng thật sự gây ra đau khổ. Chúng ta thấy nỗi khổ này, và chúng ta thấy chính sự bám chấp của mình là nguyên nhân của nỗi khổ đó. Chúng ta bắt đầu thấy hậu quả của việc bám chấp và bám chấp vào tốt và xấu, bởi vì chúng ta đã nắm giữ chúng và đã nhìn thấy những hậu quả của những việc làm của chúng ta trước đó – nó không đem lại hạnh phúc thực sự. Vì vậy, bây giờ chúng ta tìm cách để buông bỏ.
Where is this 'way to let go'? In Buddhism we say ''Don't cling to anything.'' We never stop hearing about this ''don't cling to anything!'' This means to hold, but not to cling. Like this flashlight. We think, ''What is this?'' So we pick it up, ''Oh, it's a flashlight,'' then we put it down again. We hold things in this way.
"Con đường đưa đến buông bỏ" này ở đâu? Trong đạo Phật, chúng ta nói "Đừng bám víu vào bất cứ điều gì". Chúng ta không bao giờ ngừng nghe về điều này " đừng bám víu vào bất cứ điều gì!" Điều này có nghĩa là giữ, nhưng không bám. Giống như đèn pin này. Ta nghĩ, "Đây là cái gì?" Vì vậy, chúng ta nhặt nó lên, "Ồ, đó là đèn pin", rồi lại đặt nó xuống. Chúng ta giữ mọi thứ theo cách này.
If we didn't hold anything at all, what could we do ? We couldn't walk meditation or do anything, so we must hold things first. It's wanting, yes, that's true, but later on it leads to pāramī (virtue or perfection). Like wanting to come here, for instance... Venerable Jagaro came to Wat Pah Pong. He had to want to come first. If he hadn't felt that he wanted to come he wouldn't have come. For anybody it's the same, they come here because of wanting. But when wanting arises don't cling to it! So you come, and then you go back...What is this? We pick it up, look at it and see, ''Oh, it's a flashlight,'' then we put it down. This is called holding but not clinging, we let go. We know and then we let go. To put it simply we say just this, ''Know, then let go.'' Keep looking and letting go. ''This, they say is good; this they say is not good''... know, and then let go. Good and bad, we know it all, but we let it go. We don't foolishly cling to things, but we 'hold' them with wisdom Practising in this 'posture' can be constant. You must be constant like this. Make the mind know in this way, let wisdom arise. When the mind has wisdom, what else is there to look for?
Nếu chúng ta không giữ bất cứ thứ gì cả, chúng ta có thể làm được gì? Chúng ta không thể đi thiền hay làm bất cứ điều gì, vì vậy chúng ta phải nắm lấy mọi thứ trước đã. Đó là mong muốn, vâng, đó là sự thật, nhưng sau đó nó dẫn đến pāramī (đức hạnh hay sự hoàn hảo). Giống như muốn đến đây, ví dụ như... Đại đức Jagaro đã đến Wat Pah Pong. Đại đức phải muốn đi trước. Nếu Đại đức không cảm thấy mình muốn đến, Đại đức sẽ không đến. Đối với bất cứ ai cũng vậy, họ đến đây vì muốn. Nhưng khi ham muốn phát sinh, đừng bám víu vào nó! Vì vậy, bạn đến, và sau đó bạn quay trở lại... Đây là cái gì? Chúng ta nhặt nó lên, nhìn vào nó và thấy, "Ồ, đó là đèn pin", rồi đặt nó xuống. Cái này gọi là nắm giữ nhưng không bám víu, chúng ta buông bỏ. Chúng ta biết và sau đó chúng ta buông bỏ. Nói một cách đơn giản, chúng ta chỉ nói điều này, "Biết, sau đó buông tay." Tiếp tục nhìn và buông bỏ. ''Điều này, họ nói là tốt; Điều này họ nói là không tốt''... Biết, rồi buông bỏ. Tốt và xấu, chúng ta biết tất cả, nhưng chúng ta để nó đi. Chúng ta không dại dột bám víu vào mọi thứ, nhưng chúng ta 'giữ' chúng bằng trí tuệ .Thực hành trong 'tư thế' này có thể liên tục. Bạn phải kiên định như thế này. Làm cho tâm trí biết theo cách này, hãy để trí tuệ phát sinh. Khi tâm trí có trí tuệ, còn gì khác để tìm kiếm?
We should reflect on what we are doing here. For what reason are we living here, what are we working for? In the world they work for this or that reward, but the monks teach something a little deeper than that. Whatever we do, we ask for no return. We work for no reward. Worldly people work because they want this or that, because they want some gain or other, but the Buddha taught to work just in order to work, we don't ask for anything beyond that.
Chúng ta nên phản tỉnh về những gì chúng ta đang làm ở đây. Vì lý do gì chúng ta sống ở đây, chúng ta đang làm việc để làm gì? Trong thế giani họ làm việc vì phần thưởng này hay phần thưởng kia, nhưng các nhà sư dạy điều gì đó sâu sắc hơn thế . Bất cứ chúng ta làm gì, chúng ta không yêu cầu được lợi. Người thế gian làm việc vì họ muốn điều này hay điều kia, bởi vì họ muốn lợi ích này hay lợi ích khác, nhưng Đức Phật dạy làm việc chỉ để làm việc, chúng ta không yêu cầu bất cứ điều gì ngoài điều đó.
If you do something just to get some return it'll cause suffering. Try it out for yourself! You want to make your mind peaceful so you sit down and try to make it peaceful - you'll suffer! Try it. Our way is more refined. We do, and then let go; do, and then let go.
Nếu bạn làm điều gì đó chỉ để nhận được một số lợi nhuận, nó sẽ gây ra đau khổ. Hãy thử nó cho chính mình! Bạn muốn làm cho tâm bạn bình an để bạn ngồi xuống và cố gắng làm cho nó yên bình - bạn sẽ đau khổ! Hãy thử nó. Cách của chúng ta vi tế hơn. Chúng ta làm, và sau đó buông bỏ; làm, rồi buông bỏ.
Look at the Brahmin who makes a sacrifice: he has some desire in mind, so he makes a sacrifice. Those actions of his won't help him transcend suffering because he's acting on desire. In the beginning we practise with some desire in mind; we practise on and on, but we don't attain our desire. So we practise until we reach a point where we're practising for no return, we're practising in order to let go.
Hãy nhìn vào người Bà la môn đang tổ chức lễ cúng tế: anh ta có một số ham muốn trong tâm trí, vì vậy anh ta cúng tế. Những hành động đó của anh ta sẽ không giúp anh ta vượt qua đau khổ bởi vì anh ta đang hành động theo ham muốn. Ban đầu, chúng ta thực hành với một số ham muốn trong tâm trí; Chúng ta thực hành liên tục, nhưng chúng ta không đạt được mong muốn của mình. Vì vậy, chúng ta thực hành cho đến khi chúng ta đạt đến một điểm mà chúng ta đang thực hành mà không mong cầu để được gì cả , chúng ta đang thực hành để buông bỏ.
This is something we must see for ourselves, it's very deep. Maybe we practise because we want to go to Nibbāna - right there, you won't get to Nibbāna! It's natural to want peace, but it's not really correct. We must practise without wanting anything at all. If we don't want anything at all, what will we get? We don't get anything! Whatever you get is a cause for suffering, so we practise not getting anything.
Đây là điều chúng ta phải tự mình nhìn thấy, nó rất sâu sắc. Có lẽ chúng ta thực hành vì chúng ta muốn đến Niết bàn - ngay tại đó, bạn sẽ không đến được Niết bàn đâu! Muốn an bình là điều tự nhiên, nhưng nó không thực sự đúng. Chúng ta phải thực hành mà không muốn bất cứ điều gì cả. Nếu chúng ta không muốn bất cứ điều gì cả, chúng ta sẽ nhận được gì? Chúng ta sẽ không nhận được gì cả! Bất cứ điều gì bạn nhận được đều là nguyên nhân của đau khổ, vì vậy chúng ta thực hành để không nhận được bất cứ điều gì.
Just this is called 'making the mind empty'. It's empty but there is still doing. This emptiness is something people don't usually understand, only those who reach it see the real value of it. It's not the emptiness of not having anything, it's emptiness within the things that are here. Like this flashlight: we should see this flashlight as empty; because of the flashlight there is emptiness. It's not the emptiness where we can't see anything, it's not like that. People who understand like that have got it all wrong. You must understand emptiness within the things that are here.
Điều này được gọi là 'làm cho tâm rỗng không'. Nó rỗng không nhưng vẫn đang làm việc. Sự rỗng không này là một cái gì đó người đời thường không hiểu, nhưng những ai đạt được đến trạng thái này chắc chắn sẽ nhìn thấy giá trị của việc biết được nó. Nó không phải là sự rỗng không của việc không có bất cứ thứ gì, đó là sự rỗng không bên trong những thứ đang có mặt ở đây. Giống như đèn pin này: chúng ta nên thấy đèn pin này rỗng; Bởi vì đèn pin có sự rỗng. Nó không phải là rỗng mà chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ điều gì, nó không phải như vậy. Những người hiểu như vậy đã hiểu sai . Bạn phải hiểu sự rỗng không bên trong những thứ đang có mặt ở đây.
Those who are still practising because of some gaining idea are like the Brahmin making a sacrifice just to fulfill some wish. Like the people who come to see me to be sprinkled with 'holy water'. When I ask them, ''Why do you want this holy water?'' they say, ''We want to live happily and comfortably and not get sick.'' There! They'll never transcend suffering that way.
Những người vẫn còn đang thực hành vì ý muốn đạt được một cái gì đó cũng giống như Bà la môn ,những người thực hiện các nghi thức tế lễ. Giống như những người đến gặp tôi để được rảy 'nước thánh'. Khi tôi hỏi họ, "Tại sao bạn muốn nước thánh này?", họ nói, "Chúng tôi muốn sống hạnh phúc và thoải mái và không có bị bệnh." Đó! Họ sẽ không bao giờ vượt qua đau khổ theo cách đó.
The worldly way is to do things for a reason, to get some return, but in Buddhism we do things without any gaining idea. The world has to understand things in terms of cause and effect, but the Buddha teaches us to go above and beyond cause and effect. His wisdom was to go above cause, beyond effect; to go above birth and beyond death; to go above happiness and beyond suffering.
Cách thế gian là làm mọi việc vì một lý do, để có được một số lợi ích, nhưng trong Phật giáo, chúng ta làm mọi thứ mà không đạt được bất kỳ ý tưởng nào. Thế giới phải hiểu mọi thứ về mặt nhân quả, nhưng Đức Phật dạy chúng ta vượt lên trên và vượt ra ngoài nhân quả. Sự khôn ngoan của ông là vượt lên trên nguyên nhân, vượt ra ngoài kết quả; vượt lên trên sự sinh ra và vượt ra ngoài cái chết; để vượt lên trên hạnh phúc và vượt lên trên đau khổ.
Think about it...there's nowhere to stay. We people live in a 'home'. To leave home and go where there is no home... we don't know how to do it, because we've always lived with becoming, with clinging. If we can't cling we don't know what to do.
Hãy suy nghĩ về nó... Không có chỗ để nương náu. Mọi người chúng ta sống trong một 'ngôi nhà'. Để rời khỏi nhà và đi đến một nơi không có nhà... Chúng ta không biết phải làm điều đó như thế nào, bởi vì chúng ta luôn luôn sống với sự trở thành-hữu, với sự bám níu. Nếu chúng ta không thể bám níu, chúng ta không biết phải làm gì.
So most people don't want to go to Nibbāna, there's nothing there; nothing at all. Look at the roof and the floor here. The upper extreme is the roof, that's an 'abiding'. The lower extreme is the floor, and that's another 'abiding'. But in the empty space between the floor and the roof there's nowhere to stand. One could stand on the roof, or stand on the floor, but not on that empty space. Where there is no abiding, that's where there's emptiness, and Nibbāna is this emptiness.
Vì vậy, hầu hết mọi người không muốn đi đến Niết bàn, vì không có gì ở đó cả; không có gì hết. Hãy nhìn vào mái nhà và sàn nhà ở đây. Cực đoan bên trên là mái nhà, đó là một 'chỗ dựa'. Cực đoan bên dưới là sàn nhà, và đó là một 'chỗ dựa' khác. Nhưng cái khoảng trống giữa sàn nhà và mái nhà, không có chỗ nào để đứng cả. Người ta có thể đứng trên mái nhà, hoặc đứng trên sàn nhà, nhưng không thể đứng trên khoảng không đó. Nơi nào không có chỗ dựa, nơi đó có sự rỗng không, và Niết bàn là sự rỗng không này.
People hear this and they back up a bit, they don't want to go. They're afraid they won't see their children or relatives. This is why, when we bless the lay people, we say ''May you have long life, beauty, happiness and strength.'' This makes them really happy, ''sādhu!'' they all say. They like these things. If you start talking about emptiness they don't want it, they're attached to abiding.
Mọi người nghe vậy thì lùi lại một chút, họ không muốn đi. Họ sợ rằng họ sẽ không nhìn thấy con cái hoặc người thân của họ. Đây là lý do tại sao, khi chúng ta chúc lành cho các cư sĩ, chúng ta nói "Nguyện cho bạn có cuộc sống lâu dài, đẹp đẽ, an vui và khoẻ mạnh." Điều này làm cho họ thực sự hạnh phúc, tất cả họ đều nói "lành thay" ''sādhu!''. Họ thích những điều này như vậy. Nếu bạn bắt đầu nói về sự rỗng không, mà họ không muốn nó, họ đang dính mắc vào một chỗ để dựa vào đó.
But have you ever seen a very old person with a beautiful complexion? Have you ever seen an old person with a lot of strength, or a lot of happiness? ...No...But we say, ''Long life, beauty, happiness and strength'' and they're all really pleased, every single one says ''sādhu!'' This is like the Brahmin who makes oblations to achieve some wish.
Nhưng các ông đã bao giờ nhìn thấy một người rất già với nước da đẹp chưa? Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người già với rất nhiều sức mạnh, hoặc rất nhiều hạnh phúc? ... Không... Nhưng khi chúng ta chúc, "Trường thọ, sắc đẹp, hạnh phúc và sức mạnh", và tất cả họ đều rất hài lòng, từng người một ai cũng đều nói "sādhu! Điều này cũng giống như vị Bà la môn thực hiện các lễ vật để mong thành tựu được ước nguyện của mình.
In our practice we don't 'make oblations', we don't practise in order to get some return. We don't want anything. If we still want something then there is still something there. Just make the mind peaceful and have done with it. But if I talk like this you may not be very comfortable, because you want to be 'born' again.
Trong sự thực hành của chúng ta, chúng ta không 'thực hành lễ hiến tế', chúng ta không thực hành để có được một thứ gì đó. Chúng tôi không muốn bất cứ điều gì. Nếu chúng ta vẫn muốn một cái gì đó thì một cái gì đó vẫn còn ở đó. Chỉ cần làm cho tâm bình an đã là một sự lợi lạc rồi. Nhưng nếu tôi nói như thế này bạn không thấy thoải mái, bởi vì bạn muốn được 'sinh ra' một lần nữa.
All you lay practisers should get close to the monks and see their practice. To be close to the monks means to be close to the Buddha, to be close to his Dhamma. The Buddha said, ''Ananda, practise a lot, develop your practice! Whoever sees the Dhamma sees me, and whoever sees me sees the Dhamma.''
Vì vậy ,tất cả các bạn cư sĩ nên đến gần các nhà sư và xem sự thực hành của họ. Gần gũi với các nhà sư có nghĩa là gần gũi với Đức Phật, gần gũi với Giáo Pháp của Ngài. Đức Phật dạy, "Ananda, hãy thực hành cho thật nhiều, hãy vun bồi sự thực hành ! Bất cứ ai nhìn thấy Giáo Pháp người đó đều thấy ta và bất cứ ai nhìn thấy ta ,người đó đều thấy Giáo Pháp."
Where is the Buddha? We may think the Buddha has been and gone, but the Buddha is the Dhamma, the Truth. Some people like to say, ''Oh, if I was born in the time of the Buddha I would go to Nibbāna.'' Here, stupid people talk like this. The Buddha is still here. The Buddha is truth. Regardless of whoever is born or dies, the truth is still here. The truth never departs from the world, it's there all the time. Whether a Buddha is born or not, whether someone knows it or not, the truth is still there.
Đức Phật ở đâu? Chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Phật đã đến thế gian này và đã ra đi, nhưng Đức Phật là Pháp, là Chân lý. Một số người thích nói, "Ồ, nếu tôi được sinh ra vào thời Đức Phật, tôi sẽ đến Niết bàn." Chỉ những người ngu ngốc mới nói chuyện như thế này. Đức Phật vẫn còn ở đây. Đức Phật chính là sự thật. Bất kể ai đó sinh ra hay chết đi, sự thật vẫn còn ở đây. Sự thật không bao giờ rời khỏi thế gian này, lúc nào cũng ở đó. Cho dù một vị Phật có được sinh ra hay không, cho dù ai đó có biết nó hay không, sự thật vẫn còn đó.
So we should get close to the Buddha, we should come within and find the Dhamma. When we reach the Dhamma we will reach the Buddha; seeing the Dhamma we will see the Buddha, and all doubts will dissolve.
Vì vậy, chúng ta nên gần gũi Đức Phật, chúng ta nên vào bên trong và tìm Giáo Pháp. Khi chúng ta đạt đến Dhamma, chúng ta sẽ hiểu được Đức Phật; Một khi thấy Pháp chúng ta sẽ thấy Đức Phật, và tất cả mọi hoài nghi sẽ tan biến.
To give a comparison, it's like teacher Choo. At first he wasn't a teacher, he was just Mr. Choo. When he studied and passed the necessary grades he became a teacher, and became known as teacher Choo. How did he become a teacher? Through studying the required subjects, thus allowing Mr. Choo to become teacher Choo. When teacher Choo dies, the study to become a teacher still remains, and whoever studies it will become a teacher. That course of study to become a teacher doesn't disappear anywhere, just like the Truth, the knowing of which enabled the Buddha to become the Buddha.
Để so sánh, giống như nhà giáo Choo. Lúc đầu ông ta không phải là giáo viên, ông ta chỉ là ông Choo. Khi ông ta học và vượt qua các điểm số cần thiết, ông trở thành một giáo viên, và được biết đến như là giáo viên Choo. Làm thế nào mà ông ấy trở thành một giáo viên nổi tiếng? Thông qua việc học các môn học bắt buộc, do đó cho phép ông Choo trở thành giáo viên Choo. Khi thầy giáo Choo qua đời, giáo trình học để trở thành giáo viên vẫn còn đó, và bất cứ ai học nó sẽ trở thành một giáo viên. Khóa học đó để trở thành một giáo viên không biến mất ở bất cứ đâu, giống như Chân lý, sự hiểu biết về điều đó đã giúp Đức Phật trở thành Phật.
So the Buddha is still here. Whoever practises and sees the Dhamma sees the Buddha. These days people have got it all wrong, they don't know where the Buddha is. They say, ''If I was born in the time of the Buddha I would have become a disciple of his and become enlightened.'' That's just foolishness.
Vì vậy, Đức Phật vẫn còn ở đây. Bất cứ ai thực hành và nhìn thấy Giáo Pháp đều thấy Đức Phật. Ngày nay người ta đã hiểu sai tất cả, họ không biết Đức Phật ở đâu. Họ nói, "Nếu tôi được sinh ra vào thời Đức Phật, tôi sẽ trở thành đệ tử của Ngài và sẽ giác ngộ." Đó chỉ là sự ngu ngốc.
Don't go thinking that at the end of the rains retreat you'll disrobe. Don't think like that! In an instant an evil thought can arise in the mind, you could kill somebody. In the same way, it only takes a split-second for good to flash into the mind, and you're there already.
Đừng nghĩ rằng vào cuối mùa an cư là các ông sẽ xả y .Đừng nghĩ như vậy! Ngay lập tức một ý nghĩ xấu xa có thể nảy sinh trong tâm, bạn có thể giết chết 1 ai đó. Theo cách tương tự, chỉ mất một giây để điều tốt lóe lên trong tâm trí, và bạn đã có mặt ngay ở đó.
And don't think that you have to ordain for a long time to be able to meditate. Where the right practice lies is in the instant we make kamma. In a flash an evil thought arises ...before you know it you've committed some heavy kamma. And in the same way, all the disciples of the Buddha practised for a long time, but the time they attained enlightenment was merely one thought moment.
Và cũng đừng nghĩ rằng bạn phải thọt giới trong một thời gian dài rồi sau đó mớicó thể hành thiền. Sự thực hành đúng nó nằm trong khoảnh khắc mà chúng ta tạo nghiệp. Trong nháy mắt, một ý nghĩ xấu sinh khởi ... Và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã phạm một số nghiệp nặng nào đó rồi. Và theo cùng một cách, tất cả các đệ tử của Đức Phật đã thực hành trong một thời gian dài, nhưng thời gian họ đạt được giác ngộ chỉ là một sát na tâm.
So don't be heedless, even in minor things. Try hard, try to get close to the monks, contemplate things and then you'll know about monks. Well, that's enough, huh? It must be getting late now, some people are getting sleepy. The Buddha said not to teach Dhamma to sleepy people.
Vì vậy, đừng phóng dật, ngay cả trong những điều nhỏ nhặt nhất. Hãy cố gắng hết sức, cố gắng để gần gũi với các nhà sư, hãy quán chiếu sự vật và các hiện tượng và sau đó bạn sẽ về các nhà sư. Vậy là cũng đã đủ rồi phải không? Bây giờ cũng hẳn là đã khá muộn rồi, có người đang buồn ngủ. Đức Phật cũng từng dạy rằng không nên giảng Dhamma cho những người đang buồn ngủ.
CHƯƠNG 5
EVENING SITTING - NGỒI THIỀN BUỔI TỐI
I would like to ask you about your practice. You have all been practising meditation here, but are you sure about the practice yet? Ask yourselves, are you confident about the practice yet? These days there are all sorts of meditation teachers around, both monks and lay teachers, and I'm afraid it will cause you to be full of doubts and uncertainty about what you are doing. This is why I am asking. As far as Buddhist practice is concerned, there is really nothing greater or higher than these teachings of the Buddha which you have been practising with here. If you have a clear understanding of them, it will give rise to an absolutely firm and unwavering peace in your heart and mind.
Tôi muốn hỏi mọi người vấn đề tu tập. Mọi người đã thiền tập ở đây lâu nay, nhưng mọi người đã biết chắc về sự tu tập chưa? Hãy tự hỏi mình: ta đã tự tin về việc tu tập của mình hay chưa?. Thời bây giờ có đủ loại thiền sư ở khắp nơi, thiền sư là người xuất gia, có thiền sư là người thường. Tôi sợ chính điều đó làm mọi người ở đây có nhiều nghi ngờ và không tin chắc về cách tu mà quý vị đang tu ở đây. Đó là lý do tại sao tôi hỏi vậy. Dù có nói về Phật giáo đến đâu, không có giáo lý nào hay hơn và cao sâu hơn bằng giáo lý của chính Đức Phật mà quý vị đang áp dụng thực hành ở đây. Nếu quý vị có một sự hiểu biết rõ ràng về chúng, sự hiểu biết đó sẽ giúp khởi sinh sự bình an tuyệt đối vững chắc và không lay chuyển trong tâm và trái tim của mình.
Making the mind peaceful is known as practising meditation, or practising samādhi (concentration). The mind is something which is extremely changeable and unreliable. Observing from your practice so far, have you seen this yet? Some days you sit meditation and in no time at all the mind is calm, others, you sit and whatever you do there's no calm - the mind constantly struggling to get away, until it eventually does. Some days it goes well, some days it's awful. This is the way the mind displays these different conditions for you to see. You must understand that the eight factors of the Noble Eight-fold Path (ariya magga) merge in sīla (moral restraint), samādhi and paññā (wisdom). They don't come together anywhere else. This means that when you bring the factors of your practice together, there must be sīla, there must be samādhi and there must be paññā present together in the mind. It means that in practising meditation right here and now, you are creating the causes for the Path to arise in a very direct way.
Thiền được cho là làm cho tâm bình an, hoặc được cho là tu tập cho tâm đạt định (samādhi). Tâm là thứ cực kỳ biến đổi và không đáng tin cậy. Từ khi tu tập và quán sát đến giờ, quý vị có nhìn thấy điều đó không? Có ngày ngồi thiền, tâm luôn được tĩnh lặng, còn ngày khác ngồi thiền không được tĩnh lặng chút nào – tâm cứ cố lăng xăng chỗ khác, nó cứ lồng lộn cho đến khi chạy được. Có ngày êm ả thiền được, có ngày lăng xăng búa xua. Đó là cách tâm thể hiện cho bạn thấy những tình trạng khác nhau của nó. Chúng ta cần hiểu rằng tám phần của con đường Bát Thánh Đạo (ariya magga) hòa thành ba mảng Giới, Định, Tuệ [sīla, samādhi, paññā]. Ba mảng tu tập gồm tám phần của con đường, hay tám phần tu tập của con đường nằm trong ba mảng tu tập đó. Nếu ta lấy một phần tu nào của Bát Thánh Đạo thì chắc chắc nó phải thuộc mảng Giới, hoặc Định, hoặc Tuệ. Nếu chúng ta đưa tất cả tám phần đó vào tu tập cùng với nhau thì chắc chắn có giới, có định, và có tuệ cùng có mặt trong tâm. Điều này có nghĩa trong việc thiền tập tại đây và bây giờ, chúng ta đang tạo nguyên nhân cho con đường Đạo khởi sinh một cách rất trực tiếp.
In sitting meditation you are taught to close your eyes, so that you don't spend your time looking at different things. This is because the Buddha was teaching that you should know your own mind. Observe the mind. If you close your eyes, your attention will naturally be turned inwards towards the mind - the source of many different kinds of knowledge. This is a way of training the mind to give rise to samādhi.
Quý vị được dạy khi ngồi thiền phải nhắm mắt để mình không phí thời giờ nhìn những thứ xung quanh. Lý do là do Phật dạy chúng ta nên nhìn vào bên trong để hiểu biết tâm mình. Nhìn vào tâm mình, quán sát tâm mình. Khi ta nhắm mắt, sự chú tâm của ta sẽ tự nhiên hướng vào bên trong tâm – nơi khởi nguồn của những sự hiểu biết khác nhau. Đây là một cách tập luyện tâm để làm khởi sinh trạng thái định (samādhi).
Once sitting with the eyes closed, establish awareness with the breath - make awareness of the breath more important than anything else. This means you bring awareness to follow the breath, and by keeping with it, you will know that place which is the focal point of sati (mindfulness), the focal point of the knowing and the focal point of the mind's awareness. Whenever these factors of the path are working together, you will be able to watch and see your breath, feelings, mind and ārammana (mind-objects), as they are in the present moment. Ultimately, you will know that place which is both the focal point of samādhi and the unification point of the path factors.
Khi ngồi nhắm mắt, hãy thiết lập sự tỉnh-giác cùng với hơi thở – chỉ chú trọng sự tỉnh-giác vào hơi thở, không để ý thứ gì khác. Điều này có nghĩa ta đưa tỉnh-giác vào để theo dõi hơi thở, và bằng cách duy trì sự tỉnh-giác, ta sẽ biết được chỗ nào là điểm tập trung [tiêu điểm] của sự chánh niệm (sati), đó là tiêu điểm của sự-biết và tiêu điểm của sự tỉnh- giác của tâm. Khi các phần [yếu tố] của con đường [Bát Thánh Đạo] cùng làm việc với nhau, ta sẽ có khả năng quan sát và nhìn thấy hơi thở, nhìn thấy những cảm giác, nhìn thấy tâm và những đối-tượng-tâm (ārammana) trong thời khắc hiện tại đúng như chúng thực. Đến cuối cùng, ta cũng biết rằng điểm đó chính là tiêu điểm của định (samādhi) và cũng là điểm hợp-nhất của các yếu tố của con đường đạo.
When developing samādhi, fix attention on the breath and imagine that you are sitting alone with absolutely no other people and nothing else around to bother you. Develop this perception in the mind, sustaining it until the mind completely lets go of the world outside and all that is left is simply the knowing of the breath entering and leaving. The mind must set aside the external world. Don't allow yourself to start thinking about this person who is sitting over here, or that person who is sitting over there. Don't give space to any thoughts that will give rise to confusion or agitation in the mind - it's better to throw them out and be done with them. There is no one else here, you are sitting all alone. Develop this perception until all the other memories, perceptions and thoughts concerning other people and things subside, and you're no longer doubting or wandering about the other people or things around you. Then you can fix your attention solely on the in-breaths and out-breaths. Breathe normally. Allow the in-breaths and the out-breaths to continue naturally, without forcing them to be longer or shorter, stronger or weaker than normal. Allow the breath to continue in a state of normality and balance, and then sit and observe it entering and leaving the body.
Khi tu tập định tâm (samādhi), ta cố định sự chú tâm vào hơi thở và hình dung ta đang ngồi một mình, tuyệt đối không có ai khác hay thứ gì khác quấy rầy ta. Tập cho được cái nhận thức này trong tâm, duy trì cái nhận thức này cho đến khi tâm hoàn toàn buông bỏ thế giới bên ngoài, tất cả những gì còn lại chỉ là sự-biết về hơi thở đi vào và đi ra. Tâm phải dẹp bỏ thế giới bên ngoài qua một bên. Đừng để mình bắt đầu để ý đến ai trong phòng thiền, đừng bắt đầu nghĩ về người ngồi gần bên hay người ngồi cuối phòng thiền. Đừng để khoảng trống cho bất kỳ ý nghĩ nào khởi sinh tạo nên sự bối rối hay khó chịu trong tâm – tốt nhất là dẹp bỏ tất cả chúng và không dính gì đến chúng nữa. Coi như không có ai ở đó, chỉ mỗi mình ta đang ngồi đó. Phát huy cái nhận thức đó cho đến khi tất cả ký ức, nhận thức, và ý nghĩ liên quan đến những người khác và thứ khác đều lắng lặn xuống, và ta không còn nghi hoài hoặc lăng xăng nghĩ gì về người khác hay thứ gì khác xung quanh ta. Làm được như vậy thì sau đó ta có thể cố định sự chú tâm của mình vào duy nhất hơi thở – hơi thở-vào và hơi thở-ra. Thở bình thường. Để yên cho hơi thở-vào và hơi thở-ra tiếp tục thở một cách tự nhiên, không thúc ép nó thở ngắn hơn hay dài hơn, mạnh hơn hay yếu hơn nhịp thở tự nhiên bình thường của nó. Để yên cho hơi thở tiếp tục trong trạng thái bình thường và cân bằng, và ta cứ ngồi quan sát nó đi vào và đi ra khỏi thân.
Once the mind has let go of external mind-objects, it means you will no longer feel disturbed by the sound of traffic or other noises. You won't feel irritated with anything outside. Whether it's forms, sounds or whatever, they won't be a source of disturbance, because the mind won't be paying attention to them - it will become centred upon the breath.
Một khi tâm đã buông bỏ tất cả những đối-tượng-tâm bên ngoài, có nghĩa là ta không còn cảm giác bị quấy rầy bởi tiếng xe cộ hay những âm thanh khác. Ta không cảm giác bị khó chịu bởi bất cứ thứ gì bên ngoài. Dù đó là gì, mọi thứ hình sắc, âm thanh, hay bất cứ là gì, đều không còn thứ quấy rầy ta nữa, bởi vì sao? bởi tâm không còn chú ý đến chúng nữa – nó chỉ còn tập trung vào duy nhất hơi thở.
If the mind is agitated by different things and you can't concentrate, try taking an extra-deep breath until the lungs are completely full, and then release all the air until there is none left inside. Do this several times, then re-establish awareness and continue to develop concentration. Having re-established mindfulness, it's normal that for a period the mind will be calm, then change and become agitated again. When this happens, make the mind firm, take another deep breath and subsequently expel all the air from your lungs. Fill the lungs to capacity again for a moment and then re-establish mindfulness on the breathing. Fix sati on the in-breaths and the out-breaths, and continue to maintain awareness in this way.
Nếu tâm bị kích động bởi những thứ khác và ta không thể tập trung, hãy hít một hơi sâu cho đến khi buồng phổi căng đầy và thở hết ra cho đến khi không còn hơi thở bên trong. Làm như vậy vài lần, sau đó thiết lập lại sự tỉnh giác và tiếp tục tập luyện sự định tâm. Sau khi đã thiết lập lại sự chánh niệm, tâm sẽ được bình lặng; nhưng rồi nó lại tiếp tục động vọng lăng xăng: đó là chuyện bình thường. Khi điều này xảy ra (chắc chắn xảy ra hoài đối với người mới tu!), hãy giữ chắc tâm, hít thật sâu đầy phổi và thở ra thật sạch hết khí bên trong. Hít vào căng đầy phổi trong một chốc, rồi thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm vào đối tượng hơi thở. Cố định sự chánh-niệm (sati) vào hơi thở-vào và hơi thở-ra, và tiếp tục duy trì sự tỉnh-giác theo cách như vậy.
The practice tends to be this way, so it will have to take many sittings and much effort before you become proficient. Once you are, the mind will let go of the external world and remain undisturbed. Mind-objects from the outside will be unable to penetrate inside and disturb the mind itself. Once they are unable to penetrate inside, you will see the mind. You will see the mind as one object of awareness, the breath as another and mind-objects as another. They will all be present within the field of awareness, centred at the tip of your nose. Once sati is firmly established with the in-breaths and out-breaths, you can continue to practise at your ease. As the mind becomes calm, the breath, which was originally coarse, correspondingly becomes lighter and more refined. The object of mind also becomes increasingly subtle and refined. The body feels lighter and the mind itself feels progressively lighter and unburdened. The mind lets go of external mind-objects and you continue to observe internally.
Việc tu là theo hướng như vậy, nên cần phải ngồi thiền tập rất rất nhiều lần và với rất rất nhiều nỗ lực trước khi một thiền sinh được thành thục. Khi ta đã thành thục, tâm sẽ buông bỏ thế giới bên ngoài và vẫn giữ bình lặng, không bị quấy nhiễu. Những đối-tượng-tâm từ bên ngoài không còn có thể thâm nhập vào trong và quấy nhiễu cái tâm. Lúc đó, ta sẽ nhìn thấy tâm là một đối tượng để tỉnh giác (đối tượng thiền), còn hơi thở là đối tượng khác và những đối-tượng- tâm là đối tượng khác. Chúng đều có mặt bên trong cái phạm vi (trường) tỉnh-giác, lúc này ta tập trung vào ngay chóp mũi. Một khi sự chánh niệm đã được thiết lập cùng với hơi thở- vào và hơi thở-ra, ta có thể tiếp tục thực tập một cách dễ dàng. Khi tâm được tĩnh lặng, lúc đầu còn thô tế, sẽ dần dần nhẹ hơn và tinh lọc hơn. Đối tượng của tâm cũng dần dần vi tế hơn và tinh lọc hơn. Thân cảm giác nhẹ nhàng hơn và tâm tự cảm thấy từ từ nhẹ hơn và nhẹ bổng hơn. Tâm buông bỏ tất cả mọi đối-tượng-tâm bên ngoài và ta tiếp tục quán sát bên trong.
From here onwards your awareness will be turned away from the world outside and is directed inwards to focus on the mind. Once the mind has gathered together and become concentrated, maintain awareness at that point where the mind becomes focused. As you breathe, you will see the breath clearly as it enters and leaves, sati will be sharp and awareness of mind-objects and mental activity will be clearer. At that point you will see the characteristics of sīla, samādhi and paññā and the way in which they merge together. This is known as the unification of the Path factors. Once this unification occurs, your mind will be free from all forms of agitation and confusion. It will become one-pointed and this is what is known as samādhi. When you focus attention in just one place, in this case the breath, you gain a clarity and awareness because of the uninterrupted presence of sati. As you continue to see the breath clearly, sati will become stronger and the mind will become more sensitive in many different ways. You will see the mind in the centre of that place (the breath), one-pointed with awareness focused inwards, rather than turning towards the world outside. The external world gradually disappears from your awareness and the mind will no longer be going to perform any work on the outside. It's as if you've come inside your 'house,' where all your sense faculties have come together to form one compact unit. You are at your ease and the mind is free from all external objects. Awareness remains with the breath and over time it will penetrate deeper and deeper inside, becoming progressively more refined. Ultimately, awareness of the breath becomes so refined that the sensation of the breath seems to disappear. You could say either that awareness of the sensation of the breath has disappeared, or that the breath itself has disappeared. Then there arises a new kind of awareness - awareness that the breath has disappeared. In other words, awareness of the breath becomes so refined that it's difficult to define it.
Từ lúc này trở đi, sự tỉnh giác của chúng ta không còn hướng ra bên ngoài, nó đã quay lưng hướng vào bên trong và tập trung vào cái tâm. Khi tâm đã hội tụ lại và trở thành tập trung vào một-điểm, ta hãy duy trì sự tỉnh giác vào cái điểm hội tụ đó của tâm. Khi ta thở, ta sẽ nhìn thấy hơi thở một cách rõ ràng khi nó đi vào và đi ra, sự chánh niệm (sati) trở nên sắc bén và sự tỉnh giác về những đối-tượng-tâm và hoạt động của tâm sẽ được rõ ràng hơn. Vào lúc này, ta sẽ nhìn thấy các đặc tính Giới, Định, Tuệ [sīla, samādhi, paññā] và cách chúng hòa nhập vào nhau. Điều này được gọi là sự hợp-nhất của các yếu tố của con đường Đạo (Bát Thánh Đạo). Một khi sự sự hợp nhất xảy ra, tâm của ta sẽ tự do khỏi tất cả các dạng kích thích và quấy nhiễu. Tâm sẽ trở thành nhất- điểm và trạng thái này được gọi là định (samādhi). Khi chúng ta chú tụ sự chú tâm vào một nơi, lúc này là hơi-thở, chúng ta sẽ đạt đến một sự rõ-ràng (minh mẫn, sáng tỏ) và sự tỉnh- giác nhờ sự có mặt liên tục (không gián đoạn) của chánh niệm (sati). Khi chúng ta nhìn thấy hơi thở rõ ràng hơn, thì sự chánh niệm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và tâm sẽ trở nên nhạy bén hơn trong nhiều cách khác nhau. Ta sẽ thấy tâm ở ngay giữa nơi đó [ở ngay giữa hơi-thở], tâm là nhất-điểm với sự tỉnh giác đang chú tụ vào bên trong, chứ không còn hướng ra thế giới bên ngoài. Thế giới bên ngoài đã từ từ biến mất khỏi sự tỉnh giác của ta, và tâm sẽ không còn đi làm gì này nọ với những thứ gì bên ngoài. Điều này giống như ta đã đi vào bên trong 'căn nhà', nơi tất cả các giác quan đã hợp nhất lại với nhau thành một tụ [hợp lại thành một]. Ta được thư thái và tâm được tự do khỏi mọi đối tượng bên ngoài. Sự tỉnh giác được duy trì vào hơi thở, và dần dần nó sẽ thâm nhập sâu và sâu hơn vào bên trong, càng lúc sự tỉnh giác càng trở nên tinh lọc hơn, tinh tế hơn. Cuối cùng, sự tỉnh giác vào hơi thở trở nên thật là tinh tế nên cảm nhận của ta về hơi thở dường như biến mất. (Người tu cảm giác như mình không còn thở nữa, nhưng thực không phải vậy). Chúng ta có thể nói: rằng sự tỉnh giác vào cảm nhận hơi thở đã biến mất hoặc rằng chính hơi thở đã biến mất. Sau đó sẽ khởi sinh một loại tỉnh giác mới – đó là "sự tỉnh giác rằng hơi thở đã biến mất". (Trước đây sự tỉnh giác là sự tỉnh giác về hơi thở vào và ra; giờ là sự tỉnh giác về sự biến mất của hơi thở). Nói cách khác, đó là "sự tỉnh giác về hơi thở đã trở nên quá tinh tế" nên rất khó cảm nhận hay định nghĩa được.
So it might be that you are just sitting there and there's no breath. Really, the breath is still there, but it has become so refined that it seems to have disappeared. Why? Because the mind is at its most refined, with a special kind of knowing. All that remains is the knowing. Even though the breath has vanished, the mind is still concentrated with the knowledge that the breath is not there. As you continue, what should you take up as the object of meditation? Take this very knowing as the meditation object - in other words the knowledge that there is no breath - and sustain this. You could say that a specific kind of knowledge has been established in the mind.
Vì vậy, có lẽ lúc đó chúng ta chỉ ngồi thiền và không có hơi thở. Nhưng đúng thực thì hơi thở vẫn còn đó, nhưng nó đã trở nên quá tinh tế nên nó dường như đã biến mất. Tại sao vậy? Bởi vì lúc này tâm đã được thanh lọc đến mức tinh tế nhất, đang có một sự-biết đặc biệt. Tất cả những gì còn lại là loại sự-biết này. Chỉ còn lại sự-biết này. Ngay cả đến khi hơi thở đã biến mất, tâm vẫn còn tập trung (định) với một sự biết: rằng hơi thở không còn ở đó. Vậy lúc này nếu chúng ta tiếp tục thiền thì ta lấy đối tượng nào mà thiền? Ta sẽ lấy ngay cái sự-biết đó làm đối tượng thiền. Nói đúng hơn là lấy cái "sự-biết rằng không còn hơi thở" làm đối tượng thiền, và tiếp tục duy trì thiền tập như vậy. Chúng ta có thể nói rằng, có một loại sự-biết [thấy-biết] đã được thiết lập trong tâm.
At this point, some people might have doubts arising, because it is here that nimitta can arise. These can be of many kinds, including both forms and sounds. It is here that all sorts of unexpected things can arise in the course of the practice. If nimitta do arise (some people have them, some don't) you must understand them in accordance with the truth. Don't doubt or allow yourself to become alarmed.
Đến lúc này, trong một số người khởi sinh nghi ngờ, bởi vì ngay-lúc-này nimitta có thể khởi sinh. (Nimitta là tâm ảnh, là hình ảnh hiện lên trong tâm người thiền ở giai đoạn này). Những tâm ảnh nimitta đó có thể rất nhiều loại nhiều dạng, có thể là dạng hình sắc, có thể là âm thanh. Ngay giai đoạn tu này, đủ loại điều bất ngờ đều có thể khởi sinh trong tiến trình tu tập. [Có người có, có người không có]. Nếu nimitta thực sự khởi sinh chúng ta phải hiểu biết nó đúng theo sự thật. Nhưng đừng nghi ngờ và đừng để bị bất ngờ hay hốt hoảng.
At this stage, you should make the mind unshakeable in its concentration and be especially mindful. Some people become startled when they notice that the breath has disappeared, because they're used to having the breath there. When it appears that the breath has gone, you might panic or become afraid that you are going to die. Here you must establish the understanding that it is just the nature of the practice to progress in this way. What will you observe as the object of meditation now? Observe this feeling that there is no breath and sustain it as the object of awareness as you continue to meditate. The Buddha described this as the firmest, most unshakeable form of samādhi. There is just one firm and unwavering object of mind. When your practice of samādhi reaches this point, there will be many unusual and refined changes and transformations taking place within the mind, which you can be aware of. The sensation of the body will feel at its lightest or might even disappear altogether. You might feel like you are floating in mid-air and seem to be completely weightless. It might be like you are in the middle of space and wherever you direct your sense faculties they don't seem to register anything at all. Even though you know the body is still sitting there, you experience complete emptiness. This feeling of emptiness can be quite strange.
Ở đoạn tu này, chúng ta phải giữ tâm vững chắc không lay chuyển trong trạng thái định của nó và phải chánh niệm một cách đặc biệt. Có một số người hoảng hốt khi nhận thấy hơi thở biến mất, bởi trước giờ họ lúc nào cũng có hơi thở. Khi hơi thở dường như biến mất, người tu có thể hoảng sợ hoặc sợ mình sẽ chết. Lúc này ta phải thiết lập sự hiểu biết rằng: đó chỉ là điều tự nhiên xảy ra trong tiến trình tu tập. Vậy đến lúc này ta lấy cái gì làm đối tượng thiền? Ta quan sát cái cảm-giác rằng hơi thở đã không còn, và ta giữ cái cảm-giác đó làm đối tượng tỉnh giác, và tiếp tục thiền. Phật đã gọi đây là một dạng định (samādhi) bất lay động và vững chắc nhất. Giờ chỉ có một đối tượng vững chắc và bất lay chuyển của tâm. Khi sự tu tập định đạt đến điểm này sẽ có nhiều sự biến đổi, sự thanh lọc, và sự chuyển hóa lạ thường xảy ra bên trong tâm mà người tu có thể tỉnh giác (biết) về chúng. Cảm nhận về tâm lúc này cảm giác nhẹ nhất, nó nhẹ không hoặc như mọi cảm nhận đều biến mất hết. Ta có thể cảm thấy như mình đang trôi bềnh bồng trong không trung và hoàn toàn không trọng lượng. Nó giống như ta đang ở giữa không gian và mỗi khi ta điều khiển các giác quan của mình dường như các giác quan không còn cảm nhận được gì nữa. Dù ta biết rõ thân ta vẫn đang ngồi đó, nhưng ta đang trải nghiệm một sự trống không hoàn toàn. Cảm giác về sự trống không này có thể rất lạ lùng đối với mình.
As you continue to practise, understand that there is nothing to worry about. Establish this feeling of being relaxed and unworried, securely in the mind. Once the mind is concentrated and one-pointed, no mind-object will be able to penetrate or disturb it, and you will be able to sit like this for as long as you want. You will be able to sustain concentration without any feelings of pain and discomfort.
Khi chúng ta tiếp tục tu tập, nên hiểu rằng chẳng có gì phải đáng lo. Hãy thiết lập cái cảm giác thư thả và vô lo này, một cách an toàn trong tâm. Khi tâm đã tập trung và đạt định nhất-điểm thì không còn một đối-tượng-tâm nào có thể thâm nhập vào tâm hoặc quấy nhiễu tâm, và ta có thể ngồi như vậy bao nhiều lâu tùy ý. Ta có thể duy trì trạng thái định đó mà không cảm giác đau đớn hay bất tiện gì cả.
Having developed samādhi to this level, you will be able to enter or leave it at will. When you do leave it, it's at your ease and convenience. You withdraw at your ease, rather than because you are feeling lazy, unenergetic or tired. You withdraw from samādhi because it is the appropriate time to withdraw, and you come out of it at your will.
Sau khi đã tu phát triển định đến mức này, người tu có thể nhập định hoặc thoát ra khỏi định một cách dễ dàng theo ý mình. Ta có thể thoát ra khỏi định (tầng thiền định) theo ý định của mình một cách dễ dàng và thoải mái, chứ không phải thoát ra vì thấy mệt, thấy lười biếng, hay thấy chán. Ta thoát ra khỏi định vì đến thời điểm thoát ra, và thời điểm nào thoát ra khỏi tầng thiền định là do ta đã định trước theo ý mình trước khi ta nhập định.
This is samādhi: you are relaxed and at your ease. You enter and leave it without any problems. The mind and heart are at ease. If you genuinely have samādhi like this, it means that sitting meditation and entering samādhi for just thirty minutes or an hour will enable you to remain cool and peaceful for many days afterwards. Experiencing the effects of samādhi like this for several days has a purifying effect on the mind - whatever you experience will become an object for contemplation. This is where the practice really begins. It's the fruit which arises as samādhi matures.
Đây là trạng thái định (samādhi): ta được thư giãn và dễ chịu. Ta nhập định và thoát ra khỏi định không khó khăn gì. Tâm và trái tim đều dễ chịu. Nếu chúng ta đích thực đạt được trạng thái định như vậy, có nghĩa là chúng ta ngồi thiền và nhập định ba mươi phút hay một tiếng, sau khi thoát ra ta vẫn còn cảm giác thư thái và bình an trong suốt mấy ngày sau đó. Trải nghiệm tác dụng đó của trạng thái định trong mấy ngày cũng có một tác dụng giúp thanh lọc cho tâm – Bất cứ thứ gì ta trải nghiệm sẽ trở thành một đối tượng để quán xét. Đây, đây là chỗ sự tu tập bắt đầu. (Tức bắt đầu dùng định sâu để hỗ trợ cho thiền quán minh sát, bắt đầu lấy mọi trải nghiệm làm đối tượng thiền quán). Đây là kết quả có được khi định đã chín muồi, đã thâm sâu và hùng mạnh.
Samādhi performs the function of calming the mind. Samādhi performs one function, sīla performs one function and paññā performs another function. These characteristics which you are focusing attention on and developing in the practice are linked, forming a circle. This is the way they manifest in the mind. Sīla, samādhi and paññā arise and mature from the same place. Once the mind is calm, it will become progressively more restrained and composed due to the presence of paññā and the power of samādhi. As the mind becomes more composed and refined, this gives rise to an energy which acts to purify sīla. Greater purity of sīla facilitates the development of stronger and more refined samādhi, and this in turn supports the maturing of paññā. They assist each other in this way. Each aspect of the practice acts as a supporting factor for each other one - in the end these terms becoming synonymous. As these three factors continue to mature together, they form one complete circle, ultimately giving rise to Magga. Magga is a synthesis of these three functions of the practice working smoothly and consistently together. As you practise, you have to preserve this energy. It is the energy which will give rise to vipassanā (insight) or paññā. Having reached this stage (where paññā is already functioning in the mind, independent of whether the mind is peaceful or not) paññā will provide a consistent and independent energy in the practice. You see that whenever the mind is not peaceful, you shouldn't attach, and even when it is peaceful, you shouldn't attach. Having let go of the burden of such concerns, the heart will accordingly feel much lighter. Whether you experience pleasant mind-objects or unpleasant mind-objects, you will remain at ease. The mind will remain peaceful in this way.
Định có chức năng làm tĩnh lặng cái tâm. Định (samādhi) thực hiện một chức năng, giới hạnh (sīla) thực hiện một chức năng, và tuệ (paññā) thực hiện chức năng khác. Ba phần này bạn đang tu tập và phát triển, chúng đang tạo thành một vòng. Đây là cách chúng thể hiện trong tâm. Giới, định, tuệ khởi sinh và chín muồi từ một chỗ. Khi tâm được tĩnh lặng, nó sẽ dần dần được kiềm chế trong giới hạnh và càng được tự chủ hơn nhờ sự có mặt của trí tuệ và sức mạnh của định (định lực). Khi càng được tự chủ và được tinh lọc hơn, điều đó sẽ làm khởi sinh ra một năng lượng giúp thanh lọc phần giới hạnh. Giới hạnh càng được thanh lọc thì càng xúc tiến cho trạng thái định được mạnh mẽ hơn và được tinh lọc hơn nữa; và đến lượt cái định hùng mạnh đó sẽ hỗ trợ trí tuệ đi đến chín muồi. Chúng hỗ trợ lẫn nhau theo cách như vậy. Mỗi mảng tu tập đó là một yếu tố để hỗ trợ cho hai mảng còn lại – đến cuối cùng thì chúng trở thành đồng nghĩa, chúng trở thành như một. Khi ba mảng tu tập đó tiếp tục cùng nhau chín muồi, chúng tạo thành một vòng giáp kín, và cuối cùng làm khởi sinh con đường Đạo (Magga). Magga là tổng hợp của ba chức năng tu tập đó cùng thực hành với nhau một cách trơn tru và đều đặn. Khi tu, chúng ta phải giữ (duy trì) nguồn năng lượng này. Đó chính là nguồn năng lượng làm khởi sinh ra trí tuệ minh sát (vipassanā) hay trí tuệ giải thoát (paññā). Sau khi đã tu đạt đến giai đoạn này [khi đã có trí tuệ paññā hoạt động bên trong tâm, không phụ thuộc vào trạng thái tâm có bình an hay không] thì trí tuệ paññā sẽ cung cấp một nguồn năng lượng ổn định và độc lập cho việc tu tập. Chúng ta thấy đó, khi nào tâm không an, ta không cần dính theo; và ngay cả khi tâm bình an, ta cũng không nên dính theo. Sau khi đã trút bỏ gánh nặng của những dính líu đó, tâm ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Dù ta có trải nghiệm những đối-tượng-tâm sướng hay khổ, dễ chịu hay khó chịu, ta vẫn luôn luôn được thư thái và bình tâm. Tâm sẽ luôn được bình an vô sự theo cách như vậy.
Another important thing is to see that when you stop doing the formal meditation practice, if there is no wisdom functioning in the mind, you will give up the practice altogether without any further contemplation, development of awareness or thought about the work which still has to be done. In fact, when you withdraw from samādhi, you know clearly in the mind that you have withdrawn. Having withdrawn, continue to conduct yourself in a normal manner. Maintain mindfulness and awareness at all times. It isn't that you only practise meditation in the sitting posture - samādhi means the mind which is firm and unwavering. As you go about your daily life, make the mind firm and steady and maintain this sense of steadiness as the object of mind at all times. You must be practising sati and sampajañña (all round knowing) continuously. After you get up from the formal sitting practice and go about your business - walking, riding in cars and so on - whenever your eyes see a form or your ears hear a sound, maintain awareness. As you experience mind-objects which give rise to liking and disliking, try to consistently maintain awareness of the fact that such mental states are impermanent and uncertain. In this way the mind will remain calm and in a state of 'normality'.
Một điều quan trọng cần phải biết, đó là: nếu sau những giờ thiền tập chính thức ở chùa mà không có trí tuệ hoạt động trong tâm, quý vị có thể chán nản và bỏ bê mọi việc tu, không thèm quán xét hay thiền quán thêm gì nữa, không thèm tu tập sự tỉnh giác nữa, cũng chẳng màn nghĩ tới những việc tu mà chưa tu xong. Thực tế là, khi quý vị thoát ra khỏi trạng thái định, quý vị biết rõ mình đã thoát ra khỏi định. Sau khi thoát ra khỏi định, quý vị cứ tiếp tục sinh hoạt như cách bình thường. Nhưng lúc đó nên tiếp tục duy trì sự chánh-niệm và sự tỉnh-giác xuyên suốt thời gian. Đâu phải chúng ta chỉ thiền trong tư thế ngồi – Định (samādhi) có nghĩa là tâm vững chắc và không lay chuyển, đâu kể tư thế nào. Khi đang sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, quý vị cần giữ tâm vững chắc và kiên định, và duy trì cái cảm-nhận kiên- định đó làm đối tượng của tâm trong mọi lúc mọi nơi. Quý vị phải luôn luôn đang tu tập chánh-niệm (sati) và sự hiểu-biết rõ-ràng (sampajañña) [sự hiểu biết toàn diện] một cách liên tục. Sau khi đứng dậy khỏi giờ thiền chính thức, quý vị đi làm mấy công việc phận sự – đi bộ, đi bằng xe, vân vân – mỗi khi nhìn thấy hình sắc hay nghe thấy âm thanh nào, cứ duy trì sự tỉnh-giác. Khi ta trải nghiệm một đối-tượng-tâm làm khởi sinh thích hay không thích, hãy cố gắng giữ sự tỉnh giác [biết rõ] rằng những trạng thái tâm đó là vô thường và không chắc chắn. Làm như vậy, tâm vẫn được tĩnh lặng và vẫn trong một trạng thái 'bình thường'.
As long as the mind is calm, use it to contemplate mind-objects. Contemplate the whole of this form, the physical body. You can do this at any time and in any posture: whether doing formal meditation practice, relaxing at home, out at work, or in whatever situation you find yourself. Keep the meditation and the reflection going at all times. Just going for a walk and seeing dead leaves on the ground under a tree can provide an opportunity to contemplate impermanence. Both we and the leaves are the same: when we get old, we shrivel up and die. Other people are all the same. This is raising the mind to the level of vipassanā, contemplating the truth of the way things are, the whole time. Whether walking, standing, sitting or lying down, sati is sustained evenly and consistently. This is practising meditation correctly - you have to be following the mind closely, checking it at all times.
Khi nào tâm còn tĩnh lặng, dùng nó để quán sát những đối-tượng-tâm. Quán sát toàn thể sắc uẩn này, cái thân thể này. Chúng ta có thể làm việc này bất cứ lúc nào và trong bất cứ tư thế nào: dù đang ngồi thiền chính thức, đang thư giãn ở nhà, đang không làm việc, hay đang trong tình huống nào. Duy trì việc thiền tập và quán chiếu liên tục trong mọi lúc mọi nơi. Ví dụ di rảo bộ và nhìn thấy chiếc lá rụng dưới gốc cây có thể là một cơ hội để quán chiếu về lẽ vô thường. Chúng ta và lá giống nhau: khi ta già, ta cũng khô héo và chết. Những người khác cũng vậy. Cách suy xét này giúp đưa tâm lên trình độ minh sát (vipassanā), biết suy xét quán về sự thật đường lối của tất cả mọi thứ, trong suốt thời gian. Dù đang đi, đang đứng, đang ngồi, hay đang nằm, sự chánh niệm luôn duy trì đều đặn và liên tục. Đây là cách tu thiền đúng đắn—rằng chúng ta phải luôn theo dõi sát cái tâm, kiểm tra nó suốt mọi lúc mọi nơi.
Practising here and now at seven o'clock in the evening, we have sat and meditated together for an hour and now stopped. It might be that your mind has stopped practising completely and hasn't continued with the reflection. That's the wrong way to do it. When we stop, all that should stop is the formal meeting and sitting meditation. You should continue practising and developing awareness consistently, without letting up.
Ngồi thiền ở đây từ bảy giờ tối, và thiền sau một giờ là ngưng. Có lẽ tâm của quý vị cũng ngưng thiền luôn, nó ngưng quán xét quán chiếu luôn. Như vậy là sai. Chúng ta thiền là chỉ ngưng cái giờ thiền chung chính thức trong thiền đường này. Sau đó quý vị nên tiếp tục duy trì và tu tập sự tỉnh giác trong suốt thời gian, không được bỏ ngang, gián đoạn, hoặc bỏ lơ sau đó.
I've often taught that if you don't practise consistently, it's like drops of water. It's like drops of water because the practice is not a continuous, uninterrupted flow. Sati is not sustained evenly. The important point is that the mind does the practice and nothing else. The body doesn't do it. The mind does the work, the mind does the practice. If you understand this clearly, you will see that you don't necessarily have to do formal sitting meditation in order for the mind to know samādhi. The mind is the one who does the practice. You have to experience and understand this for yourself, in your own mind.
Tôi thường nói rằng, nếu quý vị không tu tập một cách liên tục và đều đặn thì vậy chỉ giống như nước nhỏ giọt. Nó như những giọt nước vì nó không liên tục, lúc có lúc không. Sự chánh niệm không được duy trì một cách đều đặn. Điều đáng nói là nếu tâm không tu tập thì coi như không có gì. Thân cũng không tu. Tâm phải làm việc, tâm phải tu tập. Nếu quý vị hiểu rõ chỗ này một cách rõ ràng, quý vị sẽ thấy rằng không phải chỉ ngồi thiền chính thức trong thiền đường này thì tâm mới biết trạng thái định (samādhi). Tâm là cái người thực hiện việc tu tập. Chính ta phải tự mình trải nghiệm và hiểu biết, ngay trong tâm của mình, dù ta đang ở đâu, dù ta đang ngồi thiền chính thức hay đang sinh hoạt.
Once you do see this for yourself, you will be developing awareness in the mind at all times and in all postures. If you are maintaining sati as an even and unbroken flow, it's as if the drops of water have joined to form a smooth and continuous flow of running water. Sati is present in the mind from moment to moment and accordingly there will be awareness of mind-objects at all times. If the mind is restrained and composed with uninterrupted sati, you will know mind-objects each time that wholesome and unwholesome mental states arise. You will know the mind that is calm and the mind that is confused and agitated. Wherever you go you will be practising like this. If you train the mind in this way, it means your meditation will mature quickly and successfully.
Một khi ta đã tự mình nhìn thấy, ta sẽ luôn luôn phát triển sự tỉnh giác trong mọi lúc mọi nơi và trong mọi tư thế. Nếu ta duy trì sự chánh niệm đều đặn và liên tục như một dòng chảy, giống như những giọt nước đã liên tục tạo thành một dòng nước chảy đều đặn và liên tục. Sự chánh niệm có mặt trong tâm liên tục trong từng giây khắc và theo đó sự tỉnh giác về những đối-tượng-tâm cũng có mặt xuyên suốt thời gian. Nếu tâm được giới hạnh và tự chủ cùng với một sự chánh niệm liên tục, ta sẽ biết rõ những đối-tượng-tâm mỗi lần những trạng thái tâm khởi sinh. Ta sẽ biết rõ cái tâm tĩnh lặng và cái tâm bị kích động, ngu mờ. Dù đi đến đâu, ta vẫn đang tu tập như vậy. Nếu ta luyện tập cái tâm theo cách này, có nghĩa là sự thiền sẽ chín muồi nhanh chóng và thành công.
Please don't misunderstand. These days it's common for people to go on vipassanā courses for three or seven days, where they don't have to speak or do anything but meditate. Maybe you have gone on a silent meditation retreat for a week or two, afterwards returning to your normal daily life. You might have left thinking that you've 'done vipassanā' and, because you feel that you know what it's all about, then carry on going to parties, discos and indulging in different forms of sensual delight. When you do it like this, what happens? There won't be any of the fruits of vipassanā left by the end of it. If you go and do all sorts of unskilful things, which disturb and upset the mind, wasting everything, then next year go back again and do another retreat for seven days or a few weeks, then come out and carry on with the parties, discos and drinking, that isn't true practice. It isn't patipadā or the path to progress.
Nhưng đừng nghĩ rằng tu xong một đợt là xong. Tôi ví dụ như vầy, như quý vị có thể cũng nhìn thấy. Ngày nay rất phổ biến người ta đi đến thực tập khóa thiền minh sát ba hay bảy ngày, ở đó họ không được nói hay làm gì, chỉ thiền tập thôi. Có người đến ngồi thiền và im lặng được một, hai tuần sau đó quay về lại với đời sống thường nhật của mình. Có thể họ nghĩ rằng họ đã 'thiền tập xong cái thiền minh sát' và cho rằng mình đã biết hết về thiền minh sát là gì rồi; sau đó họ cứ tự nhiên quay lại với việc ra đường, ăn uống, tiệc tùng, ca hát, đắm mình lại trong những khoái lạc giác quan. Khi họ làm như vậy điều gì xảy ra? Rốt cuộc, sau khóa tu thiền minh sát họ chẳng được gì, không được kết quả gì. Nếu vừa thực tập xong rồi họ đi làm đủ thứ chuyện không lành như vậy, điều đó sẽ quấy động và làm sốc cái tâm, tất cả thành công cóc. Rồi năm sau họ lại đăng ký tham dự khóa thiền minh sát mới trong bảy ngày hoặc vài tuần... sau đó lại quay về, lại tiếp tục đi ra đường, đi ăn uống, ca hát, tiệc tùng, nhậu nhẹt như vậy. Tu như vậy đâu phải tu thiệt. Đó không phải là sự tu tập đúng đắn (patipadā), không phải con đường để tu tiến.
You need to make an effort to renounce. You must contemplate until you see the harmful effects which come from such behaviour. See the harm in drinking and going out on the town. Reflect and see the harm inherent in all the different kinds of unskilful behaviour which you indulge in, until it becomes fully apparent. This would provide the impetus for you to take a step back and change your ways. Then you would find some real peace. To experience peace of mind you have to clearly see the disadvantages and danger in such forms of behaviour. This is practising in the correct way. If you do a silent retreat for seven days, where you don't have to speak to or get involved with anybody, and then go chatting, gossiping and overindulging for another seven months, how will you gain any real or lasting benefit from those seven days of practise?
Chúng ta cần phải có nỗ lực từ-bỏ. Chúng ta phải suy xét đến khi chúng ta nhìn thấy những tác động nguy hại của những hành vi đó. Nhìn thấy nguy hại của việc đi ra đường nhậu nhẹt, ăn uống, đàn đúm, để tâm chạy theo những thứ hấp dẫn bên ngoài. Suy xét và nhìn thấy những nguy hại nằm bên trong những hành vi không lành mà bạn đang làm, suy xét và suy xét cho đến khi ta nhìn thấy chúng thật rõ ràng. Việc này sẽ tạo sức-kéo để ta bước lùi lại và thay đổi những lối sinh hoạt hàng ngày. Rồi ta sẽ tìm thấy sự bình an thực sự. Để trải nghiệm sự bình an thực sự trong tâm, quý vị phải nhìn thấy rõ rệt những bất lợi và nguy hại của những lối sống không lành đó. Đây mới là cách tu sửa đúng đắn. Nếu quý vị đến đây tu thiền minh sát trong im lặng, không liên hệ với ai được bảy ngày, nhưng sau khi tu xong quay về nhà, quý vị xổ đi gặp bạn bè, tán gẫu, nói chuyện đủ thứ, ăn uống, tiệc tùng đủ thứ... trong suốt bảy tháng, vậy làm sao quý vị có thể được sự an lạc đích thực, làm sao giữ lại được chút dư hương của bảy ngày thiền tập tốt lành đó?. (Giống như đi tắm được một ngày rồi bảy ngày sau không tắm, thử hỏi làm sao mình sạch sẽ được?).
I would encourage all the lay people here, who are practising to develop awareness and wisdom, to understand this point. Try to practise consistently. See the disadvantages of practising insincerely and inconsistently, and try to sustain a more dedicated and continuous effort in the practice. Just this much. It can then become a realistic possibility that you might put an end to the kilesa (mental defilements). But that style of not speaking and not playing around for seven days, followed by six months of complete sensual indulgence, without any mindfulness or restraint, will just lead to the squandering of any gains made from the meditation - there won't be any thing left. It's like if you were to go to work for a day and earned twenty pounds, but then went out and spent thirty pounds on food and things in the same day; where would there be any money saved? It would be all gone. It's just the same with the meditation.
Tôi thực sự khích lệ các Phật tử tại gia đang thiền tập sự tỉnh-giác và trí-tuệ, quý vị hãy ghi nhớ điều tôi vừa nói. Hãy tu tập một cách đều đặn. Hãy nhìn thấy rằng, tu tập không thiệt lòng và không điều đặn thì chẳng mang lại lợi lạc gì, hãy hết lòng duy trì sự tu tập một cách đều đặn và liên tục. Chỉ cần như vậy là đủ nhiều. Đó mới tạo ra khả năng thực tế để quý vị có thể trừ bỏ những ô nhiễm (kilesa) trong tâm. Chứ tu cái kiểu ngồi im lặng và tu thân trong bảy ngày, rồi sau đó về thỏa sức ăn nói, ăn uống, tụ tập, nhậu nhẹt, xô bồ...không một chút chánh niệm—thì đi mấy ngày tu đó chỉ là vô ích mà thôi. Tu hoài như vậy rốt cuộc cũng chẳng được gì. Giống như đi làm mỗi ngày được hai chục đồng nhưng chiều về đi xài hết ba chục đồng, vậy đâu để dành được gì? Tất cả bay mất. Cũng như thiền tập một tuần rồi về cũng mất hết.
This is a form of reminder to you all, so I will ask for your forgiveness. It's necessary to speak in this way, so that those aspects of the practice which are at fault will become clear to you and accordingly, you will be able to give them up. You could say that the reason why you have come to practise is to learn how to avoid doing the wrong things in the future. What happens when you do the wrong things? Doing wrong things leads you to agitation and suffering, when there's no goodness in the mind. It's not the way to peace of mind. This is the way it is. If you practise on a retreat, not talking for seven days, and then go indulging for a few months, no matter how strictly you practised for those seven days, you won't derive any lasting value from that practice. Practising that way, you don't really get anywhere. Many places where meditation is taught don't really get to grips with or get beyond this problem. Really, you have to conduct your daily life in a consistently calm and restrained way.
Đây là cách tôi nhắc nhở quý vị cố ghi nhớ để tu tập, quý vị nào nghe thấy không vui thì bỏ quá cho tôi. Cũng cần thiết phải nhắc nhở quý vị như vậy để những cái mặt tốt của việc đến đây tu tập không trở thành những mặt xấu sau khi trở lại đời thường; để những điều đó được quý vị nhìn thấy rõ ràng, và nếu quý vị nào nhìn thấy cách mình đang sai thì tìm cách bỏ đi. Quý vị có thể nói mình đến đây tu để học cách tránh bỏ những việc bất thiện sau này. Làm sai thì ra sao? Làm điều sai trái thì dẫn đến động tâm và khổ sở, lúc đó không có sự tốt lành trong tâm. Làm như vậy là không tốt cho tâm. Lý là như vậy. Nếu cứ đến đây tu tập một tuần, về nhà lại ra đường nói đủ thứ, làm đủ thứ việc thỏa thích... thì đâu có giá trị gì, việc tu tập một tuần ở đây cũng đâu còn giá trị gì. Tu kiểu đó thì chẳng đi đến đâu. Nhiều chỗ dạy thiền không nắm rõ chỗ này, hoặc họ không tiên liệu trước vấn đề này. Thực vậy, nếu tu thiệt thì quý vị cần phải tu tập và giữ mình liên tục bình lặng và có giới hạnh trong mỗi ngày.
In meditation you have to be constantly turning your attention to the practice. It's like planting a tree. If you plant a tree in one place and after three days pull it up and plant it in a different spot, then after a further three days pull it up and plant it in yet another place, it will just die without producing anything. Practising meditation like this won't bear any fruit either. This is something you have to understand for yourselves. Contemplate it. Try it out for yourselves when you go home. Get a sapling and plant it one spot, and after every few days, go and pull it up and plant it in a different place. It will just die without ever bearing any fruit. It's the same doing a meditation retreat for seven days, followed by seven months of unrestrained behaviour, allowing the mind to become soiled, and then going back to do another retreat for a short period, practising strictly without talking and subsequently coming out and being unrestrained again. As with the tree, the meditation just dies - none of the wholesome fruits are retained. The tree doesn't grow, the meditation doesn't grow. I say practising this way doesn't bear much fruit.
Khi tu thiền quý vị cần luôn hướng sự chú tâm vào việc thực tập. Giống như trồng một cái cây. Nếu bạn trồng cái cây một chỗ, sau ba ngày bứng lên đem trồng chỗ khác, rồi ba ngày nữa lại bứng lên đem trồng chỗ khác, nó sẽ chết ngay chứ lấy đâu chờ ra hoa kết quả. Tu tập bất thường kiểu đó không mang lại kết quả gì. Điều này mình phải tự biết mình, chỉ mình biết rõ nhất mình đang tu tập ra sao. Hãy suy nghĩ về chỗ này. Không tin về nhà làm thử. Chiết một nhánh cây trồng thử, vài ngày sau nhổ đem trồng chỗ khác, cây sẽ chết vì nó không được sống liên tục ở một chỗ. Giống như đến đây thiền tập bảy ngày, về nhà xả láng thỏa thích bảy tháng, làm cho tâm dính đầy những thứ ô nhiễm, rồi năm sau lại đến đây tu tập, rồi lại về xả láng thỏa thích với đời thường... Cũng giống như cây kia, việc thiền tập như vậy cũng bị chết, lấy đâu có kết quả gì. Cây không lớn nỗi, việc thiền tập cũng không tiến nỗi. Tôi nói rằng nếu tu kiểu đó thì sẽ không kết quả gì.
Actually, I'm not fond of giving talks like this. It's because I feel sorry for you that I have to speak critically. When you are doing the wrong things, it's my duty to tell you, but I'm speaking out of compassion for you. Some people might feel uneasy and think that I'm just scolding them. Really, I'm not just scolding you for its own sake, I'm helping to point out where you are going wrong, so that you know. Some people might think, 'Luang Por is just telling us off,' but it's not like that. It's only once in a long while that I'm able to come and give a talk - if I was to give talks like this everyday, you would really get upset! But the truth is, it's not you who gets upset, it's only the kilesa that are upset. I will say just this much for now.
Thực ra, tôi không muốn nói kiểu như vầy. Bởi tôi thấy xót cho công sức của quý vị bỏ ra đến đây tu tập nên mới nói thẳng ra như vậy. Nếu có ai trong quý vị đang tu sai theo kiểu đó thì tôi có bổn phận nhắc nhở như vậy, tôi nói vì lòng bi mẫn dành cho quý vị. Nhiều người khó chịu cho rằng tôi hay quở trách. Thực ra tôi không quở trách để được gì, tôi chỉ muốn chỉ ra chỗ lợi chỗ hại cho quý vị biết. Nhiều người nghĩ: 'Sư Ông muốn đuổi chúng ta', nhưng không phải vậy. Lâu lâu tôi mới được nói chuyện lâu với quý vị một lần, và lâu lâu tôi mới nhắc nhở một lần—nếu lần nào tôi cũng trách hay nhắc nhở chắc quý vị sẽ bực mình! Nhưng sự thật đâu phải là quý vị bực tức, mà chính những ô nhiễm (kilesa) trong tâm quý vị đang bực tức – chúng bực tôi đã nhắc nhở quý vị. Thôi bữa nay tôi nói đến đây thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro