BÁC SĨ TRẦN ĐÔNG A

KHÔNG BAO GIỜ THÀNH CÔNG NẾU KHÔNG LIÊN TỤC KHỔ LUYỆN Ngày thầy thuốc việt nam 27/2/2011, GSBS TRẦN ĐÔNG A,phó giám đốc bệnh viện NHI ĐỒNG II TPHCM đã vinh dự đón nhận danh hiệu thầy thuốc ưu tú .Người thầy thuốc 60 tuổi đời ,36 năm cầm dao mổ ấy đã có những thành công trong sự nghiệp với tên tuổi vang xa trong và ngoài nước .giờ đây khi tiếp chuyện với chúng tôi, ông khẳng định :" không bao giờ thành công nếu không liên tục khổ luyện " sự khổ luyện giúp cho ông đạt được mức độ chính xác 1-2 mm ,mà nhìn lại ông ông vẫn khát khao cùng đội ngũ phẫu thuật viên trẻ thực hiện được ước mơ ghép tạng - trước mắt là ghép tạng cho trẻ em việt nam.THỜI ĐI HỌCthuở nhỏ , gia đình tôi trú ngụ dưới chân cầu sắt Đa- kao-thị nghè . bố mẹ tôi có 8 người con , Tôi là con trai thứ 4 , năm 1956 khi vừa học xong lớp 7 , tôi phải thi vào làm thợ nguội của Trường thực nghiệm học đường (lúc đó gọi là trường centreD' apprentissage)và được học bổng vì đỗ đầu . học được 1 năm , thầy hiệu trưởng thấy tôi học giỏi nhưng nhỏ con , không thích hợp lắm nên khuyên ba tôi cố gắng cho tôi đi học lại .tôi đi học lại và đỗ tú tài toán hạng cao ( hạng nhì toàn miền nam) và đứng đầu danh sách cấp học bổng columbo đi canada du học. Đang sửa soạn lên đường với biết bao hi vọng thì người ta phát hiện chú ruột và cả 2 người chị ruột của tôi đều tham gia kháng chiến và là đảng viên cộng sản nên người ta không cho tôi đi nữa . trong một buổi chiều mưa tầm tã,  tôi đành ngậm mùi nhìn các bạn khác  đáp máy bay đi du học . trên  đường từ sân bay trở  về , tôi đã nhen nhúm   một ý nghĩ trong đầu : phải vươn lên bằng chính đôi chân của mình . tôi nghĩ đơn giản nếu mình theo học những ngành khoa học  kỹ nghệ  hay tự nghiên cứu  trong nước thì phương tiện dạy và học lúc đó làm sao theo kịp được các bạn đi du học?  chỉ có cách là học y khoa , một ngành mà  lúc đó có nhiều người nước ngoài vào việt nam  giảng dạy  và chưa có chế độ cho đi du học.  thế là tôi cố gắng thi vào ngành y  và may mắn  được cấp học bổng  ngay từ năm đầu . tôi " dài dòng"  nhưng muốn nói với các bạn trẻ rằng : trong một hoàn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng nhưng qua kinh nghiệm này , con người  là quyết định tất cả .

 Một nguyên nhân sâu xa  khiến tôi  chọn ngành y , vì mẹ tôi bị quá nhiều thứ bệnh . như bao bà mẹ   việt nam khác , mẹ tôi văn hóa học hết lớp 3  nhưng lòng thương con vô hạn . bà luôn nhắc nhở tôi rằng: chỉ có học và học mới  là con đường thoát khỏi sự nghèo hèn. bà không nề hà vất vả , nhọc nhằn , đi năn nỉ vay mượn từ chỗ này đến chỗ khác để cho anh em tôi được đi học ,đếnkhi tôi thi tú tài thì mẹ kiệt sức  và mang đủ thứ bệnh : suyễn , cao huyết áp và lao . Gia đình quá nghèo nên đâu có tiền đi khám bác sĩ tư,  chỉ còn cách đến nhà thương thí .Mỗi chiều đi học về , tôi dắt mẹ đến xếp hàng  để chờ lượt khám bệnh . sau khi vượt qua cả hàng rào người  để mẹ được gặp bác sĩ -xem như một vị cứu tinh -  thì chỉ thấy những gương mặt lạnh lùng ,  rất hà tiện lời nói , chỉ cho  mấy viên thuốc  rồi về. lúc đó tôi nghĩ nếu tôi là bác sĩ tôi sẽ không như những vị bác sĩ này   và trước nhất  là chữa bệnh cho mẹ. song , điều tôi  ân hận suốt đời là không giữ được mẹ sống đến hôm nay , khi tôi trở thành bác sĩ thì mẹ đã qua đời.tôi chỉ kịp trả nợ cho gia đình  chứ chưa làm được gì để báo đáp mẹ.

CÂN BẰNG NHỊP ĐỘ CÔNG VIỆC 
được biết một ngày bác sĩ làm việc từ 3 giờ sáng rồi  đứng mỗ , giảng dạy, công tác quản lý . ngày chủ nhật có khi bác sĩ phải mổ từ 8 giờ  sáng  đến 13-14 giờ  mới có thể rời  phòng  mổ . chưa kể có thêm một,hai ca bệnh nặng lại túc trực bên  bệnh nhân.  làm thế nào bác sĩ có thể giữ được nhịp độ  công việc bền bỉ như vậy ?
 Từ 3  -5 giờ sáng tôi nghiên cứu khoa học trong phòng làm việc . sau đó tôi đến sân thể thao  nhà văn hóa lao  động .chơi quần vợt từ 7-8 giờ   tôi tham gia giao ban  các khoa phòng rồi đi mổ,  trung bình 2 ca / ngày ... buổi  trưa nghỉ tại bệnh viện .  buổi chiều tôi họp về quản lý bệnh viện , đi thăm những ca nặng ,  thăm khoa cấp cứu  hoặc giảng dạy .  ngoài giờ tôi giải quyết nốt những việc còn lại trong ngày  và thường về nhà ăn cơm lúc 20 giờ .  tôi chơi quần vợt mỗi sáng đều đặn, nghiêm túc ,  không phải để thi đấu mà nhằm  giữ được sức bền trong công việc   và chính xác trong  phẫu  thuật .  đặc biệt ,quần vợt là môn thể thao cá nhân ,  nếu tập trung chơi cao bao nhiêu thì phản xạ tăng tiến bấy nhiêu ,  duy trì khả năng phản xạ nhanh , máu lưu thông điều hòa  khắp cơ thể  giúp các cơ quan lâu bị thái hóa ...  ngoài tra còn giúp quên đi những mối bận tâm hoặc mệt mỏi do thường xuyên căng thẳng bởi những bệnh  nặng . 


Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: