Chapter 4
Note: ☺️👍 tác giả có thể chấp nhận được tag Animal characteristics.
NHƯNG tôi...
hỏa thiêu Furry, tử hình Beastiality 🙏. Đừng nhắc 2 tag này với tôi nhé 🥰👍.
----
Choi Wooje đã 22 tuổi.
Vậy là 22 năm đã trôi qua.
Đứa trẻ ngây ngô hay cười ngày nhỏ, càng lớn càng trầm tĩnh. Nó được các anh truyền đạt lại mọi kiến thức, tư tưởng, và trải nghiệm theo lời Tòa Tháp. Đến một hôm, người cuối cùng tới "nói chuyện phiếm" với em là lão Hermit.
Thông thường, ngoài học ở trong thư viện ra, chỉ có các anh dẫn nó đi đây, đi đó ra khỏi Tòa Tháp để trải nghiệm.
Nó đã thấy anh Keria ngao du khắp nơi ngâm những bài thơ. Thấy anh chủ trì các cuộc họp kín để bàn về phương hướng và chiến lược để chiến đầu vì bình đẳng các giới - lý tưởng cả đời của anh.
Em đã nghe và thấy nhiều sự bất công ấy như lời anh Keria: chuyện gì đã từng xảy ra ở thế giới cũ, vẫn xảy ra ở đây - ở những nơi anh đi qua, tư tưởng bình đẳng đã được hình thành. Song vẫn còn nhiều nơi, thậm chí sau khi phụ nữ đã leo lên rất nhiều bậc thang của xã hội, khi đang ở nơi làm việc, ví dụ như bác sĩ một bệnh viện, vẫn phải đối mặt với chuyện bị cưỡng hiếp bởi vài chục gã đàn ông.
Khi được cho cơ hội làm lại, con người vẫn đi vào những vết xe cũ. Anh Hwangho và Sanghyeok đã cảnh báo Keria: Tụi anh biết, em cảm thấy, và tụi anh cũng cảm thấy như vậy, rằng em đang chiến đấu cho một điều tốt đẹp. Nhưng anh chỉ muốn nhắc em nhớ, trong quá trình chiến đấu vì lý tưởng ấy, đừng bao giờ lạc hướng: đừng bao giờ cho rằng mình hơn người khác vì mình đã có những tư tưởng ấy, em hãy truyền bá và để phần còn lại cho họ quyết định. Mọi chủng tộc, quốc gia, và vùng lãnh thổ nên có quyền được tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Em đừng áp đặt tư tưởng của mình lên tất cả.
(Hai ảnh nhắc không thừa. Vì nếu tự cho rằng tư tưởng và nhận thức mình tiến bộ, muốn thế giới cũng thay đổi đúng theo ý của mình thì nó lại bắt đầu gần với lối tư tưởng "Đồng hóa". Và điều này không phải hiếm, mọi Đế quốc thực dân gần như đều mang tư tưởng này, và họ đến các thuộc địa (với ý định thật là vơ vét của cải, vơ vét sức người, vơ vét tài nguyên về làm giàu cho mẫu quốc) cùng sự đánh tráo khái niệm "Chúng tôi đến đây là để mang sự khai sáng đến cho các bạn." Các nước Phương Tây mang tư tưởng là các nước Á Đông quá lạc hậu để hình thành các khái niệm như là tự do thương mại hay dân chủ,... và còn nhiều thuật ngữ nữa - điều này làm tiền đề cho họ lừa các nước thuộc địa kí kết những bản hợp đồng chỉ một bên có lợi.)
Choi Wooje đã thấm được phần nào lối tư duy phản biện, đa chiều của anh Hwangho. Nói đúng hơn là, những người lớn tuổi trong Tòa Tháp (lão Hermit, anh Sanghyeok và anh Hwangho) đều có một cách suy nghĩ như vậy. Là do họ phải sống qua nhiều thế kỷ, chứng kiến nhiều sự đổi thay của thời cuộc mà trở nên như vậy hả chăng: họ biết và tôn trọng sự đa dạng quan điểm, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ bỏ qua hay dễ dàng thay đổi quan điểm của mình. Hơn nữa, cách họ đối mặt với sự đa dạng về quan điểm ấy cũng khiến họ khác nhau nhiều lắm. Anh Sanghyeok sẽ luôn nghĩ, sao cũng được, chỉ tiếc là họ đã có thể thương yêu nhau hơn một chút, nhưng họ đã không làm vậy. Anh Hwangho thách thức hầu như mọi thứ. Còn lão Hermit đã bỏ cuộc rồi.
Thời điểm Choi Wooje phải trả lời Tòa Tháp cũng sắp đến gần: 2 ngày nữa. Tòa Tháp đã báo điều này cho em từ tận 3 tháng trước để em suy nghĩ nghiêm túc hơn.
"Cứ như bài kiểm tra vấn đáp cuối kỳ của một Trường Đại học danh giá vậy?" - Choi Wooje nghĩ. Và ừ, đúng thật, nếu nghĩ như vậy thì cái người mà Choi Wooje hiếm gặp nhất là lão Hermit sẽ được coi là Hiệu trưởng, còn các anh là giảng viên.
Em đang cố sắp xếp lại toàn bộ mớ hỗn độn trong đầu mình. Em cố ôn lại tất cả để chắc rằng, ngày đưa ra câu trả lời cuối cùng, em sẽ không bỏ quên chi tiết nào quan trọng. Dù sao câu trả lời ấy cũng sẽ ảnh hưởng tới tương lai của nhiều người mà không phải sao?
Choi Wooje cứ nhốt mình trong thư viện, đọc đọc đọc. Cậu giật lở lại những ghi chép và ghi chú của chính mình. Cậu tìm hiểu thêm. Cứ như vậy đến vài ngày, vài tuần, rồi cả tháng, rồi 2 tháng, sắp tròn 3 tháng.
Cậu đã học nhiều đến nỗi sắp loạn trí: càng học, cậu càng không biết gì cả. Khi mọi thứ còn mơ hồ, có ít trường hợp để suy xét, mọi chuyện thật dễ dàng. Nhưng khi càng tìm hiểu, lằn ranh phân cách mọi thứ cứ mờ dần và chuyện này đan xen vào chuyện kia, như những sợi chỉ, sợi len đan thành hình phẩm. Và cậu bắt đầu thắc mắc làm sao con người có thể biết rõ bất cứ điều gì được chứ? Không có cái gì chắc chắn cả?
Có lẽ sự bất hoàn hảo đã hoàn hảo đến mức, sự hoàn hảo không hề tồn tại.
Choi Wooje như mê sảng và đầu óc cậu cứ ong ong lên, như thể cậu sắp quên cả chính mình là ai. Cậu bắt đầu thấu hiểu lời Moon Hyeonjun từng nói :" Thật khó để nhìn vào một vài chữ mà chẳng nhìn thấy cả một giai đoạn lịch sử và câu chuyện đằng sau nó."
Choi Wooje ngủ thiếp đi vì mệt. Đến khi tỉnh lại, cậu đang ở trong rừng, cạnh một con suối.
----
Chẹp chẹp chẹp chẹp chẹp...
Tiếng ướt át của nước bọt và cảm giác ươn ướt trên da thịt. Con gì đó đang liếm Choi Wooje rất nhiệt tình từ cổ đến hết khuôn mặt.
Hơi ấm quen thuộc này...Là anh Hyeonjun!
- Đừng liếm nữa, mặt em nhão ra bây giờ. - đứa nhỏ cau có sau giấc ngủ gục trên bàn và mở mắt ra thấy bản thân đang ở trong rừng.
- Ừhm.
Và hắn vẫn liếm.
Moon Hyeonjun có thói quen liếm Choi Wooje. Như mấy con mèo sẽ liếm lông con của nó liên tục vậy.
Ngày nhỏ, khi Choi Wooje đã cứng cáp hơn, có thể nói chuyện và biết đi, Moon Hyeonjun bắt đầu có thói quen này: liếm láp đứa nhỏ và thỉnh thoảng sẽ cắn yêu nó, như thể đây là một thành viên trong một gia đình toàn là hổ. Choi Wooje có vẻ thích thú, vì những khi ấy, Moon Hyeonjun sẽ biến thành hình dạng hổ to đùng, trông đáng sợ và ngầu lắm. Và em sẽ lại được úp mặt vào bộ lông ấy: có lắm thứ em muốn chơi với nó, từ túm đại lấy một chùm toan muốn bứt, đến thoải mái cảm nhận sự mềm mượt của lông thú. Choi Wooje đã quen với việc nếu xung quanh không có ai, em sẽ được chơi với đuôi và tai của anh khi anh còn ở dạng người, hoặc khi anh dụ em bú sữa bình.
Moon Hyeonjun duy trì thói quen liếm láp thằng nhỏ đến một đoạn khi Choi Wooje bước vào tuổi dậy thì dừng hẳn, và đã không lặp lại nó cho tới khi cậu nhóc đi qua tuổi trưởng thành.
Cho tới gần đây, con hổ lại quay về với thói quen cũ. Choi Wooje biết anh tránh né điều gì khi ấy. Có một khoảng em buồn đến phát khóc vì nghĩ anh ghét em nên không chơi với em nữa. Em cứ khóc mãi đòi các anh phải bắt Moon Hyeonjun chơi lại với em, nhưng ai cũng phì cười. Moon Hyeonjun cũng chỉ xoa đầu rồi thơm má em, bảo rằng anh vẫn thương em mà, không có gì thay đổi đâu nhóc con.
Nhưng em dần cảm thấy biết ơn vì Moon Hyeonjun đã giữ kẽ với em một cách kịp thời: cơ thể em quả thật bắt đầu thay đổi và em cảm thấy ngại ngùng vì điều đó. Rồi em dần biết được mình đang dậy thì khi giọng bắt đầu trầm hơn, và lắm chỗ bỗng có lông.
Em bây giờ trưởng thành rồi, và với tất cả mớ kiến thức em đã học được suốt 22 năm, Choi Wooje cũng hình thành một tính cách riêng từ cái nền uốn nắn của các anh: tinh quái như anh Hwangho, hay cọc như anh Keria, biết đùa như anh Kuma và anh Hyeok...
Và em yêu Moon Hyeonjun.
Choi Wooje có biết ngại, nhưng em biết nói thật lòng mình nhiều hơn là che giấu. Một ngày nào đó, thậm chí có thể là hôm nay, em tỏ tình với con hổ này luôn cũng được.
- Anh đưa em đi đâu đây?
- Xả stress đi. Anh thấy em mệt rồi. Hôm nay đi chơi với anh, nhé?
----
Ngày nhỏ Moon Hyeonjun vẫn thường dắt em vào rừng sau những buổi học: vì em thích ngắm cảnh để xoa diệu tâm hồn cũng như trí óc hỗn loạn của mình.
Choi Wooje cũng thích những bài học của Moon Hyeonjun: có lẽ em chưa từng nghĩ, con chữ có thể đong đầy đến vậy.
Chính Moon Hyeonjun là người đã cho em biết, trải nghiệm và tri thức là những điều thổi hồn vào và lấp đầy từng con chữ. Đến một ngày, một chữ "đau" cũng có thể làm con người ta chua xót mà bật khóc.
Choi Wooje từng nghĩ ngôn ngữ là để học thuộc, cho tới khi Moon Hyeonjun chỉ ra nó sống động nhiều hơn như thế: và vốn chẳng có sự tồn tại duy nhất nào cho nét nghĩa tương đương của một từ trong ngôn ngữ này khi dịch ra một ngôn ngữ khác. Và quá trình dịch, là quá trình không ngừng phản bội một điều để trung thành với một điều khác mà bản thân xem trọng hơn.
- Em nghĩ xem dịch giả thường bị lôi đầu ra chửi vì "thiếu trung thành". Nhưng thử hỏi, trung thành với ai, hay với điều gì: tác giả, người nghe, hay bản thân văn bản, hay nét nghĩa của văn bản, hay ý định của văn bản, hay phong cách của văn bản?....
"Concept" thường được dịch là "khái niệm", nhưng điều đó chưa đủ nói lên hết ý nghĩa của từ này. Gốc cept- từ tiếng Latin, nghĩa là "nhìn nhận", hay "cách hiểu". Con- nghĩa là "với" hay "tổng hợp lại". "Concept" vốn là muốn nói đến cách hiểu về một khái niệm dựa trên việc tổng hợp nhiều cách nhìn nhận về nó.
Thời gian là một concept. Ngôn ngữ là một concept. Thái độ là một concept. Thế nên khi con người viết các báo cáo khoa học, bao giờ họ cũng tổng hợp rất nhiều cách nhìn nhận từ nhiều nguồn khác nhau cho tới khi tổng hợp lại và rút ra định nghĩa khái niệm của mình.
Moon Hyeonjun từng kể cho Choi Wooje lắm chuyện về việc một từ có thể có cả một câu chuyện đằng sau như thế nào.
Luddite (n): chỉ những người lạc hậu, không nắm bắt kịp công nghệ. Nhưng vốn nó bắt nguồn từ tên của những toán nhóm công nhân ngành dệt ở Anh vào đầu thế kỷ 19, tự xưng là Luddites (được tin là bắt nguồn từ tên của một người đàn ông tên Ned Luđ, tồn tại trong truyền thuyết ở thế kỷ 18, trong cơn tức giận đã nghiền nát 2 bộ máy móc đồ sộ). Những người theo Luddites đã đập phá các loại máy móc để chống lại quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa ở những xưởng dệt Anh đương thời: vì họ sẽ trở nên thất nghiệp. Cách mạng Công nghiệp ở Anh chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và đẩy người nghèo gần hơn tới rìa xã hội.
- Nè em đang nghĩ ngợi điều gì vậy Wooje? - Moon Hyeonjun hỏi khi cả hai đang đi dạo dọc con suối.
- Anh kể em nghe lại chuyện, nguồn gốc của chữ "trêu ngươi", "chòng ghẹo" trong tiếng Anh, "tantalize" được không?
- Hả? Anh dẫn nhóc vào rừng để thư giãn mà, đâu phải để học?
- Cứ kể đi, một từ thôi! Đi mà, Hyeonjunieee!
- Ờ thì...
"Tantalize" bắt nguồn từ tên một vị vua trong thần thoại Hy Lạp, Tantalus. Tantalus từng được xem là ngoại lệ của những vị thần, được nghe họ kể cả những bí mật của thần linh cũng như được mời tới các buổi yến tiệc trên đỉnh Olympus.
Song, từ là ngoại lệ của thần, chính sự ngạo mạn của Tantalus đã đẩy ông tới thảm kịch chịu ách thống khổ vĩnh hằng như một hình phạt. Cụ thể về sự ngạo mạn của Tantalus bao gồm:
1. Đem bí mật của thần linh kể cho người phàm
2. Trộm cắp phấn ong và mật hoa xuống cho nhân loại (được coi là mỹ vị chỉ dành riêng cho những vị thần và các loài bất tử. Con người khả tử, thế nên không thể được nếm những món này, trừ khi được phép)
3. Giết cả con mình để dâng lên các vị thần như một thử thách về sự thông suốt của các đấng tối cao
Tức giận trước hành vi của Tantalus, Zeus đã kết án hắn với hình phạt đày vào Tartarus (thấp hơn bầu trời, mặt đất, đại dương, và cả địa ngục. Tartarus là chốn tận cùng của ngục tối trong thần thoại Hy Lạp, nơi mà Zeus và 5 người anh chị em đã phong ấn toàn bộ các quái vật cổ xưa tàn bạo nhất, đến các Titans từng thống lĩnh đỉnh Olympus,...)
Hình phạt của Tantalus chính là nguồn gốc của nét nghĩa "trêu ngươi", "thứ muốn trước mắt, có cố cũng không nắm được", "mãi mãi ngoài tầm", "có thể càng ngày càng gần hơn, nhưng chắc chắn không bao giờ chạm tới",...
Hình phạt diễn ra ở Tartarus mà Tantalus gánh chịu chính là: Dù có đói đến đâu, quả táo vẫn nằm ngay ngoài tầm với, dù khát đến chừng nào mực nước mãi mãi ngay dưới cằm. Cố với tay đến mấy, quả táo vẫn luôn luôn nằm ở ngưỡng vừa ngay ngoài tầm với. Mức nước dù Tantalus có nhón lên hay hạ người xuống, vẫn luôn nằm ngay dưới cằm.
Khao khát đến tận cùng của thế gian vì Tantalus bị nguyền phải bất tử để mãi mãi chịu đựng hình phạt đó.
- Là vậy đấy. Sao em lại hỏi?
- Vì em cảm thấy, bản thân mình bây giờ giống như Tantalus vậy. Em cứ nghĩ mình sắp tiến tới được câu trả lời cho Tòa tháp rồi, nhưng cứ gần tới, nó lại đi xa ra khỏi em. Em cứ cảm giác, có cố gắng bao nhiêu vẫn là không đủ. - Choi Wooje có vẻ mệt mỏi.
- Nếu mà đem kể cho anh Sanghyeok nghe, ảnh sẽ bảo em giống như Gatsby, vươn tay ra tới đâu cũng chẳng thể nắm được ánh sáng xanh ở phía sân nhà của Daisy. Có phải trông em bây giờ, vừa nice, vừa không nice đúng chứ? Anh Hyeonjun?
( Choi Wooje đang chơi chữ.
Ý là vừa "ngu ngốc" vừa không "tốt".
Nguyên nhân là vì, chữ "tốt bụng" trong Tiếng Anh (nice) thật sự bắt nguồn từ "sự ngu dốt". Cụ thể là từ chữ 'nice' trong tiếng Pháp cổ, nghĩa là "khờ khạo", "kém thông minh", "ngu ngốc".
Đồng thời nó cũng bắt nguồn từ chữ nescius trong tiếng Latin. Trong đó ne- mang nghĩa phủ định. Scius- (giống science), mang nghĩa là "biết". Nescius nghĩa là "không biết".
Theo thời gian nó thành chữ 'nice' - tốt, tốt bụng ... như bây giờ ).
....
- Vậy em trả lời Tòa tháp là "Mande mwen yon ti kou ankò ma di ou" đi.
- Nghĩa là gì?
- Tiếng Kreyòl, nghĩa là "Hỏi tôi thêm một xíu nữa đi, có khi tôi sẽ trả lời được đấy?". Họ nói vậy khi không biết câu trả lời.
- Này, đừng giỡn nữa.
- Anh nói thật đấy. Nếu em không biết. Thì cứ nhận là em không biết. Đừng cố. Tất cả chúng ta đều vậy mà? Ngoài những điều ta biết ra thì, ta không biết gì nữa hết!
Mưa. Trời đổ mưa. Lắc rắc rồi nặng hạt dần. Moon Hyeonjun với Choi Wooje đang dạo bước cũng vội tìm chỗ trú, cả người dần ướt theo tiếng rì rào ngày càng rõ.
Họ chạy vội đến một cái hang gần đấy. Dù sao khu rừng này cũng là địa bàn của Moon Hyeonjun, tìm ra một cái hang cũng không phải chuyện khó gì.
(Thật ra Moon Hyeonjun xài phép thuật. Cậu sử dụng cặp path - 道 (ĐẠO - ドウ - 도). Nguồn gốc có thể truy xuất gần nhất của 'path' là từ Tiếng Anh cũ paþ hoặc pæþ (nghĩa là đoạn, lối mòn sinh ra do dấu chân của con người hoặc động vật lê bước tạo thành). Tương tự chữ 道 cũng có cứ liệu tương tự: nhà văn Lỗ Tấn từng viết "Thế gian vốn làm gì có đường, con người đi mãi thì thành đường thôi."
Ngoài ra chữ "Đạo" trong văn hóa phương Đông, bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, còn mang nhiều nét nghĩa có tính chất triết lý hơn việc chỉ đơn thuần nói về con đường: đạo đức, đạo làm người, đạo làm con, đạo để chỉ niềm tin tôn giáo,... Thế nên cặp từ path - 道 đã vạch ra trên đường những dấu dấu chân, chỉ cho Moon Hyeonjun đích đến mà cậu cần. Hiệu quả có thể tùy thuộc vào đích đến cậu tìm, nhưng lần này, đích đến cậu cần là một hang động có thể trú mưa nên tỉ lệ thành công rất cao.
Moon Hyeonjun từng lén thử xài cặp từ này để xem Choi Wooje thương ai. Nhưng hiệu quả không cao: những dấu chân đi khắp Tòa Tháp. Vì những từ như "thương" và "yêu" vốn mơ hồ về nghĩa như vậy, nên nó kiềm hãm độ chính xác của phép thuật. Thế nên Moon Hyeonjun đã đổi thành tìm kiếm Choi Wooje muốn quan hệ tình dục, hay muốn giao phối với ai và mọi dấu chân đều chỉ về anh - Moon Hyeonjun. Thế nên Moon Hyeonjun đã tự cho mình một cái cớ để sống vô sỉ với đứa em: Ôm ấp và lôi em ra liếm.
Anh yêu Choi Wooje. Phép thuật không biết, nhưng anh biết điều đó rất rõ. Và phép thuật chắc cũng biết, Moon Hyeonjun cũng muốn làm tình với Choi Wooje.)
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro