Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với GCND trong CMXHCN


Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản".

V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách nạng Tháng Mười Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.

Sau Cách mạng Tháng Mười. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ rõ: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)".

V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà nước. "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai câp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước".

Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điểu đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.

 Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Xây dụng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao đông, đều bị áp bức bóc lột.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề.... nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được. Công nghệ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho toàn xã hội, tạo ra nông sản phục vụ cho công nghiệp. V.I.Lênin khẳng định: "Công xưởng xã hội hóa sẽ cung ấp sản phẩm của mình cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy nhất có thể được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để vây dựng chủ nghĩa xã hội".

Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là lượng chính trị to 1ớn trong xây dựng, bảo vệ chính quvền nhà nước, trone xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động khác trở thành những người bạn "tự nhiên", tất yếu của giai cấp công nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro